CHUYỆN CÔ GIÁO NĂM XƯA - Chuyện kể cho các gia đình - Sách 15

Thứ tư - 26/10/2022 22:08
CHUYỆN CÔ GIÁO NĂM XƯA - Chuyện kể cho các gia đình - Sách 15
CHUYỆN CÔ GIÁO NĂM XƯA - Chuyện kể cho các gia đình - Sách 15
Lm. Phêrô NguyễnVăn Mễn
(sưu tầm)


CHUYỆN CÔ GIÁO NĂM XƯA

Nguồn:
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/


---------------------------------

*** Đọc các bài của Lm. Mễn:
1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71;

2. Vào Internet: Google, Youtube, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, hoặc linh mục Mễn

3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com

5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165

**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)

**** Lạy  Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.

----------------------------
Mục Lục

Bài 1: SỰ CHÚA ĐÁP TRẢ THẬT BẤT NGỜ.. 2
Bài 2: SỐNG LÀ CHỌN LỰA.. 4
Bài 3: HÃY MẶC LẤY TÂM TÌNH CỦA CHÚA KITÔ.. 7
Bài 4: XÃ HƠI TÂM HỒN.. 8
Bài 5: CHÚA CHẲNG BỎ RƠI NHỮNG AI KIẾM TÌM NGÀI 12
Bài 6: CHIẾC KHĂN MÙI XOA DIỆU KỲ.. 14
Bài 7: NỖI NHỚ MẤT MẸ.. 15
Bài 8: CHÚA LÀ MỤC TỬ AN TOÀN.. 18
Bài 9: CHUYỆN CHUỒNG CHIÊN KHÔNG  CÓ CỬA.. 19
Bài 10: CHUYỆN LẦN CHUỖI RÙA.. 21
Bài 11: CHUYỆN NGƯỜI VỢ VÀO THIÊN ĐÀNG THAY CHÔNG.. 27
Bài 12: LƯƠNG TÂM CẦN ĐƯỢC RÈN LUYỆN.. 30
Bài 13: ĐÔI NÉT THÚ VỊ VỀ KINH THÁNH.. 32
Bài 14: CHUYỆN MẤT Ô-DÙ.. 34
Bài 15: CHUYỆN CÔ GIÁO NĂM XƯA.. 37
Bài 16: BÀN CHÂN NĂM NGÓN.. 40
Bài 17: ÔNG BIÊN QUẢNG ĐẠI 41
Bài 18: PHƯƠNG CÁCH GIÚP TA GƯỢNG DẬY VÀ ĐỨNG LÊN SAU THẤT BẠI 43
Bài 19: CHUYỆN THẦY TU XIN THẾ CHỖ CHÚA TRÊN THÁNH GIÁ.. 46
Bài 20: NÀY LÀ CON TA YÊU DẤU.. 51

----------------------------

 

Bài 1: SỰ CHÚA ĐÁP TRẢ THẬT BẤT NGỜ

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 422

Bạn thân mến,

Một tờ báo Công giáo địa phương ở Chicago có đăng trong chương trình "sống đạo" một mẩu chuyện như sau:

Có một đôi vợ chồng đã chung sống với nhau được ba mặt con. Người chồng cũng là người Công giáo, nhưng chủ trương trong đời chỉ cần 3 lần đến nhà thờ: "Rửa tội, lễ cưới và sau khi chết".

Ngược lại, người vợ lại là một tín đồ rất ngoan đạo, đêm ngày bà luôn cầu nguyện cho chồng. Nhưng những lời cầu nguyện của bà đã hầu như vô vọng, nhất là khi người chồng đổi công việc làm ăn ở xa, ở tận tiểu bang Texas, miền Nam Hoa Kỳ.

Suốt ba tháng trời, bà và các con chẳng hề nghe được tin tức gì của chồng. Nếu có chăng đi nữa thì cũng chỉ là những tin buồn, do bạn bè và những người thân quen kể lại.

Họ nói rằng: Chồng của bà, kể như đã hư đốn hoàn toàn. Ông ta đã sa vào cảnh cờ bạc, rượu chè, chẳng còn nhớ đến ai nữa.

Mấy tin tức như thế đã làm cho bà thêm lo lắng và xao xuyến. Tuy nhiên, không vì thế mà bà quên cầu nguyện.

Bỗng một đêm kia, khi gia đình đã hoàn toàn chìm vào trong giấc ngủ, thì bà nhận được một cú điện thoại từ xa gọi về. Bên kia đầu dây chính là giọng nói thổn thức của người chồng, từ Texas gọi về cho bà. Ông ta đã nói với bà như sau:

"Em yêu dấu! Ðây là lần đầu tiên trong cuộc đời anh đã thành tâm quì gối cầu nguyện. Anh đã quì gối không phải trong nhà thờ hoặc một nơi thánh nào đó. Nhưng anh đã quì gối ngay tại chốn ăn chơi. Và các bạn anh cười nhạo anh, tưởng là anh đã hóa khùng.

Mà có thể là đúng như vậy, bởi anh đang khùng, mà khùng vì Ðức Kitô, vì anh đã được ơn ăn năn trở về với Chúa rồi".

Bạn thân mến,

Trong lúc tưởng chừng, sự việc không còn có cách gì có thể cứu vãn được nữa, thì với lòng tin và những lời cầu nguyện bền bỉ của người đàn bà, Thiên Chúa đáp lời, một lời đáp trả của Chúa thật quá bất ngờ, mà dưới con mắt người đời chẳng ai có thể hiểu nỗi:

"Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu mà đến và sẽ đi đâu" (Gioan 3,8).

Những câu hỏi: Nơi nào, khi nào, và thế nào, đã được con người đặt ra cho Thiên Chúa, chắc chắn là những câu hỏi chẳng bao giờ con người được thỏa mãn, vì những sự việc ở dưới đất, mà họ còn chưa hiểu hết, thì làm sao họ có thể hiểu được những việc trên trời.

Tuy nhiên, dù cho đang lần mò trong tăm tối của hiểu biết như thế, con người vẫn không bị thất vọng, vẫn không sợ bị lạc lối, bởi vì Thiên Chúa đã luôn luôn dọn sẵn cho họ một lối đi, để dẫn họ tới cuộc sống vĩnh cửu.

Ðường lối ấy, là do chính Con Một Thiên Chúa, đã từ trời cao sinh xuống trần gian này, để vạch ra lối đi về trời cho tất cả mọi người. Hết thảy mọi người đều được kêu mời để đi đến.

Như ngày xưa, ông Môisen đã treo con rắn đồng trên sa mạc, để cho dân Do Thái được chữa lành, thì hôm nay Con Một Thiên Chúa cũng được treo trên cao, để mọi người được ơn cứu độ.

Ngài được treo trên cao, là để cho hết mọi người được nhìn thấy. Ngài đã mở lối cho tất cả mọi người bước vào, nhưng kết cuộc, không phải là tất cả mọi người đều có thể đạt tới đích.

Ông Nicôđêmô, một nhân vật thông thái của Hội Đường Do Thái, đang đứng trước ngưỡng cửa dẫn vào lối sống đó, thế mà ông vẫn chưa tìm được lối để đi vào, chỉ vì ông còn thiếu một điều kiện căn bản, đó là "niềm tin".

Thiếu "niềm tin", thì mọi hiểu biết đều dẫn đến sai lạc. Bởi vì, mọi vận hành trong vũ trụ này, đều không riêng lẻ độc lập, nhưng lại liên hệ với Ðấng đã tạo thành ra nó.

Niềm tin là chiếc cầu, cho phép con người bước đi từ cõi đất trần gian, lên tới cõi trời, hạnh phúc vĩnh cửu.

Niềm tin là ngọn đèn, soi tỏ ý nghĩa của mọi sự vật và mọi biến cố xảy đến. Mọi sự vật và mọi biến cố xảy đến, không đơn thuần chỉ là những gì con người nhìn thấy, mà còn có những ý nghĩa tàng ẩn đàng sau, mà chỉ có nhờ niềm tin vén mở cho, thì con người mới có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chúng.

Lạy Chúa, xin cho con biết khiêm tốn nhận ra những thiếu sót, những giới hạn trong vốn hiểu biết của con, mà bấy lâu nay giống như Nicôđêmô, con vẫn hằng tự mãn và bằng lòng.

Xin cho con biết rằng: Chỉ có niềm tin, con mới có thể có được những hiểu biết trọn vẹn và hiểu đúng ý nghĩa của cuộc đời con. Xin Chúa ban thêm đức tin cho con, để con luôn biết sống xứng đáng là con Chúa, như Chúa mong muốn. Amen.

-------------------

 

Bài 2: SỐNG LÀ CHỌN LỰA

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 423

Bạn thân mến,

Cách đây 2.400 năm, triết gia Hy Lạp là Socrate, đã bị mang ra toà và bị kết án phải uống thuốc độc, vì hai tội:

- Tội làm sa đoạ giới trẻ, bằng những triết thuyết viển vông
- Tội tuyên truyền, phổ biến các thần minh mới.

Bồi thẩm đoàn xét xử Socrate gồm 501 người được tuyển lựa trong số 6.000 công dân thành Athène. Đây là vụ án nổi tiếng nhất của thế kỷ thứ 4.

Còn vụ án nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 hẳn phải là vụ án của Hosê Simon, một cầu thủ bầu dục, và đã trở thành tài tử, kiêm phóng viên truyền hình về thể thao tại Hoa Kỳ.

Simson là một người da đen bị cáo buộc đã giết vợ và bạn trai của cô ta.

Đã có quá nhiều chứng cớ hiển nhiên, nhưng sau nhiều tháng xét xử, toà vẫn chưa đưa ra được một phán quyết nào.

Nhiều người cho rằng: Với một bồi thẩm đoàn, gồm đa số là người da đen và nhất là với những luật sư nổi tiếng mà Simson đã bỏ tiền ra thuê, thì anh ta có thể được trắng án.

Và quả thực, tin giờ chót vừa cho hay, toà tuyên bố Simson vô tội và anh ta được tha bổng.

*****

Nhà hiền triết bị kết án. Kẻ sát nhân được tha bổng. Bao nhiêu người vô tội bị đầy ải trong các nhà tù.

Công lý của con người xưa nay vốn bất toàn là thế đó. Chính vì vậy ở thời đại nào, nỗi khao khát công lý trong lòng con người, vẫn không bao giờ được toả mãn.

Người Do Thái thời Chúa Giêsu, cũng khao khát công lý: Đấng Cứu Thế, mà họ mong đợi sẽ là một quan toà khôn ngoan, có khả năng xóa bỏ mọi bất công, trừng trị kẻ gian ác và tái lập lại công lý.

Các tín hữu tiên khởi, xuất phát từ Do thái giáo, cũng tiếp tục nuôi dưỡng một niềm mong đợi đó.

Nhưng, một cuộc xét xử như thế đã không diễn ra khi Chúa Giêsu đến.

Thay cho một quan toà nghiêm khắc, người ta chỉ thấy nơi Chúa Giêsu một vị mục tử tốt lành.

Thay cho những phán quyết thẳng thừng, người ta chỉ nghe được những lời tha thứ dịu ngọt.

Quả thật, như Chúa Giêsu đã giải thích cho ông Nicôđêmô:

“Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ” (Gioan 3,17).

Chúa Giêsu không xét xử và luận phạt con người.

Mà chính con người, mới tự xét xử mình, bằng cách chọn lựa hay khước từ Chúa Giêsu.

Mỗi hành động xấu, tự nó đã là một bản án cho con người.

Sự phán xét do đó, không phải là một biến cố bên ngoài con người, mà chính là thái độ đáp trả của con người, với lời mời gọi của Chúa Giêsu:

Nếu tôi bước đi trong ánh sáng của Chúa Giêsu, thì tôi được bình an thư thái.

Trái lại, nếu khi tôi chọn lựa bóng tối của ích kỷ, thì tôi đã tự ký bản án, tự đày đoạ chính mình rồi.

Thiên đàng, hoả ngục, ngày chung thẩm, vốn được thêu dệt bởi biết bao hình ảnh thần thoại. Đó là những thực tại, vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta.

Tuy nhiên, có điều chắc chắn, là Thiên đàng, hoả ngục, ngày chung thẩm, đều gắn liền với những lựa chọn trong cuộc sống tại thế này.

Con người có thể hưởng nếm vị Thiên đàng, ngay từ cuộc sống này, khi họ bước đi trong ánh sáng chân lý của Chúa Giêsu.

Cũng ngay trong chính cuộc sống này, mà mỗi khước từ đối với Ngài, đã là một thứ hoả ngục, mà con người đã tự giam mình vào, và ngày chung thẩm cũng đã diễn ra cho con người, qua từng chọn lựa của mình hằng ngày.

“Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi ban Con Một Ngài. Ngài sai Con Một Ngài đến thế gian không phải để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ” (Gioan 3,17)..

Lạy Chúa, xin giúp con luôn xác tín điều này, để từng lời nói, từng cử chỉ, từng lựa chọn của con trong cuộc sống hôm nay, luôn là những lựa chọn phù hợp với Thánh Ý Chúa. Để sau những ngày sống ở trần gian này, con sẽ được về bên Chúa, hưởng hạnh phúc đời đời. Amen.

----------------------------

 

Bài 3: HÃY MẶC LẤY TÂM TÌNH CỦA CHÚA KITÔ

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 424

Bạn thân mến,

Tạp chí Time số tháng 4/1995 có ghi lại một chứng từ rất cảm động của một cựu tù nhân Mỹ tại Việt Nam, đó là ông Avares.

Ông Avares là một phi công Hải quân. Ông đã bị bắn hạ trong một phi vụ dọc theo duyên hải Bắc Việt ngày 5/8/1964. Ông đã bị bắt và bị giam giữ tại nhà tù Hoả Lò, trong vòng 8 năm rưỡi.

Năm 1993, một nhà sản xuất phim mời ông và một nhóm cựu tù binh Mỹ trở lại Việt Nam để thực hiện một cuốn phim tài liệu.

Avares đã trở lại căn phòng, chính nơi ông bị giam. Điều duy nhất ông muốn nhìn lại, là hình Thánh giá trên bức tường đàng sau phòng giam, mà ông đã nhìn lên đó để cầu nguyện.

Lời cầu nguyện này đã nâng đỡ ông trong những tháng ngày dài thiếu thốn và cô đơn.

Ngày nay bức tường này đã được tô vôi, nên cây Thánh giá đã bị một lớp sơn chồng lên. Và ông cho biết là có một cái gì đó đã được chôn chặt trong ông, đó không phải là hối hận hay căm thù, mà là tâm tình tri ân Thiên Chúa đã cho ông về với gia đình và đã ban cho ông ơn biết tha thứ và quên đi.

Chứng từ của Avares cho thấy:

Khi con người biết nhìn lên cao, con người sẽ cảm nhận được ơn Chúa trong cuộc sống của mình.

*****

Đó có lẽ là ý tưởng, mà thánh Gioan, trong Tin Mừng Ga 3, 31-36 đã gợi lên cho chúng ta:

Thánh Gioan ghi lại hai cái nhìn về Chúa Giêsu, một của Nicôđêmô và một của Gioan Tẩy giả:

- Nicôđêmô nhìn vào Chúa Giêsu, với những hiểu biết rất uyên bác, nhưng lại hoàn toàn phàm tục. Ông lượng giá về Chúa Giêsu theo thước đo thông thường của loài người, đó là cái nhìn từ dưới đất.

- Trong khi đó, Gioan Tẩy giả mời gọi các môn đệ của ông vượt qua cái nhìn từ dưới đất, để có cái nhìn từ trên cao.

Và thánh Phaolô đã nói: “Anh em hãy mặc lấy tâm tình của Chúa Kitô”.

Với tâm tình của Chúa Kitô, nghĩa là với cái nhìn của tin yêu và hy vọng. Người ta có thể đứng vững trong mọi nghịch cảnh và thử thách.

Với tâm tình của Chúa Kitô, người ta sẽ cảm nhận được ơn Chúa ngay chính những lúc như bị bỏ rơi và đánh mất tất cả.

Với tâm tình của Chúa Kitô, người ta sẽ cảm nhận được tình thương và tha thứ, ngay giữa những nơi chỉ bị bao phủ bởi những hận thù và chết chóc.

Lạy Chúa, trong mọi tình huống đau thương và thử thách của cuộc sống, xin giúp con luôn có được tâm tình của Chúa, để con có thế đứng vững, trong tình yêu thương và tha thứ, luôn tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa.

Lạy Chúa xin giúp con. Amen.

-------------------

 

Bài 4: XÃ HƠI TÂM HỒN

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 425

Bạn thân mến,

Có một chiếc xe tải chở hàng. Tài xế không để ý, nên bị kẹt dưới gầm cầu. Xe chạy tới không được, mà lùi lại cũng không xong.

Rất nhiều người đứng chung quanh bàn tán xôn xao, mỗi người một ý: Người thì bảo đường cho thấp xuống, người khác lại tính cắt bớt mui xe… nhưng cách nào cũng không ổn.

Kỹ sư, cảnh sát và chủ hãng xe cũng đều đến, bóp trán, suy nghĩ.

Đang khi tình trạng ùn tắc giao thông kẹt xe, càng lúc một căng thẳng: Xe nối đuôi nhau như rồng rắn vậy, thì có một cậu bé chen vào hiện trường, lớn tiếng nói với tài xế:

“Bác tài ơi, cháu chỉ cho bác một cách: Bác xì bớt hơi mấy bánh xe đi, xe sẽ thấp xuống và xe có thể qua được”.

Đám đông cười ồ lên.

Còn những chuyên viên thì tỏ vẻ khó chịu: Trẻ con, mà lại dám dạy người lớn.

Thế nhưng bác tài, trong lúc bế tắc đành thử vậy. Và kết quả là tốt đẹp.

Xì hơi, để cho xe thấp xuống, là cách đơn giản, nhưng trong lúc bối rối, không ai nghĩ ra. Còn em bé lại nghĩ đến.

Em bé nghĩ ra được cách này, là vì tâm hồn của em đơn sơ, trong trắng, không băn khoăn về chuyện hư xe, không lo lắng về chuyện bị cảnh sát phạt, không hề bồn chồn vì chuyện làm ăn thua lỗ lã, cũng không hiếu kỳ, chỉ trỏ, bình luận lung tung ...

*****

Câu truyện trên có lẽ không phải là thật hoàn toàn, nhưng ít ra cũng giúp cho ta có đôi chút suy nghĩ về cuộc đời, về chính bản thân mình.

Một khi cuộc sống của ta bị chi phối và bị ảnh hưởng quá nhiều do ngoại cảnh, thì chắc chắn cuộc sống nội tâm của ta cũng sẽ mất đi sự quân bình, và tâm hồn của ta cũng sẽ bị ảnh hưởng, bị trì trệ và bị xáo trộn không phải là ít.

Muốn đời ta được đơn sơ, dù cuộc đời quá phức tạp.
Muốn đời ta nhẹ nhàng, dù cuộc đời đang quá nặng trĩu trên đôi vai.
Muốn đời ta được thanh thản, dù cuộc đời đang bị rối ren.
Muốn đời ta được hạnh phúc, dù cuộc đời ta đang bất hạnh…
Muốn có được sự thư thái cho đời mình, thì ta hãy xì hơi, hãy xả bớt những lo âu, nhưng căng thẳng. Kẻo như quả bóng quá căng thì có thể nổ tung bất cứ lúc nào, có khi chỉ do một vài va chạm nho nhỏ.

- Hãy cố gắng xã bớt hơi đang no căng vì những sự đời, để thấy đời nhẹ nhàng, dịu ngọt.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì kiêu ngạo, để gặp gỡ lòng khiêm nhường.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì tham lam, để cuộc đời được nhẹ nhàng thanh thoát.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì tích trữ, để cuộc đời bớt hành trang thế tục, cồng kềnh.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì ghen ghét, để thấy được mọi người thật dễ thương.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì tư lợi, để thấy được nhu cầu của tha nhân.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì phe cánh, để thấy được mình chẳng là gì để bị chi phối.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì tính hay chống đối, để mọi người được an vui mà hưởng hoà bình.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì hưởng thụ, để thấy mình còn có ý nghĩa cho đời.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì bất mãn, để thấy được cuộc đời thật đáng yêu.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì hận thù, để thấy được sự thứ tha sẽ trở nên ngọt ngào biết chừng nào.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì thắng thua, để thấy được tinh thần cộng đồng, hợp tác, sống với anh em.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng của oán hờn, để thấy được sức mạnh của nhân từ.

- Hãy cố gắng xì bớt hơi đang no căng vì nóng giận, để thấy được sự khôn ngoan sáng suốt, và sự bình an trong tâm hồn.

*****

Nhìn vào thực trạng các gia đình hôm nay:

- Trước khi đi tới hôn nhân, thì hôn nhân thật là lý tưởng: Họ yêu thương nhau nhiều lắm. Họ sẵn sàng dâng hiến, tha thứ, quên mình, từ bỏ vì người mình yêu.

Nhưng khi đã thành vợ chồng thì cái thứ hơi của cá nhân, ích kỷ, cá tính lại phồng to lên khiến cho gia đình luôn căng thẳng, hôn nhân mất hết ý nghĩa ….

Ta nên nhớ: Giận nhiều thì sẽ khổ nhiều:

- Khổ vì mình không đạt được như ý.

- Mà người khác cũng lại phải chịu khổ, vì sự nóng giận của mình gây ra.

Vậy giận làm chi cho mệt.
Buồn làm chi cho đời u ám.

Và tất nhiên, những thứ khác cũng sẽ giống y như vậy.

Cứ vui lên đi để cho đời thêm vui.

Ta hãy xì hết mọi thứ hơi của “ thế gian”, để thấy mặt trời luôn tươi sáng, hơi ấm được toả ra, tương lai đầy hy vọng, cuộc sống đầy tin tưởng, và luôn thẳng tiến về phía trước trong can đảm. Cuối cùng là sẽ đạt tới Nước Trời.

Hãy cố gắng bước qua đời này, để gặp gỡ, để bắt tay với đời sau, trong tình yêu và trong vinh quang của Thiên Chúa Tình yêu.

Hãy cố gắng biểu lộ sự hoàn thiện là người con của Cha trên Trời, để biết sống trung thành, công minh, chính trực, bao dung, tha thứ, nhẫn nại, chờ đợi…

Khi chiếc xe tải chở thân xác này mà bị kẹt, thì tâm hồn của ta cũng sẽ bị kẹt luôn.

Kẹt giữa đường giữa phố, kẹt giữa xã hội, kẹt vì một vài trục trặc trong cuộc sống, kẹt vì những thất bại làm ta nản lòng buông xuôi, kẹt vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì thử thách trăm bề….

Trong mọi trường hợp, ta đừng sợ, hãy can đảm vươn lên, hãy tin tưởng, hãy cậy trông, hãy phó thác vào Chúa. Chúa sẽ là chỗ dựa cho cuộc đời ta. Chúa sẽ là nguồn trợ lực cho tâm hồn ta.

Nhưng phải đặc biệt quan tâm: Cái kẹt cái đáng sợ nhất, đó là…. kẹt trong cái chết mất linh hồn.

Lạy Chúa, xin giúp con biết xã hơi tâm hồn, để hồn con luôn được thanh thản mà vươn lên tới Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.
-------------------

 

Bài 5: CHÚA CHẲNG BỎ RƠI NHỮNG AI KIẾM TÌM NGÀI

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 426

Bạn thân mến,

Vua Louis XIV, vị vua được gọi là Vua Mặt Trời (Le Roi Soleil) và cũng được biết với danh hiệu Louis Đại đế (Louis le Grand hay Le Grand Monarque). Triều đại của ông kéo dài 72 năm, dài nhất trong lịch sử nước Pháp. Vua Louis thường có thói quen dâng thánh lễ tại nhà thờ Versailles. Dân chúng cũng đến đó tham dự thánh lễ rất đông.

Một Chúa Nhật kia, vua cũng đi dâng thánh lễ, nhưng hôm nay rất lạ, là vì có rất ít người tham dự. Nhà vua ngạc nhiên và hỏi Đức Giám mục chủ tế thánh lễ hôm đó, lý do tại sao mà giáo dân hôm nay tham dự thánh lễ ít thế.

Đức Giám mục trả lời là vì có quan chức trong triều đình đã tung ra tin: Hôm nay nhà vua không thể đến dự thánh lễ được.

Bây giờ thì nhà vua mới hiểu ra, là ngày Chúa Nhật người ta đến nhà thờ không hẳn là để gặp Chúa, mà còn mong được gặp vua, được ngắm vua…

*****

Dân chúng Do Thái, sau khi được Chúa dưỡng nuôi bằng phép lạ bánh hóa nhiều (Ga 6, 22-29), họ đi tìm để gặp Chúa, để tôn vinh Ngài lên làm vua.

Tôn vinh Ngài không phải vì tin, nhưng là vì được nuôi dưỡng, được no bụng. Nghĩa là động cơ thúc đẩy họ đi tìm Chúa vẫn là mùi vị của bánh trần gian: họ đã không nhìn thấy trong ân huệ bánh dư thừa, là dấu chỉ của một thứ lương thực khác phải tìm kiếm, thứ lương thực trường tồn ban phúc trường sinh, mà Con Người sẽ ban cho” (X.Léon Dufour “Lecture de l'evangile de Gioan”).

Cho nên mục đích của việc dân chúng đi tìm Đức Kitô, là họ mong tìm cho được thứ lương thực vật chất, có ăn mãi… mà không cần phải vất vả làm lụng, vất vả mệt nhọc.

Chúa Giêsu đã nhìn thấy rõ mục đích việc họ tìm đến Ngài, nên Ngài đã đưa ra ánh sáng những tâm tư mờ ảo đầy bụi trần của họ:

“Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (Ga 6,26).

Qua lời mời gọi dân Do Thái, Đức Kitô mời gọi tất cả nhân loại hãy tìm đến Ngài và tin vào Ngài, tức là tin vào Đấng Thiên Chúa Cha sai đến. Chính việc tìm kiếm này sẽ đem lại cho con người sự sống đời đời.

Tìm đến bên Ngài, tin vào Ngài, Chúa không bảo người tin biếng nhác làm việc, ngồi chờ sung rụng, hay chỉ trông chờ phép lạ... Ngài mời gọi những người tin phải ra công làm việc không ngừng, làm việc hết sức mình, để có thể tìm kiếm sự bền vững trong đời:

“Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27).

Thật thế, khi tìm Chúa và tin theo Lời Ngài là bước đi tìm nước Trời, không chỉ được hạnh phúc vĩnh cửu đời sau, mà còn được lòng yêu thương chăm sóc của Thiên Chúa cưu mang, ngay ở đời này như Ngài đã nói:

“Các ngươi hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời, rồi mọi sự đó sẽ được cho thêm” (Lc 12,31).

Tìm Chúa, theo Chúa và tin vào Ngài, theo như thánh Phaolô dạy:

“Chúng ta hãy sống theo đức tin chân chính, chứ không theo những tư tưởng sai lạc” (x. Cl 2,6-8), những tư tưởng mang những tâm tư bụi trần với những lo toan của ăn, vật chất hay niềm tin bị điều kiện hoá bởi phép lạ.

Thật thế, Chúa chúng ta không phải là “cái bụng” hay là “máy phép lạ” như dân chúng Do Thái đã tìm kiếm Chúa, bởi Chúa chúng ta “là đường, là sự thật, và là sự sống” (Ga 14,6).

Lạy Chúa, Thánh vịnh 91 đã dạy chúng con: “Người nhận biết Thánh Danh Ta, thì sẽ một niềm tin cậy, vì Chúa chẳng bỏ rơi những ai kiếm tìm Ngài” (Tv 9,11).

Xin giúp con xác tín và làm theo điều xác tín này. Amen.
-------------------------------

 

Bài 6: CHIẾC KHĂN MÙI XOA DIỆU KỲ

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 427

Bạn thân mến,

Có một câu chuyện kể rằng:

Hai người yêu nhau tha thiết, nhưng chàng trai có lệnh phải lên đường đi nhập ngũ trong thời chiến.

Bạn gái rất đau khổ, vì không biết đi như vậy, liệu anh ta có còn sống sót trở về không? Vì thế, nàng khóc lóc thảm thiết!

Tuy nhiên, lệnh đã được ban hành, nên chàng không có cách nào khác, đành phải rời xa nàng để đi thi hành nghĩa vụ.

Trước khi chia tay, chàng tặng nàng một chiếc khăn mùi xoa, với hoa văn thêu rất đẹp.

Nàng trân trọng đón nhận và lưu giữ kỷ vật ấy, như là vật thiêng thánh. Và thỉnh thoảng bỏ ra xem.

Mỗi lần nhìn thấy khăn đó, thì nàng có cảm giác như là chàng đang ở trước mặt mình. Cho nên, nàng thường hay cười hoặc khóc rất tự nhiên, khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc!

*****

Nhưng qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cô gái đã có một niềm tin rất mãnh liệt rằng: chiếc khăn ấy chính là hiện thân của người yêu, người mà mình hết mực thương mến.

Trong Tin Mừng theo thánh Luca (Ga 6, 44-51), Đức Giêsu cũng mời gọi dân chúng tin vào mình. Chỉ khi tin vào Ngài thì những lời Ngài dạy, mọi việc Ngài làm mới thực sự có giá trị đối với họ. Bởi Chúa Giêsu đã nói: “Ai tin thì được sự sống đời đời”

Thật vậy, tin là điều kiện cần phải có để được lãnh nhận hiệu quả siêu nhiên. Nếu không tin, mọi chuyện sẽ trở nên vô bổ vì không có sự tương tác.

Khi mời gọi dân chúng tin vào mình để được sống đời đời, Đức Giêsu đã dần dần khai mở và dẫn họ đến việc xác tín vào Bí tích Thánh Thể, mà Ngài sẽ thiết lập sau này.

Lời xác định “Tôi là bánh trường sinh” (Gioan 6,48), là lời mạc khải rất đặc biệt trong Tin Mừng Gioan. Bởi vì đây là lời quả quyết cụ thể, chính xác, và rất chắc chắn.

Vì thế, ngày nay, nơi Bí tích Thánh Thể, chúng ta cần có một  xác tín mạnh mẽ vào sự hiện diện toàn vẹn của Đức Giêsu nơi hình bánh và hình rượu. Từ đó, chúng ta yêu mến, cung kính và đón nhận, để chúng ta được sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Thịt Chúa thật là của ăn, Máu Chúa thật là của uống cho hồn xác chúng con. Xin cho chúng con và mọi người biết siêng năng tôn thờ sự hiện diện của Chúa nơi Bí tích cao trọng này, và biết siêng năng đến lãnh nhận, như một bảo chứng cho sự sống đời đời mai ngày của chúng con trên Thiên Quốc. Amen.

-------------------

 

Bài 7: NỖI NHỚ MẤT MẸ

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 428

Bạn thân mến,

Tháng mười một, như một tâm tư, như một trải nghiệm, tôi đang sống và đã sống. Nỗi nhớ trong tôi hay tôi đang trong nỗi nhớ, tôi chẳng hay, cũng chẳng biết, nhưng chỉ biết vài tâm tư trong nỗi nhớ này. Tôi xin được thuật lại những hồng ân Thiên Chúa và những cảm nghiệm đã qua.

Ngày tiễn đưa mẹ tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng, tôi mới thấm thía nỗi buồn của mất mát.

“Ngày xưa”, hai chữ này đã nhắc lại cho tôi cả một ký ức của những ngày còn được hạnh phúc vui sống bên mẹ.

Bây giờ, nhìn tấm ảnh, bát hương, chiếc đèn, tưởng nhớ, nhận ra lòng mình vẫn bơ vơ, nghe như lạc lõng niềm vui, nhưng lại ắp đầy những tâm tư trìu mến.

Bao nhiêu lần ra nghĩa trang, hay đưa tiễn người thân đến nơi hỏa táng, nhưng kể từ ngày mẹ mất, dường như tôi cảm thấy thương hơn các gia đình có tang hiếu, đang rơi vào chốn khoảng lặng.

Cũng một nỗi buồn ấy, trong nhiều tâm trạng, nhiều khuôn mặt nặng trĩu, tôi lại thấy nao nao những tưởng nhớ miên man của quá khứ.

Tôi nhận ra trong tiếng nấc nghẹn ngào, trong làn nước mắt, có nhiều kỷ niệm, có nhiều dấu ấn của cuộc đời, giúp tôi lớn lên trong bàn tay yêu thương của cha mẹ.

Trong tiếng nấc buồn rơi, có những lời kinh trầm phó thác, trong bàn tay tiễn biệt có những hạt kinh lặng lẽ.

Tôi thấy những bước chân buồn không muốn nhấc.

Tôi thấy những chiếc xe tang đang chạy trên đường, mà chẳng biết xe đang đi về đâu, nhưng nó đang chở đầy nỗi lòng mất mát, thật đau thương.

Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ có những bước chân vội vàng tìm đến Nhà Thờ để chầu Thánh Thể, để cầu kinh, dường như họ muốn sống lại những kỷ niệm, chính những nơi ấy, chính những chỗ ấy, những người thân yêu của họ đã từng ngồi ở đó để tham dự Thánh lễ, để cầu kinh.

Tôi cũng hình dung ra những lối đi, mà những người mẹ thường dẫn các con vào nhà thờ, lúc con còn thơ ấu.

Tôi không biết có tôn giáo nào có nhiều kỷ niệm như Kitô giáo không. Nhưng tôi thấy nhà thờ, là nơi hằng ngày qui tụ rất nhiều gia đình đến để thờ phượng Chúa và để cầu nguyện cho những người thân yêu đã khuất, đặc biệt trong các ngày lễ giỗ, và những ngày kỷ niệm của gia đình. 

Tôi cũng thấy, có những người con ngồi vào chính chỗ cha mẹ xưa thường hay ngồi tham dự Thánh Lễ trong nhà thờ, dường họ như muốn đọc lại tâm tình của cha hay mẹ mỗi khi cầu nguyện, hoặc như muốn sống lại góc nhìn ngắm Chúa từ chỗ quen thuộc ấy.

Tôi không thể diễn giải hết bao tâm tình từ một chỗ ngồi, với biết bao cảm xúc. Tôi chỉ biết chắc chắn rằng, từ chỗ ấy, đã từng có rất nhiều lời nguyện xin cho các con, khi cha mẹ còn sống.

Tôi không rõ ở một nơi nào đó, lại có những cảm nghiệm về tình cha nghĩa mẹ phong phú như thế này không, khi mà các gia đình Công Giáo, mỗi tối xum họp bên nhau trước bàn thờ Chúa, để đọc kinh, để thờ phượng Chúa và để cầu nguyện cho những người thân đã khuất.

Tôi nhớ đến những ngày ấu thơ, anh chị em, mỗi đứa giành nhau ngồi vào lòng mẹ hay cha. Tiếng đọc kinh, hòa cùng tiếng xì xầm của con trẻ, những bàn tay lần hạt và những bàn tay mân mê đồ chơi của bé thơ...

Tôi lại thấy biết bao những kỷ niệm, mà giờ đây chỉ khi cha hay mẹ mất, thì anh chị em từ nhiều nơi phương xa, mới có dịp quy tụ về lại bên nhau như xưa, để đọc các giờ kinh tối chung với nhau, thật ấm lòng và hạnh phúc biết chừng nào.

Những giờ kinh tối này, khi nhìn sang những đứa cháu, khi nhìn qua các anh chị em, mới có dịp ôn lại những hình ảnh, những khung cảnh thật dễ thương của những ngày tháng năm xưa, tay lần hạt và những bàn tay nhỏ xíu mân mê đồ chơi... Tôi lại thấy tuổi thơ của mình một thời đã được sống lại.

Nỗi nhớ thật mênh mông, nhưng là những nỗi nhớ trong khung trời yêu thương của Thiên Chúa.

Chúa đã yêu thương, đã cho cha mẹ tôi là người Công Giáo. Cha mẹ lại rất nhiệt thành sống đạo Chúa. Trong mọi hoàn cảnh, tôi đều thấy bàn tay yêu thương của Thiên Chúa trong đời sống nguyện cầu của cha mẹ. Tôi được lớn lên giữa những lời kinh, trưởng thành trong những lời nguyện, vượt qua những cám dỗ, nhờ đời sống gương mẫu của cha mẹ.
 
Quá nhiều hồng ân chất đầy trong nỗi nhớ và nhiều nỗi nhớ chất đầy trong hồng ân, để bây giờ tôi thấy bàn tay Thiên Chúa vẫn tiếp tục âm thầm nâng đỡ.

Lạy Chúa, con xin cảm tạ Chúa, vì Chúa đã cho con được sinh ra trong một gia đình Công Giáo, có cha có mẹ đã nhiệt thành sống đạo Chúa, và đã nhiệt tình hướng dẫn giáo dục con trở  thành con ngoan của Chúa.

Xin cho các ngài, những bậc cha mẹ, được an vui hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa. Amen.

-------------------

 

Bài 8: CHÚA LÀ MỤC TỬ AN TOÀN

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 429

Bạn thân mến,

Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không chọn được cho mình một ngành nghề chuyên môn, nhưng lại thích đi chăn cừu thuê.

Anh cho biết: Mỗi ngày anh phải làm việc tới mười tám tiếng đồng hồ và làm tất cả bảy ngày trong tuần.

Suốt thời gian ở trên núi, anh hoàn toàn cô đơn, chỉ bầu bạn với chú chó, chú ngựa và hai ngàn con cừu.

Mỗi tuần một lần, người ta đem đến cho anh thực phẩm, thư từ và đạn dược.

Công việc của anh là làm sao giữ cho đàn cừu được ở chung một chỗ, dẫn chúng đến nơi có cỏ và có nước, đồng thời bảo vệ chúng khỏi thú dữ.

Anh kể: Một buổi sáng nọ, có một nhóm cừu tự rời khỏi bày, thế là tôi phải bỏ tất cả thời gian, để lần theo dấu vết của chúng. Ngay khi vừa mới tìm thấy, thì một cơn mưa bão ập xuống, khiến tôi và những con cừu vừa ướt, lại vừa bị lạnh cóng suốt đêm.

*****

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy: Nghề chăn cừu thời nay thật là khó khăn và cực nhọc.

Nhưng ngày xưa, khi chưa có súng đạn thì công việc của họ không chỉ cực nhọc, mà còn rất nguy hiểm nữa.

Trong sách Samuel, Đavid đã trả lời cho vua Saul trước lúc giao tranh với Goliath như sau:

Tâu bệ hạ, thần đã từng chăm sóc đàn cừu của phụ thân, bất cứ khi nào có một con sư tử hay một con gấu cướp đi một con cừu, thì lập tức, thần rượt theo và tấn công nó để cứu con cừu. Nếu con sư tử hay con gấu ấy quay vào tấn công thần, thần sẽ xông tới, chộp cổ họng và đánh nó cho đến chết. Thần đã giết nhiều sư tử và nhiều gấu. Thần cũng sẽ làm như vậy với bọn Philitinh ngoại đạo này.

*****

Từ những mẩu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin mừng của thánh Gioan (Ga 10, 1-10), trong đó Chúa đã nói: Ta là mục tử nhân lành, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên.

Nói cách khác, Chúa Giêsu chính là vị mục tử, mà tiên tri Egiekiel đã loan báo:

Ngài chăm sóc những con chiên bơ vơ, yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn và đi tìm những con bị lạc.

Chúa Giêsu còn làm hơn thế nữa, Ngài tự hiến mạng sống mình cho đoàn chiên, để đoàn chiên được sống.

Và từ cõi chết sống lại, Ngài đã chia sẻ vinh quang Phục sinh cho đoàn chiên của Ngài.

Từ đó chúng ta hãy rút ra một vài điểm thực hành này:

Điểm thứ nhất, đó là hãy tỏ lòng biết ơn Chúa Giêsu, vì nhờ sự chết và Phục sinh, Ngài đã cứu chúng ta khỏi manh mối của thú dữ là ma quỷ và tội lỗi.

Điểm thứ hai, đó là hãy bước đi dưới sự dẫn dắt của Chúa Giêsu, nhờ vậy mà chúng ta chẳng bao giờ sợ bị lầm đường hay lạc lối. Trái lại, cuộc đời chúng ta sẽ được bảo đảm an toàn, bởi vì, như lời thánh vịnh 23 cũng đã xác quyết: Chúa là Mục tử, Ngài dẫn lối, chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa, nào con thiếu chi, con sợ chi. Cỏ non rợn đồng xanh, con không bao giờ thiếu, suối nước trường sinh, con nghỉ uống no đầy.

Lạy Chúa, lời thánh vịnh 23 trên đây, đã tăng thêm phấn khởi và tăng thêm nguồn sinh lực cho con. Xin cho con trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống biết tin yêu, biết cậy trông và biết phó thác vào Chúa và chỉ một Chúa mà tôi. Amen.
-------------------

 

Bài 9: CHUYỆN CHUỒNG CHIÊN KHÔNG  CÓ CỬA

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 430

Bạn thân mến,

Chuyện kể rằng:

Có một du khách đến Palestin, gặp được người mục tử đang làm việc tại trại cừu. Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh núi đồi hùng vĩ thật đẹp và cảnh đàn cừu đang tung tăng trên đồng cỏ xanh tươi.

Phóng tầm nhìn, du khách hỏi: “Đó là trại cừu, kia là bầy cừu, đây là lối vào. Vậy còn cửa ở đâu?”

Người mục tử trả lời: “Cửa hả? Chính tôi là cửa. Ban đêm tôi nằm giữa lối đi này. Không một con cừu nào bước ra hay một con sói nào bước vào, mà không phải qua xác tôi”.

*****

Trong cuộc đời của Đức Giêsu, một trong những phương pháp sư phạm của Ngài khi rao giảng Tin Mừng, chính là phương pháp ẩn dụ. Tức là Ngài thường mượn hình ảnh của thiên nhiên, của động vật... và của những sinh hoạt đời thường, để nói lên một chân lý cao siêu thuộc về Thiên Chúa.

Đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan (10,1-10) chúng ta thấy: Đức Giêsu dùng hình ảnh người mục tử, đàn chiên và cửa chuồng chiên, để nói lên mối tương quan giữa Ngài và dân Israel.

Mục tử là khái niệm rất quen thuộc của người Dothái. Đàn chiên chính là gia sản của họ, cho nên ai ai ở đây cũng đều biết.

Mục tử và đàn chiên, cả hai đều sống du mục, nay đây mai đó, luôn tìm đến chỗ có đồng cỏ tươi xanh tươi, có dòng suối mát để hạ trại.

Cũng qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy, Đức Giêsu đã khẳng định: Ngài là Mục Tử Nhân Lành, được Chúa Cha ban tặng cho nhân loại. Mục Tử Nhân Lành này sẵn lòng hy sinh tất cả vì đàn chiên.

Ngài cũng tự ví mình là “Cửa Chuồng Chiên”, tức là người canh phòng, là người bảo vệ chiên, cho khỏi sói dữ tấn công.

Vì thế, ai qua “Cửa” mà vào thì sẽ được sống.

Người Mục Tử Nhân Lành này sẵn sàng dùng mọi cách để gìn giữ, bảo vệ chiên, ngay cả khi phải đối mặt với chết.

Ngài yêu thương chiên bằng tình yêu mục tử, nên Ngài “biết” từng con chiên và từng con chiên “biết” Ngài. Vì thế, sự sống của chiên là sự sống của Ngài. Cho nên Ngài luôn dành sự sống của mình cho chiên.

*****

Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, là chúng ta thuộc về Chúa và Chúa thuộc về ta. Chúa “biết” chúng ta và Ngài “biết” chúng ta một cách rất thấu đáo.

Còn chúng ta, chúng ta có “biết” Ngài không, hay là chỉ “biết” Ngài một cách vu vơ, một cách chung rất sơ sài hời hợt ?

Vậy, sứ điệp Lời Chúa trong đoạn Tin Mừng này mời gọi chúng ta hãy nghiêm túc mà đặt lại câu hỏi ấy cho chính mình, để mỗi người chúng ta luôn biết cố gắng mà  làm mới lại mối tương quan giữa ta với Thiên Chúa, để có thể đi trong đường lối của Ngài một cách xác tín.

Đồng thời, chúng ta cũng sẽ sẵn sàng làm chứng về Thiên Chúa cho con người, để mọi người nhờ đó cũng hiểu biết về Chúa, qua những hành vi và cuộc sống của ta, bằng việc thể hiện một lòng mến nồng nhiệt và một niềm tin thật vững chắc.

Lạy Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, xin Chúa ban cho con được “biết” Chúa, như chính Chúa đã “biết” con, để từ đó con cũng sẽ giúp cho nhiều người được nhận biết Chúa  và yêu mến Chúa nữa. Amen.

-------------------

 

Bài 10: CHUYỆN LẦN CHUỖI RÙA

Bài giảng Cha Lê Thành Đạo
(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 431

Kính thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em thân mến,

Cách đây 45 năm, vào giờ này và ngày này (07/10), Đức Giám mục Bùi Tuần đã phong chức linh mục cho 3 người, trong đó có tôi.

Người thứ nhất, đó là cha Long đã ra đi cách đây 28 năm.

Người thứ hai là cha Nguyễn Văn Mân, cũng đã ra đi cách đây nửa tháng.

Còn sót lại có một mình tôi.

Những ngày qua, tôi suy nghĩ về cái chết của mình: Mình sẽ chết như thế nào đây ?

Và tối hôm qua, tôi có một giấc mơ kỳ lạ: Tôi thấy tôi chết. Tôi ra trước tòa Chúa phán xét.

Trước mặt tôi là bác tài xế xe tốc hành. Chúa phán xét anh trước. Chúa nói: Con hãy cầm cái cây gậy bằng vàng này, mà bước vào Thiên Đàng.

Tới phiên tôi, thì Chúa nhìn từ đầu đến chân, Chúa lắc đầu, Chúa nói: Đáng lý ra thì con phải xuống hỏa ngục đấy, nhưng mà thấy con khù khờ, tội nghiệp, cho nên con được “đậu vớt”. Con hãy cầm cái cây gậy bằng trúc này mà con vào Thiên Đàng.

Tôi nói với Chúa: Thưa Chúa, 45 năm linh mục, mà lại thua bác tài xế đó sao Chúa?

Chúa nói: Đúng như vậy đó con, bởi vì bác tài xế này, mỗi lần lái xe, hành khách trên xe cầu nguyện, nhớ đến Chúa dữ dội lắm. Họ nói: Lạy Chúa, xin Chúa cứu con, kẻo con chết mất Chúa ơi. Lạy Chúa, xin Chúa cứu con.

Còn con, 45 năm linh mục, con giảng không biết mấy ngàn bài giảng, mà giáo dân chẳng nhớ Chúa Bà gì hết. Họ ngủ liệt địa hết trơn hà. Thôi đừng khiếu nại nghe con. Con cầm cái cây gậy bằng trúc này, mà vào Thiên Đàng đi.

Anh chị em thân mến,

Ba cha Quản Hạt có mặt ở đây hôm nay không biết câu chuyện này. Cho nên, nếu 3 Ngài mà biết được, chắc chắn là sẽ không cho tôi giảng thánh lễ hôm nay đâu anh chị em.

*****

Anh chị em thân mến,

Trong kinh cầu Đức Bà có câu: “Nữ Vương truyền phép rất thánh Mân Côi”. Mà quả thật đúng như vậy đó anh chị em.

Vào thế kỷ thứ 13, có một bè rối nổi lên chống Giáo Hội, nhiều người bỏ đạo, chạy theo què rối.

Lúc bấy giờ có thánh Đa Minh. Thánh Đa Minh được trao cho sứ mạng, là phải đi thuyết phục những người này trở về với Giáo Hội. Nhưng thất bại.

Đức Mẹ đã hiện ra với thánh Đa Minh, và dạy thánh Đa Minh cách lần chuỗi Mân Côi. Và còn dạy ngài đi kêu gọi mọi người lần chuỗi Mân Côi, để cứu Giáo Hội. Và mọi người đã lần chuỗi Mân Côi. Sau đó, bè rối ấy đã tan rã. Và những người chạy theo bè rối đã trở về với Giáo Hội.

Đến thế kỷ thứ 17, tức là năm 1.629, ở bên nước Ý, có một trận đại dịch khủng khiếp, như chúng ta vừa trải qua năm rồi đấy. Số người chết không kể xiết.

Thế thì giáo dân nước Ý lúc bấy giờ, họ lần chuỗi Mân Côi xin Đức Mẹ cứu chữa. Và sau đó thì đại dịch đã chấm dứt.

Đến thế kỷ thứ 18 một bè rối khác nữa cũng nổi lên chống Giáo Hội. Lúc bấy giờ, thánh Alphongsô, là một luật sư nổi tiếng nhất thời bấy giờ, được trao cho sứ mạng, là thuyết phục những người này trở về với Giáo Hội, nhưng đã thất bại nặng nề.

Thánh Alphongsô mới áp dụng phương pháp của Thánh Đa Minh: Kêu gọi mọi người hãy lần chuỗi Mân Côi, xin Đức Mẹ cứu Giáo Hội. Và sau đó, bè rối ấy đã tan rã.

Đến thế kỷ thứ 20, đại chiến thế giới lần thứ nhất, xảy ra vào năm 1914, số người chết không kể xiết.

Thế thì sau đó là năm 1917, Đức Mẹ hiện ra ở Fatima với 3 em bé, Đức Mẹ nói với 3 em rằng: Muốn chấm dứt chiến tranh, muốn thế giới hòa bình, hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Lúc đó, mọi người đã lần chuỗi Mân Côi, và đại chiến thế giới lần thứ nhất đã chấm dứt sau đó.

Đức Mẹ còn nói thêm với 3 em bé, đặc biệt là với em Phanxicô, Đức Mẹ nói rằng: Nếu chúng con siêng năng lần chuỗi Mân Côi, thì Mẹ sẽ cứu chúng con thoát khỏi cảnh Hỏa Ngục.

Anh chị em thân mến,

Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy đúng như vậy.

Để minh họa cho điều này, tôi xin được kể một câu chuyện, xảy ra trước năm 1975.

Tôi có một cha bạn ở Sài Gòn, ngài được Đức Giám Mục bổ nhiệm làm Tuyên Úy ở các nhà thương, nghĩa là đi Xức Dầu, Giải Tội, cho các bệnh nhân Rước Lễ ở các nhà thương.

Thế thì, một hôm nửa đêm có chuông điện thoại reo. Ngài nghe điện thoại nói: Thưa cha, đây là phòng cấp cứu của Bệnh Viện Hồng Bàng, xin mời cha đến Xức Dầu cho một ni-cô.

Cha nói: Xức Dầu cho Ma-sơ thì còn có lý, còn xức dầu cho Ni-cô… ??? Ngài úp điện thoại xuống, không nghe nữa.

Một lát sau, điện thoại reo lên lần thứ hai, đầu dây nói rằng: Xin mời cha đến Xức Dầu cho một Ni-cô đang hấp hối gần chết.

Cha nói: Khuya rồi, để cho người ta ngủ, cứ quấy rầy hoài vậy nè. Rồi cha úp điện thoại xuống.

Lần thứ ba điện thoại lại reo lên, và có tiếng nói rằng: Thưa cha, đây là lần thứ ba con mời cha Xức Dầu cho bệnh nhân. Trước mặt Chúa, con đã hoàn thành nhiệm vụ. Còn đi hay không là tùy cha. Trước mặt Chúa, thì…

Sau đó, thì ông cha bạn của tôi, tuy bán tín bán nghi, nhưng cuối cùng, ngài cũng lấy Mình Thánh Chúa, Dầu Thánh, và lên đường, đi xem coi sự thật như thế nào.

Khi đi vào phòng cấp cứu thì cha thấy có một Sư cô lớn tuổi lắm rồi, đang nằm trên giường bệnh, mà chung quanh là các sư sãi đang niệm Phật.

Khi thấy bóng dáng cha bước vô, Ni-cô ấy ra dấu hiệu, mời tất cả sư sãi ra ngoài. Và Sư cô mới nói với cha rằng: Thưa cha, con là người Công giáo, đạo gốc. Gia đình con ở Bến Tre. Năm 20 tuổi, con là hội trưởng hội Con Đức Mẹ và là ca trưởng của một ca đoàn.

Một hôm, có một gia đình ở Sài Gòn xuống xin cưới con. Cha mẹ con bằng lòng. Rồi sau đó lên cha sở làm thủ tục, xin Lời Rao, định ngày làm phép Hôn Phối.

Nhưng mà đến ngày làm lễ Hôn Phối, thì không thấy chàng trai xuống.

Thế là bà con trong họ đạo xầm xì, nói ra nói vô, nhức đầu quá lẽ, mà cũng xấu hổ quá lẽ.

Thế rồi, con lấy một số vàng, số tiền, lặn lội lên Sài Gòn để tìm cho ra sự thật.

Nhưng mà vì là “hai lúa lên tỉnh” đâu biết đường đi, nên con đi lăng quăng, không tìm đâu ra đâu. Cuối cùng, con đi vào sở thú ngồi nghỉ mệt, thì bỗng dưng con thấy người chồng tương lai của mình đang cùng một cô con gái khác, ngồi ở băng đá và hai người âu yếm nhau rất thắm thiết.

Thế là con xỉu ngay tại chỗ đó. Và khi tỉnh lại thì vàng bạc mất hết, quần áo cũng mất hết, giấy tờ mất hết, chỉ còn mỗi một bộ đồ dính thân thôi, bởi mấy thằng bụi đời nó mượn hết trơn hết trọi.

Rồi sau đó, một trận mưa khủng khiếp đổ xuống. Thế là con đi đục mưa, nhưng nhà nào người ta đều đóng cửa hết, không ai cho đục mưa hết.

Cuối cùng, con đi vô chùa, nhà chùa cho ở, nhà chùa cho ăn. Thế là con ở trong chùa.

Và lúc đó, Ni-cô mới nói với cha rằng: Thưa cha, bấy giờ con thấy con đã mất hết, mất chồng, mất cha mất mẹ, vì không dám trở về nhà, mất hết tiền bạc của cải và con đã mất đức tin luôn.

Thế là con xuống tóc, quy y, xin tu ở cái chùa đó luôn.

Và nhà chùa thấy con có năng lực, họ đưa con ra Huế, để tu nghiệp 10 năm.

Sau 10 năm tu nghiệp, con được đưa về Sài Gòn, đứng đầu một cái chùa rất lớn.

Nhưng mà thưa cha, từ khi con bỏ đạo, lương tâm con cắn rứt vô cùng. Con không ngủ được. Và cuối cùng, con bị ho lao và bị rất nặng. Bác sĩ nói rằng: con chết nay mai thôi.

Thưa cha, hằng ngày con thấy cha đi qua đi lại trong bệnh viện, con muốn xin gặp cha, nhưng con không dám, vì con rất sợ.

Nhưng mà không biết đêm nay làm sao, mà con lại có một sức mạnh lạ lùng, làm cho con muốn gặp được cha, để con được xưng tội, để con được Xức Dầu, để con được rước lễ lần sau hết.

Rồi sau đó, thì Ni-cô ấy đã xưng tội, đã được Xức dầu và đã được rước lễ.

Sau đó, thì đi Ni-cô đưa cho cha cái địa chỉ gia đình của mình. Ni-cô ấy trối lại rằng:

Thưa cha, ngày mai con chết, xin cha để cái thân xác này cho nhà chùa đi, họ muốn làm gì thì họ làm. Còn linh hồn của con thì xin Cha dâng lên cho Thiên Chúa. Và con cũng xin cha xuống tận Bến Tre gặp cha má của con và báo cho cha má của con biết là con đã được ơn chết lành trong tay Chúa trong giờ sau hết.

Ngày hôm sau thì Ni-cô ấy đã chết thật sự và ở chùa, người ta làm một cái đám tang rất linh đình, rất vĩ đại.

Còn ông cha bạn của tôi, lặn lội xuống Bến Tre, đi tìm theo địa chỉ.

Cuối cùng cha bạn đã gặp được 2 ông bà quá già, chín mươi mấy tuổi rồi, đi thì phải chống gậy. Cha mới kể lại tất cả câu chuyện cho hai ông bà nghe. Hai ông bà khóc và 2 ông bà nói rằng:

Thưa cha, từ khi đứa con của con bỏ nhà ra đi cho đến ngày hôm nay, vợ chồng chúng con lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, để xin Đức Mẹ cứu con của con. Xin cho đứa con của con được ơn chết lành trong giờ sau hết.

Thưa cha, hơn 40 năm nay, vợ chồng chúng con lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày như vậy đó và bây giờ Chúa đã nhậm lời cầu xin của chúng con.

Anh chị em thân mến,

Qua câu chuyện đây chúng ta thấy, chuỗi Mân Côi đã cứu chị này thoát khỏi cảnh hỏa ngục đó anh chị em. Đức Mẹ đã cứu lấy linh hồn chị này.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi và chúng ta đang sống trong tháng 10 là Tháng Mân Côi, dành riêng để kính Đức Mẹ, nên xin anh chị em hãy siêng năng, sốt sắng lần chuỗi Mân Côi, vì chuỗi Mân Côi đem lại sự bình an, hạnh phúc cho gia đình anh chị em, và bảo đảm sẽ cứu chúng ta thoát khỏi Hỏa Ngục, được về Thiên Đàng, hưởng hạnh phúc Trường Sinh với Chúa.

Về cách lần chuỗi Mân Côi, tôi cũng xin được chia sẻ với anh chị em thế này: Không phải là chúng ta lần một loạt là 50 kinh liền đâu. Nhiều khi không có giờ, thì chúng ta có thể đọc 10 kinh, rồi lúc khác đọc 10 kinh, lúc khác nữa đọc 10 kinh vậy đó, miễn làm sao cho đủ 50 là được rồi, chứ không phải là phải bắt buộc đọc 50 kinh liền.

Rồi có lần, (tôi cũng hơi nhiều chuyện quá phải không anh chị em !!!) có một người đến xưng tội với tôi nói rằng:

Thưa cha, con lần chuỗi Mân Côi, mà con đọc kiểu “kinh rùa, đọc  rùa”.

Tôi hỏi “đọc rùa” là đọc làm sao ? Chắc là bà đọc kinh chậm dữ lắm, đọc chậm như con rùa bò chứ gì?

Bả nói: Không phải, thưa cha, ban ngày con làm việc mệt nhọc quá cha ơi. Tối về ngồi lần chuỗi Mân Côi, mà ngồi không nổi, nên con nằm xuống, con đắp mền lên, con giống như con Rùa lật ngửa vậy đó cha, rồi con lần chuỗi. Con cảm thấy mình lần chuỗi là lần chuỗi rùa, như con Rùa lật ngửa vậy đó cha.

Tôi mới nói: Không, không có tội gì hết đâu, tốt lắm đó, tốt lắm đó, tôi cũng thường hay lần chuỗi rùa đây nè. Cho nên thôi, bà đừng có quá lo, không có tội lỗi gì hết, mệt quá, ngồi không nổi, thì nằm xuống cũng được, tốt lắm.

Anh chị em thân mến,

Đặc biệt là trong tháng 10 này, chúng ta sốt sắng, siêng năng lần chuỗi Mân Côi, mọi nơi, mọi lúc, để nhờ đó gia đình của chúng ta, giáo phận chúng ta, sẽ được Mẹ cầu cùng Chúa chúc phúc lành cho giáo phận, cho gia đình chúng ta, được sống bình an và hạnh phúc, hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau trên nước Thiên Đàng. Amen.

--------------------------------
*** Bài giảng của Cha Phaolô Lê Thành Đạo, tại nhà thờ Chánh Tòa Long Xuyên, dịp lễ Đức mẹ Mân Côi 7-10-2022, ngày Hành Hương Năm Thánh của Hạt Long Xuyên, Hạt Châu Đốc, và Hạt Chợ Mới, về nhà thờ  Chánh Tòa, để mừng Kim Khánh Cung Hiến nhà thờ Chánh Tòa Long Xuyên.
Nguồn: http://gplongxuyen.org/tin-tuc/truc-tuyenthanh-le-duc-me-man-coi-tai-nha-tho-chanh-toa-long-xuyen.html
(Viết lại, và có chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với văn viết)

-------------------

 

Bài 11: CHUYỆN NGƯỜI VỢ VÀO THIÊN ĐÀNG THAY CHÔNG

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 432

Bạn thân mến,

Có một ông phú hộ kia rất khô đạo, thường hay nói với người vợ mỗi sáng Chúa nhật khi bà và các con sửa soạn đi lễ:

- Em đến nhà thờ dự lễ và cầu nguyện cho anh với nhé.

Mỗi lần gặp gỡ bạn bè, khi nói về chuyện đạo, ông lại cũng thường khoe với họ là ông không cần đến nhà thờ, cũng không cần phải đọc kinh dự lễ, vì đã có vợ ông dự lễ, đọc kinh và cầu nguyện cho cả hai rồi.

Ngày tháng trôi qua, một hôm ông nằm mơ, ông thấy ông và vợ đứng xếp hàng trước cửa thiên đàng, đợi đến lượt mình bước vào.

Cửa trời mở ra và mọi người tuần tự vui vẻ tiến vào.

Khi đến lượt ông thì thiên thần giữ cửa làm hiệu cho ông dừng lại. Thiên thần quay sang mỉm cười nói với vợ ông:

- Chị hãy vào thiên đàng thay cho cả chồng chị nữa nhé!

Thế là chỉ có vợ ông tiến vào thiên đàng, còn ông thì phải bơ vơ đứng ở ngoài. Vừa tủi thân, vừa tức giận, hình ảnh của giấc mơ như ác mộng, khiến cho cho ông phải giật mình thức giấc, mà mồ hôi trên trán ướt như tắm.

Ông không dám thuật lại giấc mơ này cho vợ. Nhưng điều làm cho bà vợ vô cùng ngạc nhiên là sáng Chúa nhật hôm đó, thay vì nói với bà vợ như thường lệ, người phú hộ đến gần vợ và nói bên tai bà:

- Từ hôm nay, anh sẽ cùng với em đến nhà thờ dự lễ và cầu nguyện cho chính anh nữa.

*****

Giây phút hiện tại, chính là thời điểm Thiên Chúa đi vào cuộc đời của ta. Và qua ta,  Thiên Chúa đi vào lòng thế giới.

Thế nhưng, Thiên Chúa không thể đi vào cuộc đời ta, nếu không có sự đồng ý của ta.

Thánh Au-gus-ti-nô đã nói:

“Khi tạo dựng nên ta, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến của ta. Nhưng Người không thể cứu rỗi ta, nếu ta không cộng tác với Ngài”.

Điều đó nói lên trách nhiệm của mỗi người về niềm hạnh phúc và phần rỗi của mỗi cá nhân.

Vẫn biết rằng: “không ai là một hòn đảo”, cũng không ai có thể sống riêng rẽ một mình. Bởi vì mỗi việc tốt, cũng như mỗi hành động xấu của người này, đều có ảnh hưởng, tích cực hoặc tiêu cực đối với người kia.

Thế nhưng, không phải vì thế, mà chúng ta có thể ỷ lại vào việc lành phúc đức của người khác, để trốn tránh phần trách nhiệm của ta.

Mỗi giây phút hiện tại sẽ lần lượt qua đi, và sẽ không bao giờ trở lại.

Mỗi người chúng ta đang đứng trước tương lai của mình, đang đối diện với vận mệnh mà Thiên Chúa đã trao tặng, để ta quyết định.

Chúng ta phải sáng suốt lựa chọn: Sự sống hay cái chết, hạnh phúc bất diệt hay thú vui tạm bợ, Thiên Chúa và tình yêu, hay cái tôi và tính ích kỷ của ta.

Tất cả tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của ta lúc này, bây giờ.

 Không ai có thể sống thay cho ta, và cũng không ai chết thay cho ta.

Thánh Phaolô đã viết:

“Mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa” (Rm 14, 12).

Ai trong chúng ta cũng đều chấp nhận một sự thật này: là mỗi người chỉ sống có một lần và cũng chỉ chết có một lần.

Vậy, ta phải chủ động, vì không thể đề cử ai thay thế cho ta được đâu.

*****

Lạy Chúa, xin giúp con xác tín rằng:

- Chính con phải tự lo cho phần rỗi của con, và không ai có thể sống đạo thay con được
.
- Chính con, hằng ngày phải tuyên xưng lòng tin, bằng đời sống và bằng việc làm của con, để qua con, người khác cũng sẽ nhận biết Chúa, cảm nghiệm tình thương của Chúa, và cũng sẽ được cứu độ.

Lạy Chúa xin con tích cực và nhiệt tình thực hiện điều xác tín này. Amen.

-------------------

 

Bài 12: LƯƠNG TÂM CẦN ĐƯỢC RÈN LUYỆN

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 433

Bạn thân mến,

Có hai người phụ nữ tìm đến gặp một vị đạo sĩ rất nổi tiếng là nhân đức và thánh thiện để xin một vài lời khuyên bảo về con đường nhân đức.

- Người phụ nữ thứ nhất mang trong mình mặc cảm tội lỗi. Bà luôn nghĩ mình là một tội nhân, vì hồi còn trẻ, trong những năm chồng bà đi vắng, làm ăn xa, bà đã thất trung với chồng. Nhưng rồi, bà đã ăn năn thống hối và đã sống một cuộc sống gương mẫu, trong vai trò làm mẹ, cũng như làm vợ. Dầu vậy, bà vẫn không bao giờ quên được tội lỗi nặng nề ấy và lương tâm bà vẫn luôn cứ áy náy không yên.

- Người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình là người chính trực, vì luôn sống theo luật Chúa. Lương tâm bà lúc nào cũng cảm thấy bình an và không hề khiển trách bà điều gì.

Nhà đạo sĩ kiên nhẫn lắng nghe mỗi bà dốc cạn nỗi lòng của mình:

Người phụ nữ thứ nhất thì nức nở, kể lễ và ân hận, vì tội lỗi của bà quá nặng nề, không thể nào được Chúa thứ tha.

Trái lại, người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình chính trực không có tội gì để phải xưng thú cả.

Nhà đạo sĩ liền nói với người phụ nữ thứ nhất: Bà hãy đi tìm một hòn đá lớn nhất, nặng nhất, mà sức bà có thể khiêng được, đem về đây cho tôi.

Quay sang người phụ nữ thứ hai, nhà đạo sĩ nói: Bà hãy đi nhặt những hòn đá nhỏ nhất, nhẹ nhất, nhiều bao nhiêu mà bà có thể mang được trong cái khăn choàng vai của bà, rồi đem về đây cho tôi.

Hai người phụ nữ liền mau mắn thi hành lời vị đạo sĩ dạy bảo.

Người phụ nữ thứ nhất khệ nệ đem về một hòn đá thật lớn. Còn người thứ hai, với cái khăn choàng vai, đầy cả trăm viên đá sỏi nhỏ.

Nhà đạo sĩ mỉm cười nói với hai bà:

Bây giờ tôi lại xin hai bà làm thêm một việc khác nữa, đó là các bà hãy đem trả hòn đá lớn, cũng như những viên đá sỏi nhỏ kia, trở về đúng chỗ cũ của nó. Điều quan trọng là phải đúng với chỗ cũ mà các bà đã nhặt nó.

Một lần nữa, hai người phụ nữ mau mắn thi hành mệnh lệnh của nhà đạo sĩ:

- Người phụ nữ thứ nhất tìm ngay được chỗ cũ của hòn đá mà bà đã lấy, bởi vì chỉ có một hòn duy nhất.

- Trái lại, người phụ nữ thứ hai loanh quanh lẩn quẩn mãi cả giờ, nhưng vẫn vô ích, bởi vì bà không tài nào mà nhớ hết được đúng chỗ của mỗi viên đá sỏi ấy. Bấy giờ bà đành trở lại với cái khăn choàng vai đầy những viên đá sỏi nhỏ ấy.

Bấy giờ, vị đạo sĩ mới nói với người phụ nữ thứ nhất: Bà đã đem trả lại chỗ cũ của hòn đá đó một cách dễ dàng. Cũng một cách tương tự, với tội lỗi của bà, bà đã biết khiêm nhường, nhìn nhận tội lỗi của mình thật nặng nề và đã thành tâm ăn năn thống hối, nên bà đã được Thiên Chúa thương tha thứ cho bà tất cả, bây giờ bà không nên lo lắng áy náy làm chi nữa.

Quay sang người phụ nữ thứ hai vị đạo sĩ nói tiếp: Còn bà, như đã không thể trả lại được chỗ cũ của những viên đá sỏi, bà cũng không nhìn thấy được các lỗi lầm nho nhỏ của bà để ăn năn, để thống hối. Cho nên việc tha thứ… !!!!

* * *

Bạn thân mến,

Lời chỉ giáo của nhà đạo sĩ thật khôn ngoan và cũng là lời giải đáp cho những người hay thắc mắc, mỗi lần nghe nói đến bí tích hòa giải. Họ thường hỏi phải xưng thú tội lỗi gì đây.

Thực ra, cũng không có tội gì nặng nề cho lắm, nhưng chính vì sự chểnh mảng, không quan tâm đến những lỗi lầm nho nhỏ, những khuyết điểm thầm kín, nên dần dần, lương tâm họ trở thành chai đá, mất đi sự bén nhạy, để phân biệt điều hoàn thiện và việc gian ác.

Lạy Chúa, trước nhan thánh Chúa, trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, con nghe tiếng Chúa khiển trách con: Hãy lấy cái xà trong mắt đã, rồi mới lấy cái rác nơi mắt anh em. 

Con thật mù quáng biết bao, khi con chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác, nhưng con lại không nhìn ra tội lỗi thầm kín của con.

Lạy Chúa, Chúa thấy rõ sự yếu hèn hạn hẹp và tính hướng chiều về sự tội lỗi của con. Xin Chúa giúp con khiêm tốn, mà nhìn nhận tội lỗi con, để con được Chúa thanh tẩy và để con biết đáp lại tình yêu Chúa, yêu mến Chúa trên hết mọi sự, trên cả chính bản thân con. Amen.

-------------------

 

Bài 13: ĐÔI NÉT THÚ VỊ VỀ KINH THÁNH

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 434

1. Kinh Thánh là sách được in đầu tiên trên thế giới,

ước tính đã có hơn 3 tỷ cuốn Kinh Thánh được in ra, được dịch ra 2.800 ngôn ngữ, mỗi phút có 50 cuốn Kinh Thánh được bán, mỗi năm có khoảng 100 triệu cuốn được bán;

Kinh Thánh gồm 73 cuốn ( 46 cuốn Cựu Ước, 27 cuốn Tân Ước ), được viết bởi 40 tác giả, trải qua 1.600 năm.

Theo thống kê, trong Kinh Thánh có 6.468 huấn lệnh, 1.260 lời hứa, 3.294 câu hỏi, 3.268 lời tiên tri;

Trong Kinh Thánh có tên dài nhất là Mahershalalhashabaz ( Mahe Salan Khát Bát – Is 8, 1 và 3 );

Sách có nhiều chương nhất là cuốn Thánh Vịnh ( 150 chương ),
Sách có ít chương nhất của Cựu Ước là sách Ôviđia ( 21 câu ),
Sách ngắn nhất của Tân Ước là Thư thứ III của Thánh Gioan ( 15 câu );

Câu dài nhất là Er 8, 9,
Câu ngắn nhất là Ga 11, 35.

2. Cựu Ước gồm tất cả 46 quyển, xếp theo 4 loại:

- 5 cuốn Luật Môsê ( Ngũ Kinh ): Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Ðệ Nhị Luật;

- 16 cuốn Lịch Sử: Giôsuê, Thủ Lãnh ( Thẩm Phán ), Rút, 2 sách Samuen, 2 sách các Vua, 2 sách Sử Biên niên, Étra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Étte, 2 sách Macabê;

- 7 cuốn Khôn Ngoan: Gióp, Thánh vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca;

- 18 cuốn Ngôn Sứ: Isaia, Giêrêmia, Ai Ca, Barúc, Êdêkien, Ðanien, Hôsê, Gioen, Amốt, Ôvađia, Giona, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Khácgai, Dacaria, Malakhi.

3. Tân Ước gồm 27 cuốn:

- 4 cuốn Tin Mừng ( Phúc Âm ): do các thánh Mátthêu, Máccô, Luca và thánh Gioan ghi chép;

- một sách Công Vụ Tông Ðồ;

- 14 thư của thánh Phaolô gởi cho các giáo đoàn tại Rôma, Côrintô ( 2 ), Galát, Êphêxô, Philípphê, Côlôxê, Thêxalônica ( 2 ), cho ông Timôthê ( 2 ), ông Titô, ông Philêmôn; thư gởi tín hữu Do Thái;

- 1 thư thánh Giacôbê,
- 2 thư thánh Phêrô,
- 3 thư thánh Gioan,
- 1 thư thánh Giuđa;
- 1 một sách Khải Huyền.

4. Kinh Thánh là cuốn truyện tình hay nhất,

nói về tình yêu giữa Thiên Chúa và loài người, vẫn luôn phù hợp với mọi thời đại, có sức thuyết phục mạnh mẽ;

Kinh Thánh có giá mắc nhất, vì là giá máu của Đức Giêsu Kitô, và Kinh Thánh bảo đảm sự sống đời đời.

5. Theo Anh ngữ,

chữ Bible ( Kinh Thánh ) gồm 5 mẫu tự, tạo thành 5 từ:

- BASIC ( cơ bản ),
- INFORMATION ( thông tin ),
- BEFORE ( trước khi ),
- LEAVING ( leave, rời khỏi ),
- EARTH ( trái đất, thế gian ).

Ghép lại thành câu: Basic Information Before Leaving Earth – Thông Tin Cơ Bản Trước Khi Rời Khỏi Thế Gian.

Thật thú vị biết bao !

-------------------

 

Bài 14: CHUYỆN MẤT Ô-DÙ

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 435

Bạn thân mến,

Đời người được hay mất, tất cả phụ thuộc vào một chữ này thôi, đó là chữ: “Tĩnh”.

Chuyện kể rằng: Khi xưa, có một vị phú thương (tay nhà giàu tầm cỡ), vì thời thế loạn lạc, nên muốn về quê sinh sống cho yên ổn.

Bấy giờ, ông đem tất cả gia sản, đổi thành chi phiếu. Sau đó, ông ra công đặc chế một cái dù (chiếc ô), có cán rỗng, để nhét tất cả các chi phiếu vào trong cái cán dù trống rỗng đó.

Sau khi chuẩn bị hành lý xong, vị phú thương thay đổi y phục, sao cho giống y như một người dân bình thường, chỉ mang theo mình mỗi một cái dù, có chứa tất cả tài sản của ông trong đó và lên đường hồi hương.

Không ngờ, trên con đường về quê, đột nhiên một biến cố bất ngờ không lành xảy đến cho ông, khiến ông ra thê thảm.

Số là, vị phú thương, vì mệt nhọc do cuộc hành trình dài, vất vả, nên ông muốn dừng chân lại ở một ngôi đình làng, để nghỉ ngơi và cũng để ngủ một lúc.

Nào ngờ, sau khi tỉnh dậy, cây dù chứa cả gia tài của ông đã “không cánh mà bay”.

Nhưng vị phú thương, dẫu sao cũng từng là một kẻ lão làng trên thương trường, cho nên khi một biến cố bất ngờ xảy đến, dù hốt hoảng, nhưng ông vẫn nhanh nhẹn, kịp thời lấy lại bình tĩnh:

“Sao lại phải lo lắng về những thứ mà mi không thể thay đổi? Hãy buông bỏ đi và hãy tiếp tục tiến lên, vì cuộc sống không chờ đợi ai đâu”.

Vị phú thương nhận thức được rằng: Của cải đã mất đi là có thật, nhưng công việc tiếp theo của ông, không phải là ngồi đó hốt hoảng, mà than thân, nhưng phải tìm mọi cách để lấy lại được những gì đã mất.

Thế là, vị phú thương cẩn thận quan sát xung quanh. Thấy bọc tay nải (túi vải, có dây đeo ở vai) mình mang theo, vẫn không thiếu thứ gì, vẫn còn đây, rồi ông kết luận: Người lấy cây dù kia là để che mưa, chứ không nhằm mục đích lấy trộm của cải.

Tiếp tục suy nghĩ sâu xa hơn, ông lại khẳng định:

Người lấy cây dù của ông, ông dám chắc có tới tám, chín phần mười, là dân sống quanh quẩn ở khu vực lân cận đây. Người này, hẳn là ở trên đường đi về nhà, gặp phải cơn mưa và trú dưới mái đình. Khi thấy cây dù của ông thì “tiện tay” mang đi.

Vì vậy, vị phú thương mới quyết định tạm hoãn chuyến hồi hương của mình. Ông tìm mua một ít đồ nghề, và ở lại đó, mở một sạp chuyên sửa chữa ô-dù.

Xuân đi, hè đến, thu về, đông qua, thoáng một cái là đã 2 năm, kể từ ngày cây dù của ông biến mất không tung tích.

Tuy vậy, vị phú thương vẫn kiên trì chờ đợi ở ngôi đình, nhưng chưa hề gặp lại cây dù năm ấy.

Trong lòng chất chứa nhiều thất vọng, nhưng ông vẫn không nản chí.

Cẩn thận suy nghĩ thêm một chút nữa, ông mới nhận ra rằng, khi cây dù người ta đã cũ, thì người ta sẽ đi mua một cây dù mới, thay vì mang chúng đi sửa.

Nghĩ tới như vậy, ông mới quyết định mở một sạp bán ô-dù, và lại viết thêm một tấm bảng hiệu có ghi:

“Nơi đổi ô-dù cũ, lấy ô-dù mới, mà không phải bù thêm tiền”.

Quả nhiên, số người tới đổi ô-dù đông không đếm xuể.

Không lâu sau đó, có một người đàn ông trung niên, cầm theo một cây dù, làm từ giấy dầu đã cũ, tìm đến vị phú thương này.

Chỉ vừa nhìn thoáng qua một cái thôi, thì ông đã biết ngay cây dù cũ nát trên tay người kia, chính là thứ chứa gia tài tích cóp cả đời của mình. Cây dù không còn mới, nhưng phần cán dù ông thấy không hề có dấu vết gì thay đổi.

Vị phú thương, tuy trong lòng “mừng húm”, vui khôn tả xiết, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra điềm tĩnh, từ tốn, đổi cho người đàn ông nọ một cây dù mới, rồi nhận lại cây dù cũ.

Người kia vừa rời đi, thì vị phú thương cũng liền thu dọn sạp hàng, lên đường hồi hương. Cuộc sống giàu sang, phú quý, sung túc lại bắt đầu từ đó.

Bạn thân mến,

Con người dù tài giỏi khôn ngoan đến đâu, nhưng nếu không học được chữ "tĩnh" thì cả đời cũng chẳng thể nào thành công được.

Vậy mới biết, sự bình tĩnh chính là nguồn cội đích thực của trí khôn, là cái gốc sâu xa và bền chắc của mọi thành công.

Giống như vị phú thương trong câu chuyện, cần bình tĩnh, cẩn thận suy nghĩ trước sau cho thấu đáo, và lẳng lặng chờ đợi trong kiên nhẫn. Sau cùng, ông cũng thu về kết quả như bản thân ông mong muốn.

Khi biến cố bất lợi bất ngờ xảy đến, ông đã bình tĩnh đối mặt, và tỉnh táo suy tính, để tìm cho ra cái giải pháp tối ưu, để giải quyết vấn đề.

Bình tĩnh cũng sẽ giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh được vững vàng.

Ngay cả khi trước mắt ta, sóng gió ập tới kinh hoàng như vũ bão, với biết bao suy nghĩ ngập tràn làm ta lo âu, đau đầu, khổ não, thậm chí gặp phải chuyện tưởng chừng như không thể cứu vãn được, thì cố giữ sao cho được sự bình tĩnh. Bởi có bình tĩnh, thì mới có sự thông minh, sáng suốt.

Có một câu danh ngôn đại ý:

Nếu một việc có thể giải quyết được, thì chắc chắn đã có hướng giải quyết. Còn nếu một việc không thể giải quyết được, thì có lo âu phiền muộn, cũng vẫn không thể xử lý được nó.

Bởi vậy, muốn làm được việc lớn, nhất định chúng ta cần phải rèn luyện cho được sự bình tĩnh.

Hãy luôn cố gắng giữ một tâm thái an hòa, cố gắng giữ bình tĩnh từ trong nội tâm, khi suy xét vấn đề.

Người bình tĩnh sẽ có sự bình thản, có sự hoà ái trong thâm tâm, nhờ đó nó sẽ giúp ta có thể nhìn xa, trông rộng, mà không bị những sự việc nhỏ nhen, những thứ lợi ích tầm thường che khuất mắt.

“Không gì trao cho một nguời nhiều ưu thế hơn nguòi khác, bằng việc luôn luôn bình tĩnh và không bối rối trong mọi hoàn cảnh”(Thomas Jefferson).

Lạy Chúa, trong cuộc sống đời thường, con thường nông nổi, vội vàng, nóng vội, lại quên mất có Chúa đang đồng hành bên con, cho nên con đã có những quyết định sai lầm này, đến những quyết định sai lầm khác, đã dẫn đưa con đến những thất bại ê chề, thê thảm.

Xin Chúa luôn tiếp tục ở bên con, để giúp con luôn có những quyết định sáng suốt trong mọi hoàn cảnh, trong những ngày còn sống ở trần gian này, để khi kết thúc cuộc sống này, con lại được về tới Quê Trời, hưởng được Hạnh Phúc Vĩnh Cửu bên Chúa. Amen.

-------------------------------------

 

Bài 15: CHUYỆN CÔ GIÁO NĂM XƯA

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 436

Bạn thân mến.

Cách đây ít lâu, trên tuần báo Catholic, tức là báo Công giáo, xuất bản tại Mỹ, có đăng một bài, với tựa đề là “Cô giáo năm xưa”, đã ghi lại câu chuyện này:

Một thương gia đã chia sẻ kinh nghiệm bản thân của ông như sau:

Hồi còn nhỏ, tôi học rất kém, năm nào cũng đứng đội sổ. Thành tích này đeo đuổi tôi mãi, cho tới khi bước vào trung học.

Nhưng một ngày kia, một biến cố xảy đến đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi.

Năm tôi học lớp chín. Nhân một buổi học về giao tế, cô giáo chủ nhiệm của lớp tôi đã mời một số người đến tham dự.

Giảng bài được một lúc, cô giáo gọi tôi lên đứng bên cạnh cô. Cô đặt tay trên vai tôi và giới thiệu với mọi người:

“Đây là một học sinh, có nụ cười dễ thương nhất lớp”.

Thật quá bất ngờ. Cô giáo không nói: Đây là một học sinh học dở nhất lớp, mà lại nói đây là một học sinh có nụ cười dễ thương nhất lớp.

Hôm đó, ra khỏi lớp, tôi cảm thấy như mình cao hơn được một chút. Tôi vừa đi, vừa nhảy, vừa ca hát và tự tin hơn bao giờ hết.

Từ đó, tôi bắt đầu đạt được những thành tích khả quan hơn trong việc học.

Sau đó, tôi tốt nghiệp cao học, làm giáo sư và nay đang hăng say trong lãnh vực kinh doanh.

Tất cả đều bắt đầu với cô giáo năm xưa của tôi. Cô đã cho tôi thấy rằng:

Tôi cũng là một người có giá trị.
Tôi cũng có một cái gì đó để trao tặng cho người khác.

*****

Kinh nghiệm của ông thương gia Mỹ trên đây, thật rất phù hợp với cái nhìn của kitô giáo về con người.

- Trước hết, với cái nhìn đức tin. chúng ta biết rằng: mỗi người sinh ra trên cõi đời này đều có một giá trị riêng, có một không hai.

Bởi vì, mỗi người đều là hình ảnh Thiên Chúa. Giàu sang hay nghèo hèn, thông minh, lỗi lạc hay hèn kém, dốt nát, xinh đẹp hay bình thường… tất cả mọi người, đều không những bình đẳng theo phẩm giá, mà còn là những nhân vật khác biệt, độc nhất vô nhị, bất khả xâm phạm.

Chúa Giêsu đã muốn mạc khải cho chúng ta cái giá trị cao cả ấy nơi mỗi một con người, qua cung cách đối xử của Ngài, đối với mọi người.

Dưới ánh mắt của Chúa, mỗi người là một giá trị độc nhất, là một đối tượng của sự tôn trọng và yêu thương.

Đây quả thực là một cái nhìn cách mạng, có giá trị cho mọi thời đại.

Không thể cải tạo xã hội, không thể cải tạo con người, không thể có một cuộc cách mạng đích thực nào, nếu không có cái nhìn tôn trọng và yêu thương ấy đối với con người.

Từ kinh nghiệm của ông thương gia Mỹ trên đây, chúng ta cũng có thể rút ra một chân lý khác nữa trong cái nhìn Kitô giáo về con người. Đó là

- Giá trị đích thực của con người, không hệ tại ở những gì họ có, mà chính là ở những gì họ trao tặng.

Và giá trị của trao tặng, không tùy thuộc ở số lượng vật chất, mà chính là ở tấm lòng của con người.

Hiểu như thế chúng ta mới thấy rằng: Dù nghèo hèn đến đâu, dù không có sắc đẹp, hay duyên đón, duyên đưa chăng nữa, ai cũng có cái gì đó để trao tặng, để chia sẻ cho người khác: Một nụ cười nhân ái, một lời nói cảm thông, một cử chỉ hòa nhã, một thái độ tha thứ, một hành động chia sẻ… ai cũng có và ai cũng có thể thực hiện được.

Chỉ khác một điều, là chúng ta có muốn thực hiện hay không, và thực hiện với tấm lòng chân thành hay không mà thôi.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con hiểu được sứ điệp, mà Chúa muốn gởi đến cho con hôm nay, để con cũng biết bắt chước Chúa mà sống độ lượng, quảng đại, yêu thương hết mọi người, từ cái nhìn, đến cách suy nghĩ, trong cách ứng xử, trong cách đánh giá tích cực, để mọi người đều được tôn trọng, xứng đáng với giá trị mà họ đáng có, đó là con Thiên Chúa. Amen.

-----------------------------------

 

Bài 16: BÀN CHÂN NĂM NGÓN

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 437

Bạn thân mến,

Một người thanh niên tên là Tony Melendez, bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ, dạo mùa hè năm 1987.

Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Đức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động, khi vị Giáo Hoàng bước xuống, từ một lễ đài cao, để ôm hôn một người thanh niên, đang hát với tiếng đàn Guitar của mình.

Điều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người?

Thưa bởi vì Tony là hiện thân của niềm Hy Vọng.

Tony đã chào đời không có hai cánh tay. Nhưng Tony đã vận dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar.

Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác, như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh…..

Anh đã biết biến sự tàn tật, kém may mắn của mình, thành một khả năng thuần thục.

Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh:

"Bí quyết nào đã giúp anh, chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường, mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế?".

Anh đã trả lời như sau:

"Tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa hãy nhận lấy con và hãy dùng con theo thánh ý Chúa. Tôi đã tự hiến cho Chúa, như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi".

*****

Không ai trong chúng ta đã chọn lựa cho mình được sinh ra hay không sinh ra.
Không ai trong chúng ta chọn lựa cho mình được làm đàn ông hay đàn bà.
Không ai trong chúng ta chọn lựa cho mình được làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn.

Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với cả một định mệnh.

Người ta vẫn nói: Có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.

Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả.

Trong chương trình Quan Phòng của Thiên Chúa, mỗi người, dù nhỏ bé, hèn mọn, dù tàn, tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng.

Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, mà nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của sự bất hạnh.

Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc, vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người.

Lắm khi chúng ta thấy được những việc kỳ diệu của Thiên Chúa, được thể hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.

Lạy Chúa, xin cho con hiểu và vui sống, theo những gì Chúa đã sắp xếp và an bài trong cuộc đời con.

Xin cho con được trở thành dụng cụ Chúa dùng, để sinh ích lợi cho chương trình của Chúa nơi trần gian này. Amen.

-------------------

 

Bài 17: ÔNG BIÊN QUẢNG ĐẠI

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 438

Bạn thân mến,

Tại vùng Texas Hoa kỳ, không ai lại không nghe lòng hảo tâm và hào hùng của anh Biên, chủ một nông trại nuôi bò to lớn.

Người ta gọi anh bằng một tên riêng đầy lòng kính trọng là “ông Biên quảng đại”, đến nỗi nhiều người không còn nhớ tên thật của anh là gì nữa, mà chỉ biết tên anh là ông Biên quảng đại.

Tuy là người giàu có nhất vùng, nhưng nếp sống của ông lại rất gần gũi với mọi người, từ người giúp việc, cho tới những người láng giềng xung quanh.

Ông có một người con duy nhất, nhưng rủi thay, trong một chuyến đi nghỉ cuối tuần, ông bị một tai nạn xe hơi, làm cho vợ và người con duy nhất bị chết.

Sau những ngày u buồn, một hôm đi dạo chơi gần nông trại, bất chợt ông gặp được một đứa trẻ rách rưới và có vẻ đang bơ vơ.

Ông gọi lại và hỏi thăm về gia đình, đứa bé không trả lời chi được, về những câu hỏi của ông.

Bởi bé mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Mới sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi, nên từ đó, em bé nay sống với người này, mai sống với người khác, lang thang đó đây. Em chỉ còn biết mỗi một điều, là tên gọi của em, bởi ai ai cũng đều gọi, đó là Jimmi, nên em biết tên mình là Jimmi.

Ông Biên liền nhận đứa trẻ về nhà làm con nuôi và làm chúc thư: Nếu ông qua đời thì tài sản của ông sẽ dành cho Jimmi, người con nuôi mới nhận được.

Nhiều người bạn thân ngạc nhiên hỏi, tại sao ông làm như vậy?

Ông Biên trả lời với một lý do duy nhất, là Jimmi giống hệt đứa con của tôi đã chết. Tôi thương nó, vì nó giống con tôi, tôi nhìn thấy con tôi nơi nó.

*****

“Tôi thương nó, vì nó giống hệt con tôi, tôi nhìn thấy con tôi nơi nó”.

Câu nói này của ông Biên gợi lại cho chúng ta mối tương quan giữa tình thương của Thiên Chúa Cha, với mỗi người chúng ta, là đồ đệ của Chúa Giêsu Kitô.

Thiên Chúa Cha đã yêu thương mỗi người chúng ta, vì chúng ta đã lãnh nhận ơn cứu rỗi, được tái tạo giống hệt như Chúa Kitô, Con Một Ngài.

Thiên Chúa Cha yêu chúng ta, vì Ngài thấy Con Một Ngài, nơi mỗi người chúng ta.

Chúa Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô:

“Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa đã đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng nhờ Con của Ngài mà thế gian được cứu độ, ai tin sẽ được cứu, ai không tin thì đã bị lên án rồi”. (Gioan 3,16-18).

 Lạy Chúa, xin ban thêm Đức tin cho con, để mỗi ngày con được trở nên giống Chúa nhiều hơn nữa, và cũng nhờ đức tin đó, mà con biết cố gắng hết sức, để sống theo lời Chúa dạy, là “Các con hãy nên trọn lành như Cha các ở trên trời là Đấng trọn lành”. Amen

-------------------

 

Bài 18: PHƯƠNG CÁCH GIÚP TA GƯỢNG DẬY VÀ ĐỨNG LÊN SAU THẤT BẠI

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 439

Bạn thân mến,

Cuộc sống con người vốn đầy dẫy những biến động, dịch chuyển. Trong đó, có không ít những đổi thay bất ngờ, bất lợi, không như ý ta muốn, khiến ta tuyệt vọng.

Không ít người, chỉ sau một đêm thức dậy, tình yêu, cơ nghiệp tích cóp bấy lâu nay, bỗng chốc hóa thành mây khói, những người thân thiết thì ngoảnh mặt quay lưng, còn chăng là chết lặng, cay đắng và ngậm ngùi.

Vịn vào đâu để ta có thể gượng dậy và đứng lên?

Đây là một câu hỏi lớn, mà không phải ai ai cũng tìm ra được lời giải đáp.

Do đó, hàng ngày trong xã hội, xảy ra nhan nhản những chuyện bi thương, chọn cái chết, như là giải pháp cuối cùng.

Nhưng chết cũng chưa phải là hết. Trong khi chiếc phao cứu sinh cho con người và cuộc đời vẫn còn đó, nhưng mấy ai chịu bám vào. Hãy cố mà suy nghĩ cho thấu đáo và sâu  sắc thì sẽ thấy thôi!

Khi suy nghĩ cho thấu đáo và sâu sắc vào cuộc sống, thì ta thấy rất rõ điều này: Trước khi ta có được tài sản, danh vọng, sự nghiệp... thì lúc đó, ta chỉ là một con số không to tướng.

Hiếm người, khi mới sinh ra đã đầy đủ phước phần, dư ăn, dư để… mà phần lớn chúng ta đều đi lên từ cảnh khốn khó, nhọc nhằn, của quá khứ hàn vi, thậm chí từ tay trắng.

Ấy vậy, mà khi có được rồi, họ thường nghĩ cách làm cho được nhiều thêm nữa. Nếu rủi thời không đủ phước duyên, khiến mất đi những gì đã có, thì họ đau khổ cùng cực, đến nỗi không còn thiết gì đến sống nữa.

Khi suy nghĩ cho thấu đáo và sâu sắc vào cuộc sống ta sẽ thấy: Tuy hôm nay, ta có bị tổn hại nặng nề, mất mát thê thảm thật đấy, nhưng điều đó đâu có nghiêm trọng đến mức ta phải tìm đến cái chết, phải không?

Vì trước đây, khi chưa có gì, ta vẫn sống khỏe mà, ta vẫn sống vui vẻ mà. Đã thế, ta còn ấp ủ trong mình bao hy vọng, bao ước mơ thật đẹp nữa là khác.

Ngày xưa tay trắng, ta vẫn vui vẻ lạc quan, phấn đấu, thì nay lại trắng tay, quá lắm cũng bằng ngày xưa, chứ đâu đã đến nỗi nào ?

Cứ suy xét cho cặn kẻ thấu đáo thì sẽ thấy được ngay cái sự đời vốn là “không không”. Hiểu như vậy, thì chắc chắn ta sẽ không dại dột gì. Mà ta lại đi tìm đến cái chết.

Nếu không đủ sức để chấp nhận “thua keo này, thì ta hãy cố mà bày ra keo khác”. Có thế, ta mới tìm được sự quân bình, mà sống thanh thản và nhẹ nhàng.

*****

Có một câu chuyện kể rằng:

Một vị thương gia lập nghiệp từ bàn tay trắng, sau đó, ông ta trở nên giàu có, kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng thời buổi kinh tế thị trường, việc làm ăn không ổn định, đã khiến cho việc mua bán của ông bị thua lỗ nặng, khiến ông phá sản, nợ nần chồng chất.

Nghĩ mãi, mà không tìm được phương cách nào để giải quyết, nên anh ta bèn đi ra bờ sông để tự tử.

Vào lúc giữa khuya một đêm nọ, anh ta đến một bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn nhè nhẹ đến hỏi cô gái:

- Có chuyện gì, mà đêm hôm khuya khoắt thế này, mà cô lại ngồi khóc một mình ở đây?

Cô gái buồn bã nói:

- Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì, không có anh ấy, tôi không sống nỗi.

Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:

- Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được mà.

Cô gái vừa nghe xong, liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.

Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng:

Khi chưa giàu có, ta vẫn sống bình thường đó thôi. Ta cũng từ tay trắng, mà làm nên sự nghiệp mà!

Lúc đó, bỗng cô gái áy náy, muốn quay lại để cám ơn thương gia. Nhưng vừa khi gặp lại, cô gái thắc mắc:

- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?

Vị thương gia ậm à, ậm ừ trả lời:

- Ừ… thì đâu có làm gì đâu, chỉ là đi tản bộ chút vậy thôi”.

Thì ra, dù đã mất tất cả, nhưng thực sự, cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi.

Đây mới là tuyệt đỉnh của trí tuệ!

*****

Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra đều trong chiến tranh, rồi lớn lên trong giai đoạn đất nước còn đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một chiếc ba lô, nhưng vẫn yêu đời, vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng, thì giờ đây, rủi thời vận xui xẻo xảy đến, thế là ta thất thế, sa cơ đến tay trắng, thì cũng chẳng đến nỗi nào, bởi vì trước đây, ta là số không, ta có cái gì đâu!

Ai suy tới được điều này thì phải nói là có trí tuệ.

Vì khổ đau, vật vã, dày vò, thù hận, thậm chí quyên sinh, khi mất mát xảy ra, thì nào ta có được gì ? Xét cho cùng, ta chỉ bị thiệt cho bản thân mình thôi.

Nhờ quán thông những suy nghĩ trên, mà người con gái trong câu chuyện, khi mất đi người yêu, cứ nghĩ là mình không thể sống nỗi nữa, mới chợt thấy rõ rằng: trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” kia, thì ta vẫn sống, và sống vui, liền lập tức đổi ý, không trầm mình xuống sông nữa.

Người thương gia trắng tay kia cũng đổi ý, khi ngộ ra rằng: Trước đây, ta cũng từ tay trắng mà làm nên. Bây giờ mà có trắng tay, thì cũng chỉ bằng ngày xưa, chứ đâu có mất mát gì đâu.

Con người sinh ra ở đời với hai bàn tay trắng. Cho nên dù thành công hay thất bại, thì cũng sẽ trở về cát bụi, cũng với hai bàn tay trắng. Vậy thì sá gì với chữ được và mất, với có và không… bởi đời là thế, bản chất của cuộc đời vốn là thế.

Lạy Chúa, Mùa Chay Thánh lại về với  chúng con. Và Mùa Chay Thánh lại được bắt đầu với ngày Lễ Tro.

Một chút tro được xức trên trán, thật ra nó chẳng là gì, nhưng hằng năm được lặp lại, để nhắc nhở chúng con một chân lý sống rất căn bản, đó là “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro”.

Xin cho những ngày con sống ở trần gian này, không quá bận tâm lo tích lũy của cải vật chất, mà còn phải biết lo tích trữ cho mình kho tàng ở trên trời, đó là tích cực làm các việc lành phúc đức, các việc từ thiện bác ái.

Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.

-------------------

 

Bài 19: CHUYỆN THẦY TU XIN THẾ CHỖ CHÚA TRÊN THÁNH GIÁ

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 440

Bạn thân mến,

Có một thầy ẩn tu tên là Xê-bat-chiêng thường đến cầu nguyện tại một nhà nguyện vắng vẻ trên núi. Trong nhà nguyện này, dân chúng có tôn kính một tượng Thánh Giá với tước hiệu là "Tượng Chúa ban ơn"

Thấy dân chúng có lòng tin, thường đến cầu xin ơn lành, thầy Xê-bat-chiêng cũng thêm lòng tin cậy.

Một hôm vắng người, thầy quỳ gối trước Thánh Giá và chân thành khấn nguyện:

"Lạy Chúa, con ước ao được chia sẻ đau khổ với Chúa, xin cho con được thế chỗ Chúa trên thánh giá".

Thầy quỳ yên lặng, mắt đăm đăm nhìn lên Thánh Giá mong Chúa đáp lời.

Một lúc sau, từ Thánh Giá có tiếng phán bảo:

"Được, Ta bằng lòng để con thế chỗ Ta trên Thánh Giá, nhưng với một điều kiện duy nhất, là bất cứ điều gì xảy ra, tai con nghe gì, mắt con thấy gì, con đều phải giữ im lặng, không được nói năng gì hết".

Xê-bat-chiêng xin hứa và đã được Chúa Giêsu cho lên thế chỗ Ngài trên Thánh Giá.

Ngày qua ngày, dân chúng vẫn đến trước tượng Thánh Giá để cầu nguyện. Không ai hay biết về việc chuyển đổi này.

Một hôm, có một ông nhà giàu đến cầu nguyện. Khi ra về, ông để quên dưới ghế quỳ cái túi, bên trong đầy những đồng tiền vàng. Thấy vậy, thầy vẫn yên lặng, đúng như điều đã hứa với Chúa.

Lúc sau, có một người khác trông rất nghèo khổ, cũng vào nhà thờ cầu nguyện, quỳ ngay chỗ có túi có đựng tiền vàng, khi đứng dậy ra về, trông thấy cái túi cạnh bên, cứ nghĩ là quà Chúa ban, nên ông ta sung sướng cầm túi đó vui vẻ ra về, và hết lòng tạ ơn Chúa.

Tiếp theo, một chàng thanh niên sắp đi xa, cũng vào nhà thờ quỳ gối cầu nguyện, để xin ơn che chở cho chuyến đi được bình an.

Nhưng, vừa khi ra anh ta bước ra khỏi cửa nhà thờ, thì gặp người phú hộ quay trở lại tìm túi tiền có vàng.

Người phú hộ nhìn quanh quẩn không thấy có ai khác, liền nghĩ ngay là chàng thanh niên đã lấy đi túi tiền vàng của mình. Cuộc tranh cãi sôi nỗi, làm ổn ào cả khu vực thánh đường và có thể đánh nhau. Có người thấy vậy, liền gọi điện thoại, mời cảnh sát nhanh chân đến giải quyết.

Không cầm lòng được nữa, từ trên Thánh Giá, thầy Xê-bat-chiêng hét lên: Dừng lại, dừng lại ngay.

Mọi người ngạc nhiên.

Thầy Xê-bat-chiêng phân trần đầu đuôi sự việc.

Người phú hộ xin lỗi chàng thanh niên, và vội vàng đi tìm người nghèo kia, để xin lại túi tiền. Chàng thanh niên cũng vội vã ra đi, để cho kịp chuyến tàu.

Khi không còn ai trong nhà nguyện, Chúa Giêsu lên tiếng bảo Xê-bat-chiêng:

"Con hãy xuống ngay khỏi Thánh Giá đi, con không xứng đáng thế chỗ cho Ta, vì con đã không biết giữ yên lặng như lời con đã hứa."

Thầy vội vã phân trần: Nhưng mà lạy Chúa, làm sao con có thể chịu đựng được cảnh bất công đó?

Chúa Giêsu đáp: Thật con không hiểu gì hết! Tiền của người phú hộ là tiền bất lương, trong khi người nghèo đói kia vất vả, mà không kiếm đủ miếng cơm manh áo cho đàn con nhỏ.

Thầy lại tiếp tục phân trần: Và nếu chàng thanh niên kia có bị cảnh sát giữ lại, anh ta sẽ bị lỡ chuyến tàu.

Chúa Giêsu đáp: Con lại không hiểu gì hết! Sự chậm trễ đó đã cứu được mạng sống anh ta. Bởi tàu của anh ta đang lao đao giữa biển cả và sắp chìm, vì sóng to, gió lớn. (Trích tuyển tập truyện hay, Giấc Mộng Vàng, trang 27)

*****

Câu chuyện này nhắc chúng ta nhớ lời Chúa trong sách tiên tri Isaia:

- Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi bấy nhiêu.

Trong suy nghĩ của con người, chúng ta không thể hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại gọi bốn môn đệ đầu tiên, để đặt nền tảng xây dựng Giáo hội. Bởi họ chỉ là những con người chài lưới, "ăn với sóng, nói với gió", ít học, quê mùa. Nhưng Chúa Giêsu đã chọn họ làm môn đệ.

Còn những Luật sĩ, những Pharisiêu, những Ký lục, là những người thông thái, thông luật, giỏi Kinh Thánh...  thì Chúa lại không chọn ai trong họ.

Cũng như chúng ta cũng vẫn tự hỏi, tại sao Chúa Giêsu không sinh ra nơi cung điện nguy nga lộng lẫy, mà lại chọn hang đá Bêlem, hôi hám, lạnh lẽo để giáng sinh?

Tại sao Chúa Giêsu lại chọn cái chết Thập giá đau đớn, tủi nhục, thê thảm, để làm phương thế cứu độ loài người ?

Ngắm nhìn Hài Nhi trong máng cỏ, hay nhìn lên tử tội Giêsu trên thập giá, chúng ta vẫn thường tự hỏi: tại sao Chúa lại thích những điều nghịch lý?

Làm sao người ta có thể nhận ra Người là Đấng Cứu Thế, là Đấng Giải Thoát nhân loại, khi Người đến trần gian trong dáng vẻ yếu đuối, bé bỏng, của một Hài Nhi mới sinh, nơi hang lừa, máng cỏ?

Thánh Phaolô đã từng thốt lên: Trong khi người Hy lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, trong khi người Do thái tìm các dấu lạ, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, một sự điên rồ đối với lý trí nhân loại.

Bởi đó, đường lối của Thiên Chúa không phải là đường lối của con người.

Thiên Chúa là Thiên Chúa. Con người là thụ tạo.

Chúa Giêsu thường chọn những cái nghịch lý, để làm những điều kỳ diệu, những điều vĩ đại.

Tám mối phúc, đúng thật là nghịch lý đối với người đời, nhưng lại là Hiến Chương Nước Trời.

Chúa Giêsu không đến trần gian với sức mạnh, bạo lực, mà đến với những gì là yếu ớt, mỏng manh, kết tụ nơi Hài Nhi bé nhỏ mới sinh.

Khi Chúa Giêsu kêu gọi những người tầm thường, những người khiêm nhường, bé nhỏ, mỏng manh, chính là để khơi dậy nơi con người cái chân tâm, để rồi tình yêu của Người sẽ giúp họ biến đổi, để trở nên những rường cột của Giáo hội.

Như thế Chúa nhìn con người với cái nhìn yêu thương, tôn trọng, luôn thấy cái tốt, cái đáng yêu nơi mỗi người, cho dù họ nhỏ bé, họ tầm thường. Chính sự bé nhỏ đó mà Chúa biến đổi để nên lớn lao.

*****

Mỗi người chúng ta trong cách nhìn về tha nhân, cũng cần phải học theo gương của Chúa Giêsu. Đó là cái nhìn về phía đàng trước, nhìn về phía tương lai.

Nhiều lần, ta khóa chặt anh chị em mình trong những quá khứ lỗi lầm. Nhiều khi chỉ vì vài xích mích, chỉ vài lỗi lầm nhỏ trong cuộc sống, mà ta lại vịn vào đó, để phủ nhận, để phán đoán và để đánh giá họ, theo những suy nghĩ, có khi rất thành kiến của mình.

Cũng như có người giận Cha xứ, mà bỏ Nhà thờ, không đi lễ, không xưng tội, không rước lễ.

Có người tâm sự: Mọi người coi tôi như một người xấu xa, ai cũng lên án, ai cũng xa lánh, cùng lắm chỉ thương hại, không có cánh cửa mở ra phía trước cho tôi.

Về mặt xã hội, mấy mươi năm qua, xã hội ta cũng có thái độ xét đoán con người giống như thế.

"Chủ nghĩa lý lịch" tạo nên những sự kỳ thị khủng khiếp.

Biết bao nhân tài bị mai một, không phát huy được tài năng chỉ vì lý lịch.

Biết bao kẻ bất tài, nhưng nhờ lý lịch được thăng quan tiến chức.

Khóa chặt con người trong quá khứ, một quá khứ do cha mẹ, do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ tạo nên, rõ ràng là một sự bất công.

Vì quá khứ ấy, mà mọi cánh cửa đáng lẽ phải mở ra cho tương lai sáng lạn, rực rỡ, thì tất cả đều đã bị khóa chặt.

Tất nhiên, không phải chỉ có cá nhân đó mới bị thiệt thòi, mà cả xã hội, mà cả đất nước cũng bị thiệt thòi không phải là ít.

Cho nên, xem ra con người ta vẫn thích nhìn lại phía đàng sau, hơn là nhìn về phía đàng trước.

*****

Trong khi đó, niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ cho tương lai, lại thúc bách ta nhìn về phía tương lai.

Nhìn về phía tương lai, là không chấp nhận thái độ thất vọng: thất vọng về chính mình, về anh em mình, về xã hội mình.

Nhìn về phía tương lai, là thay thế thất vọng, bằng niềm tin: Tin vào chính mình, vào con người, vào cuộc đời...

Và trên hết, cũng sâu xa nhất, là hãy tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ và dẫn đưa chúng ta đi về tương lai thật rạng rỡ, tràn đầy hy vọng, đời này và đời sau.

Lạy Chúa, xin ban cho con một tấm lòng rộng lượng và quảng đại, trong cái nhìn, trong cách đánh giá, trong cách ứng xử, để mọi người có cơ hội để sống đúng với  nhân phẩm của họ, và chính bản thân con, nhờ đó cũng xứng đáng được gọi là con Chúa, xứng đáng được hưởng lòng thương xót Chúa. Amen.

----------------------------------

 

Bài 20: NÀY LÀ CON TA YÊU DẤU

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 441

Bạn thân mến,

Ngày 16 tháng 10 năm 1995, khoảng 400 ngàn người da màu tập trung về thủ đô Hoa Thịnh Đốn tham dự ngày “Million men march” (một triệu người diễn hành). Cả thế giới đứng tim, vì nghĩ rằng: Sẽ có bạo động.

Nhưng thực tế đã khác hơn dự đoán. Không riêng gì ông Louis Farakhan, mà cả cộng đồng dân gốc Phi-Mỹ đều cảm thấy bất ổn và tự ti, vì sắc dân của họ. Bởi:

- Nhiều gia đình và con cái họ bị bỏ rơi.
- Tội ác tăng trưởng quá nhanh trong cộng đồng da đen.
- Tỷ số thanh thiếu niên bỏ học rất cao.
- Hút chích nhiều và tù tội tăng nhanh khủng khiếp.
- Khu phố họ sống rất bệ rạc, ồn ào và thiếu vệ sinh.
- Công việc họ làm, tuy nặng nhọc, nhưng lương bổng lại quá thấp.

Họ thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm của mình và nhất quyết canh tân. Họ đã thức tỉnh, họ đã biết tự trọng, họ can đảm nhận trách nhiệm và họ được tái sinh khi quyết canh tân.

Ông Farakhan hô hào, kêu gọi các chủ gia đình:

- Hãy về thay đổi lối sống.
- Hãy về chăm chỉ học hành.
- Hãy về chăm sóc gia đình.
- Hãy chứng tỏ niềm tin của mình nơi Mai-sen, nơi Giêsu và nơi Mohamet.

Mọi người nhiệt tình hưởng ứng và ai nấy đều ra về trong một tinh thần mới:

- Thống hối,
- Canh tân,
- Tự trọng và
- Thăng tiến.

Với thành quả trên, ông Farakhan đã trở nên một lãnh tụ quan trọng và nổi tiếng.

- Vì ông đã tranh đấu cho bình đẳng, cho tự do và cho nhân quyền.
- Vì ông đã kêu gọi cộng đồng người da đen hãy tự trọng, hãy tự cứu mình, hãy tự xây dựng tương lai và nhất tề tạo cho mình một thế đứng hiển hách và oai phong trong cộng đồng nước Mỹ và trên thế giới. 

*****

Tinh thần của ngày “một triệu người diễn hành”, chính là hướng đi và cái mốc tối ưu của mỗi Kitô hữu chúng ta, khi suy gẫm về biến cố Đức Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giô-đan (Mt 3,13-17).

Đức Giêsu không theo thị hiếu của quần chúng, như một số người đi ngó xem Gioan Tẩy giả làm gì, sống ra sao và giảng dạy thế nào!

Đức Giêsu khiêm tốn, nối đuôi theo những người thiện chí, đến xin Gioan cử hành phép Rửa thống hối, như một quyết tâm, trước khi lên đường thực hiện sứ mạng rao Giảng Tin Mừng.

Gioan đã sững sờ, khi nhận ra Đức Giêsu trong đám đông và hoảng hốt thân thưa:

“Xin Thầy hãy rửa tôi, tôi đâu dám rửa cho thầy!”

Và Đức Kitô khiêm tốn trả lời:

“Hãy chu toàn bổn phận của ông. Chúng ta phải thực thi thánh ý Thiên Chúa và giữ trọn lề luật.”

Đức Kitô đã không cho là hèn, là tầm thưởng, là ngoại lệ, khi khiêm tốn đến với Gioan.

Tâm tình vâng phục và khiêm hạ này đã làm cho Thiên Chúa Cha hài lòng và cảm động, khi ban Thánh Linh cho Ngài và đã công khai tuyên dương:

“Đây là Con dấu yêu của Ta, hãy vâng nghe lời Ngài”.

Vì Ngài vâng phục, vì Ngài xả thân, vì Ngài quên mình và vì Ngài coi bản thân Ngài như kém hơn Gioan một bậc, dù Ngài đã tạo dựng nên Gioan, nên Thiên Chúa Cha đã nhắn nhủ chúng ta phải vâng nghe lời và phải noi theo gương Ngài.

*****

Có lẽ chúng ta đã đọc sách thánh, đã nghe giảng dạy, hay đã chia sẻ Lời Chúa nhiều lần.

Có lẽ tâm chúng ta cũng đã bị đánh động và cũng đã quyết tâm vài lần.

Có lẽ chúng ta đã có những dự án hay đã có những chương trình hành động.

Nhưng rồi, tình trạng dậm chân tại chỗ, với cuộc sống tầm thường hay sút kém, là dấu chỉ chúng ta chưa cố gắng đủ, để vượt qua các hy sinh, các chướng ngại, các khó khăn và chưa thoát ra cái vỏ sò cứng ngắc hay cái tôi nhiễm đặc: “tham sân si" đang giam cầm và gậm nhấm chúng ta.

Ngoan hiền trong thánh đường, nhu mì khi đến toà Giải Tội, sốt sắng khi lên Rước Chúa, rộng lượng khi dâng cúng, là những dấu hiệu khởi sắc và đáng khuyến khích, nhưng chưa đủ. Chúng ta không được dừng lại ở đó.

Hãy đem đạo vào đời, vào công sở, vào thương trường, vào nghề nghiệp và nhất là hãy đưa đời sống đạo vào trong gia đình và vào trong các sinh hoạt tôn giáo.

Hãy để ngũ thường “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” có cơ hội trưởng thành, phát triển và sinh hoa trái.

Khi việc tu thân đã hoàn tất và tề gia đã ổn định, thì chúng ta sẽ sảng khoái bước sang lãnh địa trị quốc và tự tin giang tay bình thiên hạ.

Cuối cùng chúng ta sẽ giống như Chúa Giêsu, là trở thành những người con dấu yêu của Chúa Cha, sẽ được sai đi làm sứ mạng cứu nhân, độ thế, và làm chứng nhân cho công bình, cho lẽ phải, cho bác ái, cho yêu thương và cho tự do giữa nhân gian.

Lạy Chúa, xin cho con luôn biết khiêm tốn nhận ra những khuyết điểm, những yếu đuối lỗi lầm, nhất là biết quyết tâm thường xuyên canh tân chỉnh sửa cuộc sống, để từ đó, con cũng sẽ giúp cho nhiều người mạnh dạn đứng lên lãnh nhận lời chúc phúc của Thiên Chúa Cha: “Này là con Ta yêu dấu”.

Lạy Chúa, xin giúp con thực hiện những quyết tâm hôm nay. Amen.

--------------------------------------------------

Những sách đã in (34 cuốn):
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/nhung-sach-da-in-1654.html

*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 trở lại)

I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (3 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/
1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1
2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2
3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3

II. – Chuyện đời chuyện đạo: (5 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/
1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1
2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2
3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3
4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4
5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5

III. - Chuyện kể cho các gia đình: (15 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/
1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1
2. Đừng bỏ cuộc - sách 2
3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3
4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4
5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5
6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6
7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7
8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8
9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9
10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10
11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11
12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12
13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13
14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
15. Chuyện cô giáo năm xưa - Sách 15

IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/
1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1
2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2
3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3
4. Căn hầm bí mật - Sách 4
5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5
6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6
7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7
8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8

V. – Kho sách quý: (3 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/
1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1
2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2
3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3

----------------------------------------------

 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây