Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình Bài 529: Thành phố cổ Qumran nổi tiếng ------------------------------------
Bạn thân mến,
Trong một chương trình phát sóng ‘Nhìn ra Thế giới’, đài truyền hình Vĩnh Long có giới thiệu đến người xem những Thành Phố cổ, một thời nỗi tiếng của đất nước Do Thái. (Phim nước ngoài, thuyết minh Anh ngữ, phụ đề Hàn ngữ, thông dịch Việt ngữ).
Một trong bốn thành phố cổ nổi tiếng là Qumran.
Nơi đây, có các hang động lừng danh về mặt lịch sử. Chính tại một trong các hang động ấy, Bộ sách Kinh Thánh cổ quý giá của đạo Công Giáo đã được tìm thấy, trong một trường hợp hi hữu, bất ngờ và ly kỳ khó tin.
Bộ Kinh Thánh không cố ý tìm, mà lại gặp được, nhờ một hôm, người chăn chiên mất chiên, đã đi vào trong các hang để tìm con chiên lạc.
Các hang động ở đây, xưa nay vẫn thường dành làm chỗ trú ngụ cho đàn chiên, và từ lâu, cũng là nơi của nhiều người chạy giặc ẩn náu, cũng có thể nói là nơi an toàn để cất giữ nhiều cổ vật quý giá, phòng khỏi đạo quân lân bang đánh phá, cướp bóc.
Qua đó, có sự tương hợp nối kết hai động thái gợi ý độc đáo này:
- đi tìm chiên lạc, mà ngẫu nhiên phát hiện bộ Kinh Thánh đã mất.
Có thể nói: đi tìm chiên lạc, là tìm thấy ý Chúa.
Vì khi đi tìm chiên lạc, gặp lại bộ Kinh Thánh đã lạc, mà Kinh Thánh bao gồm những lời Chúa và thánh ý Thiên Chúa, được bày tỏ qua thánh chỉ Ngài dạy dỗ dân! Cũng có thể nói là tìm thấy Chúa.
*****
Trong tường thuật của thánh Luca (Lc 15,1-32), chúng ta thấy có ghi lại cuộc tranh luận giữa Đức Chúa Giêsu và những người Pharisêu, cùng các kinh sư:
Họ lên án Đức Chúa Giêsu là thường hay thân gần với những người tội lỗi, những người thu thuế, mà còn ăn uống với họ nữa.
Một cách khách quan, để giúp họ hiểu và tránh khỏi quan điểm và thái độ tách biệt cố hữu lầm lạc xưa nay, Đức Chúa Giêsu đã đưa ra ba câu chuyện, như là ba bức minh họa, để họ suy ngẫm:
- Chuyện một con chiên lạc xa đàn, - Đồng tiền bị lạc mất - Đứa con trai hoang đàng của người cha nhân hậu.
Chiên lạc được chủ tìm gặp, âu yếm vác trên vai đưa về đàn, rồi mở tiệc, mời bầu bạn thỏa tình vui mừng.
Đồng tiền lạc mất cũng được người phụ nữ tìm thấy, qua bao vất vả, rồi cũng mở tiệc, mời bạn bè lối xóm đến, chia vui, ăn mừng.
Phần đứa con trai đi hoang đàng, sau một thời gian ngắn, nó nhận ra tình huống thật tồi tệ và thê thảm đang xảy đến với mình, nó mới hồi tâm, rụt rè quay trở về với cha.
Người cha thì vui mừng, tha thứ, bằng vòng tay ôm choàng lấy con vào lòng, ở tận bên ngoài cổng, cùng với những nụ hôn nồng ấm thuở nào, mà anh đã từng rất quen đón nhận.
Người cha cũng đã mở tiệc linh đình, cùng vui mừng với mọi người, vì ‘con ông đã mất, mà nay lại tìm thấy’.
Qua tất cả những bức ảnh minh họa trên, chúng ta thấy đâu là ý tưởng then chốt, mà Đức Giêsu muốn truyền đạt cho những người Pharisêu, kinh sư và biệt phái, những người tự hào, cho mình là thiện hảo, để rồi xa lánh những người tội lỗi, những người thu thuế ?
*****
Dẫu biết rằng: “không ai chỉ có một quá khứ, mà không có tương lai” (Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận).
Ý tưởng này có hàm ý bộc lộ ý tưởng, mà Đức Giêsu lồng vào trong 3 dụ ngôn, như 3 bức tranh, trong 3 câu chuyện được minh họa.
Trước tiên, chân lý được khẳng định dứt khoát, với Thiên Chúa, không có gì do Ngài dựng nên, mà không trong trật tự kỳ diệu và trọn hảo tốt đẹp. Cho dù là ‘vật vô tri như đồng xu’, ‘sinh động vật’ mang sự sống với bản năng xúc cảm ít niều cảm thức như con chiên lạc, ‘con người như đứa con hoang đàng, sinh vật cao trọng.
Cả ba thí dụ là hình ảnh ba đại diện mang tính tổng hợp. Tất cả phân bổ theo đẳng cấp giá trị cao thấp theo nguyên lý của Đấng tạo dựng, ấn định cho mỗi chủng loại hiện hữu, để tất cả lệ thuộc vào nguyên tắc sinh tồn và sự cân bằng sinh thái hài hòa vũ trụ. Vì thế Ngài không muốn những gì, mà Ngài dựng nên, bị mai một vì bất kỳ lý do gì. Tất cả, cho dù ở tôn ti đẳng cấp nào, vẫn cần được gìn giữ, chăm sóc, bảo tồn nguyên vẹn hoàn hảo, tốt đẹp, thế giá.
Điều thứ hai, ở cuộc đàm luận, ở đây hay nhiều nơi khác, người Pharisêu và kinh sư không thể hiểu ra hay chấp nhận Đấng họ đang đối diện, như Người muốn ủy thác chính mình cho họ, Người là Đấng tìm chiên lạc!
Vai trò và sứ mệnh đó là vai trò và sứ mệnh được ủy thác cho Người, chỉ còn việc hoàn tất, tuy hiện tại chỉ mới khởi đầu, bước tiền khởi sự tái tạo mọi sự đã và còn hư đi vì tội và vì quyền lực của quỷ thần gieo rắc.
Điều như vậy, người biệt phái chẳng hề muốn biết! Mà nếu Đức Giêsu có nói để họ biết thì họ vẫn chẳng thấy tự thay đổi được gì, trừ một số nhỏ như Nicôđêmô!
Điều thứ ba, Đức Giêsu muốn những người Pharisêu, kinh sư khả thi tự hiểu mình ra làm sao trong ba câu chuyện, mà Người nói với họ, mong họ đón nhận và đổi mới.
Suy cho cùng, chính những người này thật sự là những con chiên đang ‘rất lạc’, nhưng không phải một con, mà ‘cả đàn lạc’.
Nếu chỉ lạc thôi, chưa hẳn đã mất hay sẽ mất, hoặc không giá trị nữa! Mất xác, mất hồn hay tiêu tán giá trị chỉ khi không biết quay lại để về.
Thứ làm ra lạc, chính là cái gieo rắc đam mê. Tội thì làm cho kẻ vấp ngã ra vong thân, hoen ố danh giá, nhưng phẩm tính vẫn là hình ảnh Thiên Chúa hay họa phẩm Thiên Chúa vẫn không thế hủy diệt, dẫu có bị mờ mịt.
Giá trị vô song, chính là ân ban cao cả được mang bản tính người trong đời trần.
Nhưng làm sao, để giữa ‘người’ với nhau, có ‘tầm nhìn’ nâng cấp đến toàn hảo, mỗi khi nhìn người khác, bằng cả thực chất là bản tính đồng nhất. Đồng nhất trong cùng một ngôi nhà chung, đồng nhất trong ‘kiếp sống người’, chung hành tính diệu kỳ, nhưng có tầm giới hạng, lại đầy thữ thách tấn kích cho dẫu mỏng dòn.
Nhân loại là đoàn dân Chúa dựng nên. Sau tội Adong, đã trở nên đàn chiên lạc.
Thời Đức Giêsu đi rao giảng, có Gioan Tiền hô làm chứng, vẫn có những người thuộc thành phần không tiếp nhận Người.
Vậy có nên khám phá ra một thứ chiên mang hình thái thứ ba không?
- Chiên tốt, thì ai cũng nhận ra được: Có khả năng nhận biết chủ, nghe biết tiếng chủ, đi theo chủ;
- Kế đến là chiên lạc, chiên rơi vào một bối cảnh nào đó, thay vì nhận ra đen tối đằng sau vẻ hấp dẫn, thì chỉ thấy toàn ánh hào quang ‘lóa mắt’, đâm ra vấp chân, té ngã, như chụp nắm lấy một ảo giác, tỉnh dậy vẫn có ân hận, rất muốn quay về.
Bác sĩ Seguin với ‘con chiên cái’ trong chuyện ngụ ngôn La Fontaine đã cho thấy có sự đồng tình trong suy nghĩ như vậy;
- Sau cùng là ‘chiên không tên’, chiên không lạc, mà đầy tự hào là chiên ‘tốt’, sống trong tâm thế tự giáo điều, ‘chủ quản cực đoan’.
Triệu chứng dễ nhận ra của họ là sống theo lối người đi vừa hát khúc ‘tình ca’: ‘đường ta ta cứ đi’, ngang nhiên bước đi tới, dù tình huống có lâm trận ‘điếc không sợ súng’, hoặc không muốn thay đổi theo kiểu ‘ếch ngồi đáy giếng’ an vị, thay đổi thì sợ, vươn lên nơi khác biết có thành công hay rủi ro, rơi lạc phải hiểm họa nào khác?
Họ bế tắc khả năng cảm thức được tiếng Chúa mời gọi và mỏi mòn chờ đợi họ, như người cha đợi mong con trở về, cùng sống an bình trong hạnh phúc đoàn tụ. Nhìn lại, Đức Giêsu trong khao khát: những người Pharisêu, kinh sư hãy nghiền ngẫm để thấy chính họ qua thái độ phán ứng của người anh cả đối với em thứ trong câu chuyện để hồi tâm.
Lời mời gọi của Người dành cho họ: hãy có tâm hồn rộng mở, để đón nhận ít nhiều cảm thông, như cảm thông đứa em hoang đàng trở về, từ chốn sa đọa tội lỗi, là đại diện cho những người thu thuế, và tất cả những người tội lỗi khác trong thiên hạ.
Câu chuyện được kể, mở đầu, gồm ba nhân vật, mà có tới ba mặt, ba lòng. Nhưng kết thúc, thì còn lại ba mặt, một tấm lòng. Kẻ tội nhân quay về để sống trong đàn chiên hợp nhất, kẻ lành biết yêu thương cảm thông, quên mình, đón nhận để có chung tâm tình đi đến hài hòa, chung niềm vui sướng trong cùng Nước Chúa hiển trị. Nếp sống đó hạnh phúc biết bao cho hôm nay và nhất là mãi đến muôn nghìn sau trong Nước Trời hằng sống!
Lạy Đức Giêsu, Đấng đi tìm chiên lạc mang về đoàn tụ trong đàn chiên hợp nhất. Xin khắc ghi sứ mệnh cao cả ấy vào tâm khảm con, sứ mệnh thiêng liêng, đẹp tình con thảo của Cha trên trời và đẹp tình làm người đồng môn nhân loại trên dương thế này.
Xin cho con biết và quyết tâm thực hành.
Lạy Chúa, xin Chúa luôn hằng ở kề bên con, để nâng đỡ con. Amen.