Tổng Luận Thần Học - Phần I: Câu hỏi 4: CÁC SỰ HOÀN HẢO CỦA THIÊN CHÚA (3 tiết) - Th. Tôma Aquinô

Thứ hai - 24/06/2024 03:06
Tổng Luận Thần Học - Phần I:  Câu hỏi 4: CÁC SỰ HOÀN HẢO CỦA THIÊN CHÚA  (3 tiết)  - Th. Tôma Aquinô
Tổng Luận Thần Học - Phần I: Câu hỏi 4: CÁC SỰ HOÀN HẢO CỦA THIÊN CHÚA (3 tiết) - Th. Tôma Aquinô
Tổng Luận Thần Học - Phần I:
Câu hỏi 4: CÁC SỰ HOÀN HẢO CỦA THIÊN CHÚA
(3 tiết)
Th. Tôma Aquinô

---------------------------------

Đã nghiên cứu đơn giản tính của Thiên Chúa, chúng ta sẽ nghiên cứu sự hoàn hảo Chiên Thiên Chúa. Mọi sự được gọi là tốt theo hoàn hảo: Chúng ta, trước hết, sẽ nói đến sự hoàn hảo của Thiên Chúa; thứ đến, sẽ nói về sự tốt của Thiên Chúa.

Liên hệ sự hoàn hảo của Thiên Chúa, chúng ta sẽ sưu tầm 3 điểm:

---------------------------------
Nội Dung:

TIẾT 1: THIÊN CHÚA HOÀN HẢO KHÔNG?. 1
TIẾT 2: CÁC SỰ HOÀN HẢO CỦA MỌI VẬT, CÓ Ở NƠI THIÊN CHÚA KHÔNG?  3
TIẾT 3: CÓ THỤ TẠO NÀO TƯƠNG TỰ VỚI THIÊN CHÚA KHÔNG?. 5

---------------------------------
 

TIẾT 1: THIÊN CHÚA HOÀN HẢO KHÔNG?


VẤN NẠN

Xem ra việc có sự hoàn hảo không thuộc về Thiên Chúa.

1. Chúng ta nói một vật hoàn hảo, nếu vật này đã được hoàn thành đầy đủ. Nhưng được hoàn thành không thích hợp với Thiên Chúa. Bởi đó, việc có sự hoàn hảo cũng không thích hợp với Thiên Chúa.

2. Thiên Chúa là nguyên lý các vật. Mà các vật xem ra không hoàn hảo, vì hạt giống là nguyên lý của cây cối. Nên Thiên Chúa không hoàn hảo.

3. Như đã trình bày ở trước, yếu tính của Thiên Chúa chính là sự hiện hữu xem ra rất mực không hoàn hảo, bởi vì sự hiện hữu phổ quát nhất và có khả năng lãnh nhận tất cả một sự thay đổi. Nên Thiên Chúa không hoàn hảo.

TRÁI LẠI

Như 24 ghi chép: “Vậy anh em hãy nên hoàn hảo như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn hảo” (Mt 5,48).

TRẢ LỜI

Như Triết gia thuật lại, một số Triết gia thời cổ, tức là, các triết gia môn phải Pythagores và triết gia Speusippus, không hình dung nguyên nhân đệ nhất là tốt nhất, là hoàn hảo nhất. Lý do là các triết gia thời cổ chỉ nghiên cứu chất thể đệ nhất; mà chất thể đệ nhất thì bất hoàn hất. Vì chất thể, về phương diện là chất thể, thì thuần tuý tiềm thể, nên nguyên nhân chất thể đệ nhất phải là tiềm thể cách tuyệt đối, và như vậy, nó bất toàn nhất. Nhưng Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất, không phải là nguyên nhân chất thể, nhưng là nguyên nhân đệ nhất trong trật tự nguyên nhân tác thành, là nguyên nhân hoàn hảo nhất. Vì chính chất thể, thì thuần tuý tiềm thể, và chính tác nhân, về phương diện tác nhân, thì hiện thể. Bởi đó, nguyên nhân hoạt động đầu tiên phải là hiện thể nhất, và do đó, là hoàn hảo nhất; vì vật được nói là hoàn hảo theo tỷ lệ hiện thể của nó, vì chúng ta gọi là hoàn hảo một cái gì không thiếu cách nào trong sự hoàn hảo của nó.

GIẢI ĐÁP

1. Như Grégoire nói: Dầu môi miệng chúng ta chỉ có thể cà lăm, chúng ta vẫn ca hát những việc cao cả của Thiên Chúa (Moral, 5,36). Vì cái gì không được tác thành, thì được gọi là hoàn hảo một cách không thích đáng. Tuy vậy, bởi vì các vật bắt đầu hiện hữu, được gọi là hoàn hảo, khi nó từ tiềm thể tính, được làm trở nên hiện thể, thì tiếng “hoàn hảo” theo nghĩa rộng, nói lên bất cứ cái gì không thiếu hụt trong hiện thể hiện hữu của nó.

2. Nguyên lý chất thể, đối với chúng ta, thì bất toàn và tuyệt đối, không phải là nguyên lý đệ nhất. Nhưng nó đòi phải có trước nó một nguyên lý khác hoàn hảo. Như vậy tình địch, dầu là nguyên lý cho động vật được sinh sản bởi nó, thì đòi có cong động vật hiện hữu trước nó; hoặc hạt giống là nguyên lý cho cây, nhưng vẫn đòi phải có cây trước chính nó. Vì cái gì hiện hữu trước vật tiềm thể, phải là hiện thể, vì vật tiềm thể được đem đến hiện thể, đòi tất nhiên phải có trước một vật hiện thể.

3. Chính sự hiện hữu, thì hoàn hảo tột bậc trong tất cả các vật, vì sự hiện hữu so sánh với tất cả các vật, nó là hiện thể. Vì không vật nào hiện thể, nếu nó không hiện hữu. Sự hiện hữu là hiện thể của tất cả các vật, và là hiện thể của chính các mô thể. Bởi đó, sự hiện hữu không so sánh với các vật khác như vật lãnh nhận đối với vật được lãnh nhận, nhưng nói đúng hơn, như vật được lãnh nhận đối với vật lãnh nhận. Vậy khi chúng ta nói đến sự hiện hữu của người ta hoặc của con ngựa, hoặc bất cứ vật gì khác, sự hiện hữu được coi như là nguyên lý mô thể, và như một vật được lãnh nhận, chứ không phải như một vật gì mà sự hiện hữu thuộc về vật ấy.

---------------------------------
 

TIẾT 2: CÁC SỰ HOÀN HẢO CỦA MỌI VẬT, CÓ Ở NƠI THIÊN CHÚA KHÔNG?


VẤN NẠN

Xem ra các hoàn hảo của tất cả mọi vật không có ở nơi Thiên Chúa.

1. Thiên Chúa đơn giản, như đã trình bày ở trên, đang khi các hoàn hảo của các vật, thì nhiều và đa dạng. Bởi đó, các hoàn hảo của mọi vật không thể đồng hiện hữu trong cùng một chủ thể, thì các hoàn hảo của mọi vật không có ở nơi Thiên Chúa.

2. Những gì tương phản, thì không thể đồng hiện hữu. Mà các hoàn hảo của các vật tương phản nhau, vì mỗi loại được trở nên hoàn hảo nhờ sự dị biệt thuộc loại riêng của nó. Nhưng các sự dị biệt phân chia các giống và cấu tạo nên các loại thì tương phản nhau. Bởi vì những gì tương phản nhau, không thể đồng hiện hữu cũng một chủ-thể, nên xem ra các hoàn của các vật không có ở nơi Thiên Chúa.

3. Một sinh vật thì hoàn hảo hơn cái gì chỉ có sự hiện hữu; và vật có trí năng hơn vật chỉ có sự sống. Bởi đó, sống thì hơn hiện hữu, và hiểu biết thì hơn sống. Nhưng yếu tính của Thiên Chúa là hiện hữu nguyên vẹn. Cho nên các sự hoàn hảo của sự sống, và sự hiểu biết cùng các hoàn hảo tương tự không có ở nơi Thiên Chúa.

TRÁI LẠI

Denys nói: Thiên Chúa trong sự hiện hữu duy nhất của Ngài, thì tiến chiếm hữu tất cả mọi sự (De Div. Nom., 5,9).

TRẢ LỜI

Tất cả các hoàn hảo của tất cả các vật có ơn nơi Thiên Chúa. Bởi đó, Thiên Chúa được gọi là hoàn hảo phổ quát, vì Thiên Chúa, như nhà chú giải nói, không thiếu một tối hảo nào thuộc bất cứ giống nào. Sự khẳng định này được nghiên cứu hai thể cách.

Thứ nhất, bất cứ hoàn hảo nào hiện hữu ở nơi một hiệu quả, phải gặp được ở nơi nguyên nhân sản xuất: Hoặc trong của một mô thể tính, nếu đó là một tác nhân đồng nghĩa, như khi người ta sinh sản người ta; hoặc, trong cấp bậc cao hơn, nếu đó là một tác nhân dị nghĩa; như trong mặt trời có sự tương tự của bất cứ cái gì được năng lực của mặt trời tạo nên. Vậy rõ ràng là hiệu quả thì tiền hiện hữu cách tiềm tàng ở nơi nguyên nhân tác thành; và mặc dầu tiền hiện hữu trong tiềm thể tính của nguyên nhân chất thể là tiền hiện hữu bất toàn hơn bằng một cách bất toàn chất thể, với tính cách là chất thể, thì không hoàn hảo; và một tác nhân với tính cách tác nhân, thì hoàn hảo; còn sự tiền hiện hữu cách tiềm tàng ở nơi nguyên nhân tác thành là sự hiện hữu không phải bằng cách không hoàn hảo hơn, nhưng bằng cách hoàn hảo hơn. Bởi đó, Thiên Chúa là nguyên nhân sản xuất đệ nhất của tất cả các vật, nên các hoàn hảo của tất cả các vật phải tiền hiện hữu nơi Thiên Chúa, ở một mức độ tuyệt trác hơn: Denys nói đến chứng cứ này, khi nói về Thiên Chúa: Thiên Chúa không phải là vật này, cũng không phải là vật kia; nhưng Thiên Chúa là tất cả mọi vật, với tính cách là nguyên nhân của mọi vật (De Div. Nom., ,58).

Thứ hai, vì chúng ta đã minh chứng Thiên Chúa là sự hiện hữu nguyên vẹn, là lập hữu thể. Do đó, Thiên Chúa phải chứa đựng trong chính Ngài sự hoàn hảo nguyên vẹn về sự hiện hữu. Vì rõ ràng là vật gì nóng, thì không có sự nóng hoàn hảo nguyên vẹn, vì ở nơi vật nóng này, sự nóng không được thông phần nguyên vẹn; thực thế giả như sự nóng ở nơi vật này, mà là hữu thể sự hữu, lập hữu, thì nó không thiếu một chút sự nóng nào. Bởi đó, Thiên Chúa tự lập hữu, là sự hiện hữu nguyên vẹn, là lập hữu, thì không thiếu một chút nào về sự hoàn hảo của sự hiện hữu. Cho nên, tất cả các hoàn hảo của tất cả các vật đều thuộc về sự hoàn hảo hiện hữu, vì các vật hoàn hảo chính do mức độ hiện hữu mà chúng có. Vậy kết luận sự hoàn hảo của tất cả các vật đều có ở nơi Thiên Chúa. Denys cũng nói đến chứng cứ này, khi ông nói: Thiên Chúa không hiện hữu trong một thể cách riêng biệt nào, nhưng Ngài chiếm hữu toàn thể sự hiện hữu nguyên vẹn trong chính Ngài một cách tuyệt trác không hạn định, theo các mô thể độc nhất và duy nhất (De Div. Nom., 5,4). Và Denys nói tiếp: Thiên Chúa là chính sự hiện hữu cho các vật đang tồn tại (Sđd).

GIẢI ĐÁP

1. Denys nhận xét: cũng như mặt trời đang khi tồn tại một mình và sáng chói một thể cách độc nhất và duy nhất, thì chứa đựng trong chính nó một cách trước tiên và duy nhất, các bản tính của các vật khả giác cùng nhiều phẩm chất tạp đa; huống là tất cả các vật, theo một cách đơn nhất thiên nhiên, tiền hiện hữu trong nguyên nhân của tất cả các vật (De Div. Nom., 5,8); và như thế các vật tạp đa và dị biệt với nhau, tiền hiện hữu ở nơi Thiên Chúa duy nhất, mà không làm tổn thương đơn giản tính của Thiên Chúa.

2. Sự lý luận trên đây coi như là lời giải đáp thoả đáng cho Vấn nạn 2.

3. Denys cũng nói: “Dầu chính sự hiện hữu hoàn hảo hơn sự sống; và sự sống thì hơn sự hiểu biết; nếu cả ba hoàn hảo này được suy xét riêng biệt tách rời nhau trong tư tưởng, thì sinh vật hoàn hảo hơn vật chỉ hiện hữu, vì sinh vật cũng có hiện hữu, cũng là hữu thể. Và vật có trí năng thì bao gồm cả hai sự hiện hữu và sự sống, tức là nó đồng thời là hữu thể và là sinh vật. Do đó, mặc dầu sự hiện hữu không bao gồm sự sống và sự hiểu biết, vì vật nào dự vào sự hiện hữu, thì không phải tất yếu dự vào bất cứ thể cách nào của hiện hữu, nên sự hiện hữu của Thiên Chúa bao gồm sự sống và sự hiểu biết, bởi vì không hoàn hảo nào thuộc về sự hiện hữu mà không ở nơi Ngài: Ngài là sự hiện hữu lập hữu”.

---------------------------------
 

TIẾT 3: CÓ THỤ TẠO NÀO TƯƠNG TỰ VỚI THIÊN CHÚA KHÔNG?


VẤN NẠN

Xem ra không thụ tạo nào tương tự với Thiên Chúa.

1. Có lời ghi chép: Thần nào dám sánh với Ngài, Chúa ơi! (Tv 85,8). Nhưng, trong tất cả các thụ tạo, có các thụ tạo ưu tú nhất nhờ sự tham dự được gọi là Thần. Cho nên các thụ tạo khác càng không được, nói là tương tự với Thiên Chúa.

2. Sự tương tự là một sự so sánh. Nhưng thể có sự so sánh giữa các vật thuộc những giống tạp đa; do đó, cũng không có sự tương tự nào. Như vậy, chúng ta không nói vị ngọt tương tự với màu trắng. Mà không một thụ tạo nào thuộc về cùng một giống với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không có giống, như đã trình bày ở trên. Cho nên, không có thụ tạo nào tương tự với Thiên Chúa.

3. Chúng ta nói về các vật tương tự với nhau thì các vật này cũng có cùng một mô thể. Mà không vật nào phù hợp với Thiên Chúa trong mô thể; vì duy một Thiên Chúa là yếu tính, là chính sự hiện hữu. Vậy, không có tạo vật tương tự với Thiên Chúa.

4. Hơn nữa, ở giữa các vật tương tự, có sự tương tự chung; vì tương tự thì tương tự với tương tự. Bởi đó, nếu có thụ tạo nào tương tự với Thiên Chúa, Ngài phải tương tự với một vài thụ tạo, trái ngược lời Tiên tri Isaia: Ai sánh được với Thiên Chúa, há có hình ảnh nào tương tự với Ngài chăng? (Is 40,18).

TRÁI LẠI

Có lời ghi, “Kế đó, Thiên Chúa tự phán: ‘Ta hãy dựng nên loài người theo hình ảnh Ta’ (St 1,26), và cũng đã viết: ‘Chỉ biết rằng khi Thiên Chúa xuất hiện, chúng ta sẽ tương tự với Ngài’” (1Ga 3,2).

TRẢ LỜI

Vì sự tương tự có nền tảng trên sự phù hợp hoặc sự thông phần trong mô thể; sự tương tự này thay đổi theo nhiều thể cách thông phần trong mô thể. Có những vật được gọi là tương tự, vì thông phần cùng một mô thể theo cũng một lời định nghĩa và theo cũng một thể cách thể hiện: và các vật này được gọi không những thuần tuý tương tự, mà còn bằng nhau trong sự tương tự của chúng nó, như hai vật trắng bằng nhau, được gọi là tương tự trong màu trắng; và đây là sự tương tự hoàn hảo nhất.

Một cách nữa, chúng ta nói các vật tương tự, vì chúng nó thông phần trong mô thể theo cùng một thể cách thể hiện, mặc dầu không theo cùng một mức độ, nhưng theo mức độ hơn kém nhau, như vật ít trắng hơn, được nói là tương tự với vật trắng hơn; và đó là sự tương tự không hoàn hảo.

Cách thứ ba, một vật được nói là tương tự, vì nó thông phần cùng một mô thể, nhưng không theo cũng một thể cách thể hiện như chúng ta thấy giữa các tác nhân không đơn nghĩa. Vì tất cả mỗi một tác nhân sinh sản lại chính mình theo mức độ là tác nhân, và bởi vì mỗi một vật hành động phù hợp với mô thể của mình, cái hiệu quả phải tương tự với mô thể của tác nhân. Bởi đó, nếu tác nhân được chứa đựng trong cũng một loại như hiệu quả của mình, thì sẽ có sự tương tự trong mô thể giữa vật tác thành và vật được tác thành, theo cũng một cách thể hiện của loại. Như người ta sinh sản người ta. Tuy nhiên nếu tác nhân và hiệu quả của nó không được chứa đựng trong cũng một loại, sẽ có sự tương tự, nhưng không theo cũng thể cách thể hiện thuộc về cùng một loại; như các vật được sinh sản do năng lực mặt trời, có thể đạt được một sự tương tự nào đó với mặt trời, nhưng nhất định không lãnh nhận được mô thể của mặt trời theo sự tương tự của loại, nhưng chỉ theo sự tương tự của giống. Cho nên, nếu có tác nhân không được chứa đựng trong một giống nào, thì hiệu quả của nó, thì các hiệu quả của nó mô phỏng cái mô thể của tác nhân của chúng nó một cách còn xa xôi hơn nữa, nghĩa là, chúng không thông phần sự tương tự với mô thể của tác nhân theo thể cách thể hiện thuộc loại hoặc thuộc giống, nhưng chỉ theo một thứ loại suy; như sự hiện hữu là chung cho tất cả mọi vật. Theo thể cách này, thì tất cả mọi tạo vật, về mức độ chúng nó là hữu thể, thì tương tự với Thiên Chúa, nguyên nhân đệ nhất và phổ quát của mọi hữu thể.

GIẢI ĐÁP

1. Như Denys nói (De Div. Nom. 10,7): Khi Kinh Thánh công bố không có gì tương tự với Thiên Chúa, không có ý phủ định mọi sự tương tự với Thiên Chúa. Vì cũng các vật có thể tương tự và không tương tự với Ngài: tương tự vì chúng mô phỏng Ngài trong mức độ Ngài vốn là Đấng không được mô phỏng cách hoàn hảo, vẫn có thể được mô phỏng; không tương tự, vì chúng thua kém nguyên nhân của chúng, không những thua kém trong cường độ và sự giảm bớt, như vật kém trắng hơn thua vật trắng hơn, mà còn thua kém, vì chúng không hoà hợp trong loại hoặc trong giống.

2. Thiên Chúa quan hệ với thụ tạo không phải theo các tương quan thuộc về các giống dị biệt, nhưng theo tính cách Ngài siêu việt trên mọi giống và là nguyên nhân của mọi giống.

3. Các sự tương tự của thụ tạo với Thiên Chúa được khẳng định không phải bởi sự hoà hợp mô thể và theo thể cách thể hiện của giống hoặc của loại, nhưng chỉ theo cách loại suy, vì Thiên Chúa là hữu thể tất yếu, đang khi các thụ tạo là các hữu thể thông phần.

4. Mặc dầu người ta có thể cảm nhận các thụ tạo tương tự với Thiên Chúa theo một thể cách nào đó, vẫn không có thể công nhận Ngài tương tự với chúng; bởi vì như Denys nói: “Sự tương tự cũng chỉ có thể gặp thấy giữa các vật thuộc về cùng một trật tự, chứ không giữa nguyên nhân và vật được tách thành” (De Div. Nom. 4,6). Nhờ vậy, chúng ta nói pho tượng tương tự với kiểm mẫu của nó, chứ không nói kiểu mẫu tương tự với pho tượng; như thế, người ta được nói thụ tạo tương tự với Thiên Chúa theo một thể cách nào đó, chứ không thể nói Thiên Chúa tương tự với thụ tạo.

---------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây