Tổng Luận Thần Học Th. Tôma Aquinô - Phần I: CÂU HỎI 6 – SỰ TỐT LÀNH CỦA THIÊN CHÚA (4 tiết)

Thứ bảy - 20/07/2024 05:28
Tổng Luận Thần Học Th. Tôma Aquinô - Phần I:  CÂU HỎI 6 – SỰ TỐT LÀNH CỦA THIÊN CHÚA (4 tiết)
Tổng Luận Thần Học Th. Tôma Aquinô - Phần I: CÂU HỎI 6 – SỰ TỐT LÀNH CỦA THIÊN CHÚA (4 tiết)
Tổng Luận Thần Học Th. Tôma Aquinô - Phần I:
CÂU HỎI 6 – SỰ TỐT LÀNH CỦA THIÊN CHÚA (4 tiết)


---------------------------------

Chúng ta sắp nghiên cứu sự tốt của Thiên Chúa; về mục này, chúng ta sẽ sưu tầm bốn quan điểm.

TIẾT 1: SỰ TỐT THUỘC VỀ THIÊN CHÚA KHÔNG?. 1
TIẾT 2: PHẢI CHĂNG THIÊN CHÚA LÀ SỰ TỐT TỘT BỰC?. 2
TIẾT 3: PHẢI CHĂNG DUY THIÊN CHÚA CÓ SỰ TỐT CÁCH YẾU TÍNH?. 4
TIẾT 4: PHẢI CHĂNG TẤT CẢ MỌI VẬT ĐỀU TỐT DO SỰ TỐT CỦA THIÊN CHÚA?. 6

---------------------------------
 

TIẾT 1: SỰ TỐT THUỘC VỀ THIÊN CHÚA KHÔNG?


VẤN NẠN

1. Xem ra sự tốt không thuộc về Thiên Chúa. Vì sự tốt cốt ở tại giới hạn, loại và trật tự. Nhưng ba yếu tố này không thuộc về Thiên Chúa, vì Thiên Chúa vô biên, và không bị sắp đặt quy về cái gì. Bởi đó, sự tốt không thuộc về Thiên Chúa.

2. Hơn nữa, sự tốt là cái gì mà tất cả mọi vật đều thèm muốn. Nhưng tất cả mọi vật không thèm muốn Thiên Chúa, vì tất cả mọi vật không biết Thiên Chúa: vô tri bất mộ. Bởi đó, sự tốt không thuộc về Thiên Chúa.

TRÁI LẠI

Có lời ghi chép: Thiên Chúa, tốt với những kẻ trông cậy Chúa, với tâm hồn tìm kiếm Chúa (Ac 3,5).

TRẢ LỜI

Sự tốt thuộc về Thiên Chúa, bằng cách siêu việt. Vì một vật tốt theo sự đáng đáng được thèm muốn. Tất cả mọi vật tìm kiếm sự hoàn hảo riêng của chúng, và sự hoàn hảo cùng cái mô thể của hậu quả cốt ở tại một sự tương tự với tác nhân, vì mọi tác nhân tạo ra, sự vật tương tự với chúng. Và bởi đó, chính tác nhân đáng được thèm muốn và có bản tính của sự tốt. Vì vật thực tại đáng được thèm muốn ở nơi tác nhân của nó, thì thông phần sự tương tự của tác nhân này. Bởi đó, vì Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành đệ nhất, đã sáng tạo mọi loài mọi vật, thì dĩ nhiên cái dung mạo của sự tốt và sự đáng được thèm muốn thuộc về Thiên Chúa. Cho nên Dionysius nói: Thiên Chúa được gọi là tốt, như do Ngài mà tất cả mọi vật tồn tại (De Div. Nom., 4).

GIẢI ĐÁP

1. Có giới hạn, loại và trật tự, thuộc về yếu tính của sự tốt đã được tạo thành. Nhưng sự tốt ở trong Thiên Chúa như ở trong nguyên nhân tác thành của nó; và do đó, công việc bắt buộc các vật khác có giới hạn, có các loại, có trật tự, thì thuộc quyền năng của Thiên Chúa. Bởi đó ba yếu tố này ở trong Thiên Chúa như ở trong nguyên nhân tác thành của chúng.

2. Tất cả mọi vật, vì thèm muốn sự hoàn hảo riêng của chúng, thì thèm muốn Thiên Chúa theo mức độ các hoàn hảo của tất cả mọi vật, là bấy nhiêu sự tương tự của sự hiện hữu của Thiên Chúa, đã minh chứng rõ ràng ở trên. Và trong tất cả các vật thèm muốn Thiên Chúa: có những vật biết Thiên Chúa như Thiên Chúa đang hiện hữu trong chính Ngài: đó là đặc tính riêng của các thụ tạo có trí tuệ. Còn các vật khác biết một phần nhờ thông phần vào sự tốt của Thiên Chúa: đó là, sự biết khả giác; và có những vật có sự thèm muốn thiên nhiên mà không có sự biết, như được hướng dẫn đến những cứu cánh của chúng nó do một thức giả cao đẳng.

---------------------------------
 

TIẾT 2: PHẢI CHĂNG THIÊN CHÚA LÀ SỰ TỐT TỘT BỰC?


VẤN NẠN

Xem ra Thiên Chúa không phải là sự tốt tột bực.

1. 1. Vì sự tốt tột bực thêm một cái gì cho sự tốt; nếu không thì nó thuộc về mọi cái tót. Nhưng cái gì được thêm vào cho vật khác, thì là hợp vật: cho nên sự tốt tột bực là hợp vật. Nhưng Thiên Chúa tột bực đơn giản như đã trình bày trước (CH.3, t.7). Cho nên Thiên Chúa không phải là sự tốt tột bực.

2. Hơn nữa, sự tốt là cái gì mà tất cả mọi vật đều thèm muốn, như Triết gia nói (Eth, 1,1). Nhưng sự vật được mọi vật thèm muốn chỉ là Thiên Chúa: Thiên Chúa là cứu-cánh của tất cả mọi vật. Bởi đó, không có sự tốt, ngoài trừ Thiên Chúa. Sự quả quyết này cũng được sang tỏ do lời đã ghi chép: Sao ngươi gọi Ta là Tốt? Đừng kể Thiên Chúa, chẳng ai là tốt (Lc 18,19); nhưng chúng ta dùng tiếng tột bực bằng cách so sánh với các vật khác, chẳng hạn như nói vật nóng tột-bực là có lý so sánh với tất cả mọi vật nóng khác. Bởi đó, Thiên Chúa không được gọi sự tốt tột bực.

3. Hơn nữa, “Cao tột bực” bao hàm sự so sánh. Nhưng các vật không ở trong một giống thì không thể so sánh với nhau; như vị ngọt không thể được nói một cách thích đáng rằng lớn hơn hoặc nhỏ hơn một đường gạch. Bởi đó, vì Thiên Chúa không ở trong một giống với các vật tốt khác; như đã trình bày ở trước (CH.3, t.5; CH.4, t.3). Xem ra Thiên Chúa không thể gọi là sự tốt tột bực trong tương tự với các vật tốt khác.

TRÁI LẠI

Augustin nói: “Ba Ngôi Thiên Chúa tốt tột bực, được nhận biết bởi các tâm hồn trong sạch” (De Trin., 1,2).

TRẢ LỜI

Thiên Chúa là sự tốt tột bực đối với mọi giống cũng như mọi trật tự các vật. Vì sự tốt được chỉ về Thiên Chúa, như đã trình bày, theo mức độ tất cả mọi hoàn hảo được thèm muốn phát nguyên từ Thiên Chúa với tính cách là đệ nhất nguyên nhân. Tuy nhiên, mọi hoàn hảo được ước muốn này không phát nguyên từ Thiên Chúa với tính cách một tác nhân đồng nghĩa như đã trình bày (CH.4, t.2, 3); nhưng từ một tác nhân không hoà hợp với các hiệu quả với nguyên nhân dị nghĩa được gặp thấy cách đồng dạng; nhưng chính ở nơi nguyên nhân dị nghĩa, sự tương tự này hoàn toàn hơn, như sự nóng ở nơi mặt trời thì hoàn toàn hơn sự nóng ở trong lửa. Bởi đó, vì tốt ở nơi Thiên Chúa nguyên nhân đệ nhất của tất cả mọi vật, mà không phải là nguyên nhân đồng nghĩa, nên sự tốt ở nơi Thiên Chúa, một cách hoàn hảo hơn hết, hoàn hảo tột bực; như thế Thiên Chúa được gọi là tốt tột bực.

GIẢI ĐÁP

1. Sự tốt tột bực không thêm vào cho sự tốt, một cái gì tuyệt đối, nhưng chỉ thêm một tương quan thôi. Một tương quan mà nhờ tương quan này, một sự vật được nói thuộc về Thiên Chúa tương đối với các thụ tạo thì tương quan không có thực sự ở nơi Thiên Chúa, mà chỉ có nơi thụ tạo, vì tương quan này chỉ có ở nơi Thiên Chúa bằng cách có thực sự trong tư tưởng nhân loại mà thôi. Cũng một cách đó, cái gì có thể được hiểu biết, thì được nói là có tương quan với sự tri thức, không phải vì nó quan hệ với sự tri thức, nhưng tri thức quan hệ với nó. Như thế, không phải tất nhiên có sự hỗn hợp ở nơi sự tốt tột-bực, mà chỉ có sự hỗn hợp ở các luật không hoàn toàn đối với sự tốt tột-bực.

2. Khi chúng ta nói rằng cái gì được mọi vật thèm muốn, không phải theo ý nghĩa tất cả mọi thú vật tốt đều được mọi vật thèm muốn, nhưng phải hiểu rằng: cái gì được thèm muốn, thì có bản tính của sự tốt. Và khi nói “Đừng kể Thiên Chúa, chẳng ai là tốt”, thì phải hiểu đó là sự tốt cách yếu tính như sẽ trình bày sau.

3. Các vật không thuộc về cùng một giống thì hẳn không thể so sánh với nhau, nếu chúng nó thuộc về những giống khác nhau. Nhưng chúng ta nói Thiên Chúa không ở trong cùng một giống với các vật tốt. Sự khẳng định này không có nghĩa, Thiên Chúa ở trong mọi giống nào khác. Nhưng có nghĩa, Thiên Chúa ở ngoài các giống và Ngài là nguyên nhân tác thành tất cả mọi giống, như thế Thiên Chúa được so sánh tới các vật khác bằng sự quá mực; và loại so sánh này có đối với sự tốt tột bực.

---------------------------------
 

TIẾT 3: PHẢI CHĂNG DUY THIÊN CHÚA CÓ SỰ TỐT CÁCH YẾU TÍNH?


VẤN NẠN

Xem ra tốt cách yếu tính không thuộc về Thiên Chúa.

1. Vì đơn nhất tính khả hoán với sự hiện hữu và cũng khả hoán với sự tốt, như đã nói trước (CH.5, t.1). Nhưng mỗi một hữu thể đơn nhất cách yếu tính, như thật rõ ràng theo Triết gia. Bởi đó, tất cả mọi hữu thể tốt cách yếu tính.

2. Hơn nữa, nếu sự tốt được tất cả mọi vật thèm muốn; như vậy, sự hiện hữu của mỗi một vật, là sự tốt cho nó. Nhưng tất cả mọi vật là hữu thể cách yếu tính; cho nên tất cả mọi hữu thể tốt cách yếu tính.

3. Hơn nữa, mỗi một vật tốt do sự tốt riêng của nó. Bởi đó, nếu có vật nào không tốt cách yếu tính, thì tất nhiên phải nói rằng sự tốt của nó, không phải là yếu tính riêng của nó. Bởi đó, sự tốt của nó, vì nó là một hữu thể, phải là tốt; và nếu nó tốt như một sự tốt nào khác, thì cũng một vấn đề được ứng dụng cho sự Tốt khác này. Như thế, chúng ta, hoặc là phải suy luận như thế cho tới vô cùng, hoặc là đạt tới một sự tốt mà không tốt, nhờ một sự tốt khác. Bởi đó, giả thiết thứ nhất có hiệu lực. Vậy, tất cả mọi vật đều tốt cách yếu tính.

TRÁI LẠI

Boèce đã nói: Tất cả mọi vật, ngoại trừ Thiên Chúa, chỉ tốt cách thông phần (De Hebdom.). Cho nên chúng không tốt cách yếu tính.

TRẢ LỜI

Một mình Thiên Chúa tốt cách yếu tính. Vì tất cả mọi vật được gọi là tốt theo sự hoàn hảo của chúng nó. Nhưng sự hoàn hảo ở trong một vật, thì gấp ba: thứ nhất, theo sự cấu tạo của sự hiện hữu của nó; thứ nhì, theo cách tuỳ thể được thêm vào, được coi là cần thiết cho sự hành động hoàn hảo của nó; thứ ba, sự hoàn hảo cốt ở tại sự đạt tới một sự vật khác như cứu cánh. Như vậy, thí dụ, sự hoàn hảo thứ nhất của lửa cốt ở tại sự hiện hữu của nó: lửa có sự hiện hữu do mô thể bản thể riêng của nó; sự hoàn hảo thì nhì của lừa cốt ở tại sự nóng, sự sáng và sự làm cho khô, cùng các tính chất khác tương tự; sự hoàn hảo thứ ba của lửa, là nghỉ ngơi trong nơi chỗ riêng của nó. Ba thứ hoan hảo này không thuộc về thụ tạo nào do chính yếu tính riêng của nó, ba hoàn hảo chỉ thuộc về Thiên Chúa mà thôi, vì yếu tính của Thiên Chúa là sự hiện hữu của Thiên Chúa, và ở nơi Thiên Chúa không có tiếp thể, vì tất cả bất cứ cái gì thuộc về các vật khác cách tuỳ thể, thì đều thuộc về Thiên Chúa cách yếu tính: thí dụ, có năng lực, có khôn ngoan, và các phẩm chất tương tự, như đã trình bày trước (CH.3, t.8). Hơn nữa, Thiên Chúa không quy hướng về sự vật nào khác như là cứu cánh, nhưng chính Thiên Chúa là cùng đích của tất cả mọi vật. Bởi đó, rõ ràng là một mình Thiên Chúa có tất cả mọi thứ hoàn hảo do yếu tính riêng của Ngài và một mình Ngài tốt cách yếu tính.

GIẢI ĐÁP

1. Đơn nhất không bao hàm ý niệm về sự hoàn hảo; nhưng chỉ bao hàm ý niệm về sự bất phân: sự bất phân thuộc về mọi sự vật theo yếu tính riêng của mình. Bởi đó, yếu tính các vật đơn giản bất phân cách hiện thể và tiềm thể; nhưng yếu tính các hợp vật thì chỉ bất phân cách hiện thể. Cho nên, tất cả mọi vật, thì đều bất phân cách hiện thể, nhưng không tốt cách yếu tính như đã trình bày trước.

2. Cho dầu tất cả mọi sự vật đều tốt, vì lẽ nó có sự hiện hữu; nhưng yếu tính của thụ tạo không phải chính là sự hiện hữu, và do đó, thụ tạo không tốt cách yếu tính.
3. Sự tốt của thụ tạo không phải chính là yếu tính của nó, nhưng là một cái gì được thêm vào; bởi đó, sự tốt không phải là sự hiện hữu của nó, cũng không phải là một hoàn hảo được thêm vào, cũng không phải là một quy hướng về cứu cánh của nó. Lại nữa, chính sự tốt được thêm vào như thế, được gọi là tốt, chính vì nó được gọi là sự hiện hữu. Nhưng nó được gọi là sự hiện hữu, bởi vì do nó mà một cái gì có sự hiện hữu, chứ không phải vì chính nó có sự hiện hữu do một sự vật nào khác. Bởi đó, nó được gọi là tốt, vì nhờ nó mà một sự vật được tốt, và không phải chính nó có một cái tốt khác nào làm cho nó tốt.

---------------------------------
 

TIẾT 4: PHẢI CHĂNG TẤT CẢ MỌI VẬT ĐỀU TỐT DO SỰ TỐT CỦA THIÊN CHÚA?


VẤN NẠN

1. Xem ra tất cả mọi vật tốt do sự tốt của Thiên Chúa, vì Augustin nói: “Cái này và cái kia tót. Hãy lấy cái này và cái kia đi, và hãy trông xem chính sự tốt, nếu có thể được; và như thế, hãy trông xem Thiên Chúa, tốt không phải do sự tốt nào khác, nhưng là sự tốt của mọi cái tốt” (De Trin., 8,3). Nhưng tất cả mọi sự vật đều tốt do sự tốt riêng của chúng nó, cho nên tất cả mọi sự vật tốt, thì do một sự tốt chân thật: Và một sự tốt chân thật này là chính Thiên Chúa.

2. Hơn nữa, như Boèce nói: Tất cả mọi vật được gọi là tốt tuỳ theo chúng nó được quy hướng về Thiên Chúa, và sự quy hướng này do ở sự tốt của Thiên Chúa. Bởi đó, tất cả mọi vật tốt do sự tốt của Thiên Chúa.

TRÁI LẠI

Tất cả mọi vật tốt theo mức độ chúng nó có sự hiện hữu. Nhưng chúng nó không được gọi là những hữu thể do sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng do sự hiện hữu riêng của chúng. Bởi đó, tất cả mọi vật không tốt do sự tốt của Thiên Chúa, nhưng do sự tốt riêng của chúng.

TRẢ LỜI

Khi nói về các vật tương đối, chúng nó có thể công nhận sự gọi tên do bên ngoài. Vậy một vật được gọi tên có vị trí do nơi chỗ, được đo lường do dụng cụ đo lường. Nhưng khi quan hệ đến các vật được nói cách tuyệt đối, thì có những ý kiến khác nhau. Platon, các yếu tính của tất cả mọi vật hiện hữu tách rời nhau và các cá thể được gọi tên do các yếu tính đó và được coi là thông phần các yếu tính tách rời này; thí dụ, ông Socrates được là người ta theo mô thể riêng biệt của người ta. Cũng như ông Platon để các mô thể của người ta và của ngựa tách rời riêng biệt mà ông gọi người ta tuyệt đối và con ngựa tuyệt đối, thì ông cũng để các mô thể của hữu thể và đơn nhất tách rời riêng biệt mà ông gọi là hữu thể tuyệt đối và đơn nhất tuyệt đối (Aristote, Metaph., 2,4); và do sự thông phần với hữu thể tuyệt đối và đơn nhất tuyệt đối tất cả mọi vật đều được gọi là hữu thể và đơn nhất. Ông nói: hữu thể tuyệt đối và đơn nhất tuyệt đối thế nào, thì sự tốt tột bực thể ấy. Bởi vì sự tốt khả hoán với sự thiên hữu, cũng như với đơn nhất, nếu ông gọi sự tốt tột bực là Thiên Chúa, và do Thiên Chúa, tất cả mọi vật được gọi là tốt do đường lối thông phần.

Mặc dầu ý kiến này xem ra phi lý để khẳng định rằng các mô thể tách rời riêng biệt của các vật Thiên nhiên tồn tại trong chính chúng nó. Như Aristote, chứng tỏ nhiều cách. Tuy vậy, tuyệt đối chân thật điều này, là có một vật thứ nhất nào đó hiện hữu cách yếu tính và tốt cách yếu tính, tất cả mọi vật được gọi là tốt và hữu thể theo mức độ chúng nó thông phần trong hữu thể đệ nhất này, theo một đường lối đồng hoá nào đó, mặc dầu một cách xa xôi và khiếm khuyết, như đã trình bày ở trước (CH.4, t.3).

Bởi đó, tất cả mọi vật được gọi rằng tốt do sự tốt của Thiên Chúa như do nguyên nhân mô phạm đệ nhất, nguyên nhân tác thành đệ nhất và nguyên nhân mục đích đệ nhất của tất cả mọi sự tốt. Tuy nhiên, tất cả mọi vật được gọi rằng: tốt bởi lý do có sự tương tự với sự tốt của Thiên Chúa liên hệ với chúng nó: sự tốt của Thiên Chúa, một một cách mô thể, là sự tốt riêng của chúng nó, nhờ đó mà chúng nó được gọi là tốt: và như thế, có một sự tốt đơn nhất cho mọi vật, và cũng có nhiều sự tốt.

GIẢI ĐÁP

Sự trình bày ở trên là sự giải đáp đầy đủ cho các vấn nạn ở tiết này.

---------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây