Tổng Luận Thần Học Phần I: Th. Tôma Aquinô CÂU HỎI 7 – VÔ CÙNG TÍNH CỦA THIÊN CHÚA (4 tiết)
---------------------------------
Sau khi nghiên cứu sự hoàn hảo của Thiên Chúa, chúng ta phải tìm hiểu vô cùng tính của Thiên Chúa, và sự hiện hữu của Ngài ở trong vạn vật (CH.8). Vì Thiên Chúa được nói là ở khắp mọi nơi, và ở trong tất cả mọi vật, theo mức độ Ngài vô biên và vô cùng.
Quan hệ đến vô cùng tính của Thiên Chúa, chúng ta nghiên cứu 4 vấn đề:
1. Vật vô cùng thì bất toàn, như Triết gia nói, bởi lẽ vật vô cùng, thì có các phần và có chất thể như đã nói (Aristote, Phys., 3,6). Mà Thiên Chúa hoàn hảo tột bực: Vậy Thiên Chúa không vô cùng.
2. Theo Triết gia (Aristote, Phys. 1,2), hữu hạn và vô cùng thuộc về số lượng, mà không có lượng ở nơi Thiên Chúa, vì ngài không phải là một vật thể, như đã trình bày (CH.3, t.1). Vậy, vô cùng tính không thuộc về Thiên Chúa.
3. Vật này ở đây một thể cách mà nó không có thể ở nơi khác thì hữu hạn theo nơi chỗ. Do đó, một vật nào là vật nầy theo một thể cách thể ấy mà đồng thời nó không thể là một vật khác nữa, thì hữu hạn về bản thể. Mà Thiên Chúa là một hữu thể này, chứ không phải là một hữu thể khác nữa; vì Thiên Chúa không phải là hòn đá hoặc một cây. Vậy, Thiên Chúa không vô cùng về bản thể.
TRÁI LẠI
Damascène nói: Thiên Chúa vô cùng, vĩnh cửu và vô biên (De Fide Orth., 1,4).
TRẢ LỜI
Tất cả mọi triết gia thời cổ khẳng định nguyên nhân đệ nhất có vô cùng tính, như đã nói (Aristote, Phys., 3,4) và họ đã khẳng định cách hợp lý ; vì các Triết gia ấy con vạn vật bắt nguồn từ nguyên nhân đệ nhất. Nhưng bởi vì một số trong nhóm triết gia ấy, sai lầm về bản tính của nguyên nhân đệ nhất và coi như là một hậu kết, và do đó họ cũng sai lầm về vô cùng tính của Thiên Chúa. Vì họ quả quyết chất thể là nguyên nhân đệ nhất (De Fide Orth., 1,4), và do đó, họ gán cho chất thể cái vô cùng tính chất thể, mà khẳng định một vật thể vô cùng nào đó, làm nguyên nhân đệ nhất cho tất cả mọi vật.
Chúng ta phải nghiên cứu rằng một vật được gọi là vô cùng bởi vì nó không hữu hạn. Nhưng chất thể theo một thể cách nào đó, đã bị biến thành hữu hạn do mô thể, và mô thể bị biến thành hữu hạn do chất thể. Chất thể bị biến thành hữu hạn theo mức độ là chất thể trước khi lãnh nhận cái mô thể của nó, thì nó có tiềm thể tính để lãnh nhận nhiều thứ mô thể; nhưng khi lãnh nhận một mô thể, chất thể bị giới hạn bởi mô thể đó. Lại nữa, mô thể bị biến thành hữu hạn bởi chất thể. Mô thể, theo mức độ là mô thể, được ý niệm trong chính nó, có thể chung cho nhiều cá thể; nhưng khi nó được lãnh nhận trong chất thể, mô thể bị giới hạn với một vật đặc thù nầy mà thôi. Nhưng chất thể được trở nên hoàn hảo do mô thể biến nó thành hữu hạn; và do đó, vô hạn tính khi được vinh hiển về cho chất thể, có bản tính của một cái gì bất toàn, vì vô cùng tính được coi như là chất thể không có mô thể. Còn mô thể không được hoá nên hoàn hảo bởi chất-thể, nhưng phải hơn là mô thể bị thâu nhỏ lại bởi chất thể; và do đó, vô cùng hữu, nhìn qua phía mô thể không bị giới hạn bởi chất thể, thì có bản tính một vật hoàn hảo. Nhưng sự hiện hữu là mô thể tột-bực của tất cả mọi vật như đã trình bày ở trước (CH.4, t.1). Do đó, bởi vì sự hiện hữu của Thiên Chúa không bị lãnh nhận vào trong một cái gì, nhưng Thiên Chúa chính là sự hiện hữu lập hữu của Ngài, rõ ràng Thiên Chúa là vô cùng và hoàn hảo.
GIẢI ĐÁP
1. Vấn nạn một đã giải đáp xong do sự suy luận ở trên.
2. Giới hạn của lượng được coi như là mô thể của lượng: các quan niệm này được nhận thấy qua sự kiện một hình cốt ở tại sự giới hạn của lượng, là một loại mô thể cho lượng. Bởi đó, vô cùng hữu của lượng ở trong trật tự chất thê và thứ vô cùng hữu này không chỉ được về cho Thiên Chúa, như đã nói ở trên.
3. Một sự kiện này là sự hiện hữu của Thiên Chúa, tự lập hữu không bị lãnh nhận trong một cái gì gì khác, và như thế, sự hiện hữu của Thiên Chúa được gọi là vô cùng: sự kiện này tỏ cho thấy Thiên Chúa phải phân biệt với tất cả mọi hữu thể khác, và tất cả mọi hữu thể khác phải tách ra ngoài Thánh Cả. Thí dụ, giả như có màu trắng lập hữu, do việc nó không ở trong vật nào khác, hẳn là nó sẽ phân biệt hẳn với mọi màu trắng đang hiện hữu trong các chủ thể.
Xem ra, ngoài Thiên Chúa có sự vật khác vô cùng cách yếu tính.
1. Năng lực của một vật, cân đối với yếu tính của nó. Vậy, nếu yếu tính của Thiên Chúa là vô cùng, năng lực của Ngài cũng phải là vô cùng. Bởi đó, Ngài có thể sản xuất một hiệu quả vô cùng, vì trương độ của khả năng Ngài được nhận biết do hiệu quả của nó.
2. Cái gì có năng lực vô cùng, có yếu tính vô cùng mà trí tuệ thụ tạo có năng lực vô cùng, vì trí tuệ lãnh hội phổ hữu; phổ hữu có thể áp dụng cho vô cùng cá thể. Vậy, các bản thể thụ tạo có trí năng thì vô cùng.
3. Chất thể đệ nhất là một cái gì khác Thiên Chúa, như đã trình bày ở trước (CH.3, t.8), mà chất thể đệ nhất vô cùng; vậy, ngoài Thiên Chúa còn có cái gì vô cùng.
TRÁI LẠI
Vô cùng hữu không có thể phát sinh do một nguyên nhân nào, như đã nói (Arstote, Phys. 3,4). Mà tất cả mọi vật ngoại trừ Thiên Chúa, đều phát sinh bởi Thiên Chúa, nguyên nhân đệ nhất. Bởi đó, ngoài Thiên Chúa không có sự vật nào vô cùng.
TRẢ LỜI
Các vật ngoài Thiên Chúa, có thể là vô cùng cách tương đối, chứ không vô cùng cách tuyệt đối: vì vô cùng hữu ứng dụng cho chất thể đệ nhất thì rõ ràng mỗi vật hiện hữu cách hiện thể chiếm hữu một mô thể; và như vậy chất thể của nó bị giới hạn bởi mô thể. Nhưng, bởi vì chất thể được coi như đang hiện hữu với một mô thể bản thể, còn tiềm thể tính đối với nhiều mô thể tuỳ thể: cái gì hữu hạn cách tuyệt đối, thì có thể là vô cùng cách tương đối. Thí dụ, gỗ hữu hạn theo mô thể riêng của nó, nhưng nó còn vô cùng cách tương đối theo mức độ nó tiềm thể đối với vô cùng thứ hình. Nhưng nếu chúng ta nói đến vô cùng hữu tương quan với mô thể, thì rõ ràng các vật mà những mô thể của chúng nó ở trong chất thể thì hữu hạn cách tuyệt đối, hẳn không vô cùng. Tuy nhiên, nếu các mô thể thụ tạo không bị lãnh nhận trong chất thể, nhưng sự tồn tại lập hữu, như một số người cho đó là trường hợp của các Thiên thần, thì các mô thể đó sẽ vô cùng cách tương đối theo mức độ các mô thể ấy không bị giới hạn, không bị thâu nhỏ lại bởi chất thể. Nhưng bởi vì mô-thể thụ tạo tự tồn tại lập hữu như thế có sự hiện hữu không phải là sự hiện hữu riêng do chính mình nên sự hiện hữu của chúng nó được lãnh nhận và bị thâu nhỏ lại để giới hạn cái bản tính. Vậy chúng nó không vô cùng cách tuyệt đối.
GIẢI ĐÁP
1. Trái ngược với bản tính của vật đã được sản xuất là yếu tính của nó chính là sự hiện hữu của nó, vì hữu thể lập hữu không phải hữu thể thụ tạo; và do đó, trái ngược với bản tính của vật được sản xuất là vô hạn cách tuyệt đối. Bởi đó, là Thiên Chúa, dầu Người có năng lực vô cùng, không tạo thành được một vật không bị tạo thành, vì đây là hai ý kiến mâu thuẫn, không thể hiện hữu cùng một lúc được; cũng vậy, Thiên Chúa không tạo thành được vật vô cùng tuyệt đối.
2. cái lý do tại sao năng lực của trí năng, bằng một cách nào đó, giương mình đến vô cùng sự vật, đó là vì trí năng là mô thể ở trong chất thể; nhưng hoặc là trí năng toàn diện tách rời ngoài chất thể, như các bản thể Thiên thần: hoặc ít ra trí năng có sự tách rời này, là trí năng không làm hiện thể cho cơ quan nào, cho bộ phận nào, nhưng vẫn ở trong linh hồn lý tính phối hợp với thân thể.
3. Đệ nhất chất thể không hiện hữu trong thiên nhiên do chính nó, nhưng nó chỉ là tiềm thể. Bởi đó, nó là vật được đồng sáng tạo, đúng hơn là vật được sáng tạo. Tuy nhiên, đệ nhất chất thể, cho dầu là một tiềm thể tính, cũng không vô cùng cách tuyệt đối, nhưng chỉ vô cùng cách tương đối, vì tiềm thể tính của nó, chỉ vươn đến các mô thể thiên nhiên.
Xem ra có thể có vật nào vô cùng cách hiện thể về lượng.
1. Trong toán học, không thể có sự sai lầm, vì không có sự nói láo trong các sự vật trừu tượng, mà Triết gia đã nói (Physic, 3), mà toán học sử dụng vô cùng hữu thể về lượng to lớn; nhà hình học nói: hãy để cái đường này vô cùng. Cho nên có thể có vật vô cùng về lượng to lớn.
2. Cái gì không trái ngược với bản tính của một vật nào, thì có thể hoà hợp với nó, mà vô cùng không trái ngược với bản tính của lượng to lớn, nhưng đúng hơn là cả hai hữu-hạn và vô-cùng-hữu xem ra là đặc tính của lượng. Vậy, có thể có lượng vô cùng.
3. Lượng to lớn có thể phân chia vô cùng, vì liên tục hữu được định nghĩa là cái có thể phân chia vô cùng, như đã nói rõ ràng (Physic, 3,15). Nhưng những cái trái ngược, thì có quan hệ đến cùng một sự vật duy nhất. Vì sự cộng đối lập với sự chia, và gia tăng đối lập với giảm thiểu, nên lượng to lớn có thể gia tăng đến vô cùng. Vậy lượng to lớn có thể là vô cùng.
4. Sự chuyển động và và thời gian có lượng và liên tục tính phát xuất do lượng to lớn mà sự chuyển động đi qua đó, như đã nói (Physic, 4,16), mà là vô cùng thì không trái ngược với bản tính của thế gian và sự chuyển động, vì là sự bắt đầu, vừa là sự cuối cùng. Cho nên bản tính của lượng to lớn là vô cùng thì không có gì trái ngược.
TRÁI LẠI
Mỗi vật thể, thì có diện tích mà vật thể có diện tích, thì hữu hạn; vì diện tích là giới hạn của vật thể. Cho nên tất cả mọi vật thể, thì hữu hạn. Chính diện tích và đường cũng hữu hạn. Vậy, không có sự vật nào vô cùng trong lượng to lớn.
TRẢ LỜI
Có một vật vô cùng trong yếu tính, và một vật nữa vô cùng trong lượng to lớn. Vì cho rằng có vật thể vô cùng trong lượng to lớn, như lửa, hoặc không khí, thì vật thể này cũng không vô cùng trong yếu tính, vì yếu tính của nó bị giới hạn trong loại, bởi mô thể của nó, cùng bị hạn chế trong một cá thể do chất thể. Và như thế, căn cứ vào những điều đã nói trước, không một vật thụ tạo nào vô cùng trong yếu tính, thì còn phải tìm hiểu có vật thụ tạo nào vô cùng trong lượng to lớn chăng.
Bởi đó, chúng ta phải nhận xét một vật thể có lượng to lớn đầy đủ, có thể được nghiên cứu hai cách: cách toán học, chúng ta chỉ nghiên cứu lượng của nó mà thôi; cách thiên nhiên, chúng ta chỉ nghiên cứu chất thể và mô thể của nó.
Nhưng rõ ràng một vật thể thiên nhiên không vô cùng cách hiện thể. Vì một một vật thể thiên nhiên có một mô thể bản thể nhất định. Bởi đó, các tuỳ thể đi theo mô thể bản thể; và ở giữa các tuỳ thể, thì có lượng. Như vậy, tất cả mọi vật thể thiên nhiên có lượng nhất định hơn kém to lớn. Do đó, vật thể thiên nhiên không thể là vô cùng. Cũng ứng dụng sự suy luận này với sự chuyển động, vì tất cả mọi vật thể thiên nhiên có sự chuyển động thiên nhiên. Nhưng vật thể vô cùng không có thể có sự chuyển động thiên nhiên. Không có sự chuyển động theo đường thẳng, vì không vật thể nào, chuyển động theo đường thẳng, nếu nó k,, di chuyển ra ngoài nơi chỗ của nó. Nhưng sự di chuyển ngoài nơi chỗ không thể xảy ra đối với vật thể vô cùng; vì vật thể vô cùng chiếm tất cả mọi chỗ, và như thế, tất cả mọi nơi chỗ đều là của nó. Nó cũng không thể có sự chuyển động vòng tròn, vì sự chuyển động vòng tròn đòi phải có một phần vật thể, một cách tất nhiên, được đem đến nơi chỗ đang bị chiếm bởi một phần nữa: sự việc không thể xảy ra đối với vật thể hình tròn vô cùng: vì nếu hai đường vẽ từ tâm điếm càng ra xa cách tâm điểm, thì càng cách xa nhau. Như thế, một đường thẳng không bao giờ chiếm được chỗ của đường kia.
Cũng suy luận một cách như thế đối với vật thể toán học. Nếu chúng ta tưởng tượng một vật thể toán học hiện hữu cách hiện thể thì chúng ta phải tưởng tượng nó có một mô thể, vì không sự vật gì hiện thể mà không có mô thể. Nhưng mô thể của một lượng, đó là hình thể: một một vật thể, thì có một hình thể. Bởi đó, vật thể phải hữu hạn, vì hình thể bị hạn định do giới hạn.
GIẢI ĐÁP
1. Nhà hình học không cần giả sử một đường vô cùng cách hiện thể: họ chỉ cần lấy một đường hữu hạn cách hiện thể và do đường hữu hạn này, họ có thể rút ra những gì họ cho là cần thiết: và một đường như vậy, họ gọi là đường vô cùng.
2. Mặc dầu sự vô cùng không trái ngược với bản tính của lượng to lớn nói chung, nhưng trái ngược bản tính của một loại của lượng to lớn. Như thế, thí dụ, có trái ngược với bản tính của một lượng to lớn có hai hoặc ba đầu hình cùi chõ, nếu nói nó là hình tròn hoặc tam giác, và những cái tương tự như thế. Cái gì không thể có trong loại, thì không có ở trong giống; và như vậy, không có lượng to lớn vô cùng, vì không có loại nào của lượng to lớn vô cùng.
3. Sự vô cùng ở trong lượng, như đã trình bày ở trước, thuộc về chất thể. Nhưng phân chia cái toàn thể, chúng ta đến gần chất thể, vì các phần có bản tính của chất thể; nhưng cộng lại các phần, chúng ta đến gần cái toàn thể; cái toàn thể là mô thể. Bởi đó, cái vô cùng không gặp được trong khi cộng lượng to lớn; nhưng chỉ gặp trong khi phân chia.
4. Sự chuyển động và thời gian không hiện thể như các toàn thể, nhưng hiện thể cách kế tiếp; và bởi đó, chúng có tiềm thể tính lẫn lộn với hiện thể tính. Nhưng lượng to lớn là một toàn thể hiện thể, và không thích hợp với toàn thể tính của lượng; nhưng cái vô cùng thích hợp với toàn thể tính của thời gian hoặc của sự chuyển động: vì ở trong tiềm thể tính, thì thích hợp với chất thể.
1. Tiềm năng tính có thể hoá nên hiện thể mà số nhân lên nhiều đến vô cùng. Vậy một số đông vô cùng có thể hiện hữu cách hiện thể.
2. Cá thể một loại nào có thể trở nên hiện thể. Nhưng loại của các hình thể, thì vô cùng. Vậy một số đông vô cùng hình thể hiện thể là có thể.
3. Các vật không đối lập nhau, thì không làm nghẽn tắc nhau. Nhưng giả thiết một số đông các vật hiện hữu, thì vẫn còn có thể nhiều vật khác không đối lập với chúng nó. Bởi đó, các vật khác cũng có thể đồng hiện hữu với chúng và như vậy có đến vô cùng. Cho nên số vô cùng cách hiện thể của các vật là có thể.
TRÁI LẠI
Đã ghi chép: Tuy nhiên, khôn ngoan đã an bài mọi sự có chừng mực, có hệ số, có điều độ (Kn 11,21).
TRẢ LỜI
Về vấn đề này, đã có hai ý kiến. Một số người, như Avicenna (Metaphys. c.2, tr.6; c.1, tr.8) và Algazel (Philosophise; 1, c.11, tr.1), nói không thể có số đông vô cùng hiện thể cách nguyên thường (cách tuyệt đối); nhưng có thể có số đông hiện thể cách ngẫu trừ (cách tương đối). Một số đông được nói là vô cùng cách nguyên thường (cách tuyệt đối), khi số đông là cần thiết để cho một sự vật nào hiện hữu. Nhưng việc thế này là điều bất khả; vì như thế, một sự vật phải lệ thuộc vào những vô cùng hữu để cho được hiện hữu; như thế, sự phát sinh của sự vật lệ thuộc này, không bao giờ được hoàn thành, vì không đạt đến được vô cùng hữu.
Một số đông được nói là vô cùng cách ngẫu trừ (cách tương đối), khi sự hiện hữu của số đông không cần thiết, nhưng là phụ thuộc, là tuỳ thể sự định nghĩa này; thí dụ, được chứng tỏ qua việc làm của người thợ đòi phải có một số đông nguyên thường, nghệ thuật trong trí năng, sự vận động của bàn tay và cái búa. Và giả như các nguyên nhân phải nhân lên nhiều vô cùng, thì công việc chẳng bao giờ hoàn thành, vì nó lệ thuộc con số vô cùng các nguyên nhân; nhưng số đông của những cái búa xuất hiện, lúc một cái búa bị bẻ gẫy và được thay thế với cái búa nữa: cái số đông này là số đông phụ thuộc, tuỳ-thể vì số đông xảy ra do ngẫu nhiên mà nhiều búa được sử dụng; và không quan hệ gì mấy, nếu một hoặc hai, hoặc nhiều cái búa; hoặc vô số búa, được sử dụng, nếu công việc kéo dài tới thời gian vô cùng.
Theo cách thức đó, họ nói có thể có hiện thể số đông vô cùng cách ngẫu trừ (cách tương đối).
Nhưng, đó là một bất khả hữu, vì mỗi một thứ số đông phải thuộc về một loại số đông. Nhưng các loại số đông phải được tính bằng các loại số. Nhưng không có loại số nào là vô cùng, vì mỗi một số là số đông được tính bởi đơn vị một. Bởi đó, không thể có số đông vô cùng hiện thể bằng cách nguyên thường, cũng không bằng cách ngẫu trừ. Hơn nữa, số đông trong vũ trụ đã được sáng tạo, và tất cả mọi vật thụ tạo đều được bao gồm trong ý định nhất quyết của Đấng sáng tạo. Vì không tác nhân nào hành động mà không có mục đích. Bởi đó, mỗi một thụ tạo phải được bao gồm trong một số nào. Cho nên không thể hiện hữu một số đông vô cùng hiện thể, cho dầu bằng cách ngẫu trừ.
Nhưng số đông vô cùng tiềm thể, thì có thể có, vì gia tăng số đông đi theo sự phân chia lượng to lớn: một vật càng bị phân chia, thì số các vật càng thêm lên. Bởi đó, hẳn như vô cùng hữu gặp được ở tiềm thể trong sự phân chia liên tục hữu, vì như vậy, chúng ta đến gần chất thể như đã trình bày trước, thì cũng một thể cách vô cùng hữu cũng có thể gặp được ở tiềm thể trong khi cộng thêm cho lượng to lớn.
GIẢI ĐÁP
1. Bất cứ cái gì hiện hữu cách tiềm thể, thì được hoá nên hiện thể theo thể cách hiện hữu của nó. Thí dụ, một ngày không được hiện thể toàn thể một lúc, nhưng được hiện thể cách kế tiếp. Cũng vậy, sự vô cùng của số đông không được hiện thể toàn thể một lúc nguyên vẹn, nhưng được hiện thể cách kế tiếp: một số đông có thể được kế tiếp bởi một số đông nữa, cho đến vô cùng.
2. Các loại hình thể, thì vô cùng do sự vô cùng của con số. Nhưng có nhiều loại hình thể khác nhau, như hình thể ba cạnh, bốn cạnh và tương tự như thế; và bởi vì số đông có thể đếm được vô cùng, không được hiện thể tức thì trong một lúc, thì số đông các hình thể cũng không hiện thể cách toàn thể nguyên vẹn được trong một lúc.
3. Việc giả thiết có một vật nào đó, thì không phá tan sự giả thiết có vật khác; nhưng giả thiết có con số vô cùng, thì trái ngược với mỗi một loại riêng biệt của số đông. Bởi đó, không có thể có một số đông vô cùng hiện thể.