Ngày 04/08 Thánh Gioan Maria Vianney

Chủ nhật - 04/08/2024 05:40
Ngày 04/08 Thánh Gioan Maria Vianney
Ngày 04/08 Thánh Gioan Maria Vianney
Ngày 04/08 Thánh Gioan Maria Vianney 
---------------------------------
Nội Dung:

Bài 1: Lễ Thánh Gioan Maria Vianney. 1
Bài 2: Thánh GIOAN MARIA VIANEY LINH MỤC.. 3
Bài 3: GIOAN MARIA VIANNEY.. 7
Bài 3: Thánh Gioan Maria Vianney và Tòa Giải Tội 8

---------------------------------

 

Bài 1: Lễ Thánh Gioan Maria Vianney


- Ngày 04/08

BỔN MẠNG CÁC CHA XỨ

Chúa chọn một người nào là hoàn toàn tự do theo ý của Ngài. Chúa không theo sự hướng dẫn của con người, Chúa tuyển lựa con người là do ơn huệ của Ngài.
Thánh Gioan Maria Vianney được Chúa mời gọi, được Chúa tuyển chọn để trở nên môn đệ trung kiên của Ngài.

THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY TRONG CUỘC SỐNG THẾ TRẦN:

Thánh nhân được sinh ra trong một gia đình nông dân đạo đức, luôn biết kính sợ Thiên Chúa vào năm 1786 tại Dardilly thuộc địa phận Lyon nước Pháp. Vì là Người được Thiên Chúa để ý, nên ngay từ hồi còn thơ ấu, thánh nhân đã sống một đời sống thánh thiện, tuân theo ý Chúa; ngay từ 8 tuổi, đi chăn chiên, chăn cừu, thánh Vianney đã biết làm gương dậy các bạn cùng trang lứa quỳ trước ảnh Mẹ Maria lần chuỗi và suy gẫm những sự trên trời. Thánh nhân có lòng chạnh thương người nghèo, lưu tâm và tìm mọi cách, mọi phương thế để giúp đỡ họ.

Thánh Vianney luôn kiên tâm, can đảm để vượt thắng vấn đề học hành vì Ngài không được thông minh đặc biệt như nhiều người khác. Ngài rất vất vả trên đường học vấn để tiến tới chức linh mục. Tuy nhiên, thánh Vianney luôn cậy trông, phó thác và cầu nguyện, Ngài phấn đấu, chăm chỉ học thần học. Chúa luôn ghé mắt đoái thương những tâm hồn thành tâm thiện chí và yêu thương những con người quyết tâm theo Chúa. Thánh Vianney đã được lãnh sứ vụ linh mục năm 1815. Ba năm sau vào năm 1818, thánh Vianney được bổ nhiệm làm cha sở họ Ars, một giáo xứ bé nhỏ, ít giáo dân thuộc miền Dombes.

THIÊN CHÚA ỊÃ DÙNG MỘT CON NGƯỜI XEM RA KHÔNG TÀI TRÍ ỊỂ BIẾN ỊỔI GIÁO XỨ, BIẾN ỊỔI THẾ GIỚI:

Thánh nhân nhận một giáo xứ dưới mắt người đời và dưới mắt các bạn hữu linh mục là một sự thua thiệt vì một linh

mục chỉ có trong tay hơn trăm con chiên thử hỏi có bõ công gì ? Nhưng Thiên Chúa có cách của Người và đường lối của Người quả thực hoàn toàn khác lạ, hoàn toàn huyền nhiệm. Thánh Vianney luôn chu toàn trách nhiệm chủ chăn của mình Ngài chăm chỉ dậy giáo lý, hướng dẫn giáo dân, siêng năng đọc kinh nguyện gẫm chuyên cần giải tội. Thánh nhân đã được ơn Chúa đặc biệt, Ngài đã biến đổi giáo xứ nhỏ bé của Ngài trở nên điểm sáng chói ngời khắp thế giới, thu hút biết bao nhiêu người từ kắp nơi tới với Ngài nơi tòa cáo giải. Ngài đã ngồi tòa miệt mài từ

giờ này qua giờ khác. Thiên hạ khắp nơi tuôn đến với Ngài như xưa dân chúng tấp nập tới với Chúa Giêsu để nghe Người giảng dậy khiến Người không có giờ nghỉ ngơi và cả không còn giờ ăn uống nữa.Thánh nhân đã làm việc không ngơi nghỉ, Ngài đã kiệt sức hơn là vì tuổi già.Thiên Chúa đã chọn những sự tầm thường để phá tan những sự cao sang.

THÁNH NHÂN RA ỊI VỀ VỚI CHÚA VÀ ỊƯỢC CHÚA THƯỞNG CÔNG:

Thánh nhân ra đi về cùng Chúa trong bình an vào ngày 04/8/1859. Chúa thưởng công Ngài bằng vô số những phép lạ sau khi Ngài qua đời. Ịức Thánh Cha Piô X nâng Ngài lên bậc chân phước. Ịức Giáo Hoàng Piô XII trong dịp năm thánh 1925 phong Ngài lên bậc hiển thánh và đặt Ngài làm bổn mạng các cha xứ.

VÀI SUY NGHĨ VỀ THÁNH VIANNEY: Thánh Gioan Maria Vianney đã thay đổi một giáo xứ nhỏ bé xem ra không là gì trước mắt thế gian trở nên điểm sáng cho toàn thế giới về sự thánh thiện và đạo đức của Ngài. Nơi tòa giải tội, thánh nhân đã thực thi lòng bác ái tuyệt đỉnh của Ngài, thánh nhân họa lại chính con người thật của Ịức Kitô, con người đầy tình thương xót và chạnh lòng tha thứ...

Như Chúa Giêsu, Ngài đã cho nhân loại, cho những người đau khổ về phần hồn ăn.Ngài đã miệt mài với sứ vụ, nhân loại sẽ không bao giờ quên được lời của Ngài nói:Ữ Cái chết thật vô cùng tốt đẹp khi người ta đã chịu đóng đinh vào thập giá với Ịức KitôỮ. Ơn gọi của thánh Vianney là do Chúa. Tất cả đều do sự chọn lựa nhưng không của Chúa. Tất cả do hồng ân của Chúa. Thánh Vianney đã sống ơn huệ tuyệt vời của Chúa và luôn sẵn sàng thông chia cho mọi người ơn huệ quí báu mà Ngài đã nhận được nơi Chúa.

Lạy Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu, Chúa đã làm cho thánh linh mục Gioan Maria Vianney nên một tấm gương tuyệt vời về lòng tận tụy hy sinh của một người mục tử. Vì lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp, xin cho chúng con hằng noi theo lòng bác ái của Người mà cố gắng đem nhiều anh em về với Ịức Kitô để muôn đời cùng nhau hưởng nguồn vinh phúc ( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gioan Maria Vianney ).

Xin thánh Vianney cầu thay nguyện giúp cho chúng con các linh mục quản xứ luôn biết noi gương bắt chước thánh nhân để chúng con siêng năng, chuyên cần giải tội và chăm chỉ ban phát các Bí Tích.

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

---------------------------------

 

Bài 2: Thánh GIOAN MARIA VIANEY LINH MỤC 


(1786 - 1859)

Gioan Maria Vianney sinh ngày 8 tháng 5 năm năm 1786 tại Dardilly. Cha mẹ Ngài là những nông dân trung kiên với đức tin. Suốt thời cách mạng Pháp, họ thường bí mật tiếp rước các linh mục đến trú ngụ. Vì vậy Gioan là một trẻ em có mặt trong các buổi lễ cử hành lén lút tại lẫm lúa và được chứng kiến rất nhiều mẫu gương anh hùng với đức tin.

Năm lên 11, Gioan được cha Greboz cho xưng tội lần đầu. Tháng 5 năm 1798 Gioan được mẹ dẫn sang nhà bà dì ở Ecully để dọn mình rước lễ vỡ lòng. Mùa xuân năm 1799 Gioan cùng với 15 em khác được rước lễ vỡ lòng trong một thánh lễ được cử hành giữa đống rơm. Ngài rước lễ rất sốt sắng và đã giữ cho đến chết tràng chuỗi Mân côi kỷ niệm ngày hạnh phúc này.

Năm 1800 thanh bình trở lại với các tín hữu, khi Napoléon nhận biết rằng không có tôn giáo thì không có một tổ chức nào có thể tồn tại vững bền được. Từ nhỏ Gioan đã muốn làm linh mục. Khi bày tỏ ý định tốt đẹp này, Ngài đã 17 tuổi và mới chỉ qua bậc tiểu học. Mẹ Ngài tán thành chí nguyện, nhưng cha Ngài với óc thực tế đã băn khoăn rất nhiều và không chấp nhận. Mãi tới năm 1805, Gioan đến sống với cha Belley, họ Ecully. Theo học với các bạn tuổi còn  nhỏ, mà trí khôn Ngài lại quá trì trệ. Đã vậy vào năm 1890, Ngài lại còn phải nhập ngũ. Năm sau Ngài may mắn được trở về nhà.

Năm 1810, Gioan gia nhập tiểu chủng viện Verrìrea. Hai năm trôi qua, Ngài là một chủng sinh học hành rất kém. Dầu vậy Ngài cũng nhận vào đại chủng viện. Tại đây chuyển ngữ là tiếng Latinh, mà Gioan lại quá dở về môn này, khiến ban giám đốc khuyên thầy hồi tục. Không thất vọng một lần nữa cha Balley đảm nhận việc dạy dỗ người chủng sinh gương mẫu nhưng chậm trí này. Sau khi hoàn tất chương trình học, ngày 13 tháng 8 năm 1815, Gioan Maria Vianney thụ phong linh mục tại nguyện đường đại chủng viện Grênoble. Ngài được gọi lên chức linh mục chính vì đời sống đạo đức.

Sau khi thụ phong, cha Gioan Maria Vianney được cử làm phó xứ Ecully. Tháng 12  năm 1817, cha Balley qua đời, cha Vianney được cử về làm chánh sở họ Ars. Khi bổ nhiệm, cha tổng đại diện nhắn nhủ:

- “Đây là một họ đạo nhỏ bé nghèo nàn, thiếu vắng tình yêu Chúa. Cha hãy mang tình yêu đến cho họ”.

Ngày 9 tháng 2 năm 1818 cha đến xứ lần đầu với hành lý khiêm tốn chất trên một chiếc xe tay, gồm một chiếc giường cũ, một rương sách và ít đồ vặt vãnh khác. Tới gần làng, Ngài dừng chân hỏi đường. Bọn trẻ chăn chiên không hiểu tiếng nói khác với thổ ngữ chúng vẫn dùng nhưng cũng đoán biết và chỉ lối cho cha. Khi biết được điạ sở, cha Gioan quì gối cầu nguyện cho những người sẽ là đoàn chiên của mình. Tới nơi Ngài vào thẳng nhà thờ và chìm trong kinh nguyện.

Nhà xứ Ars thật nghèo nàn với vài đồ vật thật sơ sài. Chính cha sở trẻ họ đạo lại coi đời sống cầu nguyện hãm mình là phương thế để thành công. Trong khi mọi người còn triền miên giấc điệp, Ngài đã xách đèn từ nhà xứ sang nhà thờ để cầu nguyện. Trước nhà tạm, nhiều lần với nước mắt ướt cả sàn nhà, Ngài tha thiết cầu nguyện:

- Lạy Chúa, con xin lãnh chịu tất cả, nhưng xin Chúa cải hóa họ đạo của con... Con bằng lòng chịu mọi đau khổ như Chúa muốn, miễn sao họ biết hồi tâm hối cải.

Chìm đắm trong kinh nguyện, cha Gioan không quan tâm tới nhu cầu thể xác, mà Ngài coi như cái thây ma. Ngủ đã ít, Ngài lại thường nằm trên sàn nhà. Đồ đạc người ta dâng cúng, Ngài đem cho người nghèo... Vui cười Ngài nói:

- Tôi không hề mất áo choàng bao giờ. Chuyện ăn uống Ngài cũng chẳng quan tâm đến, tự mình nấu ăn, Ngài chỉ nấu một nồi khoai rồi treo lên tường. Khi đói Ngài ăn một hai củ và củ thứ ba là “để cho vui miệng”. Nồi khoai thường để lâu cho đến nỗi những củ cuối cùng thường bị mốc meo. Ngài hãm mình như vậy cho tới năm 1827, khi các chị dòng Chúa quan phòng nấu ăn cho Ngài.

Hơn nữa thánh nhân còn tự ý hãm mình. Mỗi đêm Ngài đều đánh tội trước khi ngủ. Trên tường phòng Ngài còn loang lổ nhiều vết máu.

Với một đời sống cầu nguyện hy sinh như vậy, thánh nhân nỗ lực canh tân họ đạo. Về xứ được ít lâu, Ngài sớm nhận ra được ba tệ đoan trong họ đạo là sự lãnh đạm với việc đạo đức, thói quen làm việc xác ngày Chúa nhật và tật ham khiêu vũ.

Để chấn hưng lại tình trạng suy dồi kia, dĩ nhiên thánh nhân gia tăng lời cầu nguyện và việc hãm mình. Trong hoạt động Ngài đi thăm viếng các gia đình. Sửa lại tình trạng thiếu hiểu biết về đạo, Ngài lo dạy giáo lý cho trẻ em. Suốt 27 năm, cha thánh Gioan ngày nào cũng trung thành với viêc dạy giáo lý. Đối với người lớn cha dọn bài giảng rất kỹ lưỡng. Ngồi trong phòng thánh cạnh nhà tạm, cha viết bài giảng, Đêm thứ bảy cha học và tập giảng – cho hôm sau lời giảng của cha rất đơn sơ, nhưng xoáy vào lòng người nghe. Chẳng hạn Ngài nói:

- Không có gì vững bền cả. Đời sống sẽ qua đi... danh giá cũng sụp đổ, của cải rồi sẽ tiêu tan, sức khỏe cũng bị tấn công, chúng ta ra đi như làn gió.

- Càng cầu nguyện người ta càng ham thích, như một con cá trồi lên mặt nước rồi chìm mình trở lại và luôn bơi đi mãi. Linh hồn đắm chìm trong lời cầu nguyện sẽ mất hút trong sự êm dịu của cuộc đàm thoại với Chúa.

Các câu chuyện nhỏ cha kể nhiều khi có giá trị như một bài giảng. Chẳng hạn cha nói về một em nhỏ bị đau bịnh:

- Con đau đớn lắm không ?

Cậu bé trả lời”

- Hôm qua con không đau đớn gì và ngày mai con cũng hết khổ. Cha hỏi lại:

- Vậy con muốn được lành bệnh không ?

- Trước khi bệnh con hung dữ, khỏi bệnh con dám như vậy lắm. Để như thế nầy là tốt hơn cả.

 Chống lại tật làm việc xác, cha nói:

- Ngày chủ nhật là của Chúa. Mà anh em ăn trộm cũng chẳng lợi ích gì cho anh em. Tôi biết có hai phương thế chắc chắn để nên nghèo khó là làm việc ngày Chúa nhật và lấy của kẻ khác.

Để chống lại tật ham khiêu vũ, đã có lần cha đến giữa đám để giải tán. Lần khác cha bỏ tiền trả cho nhạc công để anh rút lui. Tích cực hơn, cha lập hội Mân Côi để tập họp các thiếu nữ vào việc thực hành đạo đức này.

Hơn nữa, trong họ có bảy quán rượu cha hết sức khuyên nhủ và cả chúc dữ nữa để họ đổi nghề. Cuối cùng cả 7 quán đều đóng cửa.

Thấy trọng trách của một chủ chiên quá nặng nề. Đã bốn lần cha Gioan tìm cách trốn khỏi họ đạo. Nhưng rồi cha đã bị phát giác, tiếng chuông reo vang và người ta đổ xô ra đường để giữ cha lại. Nỗ lực của cha không dễ dàng được tiếp nhận. Người ta tìm nhiều cách để vu khống cho cha nhiều tội tày trời. Thành công của cha khiến cho nhiều người nghi ngờ và ghen tị, đến nỗi tòa giám mục phải mở cuộc điều tra. Sau nữa chính quỉ dữ cũng phải công khai phá cha dưới nhiều hình thức như xê dịch đồ đạc, la lối om sòm, hiện hình kỳ quái... đến độ đốt cháy cả giường nằm. Nhớ lại tất cả những gì đã trải qua, cha nói:

- Khi đến Ars, nếu biết được tất cả những gì tôi phải chịu chắc tôi chết liền.

Nhưng ơn thánh Chúa đã nâng đỡ Ngài. Mỗi ngày trong thánh lễ, Ngài được thấy chính Chúa Giêsu. Dần dần họ Ars đã được biến đổi, hương thơm thánh thiện còn bay lan rộng ra khỏi ngôi làng bé nhỏ và hẻo lánh này. Khách thập phương từ khắp nơi đổ xô đến, để được chiêm ngưỡng một cha sở thánh thiện, để được nghe lời Ngài, để xưng tội. Cha Gioan đã làm vui lòng mọi người. Suốt hai mươi năm trời, cha như chôn mình trong tòa giải tội, từ sau lễ tới 11 giờ trưa, rồi từ 1 giờ chiều tới 8 giờ tối. Sau này khi được qua đời, cha được chôn cất tại nhà nguyện thánh Gioan tẩy giả, cạnh tòa giải tội mà người ta gọi là phép lạ lớn nhất ở Ars.

Tận tụy với các linh hồn, cha Gioan cũng được ơn thấu tỏ lòng người. Ngày kia có một du khách tới Ars để đi săn. Nhìn ông với con chó bên cạnh, Ngài nói:

- Con chó của ông thật đẹp, nhưng linh hồn chẳng đẹp tí nào.

Cúi mặt người du khách vào toà xưng tội.

Một người đàn bà khác nghe cha nói: “Ông ấy đã được rỗi. Giữa thành cầu và giòng nước, ông đã kịp ăn năn tội...”. Thế là cha đã biết nỗi lo âu sầu của bà, vì cái chết mới đây của chồng bà. Ngài đã mang lại cho bà niềm an ủi khi cho biết rằng: nhờ những bó hoa và vài lần cầu nguyện với vợ mỗi tháng Đức Mẹ, mà người chồng xấu số kia đã được cứu rỗi.

Đời sống của cha Gioan là một mẫu gương tận tụy vì Chúa và vì các linh hồn, Ngài thường nói: “Hạnh phúc cho một vị linh mục được hao mòn vì Chúa và các linh hồn”.

Quả thực, cha Gioan đã hao mòn vì phụng sự. Ngày 2 tháng 8 năm 1859 cha chịu các phép bí tích sau hết. Ngày 4 tháng 8 năm 1859 cha trút hơi thở cuối cùng với sự mãn nguyện.

- Phải chết lành khi người ta sống trên thánh giá.

Ngày tháng 5 năm 1925, cha Gioan được tôn phong hiển thánh và năm 1925 được đặt làm bổn mạng các cha sở trên toàn thế giới.

---------------------------------

 

Bài 3: GIOAN MARIA VIANNEY


Ngày 4 tháng 8: Kính Thánh Gioan Maria Vianney, Curé d’Ars.

VietCatholic News (04/08/2004 )

Cuộc đời niên thiếu của thánh Gioan Vianey chẳng có gì là đặc sắc để dự đoán sẽ có một tương lai rực rỡ và vĩ đại. Gioan là con của một gia đình nơng dn ngho ở gần thnh phố Lyons. Gioan chỉ cĩ một ước vọng duy nhất là trở thành linh mục. Nhưng nguồn gốc khiêm tốn và học vấn yếu kém, Gioan khó mà có thể thực hiện được nguyện vọng này. Tuy vậy nhờ sự cố gắng phi thường, Gioan được đặt biệt nhận vào chủng viện. Việc học hành bị gián đoạn vì phải thi hnh lệnh gọi nhập ngũ. Trn đường ra mặt trận ở biên giới Tây Ban Nha, Gioan đ đào ngũ vì khơng muốn thấy cảnh chm giết đẩm máu. Năm 1810, sau khi có lệnh miển tố thì Gioan được trở lại chủng viện tiếp tục tu hành.

Mặc dù cố gắng và nhiệt tình trong việc học hnh, Gioan vẫn l một học vin rất thường, nhưng được vị bảo trợ nâng đỡ và đ đưa ra ý kiến với ban giám đốc: “Giáo hội cần những linh mục thông thái nhưng cũng cần đến những linh mục thánh thiện.” và cuối cùng Gioan được chịu chức linh mục lúc 29 tuổi nhờ vào lịng đạo đức trổi vượt. Cha Gioan dược bổ nhiệm làm cha phó một thời gian ngắn. Năm 1817 Cha Gioan được gởi đi làm cha xứ một họ đạo gồm 250 giáo dân ở một vng xa xơi hẻo lnh m Tịa Gim mục cĩ thể tìm được cho ngài.

Đối với cha Gioan, một họ đạo nhỏ bé hẻo lánh không quan trọng, điều quan trọng là làm sao mà cứu rổi được đàn chiên của mình. Gio dn rất cảm động khi thấy cha xứ sống nghèo nàn và luôn sẵn sàng giúp giáo dân khi họ cần đến. Sau những công việc mục vụ cha Gioan thường trầm ngâm cầu nguyện trước Mình Thnh Cha hng giờ. Cc bi giảng của cha Gioan rất đơn sơ, diều mà cha Gioan muốn nhấn mạnh là tránh xa những cuộc vui chơi trần tục; không làm việc ngày chúa nhật và siêng năng làm những công việc đạo đức.

Lịng đạo đức của cha Gioan thu hút được nhiều người đến nơi hẻo lánh này. Cha Gioan là một cha giải tội rất thánh thiện. Cha đọc được ý nghĩ của người đi xưng tội. Cha Gioan làm cho mọi người kinh ngạc khi cha đọc được ý nghĩ thầm kín trong lịng họ v chỉ dẩn cho họ con đường ăn năn hối cài để trở về với lịng thương yêu của Thiên Chúa. Từng làn sóng người đến xin cha Gioan giải tội, mùa đông cũng như mùa hè có lúc cha Gioan đ ngồi trong tịa giải tội từ sáng đến tối, nhiều ngày từ 15 đến 18 tiếng đồng hồ.

Đến gần cuối đời của ngài, sở hỏa xa đ tổ chức những chuyến tu đặt biệt để chở khách hành hương đến làng Ars. Cho đến khi chết năm 1859, cha Gioan là một khuôn mặt được yêu mến nhất nước Php. Vua N Ph lun Đệ Tam đ tặng cha Gioan huy chương cao quý nhất nước Pháp: “Bảo quốc huân chương” (Légion dHonneur). Cha Gioan đ khơng mở chiếc hộp đựng mề đay mà chỉ nói rằng: “Tôi không biết tôi đ lm gì để được vinh dự này tôi chỉ cịn nhớ tơi là một người lính đào ngũ..”

Dĩ nhiên cha Gioan không hề ước mong được trở nên nổi tiếng, ước mong duy nhất là trở thành linh mục chăm sóc linh hồn các con chiên như một người chăn chiên tốt lành sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đàn chiên của mình.

Thnh Gioan Maria Vianney dược Đức Giáo Hoàng Pius XI tuyên phong hiển thánh năm 1925 và là đấng bảo trợ cha xứ các họ đạo.

Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác

---------------------------------

 

Bài 3: Thánh Gioan Maria Vianney và Tòa Giải Tội


Đức Giáo Hoàng Piô XII viết về cha thánh Gioan Maria Vianney một câu thật ngắn gọn: “Một chuyên viên thành thạo nhất về các tội nhân”.

Công việc mục vụ ngồi tòa, giải tội là sứ vụ đức ái mục tử đẹp nhất trong cuộc đời của cha thánh, là hoạt động sáng chói nhất trong nhiệm vụ của một mục tử.

Thời trẻ Gioan có một tâm nguyện: “Nếu một ngày nào đó tôi được làm Linh mục, tôi sẽ đưa nhiều linh hồn về cho Chúa”. Khi làm Linh mục, ngài đã thực hiện tâm nguyện ấy. Tòa giải tội là nơi ngài đưa các linh hồn về cho Chúa nhiều nhất. Tòa giải tội đã thu hút biết bao hối nhân tìm đến với xứ Ars. Tòa giải tội là phép lạ lớn nhất trong cuộc đời của thánh nhân.

1. Thời gian ở tòa giải tội.

Một phần lớn cuộc đời Linh mục của cha Vianney trôi qua trong tòa giải tội. Trong 30 năm dài, một làn sóng người hành hương không ngừng đổ về ngôi nhà thờ cũ kỷ của họ Ars. Mùa đông rét buốt, số người đến đây không ít hơn các mùa ấm áp.

Tứ tháng 11 đến tháng 3, cha sở phải ngồi tòa trung bình không dưới 12-13 giờ mỗi ngày. Người ta đứng thành hàng dài, từ trong nhà thờ ra bên ngoài, nối đuôi nhau không ngớt chờ đợi tới phiên mình.
Trong năm 1845, có ngày số người hành hương đến Ars lên tới ba hay bốn trăm. Tại nhà ga lớn nhất của Lyon, người ta mở một văn phòng hoạt động 24/24 để bán vé tàu cho khách đi Ars, vé có giá trị tám ngày, đó là thời gian trung bình người ta phải đợi cho đến phiên mình vào tòa xưng tội với vị Linh mục thánh thiện nổi tiếng.

Vào mười năm cuối đời, Thánh Vianney phải giải tội từ mười sáu đến mười tám tiếng một ngày! Còn khách hành hương nói chung phải đợi ba mươi, năm mươi, bảy mươi giờ trước khi được lãnh nhận bí tích hòa giải. Cũng có khi người ta mua lại chỗ đứng của người nghèo. Ai muốn đi ra ngoài phải thỏa thuận vời người bên cạnh hoặc với người bảo vệ nhà thờ. Đêm thì sao? Khi cửa nhà thờ đóng lại, người ta đánh số chổ của mình.

(x.Linh mục, người loan báo Tin Mừng, Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).

2. Ai đến với tòa giải tội?

Họ gồm đủ mọi thành phần và lứa tuổi: có giáo dân, tu sĩ, linh mục và đôi khi cả giám mục nữa; họ là quý tộc và bình dân, kẻ vô chủ nghĩa và người học thức, người thành thị và người thôn quê,… Có khi nguyên một gia đình ngồi trên xe ngựa đến từ những tỉnh xa xôi. Từ những vùng lân cận, người ta tuôn về đây bằng đôi chân hay bằng xe, theo đường bộ hay đường thủy. Năm cuối cùng của cuộc đời cha Vianney (1858-1859), số khách hành hương lên tới tám mươi ngàn, chỉ tính riêng số người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng; còn tính chung có lẽ là khoảng một trăm ngàn đến một trăm hai mươi ngàn.

Đám đông này rất trật tự và nghiêm trang. Họ đến là để nhìn một vị thánh, để xưng tội, để cầu nguyện hay để hoàn thành một lời khấn với thánh nữ Philomêna. Có những người vào làng Ars như vào một đền thánh; vừa nhìn thấy tháp chuông nhà thờ, họ liền cất nón mũ xuống và làm dấu thánh giá. Một nhân chứng kể lại quang cảnh họ nhìn thấy vào tháng ba năm 1859: đông đảo những người ngoài họ Ars đứng trong nghĩa trang cũ và đến tận trong những con đường nhỏ kế cận chờ đến phiên vào tòa giải tội.

Buổi sáng vào khoảng chín giờ, Cha Vianney dành một số thời gian cho các tu sĩ và linh mục. Ngài giải tội cho họ ở một tòa đặt sau bàn thờ chính. Có lần Đức Giám mục địa phận nhà cũng ngồi chờ phiên mình. Cha giải tội cũng dành một số ngoại lệ cho giáo dân con chiên cha, người bệnh, người tản tật và những hối nhân không thể chờ đợi. Đối với trường hợp cuối cùng này, ngài thường dùng ơn “nhìn thấy trong tâm hồn” để nhận ra từ trong dòng người chờ đợi, rồi ưu tiên cho họ.(sđd, trang 62-63).

3. Cha Vianney khuyên bảo các hối nhân như thế nào?

Nói chung, ngài mạnh mẽ thẳng thắn, nhân từ nhưng không yếu đuối. Ngài biết cần phải “đánh” điểm nào cho trúng đích. Đọc một số lời khuyên còn ghi lại, tôi thấy ngài thường ngắn gọn, đầy tâm tình chứ không máy móc lạnh lùng.

Để lay tỉnh những “đại tội nhân”, khá nhiều khi ngài tung ra một câu đanh thép: “này con, con bị luận phạt đời đời”. Phát ra từ môi miệng một vị thánh mà người ta tin là ngài đọc được tương lai, câu đó giống như một lời phán quyết khủng khiếp. Nhưng thật ra ngài chỉ muốn nói: “nếu con không xa lánh dịp tội ấy, nếu con cứ duy trì cái thói quen tội lỗi ấy, nếu con không nghe theo lời khuyên dạy thì con sẽ bị luận phạt”.

Đối với những người đạo đức, ngài không cần nhiều lời. Nhưng ngay cả với trường hợp này, vẫn là những mũi tên nóng bỏng đâm thấu tận con tim: “xin Đức Cha yêu thương các Linh mục của ngài!”. Đó là lời duy nhất ngài nói với Đức cha De Langalerie, Giám mục địa phận Belly đang quỳ gối trước mặt ngài. Một cộng sự viên gần gũi của ngài xưng thú: “con đã lười biếng làm điều này nhưng tận đáy lòng, con vẫn thiện chí”, cha giải tội đáp lại duy nhất một câu “Ồ! thiện chí, thiện chí … hỏa ngục cũng lót toàn thiện chí”. Linh mục Monnin kể: “tôi đã xưng tội với ngài hai lần. Lần nào cũng thế, sau mỗi tội tôi xưng ra dù là tội nhẹ nhất, ngài đều nói: đáng tiếc quá. Từ một người khác, đó có thể là một cách nói thông thường, nhưng từ môi miệng của Cha Sở họ Ars, Linh mục Monnin coi như là tiếng kêu của lòng tin, lòng thương xót và sự ghê tởm đối với tội lỗi; ngài thêm: “Nhất là giọng nói đầy âu yếm đã đánh động tôi” (sđd, trang 64).

4. Cha Vianney yêu thương tội nhân.

Cha Vianney ghê tởm tội lỗi bao nhiêu thì yêu mến người tội lỗi bấy nhiêu. Ngài có một lòng cảm thương vô bờ đối với hối nhân. Tình yêu ấy được biểu lộ qua những nhân đức sau đây.

a. Cầu nguyện cho tội nhân.

Xen lẫn với kinh nguyện hằng ngày, ngài thường khóc lóc mà thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa không muốn kẻ có tội phải chết… Những người có tội thật đáng thương. Ước gì con có thể thú tội thay cho họ”. Một người thân tín nói với ngài: “Cha cầu nguyện cho họ ít đi một tí được không? Thấy cha vất vả đau khổ quá!. Ngài trả lời: “Biết sao được. Cha đã hứa cầu nguyện cho họ, cha không thể bỏ…”. Lần khác ngài tâm sự: “Tôi chỉ thực sự là tôi khi tôi cầu nguyện cho những người tội lỗi”.

b. Đền tội thay cho họ.

Ngài ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi và mong cho tội nhân hối cải.Trong những năm cuối đời, ngài thường ra việc đền tội nhẹ cho hối nhân. Ngài nói: “Tôi ra việc đền tội nhẹ cho họ, phần đền tội còn lại, tôi sẽ làm thay”. Và ngài làm thay bằng chính sự khổ chế của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với những lỗi nặng mà cứ tái phạm mãi, ngài bắt hối nhân phải làm những việc đền tội nặng, để họ chứng tỏ sự chân thành và quyết tâm sửa đổi, hầu đem lại lợi ích cho chính họ. Cha Vianney nhiều khi còn khóc trong tòa giải tội nữa. Ngài khóc vì người ta xúc phạm tới Chúa, ngài cũng khóc vì thương các linh hồn… Chính sự thánh thiện của ngài mang lại cho lời khuyên răn và nước mắt của ngài có sức mạnh và hiệu lực. Có người hỏi: “sao cha khóc thế?” ngài đáp ngắn gọn: “tôi khóc vì các ông các bà không khóc cho đủ”.

c. Yêu thương tội nhân

Đối với những tội nhân cứng lòng, ngài tìm hết cách giúp họ thống hối như gặp gỡ, khuyên nhủ, khi nặng khi nhẹ, và ngay cả bằng nước mắt. Nước mắt và Thánh giá, nhờ ngài, có thể làm cho một trái tim chai đá trở thành trái tim thịt mềm. Có người lúc trước đã trả lời thẳng thừng: “Tôi không muốn xưng tội”, hoặc: “Tôi không đến đây để làm cái chuyện đạo đức của mấy bà”. Mặc kệ. Cuối cùng tất cả đều quỳ xuống dưới chân ngài và xưng thú. Chúa đã ban cho ngài một trực giác lạ lùng để nhận ra giữa đám đông hoặc giữa những người đi qua, ai là kẻ cần được đưa về với Chúa nhất để giúp họ, trước sự ngạc nhiên của chính họ. Do đó mà khi có người buột miệng hỏi: “Mỗi năm cha bắt được bao nhiêu cá lớn?”, ngài trả lời ngay, không lưỡng lự: “Hơn 700”. Không nhớ con số sao được đối với những con cá như thế!

d. Luôn nhẫn nại

Một dù vất vả ngồi tòa và có những chuyện dễ làm người ta bực mình, nhưng ngài thì không. Ngược lại, ngài tỏ ra đặc biệt nhẫn nại. Đây là một trong những đức tính nổi bật nhất nơi ngài. Một linh mục đã nhận xét : Tôi đã từng quan sát kỹ xem ngài có tỏ ra bất nhẫn bực tức lúc nào không, mà không thấy. Đem chuyện này hỏi ngài thì được ngài trả lời: “Phải nhẫn nại mới có thể cho cái người ta cần chứ ! Bất nhẫn thì được cái gì ?” Ngài cũng nói với một cha bạn: “Hãy học tập sự nhẫn nại của Chúa”.

e. Hiền hòa, kính trọng hối nhân.

Vào thời kỳ cao điểm, bình quân mỗi ngày có từ 300 đến 400 người xếp hàng xưng tội. Công việc vất vả và liên tục trong 30 năm này đã làm cho ngài kiệt lực, đến nỗi có lần ngài tự thú: “Khi tôi rời tòa giải tội, tôi phải lấy tay sờ vào đùi xem nó có còn ở đấy không. Đôi khi ra khỏi nhà thờ, tôi phải vịn vào tường mà đi cho khỏi ngã. Đầu tôi nặng trĩu. Thực sự tôi đã không biết mình chống lại như thế nào”.

Suốt ngày bị công việc mục vụ dồn ép như thế, ngồi nghe hối nhân hàng giờ như thế mà ngài vẫn không mất kiên nhẫn, không la lối nạt nộ ai bao giờ, thật là lạ lùng.

Ngài luôn hiền hòa, tế nhị, kính trọng đối với hối nhân, bất kể là ai. Có Linh mục sa ngã nặng đến xưng tội vẫn được ngài yêu mến, kính trọng. Lời khuyên dành cho Đức Giám Mục Giáo Phận đến xưng tội với ngài là : xin Đức cha hãy yêu thương các Linh mục của Đức cha.

Dù có đông người xếp hàng bên tòa giải tội, ngài vẫn dành cho mỗi người một thời gian cần thiết, bởi người nào cũng có vấn đề riêng của mình. Ngài không khuyên dài, nhiều khi chỉ một lời thôi, nhưng là lời làm cho hối nhân phải động tâm suy nghĩ, một lời tác động mạnh trên họ có khi cả đời. Chính sự thánh thiện và yêu thương đem lại sức mạnh và hiệu năng cho lời đó. (x. Thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các Linh mục, Lm Micae Trần Đình Quảng; simonhoadalat.com).

5. Theo gương cha thá nh, Linh mục cử hà nh Bí Tích Hòa Giải

Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất, đòi hỏi nhất, nhưng đó là một tác vụ cao đẹp nhất, an ủi nhất của Linh mục trong đời mục vụ. (x.Chân dung Linh mục trang 39, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ, ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi.
Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ, trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; trong khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải; sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.

Là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất bởi lẽ, qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.

Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.

Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục.

Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư Thứ Năm Tuần Thánh 2002, số 3).

Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.

- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)

- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt quá làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).

Nhân ngày lễ kính thánh Gioan Maria Vianney (ngày 4 tháng 8), đọc lại nét tiêu biểu cuộc đời thánh nhân nơi tòa giải tội. Như người ta đã nói: phép lạ lớn nhất của cha Vianney thánh thiện là tòa giải tội của ngài bị bao vây suốt ngày đêm. Cũng có thể nói cách khác: phép lạ tiêu biểu của ngài là sự hoán cải của những người tội lỗi. Các Linh mục noi gương cha thánh thực thi sứ vụ khó khăn và cao đẹp này. Mỗi lần ban ơn xá giải là Linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

---------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây