Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 17-B: Bài 201-207 Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích

Thứ tư - 24/07/2024 03:41
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 17-B: Bài 201-207 Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 17-B: Bài 201-207 Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 17-B: Bài 201-207 Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích

---------------------------------
Mục lục:

Phúc Âm: Ga 6, 1-15: “Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích”. 1
TN 17-B201: Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều. 1
TN 17-B202: Bẩn! 8
TN 17-B203: THIÊN CHÚA CÓ THÍCH THỬ THÁCH CON NGƯỜI KHÔNG?. 10
TN 17-B204: ĐỨC GIÊSU LÀ BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI 12
TN 17-B205: CƠN ĐÓI VÀ SỰ KHỎA LẤP. 16
TN 17-B206: VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN.. 18
TN 17-B207: THÁNH THỂ NGUỒN SỐNG.. 21


---------------------------------
 

Phúc Âm: Ga 6, 1-15: “Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích”.


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới.
Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”. Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn.
Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã ăn no nê, Người bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Ðấng tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình. - Ðó là lời Chúa.

---------------------------------

 

TN 17-B201: Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều


(Chú giải và suy niệm của Lm. FX. Vũ Phan Long)

1.- Ngữ cảnh

 

Truyền thống Tin Mừng rõ ràng đã gán một tầm quan trọng đặc biệt cho phép lạ hóa bánh ra TN 17-B201


Truyền thống Tin Mừng rõ ràng đã gán một tầm quan trọng đặc biệt cho phép lạ hóa bánh ra nhiều, bởi vì đây là phép lạ duy nhất được cả bốn Tin Mừng ghi lại. Đàng khác, bài tường thuật về biến cố này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong mỗi Tin Mừng: có thể nói bài này là một đỉnh cao trong chương trình của Đức Giêsu nhằm bày tỏ quyền năng thiên sai của Người và cũng là khoảnh khắc các thính giả phải quyết định tin vào Người. Riêng trong TM IV, chương 6 là một tổng hợp sứ vụ của Đức Giêsu tại Galilê, là một trong những mạc khải sâu sắc nhất về Đức Giêsu và cho thấy cách rõ nét nhất chọn lựa đức tin mà con người phải thực hiện là như thế nào.

Tuy nhiên, nhìn vào chi tiết, ta thấy bản văn TM Ga khác với các bản văn TMNL ở nhiều điểm. Điểm khác biệt đầu tiên và chính yếu nằm nơi cách giải thích câu truyện (xem bài diễn từ của Ga 6, từ c. 26). Sự cố xảy ra được TM IV xác định bằng những chi tiết chính xác hơn: “bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêria” (c. 1); “có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm” (c. 2; x. 2,23: tương đương với Mc 6,31- 33; Mt 14,13- 14 và 15,30- 31); đám đông không có đức tin chân thật (sau 2,23 cũng như về cuối truyện ch. 6); khái niệm “dấu lạ” (c. 14) để gọi “phép lạ” đặc biệt của TM IV, với y nghĩa là “đặc tính hiện tượng bên ngoài cần vượt quá để nắm được ý nghĩa đích thực” (dân chúng chỉ quan tâm tới chuyện lạ lùng thôi: x. cc. 14- 15.26).

“Sách các Dấu lạ” của TM Ga là từ ch. 2 đến hết ch. 12. Chương nói về “Bánh trường sinh” (6,1- 71) nằm trong phân đoạn có bố cục sau đây:

Các công việc, các dấu lạ và các cuộc tranh luận của Đức Giêsu (dịp các đại lễ Do Thái) (5,1–10,42)

B (5,1- 47): Công việc Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, chữa người nằm liệt (vào một ngày sa- bát)

C (6,1- 71): Dấu lạ nuôi năm ngàn người ăn no do bánh hằng sống (trước lễ Vượt Qua)

D (7,1–8,59): Đức Giêsu, nguồn nước hằng sống và ánh sáng cho trần gian (dịp lễ Lều)

D’(9,1- 41): Hành vi ban khả năng nhìn cho một người mù bởi ánh sáng của trần gian (vào một ngày sa- bát)

C’ (10,1- 21): Các dụ ngôn về đàn chiên, cửa, việc trao ban mạng sống và người mục tử nhân lành

B’(10,22- 42): Các công việc và chân tính cua Đức Giêsu, Đấng Kitô, Con Thiên Chúa (dịp lễ Cung hiến).

Có thể xác định bố cục tổng quát của chương 6 theo một lược đồ đồng tâm như sau:

a) cc. 1- 15: Cảnh với các môn đệ, được nhắc đích danh

b) cc. 16- 21: Cảnh với Đức Giesu và các môn đệ

c) cc. 22- 59: Diễn từ của Đức Giêsu

b’) cc. 60- 65: Cảnh với Đức Giêsu và các môn đệ

a’) cc. 66- 71: Cảnh với các môn đệ, được nhắc đích danh

2.- Bố cục

Bản văn có thể chia thành ba phần:

1) Hoàn cảnh (6,1- 4);

2) Dấu lạ bánh hóa nhiều (6,5- 13);

3) Phản ứng của dân chúng và của Đức Giêsu (6,14- 15).

3.- Vài điểm chú giải

- Đức Giêsu lên núi (3.15): Quả núi này không có trên bản đồ, nhưng được dùng thường xuyên trong Kinh Thánh và các Tin Mừng (x. Mc 9,2; Mt 5,1; 15,29; 28,16) như là khung cảnh cho một mạc khải.

- và ngồi đó (3): Đây là tư thế của người cai trị và giảng dạy.
- quan tiền (6): Một quan tiền là lương của một ngày làm công.
- thu lại (12): Đây không phải chỉ là “nhặt lại” (như trong Mc 6,43 và các bản văn song song) mà là “quy tụ” (synagein) các miếng vụn.

4.- Ý nghĩa của bản văn

* Hoàn cảnh (1- 4)

Các chi tiết tác giả cung cấp khiến ta có cảm tưởng đây là một bài tường thuật chính xác. Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp nhiều yếu tố gợi tới một quá khứ, hoặc mang tính biểu tượng: giống như Môsê, có một đám đông đi theo Đức Giêsu; đám đông đi theo Người vì cùng lý do như dân Israel khi họ theo Môsê: những dấu lạ lớn lao Người đã làm; Đức Giêsu lên núi và ngồi xuống, tương tự Môsê lên núi để dạy dỗ dân chúng. Ngoài ra, chi tiết “lễ Vượt Qua” vừa kín đáo gợi đến cái chết của Đức Giêsu (là lúc Đức Giêsu ban mình Người làm bánh đích thực ban sự sống), vừa gợi lại việc Môsê đưa con cái Israel ra khỏi Ai Cập và phép lạ man- na. Điều này không phải là gán ghép, vì tác giả TM IV thích tháp các mạc khải của Đức Giêsu vào trong khung các đại lễ như Vượt Qua, Lều, Cung hiến. Đức Giêsu vừa hoàn tất vừa vượt quá tất cả những gì các đại lễ của Israel nhắm tới và loan báo. Người là Môsê mới sẽ dẫn đưa dân Người trong một cuộc xuất hành mối để đi từ kiếp nô lệ sang tự do.

* Dấu lạ bánh hóa nhiều (5- 13)

Trong các TMNL, chính các tông đồ lưu ý Đức Giêsu rằng đám đông không có gì ăn cả. Còn ở đây sáng kiến lại phát xuất từ Đức Giêsu: “Người đã biết mình sắp làm gì rồi” (c. 6). Trong các TMNL, các tông đồ chỉ được nhắc đến như một nhóm; ở đây, ta có Philípphê, rồi Anrê. Đức Giêsu hỏi Philípphê một câu đơn giản: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6,5). Rồi trong một lời bình luận riêng (c. 6), tác giả TM IV giải thích rằng Đức Giêsu hỏi vậy không phải là ngẫu nhiên. Câu hỏi được nêu ra là để thử (peirazô) Philípphê về đức tin của ông, còn Người thì Người biết Người sắp làm gì. Động từ này khiến ta nhớ tới biến cố Xuất Hành, trong đó Thiên Chúa “thử” dân Ngài: Rõ ràng tác giả giải thích truyền thống Đức Giêsu nuôi đám đông dưới ánh sáng của truyền thống Kinh Thánh nói về Đức Chúa (Yhwh) ban man- na cho dân Ngài ăn trong thời Xuất Hành (x. Ga 6,25- 40). Sách Đnl giải thích các biến cố Xuất Hành vừa như là dấu chỉ vừa như là những thử thách (x. Đnl 4,34; 7,19; 29,2; so sánh với 8,16; 13,4; x. Xh 16,4; 15,25; 20,20). Theo cùng một cách như thế, tác giả tuy rõ ràng thấy việc nuôi đám đông là một dấu chỉ (sêmeion, Ga 6,26.30), ở đây lại công bố rằng việc này cũng là một thử thách.

Mẩu đối thoại với Philípphê cho thấy thật rõ là con người không có khả năng hiểu được và giải quyết được vấn đề. Riêng Đức Giêsu thì đang làm chủ tình thế (như ở các dịp khác: 10,18; 11,6- 15; 13,1; 18,4; 19,28). Nếu câu hỏi được đặt ra cho Philípphê thì chắc là vì các sự việc đã xảy ra như thế. Còn nếu Philípphê và Anrê được nhắc tới đích danh ở đây hẳn là vì các ông là người Bétxaiđa, tức thuộc vùng Biển Hồ, nơi Đức Giêsu đang hiện diện, nên các ông biết rõ là vào lúc này, khó mong tìm được lương thực ở vùng này.

Sự can thiệp của Anrê cũng nhắm cho thấy rằng hoàn cảnh này không có lối thoát về phương diện con người; như vậy, ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa. Ngoài ra, có nhiều chi tiết nhắc lại Cựu Ước: từ ngữ “em bé” (paidarion) và cụm từ “năm chiếc bánh lúa mạch” đưa ta trở về với 2 V 4,42- 44: Êlisa hóa bánh ra nhiều; “cá nhỏ” (opsaria) nhắc đến Ds 11,22: nêu bật sự yếu đuối của loài người và quyền năng của Thiên Chúa.

Trong các TMNL, các môn đệ phân phát bánh và cá; ở đây, chính Đức Giêsu phân phát (c. 11). Đây là cách tác giả TM IV tập trung chú ý vào Đức Giêsu. So sánh với các TMNL, chúng ta thấy rõ điểm này. Trong khi các TMNL quan tâm đến Nước Thiên Chúa và lời rao giảng của Thầy chí thánh, TM IV lại chủ yếu nhắm đến “con người” Đức Giêsu, và điều này đã xuất hiện ngay ở những dòng đầu tiên của TM: tác giả chỉ nói qua về phép rửa, nhưng nói rõ Đức Giêsu là ai (Ga 1,29- 34); nhân tiện nói đến các môn đệ đầu tiên, thì nói cho biết Đức Giêsu là ai và Người có thể cống hiến điều gì (1,35- 51); và khi nói về các điều kiện để trở thành môn đệ, thì ngài nêu bật tình yêu đối với Đức Kitô (phải đi tìm Đức Kitô, phải khao khát Người).

Có nhiều chi tiết khiến bài tường thuật có một màu sắc Thánh Thể. Trước tiên, cử chỉ Đức Giêsu cầm lấy bánh và phân phát (c. 11) dường như gợi nhắc đến bữa tối cuối cùng. Quả thật tác giả TM IV không kể lại việc thiết lập Bí tíchThánh Thể, nhưng cả ngài lẫn nguồn của ngài không thể không biết đến biến cố này. Động từ “phân phát” (diadidonai) có thể đã được vay mượn từ nghi thức Thánh Thể. Công thức “tạ ơn” (eucharistein: c. 11) cũng thế. Cuối cùng, cc. 12- 13 có chứa hai yếu tố độc đáo là động từ “thu lại” (synagein) và danh từ “các miếng thừa” (klasmata) thuộc về nghi thức Thánh Thể và ta thấy có trong sách Điđakhê (9,4). Còn công thức “kẻo phí đi” (c. 12b) khiến ta nghĩ tới sự cẩn thận của Hội Thánh khi thu lại các mẩu Mình thánh Chúa.

Khi dùng động từ “thu lại” theo nghĩa “quy tụ” (khác với Mc 6,43 và các bản song song dùng động từ “nhặt lại”), hẳn tác giả TM IV muốn nhắc đến Bí tíchThánh Thể có mục đích tưởng niệm cái chết của Đức Giêsu “để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,52).

Ở đây chúng ta thấy TM IV muốn gợi lại phép lạ man- na trong sa mạc cho đoàn dân bước đi dưới sự lãnh đạo của Môsê. Nhưng Đức Giêsu không chỉ là Môsê tái hiện, Người là Môsê chân chính cao trọng hơn Môsê ngày xưa. Trong sa mạc, người ta chỉ có thể lượm được lượng man- na cần thiết (Xh 16,4.16- 18). Ở đây, lượng bánh được ban dồi dào: thu lại được mười hai thúng cũng dồi dào như lượng rượu tại Cana, nhằm chứng tỏ Đức Giêsu là đích điểm của nỗi niềm chờ mong của Israel. Mười hai là con số hoàn hảo: phép lạ bánh nuôi no nê đám đông, có thể làm no thỏa các thế hệ sẽ đến.

Phép lạ bánh này còn nhắc nhớ đến việc Êlisa cho một đám đông ăn no, vì ở hai nơi đều có các bánh lúa mạch, em bé trai, vấn nạn về số lương thực quá ít so với nhu cầu, sự no nê lạ lùng. Như thế là sự nối tiếp từ Cựu Ước sang Tân Ước, từ Êlisa sang Đức Giêsu, như từ hành trình đến đích điểm.
* Phản ứng của dân chúng và của Đức Giêsu (14- 15)

Người Do Thái vẫn chờ đợi là vào thời đại thiên sai, phép lạ man- na được tái diễn. Do đó, khi Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều, đám đông cho rằng Người “là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian” (c. 14; x. Đnl 18,15; Ga 1,21). Họ muốn “tôn Người làm vua”, nhưng Đức Giêsu “lại lánh mặt, đi lên núi một mình” (c. 15). Chi tiết này hoàn toàn có thể mang tính lịch sử. Tại Paléttina vào thời ấy, do niềm hy vọng vào Đấng Mêsia, thường xuyên xảy ra những cuộc nổi loạn về chính trị, những cuộc bạo loạn thường xuyên bị người Rôma đàn áp tàn bạo. Đức Giêsu muốn tránh thứ hiểu lầm này.

Tuy nhiên, tác giả TM IV ghi lại sự cố này không chỉ vì quan tâm đến lịch sử, nhưng còn muốn nêu bật tính phù phiếm của lòng nhiệt thành của đám đông. Lẽ ra bánh vật chất phải giúp họ hiểu Đức Kitô là ai. Họ không thấy phép lạ là một “dấu chỉ” chứng thực Đức Giêsu là Đấng Mêsia chân chính, nhưng là một xác nhận định kiến sai lầm của họ về Đấng Mêsia. Họ chỉ quan tâm đến bánh, chứ không quan tâm đến Đấng Mêsia ban bánh. Họ đã “đọc” dấu chỉ theo lược đồ riêng của họ, nên không nắm được ý nghĩa đích thật của dấu chỉ. Do đó, Đức Giêsu lánh mặt. Người muốn cho dân chúng hiểu rằng tư cách Mêsia của Người thuộc về một bình diện khác. Tuy nhiên, vị Thiên Chúa đi trốn sự chờ đợi của loài người đó lại có mặt ngay để giải thoát các môn đệ khỏi sợ hãi (x. 6,12.21).

+ Kết luận

Dấu chỉ giới thiệu Đấng Mêsia không phải chỉ có phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhưng là toàn bộ các sự kiện: phép lạ, niềm hứng khởi của đám đông và việc Đức Giêsu đi trốn. Muốn hiểu Đức Giêsu là ai, phải hiểu được sự tương phản giữa ý nghĩa của việc hóa bánh ra nhiều theo cách hiểu của đám đông và ý nghĩa theo cách hiểu của Đức Giêsu. Ngoài ra, chúng ta phải hiểu mục tiêu Đức Giêsu nhắm khi làm “dấu lạ” này: tấm bánh thuộc về một người phải trở thành lương thực cho tất cả mọi người. Chúng ta chỉ có thể có một thế giới mới, khi người ta từ khước tính ích kỷ, và chấp nhận đề nghị của Đức Giêsu la chia sẻ của cải của mình cho những người khác.

5.- Gợi ý suy niệm

1. Con số những người theo Đức Giêsu đạt tới đỉnh cao với việc làm cho bánh hóa nhiều: khoảng năm ngàn người đàn ông. Nhưng sau Bài giảng về bánh ban sự sống từ trời xuống, chỉ còn lại Nhóm Mười Hai (Ga 6,67). Chính Đức Giêsu hướng dẫn một tiến trình làm sáng tỏ. Người khẳng định rõ ràng những gì Người phải làm, chứ không làm một vài chuyện thỏa hiệp tùy theo sự chờ đợi của dân chúng. Tiêu chuẩn Người nhắm không phải là con số các kẻ đi theo Người, nhưng là sứ mạng đã được Chúa Cha giao phó. Nếu chúng ta đặt nơi Người những chờ đợi sai lầm, chúng ta sẽ thất vọng về Người. Nếu ngược lai, chúng ta lắng nghe Người và đón nhận các ân huệ Người ban, Người sẽ đưa chúng ta đến sự sống viên mãn.

2. Mọi sự bắt đầu nơi Đức Giêsu. Không ai yêu cầu Người cung cấp lương thực cho đám đông ấy. Trong thời gian hoạt động công khai, Đức Giêsu luôn cho người ta thấy như vậy: Người tự mình mà đến, không cần lệnh hoặc lời cầu xin, theo trách nhiệm Chúa Cha giao. Người hành động theo sáng kiến riêng, phù hợp với ý muốn của Chúa Cha. Người quyết định cho đám đông ăn; Người truyền lệnh và các môn đệ mời dân chúng ngồi xuống. Bánh thì chưa có, thế mà người ta đã phải ngồi xuống, có thứ tự và gần nhau, để được phục vụ, như trong một bữa tiệc. Kế đó Đức Giêsu đã cư xử như một người cha gia đình khi bắt đầu bữa ăn: cầm lấy bánh, đọc lời kinh chúc tụng, tạ ơn, rồi phân phát bánh. Từ số tài nguyên nghèo nàn, Người cho đám đông ăn no nê. Sau đó, Người ra lệnh cho các môn đe thu gom các mẩu thừa. Mỗi việc đều được Người bố trí và quyết định và đều diễn tả sứ mạng của Người.
3. Đức Giêsu đã chứng tỏ khả năng giúp đỡ của Người là một khả năng không giới hạn: không chỉ có thể phục vụ các cá nhân hay các nhóm nhỏ, mà còn có thể đáp ứng nhu cầu của một một đoàn người rất đông. Không một trở ngại nào có thể giới hạn quyền lực của Người. Phần Người, Người có thể quy tụ tất cả mọi người lại quanh Người và cho mọi người được no thỏa; Người không loại trừ một ai, Người có đủ cho mọi người. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra cho loài người là: họ có biết trân trọng và muốn chấp nhận những gì Người sẵn sàng ban cho không?

4. Đám đông đã muốn tôn Đức Giêsu làm vua. Bởi vì Người đã xử sự một cách uy quyền và tự khả năng riêng, Người không chấp nhận để cho người ta áp đặt cho Người một vai trò trong đó họ có thể trục lợi theo ý riêng cua họ. Các việc quyền lực Người thực hiện càng to lớn, các hiểu lầm của dân chúng càng trầm trọng. Đức Giêsu tránh khỏi đám đông. Trong Bài giảng về bánh hằng sống, Người sẽ giải thích dấu lạ bánh hóa nhiều. Rõ ràng chúng ta không được quy định cho Người điều Người phải ban cho chúng ta. Chúng ta không được cư xử y như thể chúng ta biết rõ hơn Người điều gì tốt cho chúng ta. Đứng trước Đức Giêsu, Đấng uy quyền và tốt lành đến thế, chúng ta chỉ có thể bày tỏ hai thái độ, là cởi mở và tin tưởng.

---------------------------------

 

TN 17-B202: Bẩn!


(Suy niệm của Trầm Thiên Thu)

 

Bẩn là dơ, là không sạch, là mất vệ sinh. Bẩn cũng có nhiều dạng và nhiều mức độ: Ô nhiễm môi TN 17-B202


Bẩn là dơ, là không sạch, là mất vệ sinh. Bẩn cũng có nhiều dạng và nhiều mức độ: Ô nhiễm môi trường là bẩn, ô nhiễm không khí là bẩn, ô nhiễm thực phẩm là bẩn, ô nhiễm nguồn nước là bẩn, ô nhiễm quản lý là bẩn, ô nhiễm tư tưởng là bẩn, ô nhiễm ánh mắt là bẩn, ô nhiễm lương tâm là bẩn, ô nhiễm giáo dục là bẩn, ô nhiễm âm nhạc là bẩn, ô nhiễm văn chương là bẩn,… Ô nhiễm nào cũng bẩn, cũng xấu, cũng có hại!

Các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày đưa tin về các loại bẩn. Nào là thịt thối, heo siêu nạc; nào là thuốc tăng trọng, cà- phê là đậu nành trộn với hàng chục loại hóa chất; nào là giá làm bằng đậu bẩn, trái cây được kích thích bằng hóa chất; nào là phở chứa phoóc- môn, nước tương (xì dầu) chứa chất 3- MCPD, sữa chứa melamine,… Cơ man nào mà kể. Đó là dạng bẩn thực phẩm gây hại cho cơ thể, có thể sinh ung thư, dẫn đến cái chết!

Chỉ nói riêng về thực phẩm thôi cũng đã thấy có nhiều mối nguy hiểm đe dọa tính mạng con người hằng ngày, tính đến mức từng giây. Dạng bẩn nào cũng nguy hiểm, nhưng dạng bẩn nguy hiểm và độc hại nhất là “lòng người bẩn”, là “lương tâm bẩn”. Tất cả sẽ không bẩn nếu lòng người không nhiễm bẩn, nếu lương tâm trong sạch. Có thể nói rằng mọi thứ bẩn đều bắt nguồn từ “lương tâm bẩn”, vì từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy khác!

Lương tâm còn gọi là lương tri. Lương tâm bẩn cũng có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng: Nói dối, gian lận, tham lam, lừa đảo, hối lộ, tham nhũng, nhiễu nhương, hiếu chiến, bịp bợm, trục lợi, thực dụng, độc ác,... Vĩ nhân Mahatma Gandhi (Ấn Độ) nói: “Với lương tâm, quy luật của số đông không có tác dụng. Có tòa án còn cao hơn tòa án công lý, và đó là tòa án của lương tâm. Nó thay thế cho mọi tòa án khác”.

Aleksandr Solzhenitsyn so sánh: “Công lý là lương tâm, không phải lương tâm cá nhân mà là lương tâm của toàn bộ nhân loại. Những ai nhận thức rõ ràng giọng nói của lương tâm chính mình thường cũng nhận ra giọng nói của công lý”. Còn Jean Jacques Rousseau định nghĩa: “Lương tâm là tiếng nói của linh hồn; dục vọng là tiếng nói của cơ thể”.

Như vậy, vấn đề lương tâm rất quan trọng, vì Voltaire đã nhận định: “Con đường an toàn nhất là không làm gì trái với lương tâm. Với bí mật này, chúng ta có thể hưởng thụ cuộc sống và không sợ chết”.

Walter Lippmann lý giải: “Lương tâm của chúng ta không phải là vật chứa chân lý vĩnh cửu. Nó phát triển cùng với đời sống xã hội của chúng ta, và điều kiện xã hội thay đổi cũng dẫn tới sự thay đổi triệt để về lương tâm”.

Phàm cái gì từ con người xuất ra mới là cái làm cho người ta ra ô uế. Có thể hiểu “cái từ con người xuất ra” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chính Chúa Giêsu xác định: “Những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế. Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế; còn ăn mà không rửa tay thì không làm cho con người ra ô uế” (Mt 20:18- 20).

Hãy cẩn trọng, vì có thể Chúa Giêsu đang lên án chính mỗi chúng ta: “Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23:27- 28).

Ngoại tại và nội tại đều cần thiết một môi trường trong sạch, không bị ô uế. Văn hào Victor Hugo nói: “Lương tâm là Thiên Chúa hiện diện trong con người”.

Ước gì mỗi chúng ta có thể nói được như văn sĩ trào phúng Mark Twain đã xác định: “Nhờ ơn Chúa mà ở đất nước chúng tôi có ba thứ quý giá không tả nổi: tự do ngôn luận, tự do lương tâm, và sự khôn ngoan để không bao giờ dùng đến cả hai thứ kia”. Ông Mark Twain là văn sĩ trào phúng, khôi hài, nhưng lại rất thật. Nghe ông Mark Twain nói mà phát thèm!

Thánh Phaolô nói về cái bẩn tâm linh: “Anh em đã được giải thoát khỏi ách tội lỗi mà trở thành nô lệ sự công chính. Ấy là tôi nói theo kiểu người phàm, hợp với tầm hiểu biết yếu kém của anh em. Trước đây, anh em đã dùng chi thể của mình mà làm những điều ô uế và sự vô luân, để trở thành vô luân thì nay anh em cũng hãy dùng chi thể làm nô lệ sự công chính để trở nên thánh thiện” (Rm 6:18- 19). Dạng bẩn tâm linh còn độc hại hơn mọi dạng bẩn khác, dẫn đến cái chết đời đời. Khủng khiếp quá!

---------------------------------

 

TN 17-B203: THIÊN CHÚA CÓ THÍCH THỬ THÁCH CON NGƯỜI KHÔNG?


Giuse Trần Văn Ngữ, SJ

 

Những ngày qua, bệnh dịch đang hoành hành mạnh mẽ ở Việt Nam. Nếu trước đây, chúng ta chỉ TN 17-B203


Những ngày qua, bệnh dịch đang hoành hành mạnh mẽ ở Việt Nam. Nếu trước đây, chúng ta chỉ nghe nói và chứng kiến trên màn hình tivi về sự tàn phá của bệnh dịch, thì bây giờ, chúng ta đang trải qua những khốn khó nhất trong cơn đại dịch. Giữa vòng vây của đại dịch, chúng ta mới thực sự cảm nhận được thân phận con người yếu đuối mỏng manh và dễ vỡ. Không ít người đã rơi vào sự hoảng loạn và mất hết hy vọng về tương lai.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng! Điều quan trọng, chúng ta đối diện với những khó khăn ấy như thế nào. Bài Tin Mừng hôm nay,[1] cho ta thấy các môn đệ đang đứng trước một khó khăn lớn. Tất nhiên, tình cảnh này không bi đát bằng những điều mà người dân Việt Nam đang phải trải qua trong cơn đại dịch, nhưng ở đây, chúng ta thấy các môn đệ đang ở trong thế bế tắc và bất lực hoàn toàn.

Bấy giờ, Đức Giê-su hỏi Phi-líp-phê: „Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử[2] ông” (6a). Thánh Gio-an đã khéo léo cho ta biết rằng Đức Giê-su đang „hỏi thử” người môn đệ. Chúng ta nên để ý sự khác biệt giữa thử thách và cám dỗ. Khi thử thách, người thầy hy vọng rằng học sinh sẽ vượt qua bài kiểm tra; Còn khi cám dỗ, người cám dỗ luôn muốn rằng người kia sẽ rơi thất bại và rơi vào cạm bẫy của mình. Ở đây, Đức Giê-su không có chủ ý gài bẫy. Ngài chỉ hỏi thử để hy vọng tìm thấy nơi Phi-líp-phê một đức tin mạnh mẽ hơn. „Vì Người đã biết mình sắp làm gì rồi” (6b). Đức Giê-su đã có một kế hoạch trong tâm trí. Ngài không có ý đòi buộc Phi-líp-phê phải giải quyết một vấn đề quá khó khăn, nhưng Ngài chỉ thăm dò xem, để biết chiều sâu đức tin của Phi-líp-phê thế nào.

Có lẽ, Phi-líp-phê không nhớ đến phép lạ Đức Giê-su đã thực hiện tại tiệc cưới Ca-na.[3] Phép lạ đánh dấu sự khởi đầu của Đức Giê-su, và khiến các môn đệ tin vào Ngài. Trước đó, Phi-líp-phê đã là môn đệ của Đức Giê-su.[4] Mặc dù chúng ta không được biết cụ thể rằng Phi-líp-phê có hiện diện trong tiệc cưới Ca-na hay là không, nhưng chắc chắn ông đã nghe nói về phép lạ đó. Tuy nhiên lúc này, Phi-líp-phê không mảy may nghĩ đến việc Đức Giê-su có thể thực hiện phép lạ để nuôi dân chúng.

Không chỉ riêng Phi-líp-phê cảm thấy tình cảnh quá khó khăn, mà một môn đệ khác cũng đã nhận ra tình hình thực tế không có gì khả quan. „Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người: Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá.” Ông An-rê thông tin cho biết: có một nguồn lực khiêm tốn – một cậu bé với bữa trưa của mình. Ngay sau đó, ông tán thành chủ nghĩa bi quan của Phi-líp-phê: “nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”” Cả Phi-líp-phê và An-rê đều giúp chúng ta hiểu được thực trạng khó khăn thực sự mà các ông đang phải đối diện.

Phải chăng Đức Giê-su đang thực sự muốn thử thách Phi-líp-phê và các môn đệ? Hay nói một cách khác, Thiên Chúa có thích thử thách con người không?

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là nguồn gốc mọi sự tốt lành. Còn sự dữ và những khó khăn trên thế giới như là một phần của cuộc sống. Và theo cái hiểu thông thường, Thiên Chúa không cần thử thách con người làm chi. Nhưng những thử thách và cám dỗ luôn hiện diện trong đời sống thường ngày, chúng là cơ hội để con người sống gần Thiên Chúa hơn.[5]

Bài Tin Mừng hôm nay, mời gọi chúng ta tiếp tục đặt niềm tin nơi Thiên Chúa. Trong những tình cảnh khó khăn, tưởng chừng như không thể đối với con người, thì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. Tất nhiên, chúng ta không nên hiểu lầm là mình cứ ngồi chờ đợi, Thiên Chúa sẽ ra tay cứu. Ngược lại, chúng ta được mời gọi: cố gắng vận dụng tất cả những gì mình có, để đẩy lui bệnh dịch và tin tưởng phó thác nơi Thiên Chúa. Nói một cách khác, Thiên Chúa luôn dành chỗ cho sự cộng tác của con người vào công trình của Ngài. Để phép lạ có thể xảy ra, con người cần đóng góp phần nhỏ bé của mình.

Trở lại với câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay. Điều gì sẽ xảy ra nếu cậu bé không muốn chia sẻ bữa trưa của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu cậu bé nói: „Tôi cần những thức ăn này cho chính mình”; hoặc chối từ chia sẻ một cách trả lời khéo léo rằng: “Một chút của tôi sẽ không tạo ra sự khác biệt nào cả!” Ngược lại, ở đây cậu bé đã hoàn toàn quảng đại chia sẻ những gì mình có, và được Chúa ban phước lành. Đây là thông điệp chính trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay.

Nhìn lại lịch sử loài người, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa thường dùng một số ít người tài giỏi và khiêm tốn để thực hiện hầu hết các công việc nhân danh Ngài. Nếu ai trong chúng ta bị cám dỗ và muốn thoái lui, vì nghĩ rằng mình có quá ít để đóng góp, thì cần phải nhớ rằng Chúa đã thực hiện những điều kỳ diệu thế nào từ sự quảng đại đóng góp phần nhỏ bé của con người.

Niềm hy vọng của chúng ta trong cơn đại dịch này không phải là những hy vọng ảo tưởng vào những lời nói suông, nhưng là niềm hy vọng đặt trên những hành động cụ thể. Dù tình hình thực tế có bi đát đến đâu đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn luôn cậy trông nơi Thiên Chúa và sống liên đới với người khác. Như lời Đức Thánh Cha Phan-xi-cô từng chia sẻ với chúng ta trong cơn đại dịch: Chúng ta nên sống trong đại dịch thế nào?[6] Và cần đối phó với đại dịch bằng tình yêu không biên giới.[7] Với tình yêu ấy, chúng ta thắp lên những ngọn nến hy vọng dìu bước nhau trong đêm tối, và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

Xin cho chúng con biết sống yêu thương và quảng đại với anh chị em mình. Amen.

---------------
[1] Đức Giê-su hóa bánh ra nhiều (Ga 6,1-15).
[2] πειράζων (peirázôn) = có thể có nghĩa là kiểm tra, thử thách hoặc cám dỗ.
[3] Tiệc cưới Ca-na (Ga 2,1-11).
[4] Xem: Các môn đệ đầu tiên (Ga 1,43-48).
[5] Chúng ta hãy đọc thư thánh Giacôbê Tông đồ: “Khi bị cám dỗ, đừng ai nói : ‘Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ’, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai (Gc 1,13). Hoàn toàn ngược lại: Chúa Cha không phải là tác giả của điều xấu, không có người con nào yêu cầu cá mà Người cho rắn (x. Lc 11,11) như Chúa Giêsu đã dạy, và khi sự ác xuất hiện trong cuộc sống của con người, Chúa chiến đấu bên cạnh họ, để họ có thể để được giải thoát khỏi sự dữ. Đó là một Thiên Chúa luôn chiến đấu vì chúng ta, chứ không chống lại chúng ta. (xem bài giảng của Đức Thánh Cha Phan-x-cô: https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-05/dtc-phanxico-tiep-kien-chung-kinh-lay-cha-cam-do-thu-thach.html )

[6] https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-04/dtc-phanxico-song-trong-dai-dich-covid-19-the-nao.html

[7] https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-09/dtc-phanxico-tiep-kien-chung-dai-dich.html

---------------------------------

 

TN 17-B204: ĐỨC GIÊSU LÀ BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI


Lm. Nguyễn Ngọc Dũng

 

Ai trong chúng ta cũng đã một lần đối diện với những khó khăn mà dường như vượt ra khỏi TN 17-B204


Ai trong chúng ta cũng đã một lần đối diện với những khó khăn mà dường như vượt ra khỏi sự kiểm soát cũng như khả năng của mình để giải quyết. Khi vượt qua những khó khăn đó, chúng ta ngạc nhiên khẳng định rằng chỉ với ơn Chúa mình mới có thể vượt qua được. Đây chính là điều chúng ta thấy phản chiếu trong các bài đọc lời Chúa hôm nay. Trong bài đọc 1 hôm nay, tác giả sách các Vua trình bày cho chúng ta nghe câu chuyện về lòng quảng đại của một người từ Baan Salisa dành cho Êlisa, “người của Thiên Chúa” trong nạn đói. Lòng quảng đại của người đó được gói gọn trong “hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị” (2V 4:42). Ông Êlisa không nghĩ đến mình mà nói với người tiểu đồng của mình mang phát cho mọi người ăn. Câu trả lời của người tiểu đồng phản ánh chính thực tại của đời sống chúng ta khi đối diện với khó khăn và câu trả lời này một lần nữa được tìm thấy âm hưởng trong bài Tin Mừng: “Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được?” (2V 4:43). Nhưng Êlisa chỉ cho tiểu đồng biết rằng, chính Đức Chúa là Đấng cho dân ăn chứ không phải ông: “Cứ phát cho người ta ăn! Vì Đức Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư.” Khi làm theo lời của Êlisa, tiểu đồng mới hiểu được đối với Thiên Chúa không gì là không thể: “Tiểu đồng phát cho người ta. Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời Đức Chúa phán” (2V 4:44). Chi tiết này giúp chúng ta an lòng khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Khó khăn không nhằm mục đích đè bẹp chúng ta, nhưng có mục đích rèn luyện đức tin cũng như giúp chúng ta khám phá ra khả năng của mình siêu việt thế nào khi biết cộng tác với Chúa.

Một kinh nghiệm khác chúng ta cảm nghiệm trong đời sống là mỗi người chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi sống những bậc sống khác nhau: gia đình, độc thân, hay thánh hiến tu trì. Trong bài đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Êphêsô [chúng ta] sống xứng đáng với ơn gọi của mình. Để sống xứng đáng với ơn gọi của mình, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta phải “ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau” (Ep 4:2-3). Trong những lời này, Thánh Phaolô chỉ ra những nhân đức chúng ta cần phải có khi sống với nhau, nhất là trong đời sống gia đình và trong cộng đoàn tu trì. Bên cạnh đó, Thánh Phaolô cũng chỉ ra rằng khi sống đúng với ơn gọi của mình, chúng ta nhận ra mình được nối kết với anh chị em khác trong cùng một thân thể, được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng, cùng tin vào một phép rửa, tin vào một Chúa là “Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người, và trong mọi người” (x. Ep 4:4-6). Nếu chúng ta được nối kết với những anh chị em khác trong cùng một phép rửa, một đức tin và một Thiên Chúa, tại sao lại có sự chia rẽ giữa chúng ta? Đó là vì chúng ta không sống đúng với ơn gọi của mình và mặc lấy những nhân đức mà Thánh Phaolô đã kể ra ở trên. Hãy là những con người khiêm tốn, hiền từ, nhẫn nại và lấy tình yêu mà chịu đựng những khuyết điểm của nhau. Chỉ như thế chúng ta mới cảm nghiệm được sự bình an và hiệp nhất trong Chúa.

Bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu bài giảng của Chúa Giêsu về bánh hằng sống (Ga 6:1-71). Đây là một trong những chương dài trong Tin Mừng Thánh Gioan. Bài giảng này có sự tương đồng với những sự kiện được Thánh Máccô thuật lại trong 6:30-54 và 8:11-33. Những sự kiện đó bao gồm: (1) hoá bánh cho năm ngàn người ăn (Ga 6:1-15; Mc 6:30-44); (2) Chúa Giêsu đi trên biển (Ga 6:16-24; Mc 6:45-54); (3) đòi một dấu lạ (Ga 6:25-34; Mc 8:11-13); (4) bình luận về bánh hằng sống (Ga 6:35-59; Mc 8:14-21); (5) lời tuyên xưng của Phêrô (Ga 6:60-69; Mc 8:27-30); (6) [tiên báo về] cuộc thương khó (Ga 6:70-71; Mc 8:31-33). Những hình ảnh [biểu tượng] về Chúa Giêsu như Đấng cung cấp “nước hằng sống” trong chương 4 và bánh từ trời được phát triển cùng với nền Kitô học của Thánh Gioan như một vị vua – ngôn sứ theo Môsê. Đối với thánh sử, toàn bộ câu chuyện về bánh hằng sống trở thành một cuộc đối diện khác giữa đám đông không tin và Đấng đến từ trời với lời ban sự sống. Cấu trúc của bài Tin Mừng hôm nay như sau: (1) bối cảnh xa (Ga 6:1-4); (2) bối cảnh gần: Chúa Giêsu đối thoại với các môn đệ (Ga 6:5-10); (3) Chúa Giêsu thực hiện phép lạ (Ga 6:11-13); (4) phản ứng của dân chúng và hành động của Chúa Giêsu sau phép lạ (Ga 6:14-15). Chúng ta cùng nhau suy gẫm trên những điểm mà cấu trúc Tin Mừng đã gợi ý cho chúng ta.

Trước tiên, chúng ta cần lưu ý rằng Thánh Gioan đã nới rộng phần giới thiệu bằng việc thêm vào đó những chi tiết sau: (1) một cột móc không rõ ràng về thời gian [“sau những điều này”]; (2) một nơi chốn cụ thể [“bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêria.”]; (3) động lực của đám đông tìm đến Chúa Giêsu [“Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm.”]; (4) thời điểm quy chiếu [“Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái.”]. Trong phần này, điều đáng để chúng ta suy gẫm là động lực của đám đông đến với Chúa Giêsu. Thánh Gioan trình bày rõ ràng cho chúng ta là đám đông đến với Chúa Giêsu vì họ thấy ‘những dấu lạ người làm cho những kẻ đau ốm,’ nói cách khác là họ nhìn thấy Chúa Giêsu chữa lành những kẻ đau ốm. Như chúng ta biết, một trong những hành động quan trọng trong Tin Mừng Thánh Gioan là ‘thấy.’ Tuy nhiên, ‘thấy’ chỉ mới là bước đầu của tin. Đám đông đến với Chúa Giêsu chỉ vì ‘thấy’ Ngài thực hiện những dấu lạ chứ chưa biết và tin Ngài. Điều này được chỉ rõ trong phần kết của bài Tin Mừng, đó là họ chỉ nhận ra Ngài như một vị ‘ngôn sứ’ giống như Môsê, người đã cho dân Israel bánh ăn trong sa mạc. Chúng ta cũng đến với Chúa mỗi ngày [hoặc mỗi tuần], nhưng động lực của chúng ta là gì? Nhiều người trong chúng ta đã ‘thấy’ nhiều dấu lạ Chúa thực hiện mỗi ngày trong cuộc đời của mình [hay của người thân], nhưng chúng ta đã đóng cửa lòng mình lại, chúng ta không nhận ra Ngài và đặt trọn niềm tin yêu phó thác vào tay Ngài. Chúng ta chỉ đến với Chúa chỉ vì chúng ta cần những nhu cầu của mình được đáp ứng, chứ chúng ta không đến với Ngài vì tin yêu Ngài.

Bối cảnh gần của phép lạ là một cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ, cụ thể là với Philipphê và Anrê. Chúng ta viết lại cuộc đối thoại này như sau:

Chúa Giêsu [“Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philípphê]: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” [“Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi].

Ông Philípphê: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.”

Anrê:  “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”

Chúa Giêsu: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” [Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn].

Trong phần phép lạ, chúng ta đọc thấy như sau: “Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: ‘Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.’ Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng” (Ga 6:11-13). Điều đáng để chúng ta lưu ý là sự tương phản và tiếp nối giữa hành động của Chúa Giêsu và các môn đệ. Trong Tin Mừng Thánh Gioan, chính Chúa Giêus là người phân phát cho dân chúng bánh và cá sau khi đã dâng lời tạ ơn. Các môn đệ chỉ là những người đi thu lại những gì Chúa Giêsu đã phân phát. Điều này khác với Tin Mừng Nhất lãm là Chúa Giêsu dâng lời tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ đi phân phát cho dân chúng và cũng chính các môn đệ đi thu lại những gì Chúa Giêsu đã bẻ ra và các ông phân phát. Chúng ta rút ra từ những chi tiết này điều để suy gẫm là: Chúa Giêsu luôn là Người trao ban chính mình và mọi sự cho chúng ta. Về phần chúng ta, chúng ta chỉ cộng tác với Ngài trong việc phân phát những gì Chúa Giêsu đã trao vào tay chúng ta cho anh chị em của mình. Sứ vụ của chúng ta là sự tiếp nối của sứ vụ Chúa Giêsu. Những gì chúng ta trao ban đều thuộc về Chúa Giêsu. Chỉ khi hiểu được điều này, sứ vụ của chúng ta mới sinh được nhiều hoa trái để mọi người được ăn no nê mà vẫn còn dư thừa.

Bài Tin Mừng kết thúc với phản ứng của đám đông sau khi nhìn thấy dấu lạ là: “Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: ‘Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!’” (Ga 6:14). Đứng trước sự hiểu lầm về chân tính của mình, Chúa Giêsu liền tránh mặt: “Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình” (Ga 6:15). Đứng trước dấu lạ Chúa Giêsu thực hiện, dân chúng chỉ dừng lại ở những gì “thuộc về thân xác, thuộc về đất.” Vì vậy, họ không hiểu được thực tại trên trời mà qua dấu lạ Chúa Giêsu ám chỉ đến. Qua dấu lạ, họ chỉ dừng lại ở việc tuyên xưng Chúa Giêsu là một vị ngôn sứ như Môsê, người đã cho họ bánh ăn trong sa mạc. Họ không thể đạt đến việc tuyên nhận rằng, Ngài là Bánh Hằng Sống từ trời xuống, là Con Thiên Chúa. Nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta cũng chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài của sự kiện để rồi không thể đọc và hiểu được điều Thiên Chúa nói với chúng ta. Hãy vượt qua những gì mà con mắt thể lý có thể nhìn, và nhìn với con mắt đức tin, chúng ta mới hiểu được những thực tại của Thiên Chúa.

---------------------------------

 

TN 17-B205: CƠN ĐÓI VÀ SỰ KHỎA LẤP


Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương

1. Đói.

 

Theo từ điển Tiếng Việt, đói là có cảm giác cồn cào, khó chịu khi đang thấy cần ăn mà chưa được TN 17-B205


Theo từ điển Tiếng Việt, đói là có cảm giác cồn cào, khó chịu khi đang thấy cần ăn mà chưa được ăn hoặc chưa được ăn đủ. Đói là lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Đói cũng có nghĩa là thiếu nhiều, do một đòi hỏi tự nhiên và đang rất cần. Tuy nhiên, tình trạng đói không chỉ dừng lại ở đói ăn, đói uống, đói vật chất, nhưng tồn tại cái đói trầm trọng và đáng quan ngại là đói tinh thần, đói sự thật, đói tình yêu, đói tình người, đói sự chung thủy trong đời sống vợ chồng, đói tình liên đới, đói sự hiệp nhất, đói sự tha thứ, đói sự dấn thân, đói sự quảng đại, đói sự bao dung, đói nụ cười, đói sự cảm thông, đói sự chia sẻ nhưng chất chứa sự chia rẽ, đói sự vị tha,… Trước những cơn đói dữ dằn này, con người dường như rất khó khăn để giải quyết, nhưng chỉ thực sự được khoả lấp nơi Đức Giê-su Ki-tô mà thôi.

2. Khoả lấp từ Chúa Giê-su.

Đứng trước cái đói của con người, chính Thiên Chúa đã thi thố quyền năng của Ngài ngang qua các ngôn sứ cũng như các trung gian để con người được khoá lấp cơn đói. Một Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo trời đất với biển khơi, Một Thiên Chúa đã giải thoát dân Is-ra-en thoát khỏi Ai cập, chẳng lẽ nào lại không làm cho dân đói được no nê hay sao?.

Quả thật, nơi bài đọc I, đứng trước cái đói của dân, ngôn sứ Ê-li-sa đã bảo tiểu đồng phát cho họ ăn mặc dù chỉ vỏn vẹn có hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Nhưng tin tưởng vào uy quyền của Đức Chúa, ngôn sứ Ê-li-sa đã mạnh dạn phân phát cho dân: họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời Đức Chúa phán. (x.2 V 4, 42-44). Nơi bài Tin Mừng (Ga 6, 1-15) mà Thánh Gioan trình thuật, trước cái đói của dân chúng đông đúc, Đức Giê-su đã hoá bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và hai con cá để cho hơn năm ngàn người đàn ông, chưa kể đàn bà và trẻ em đã ăn no nê mà còn dư mười hai thúng. Một phép lạ biểu lộ quyền năng của Đức Giê-su trước dân người. Một sự khoả lấp đầy lòng nhân ái và tình thương của vị Thiên Chúa hữu hình đối với con người ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Một hình ảnh báo trước về bí tích Thánh Thể mà sau này Đức Giê-su sẽ tặng ban cho con người chính Máu và Thịt của Ngài. Thật vậy, tuy chỉ có một tấm bánh, là Mình Thánh Chúa, nhưng muôn người ở khắp mọi nơi trong mọi thời đã luôn được đón nhận và không bao giờ chấm dứt. Sự dư tràn hồng ân dịu ngọt từ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô sẽ khoả lấp mọi khát vọng cho con người, nhất là khát vọng sự sống đời đời.

Quả thật, khi đói về thể xác, con người tìm đến của ăn để thoả mãn cơn đói. Khi đói về tinh thần, đói về linh hồn, đói về tâm linh, con người chúng ta chỉ thực được khoả lấp và no thoả khi chúng ta biết tìm gặp Đức Giê-si Ki-tô, là hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu ở cùng chúng ta. Có thể nói ngay rằng có nhiều sự khoả lấp để con người tìm cách giải quyết cho những khúc mắc cuộc đời, nhưng sự khỏa lấp đích thực và đỉnh cao là ở nơi Chúa, nơi Đức Giêsu. Nơi Ngài, con người được sống và sống dồi dào. Nơi Ngài, chúng ta sẽ được no thỏa. Nơi Ngài, muôn người sẽ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Nơi Ngài, con người sẽ được dẫn đến đồng cỏ xanh tươi và tắm ở dòng suối mát. Nơi Ngài, con người được vỗ về và chăm sóc cẩn thận và kỹ càng. Nơi Ngài, con người được kín múc nguồn sức mạnh từ Lời và từ Mình Máu Thánh Ngài. Nơi Ngài, con người không còn lo sợ và cô đơn. Nơi Ngài, con người sẽ được chan chứa niềm vui và sự bình an. Nơi Ngài, con người sẽ đón gặp sự gần gũi, thân thiện và thương yêu. Nơi Ngài, con người cảm nhận được lòng thương xót vô bờ vô bến của Một Vị Thiên Chúa Tình Yêu. Nơi Ngài, con người sẽ được sống đời đời. Tuy nhiên, được đón nhận ân lộc từ Chúa, được khoả lấp cơn đói – cơn khát từ Chúa, mỗi chúng ta cũng được mời gọi biết trao ban và khoả lấp cho anh chị em chung quanh.

3. Khoả lấp cho tha nhân, bổn phận của ki-tô hữu:

Thật vậy, chúng ta đang sống chung với mọi người trong hành trình dương thế, chúng ta được nhắc nhở thế này: chúng ta đã đón nhận nhưng không thì cũng phải cho nhưng không (x.Mt 10,8); “Ai vui vẻ dâng hiến thì được Chúa yêu thương” (2 Cr 9,7); “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35); “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được? Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm.” (1 Ga 3,17-18); cũng như câu ca dao “Anh em như thể tay chân – Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.” hoặc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Trong bối cảnh cả và nhân loại, nhất là tại các tỉnh miền nam Việt Nam hiện nay đang phải quằn quại và mệt mỏi vì đại dịch Covid. Họ không những đói về mặt nhu yếu phẩm, nhưng cái quan trọng là tinh thần hoang mang, lo sợ và mất bình an vì sự ‘thăm viếng’ của ‘nàng Cô-vy’. Lúc này đây, hơn bao giờ hết, họ đang cần tình liên đới, sự nối kết và lòng cảm thông của mọi người. Lúc này đây, trong cơn đại dịch, chúng ta mới biết rằng tình người cần biết bao. Lúc này đây, tiền bạc và của cải giàu sang không phải là thứ quyết định cho những ai bị nhiễm bệnh Covid Vũ Hán. Lúc này đây, bệnh viện dã chiến cũng hết chỗ bởi số người nhiễm bệnh quá lớn. Cho nên, họ không những đau buồn vì bị nhiễm bệnh, nhưng còn đau buồn hơn là không được đi tới bệnh viện để được cách ly và được chữa trị. Lúc này đây, nhiều gia đình đã phải ‘phân ly cách biệt’ những người thân. Do đó, tất cả những ai đang phải đối diện với những gian nan và khổ đau này đều đang sống trong tình trạng ‘đói’. Họ cần sự tương trợ, họ cần sự giúp đỡ và tình liên đới của mỗi chúng ta. Trước nguy cơ này, Thánh Phaolô đã mời gọi chúng ta nơi bài đọc II: “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.”(Ep 4, 2-3). Lúc này đây, sống sự nối kết và tình tương thân tương ái là lời mời gọi hết sức khẩn thiết đối với mỗi chúng ta. Là anh em với nhau trong mái nhà chung là nhân loại, chúng ta hãy sống yêu thương hơn là ích kỷ, sống bao dung hơn là loại trừ, sống quan tâm chăm sóc anh chị em hơn là vô tâm và dửng dưng. Là con cái của Chúa, chúng ta không thể không sống chiều kích yêu thương như Chúa. Chính khi thực thi bác ái yêu thương bằng hành động là chúng ta đang trở nên ‘khí cụ khoả lấp’ những ‘cơn đói, cơn khát’ của con người thời đại, nhất là những con người khổ đau, bệnh hoạn tật nguyền và nghèo đói.

Tóm lại, con người ngày nay đang phải đối diện với những cơn đói trong cuộc sống: đói cơm áo gạo tiền, đói tình thương và lòng bao dung. Cơn đói lớn nhất là cơn đói về mặt tinh thần hay về mặt linh hồn. Cơn đói này chỉ thực sự được khoả lấp khi con người biết tìm kiếm và tựa nương vào Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Chỉ nơi Lời Ngài và Mình Máu Thánh của Ngài, con người mới thực sự được no thoả viên mãn. Chỉ nơi Danh Ngài, con người mói thực sự được cứu độ và giải thoát. Tuy nhiên, mỗi chúng ta, là những ki-tô hữu, cũng đóng một vai trò hết sức cần thiết trong việc khoả lấp những khát vọng và những cơn đói của anh chị em đồng loại. Là những Chúa Giê-su khác, những người đang sống cùng, sống với anh chị em, chúng ta được đòi hỏi phải thực hành giới răn yêu thương liên lỉ để cùng dẫn dắt anh chị, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật và những người bất hạnh tìm đến sự bình an, niềm vui và hạnh phúc trong Chúa Ki-tô.

---------------------------------

 

TN 17-B206: VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN


 Lm. Bosco Dương Trung Tín

Hẳn ông này là vị Ngôn Sứ, Đấng phải đến thế gian(Ga 6,14).

 

Vị Ngôn Sứ nàyđược Chúa với ông Mô-sê trong sách Đệ Nhị Luật như sau: “Từ giữa anh em TN 17-B206


của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một Ngôn Sứ như ngươi để giúp chúng. Ta sẽ đặt những Lời của Ta trong miệng Người ấy và Người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho Người ấy”(x.Dnl 18,18).

Qua đó, chúng ta biết Ngôn Sứ là người nói Lời Chúa. Đức Giê-su là người đến loan báo Lời Chúa, nên Đức Giê-su thực sự là một vị Ngôn Sứ. Trong bài Phúc Âm, khi Đức Giê-su làm dấu lạ, lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, đã làm cho 5 ngàn người đàn ông chưa kể phụ nữ và con trẻ, ăn no nê và còn dư 12 thúng đầy. Trước khi làm dấu lạ này, Đức Giê-su đã nói Lời Chúa cho họ.

Như Chúa đã lấy bánh và cá làm cho người ta ăn no nê về phần xác thế nào, thì Chúa cũng sẽ lấy Lời Chúa làm cho chúng ta no nê về phần hồn như vậy. Và khi được no đầy Lời Chúa, chúng ta, những người tín hữu công giáo cũng được Chúa cho tham dự vào chức vụ Ngôn Sứ của Đức Giê-su nữa.

“Đức Ki-tô chu toàn chức vụ Ngôn Sứ không những nhờ hàng giáo phẩm, nhưng cũng nhờ các giáo dân nữa. Người đã đặt họ làm chứng nhân, bằng cách ban cho họ cảm thức đức tin và ơn dùng ngôn từ”(x. GLCG, số 904).

    “Cảm thức đức tin” là gì?

“Mọi tín hữu đều tham dự vào ơn hiểu biết và việc lưu truyền mặc khải. Họ được Thánh Thần xức dầu, chính Người dạy dỗ và dẫn họ tới chân lý toàn diện”(x.GLCG, số 91).

Như vậy, “cảm thức đức tin” được hiểu nôm na là những gì mà người tín hữu cảm nghiệm, cảm nếm và nhận thức được nhờ đức tin về những gì Chúa mặc khải qua Lời Chúa. Từ đó, “Toàn thể tín hữu, không thể sai lầm trong đức tin. Họ biểu lộ đặc tính ấy nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân Chúa, khi “từ các Giám Mục cho đến người giáo dân rốt hết”, đều đồng ý về những chân lý liên quan đến đức tin và phong hóa”(x.GLCG, số 92).

“Thực vậy, nhờ cảm thức về đức tin được Thánh Thần chân lý khơi dậy và duy trì và dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, Dân Thiên Chúa một lòng gắn bó không sờn với đức tin đã được truyền lại một lần dứt khoát, đào sâu đức tin hơn nhờ giải thích đúng đắn và thực thi trọn vẹn đức tin ấy trong đời sống của mình”(x. GLCG, số 93).

Như chúng ta biết, “Kho tàng đức tin” được chứa đựng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, đã được các Tông Đồ giao phó cho toàn thể Hội Thánh(x. GLCG, số 84). Nhưng “Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa đã được viết ra hay lưu truyền, chỉ được ủy thác cho Huấn Quyền sống động của Hội Thánh và Hội Thánh thi hành quyền đó nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, nghĩa là được ủy thác cho những Giám Mục sống hiệp thông với Giám Mục Rô-ma, là người kế nhiệm thánh Phê-rô”(x. GLCG, số 85).

Dù vậy, “Huấn Quyền không vượt trên Lời Chúa, nhưng phải phục vụ Lời Chúa, nên chỉ dạy những gì đã được truyền lại. Theo lệnh Chúa, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Huấn Quyền thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và thành tín trình bày Lời Chúa. Và từ kho tàng đức tin duy nhất ấy, rút ra mọi điều phải tin như là Mặc Khải của Thiên Chúa”(x. GLCG, số 86).

Như thế, người tín hữu công giáo chúng ta muốn có những cảm thức về đức tin; nói cách khác là gia tăng sự hiểu biết về đức tin; hiểu biết về Lời Chúa, chúng ta phải làm 3 việc sau đây:

Suy niệm và học hỏi về Lời Chúa và Giáo Lý của Giáo Hội.
Có đời sống nội tâm sâu sắc để có thể cảm nghiệm được những thực tại thiêng liêng.
Tuân phục những lời giảng dạy của Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục. Vì các ngài là những người đã nhận được đặc sủng chắc chắn về chân lý.
“Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền, nhờ một sự an bài rất khôn ngoan của Thiên Chúa, liên kết và phối hiệp với nhau đến nỗi không một thực thể nào một trong ba có thể đứng vững một mình được. Dưới tác động của một Thánh Thần duy nhất, cả ba cùng góp phần hữu hiệu vào việc cứu độ các linh hồn, mỗi thứ theo phương cách riêng của mình”(x.GLCG, số 95).

Có thể nói Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền, theo tôi, được ví như 1 cái kiềng 3 chân. Ông bà ta nói: “Vững như kiềng 3 chân” mà. Cái kiềng đây là Đức Tin; 3 chân đây là Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền của Hội Thánh. Nhờ Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền mà đức tin của chúng ta vững vàng, chính xác và hiệu quả.

Vậy, chúng ta những người tín hữu công giáo hãy không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mặc khải ngày càng trọn vẹn hơn, cũng như thực thi trọn vẹn đức tin đó trong đời sống hàng ngày của mình. Đức tin của chúng ta ngày càng vững vàng hơn; trưởng thành hơn; để

“Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.

---------------------------------

 

TN 17-B207: THÁNH THỂ NGUỒN SỐNG


Lm. Laurensô Phan Ngọc Bích

Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người.
Người hỏi Philipphê : “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn? (Ga 6,5)

 

Với Chúa Nhật 17, chúng ta đang ở giữa cuộc hành trình của Mùa Thường Niên Năm Phụng Vụ TN 17-B207


Với Chúa Nhật 17, chúng ta đang ở giữa cuộc hành trình của Mùa Thường Niên Năm Phụng Vụ. Đi qua nửa chặng đường, lẽ đương nhiên Hội Thánh muốn chúng ta ý thức rằng lương thực thần linh là Thánh Thể Chúa cần thiết chừng nào, để nuôi dưỡng chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin và đạt tới đích Quê Trời. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay muốn nói lên điều ấy. Bài trích sách Các Vua quyển thứ hai (2V 4,42-44) thuật lại câu chuyện tiên tri Êlisê, khi được người ta biếu 20 chiếc bánh lúa mạch và lúa mì đầu mùa, đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nuôi cả trăm người ăn no nê mà vẫn còn dư. Giá trị của phép lạ rất lớn, vì thời bấy giờ, nạn đói đang hoành hành khắp xứ Israel. Câu chuyện đó là tiên trưng cho câu chuyện Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 6,1-15) thuật lại hôm nay. Lúc ấy, dân chúng đổ xô đi theo Thầy Giêsu, vừa để nghe những lời giảng đầy uy quyền vượt xa các luật sĩ biệt phái vừa để xin ơn tha thứ hoặc chữa lành bệnh tật. Có lẽ lúc ấy trời đã về chiều, chạnh lòng thương dân chúng khốn khổ đói khát, Chúa đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều từ năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá của một em bé. Lần này, chỉ kể đàn ông thôi cũng đã tới năm ngàn ! Bánh ấy là hình bóng của Mình Máu Thánh Chúa Kitô, điều mà chính Chúa Giêsu Kitô đã xác nhận sau đó : “Tôi là Bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời. Và Bánh Tôi sẽ ban tặng chính Thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống” (c.51).

Nhưng như thế nào mà Thánh Thể Chúa Kitô làm cho chúng ta được sống, hiểu theo nghĩa mạnh nhất, sống viên mãn tròn đầy? Trước hết, vì khi đón nhận Thánh Thể, chính Chúa Kitô sống trong chúng ta : “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2,20). Ngược lại, nếu chúng ta không ăn Thịt và uống Máu Người, chúng ta sẽ không có sự sống nơi mình (c.53). Khi lập bí tích Mình Máu Thánh, Chúa Kitô muốn ở cùng chúng ta luôn mãi. Yêu nhau thì cần hiện diện bên nhau, vì thường dễ cứ xa mặt thì cách lòng. Trong niềm hân hoan, Hội Thánh kinh nghiệm dưới nhiều hình thức sự thực hiện liên lỉ lời hứa của Đấng Phu Quân: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Nhưng trong bí tích Thánh Thể, Hội Thánh vui hưởng sự hiện diện này với một cường độ mãnh liệt duy nhất. Kể từ ngày lễ Ngũ Tuần, khi Hội Thánh, Dân của Giao Ước mới, bắt đầu cuộc hành trình tiến về Quê Trời, bí tích thần thiêng này tiếp tục ấn dấu trên ngày sống bằng cách tuôn đổ trên họ niềm hy vọng tin tưởng (x. Thông điệp Thánh Thể EE, Đức Gioan Phaolô II, số 1). Thánh Thể vốn là sự hiện diện ban sự sống của Chúa Kitô.

Kế đến, Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện trong chúng ta là để trao ban một ân huệ vô giá, đó là chính bản thân Người. Thật vậy, Công Đồng Vaticanô II đã tuyên bố cách xác đáng rằng : Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội : đó là chính Đức Kitô, Người là mầu nhiệm Phục Sinh và Bánh Hằng Sống của chúng ta. Người trao ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của Người, Thịt đã trở nên sống động nhờ Thánh Thần và ban sự sống cho con người (x. Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục số 5, CĐ Vat II). “Trong Thánh Thể chúng ta có Đức Giêsu, chúng ta có hy tế cứu độ của Người, chúng ta có sự sống lại của Người, chúng ta có ân ban của Chúa Thánh Thần, chúng ta có sự tôn thờ vâng phục và tình yêu đối với Chúa Cha. Nếu xem thường Thánh Thể, làm sao chúng ta có thể khắc phục sự nghèo hèn bất toàn của mình?” ( EE 60).

Cuối cùng, khi trao ban Thánh Thể, Chúa Kitô muốn kết hiệp với mỗi người chúng ta. “Tự bản chất, Hy tế Tạ Ơn hướng đến sự kết hiệp nội tâm của người tín hữu với Chúa Kitô qua việc rước lễ : chúng ta lãnh nhận chính Đấng đã tự hiến vì chúng ta, chúng ta lãnh nhận Mình Người bị trao nộp vì chúng ta và Máu Người đổ ra cho muôn người được tha tội” (EE 16). Đó là sự kết hợp của cành nho với thân nho mà hiệu quả là cái gì có ở trong thân nho thì cũng sẽ có ở trong cành nho. Nhờ đó, cành nho sẽ sinh nhiều hoa trái : trong chúng ta sẽ tiếp diễn sự nhiệt thành của Chúa, sự khiêm tốn của Chúa, sự hiền hậu của Chúa, sự trong sạch của Chúa, quyền năng của Chúa… Tắt một lời, nhờ kết hiệp với Thánh Thể, chúng ta sẽ được thần hóa, sẽ dần dần trở thành một “thánh thể” thứ hai.

Trong đức tin tinh tuyền, chúng ta thấy Thánh Thể mang tất cả dáng vẻ huy hoàng của một thực tại sống động. Đó là chính Thiên Chúa đang sống giữa loài người. Đó là chính Thầy Chí Thánh muốn sưởi ấm và làm no thỏa tâm hồn chúng ta. Như vậy, một cách sâu xa, Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy siêng năng tham dự Thánh lễ và nồng nhiệt đón rước Thánh Thể. Như lời Đáp ca, chúng ta hãy thưa với Chúa rằng : “Lạy Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê” (Tv 144,16).

“Đức Maria vừa cộng tác vào việc ban Đức Kitô Thánh Thể vừa giúp ta đón nhận Người. Trong việc Nhập Thể, Mẹ đã là gương mẫu hoàn hảo về việc đón nhận Ngôi Lời làm người ; Mẹ đã nhận lấy Đức Kitô với tất cả lòng tin mạnh mẽ và với tất cả tình yêu đầy phó thác của Mẹ. Mẹ đã biết dâng cho Con Thiên Chúa một nơi ở rất đẹp lòng Người, và đã cố gắng cư xử thật vừa lòng Người hết sức. Chưa bao giờ đã có một tình thân mật giữa hai linh hồn sâu xa như giữa Đức Kitô và Mẹ Người. Bởi đó Đức Trinh Nữ đã được đặc biệt chỉ định để giúp cho người rước lễ có được những điều kiện tốt để đón tiếp Chúa. Người ta có thể xin Mẹ một tấm lòng đón nhận nồng nàn hơn, quảng đại hơn, với một đức tin mạnh mẽ hơn và một tình yêu rộng rãi hơn. Nào Mẹ chẳng phải là Đấng có thể thông ban cho ta ơn mở rộng cõi lòng, và ơn sống thân mật với Đức Giêsu một cách vừa bình an vừa nồng nhiệt ? Là Mẹ và là Đấng giáo dục các Kitô hữu, Đức Maria đặc biệt có khả năng dạy cho họ biết đón tiếp Đức Kitô như thế nào : đấy là nghệ thuật riêng của Mẹ, nghệ thuật chu toàn trách nhiệm làm Mẹ đối với Con Mình ; Mẹ tập cho các tín hữu nghệ thuật ấy, và làm cho họ có đủ khả năng nhận lấy sự hiện diện Thánh Thể tràn ngập lòng họ; và được đồng hóa với sự sống Đức Kitô” (Thánh Thể Sinh Động, Jean Gallot SJ).

Lạy Chúa Giêsu, mỗi khi đón nhận một món quà nào, chúng con đều có tâm trạng vui mừng sung sướng vì được yêu thương. Thánh Thể, vốn là sự hiện diện ban ơn cứu độ của Chúa trong cộng đoàn các tín hữu, là của ăn thiêng liêng, và là tài sản quý báu nhất mà cả Hội Thánh cũng như mỗi người chúng con được ban tặng trong cuộc hành trình theo dòng lịch sử (EE 9). Xin cho chúng con dạt dào hân hoan ngây ngất mỗi khi đón nhận Mình Máu Thánh Chúa vào lòng. Và trong niềm tri ân đó chúng con sống dồi dào cuộc đời nhân chứng cho tình yêu.

  Lạy Mẹ Maria, việc công bố sự Chúa Kitô chịu chết cho đến khi Người lại đến đòi hỏi chúng con là những người thông phần vào Thánh Thể phải dấn thân biến đổi cuộc sống của mình và làm cho nó, một cách nào đó, hoàn toàn trở thành “thánh thể”. Xin Mẹ giúp chúng con sản sinh hoa quả của một cuộc sống đã được “biến hình”, và biết dấn thân để biến đổi thế giới cho phù hợp với Tin Mừng. Amen.

---------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây