Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 18-B: Bài 151-171 Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ

Thứ sáu - 02/08/2024 10:09
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 18-B: Bài 151-171 Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 18-B: Bài 151-171 Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 18-B: Bài 151-171 Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”

---------------------------------
Mục lục:

Phúc Âm: Ga 6, 24-35: “Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”. 1
TN 18-B151: Chúa Nhật 18 Thường Niên. 2
TN 18-B152: Vòng xoáy cuộc đời 4
TN 18-B153: Vì của ăn tồn tại đến muôn đời 5
TN 18-B154: Sống tạm và Sống mãi 7
TN 18-B155: Chúa Nhật 18 Thường Niên. 9
TN 18-B156: Làm việc để tìm kiếm Nước Trời 12
TN 18-B157: Chúa Nhật 18 Thường Niên. 14
TN 18-B158: Ăn để sống… đời đời 16
TN 18-B159: Chúa Nhật 18 Thường Niên. 19
TN 18-B160: Chúa Nhật 18 Thường Niên. 21
TN 18-B161: Chúa Nhật 18 Thường Niên. 23
TN 18-B162: Chúa Nhật 18 Thường Niên. 26
TN 18-B163: Đón nhận lương thực thần linh. 27
TN 18-B164: BẠN TÌM AI 31
TN 18-B165: ĐẠI DỊCH VÀ CƠN ĐÓI HIỆN SINH.. 33
TN 18-B166: BÁNH TRƯỜNG SINH- 36
TN 18-B167: ĐẾN VỚI CHÚA.. 39
TN 18-B168: ĐIỀU CHÍNH YẾU.. 40
TN 18-B169: TÔI TÌM KIẾM CÁI GÌ VẬY?. 42
TN 18-B170: ĐỨC KITÔ, BÁNH HẰNG SỐNG.. 46
TN 18-B171: ĂN CHO NO BỤNG HAY CHO THỎA LÒNG.. 48

---------------------------------

 

Phúc Âm: Ga 6, 24-35: “Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”.


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, lúc đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền và đến Caphar-naum tìm Chúa Giêsu. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?” Chúa Giê-su đáp: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”.
Họ liền thưa lại rằng: “Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?” Chúa Giêsu đáp: “Ðây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến”.
Họ thưa Chúa Giêsu: “Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: “Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời”. Chúa Giêsu đáp: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian”.
Họ liền thưa Người rằng: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi”. Chúa Giêsu nói: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”. - Ðó là lời Chúa.

------------------------------------------
-------------------------------

 

TN 18-B151: Chúa Nhật 18 Thường Niên


(Suy niệm của Lm. Alfonso)

Tin mừng Ga 6: 24-35: Bánh manna trong sa mạc hay bánh trong phép lạ bánh hóa nhiều, chỉ có thể nuôi sống phần xác. Những thứ bánh này ăn rồi lại đói, đói lại cần phải ăn. Nhưng con người chúng ta không chỉ có thân xác mà còn có linh hồn.
Suy niệm:

 

Từ ngàn xưa, Thiên Chúa là Đấng luôn dưỡng nuôi, chu cấp cho con người. Vì thế mà ông bà TN 18-B151


Từ ngàn xưa, Thiên Chúa là Đấng luôn dưỡng nuôi, chu cấp cho con người. Vì thế mà ông bà ta thường ví von “Trời sinh voi sinh cỏ” là vậy. Ngài luôn quan tâm, chăm sóc và dạy bảo con người trên mỗi bước đường cuộc sống.
Bài đọc I trích sách Xuất Hành cho thấy dân Do Thái được Thiên Chúa yêu thương đưa ra khỏi sự nô lệ Ai Cập. Trong hành trình tự do ấy, gặp cảnh đói khát, họ quay lại trách móc Thiên Chúa và Môisen rằng không chịu để họ nô lệ còn đỡ hơn phải chịu vất vả nơi hoang địa như thế. Nhưng tình yêu Thiên Chúa vẫn tiếp tục bao phủ trên dân dẫu lúc họ ngỗ nghịch như thế. Ngài đã ban Manna cùng chim cút cho họ ăn thỏa lòng.

Trong Tân ước, Thiên Chúa tiếp tục nuôi sống dân qua chính Con Một của Ngài. Chúa Giêsu đã hóa bánh nuôi sống năm ngàn người trong sa mạc. Và dân chúng muốn tôn Người làm vua để họ khỏi đói, khỏi phải vất vả làm lụng. Thế nhưng Chúa Giêsu, hơn ai hết đã biết rõ cơn đói khát của con người. Thật vậy, cơn đói vật chất vẫn là nỗi khốn cùng của nhiều người trên thế giới, nhưng cơn đói hạnh phúc mới là nỗi khổ không loại trừ ai. Bởi vậy mới có bộ phim Mêhicô vào những năm 90 với tựa đề “Nước mắt người giàu”. Chính Người khi chịu treo trên thánh giá đã cảm nghiệm được điều ấy. Vì con người không chỉ sống bằng cơm bánh vật chất, nên rất cần một thứ “lương thực” không hư nát để có thể mang lại sự sống trường sinh. Nguồn lương thực được Người mạc khải rằng “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói. Ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ”.

Chúa Giêsu là lương thực mà Cha trên trời ban cho nhân loại, mà bất cứ ai tin và chạy đến với Người thì không còn phải lo lắng nữa. Vâng, mỗi lần chúng ta tham dự Thánh lễ là chúng ta được tham dự vào bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể. Bàn tiệc Lời Chúa để khơi lòng mở trí, giúp nâng tâm hồn con người lên để có thể tin nhận và rước lấy chính Mình Máu Thánh Chúa nơi bàn tiệc Thánh Thể. Nơi Bí tích Thánh Thể, con người được lắng lòng lại bên Chúa, được vén mở cho biết tình yêu và sự quan tâm săn sóc của Thiên Chúa dành cho mình, nhờ đó con người luôn được bình an trong tâm hồn dẫu cho cuộc sống bôn ba đầy bộn bề.

Khổ nỗi, con người chúng ta thường dừng lại nơi miếng ăn vật chất hơn là nhận ra tình yêu của Thiên Chúa thương ban lương thực Trường Sinh. Vì chỉ dừng lại ở những nhu cầu vật chất, con người ta bê trễ trong việc chạy đến với Chúa, ngại ngùng ngồi lại bên Chúa, sẵn sàng đánh đổi với những việc mình lại cho là quan trọng và ưu tiên hơn, trong khi xem giây phút Thánh lễ đem lại phần rỗi đời đời trở nên thứ phụ, không khi này thì khi khác, lúc nào rãnh rổi hẵn hay. Lại nữa, con người chúng ta lại mất nhiều giờ tìm đến những trò giải trí tiêu khiển. Lành thì chọn những hàng quán, dạo phố, hát với nhau, những buổi cinê, ngồi lướt web hàng giờ hay trở nên những game thủ. Một số khác sống bất chấp ngày mai, lại chọn thỏa mãn bằng những cuộc đua yên hùng xa lộ, sử dụng các loại chất kích thích, rơi vào nghiện ngập, tìm đến những nơi hoạt động trá hình, hay thỏa mãn với những thú vui thác loạn... Thế nhưng, sau mỗi lần tìm kiếm để khỏa lấp, con người càng cảm thấy thiếu thốn, trống vắng và thất vọng.

Vâng, do bởi con người được Thiên Chúa tạo dựng vì tình yêu thương và cho sự sống vĩnh cửu, nên con người có sứ mạng tìm kiếm lương thực nuôi sống muôn đời và cho tình yêu bất diệt. Như thánh Augustinô đã tự nhận trong cuốn Tự Thuật: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa” (Tự thuật I,1,1). Chỉ có Chúa mới làm cho con người được no thỏa, chỉ có Đấng dựng nên linh hồn con người mới làm nó thỏa mãn mà thôi. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta hãy cố gắng vươn lên, thể hiện mình là người có đức tin, một đức tin chọn Chúa làm nguồn ưu tiên cho cuộc sống của mình. Khi chúng ta biết chạy đến với Chúa, kín múc nguồn lương thực thần linh, thì chính Chúa sẽ đong đầy cho những khát vọng của chúng ta.

Lạy Chúa, xin cho đừng để bất kỳ một lý do nào làm trở ngại cho việc con được chạy đến với Chúa. Xin Chúa thêm sức cho con can đảm chọn Chúa làm ưu tiên trong mọi lựa chọn của chúng con, vì chỉ có Chúa mới là tất cả cho những khao khát và niềm thao thức của con. Amen.

-------------------------------

 

TN 18-B152: Vòng xoáy cuộc đời


(Suy niệm của Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)

 

Cuộc sống con người là một cuộc chạy đua. Con người bước vào trần thế như lao đầu vào cuộc TN 18-B152


Cuộc sống con người là một cuộc chạy đua. Con người bước vào trần thế như lao đầu vào cuộc đua danh vọng, tiền tài. Sức mạnh của đồng tiền. Sụ cuốn hút của danh vọng khiến con người như bước vào vòng xoáy đầy khắc nghiệt của dòng đời. Vòng xoay của đam mê khiến con người cảm thấy mệt mỏi vì không bao giờ thỏa mãn những vinh hoa phú quý trần gian. Đôi khi dừng lại chúng ta thây cuộc đời thật vô vị, vì chẳng mấy khi tìm được những giây phút bình yên, hạnh phúc nhưng đã tiêu phí thời giờ cho bon chen và vật lộn long đong.

Người ta nói rằng: “Nhà đấu quyền anh J. Demsey chỉ có thể thiếp ngủ được vào lúc 2 giờ sáng sau khi đoạt giải vô địch chiều trước đó. Nhưng ngủ được một tiếng đồng hồ, anh bỗng giật mình thức giấc vì nằm mơ thấy mình mất chức vô địch. Rồi vì không ngủ được, anh đi ra phố mua tờ báo vừa mới xuất bản để đọc lại những lời tường thuật trận đấu, hầu trấn an là mình còn giữ chức vô địch. Demsey ghi lại cảm tưởng của mình thế này: “Sau khi đọc bài báo, tôi hiểu rằng sự thành công không có mùi vị thơm ngon như tôi hằng mơ tưởng trước đó. Sau biến cố, tôi vẫn còn cảm thấy trống rỗng”!

Dòng đời luôn xô đẩy chúng ta tìm kiếm danh lợi thú trần gian. Chúng ta mệt mỏi vì kiếm tiền, vì chạy theo danh vọng. Thế nhưng, tiền tài, danh vọng chỉ là phù hoa. Đồng tiền thường bạc bẽo. Danh vọng là của đồng lần. Đôi khi chúng ta cũng giống như Demsey cảm thấy vô vị và trống rỗng... Chúng ta đã dồn tất cả tài năng, sức lực cho một danh vọng, một địa vị nào đó. Nhưng cuối cùng chỉ thấy trống rỗng, vô nghĩa, bởi vì nó không giúp chúng ta đat tới hạnh phúc đích thực.

Lời Chuá hôm nay nhắc nhở chúng ta đừng mải mê chạy theo những điều không mang lại cho chúng ta hạnh phúc đời đời. Đừng phí thời giờ bởi tỉm kiếm của ăn mau hư nát. Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Hãy tích trữ kho tàng Nước Trời là việc lành phúc đức, là sự hoàn thiện mình khỏi những thói hư tật xấu, những bon chen vật chất tầm thường. Vì được lời lãi cả thế gian chết mất linh hồn nào ích gì?

Là người ky-tô hữu Chúa còn nhắc nhở chúng ta đừng đến với Chúa vì cầu danh lợi. Đừng đòi Chúa phải làm phép lạ theo ý mình, hay để thỏa mãn khát vọng của mình. Thiên Chúa không làm phép lạ để thoả mãn tính hiếu kỳ của con người. Phép lạ dẫn chúng ta tới niềm tin vào Thiên Chúa. Tin vào sự sống siêu nhiên. Phép lạ giúp chúng ta biết tìm đến Thiên Chúa, tìm dến những gỉ cao siêu hơn là những vật chất tầm thường. Dân Do Thái năm xưa đã được ăn Manna, là thứ bánh bởi trời, nhưng họ không thoát khỏi cái nhìn vật chất. Manna không hướng họ về trời cao, bởi lòng họ còn bận rộn với của cải vật chất tầm thường.

Ngày nay Chúa cũng ban cho chúng ta bánh bởi trời là Thánh Thể Chúa. Chúa nhắc nhở chúng ta ngoài đời sống thể xác còn có đời sống linh hồn. Sự sống thể xác thì giơí hạn. Sự sống linh hồn mới bất tử. Hãy siêng năng đón rước Chúa Giê-su Thánh Thể là của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Hãy rước Chúa phục sinh để sự phục sinh cua Chúa lưu chảy trong cuộc đời chúng ta, ngõ hầu mai sau chúng ta cùng được phục sinh với Chúa.

Xin cho cuộc đời chúng ta đừng quá bận tâm đến của cải trần gian. Xin đừng để tâm hồn chúng ta quá mải mê tìm kiến của ăn mau hư nát mà quên hướng lòng về quê trời. Xin cho chúng ta luôn là những trinh nữ khôn ngoan để tỉnh thức trước bao cám dỗ mời mọc và không bao giờ ngủ quên trong thói đời trụy lạc, thói đam mê vật chất tầm thường. Amen.

-------------------------------

 

TN 18-B153: Vì của ăn tồn tại đến muôn đời


(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)

 

Theo từng góc nhìn và theo từng đặc điểm muốn nhấn mạnh, các triết gia xưa nay đã từng cho TN 18-B153


Theo từng góc nhìn và theo từng đặc điểm muốn nhấn mạnh, các triết gia xưa nay đã từng cho chúng ta các khái niệm về con người để phân biệt với các loài vật. Con người là hữu thể biết suy tư, phản tỉnh, con người là con vật biết lao động, con người là sinh vật có lý trí, ý chí tự do, con người là sinh vật có tính xã hội, con người là sinh vật có tôn giáo…Xin được góp thêm một cái nhìn nhỏ nhân các bài đọc của Chúa Nhật XVIII TN B: con người là hữu thể của muôn đời.

Cũng như các loài có sự sống, loài người không thể thoát được một nhu cầu căn bản là sinh tồn. Để phục vụ nhu cầu này, tự bên trong các loài có sự sống sẵn có một năng lực mạnh mẽ được gọi là bản năng sinh tồn. Nhu cầu ăn uống là một biểu lộ của bản năng này. “Khi đói thì đầu gối cũng phải bò”. “Có thực mới vực được đạo…”. Để làm bất cứ việc gì thì tiên vàn người ta phải sống. Nhu cầu ăn uống vì thế trở thành một nhu cầu chính đáng và cấp thiết. Người Việt Nam dùng hạn từ ăn ở đầu các từ ghép để mô tả nhiều động thái rất khác nhau như ăn bớt, ăn bám, ăn chận, ăn cắp, ăn mặc, ăn ở, ăn hại, ăn học, ăn hiếp, ăn chận, ăn vạ…nếu đếm thì không dưới trăm từ… Cần thú nhận rằng hình như “cái ăn” nó liên hệ đến mọi lãnh vực của kiếp người. Con người dù là hữu thể này nọ nhưng vẫn là một sinh vật, nghĩa là luôn cần cái để sống.

Không hiểu sao mà hơn hai phần ba những từ ghép bắt đầu bằng từ ăn thì thường mang ý nghĩa tiêu cực. Không nguyên chỉ vì ‘miếng ăn là miếng tồi tàn”, nhưng ngay trong lòng con người vẫn bàng bạc nhận thức rằng dù cho nhu cầu ăn uống thật là chính đáng nhưng đã là người thì phải vượt lên trên nhu cầu tồn sinh của loài vật. Trong khi các loài động vật thường thỏa mãn mỗi khi nhu cầu ăn uống được đủ đầy, thì trái lại, dù cho đã đầy đủ lương thực ăn uống, con người vẫn khao khát một sự sống cao hơn mà chúng ta gọi là sự sống bất diệt hay sự sống trường sinh. Tuy nhiên cái sự sống trường sinh mà con người khao khát ở đây, thường chỉ là sự kéo dài của sự sống đời này.

Cựu ước đã hé mở cho thấy con đường để được sống đời đời đó là tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa. Khi thử thách dân phải lâm cơn đói khát trong sa mạc, và rồi ban Manna từ trời, Thiên Chúa muốn dân xác tín rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Người phán ra”. Sau khi thi thố quyền năng cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê bánh cá, Chúa Giêsu đã mời gọi họ “hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để có được lương thực này Chúa Giêsu đã minh nhiên tự khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35).

Chúa Kitô là Bánh trường sinh. Kitô hữu chúng ta thảy đều khẳng định chân lý này. Thế nhưng để cho lời khẳng định này đi vào cuộc sống thì khoảng cách không dễ vượt qua. Đến với Chúa Kitô vì “cái bụng” của mình như người Do Thái xưa vốn là điều dễ thấy đó đây. Qua thông tin đại chúng thì sau sự cố tòa tháp đôi ở New York thì dân chúng nước Mỷ xem ra đạo đức hẳn lên, đến với Chúa rất nhiều. Tại quê nhà Việt Nam, đã một thời, sau khi các Ngân hàng thắt chặt tín dụng, nhiều đại gia xính vính, vỡ nợ, phá sản, thì hình như có nhiều khuôn mặt lạ chuyên chăm xuất hiện tại nhà thờ hay ở các đền đài. Chẹt chân thì há miệng. Hữu sự thì vái tứ phương. Gặp cơn quẩn bách thì chạy đến cầu Chúa giúp, nhưng tựu trung đều chỉ là những sự thuộc đời này. Xùm xụp khấn vái thần thánh trên trời, và rồi khi đã được ngân hàng cho vay tiền thì con đây lại thôi nhà thờ! Phải chăng chỉ những khi cầu nguyện cho các linh hồn thì mới là lo cho chuyện đời đời? Chắc hẳn không phải thế. Làm thế nào để giúp ta vượt qua được những sự hữu hình đời này khi chúng ta vẫn còn ở trong thế gian? (x.Ga 17,11). Chúng ta có được câu trả lời từ miệng Chúa Giêsu, khi người Do Thái hỏi Ngài là làm thế nào để được gọi là làm công việc của Thiên Chúa, tức là tìm kiếm lương thực đem lại sự sống đời đời, đó là “Hãy tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến” (Ga 6,29).

Tin vào Chúa Giêsu là một tiến trình đón nhận và dấn thân theo Người, sống lời Người chỉ dạy. Cũng vẫn tìm kiếm những chuyện ở đời này nhưng chúng ta sẽ làm cho chúng thành vĩnh cửu khi chúng ta tìm kiếm chúng theo ý và cách thức Chúa hướng dẫn. Lời Chúa trong Thánh Kinh, đặc biệt trong bốn Tin mừng vẻ nên cho chúng ta cách thế tuyệt vời đó là hãy tìm kiếm những thiện hảo đời này trong sự công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến.

Một học sinh, sinh viên ra công học hành để tích lũy kiến thức, công nghệ, tài năng…nhưng trong sự công bình, nghĩa là trong sự trung thực, hợp pháp, không quanh co, dối trá, lọc lừa… thì bạn ấy đang làm việc vì lương thực đời đời. Cũng là học hành để thăng tiến bản thân nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn học khác theo khả năng và hoàn cảnh của mình, nghĩa là biết sống tình liên đới thì ta đang làm việc cho sự sống đời đời. Chọn một ngành nghề để vừa thăng tiến danh vị, vừa bảo đảm nhu cầu cá nhân lẫn gia đình, lại vừa có điều kiện để phục vụ đồng loại, để phát triển xã hội, giáo hội thì đích thực ta đang ra công làm việc vì của ăn cho sự sống đời đời.

“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Câu ngạn ngữ dân gian thầm khẳng định rằng cuộc đời con người con người không chấm dứt với cái chết thể lý. Kitô hữu chúng ta thì minh nhiên tuyên xưng có sự sống đời đời. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, thì sự sống đời đời của chúng ta lại bắt nguồn từ những thực tại đời này, những thực tại mà Ngôi Lời đã tự nguyện nhận lấy vào Ngôi vị của Người khi vào đời. Khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm những chuyện đời này trong công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến là chúng ta đã làm cho những sự đời này đi vào vĩnh cửu cùng với Chúa Kitô, trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô.

-------------------------------

 

TN 18-B154: Sống tạm và Sống mãi


(Suy niệm của Alphonse Marie Trần Bình An)

 

Các tù nhân Brazil giờ đây đã có cách hợp pháp để rút ngắn thời hạn giam giữ: đọc sách. Theo thông TN 18-B154


Các tù nhân Brazil giờ đây đã có cách hợp pháp để rút ngắn thời hạn giam giữ: đọc sách. Theo thông báo của Diario comercio industria & servicios trên tờ báo Brazil[i] Diario Oficial da Uniao,[/i] chương trình có tên gọi "Sám hối qua đọc sách" sẽ được thực hiện ở bốn nhà tù liên bang Brazil.

Cứ mỗi quyển sách đọc, mỗi tù nhân sẽ được giảm bốn ngày tù giam. Mỗi năm họ được đọc 12 quyển sách, như vậy một tù nhân có thể giảm được 48 ngày tù mỗi năm.

Danh mục sách rất đa dạng: tù nhân có thể chọn từ tủ sách văn học nghệ thuật tới sách triết hay khoa học mà thư viện nhà tù có sẵn. Mỗi quyển sách họ được cho từ 21-30 ngày đọc. Sau đó mỗi tù nhân phải viết một tiểu luận để các chuyên gia đánh giá. Nếu bị phát hiện đạo văn hoặc copy, họ sẽ mất quyền tạm gọi là "đổi tù lấy sách" này. Thỉnh thoảng, nhà tù có thể tổ chức hội thảo để các tù nhân trao đổi với nhau về những quyển sách đã đọc…

Hiện có tổng cộng 513.000 người đang ngồi tù ở Brazil. Trong số này, căn cứ một thống kê năm 2005 thì tới 70% chưa học xong trung học.(*)

Như thế Brazil đã sử dụng nhu cầu trí thức để cải hóa, hướng thiện tù nhân, giúp họ thoát khỏi sự u mê tăm tối, nơi quyền lực sự dữ tha hồ thao túng.

Có lẽ họ bắt chước Chúa Giêsu ngày xưa, đã dùng nhu cầu lương thực để hướng dân chúng lên nhu cầu tâm linh.

Sống Tạm

Sau khi được ăn bánh và cá no nê thừa mứa, dân chúng hoan hỷ đồng lòng tôn Chúa Giêsu lên làm vua, khiến Người phải tránh mặt. Nhưng họ đâu đã chịu bỏ cuộc, tiếp tục tìm kiếm Người.Cương trực và nhanh nhạy, Chúa Giêsu không ngại lật tẩy:"Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. (Ga 6, 26)

Những tù nhân ở Brasil nói trên đã chấp nhận đổi tri thức lấy tự do. Tuy cũng chỉ sống trong cõi tạm, họ cũng phải quyết tâm trau dồi trí dục, để được sống xứng đáng nhân phẩm.  Điều đó có thể giúp cho tín hữu thấu hiểu, cũng phải trả giá thế nào để được sống mãi, phải cố gắng thế nào để đạt được nguyện ước này.

Sống Mãi

Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của dấu lạ qua việc hóa bánh ra nhiều, mà dân chúng không chịu nhận ra. Người chính là tấm bánh không hư nát, là lương thực cho cuộc sông đời đời. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu".( Ga 6, 27)

Người ân cần chỉ dạy cho dân chúng biết tìm đâu để được sống mãi:"Thật, Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian".(Ga 6, 32)

Mặc dù mẩu đối thoại giữa Chúa Giêsu và dân chúng không được tương đắc, nhưng lại phản ảnh hai quan điểm hoàn toàn mâu thuẫn. Dân chúng thì cứ muốn tìm của ăn hư nát cho cuộc sống tạm, trong khi Chúa cố gắng kêu gọi người ta lo tìm kiếm bánh bởi trời đích thực để sống mãi.

Lạy Chúa Giê su, xin cho con luôn quan tâm nuôi dưỡng linh hồn hằng ngày bằng Bánh Bởi Trời, bằng chính Thánh Thể qua thánh lễ, để được sống mãi.

Lạy Mẹ Maria, xin giúp con gắn bó mật thiết với Chúa luôn, dù gặp trở ngại, gian khó, vẫn mãi trung thành với Đấng Cứu Độ, để hưởng phúc muôn đời cùng Mẹ. Amen.

---------
(*) MINH THƯ, Brazil: "Đổi tù lấy sách" (Theo Reuters) TTCT08/07/2012,

-------------------------------

 

TN 18-B155: Chúa Nhật 18 Thường Niên


(Suy niệm của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

BÁNH SỰ SỐNG PHẢI CHĂNG LÀ LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY?

 

Như bài chia sẻ tuần trước đã nhận định, chu kỳ Phụng Vụ Năm B theo Phúc Âm Thánh Marcô, sẽ TN 18-B155


Như bài chia sẻ tuần trước đã nhận định, chu kỳ Phụng Vụ Năm B theo Phúc Âm Thánh Marcô, sẽ được chuyển sang Thánh Gioan 5 tuần liền, kể từ tuần vừa rồi. Và trong bài Phúc Âm tuần trước, Thánh Ký Gioan cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chẳng những lo phần hồn cho con người mà cả phần xác của họ nữa, bằng cách hóa nhiều 5 ổ bánh lúa mạch và 2 con cá khô. Tuần này, cũng qua Thánh Ký Gioan, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho chúng ta biết ý nghĩa siêu nhiên thực sự của bánh ăn cũng như của việc ăn bánh. Theo ý của Chúa Giêsu thì bánh ăn đây là gì và việc ăn bánh là chi? Nếu Bánh hằng sống đây là chính bản thân Chúa Kitô thì việc ăn bánh đây còn gì khác ngoài việc tin vào Người, và Thiên Chúa ban Bánh bởi trời là Chúa Kitô cho con người còn muốn gì hơn là muốn cho con người tin vào Con của Ngài mà được sự sống. Câu cuối cùng của bài Phúc Âm hôm nay đã chứng thực nhận định trên đây: “Chính Tôi là Bánh Sự Sống. Không ai đến cùng Tôi lại bị đói, không ai tin vào Tôi lại phải khát”. Bởi thế, trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu chẳng những tỏ mình ra là Bánh Sự Sống được Thiên Chúa ban cho thế gian, mà còn kêu gọi con người hãy ăn Người, tức hãy tin nhận Người.

Thật vậy, tất cả mọi sự “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) làm trên thế gian này, bắt đầu là việc tạo dựng trời đất muôn vật, hay trong lịch sử loài người, điển hình nhất là lịch sử Do Thái thời Cựu Ước cũng được gọi là lịch sử cứu độ, đều có một mục đích duy nhất, đó là làm cho con người tạo vật nhận biết Ngài. Vẫn biết, theo chương trình tạo dựng thì Thiên Chúa nghỉ ngơi trong ngày Thứ Bảy (x Gen 2:2). Thế nhưng, theo Mạc Khải được Sách Khởi Nguyên ghi nhận, thì Thiên Chúa Hóa Công chỉ “nghỉ ngơi không làm tất cả những gì Ngài đã làm vào ngày thứ bảy” (ibid) mà thôi, nghĩa là Ngài không tạo dựng nên thêm một sự gì nữa, việc tạo dựng của Ngài kể như đã hoàn toàn kết thúc sau thời gian sáu ngày, nhưng Ngài vẫn tiếp tục thực hiện việc bảo tồn chúng, nhất là việc thánh hoá con người, bằng không, công cuộc tạo dựng của Ngài không trọn, hay nói cách khác, bằng không, việc tạo dựng của Ngài chỉ là việc để Ngài tỏ quyền toàn năng của Ngài ra thôi, chứ không phải là việc tỏ chính bản thân là tình yêu của Ngài ra. Đó là lý do, ngay sau câu Thánh Kinh trên, Sách Khởi Nguyên viết tiếp: “Vậy Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và làm cho ngày này là một ngày thánh, vì Ngài nghỉ ngơi sau khi hoàn tất hết mọi việc tạo dựng Ngài làm” (Gen 2:3). Đó cũng là lý do Chúa Giêsu đã khẳng định về Cha của Người cũng như về chính Người với thành phần Do Thái bách hại Người về việc Người chữa lành trong ngày thứ bảy rằng: “Cha Tôi hằng làm việc cho tới nay, Tôi cũng đang làm việc như vậy nữa” (Jn 5:17).

Tóm lại, Thiên Chúa đã giành ra sáu ngày để tạo dựng nên trời đất, nên tất cả mọi sự hữu hình và vô hình, nhưng Ngài dùng một ngày thứ bảy duy nhất để thánh hóa con người nói riêng và tạo vật của Ngài nói chung (x Rm 8:21). Vậy Thiên Chúa làm việc trong ngày thứ bảy là ngày thánh của Ngài như thế nào, nếu không phải là Ngài tỏ chính bản thân của Ngài ra cho con người, một Mạc Khải Thần Linh được nên trọn và lên đến tuyệt đỉnh khi Ngài tỏ mình ra nơi chính “Lời đã hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), để làm cho con người tin vào Ngài khi họ chấp nhận Con Ngài, “hiện thân đích thực bản thể Cha” (Heb 1:3). Đó là lý do Chúa Giêsu đã tỏ ý định sâu xa về các hoạt động thánh hóa của Cha Người làm từ sau khi hoàn tất công cuộc tạo dựng cho đám dân Do Thái theo đuổi Người, đám dân được Người làm phép lạ cho ăn bánh no nê, cũng là đám dân đã hỏi Người “chúng tôi phải làm những gì để thực hiện những việc của Thiên Chúa”, rằng: “Đây là công việc của Thiên Chúa, đó là hãy tin vào Đấng Ngài đã sai”.

Đúng thế, vì con người là loài hữu hình và hữu hạn, không thể tự mình biết được Đấng Hóa Công của mình thực sự là Đấng nào, nếu không được chính Ngài tỏ mình ra cho, bằng không, con người chỉ tôn thờ ngẫu tượng theo ý nghĩ của mình mà thôi. Hiện tượng đa thần ngày xưa của con người không thể nào không có tín ngưỡng, của loài tâm linh hữu thần, không chứng thực sự thật hiển nhiên này hay sao? Điển hình nhất là trường hợp Dân Do Thái trong sa mạc, dù đã được chứng kiến tận mắt quyền năng vô cùng của Thiên Chúa giải thoát họ khỏi Ai Cập, họ vẫn đúc bò bằng vàng để tôn thờ như đấng cứu tinh của họ (x Ex 32:1,4). Tuy nhiên, qua các cuộc thần hiển (theophany) trong Cựu Ước, dù có tỏ mình ra thế nào đi nữa, tất cả những dấu chỉ điềm lạ và nhân vật sống động (x Heb 1:2) đều không phải là chính bản thân Ngài, không thể nào diễn tả được thực sự Ngài là Đấng nào, bản tính của Ngài ra sao, cho đến khi Con Ngài xuất hiện, một Ngôi Vị duy nhất có hai bản tính, là Con Người thật sự đồng thời cũng chính là Thiên Chúa thật sự, đến nỗi, “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9).

Khi tỏ mình ra cho loài người qua Người Con là Lời của mình như thế, chẳng khác gì Thiên Chúa ban cho con người trần gian một thứ bánh bởi trời, như Chúa Giêsu đã cho những người xin xem dấu lạ của Người để có thể tin vào Người, như cha ông tổ phụ của họ đã được thấy dấu lạ manna trong sa mạc xưa do Moisen làm, biết trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này rằng: “Tôi nói thật cho quí vị biết, không phải là Moisen đã ban cho quí vị bánh bởi trời; chính Cha của Tôi đã ban cho quí vị bánh bởi trời thực sự. Bánh của Thiên Chúa từ trời xuống ban sự sống cho thế gian”. Ở đây, Chúa Giêsu chẳng những đính chính quan niệm lầm lẫn của người Do Thái về nguồn gốc của manna, một nguồn gốc thần linh chứ không phải nhân loại, mà còn xác định ý nghĩa đích thực của “bánh bởi trời thực sự”, một thứ bánh được tiên báo qua hình ảnh manna, một thứ bánh “ban sự sống cho thế gian”, một sự sống đời đời chỉ tìm thấy duy nơi bánh bởi trời duy nhất này thôi, một thứ lương thực không hư hoại song tồn tại cho sự sống trường sinh, như Chúa Giêsu đã khuyên người Do Thái trong bài Phúc Âm Chúa Nhật này cần phải tìm kiếm. Thứ bánh bởi trời ban sự sống cho thế gian này là gì, một thứ bánh sau khi nghe Chúa Giêsu nói thế những người Do Thái bấy giờ liền lên tiếng “Thưa Ngài, xin ban cho chúng tôi thứ bánh này luôn mãi”, đã được Người khẳng định ở câu kết bài Phúc Âm: “Chính Tôi là Bánh Sự Sống. Không ai đến cùng Tôi lại bị đói, không ai tin vào Tôi lại phải khát”. Nghĩa là Chúa Giêsu đã kêu gọi dân Do Thái hãy tin vào Người, Đấng Cha sai, vì tin vào Ngài là tin vào Thiên Chúa, là gặp được Thiên Chúa, là không còn khắc khoải không biết Thiên Chúa là ai và ra sao nữa, không còn đói khát thần linh nữa.

Nếu Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể là Bánh Sự Sống, là lương thực tồn tại cho sự sống đời đời thì điều Người dạy trong Kinh Lạy Cha: “xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, trước hết và trên hết, là xin ban cho chúng con Lời Nhập Thể, mà Lời Nhập Thể đã thực sự ban cho con người rồi, nên lời cầu này còn được hiểu là xin Cha hãy tiếp tục tỏ chính bản thân của Cha là Chúa Kitô ra cho chúng con, tức làm cho chúng con có thể “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Chúa Giêsu Kitô” (Jn 17:3), tóm lại, xin Cha ban cho chúng con được sự sống đời đời là nhận biết Cha và Đấng Cha sai, một sự sống đời đời được thể hiện nơi “lương thực hằng ngày”.

Nếu “lương thực hằng ngày” đây là việc Thiên Chúa luôn tỏ mình ra cho con người, chẳng khác gì như manna hằng ngày nuôi dân Do Thái xưa trong cuộc hành trình sa mạc của họ tiến về Đất Hứa, một ân huệ Thiên Chúa ban cho thành phần tuyển chọn, ban cho con cái của Ngài, thì việc tỏ ra nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Chúa Giêsu Kitô, chính là thái độ đáp ứng của con người trước Mạc Khải Thần Linh, là hành vi đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. Thế nhưng, làm sao con người nhiễm mắc nguyên tội đầy yếu hèn và mù tối có thể hoàn toàn và tuyệt đối đáp ứng Mạc Khải Thần Linh, có thể như Mẹ Maria đầy ơn phúc không hề làm mất đi một mảy may nào ân sủng Chúa ban.

Bởi thế, lời cầu tiếp theo là “xin Cha tha nợ chúng con”, tức tha cho chúng con những lần không đáp ứng tác động thần linh. Đó là lý do ngay sau khi “xin Cha thợ nợ chúng con”, Kitô hữu liền “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, nghĩa là xin chớ để chúng con theo khuynh hướng tự nhiên chỉ muốn làm theo ý nghĩ vị kỷ và ý muốn tự do của mình, dù phản lại với ý Chúa. Việc coi trọng ý nghĩ và ý muốn của mình hơn ý muốn vô cùng khôn ngoan và toàn năng của Thiên Chúa đã là một hành động lộng ngôn phạm thượng, như hai nguyên tổ đã làm trong vườn địa đường thuở sơ khai, là một sự dữ kinh hoàng rùng rợn mà Chúa Kitô dạy con người khi kết thúc Kinh Lạy Cha phải “xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Vấn đề then chốt ở đây là, một khi linh hồn biết khao khát “lương thực hằng ngày” là Mạc Khải Thần Linh, bằng việc Đáp Ứng Đức Tin, thì họ sẽ được “sự sống và là một sự sống viên trọn”, đủ (nếu không muốn nói là dư) sinh lực thần linh để chẳng những chế ngự những “chước cám dỗ” mà còn tiêu diệt cả “sự dữ” là tội lỗi và sự chết nữa.

-------------------------------

 

TN 18-B156: Làm việc để tìm kiếm Nước Trời

 

Có làm thì mới có ăn, Không dưng ai dễ đem phần đến cho. Đúng vậy, ai ai trong chúng ta cũng TN 18-B156


"Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho"

Đúng vậy, ai ai trong chúng ta cũng công nhận rằng sống thì phải làm việc, làm việc không ngừng. Điều đáng nói là chúng ta phải làm những việc nào và làm với động cơ nào?

Chúa nhật tuần trước, cùng với Giáo hội chúng ta đã suy niệm đoạn Tin mừng của Thánh Gioan. Đoạn Tin mừng này nói về phép lạ hóa bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và hai con cá nuôi hơn năm ngàn người ăn no nê. Kể từ phép lạ ấy dân chúng theo Chúa Giêsu ngày càng đông hơn. Thấy họ theo mình đông đảo như thế, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở họ về động cơ đi theo Người: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Người nói tiếp: "Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông" (Ga 6, 27)

Có lẽ, Chúa Giêsu sợ rằng họ nghĩ là theo Người thì khỏi phải làm gì mà vẫn được no nê. Bởi lẽ, nhàn cư vi bất thiện. Do đó, Chúa Giêsu muốn họ có cái nhìn đúng đắn khi đi theo Người. Cái nhìn ấy phát xuất từ lòng tin tưởng vào Chúa. Tin tưởng vào Chúa để lo ưu tiên tìm kiếm Nước Trời là trên hết.

Có lần Chúa Giêsu đã nói: "...Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người" (Mt 6, 31 - 33)

Hằng ngày cực khổ làm việc vất vả nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi tôi làm với động cơ gì chăng. Và rồi tôi đã làm việc như thế nào.

Có người làm việc với động cơ hại người.
Có người làm việc với động cơ hơn thua nhau

Để rồi họ bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp luân thường đạo lý miễn sao là đạt được mục tiêu đen tối của mình. Thật là nguy hiểm cho những người làm việc như thế. Hãy xin Chúa Giêsu cho chúng ta biết làm việc với động cơ thật tốt. Động cơ tốt là để tìm kiếm Nước trời.

-------------------------------

 

TN 18-B157: Chúa Nhật 18 Thường Niên


(Suy niệm của Lm. Xuân Hy Vọng)

HƠN CẢ MAN-NA

 

Ở bên Nhật, mục vụ di dân hiện đang rất cấp thiết. Mỗi Thánh lễ tiếng Việt cho cộng đoàn Việt TN 18-B157


Ở bên Nhật, mục vụ di dân hiện đang rất cấp thiết. Mỗi Thánh lễ tiếng Việt cho cộng đoàn Việt Nam thường đầy ắp. Không chỉ người Công Giáo, mà còn đông đảo các bạn không Công Giáo cũng đến tham dự. Mỗi khi thấy bạn bè Công Giáo lên rước lễ, họ hiếu kỳ và thường hỏi: ủa bạn vừa nhận cái gì mà cho vào miệng vậy? Một số lại cứ tưởng nhận được kẹo ngọt hay bánh men để ăn!

Tuy nhiên, là người Công Giáo, được học giáo lý từ nhỏ, được xưng tội rước lễ lần đầu, chúng ta biết và hết lòng cung kính khi lãnh nhận Bánh Thánh. Nhưng đôi lúc, chúng ta phải tự hỏi bản thân: tôi mang lấy tâm tình nào mỗi khi tham dự Thánh lễ, mỗi lần lãnh nhận Bí tích Thánh Thể? Và tôi sống ra sao với ân huệ được rước chính Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô?

Như xưa dân Is-ra-el được ăn man-na no nê thế nào, giờ đây qua mỗi Thánh Lễ, chúng ta được lãnh lấy Bánh từ trời xuống, Bánh ban sự sống, và Bánh Thánh nuôi hồn vậy.

Bánh từ trời xuống

Sách Xuất Hành thuật lại: con cái Is-ra-el kêu trách Mô-sê và A-a-ron, và Thiên Chúa đã nghe tiếng họ kêu than, bèn phán cùng với Mô-sê: “Đây Ta sẽ cho bánh từ trời rơi xuống như mưa…” (x. Xh 16, 4). Thiên Chúa đã tuôn đổ man-na từ trời xuống nuôi dưỡng dân chúng. Ngày nay, chúng ta được Chúa mến chuộng, chăm sóc còn hơn bánh man-na. Ngài ban chính Con Một cho chúng ta; và Đức Giê-su Ki-tô chẳng phải từ trời cao, nhập thế, cùng nhập thể, mặc lấy xác phàm để cứu độ chúng ta, và trở nên Bánh hằng sống, dưỡng nuôi chúng ta hằng ngày hay sao? Chính Đức Giê-su xác quyết: “Ta bảo thật các ngươi, không phải Mô-sê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải tự trời xuống…” (x. Ga 6, 32-33). Vậy, chúng ta phải hết lòng cung kính, năng dọn lòng rước lấy Bánh này. Siêng năng chạy đến kín múc thánh ân và ơn chữa lành hồn xác mỗi khi đến với Bí tích Thánh Thể.

Bánh ban sự sống

Đức Giê-su không chỉ là Bánh từ trời xuống, mà còn là Bánh ban sự sống như ngài khẳng định: “Vì bánh của Thiên Chúa…ban sự sống cho thế gian”, và “chính Ta là bánh ban sự sống” (x. Ga 6, 33. 35). Không đơn thuần ban sự sống thể lý cho dân Is-ra-el như man-na ngày xưa, mà Đức Giê-su tận hiến chính sự sống Ngài cho chúng ta nữa. Hơn thế, Ngài ban sự sống đời đời cho chúng ta, “ai đến với Ta, không hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6, 35). Dù hiện diện một cách đơn sơ, tầm thường nơi hình bánh và rượu, nhưng Đức Giê-su thâm nhập, thẩm thấu và thánh hoá chúng ta mỗi lần được rước Ngài vào lòng. Ngoài ra, Ngài trở nên một với ta, và kết hợp trọn vẹn với ta trên suốt cuộc hành trình trần thế này. Vì thế, chúng ta “…hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời…” (x. Ga 6, 27). Thời đại ngày nay, chúng ta thường làm ngược lại điều này; thay vì nỗ lực sống đạo, thực thi giới răn yêu thương, thì chúng ta lại lao vào thú vui trần thế, tham vọng trần tục, bám víu vào những gì tạm thời chóng qua như tiền-tài-danh vọng. Dường như chúng ta luyến lưu và kết chặt với sự sống sẽ hư mất này, hơn là sự sống đời đời! Thánh Phao-lô đã khuyên nhủ giáo đoàn Ê-phê-sô: “…anh (chị) em chớ ăn ở như dân ngoại…hãy khử trừ lối sống xưa kia, hãy lột bỏ con người cũ, đã bị hư theo những đam mê lầm lạc” (x. Ep 4, 17. 22). Khi được rước Bánh Hằng Sống, chúng ta phải để Đức Giê-su Ki-tô điều phối, hướng dẫn, biến đổi chúng ta trên mọi phương diện. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể “mặc lấy con người mới đã được tác thành theo thánh ý Chúa trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” mà thôi (x. Ep 4, 24).

Bánh Thánh nuôi hồn

Trong mọi nơi, mọi lúc, mọi trạng huống, mọi hoàn cảnh, mọi bậc sống, mọi vai trò trách nhiệm, mọi công việc, v.v…chúng ta được mời gọi trở nên giống Chúa, Đấng ban chính mình cho chúng ta. Dĩ nhiên, Ngài không chỉ nuôi hồn chúng ta, mà còn nâng đỡ, chữa lành thân xác chúng ta nữa; để rồi thân xác chúng ta luôn biết làm theo linh hồn, thần trí, vốn thực hiện những gì Chúa dạy và mong muốn. Một khi lãnh nhận Bánh Thánh nuôi hồn - chính Đức Ki-tô - chúng ta “phải để Thần Khí đổi mới tâm trí” (x. Ep 4, 23), vì chưng linh hồn chúng ta luôn vâng phục và thi hành mọi việc mà Thần  Khí linh hứng. Có lẽ, chúng ta thiếu thốn về lương thực cho thân xác, nhưng linh hồn được Bánh Thánh nuôi dưỡng, sẽ giúp chúng ta vượt thắng mọi giới hạn thể lý, cũng như nâng đỡ và chữa lành toàn thể con người chúng ta. Nhờ vậy, hơn cả man-na xưa kia, Bánh Thánh nuôi hồn sẽ dìu dắt, đồng hành và gìn giữ chúng ta luôn sống trong ân nghĩa với Thiên Chúa và với tha nhân.

Giờ đây, chúng ta cùng nhau thầm thỉ cầu nguyện với Chúa Giê-su Thánh Thể đang cư ngụ nơi cõi lòng chúng ta:

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô
Đơn sơ, âm thầm tỏ lộ yêu thương
Trong bánh-rượu hằng náu nương
Chính thật Bánh Thánh phi thường dường bao!
Bánh nuôi hồn tự trời cao
Trở nên tôi tớ, ai nào thấu chăng?
Xin cho con biết siêng năng
Mỗi lần rước Chúa, ân cần trao ban
Được Chúa biến đổi, bình an
Ra đi làm chứng muôn vàn hồng ân. Amen!

-------------------------------

 

TN 18-B158: Ăn để sống… đời đời


(Suy niệm của PM. Cao Huy Hoàng)

 

Người không tin vào quyền năng Thiên Chúa, không hiểu biết về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa vẫn TN 18-B158


Người không tin vào quyền năng Thiên Chúa, không hiểu biết về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa vẫn thường nhìn người theo đạo Công Giáo với cái nhìn rất con người: theo đạo gạo, theo đạo vợ, theo đạo thời cơ, theo đạo trợ cấp, thậm chí theo đạo để được chôn cất đàng hoàng.

Họ không hiểu rằng Đức Tin vào Thiên Chúa là một ơn huệ nhưng không, và tuyệt đối, Đức Tin càng không phải là sáng kiến, hay thành quả của lý trí, của trình độ, của trí thức, của học vị. Họ đang “suy bụng ta ra bụng người” chăng? Vì giả sử theo đạo mà được Chúa ban cho quyền bính, cho chức vụ, cho lương bỗng, cho gạo cho tiền, thì hết thảy họ cũng đã bỏ mọi thứ mà theo Đạo của Chúa cả rồi. Họ lầm tưởng  người công giáo cũng giống như họ là bảo vệ, tôn vinh, sùng kính một đảng phái, một chế độ, một lãnh tụ thế gian vì sợ mất chén cơm, một chỗ đứng, một chỗ ở, một bống lộc để sinh tồn sao?

Hai ngàn năm sau Thiên Chúa Giáng Sinh rồi, mà con người ta vẫn còn chưa nhận ra chân giá trị vĩnh cửu của Con Thiên Chúa làm người. Và cũng chưa nhận ra giá trị tạm thời của của cải vật chất chóng vánh. Họ nghĩ mình chỉ có một sự sống và một lần sống là sự sống ở đời này mà thôi và không thể chấp nhận có một sự sống đời sau trong Thiên Chúa. Bởi thế, ai cũng quá chú trọng đến cái ăn phần xác, tranh thủ hưởng thụ ở đời này, tranh thủ quyền lợi thế gian, và nhất là sống cho thỏa mãn cái phần xác kẻo chết đi mà tiếc nuối.

Cụ thể nhất là trường phái Lôkayata, trường phái triết học duy vật và vô thần triệt để nhất ở Ấn Độ cổ phủ nhận kiếp trước, kiếp sau và đề cao cuộc sống con người nơi trần thế. Họ tuyên bố: “Hãy để cho những kẻ ngu ngốc ngồi nhấm nháp hương vị của kiếp trước, kiếp sau, của thiên đường, địa ngục...còn chúng ta những người duy vật thì chỉ có một cuộc đời thực trên trần thế này, đời người chỉ sống có một lần, nên con người cần phải tận hưởng cuộc sống nơi trần thế, không có gì phải kiêng cữ, kẻo mai sau chết đi lại luyến tiếc không được tận hưởng hương vị cuộc đời”.  (theo TS.Trần Hồng Lưu).

Chuyện ngày xưa là như vậy. Ấn Độ thưở xưa là như vậy. Thế mà ngày nay ở Việt Nam cũng như vậy. Ngày xưa “ăn no mặc ấm”, ngày nay “ăn ngon mặc đẹp”. Và hơn thế nữa, chăm sóc sức khỏe thể lý cho mình đang trở nên cao trào khi điều kiện kinh tế vật chất có phần nào khấm khá hơn trước. Bởi vậy mới có đủ loại quảng cáo rằng: “Cần ăn gì để sống khỏe?” “Cần ăn gì trong khi mang thai?” “Cần ăn gì để trường thọ?” Thậm chí còn có cả cao trào không chỉ sống khỏe mà còn phải đẹp đẽ, sung mãn, cường tráng, nên lại có các loại tiếp thị không cần trơn mắt cũng thấy: “Ăn gì đẹp da?”? “Cần ăn gì để có sức yêu”….  “Ăn gì sung độ, cường tráng, dẻo dai”.

Có cả trăm ngàn loại thuốc thực phẩm chức năng giúp con người ta hôm nay phòng chống chữa bệnh và kiện toàn sinh lực. Cùng với trăm ngàn loại thuốc, trăm ngàn cách thẩm mỹ khác làm cho con người ta đẹp ra, trẻ ra, sống lâu, trường thọ. Hẳn là, thỉnh thoảng lại thấy trong hộp mail của bạn, của tôi bản tin rằng người Trung Quốc ăn cả thai nhi con người, mà người ta gọi là “hàng nàm cao cấp”, để không chỉ khỏe mà còn cường tráng lâu bền trong các sinh hoạt tình dục.

Quả thật, cái ăn nó quan trọng dường nào cho sự sinh tồn của mỗi con người trên trần gian.

“Sống không để ăn, nhưng ăn để sống”. Con người đang khai thác triệt để ý nghĩa này cho cuộc sinh tồn của chính mình. Và cuối cùng là  không phải “ăn để mà sống” nhưng là “Ăn, kẻo chết không ăn được”.

Tôi chợt nhớ câu chuyện: “Có một quán phở kia mới khai trương. Dưới bảng hiệu, có kèm theo câu quảng cáo ý nghĩa: “Nếu bạn không sống để ăn, thì hãy ăn cho tôi và người khác được sống”.

Chưa nói đến cái ăn của Kitô Hữu Công Giáo, thì cái “Ăn cho người khác sống”, thiêt tưởng cũng đã vượt lên cái bình thường và mang một ý nghĩa đẹp.

Cha mẹ phải cố gắng ăn và khỏe để lo cho con cái. Con cái phải cố gắng ăn để khỏe vì khỏe là niềm vui của cha mẹ, là đỡ cho cha mẹ một nỗi lo. Con cái phải giữ gìn sức khỏe, phải biết bảo trọng, để cha mẹ được yên lòng. Người bạn đời phải cố gắng tối đa để khỏe, thêm niềm vui, thêm hạnh phúc cho gia đình, bớt nỗi sầu bệnh hoạn, bớt tốn kém tiền bạc, bớt mất ngủ hầu quạt hầu ru.

Cách “ăn để người khác sống” - sống ở đời này, cũng là một nét văn hóa đẹp, mang đậm nét văn hóa Kitô Giáo: Ăn vì lòng Bác Ái.

Nhưng điều thiết yếu hơn cả  vẫn là sứ điệp Tin Mừng hôm nay “hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”

“Của ăn tồn tại muôn đời” là chính Thịt Máu Chúa Giêsu ban cho những kẻ TIN. TIN là công việc tiên khởi và quyết định cho việc ăn chính Thịt Máu Chúa Giêsu để có sự sống đời đời.

Trong khi thiên hạ tìm kiếm cái ăn hay hư nát cho thỏa mãn cuộc sống hay hư nát ở phàm trần, thì người Công Giáo lại đi tìm cái ăn cho được sự sống đời đời. Tưởng như là dở hơi hay ngu ngốc, nhưng thật ra, các Kitô Hữu Công Giáo đang tìm cho mình một cuộc sống chắc chắn nhất, lâu bền mất, mà chỉ có Đức Tin Công Giáo mới có thể thấu hiểu.

Mỗi người chúng ta nhìn lại, ngày ấy, trong Bí Tích Rửa tội mà chúng ta đã lãnh nhận, và cũng như mới đây, những Tạ Phong Tần, Mary Huỳnh Thục Vy, Maria Nguyễn Hoàng Vi và Mônica Trịnh Kim Tiến lãnh nhận, người được rửa tội được hỏi: “Con đến xin gì cùng Hội Thánh”. Người lãnh nhận Bí Tích Rửa tội thưa: “Thưa con xin Đức Tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con?” “Thưa Đức Tin mang lại cho con sự sống đời đời”.

Chính vì “Sự Sống Đời Đời”, mà người ta theo Đạo Chúa. Nghĩa là, người ta TIN Chúa có thể ban cho họ sự sống đời đời sau sự sống này.

Đức tin ấy được củng cố kiên cố nhờ yêu mến và ước ao rước lấy Mình Máu Chúa Giêsu, mà chính Ngài xác nhận: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Đức tin ấy trở thành “sự sống đời đời” cho mỗi tín hữu, khi xác tín rằng trong con người hay hư nát, có con người không hề hư nát, có cuộc sống phục sinh.

Và nhờ Đức Tin ấy, các Kitô Hữu Công Giáo sẽ không ngại hy sinh gian khó, không ngại áp bức hay tù đày, không ngại cùm gông hay xiềng xích để làm chứng cho thiên hạ rằng: Có Một Cuộc Sống Đời Sau, và muốn chiếm hữu cuộc sống ấy thì hãy sám hối ngay, hãy cải tà qui chánh, hãy tôn trọng sự sống con người, hãy sống theo sự thật, công lý, nhân ái, bình an….

Họ đã và đang sống nhờ sức sống của Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô. Họ sống sự sống đời đời trong thân xác hay hư nát.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con yêu mến Thánh Thể Chúa hơn muôn ngàn thực tại trần gian. Và nhờ Thánh Thể Chúa, xin cho chúng con đủ sức chiến đấu cho cuộc chiến chính nghĩa của Thiên Chúa trên trái đất nầy, nơi quê hương trần gian này. Amen.

-------------------------------

 

TN 18-B159: Chúa Nhật 18 Thường Niên


(Suy niệm của Lm. GB Phạm Hồng Thái)

 

Trong kinh Tiền tụng bao giờ cũng có lời Chủ tế kêu gọi: "Hãy nâng tâm hồn lên!" Chúa Giêsu rao TN 18-B159


Trong kinh Tiền tụng bao giờ cũng có lời Chủ tế kêu gọi: "Hãy nâng tâm hồn lên!" Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, Chúa luôn luôn muốn mọi người phải nâng tâm hồn lên. Chúa mới làm phép lạ Hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng ăn no nê. Họ phấn khởi tới mức muốn tôn Chúa làm vua nên Chúa phải trốn lên núi một mình, rồi họ tiếp tục tìm tới Chúa ở Capharnaum, Chúa không muốn họ chỉ tìm Chúa vì bánh ăn vật chất, nên Chúa nhắc nhở họ như sau: "Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời". Trong khi dân tìm  kiếm bánh vật chất, thì Chúa Giêsu giới thiệu cho họ Bánh Hằng sống cũng như người phụ nữ Samari chỉ lo múc nước từ giếng Giacop, thì Chúa Giêsu  giới thiệu cho chị  Nguồn Nước  có mạch vọt tới sự sống đời đời

Khi dân chỉ biết có Manna mà tổ tiên họ được Chúa ban cho ăn trong sa mạc, thì Chúa Giêsu  hướng họ tới Manna nhiệm mầu là chính Chúa Giêsu trở nên bánh hằng sống đem lại sự sống đời đời cho thế gian. Manna chỉ cứu đói cho dân Do thái nơi hoang địa, còn Chúa Giêsu là Bánh nên lương thực thiêng liêng không phải chỉ cho người Do thái mà cho cả thế gian, điều này cho thấy Chúa Giêsu là Mosê mới vượt hơn Mosê xưa bội phần vì Chúa Giêsu  là Bánh bởi trời ban sự sống cho thế gian trong khi Manna qua Mosê chỉ nuôi dân Do thái trong sa mạc

Về chuyện lương thực người ta thường nói: khi đói thì mong được ăn no, khi đã được ăn no thì muốn được ăn ngon, và khi được ăn ngon thì chỉ muốn ăn những gì có lợi cho sức khỏe, nhưng của ăn vật chất không làm thỏa mãn được chúng ta  như lời Chúa nói: "Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra"(Mt 4, 4)

Ông Gióp nói: "Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng (G 6, 20)". Thánh Phaolô cũng nhắc chúng ta chân lí như vậy: "Bởi vì chúng ta không mang gì vào trần gian này, thì cũng chẳng mang gì ra được (1Tm 6, 7)". Việt Nam chúng ta có câu ca dao: "Vua Ngô ba mươi chín  tấn vàng, chết xuống âm phủ chẳng mang được gì"

Câu chuyện: Tại Nước Pháp có một thương gia giỏi, buôn bán rất thành công. Ông đặt ra phương châm là: làm việc, ăn nhậu và chơi bời. Sau ông bị bệnh thần kinh thanh quản khiến ông bị câm và nhất là phải nằm liệt. Trên giường bệnh ông cảm thấy rất thất vọng và chán nản. Trước khi chết, ông bảo đem cho ông bút giấy và ông yêu cầu khắc dòng chữ sau đây trên bia mộ của ông : "Đây là người dại dột: đã sống mà không biết sống. Hỡi những người đang sống: chớ gì sự vô phúc của kẻ chết mở mắt các ngươi". Ông thương gia này lúc gần chết mới nhận ra sự dại dột trong đời sống của mình, không biết ông có kịp ăn năn hoán cải không?

Vì thế chúng ta cần tìm kiếm những gì cao siêu  hơn vật chất như lời Chúa Giêsu dạy "hãy ra công làm việc..." Để có của ăn vật chất đương nhiên con người phải ra công làm việc nhưng để có của ăn thiêng liêng con người cũng phải ra công làm việc và ra công làm việc đây được Chúa Giêsu cho biết là: tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến và ở cuối đoạn Tin Mừng này Chúa Giêsu nói: "Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào ta sẽ không hề khát bao giờ". Như vậy sứ điệp Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay là phải đến với Chúa và Tin vào Chúa. Đến với Chúa không phải chỉ trông đợi ở Chúa bánh ăn vật chất mà chính là để có được Bánh Hằng sống là Lời Chúa và Mình Máu thánh Chúa. Còn lòng tin Chúa sẽ giúp chúng ta được ơn cứu độ như lời Chúa : "Ai tin thì và chịu phép Rửa sẽ được cứu độ, còn ai không tin thì sẽ bị kết án (Mc 16,12). Lòng tin Chúa thể hiện qua những việc làm Bác ái, thông cảm và tha thứ cho nhau tức là thực thi lòng Mến Chúa Yêu Người... vì đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2,17)

Ngày nay chúng ta đến với Chúa qua đức tin và đời sống cầu nguyện. Trong thời kỳ cách ly do dịch bệnh Covid này, chúng ta phải ở nhà, hạn chế tối đa việc đi ra ngoài. Vậy để duy trì và gia tăng đức tin thì hơn lúc nào hết chúng ta hãy thực hiện lời Chúa Giêsu: "Còn con khi cầu nguyện thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn và Cha con Đấng thấu suốt mọi bí ẩn sẽ trả công cho con" (Mt 6,6).

Như người Do thái đã xin Chúa Giêsu cho họ ăn Bánh ban sự sống luôn mãi, và như phụ nữ Samari xin Chúa cho uống Nước Hằng sống, chúng ta đến với Chúa, xin Chúa ban Bánh và Nước Hằng sống cho chúng ta để chúng ta được no thỏa như lời Chúa : "Ai đến với Ta sẽ không hề đói và ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ". Amen.

-------------------------------

 

TN 18-B160: Chúa Nhật 18 Thường Niên


(Suy niệm của Lm. Gioan Phan Tiến Dũng)

Anh Chị Em rất thân mến,

 

Trong những ngày tháng qua khi mà mọi người đang phải chịu cách ly, phong tỏa để đề phòng và ngăn TN 18-B160


Trong những ngày tháng qua, khi mà mọi người đang phải chịu cách ly, phong tỏa để đề phòng và ngăn ngừa dịch bệnh, trong lúc này, điều gì, việc gì đã và đang luôn xâm chiếm tư tuởng cũng như lòng trí nhiều người trong chúng ta? Điều gì làm cho chúng ta lo lắng, băn khoan hay trăn trở nhất? Thực ra, chưa có cuộc nghiên cứu hay điều tra để biết cho chính xác, nhưng qua tin tức và tình hình chung, tôi thiết nghĩ rằng: vấn đề mà làm cho nhiều người lo sợ nhất đó chính là: sợ đói, sợ không có gì để ăn. Nếu hỏi rằng: sợ bị lây nhiễm covid hơn hay là sợ đói hơn thì chúng ta trả lời như thế nào? Ai cũng biết sự lây lan rất nguy hiểm và rất nhanh của covid nơi đông người, thế nhưng, nếu không bị cấm đi ra ngoài và cấm tập trung đông người, thì chắc nhiều người vẫn cứ đi ra ngoài và tụ tập. Một điều khác, nói lên tâm trạng sợ hãi này nơi tâm lý của nhiều người là: một ngày trước khi biết phải bị cách ly, bị phong tỏa, hay bị đóng chợ…rất nhiều người đã tranh thủ, đổ xô đi ra chợ và siêu thị để mua đồ, bất chấp đây nơi đông người, là nơi mà mình sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm virut cao…điều này chẳng mấy ai còn quan tâm, họ chỉ còn biết rằng, phải chen nhau để làm sao để có thể mua cho được nhiều đồ ăn, chứ không thì lấy gì mà ăn; quá nhiều người đã tranh nhau để đi mua đồ ăn, họ đi mua nhiều đến nỗi có người còn cho rằng đây là “ngày 30 của Tết-Covid”. 

Thưa ACE, sợ đói, sợ không có gì để ăn là bản năng sinh tồn của con người, đây không phải là điều mới mẻ. Nếu chúng ta đọc trong bài đọc một từ sách Xuất hành, năm xưa dân Israel trong sa mạc đã kêu trách Chúa và Môisê: “Thà chúng tôi chết trong đất Ai Cập do tay Chúa, khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn no nê. Tại sao các ông dẫn chúng tôi lên sa mạc này, để cả lũ phải chết đói như vầy?” Đúng vậy, họ kêu trách vì có lý do, vì trong sa mạc, thì lấy cái gì để mà ăn, những đồ ăn mà họ đem theo khi ra khỏi Ai Cập, nay đã không còn, họ thấy tương lai của họ quá mù mịt và nguy hiểm đến tính mạng trong nơi hoang vắng này. Nhưng đúng ra, dân chúng đã không còn tin vào Chúa qua sự dẫn dắt, lãnh đạo của Môisê. Thiên Chúa là Đấng đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ của vua Pharaon tại Ai Cập, họ đâu có thấy, họ đã quên mất, Đấng đã làm cho nước rẻ ra hai bên để họ có thể đi vào trong lòng biển khô cạn, cứu thoát họ khỏi sự đuổi bắt và giết chết của những chiến sa và kỵ binh của Pharaon, họ đã không còn nhớ gì. Giờ đây, họ chỉ biết cái bụng đang cồn cào vì đói, với bản năng sinh tồn, họ sợ mình sẽ bị chết vì đói. Họ đã mất hết lòng tin vào Thiên Chúa. Dẫu rằng dân đã kêu ca, phàn nàn, than trách Chúa, họ đã không còn tin vào sự quan phòng và ơn cứu sống của Chúa nữa; Chúa đã biết rõ lòng dạ của con người, nhưng vì là Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương, Ngài đã ban cho họ có Manna và chim cút để ăn, không phải chỉ một hai ngày mà trong suốt gần 40 năm dài trong sa mạc.

Thật vậy, Thiên Chúa biết rất rõ bản năng sinh tồn của con người chúng ta là: luôn cần phải có thức ăn. Trong bài Tin mừng theo Thánh Gioan, sau khi dân chúng đã được Chúa nuôi dưỡng, cho họ ăn no nê, chỉ từ 5 chiếc bánh và 2 con cá. Dân chúng, bắt đầu kéo nhau đi tìm Chúa Giêsu. Họ đi tìm Chúa để làm gì? Chúa Giê su khi thấy dân chúng Ngài đã nói: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê.” Thực tế trong cuộc sống của con người chúng ta là vậy. Tin vào Chúa, mà cái bụng đang đói, tin vào Chúa mà không thấy có cái gì để ăn, tin vào Chúa mà thấy cái chết sắp cần kề…liệu rằng có mấy ai còn muốn tin vào một Thiên Chúa đầy tình yêu thương, quan phòng chở che hay không? Họ phải tự tìm cách cho mình.

Chúa Giêsu biết rất rõ những nhu cầu thiết yếu của dân chúng, Ngài đã chạnh lòng thương mà giảng dạy, nuôi dưỡng và cứu sống họ. Nhưng điều quan trọng mà Chúa muốn mời gọi đó là: Hãy tin vào Ngài, Ngài thực là con Thiên Chúa, Ngài là dấu chỉ tình yêu thương đích thực, là của ăn thần lương mà Thiên Chúa dành cách đặc biệt để ban cho con người chúng ta. “Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”.

Kính thưa ACE, giờ đây, chắc rằng không ai trong chúng ta mà không khỏi băn khoan, thao thức, không phải chỉ lo cho bản thân mình lấy gì mà ăn, nhưng chúng ta còn lo lắng, thương cảm cho những ACE mình đang ở vùng tâm dịch, họ thực sự giờ đây đang phải rất vất vả để có chút gì mà ăn, đặc biệt những người nghèo, những người đang gặp đau khổ vì dịch bệnh…nhưng liệu rằng chúng ta có còn tin vào chính lời nói của Chúa Giêsu hay không? “Chúa Giêsu nói: Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”. Thực ra, tin vào Chúa như lời Chúa Giêsu dạy không phải là một lòng tin thụ động, lòng tin mù quáng hay tin mà thiếu khôn ngoan-suy luận; tin vào Chúa không phải cứ ngồi một chỗ mà không làm gì, rồi chờ Chúa nuôi sống và cho ăn.

Như vậy thưa ACE, đến với Chúa, tin vào Chúa, để được Chúa nuôi sống, không phải lo đói và khát bao giờ có nghĩa là gì? Chúa ban cho mỗi người chúng ta có sự khôn ngoan biết biện phân, biết lựa chọn. Do đó, trong mọi sự, trước hết chúng ta hãy chọn Chúa, chọn làm theo thánh ý Chúa, chọn điều thiện, chọn tình yêu thương và điều tốt, chọn lựa này không phải chỉ cho lợi ích của bản thân mình mà thôi, nhưng cho thiện ích của ACE. Đây chính là lời khuyên mà Thánh Phaolo trong thư thứ hai gởi tín hữu Êphêsô khi Ngài nói: “Anh em hãy trở nên mới trong lòng trí anh em, hãy mặc lấy người mới đã được tác thành theo thánh ý Chúa trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật.” Thật vậy, là người tin vào Chúa, là con cái Chúa, là môn đệ của Chúa Giêsu, mong ước rằng trong mọi suy nghĩ, cách cư xử, lời nói cũng như hành động của mỗi người trong chúng ta luôn được ánh sáng của Lời Chúa và Thánh thần soi dẫn, hầu trong mọi sự chúng ta luôn tìm kiếm và làm theo những gì là thánh thiện, tốt lành, điều đem lại ơn ích cho tha nhân.

Vững tin vào tình thương của Chúa, cho dù trong mọi nghịch cảnh, Thi.ên Chúa vẫn đang ban ơn nuôi dưỡng và cứu sống chúng ta theo cách của Ngài. Chúng ta hãy khiêm tốn, quảng đại mở rộng tâm hồn, mở rộng lòng trí để cho cách thế và ơn thánh của Chúa được thực hiện. Mong ước rằng, nhờ đời sống cầu nguyện, gắn bó mật hiết với Chúa trong tin yêu, chúng ta biết khôn ngoan tìm kiếm, lựa chọn và làm theo những gì Chúa soi sáng và chỉ dạy.

Lạy Chúa, dẫu rằng chúng con phải mang thân phận yếu đuối với bản năng của con người là luôn tìm kiếm những của ăn cho đời sống thể xác, xin Chúa hãy ban ơn giúp sức, để chúng con, với tước hiệu và bản năng là con cái Chúa, luôn biết tìm kiếm thánh ý Chúa, luôn làm vinh danh Chúa và đem lại lợi ích thiện hảo cho tha nhân. Amen.

-------------------------------

 

TN 18-B161: Chúa Nhật 18 Thường Niên


(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê)

GIÊSU: BÁNH BAN SỰ SỐNG THẬT!

Kính thưa quý anh chị em,

 

Cha Antonio de Mello kể câu truyện ngụ ngôn: Sau khi tạo dựng thế gian và mọi loài trong đó TN 18-B161


Cha Antonio de Mello kể câu truyện ngụ ngôn: Sau khi tạo dựng thế gian và mọi loài trong đó, Chúa trao phó cho con người quản trị, canh tác, tạo cơm bánh để sống. Bẵng đi một thời gian lâu dài, Ngài muốn xuống thị sát thế gian, để biết con người làm lụng, ăn uống, sinh hoạt thế nào!

Trước khi giáng trần, Chúa sai các thiên thần đi tiền trạm. Họ rảo khắp hang cùng ngõ hẻm, mọi nơi, thị sát, ghi chép, thống kê...

Bản tường trình được được gởi về “trời” nêu rõ hai vấn đề nhức nhối: nạn thất nghiệp tràn lan và rất nhiều người đói khát. Sau một thoáng thinh lặng, Chúa phán: “Phen này xuống trần, Ta sẽ là “bánh” cho người đói khát và là “công việc” của kẻ thất nghiệp”.

Vui mừng và hạnh phúc biết bao “Tin Mừng” đã đến thế gian! Thế nhưng cũng phải tự hỏi xem “phen này là lúc nào”.

Không còn phải đắn đo gì nữa mạc khải xác định “phen này” chính là thời sau hết đây, Thiên Chúa sai “Con Một” giáng trần, sinh làm con một người phụ nữ, sống dưới chế độ lề luật, để giải phóng những kẻ ở trong lề luật. Đức Giê-su Kitô, Chúa chúng ta, là “Bánh” bởi trời đích thực, được ban tặng để thế gian được sống và sống dồi dào.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay phác họa dung mạo Giê-su, Bánh thật bởi trời và Người mời gọi con người tin vào Thiên Chúa. Khi tin và sống giáo huấn của Người, chúng ta đang làm công việc của chính Thiên Chúa, đáng được ban tặng sự sống đời đời.

Bài đọc I, trích sách Xuất Hành, tường trình việc Chúa nuôi dân trong sa mạc bằng Man-na từ trời rơi xuống đầy dẫy quanh trại của dân.

Công việc của họ là thu gom ai muốn bao nhiêu tùy thích, rồi chế biến làm thức ăn. Thoạt nhìn thấy, họ không biết là thứ gì. Mô-sê phải giải thích: “Đó là bánh Đức Chúa ban cho anh em làm của ăn” (Xh 16, 15b).

Thật vậy, khi thu lượm “Man-na” dân được ngụp lặn trong lòng thương xót, vì man-na chính là tặng phẩm từ trời, và khi ăn thứ bánh này, họ được bổ dưỡng bởi chính Chúa, vì Ngài là bánh của dân.

Bài sách thánh vừa tuyên đọc là hình ảnh tiền trưng chuẩn bị cho thực tại phải đến khi thời gian tới hồi viên mãn: Đức Giê-su Kitô, Bánh đích thực từ trời phải đến, để thế gian được sống và sống dồi dào.

Bài Tin Mừng vừa tuyên đọc là câu trả lời cho phán quyết chung cục của Thiên Chúa “phen này xuống trần gian, Ta sẽ là bánh cho kẻ đói khát và là công việc cho người thất nghiệp”.

Nếu xưa kia, dân Chúa tìm kiếm “man-na” để duy trì sự sống, hôm nay, dân chúng theo Chúa Giê-su để có bánh ăn no nê.

Hai sự tìm kiếm cùng chung một mục đích là để được “sống và sống dồi dào”, nhưng kết quả ban tặng lại quá chênh lệch: kẻ thu lượm man-na dừng lại nơi sự sống tự nhiên, sau đó phải chết ; còn người đón nhận Giê-su, bánh bởi trời đích thực sẽ vượt qua sự chết mà vào sự sống, vì Giê-su là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời.

Vì lẽ đó, dân chúng tìm kiếm và muốn giữ Giê-su ở lại, để hằng ngày họ được có bánh ăn!

Suy nghĩ của dân chúng thời Chúa Giê-su, cũng là suy nghĩ của một số người thời đại hôm nay: luôn ao ước Chúa làm phép lạ đáp ứng các nhu cầu cá nhân. Họ cũng không ngại ngùng đi tìm và luôn nghĩ rằng đến với người này hay địa điểm kia thì sẽ có “phép lạ”. Suy nghĩ kiểu này, phản ảnh nơi họ một thứ tôn giáo vụ lợi, tạo môi trường thuận lợi cho “mê tín, dị đoan” nảy sinh ngay trong việc thực thi lòng đạo.

Dân chúng hôm nay hồ hởi tìm kiếm Chúa không phải vì lòng tin chân thành mạnh mẽ, nhưng vì hiếu kỳ, vì thấy rằng Giê-su có thể đáp ứng tức thời những nhu cầu trước mắt: có bánh ăn, mà không phải vất vả làm lụng. Các ngươi tìm ta không phải vì tin vào Thiên Chúa, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê.

Đối với Chúa Giê-su, bánh sự sống chỉ có thể được trao ban khi họ biết dốc lòng làm công việc của Thiên Chúa: tin vào Đấng Cha sai đến.

Vâng, chỉ có đức tin mạnh mới nhận ra Giê-su bởi trời mà đến, chỉ có đức tin mạnh mới có thể tuyên xưng Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật. Và cũng chỉ khi có đức tin mạnh mới có thể đón nhận mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, vốn là nguồn gốc của bánh bởi trời được ban tặng vì sự sống trần gian.

Một khi sống niềm tin vững mạnh như thế, tất yếu sẽ được Giê-su ban tặng hồng ân sự sống cách vô lường: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta không hề phải đói ; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ” (Jn 6, 34).

Đến với Giê-su, xin Ngài ban cho chúng ta bánh đó luôn mãi!

Trở lại với lời khuyên của thánh Phao-lô, trong bài đọc II, sống đạo theo Tin Mừng của Chúa Giê-su, không bị chảo đảo, đung đưa theo tinh thần thế tục, nghĩa là: lối sống đạo vụ lợi, nhuốm màu mê tín dị đoan, kỳ quái, như những người chưa có đức tin. “Anh em hãy cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa kia... Hãy để Thần Khí biến đổi tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thực sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 22 – 24).

Thưa anh chị em,

Giáo huấn Lời Chúa hôm nay lưu ý chúng ta mấy điểm thực hành cụ thể:

* Một là: Duyệt xét lại cách sống đạo, cách ăn nết ở, cung cách hành xử của chúng ta, theo Tin Mừng của Chúa hay theo thói đời. Theo tinh thần Tin Mừng là hoán cải, đổi mới, luôn kiếm tìm sự hiệp thông, yêu thương không giả dối, biết chia vui cùng lòng chân thật. Thánh Phao-lô khuyên đừng học đòi theo thói thế gian, vì nó đặt tiêu chí trên danh, lợi, thú, ích kỷ. Những thứ đó vốn chống lại Tin Mừng và không có phần trong Nước Thiên Chúa.

* Hai Là: Chuyên chăm cầu nguyện, gẫm suy và thực hành Lời Chúa dạy, giúp người môn đệ trở nên dịu dàng, hiền lành, khiêm tốn, ngoan ngoãn suy phục thánh ý Chúa. Đức tin, cậy, mến, cũng nhờ đó được thêm vững mạnh, có khả năng đảm nhận và chu toàn tốt bổn phận kitô hữu, xứng đáng lãnh nhận bánh ban sự sống, để được sống muôn đời.

Xin Chúa thương nâng đỡ và chúc lành cho mỗi người chúng ta trong ngày chúa nhật hôm nay. Amen!

-------------------------------

 

TN 18-B162: Chúa Nhật 18 Thường Niên


(Suy niệm của Jaime L. Waters - Chuyển ngữ: ĐCV Sao Biển)

BẠN CẢM THẤY TRỐNG VẮNG? CÓ LẼ ĐỨC GIÊSU ĐANG GỌI BẠN

 

Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu tuyên bố: “Ta là bánh ban sự sống.” Ngài thường dùng lối TN 18-B162


Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu tuyên bố: “Ta là bánh ban sự sống.” Ngài thường dùng lối nói mang tính biểu tượng, nhất là nơi Tin mừng Gioan. Biểu tượng bánh ban sự sống, bánh từ trời, sẽ dễ tạo sự đồng cảm với thính giả của Gioan, những người đã quen thuộc với truyền thống Xuất hành và manna trong sa mạc. Cách diễn tả này cũng cho chúng ta nhiều chất liệu để suy tư.

Chúa nhật tuần trước, chúng ta nghe câu chuyện Đức Giêsu cho hàng ngàn người ăn no với năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Đức Giêsu thể hiện sự quan tâm và chăm sóc nhu cầu thể chất của cộng đoàn, cũng như không để cho những khó khăn hoặc hạn chế cản trở Ngài giúp đỡ người khác. Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Đức Giêsu quan tâm đến nhu cầu thiêng liêng của cộng đoàn khi Ngài ban chính mình làm của ăn thiêng liêng. Đức Giêsu khẳng định rằng niềm tin vào Ngài sẽ chữa lành cơn đói khát thiêng liêng, đồng thời Ngài cũng rõ ràng nhắc đến câu chuyện manna được ban từ trời mà chúng ta nghe trong Bài đọc một.
Bài đọc một được đặt liền ngay sau cuộc Xuất hành khi Thiên Chúa biểu lộ quyền năng cứu độ và giải thoát. Mặc dù được cứu thoát, dân Israel vẫn kêu trách Môsê, than van về hành trình qua sa mạc và thậm chí mong muốn trở lại Ai Cập. Thiên Chúa nghe thấy sự thất vọng của dân, Ngài ban chim cút và bánh từ trời để nuôi dưỡng, hướng dẫn cách thức họ nên thu lượm, quản lý và phân phát lương thực. Tương tự như câu chuyện Đức Giêsu phân phát bánh và cá, manna từ trời cũng dồi dào để phục vụ nhu cầu của dân. Truyền thống cho rằng dân Israel đã ăn manna từ trời trong 40 năm khi đi qua hoang địa đến đất hứa (Xh 16,35).

Đức Giêsu tự ví Ngài với manna từ trời khi tự xưng là bánh từ trời mà Chúa Cha ban để cứu sống và nuôi dưỡng: “Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian.” Niềm tin vào Đức Giêsu mang lại sự sung mãn thiêng liêng. Những giáo huấn mang tính biểu tượng như thế xuất hiện xuyên suốt Tin mừng Gioan. Hai chương trước đó, Đức Giêsu đã gặp người phụ nữ Samaria bên bờ giếng và tự xưng là “nước hằng sống,” làm thỏa mãn cơn khát và đưa tới sự sống đời đời (Ga 3,13–14). Là bánh hằng sống, Đức Giêsu tuyên bố Ngài sẽ làm no thỏa những nhu cầu thiêng liêng của mọi người. Khi Đức Giêsu ban phát bánh và cá cho nhiều người, Ngài đã nêu gương và mời gọi chúng ta quan tâm đến nhu cầu thể chất của người khác. Khi khẳng định đức tin vào Đức Giêsu làm no thỏa cơn đói thiêng liêng, bài Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta nghĩ đến những cách thức có thể chăm lo những nhu cầu thiêng liêng của bản thân và người khác. Được nuôi dưỡng bằng đức tin vào Đức Kitô, chúng ta được mời gọi trở nên giống Ngài.

----------
Nguồn: https://www.americamagazine.org/faith/2021/07/15/word-lectionary-scripture-241041

-------------------------------

 

TN 18-B163: Đón nhận lương thực thần linh


(Suy niệm của Huệ Minh)

Tin mừng Ga 6: 24-35: Trên hành trình tiến về quê thật là Nước Trời, chúng ta được Chúa Giêsu nuôi dưỡng bằng chính Mình Máu Người, chúng ta được Người hướng dẫn bằng Lời Người.

 

Nhìn vào thực tế của cuộc đời: Nếu không có bánh, chúng ta sẽ chết. Cơm bánh có khả năng duy TN 18-B163


Nhìn vào thực tế của cuộc đời: Nếu không có bánh, chúng ta sẽ chết. Cơm bánh có khả năng duy trì sự sống cho chúng ta nhưng đó là một khả năng giới hạn. Khi nói “Tôi là bánh ban sự sống”, Chúa Giêsu cho hiểu là tương quan giữa bản thân Người với loài người cùng một kiểu như tương quan giữa cơm bánh và chúng ta, nhưng sự sống Người ban là sự sống vĩnh cửu, chứ không chỉ là sự sống trần gian giới hạn. Người mạnh hơn cái chết, Người muốn đưa chúng ta đi sang bên kia cái chết. Nhưng chúng ta phải chạy đến với Người, phải tin vào Người.

Nhìn vào dòng chảy lịch sử cứu độ, ta thấy Thiên Chúa đã thực hiện lời Ngài hứa, Ngài cho dân Israel vào Đất Hứa, nhưng họ chưa tin thật vào Ngài. Chúa Giêsu đến, tiếp tục dạy dỗ họ, đào tạo họ thành những con người tin vào Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã cho dân chúng ăn no nê từ năm chiếc bánh và hai con cá. Chúa Giêsu tỏ quyền năng để họ tin vào Người, tin vào Thiên Chúa.

Thế nhưng rồi ngay sau đó, họ đi tìm kiếm Người để không phải làm mà vẫn có ăn. Họ tìm Chúa Giêsu không vì tin, mà vì lười biếng; họ không nhận ra Tình yêu thương mà Thiên Chúa luôn dành cho họ, để họ tin và đi theo Ngài tiến về Nước Trời. Chúa Giêsu nhắc họ phải ra công làm việc, để có của ăn không chỉ khi còn ở trần gian này, nhưng còn phải ra sức tìm kiếm của ăn không hư nát, đem lại sự sống trường tồn là bánh trường sinh. Người còn chỉ cho họ phương cách để có bánh trường sinh, đó là tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến, tức là tin vào Người. Vì chính Chúa Giêsu là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ! Chúa Giêsu không chỉ dạy cho dân Do Thái khi xưa mà còn dạy cho chúng ta ngày nay.

Quả thật, chúng ta luôn khao khát có hạnh phúc, bình an; chúng ta ra sức tìm kiếm điều đó nhưng không gặp, không có được hạnh phúc đích thật, chỉ vì chúng ta không nhận biết Người là bánh trường sinh, là con đường dẫn đưa chúng ta đến sự sống vĩnh cửu. Vì chúng ta chưa tin thật vào Chúa Giêsu, chưa trở thành con người tin vào Thiên Chúa. Hay nói cách khác, chúng ta chưa trở thành con người yêu thương, vì chưa nhận ra Tình Thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Hạnh phúc mà Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta, là chúng ta không tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân mình, nhưng phải tạo hạnh phúc cho người khác.

Chỉ khi chúng ta đem lại cho người khác sự bình an, hạnh phúc, chính khi đó, chúng ta lại có được an bình, hạnh phúc. Muốn được như thế, chúng ta phải dẹp bỏ con người ích kỷ của mình. Chúng ta phải giúp nhau sống trong sự yêu thương. Để từ đó, chúng ta giúp nhau nhận biết: Thiên Chúa là Tình Yêu, chính Ngài là hạnh phúc, là bình an thật. Chúng ta sẽ được hưởng niềm vui và bình an khi chúng ta được ở với Ngài trên Nước Trời.

Nhìn lại lịch sử năm xưa, dân Israel được ăn manna và thịt chim cút trong hoang địa, vì họ chưa tin thật vào Đức Chúa, vì họ than trách Ngài. Thiên Chúa ban cho họ của ăn, để nuôi dưỡng họ trong hành trình tiến về Đất Hứa. Thiên Chúa làm như vậy để họ chỉ tôn thờ, chỉ tin vào một mình Ngài mà thôi. Họ cần phải nhận biết: chỉ có Một Thiên Chúa duy nhất, không có thần nào khác. Thiên Chúa dạy dỗ họ để họ trở thành một con người tin vào Đức Chúa. Đó là điều cần thiết nhất giúp họ vào Đất Hứa.

Và rồi ta thấy rằng khi ta tin vào Chúa Giêsu khi ta tự liên kết hoàn toàn với Người và để cho Người hoàn toàn quy định đời sống tôi. Đức tin có thể là như một dây liên kết mong manh và yếu kém; còn nếu một dây liên kết quan trọng, vững chắc và thiết yếu đối với cuộc sống, thì nó được diễn tả ra bằng một tình bạn chân thật hoặc một cuộc hôn nhân đích thực. Khi tin vào Chúa Giêsu, dây liên kết ta có với Người sẽ có sức mạnh và có khả năng ban sự sống tối đa.

Trên hành trình tiến về quê thật là Nước Trời, chúng ta được Chúa Giêsu nuôi dưỡng bằng chính Mình Máu Người, chúng ta được Người hướng dẫn bằng Lời Người. Mình và Máu Chúa chính là của ăn của uống không bao giờ hết, không hề hư nát; đó là lương thực đem lại sự sống vĩnh cửu, nếu chúng ta tin thật vào Chúa Giêsu. Đức Tin của chúng ta được củng cố nhờ Lời dạy của Chúa Giêsu. Lời Chúa nuôi dưỡng niềm tin, giúp ta lớn lên trong Tình Yêu của Ngài, hướng dẫn ta để ta trở nên con người tin vào Thiên Chúa, ngõ hầu được chung hưởng niềm vui vĩnh cửu trên Quê Trời.

Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta phải học biết về Đức Kitô để củng cố Đức Tin của mình. Một khi đã tin vào Chúa Giêsu, chúng ta phải biến đổi cuộc đời mình: cởi bỏ con người cũ và phải mặc lấy con người mới. Tức là một người biết làm theo Lời Chúa Giêsu dạy, để trở nên công chính, thánh thiện; hay nói theo Chúa Giêsu đã dạy: Nên Hoàn thiện như Cha của chúng ta là Đấng Hoàn thiện. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, phải ra công tìm kiếm và phải cố gắng mỗi ngày. Mỗi người phải dứt khoát từ bỏ con người tội lỗi, con người ham muốn trần gian, để trở thành con người tin thật vào Thiên Chúa.

Nhìn lại cuộc đời, ta thấy xấu hổ vi a ngại để cho Thiên Chúa đi vào trong cuộc sống chúng ta và làm việc ở đó. Để biện minh cho việc chúng ta lùi lại trước đòi hỏi của Người, ta thường vận dụng một chiến thuật khác để “câu giờ”, chúng ta đặt ra một điều kiện: “Ông đã làm dấu lạ nào…? Ông đã làm gì?” (c. 30).

Quả thế, ta đã thấy hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống ta, nhưng ta vẫn tìm cách từ chối tin vào Người. Thiên Chúa lại chỉ thích nói với con tim ta bằng những dấu chỉ kín đáo hầu ta vẫn còn tự do mà từ khước tiếng gọi của Người. Thiên Chúa muốn được yêu mến bởi những người con tự do, chứ không phải được tôn thờ bởi những tên nô lệ khiếp nhược.

Bữa ăn lạ lùng sẽ phải được giải thích như là một dấu chỉ. Đấy là một sự kiện thực hữu, Đức Giêsu đã thực sự cho một đám đông ăn no; nhưng biến cố này tự nó không có ý nghĩa. Đức Giêsu không muốn chứng minh rằng người ta có thể nhận được bánh từ nơi Người mà không cần phải mệt nhọc và được nhận ê hề; Người không muốn thay thế các ông thợ làm bánh mì để rồi các ông này phải thất nghiệp mà bị đói. Bữa ăn lạ lùng nhắm đến một thực tại khác.

Sự kiện Chúa Giêsu có thể ban bánh và cho ăn no nê theo nghĩa trần thế phải cho thấy rằng bản thân Người chính là bánh ban sự sống và có thể ban sự sống vĩnh cửu, không bao giờ tàn lụi. Ở bên Người, chúng ta không được tìm kiếm bánh trần thế; trái lại, chúng ta phải nhìn nhận rằng Người có thể và muốn ban cho chúng ta một thứ vô cùng lớn lao hơn. Chúng ta cần phải để ý đến điều này và đón nhận quà tặng của Người.

Từ manna trong thời Cựu Ước, tiến đến Bánh trường sinh trong thời Tân Ước, cũng chỉ nhằm bày tỏ một vấn đề, đó là Bánh ban sự sống, và đã được Chúa Giêsu trình bày cho dân một cách nhẹ nhàng, và hợp lý hợp tình. Nên chi, cuối cùng thì dân chúng đã hiểu vấn đề, và họ liền thưa Người rằng: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi". Đúng là không còn dịp nào tốt hơn, Chúa Giêsu liền nói với dân chúng: "Chính Ta là Bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ".

Chúa Giêsu hướng cho dân chúng biết chuyện Bánh ban sự sống; từ việc ra công tìm bánh nuôi sống, Chúa Giêsu hướng dẫn dân biết ra công làm việc của Thiên Chúa là “tin vào Ðấng Ngài sai đến”; và từ thái độ lên giọng đối chất về dấu lạ manna của dân, Chúa Giêsu đã giải thích cho họ: “ không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực”, đám đông dân chúng liền hạ giọng xin cho được ăn Bánh ban sự sống. Với diễn biến nội tâm của đám đông dân chúng tốt đẹp như thế, Chúa Giêsu đã không ngần ngại trao ban: chính Mình Ngài.

Đức Giêsu, Đấng Phục Sinh, đang nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời và Bí tích trong các cuộc cử hành phụng vụ. Chúng ta có biết chính Người là Đấng chúng ta đang tìm kiếm và không phải là dấu chỉ của sự thỏa mãn vật chất nào khác? Cơn đói mãnh liệt nhất của chúng ta là sự mật thiết với Thiên Chúa, là sự sống của Thiên Chúa bên trong chúng ta, thứ mà Đức Giêsu hôm nay gọi là “sự sống đời đời”. Đức Giêsu mời gọi chúng ta tin tưởng nơi Người với tất cả con người, tâm hồn và thân xác của ta. Chuyện quan trọng là ở ta, ta có đến và lãnh nhận lương thực thần linh hay không mà thôi.

-------------------------------

 

TN 18-B164: BẠN TÌM AI


Lm. Jos DĐH.

 

Tìm em như thể tìm chim, đồng kia bãi nọ biết đâu mà tìm. (ca dao). Người xưa thật khéo khi TN 18-B164


Tìm em như thể tìm chim, đồng kia bãi nọ biết đâu mà tìm. (ca dao). Người xưa thật khéo khi có ý nhắc hậu thế, nếu để mất phương hướng, việc kiếm tìm hạnh phúc của ta sẽ bế tắc, vô vọng. Sống không mục tiêu, có khác gì đời tôi cô đơn, “hẩm hiu”, ví như hành trình cuộc đời thiếu bạn hiền, chân sải bước, nhưng không còn biết đâu là điểm dừng ! Trong khi đó: tìm nơi có đức gởi thân, tìm nơi có nhân gởi của, ngay từ tấm bé, ai ai cũng được biết đến như một nghệ thuật sống kiếp nhân sinh. Hãy tận dụng tốt nhất những gì mình có: khỏe dùng sức, yếu dùng mưu. Giáo lý nhà phật thì nói: người khờ tích của, người khôn tích đức, người giác ngộ là người biết tu luyện để thoát khổ. Thực ra, thành công là thứ khiến ta mãn nguyện, tuy nhiên, thất bại mới chính là lúc giúp ta trưởng thành. Do đó, khôn hay khờ, bạn đã tìm kiếm, đã cố gắng, hoặc là mãn nguyện, hoặc là trưởng thành, cả hai điều đều tốt.

Tìm kiếm quân sư bàn hỏi, tìm kiếm thầy thọ giáo, đó là điều mà kẻ khôn ngoan từng áp dụng. Người ta tìm kiếm thầy học nghề vì trách nhiệm miếng cơm manh áo, người ta tìm kiếm nhau để trục lợi, có khi tìm đến bên nhau để chung chia nỗi khắc khoải với gia đình xã hội. Cứ bình thường, nơi đâu được no đủ, nơi đó gọi là đáng sống, ai giúp tôi có của ăn vật chất, tinh thần dồi dào, đó là ân nhân, là thần tượng của tôi. Đám đông dân chúng năm xưa tìm kiếm thầy trò Đức Giêsu, họ rất vui vì đã gặp, đã thấy, thế rồi họ đã quên điều quan trọng gì chăng, họ hỏi một câu xem ra quả là ‘lạc điệu’: “thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ” ? Suy nghĩ tích cực một chút, nếu ở ngoài cuộc chúng ta sẽ cho rằng: méo mó, có còn hơn không. Biết tìm đến Đức Giêsu đã là tốt rồi, dù chưa nói hay, chưa thể hiện được niềm tin, ít nhất bạn cũng được nghe Đức Giêsu là Vị Thầy đức độ.

Sau khi gặp lại đám đông, dù có nghe những lời vu vơ, Đức Giêsu vẫn nhẫn nại giúp họ đi xa và sâu hơn: “các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi”. Có phải Đức Giêsu muốn nói lên một thông điệp: đã diễm phúc gặp, thấy, tin, thì hãy sống niềm tin. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi cáu, nếu bạn sai, bạn lấy tư cách gì mà nổi giận ? Quả thực, Đức Giêsu dư biết sự giới hạn, quá rõ bản tính kiêu căng của đám đông, biết cả sự bất toàn của chúng ta hôm nay, nhưng sứ mạng Ngài thực thi là rao truyền Thiên Chúa cứu độ, Thiên Chúa giầu lòng xót thương. Tình yêu thật, không phải là tìm thấy người hoàn hảo, mà là học cách để thấy điều tuyệt vời nơi đám đông chưa hoàn hảo.

Bạn tìm ai ? Có bao giờ bạn tự tin quả quyết rằng: tôi đã gặp Đấng Kitô, bây giờ tôi đang thao thức được sống hết tình, hết mình, trước ơn gọi yêu thương mà Ngài trao phó ? Kinh nghiệm nơi cuộc sống luôn nói với ta nhiều điều: bạn không cần phải hiểu biết tất cả mọi thứ, nhưng từng giây phút trong đời, nhất định bạn phải biết đặt câu hỏi đúng, chuẩn. Đức Giêsu không những gây được thiện cảm với đám đông, Ngài còn đủ bản lĩnh giúp đám đông tiếp tục tiến xa hơn, biết đặt câu hỏi chính xác hơn: “thưa Ngài, chúng tôi phải làm gì là tin vào Thiên Chúa” ? Vâng, nói mạnh mẽ một chút thì mưu cao chẳng bằng chí dày. Dù con người ngạo ngược, chuyên bắt bẻ các thánh hiền, hoặc cứng lòng ngoan cố đến đâu, Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa của tình thương. Con tim có những lý lẽ, mà lý trí không giải thích được. (Pascal).

“Đây là công việc của Thiên Chúa, là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến”. Đó là kết quả việc tìm kiếm, là câu trả lời bạn tìm ai. Nếu đám đông dân chúng năm xưa tìm kiếm Đức Giêsu chỉ muốn được no bụng, thích được xem dấu lạ, hệ quả sẽ là: rượu nhạt uống mãi cũng say, người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm. Cao lương mỹ vị ăn hoài cũng dở, bài giáo huấn chất lượng, nghe mãi cũng nhàm, ngày này tháng nọ chỉ được nhìn xem biểu diễn một màn ảo thuật, hẳn người ta cũng ngao ngán như phim một tập. Đáp án chuẩn, hành động đẹp thay cho lời muốn nói, chính là hãy khiêm tốn học hỏi và mau đem “cái biết” ra thực hành. Hãy đón nhận và chia sẻ: “vì bánh của Thiên Chúa phải là bánh từ trời ban xuống, bánh ban sự sống cho thế gian”.

Bạn tìm ai ? Câu trả lời bạn tin Đức Giêsu là Thiên Chúa, chỉ trọn vẹn khi mà bạn biết sống thánh ý Chúa, biết thực thi giới luật yêu thương của Chúa. Bạn đã gặp Đức Giêsu, bạn đã tuyên xưng Thầy là Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống, đáp án mực thước nhất, đầy đủ nhất, phải là thưa Thầy, xin ban thêm đức tin cho con, xin cho tâm hồn con có mãi sức mạnh tình yêu Chúa hiện diện. Cơ hội để sống có ý nghĩa, dịp thuận tiện để trả lời, bạn đang tìm sự sống ở đời này, hay tìm sự sống trong Đấng Kitô là nghiêm túc. Bạn đã gặp Đức Giêsu, cứ tạm gọi đó là duyên, là ơn ban, nhưng giữ mãi được niềm vui, được tình yêu, có nghĩa là bạn được sống mãi giây phút ban đầu, vì trường học thì có “bút xóa”, trường đời thì không. Xin cho mỗi người chúng ta giữ mãi được lập trường theo Đức Kitô: “ai đến với Ta không hề đói, ai tin vào Ta, sẽ không khát bao giờ”. Amen.

-------------------------------

 

TN 18-B165: ĐẠI DỊCH VÀ CƠN ĐÓI HIỆN SINH


Gioan Phạm Duy Anh

 

Trong thời điểm hiện nay, ở một số quốc gia trên thế giới người ta rơi vào cuộc khủng hoảng thừa TN 18-B165


Trong thời điểm hiện nay, ở một số quốc gia trên thế giới người ta rơi vào cuộc khủng hoảng thừa, thừa vật chất, tiền của và vaccine, tuy nhiên ngược lại ở một số quốc gia họ lại rơi vào cuộc khủng hoảng thiếu, họ thiếu lương thực, thiếu vaccine, thiếu tương quan và thiếu tình thương. Nhất là ở những nghèo họ chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, họ khao khát có được tấm bánh để khỏa lấp cơn đói. Thế nhưng trên thực tế, không chỉ những người nghèo mới đói nhưng cả những người giàu cũng đói. Họ đói tình thương, sự quan tâm và nhất là họ khao khát sự sống đời đời. Đâu là nơi giúp con người khỏa lấp cơn khát hiện sinh này. Chúa Giêsu là tấm bánh ban sự sống đời đời cho con người.

Cơn đói và sự thèm khát

Cơn đói là một nhu cầu tự nhiên của cơ thể cần cung cấp lương thực và những nhu cầu thiếu yếu. Hẳn rằng bạn và tôi đều có kinh nghiệm này. Tuy nhiên người ta không chỉ đói về vật chất nhưng người ta còn đói khát về tương quan, niềm tin, niềm hy vọng, và tình yêu. Họ khao khát được yêu thương chăm sóc, được thừa nhận và dự phóng đời mình vào vô tận. Và nhất là khao khát sự sống đời đời. Khát vọng sâu xa của con người không thể chỉ được khỏa lấp bởi những đáp ứng vật chất nhưng chỉ bằng lương thực liêng liêng, lương thực không hề hư nát.

Nếu đọc lại những trang đầu của Sách Sáng Thế bạn thấy rằng, Adam và Eva cũng cảm nhận được điều này. Họ đói tự do, đói sự công chính và họ khao khát sự sống đời đời. Nhưng có một điều khao khát đó bị đặt sai chỗ, khao khát của họ đặt nơi con rắn cho lên họ tiếp tục đói khổ. Họ bị trắng tay. Ở đây cơn đói cũng là con đường để rồi cơn cám dỗ len lỏi vào. Eva trông trái thì đẹp, ăn thì ngon và nghĩ rằng việc ăn trái cấm sẽ làm cho mình khôn ra, bà đã ăn, bà đưa cho cả chồng và ông cũng ăn.[1]

Không chỉ hai ông bà nguyên tổ nhưng dân Israel cũng thế. Họ được Thiên Chúa giải thoát dẫn đi trong sa mạc để đến vùng đất hứa nhưng họ lại thèm khát nồi thịt trong cảnh nô lệ bên Ai Cập.[2] Họ thà chấp nhận làm nô lệ để được ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê còn hơn chấp nhận qua sa mạc để được tự do. Cám dỗ của những cơn đói tâm linh vẫn là thách đố cho bạn trên hành trình đi tìm tự do. Một mặt bạn khao khát tự do đích thực, nhưng mặt khác bạn thích ở lại trong những khung cảnh chật hẹp của tự do cá nhân và sử dụng chúng theo những gì bạn muốn.

Trong sa mạc, sau khi ăn chay bốn mươi đêm ngày, Chúa Giêsu cảm thấy đói nhưng Ngài đã chiến thắng cơn đói và sự cám dỗ bằng lương thực Lời Chúa và việc vâng phục ý Cha. Cám dỗ len lỏi từ cơn đói và thúc đẩy con người tìm cách thỏa mãn cơn đói từ đó dẫn đến con người phạm tội. Có nhiều thứ tội xuất phát từ cơn đói và việc con người đặt sai chỗ khát vọng của mình. Thay vì đặt khao khát của mình vào Đấng là nguồn cội của sự sống và sự tốt lành, họ lại đặt khao khát của mình trên con rắn và để rồi cuộc đời vẫn mãi long đong.

Giống như Eva, bạn và tôi, động lực ban đầu của việc lựa chọn là tốt lành, hay nhìn có vẻ tốt lành như ngon, đẹp, đáng quý và trở nên khôn ngoan. Ngay cả những người làm điều dữ cũng nghĩ rằng tôi làm điều này vì sự tốt lành hoặc điều này có thể giúp tôi giải tỏa cơn khát hiên sinh và siêu hình. Việc đặt tự do sai chỗ dẫn đến những hậu quả thảm khốc. Đánh mất chính mình, với tạo thành và tương quan với Chúa.Vậy bạn cần làm gì? Thưa phải sống sự công chính.

Bánh và sự công chính

Sự công theo thánh Phaolô là sự công chính bởi đức tin (vào Đức Kitô.) Sự công chính có liên quan chặt chẽ tới Bánh và Đức Tin. Bạn tin nên bạn đón nhận Bánh. Việc đón nhận Bánh mời gọi bạn sống công chính. Nói cách khác bạn được mời gọi ăn bánh công chính. Bánh công chính ở đây chính là tin vào Lời và tin vào Chúa Giêsu, được trở nên một và biến đổi trong Ngài. Hệ quả tất yếu là cần phải thay đổi lối sống và trở thành con người mới. Thánh Phaolô mời gọi cộng đoàn Êphêxô cởi bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới. “Hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt”[3] Như thế việc đón nhận Đức Kitô trong lòng tin mời gọi người Kitô hữu trở nên con người mới.

Có ba dấu chỉ cho thấy bạn trở nên con người mới đó là: mới trong lòng trí, được tác thành theo ý Chúa và trở nên thánh thiện xứng với sự thật. “Anh em hãy trở nên mới trong lòng trí anh em, hãy mặc lấy người mới đã được tác thành theo thánh ý Chúa trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật.”[4] Đây là ba dấu chỉ mà thánh Phaolô mời gọi những tín hữu Êphêxô hãy thực hành. Điều này cũng là điều mà bạn có thể học nơi Thánh Phaolô, trở nên con người mới, đón nhận bánh công chính để có được sự sống đời đời.

Bánh ban sự sống

Mặc dù khác nhau về chủng tộc, màu da, trình độ văn hóa, mỗi người có thể cảm nhận những cơn đói khác nhau. Tuy nhiên có một mẫu số chung mà mỗi người có thể chia sẻ đó là việc khao khát sự sống đời đời. Vậy bạn sẽ tìm được thứ bánh này ở đâu?

Chúa Giêsu trả lời rất rõ: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ.”[5] Chúa Giêsu khẳng định rất mạnh mẽ và dứt khoát “Chính Ta.” Ngài không dựa vào thẩm quyền của ai khác để trao ban sự sống nhưng là vào chính Ngài bởi vì Ngài là Chúa, là nguồn của sự sống. Ngài có thể thỏa mãn tất cả những cơn đói khát thiêng liêng của con người. Đôi khi sau khi bạn ăn no, bạn vẫn cảm thấy đói có lẽ bởi vì bạn chưa ăn thứ bánh mà Chúa Giêsu mời gọi. Thế giới cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn và nhiều thứ bánh. Đáp ứng cho bạn những như cầu và giải khát nhất thời nhưng không giúp cho bạn giải được cơn khát về sự sống vĩnh cửu.

Ở những thời điểm khác nhau có lẽ bạn và tôi có những khao khát và ước muốn khác nhau. Khi còn trẻ bạn có nhu cầu được bảo vệ và chăm sóc, lúc trưởng thành bạn mơ ước một công việc ổn định và một gia đình hạnh phúc, lúc về già bạn khao khát được thảnh thơi bên đàn con đông đúc. Những khao khát này là rất chính đáng và rất hợp lý, điều mà nhiều người đều mơ ước. Tuy nhiên có một thực tế rằng những điều này không còn mãi với bạn. Đại dịch phơi bầy sự mong manh và sự hào nhoáng của những giá trị mà bạn tin tưởng. Những điều bạn tưởng chừng vững bền lại không còn mãi với bạn. Nó đánh vào sự yếu đuối và tính dễ tổn thưởng của mỗi người, sự kiêu hãnh, giàu có và sự phong phú hào nhoáng. Người giàu cũng bệnh, người nghèo cũng bệnh, tổng thống cũng bệnh, dân thường cũng bệnh. Đại dịch chỉ ra cơn đói hiện sinh thực sự của bạn và tôi, bạn cần tình yêu, cần sự sự liên đới, bạn khao khát ý nghĩa cuộc sống, bạn khao khát gặp gỡ Đấng là nguồn cội và có thể giải tỏa mọi cơn khát tâm linh. Đứng trước đại dịch bạn cảm thấy lo lắng, sao xuyến, sợ hãi, lo âu, có khi bạn tự hỏi Thiên Chúa ở đâu, Ngài có còn yêu thương bạn nữa không. Bạn thực sự khát một câu trả lời về sự hiện diện của Chúa và về sự quan phòng của Ngài.   Hơn nữa bạn cũng nên biết rằng Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của sự dữ nhưng chính ma quỷ mới là nguyên nhân của sự dữ.

Hiển nhiên, bạn có quyền tra vấn về đức tin của mình tuy nhiên bạn đừng mất niềm hy vọng, bởi vì niềm hy vọng dẫn bạn tiến về phía trước và vượt qua tăm tối. Vả lại ngay cả khi bạn có thể trả lời tất cả những câu hỏi mà bạn thắc mắc thì những đau khổ vẫn bủa vây bạn. Sự thỏa mãn những đòi hỏi của lý trí không khỏa lấp những đòi hỏi của khoảng trống hiện sinh và siêu hình, khao khát vô tận. Và chỉ có sự vô tận mới khỏa lấy được cơn khát vô tận của bạn mà thôi. Chúa Giêsu chỉ cho bạn nơi mà bạn có thể được bồi dưỡng và nghỉ ngơi. “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ.”[6]

Không chỉ bạn và tôi là những người khao khát sự sống đời đời và hạnh phúc vĩnh cửu nhưng Thiên Chúa Ngài cũng đang khao khát bạn và tôi hãy đến và để được hưởng sự sống nơi Ngài. Bản chất của tình yêu là khao khát sự thân mật và chia sẻ sự sống. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài cũng đang khao khát bạn và tôi đến với Ngài để được kín múc sự sống không hề vơi cạn. Xin cho mỗi người chúng con cũng biết đặt niềm tin tưởng và sự phó thác nơi Chúa vì chỉ có Chúa mới làm no thỏa những cơn khát của mỗi người chúng con.

——-
[1] St 3: 1
[2] Xh 16; 3
[3] Ep 5,1-2
[4] Ep 5; 22-24
[5] Ga 6; 35
[6] Ibidem

---------------------------------

 

TN 18-B166: BÁNH TRƯỜNG SINH-


Lm. Thái Nguyên

 Suy Niệm

 

Manna vẫn được xem là bánh của Thiên Chúa (Tv78,24; Xh l6,15). Trong Do Thái giáo, có một TN 18-B166


Manna vẫn được xem là bánh của Thiên Chúa (Tv78,24; Xh l6,15). Trong Do Thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ khi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ lại ban Manna. Việc ban Manna được coi là ông việc tối quan trọng đối với vai trò của Môsê, nên đối với dân chúng, nếu Đức Giêsu là Đấng Mêsia thì phải làm hơn thế nữa.

Miếng ăn là nỗi lo của mọi người trong mọi thời đại, nhất là đối với dân nghèo. Dân chúng vùng Galilê sau khi được Chúa cho một bữa ăn no nê, lại tiếp tục đổ xô đi tìm Ngài. Ðức Giêsu không trách họ về chuyện đó, nhưng Ngài cũng không ngại nói thẳng: “Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Con người ta vẫn thế, dễ để cho miếng ăn vật chất quyết định tính cách của mình. Đối với những người quyền thế cũng vậy: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Không là gì mà“Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Ngay trong tôn giáo cũng thế: có thực mới vực được đạo. Còn chúng ta thì sao?

Có thể chúng ta cũng bị yếu tố vật chất tác động mạnh mẽ: khi sung túc thì sốt sắng; khi túng thiếu thì nguội lạnh, thậm chí có người buông bỏ đời sống đức tin khi làm ăn thất bát, cầu xin mãi mà cũng chẳng thấy hơn gì. Cũng như dân Do Thái xưa, muốn quay về Ai Cập để tìm lại miếng ăn xưa, dù phải tiếp tục đem thân làm nô lệ. Đức Giêsu muốn nâng cao phẩm cách của con người nên đã đưa ra lời cảnh giác: “Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”.

Rất tiếc, người dân Galilê cũng lại nhớ đến chiếc bánh hôm qua trong sa mạc. Họ dừng lại ở phép lạ hóa bánh bên ngoài, không muốn tìm kiếm hay mơ ước những gì lớn lao hơn, chỉ xin cho được có bánh ăn mãi. Con người ngày nay trong điều kiện kinh tế tiến bộ vượt bực, nhưng có lẽ tâm trạng cũng không khác gì dân Do Thái xưa, chỉ muốn sống với những gì trước mắt. Người nghèo thì bị cuốn hút vào công việc làm ăn, để giải quyết vấn đề cơm áo gạo tiền hằng ngày. Người giàu thì chạy theo tiện nghi và thời trang. Đứng trước cuộc sống hiện đại, ta thấy nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao, tìm kiếm sự thỏa mãn ngày càng nhiều. Rốt cuộc, kẻ nghèo người giàu đều có nguy cơ trở nên nô lệ cho vật chất, không nhận ra phẩm giá cao cả của đời mình.

Cơm bánh không thể thỏa mãn cơn đói của con tim và tinh thần. Con người còn đói rất nhiều thứ: đói được tôn trọng, được chấp nhận; đói niềm tin, đói hy vọng, đói tình yêu, an bình và lẽ sống. Cho dù đã thỏa mãn mọi thứ trong cuộc đời này từ vật chất cho tới tinh thần, thì người ta vẫn cảm thấy thiếu hụt điều gì đó rất sâu xa, mà thiếu nó thì mọi cái khác đều trở thành dư thừa. Chẳng lạ gì mà các bạn trẻ thành công và ngay cả những người đã thành đạt vẫn rơi vào thất vọng, cô đơn, chán chường, có khi tuyệt vọng, vì không tìm thấy ý nghĩa cho đời mình. Ý nghĩa đó hay khát vọng sâu xa nhất của con người là chính Thiên Chúa, là sự sống đời đời chứ không phải sự sống đời này. Thiên Chúa mới là cùng đích, là chóp đỉnh của mọi khát vọng, là suối nguồn hạnh phúc của đời sống con người. Đó cũng là kinh nghiệm của thánh Augustinô, luôn khắc khoải cho tới khi nào gặp được chính Chúa.

Mọi khát vọng của con người cũng chỉ là biểu hiện sự khao khát Tuyệt Đối mà Thiên Chúa đã đặt trong lòng. Đức Giêsu khơi dậy sự khát vọng đó nơi tâm hồn con người. Ngài không cho dân chúng thứ manna ngày xưa, nhưng cho họ thứ bánh đích thực bởi trời, bánh ban sự sống đời đời như Lời Ngài công bố: “Chính tôi là bánh trường sinh, Ai đến với tôi sẽ không đói, ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ”. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Hãy để cho Lời Ngài và Mình Ngài nuôi dưỡng ta, thần hóa ta, để ta đạt tới chính Thiên Chúa, Đấng duy nhất lấp đầy khao khát vô biên của con người.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Kinh nghiệm sống cho con thấy,
càng hưởng thụ con người càng khao khát,
thỏa thích rồi nhưng lại cứ khát khao,
mọi thứ trần gian cho dù có đầy tràn,
cũng chẳng thể làm lòng con thỏa mãn.

Có bao người dư thừa thế lực và tiền bạc,
nhưng chẳng thể tìm thấy được bình an,
cuối cùng rồi cũng đến lúc chán chê,
có khi còn phải gánh lấy những ê chề,
còn có cơ may khi ai đó biết quay về,
để tìm cho đời mình một ý nghĩa.

Ý nghĩa của đời con là chính Chúa,
Đấng dựng nên con cho chính Ngài,
bởi vì mọi thứ khác sẽ tàn phai,
càng bám níu lại càng thêm hư hại,
chẳng lạ gì con khắc khoải khôn nguôi,
cho tới khi được yên hàn trong Chúa.

Nhìn vào tận thâm tâm con mới thấy,
trái tim người có khoảng trống mênh mông,
mà chỉ có Thiên Chúa mới lấp đầy,
nhưng thực tế tuổi trẻ chúng con vẫn u mê,
vẫn chạy theo vinh hoa và lợi lộc trần thế.

Xin cho chúng con sớm nhận ra,
Chúa chính là bánh trường sinh,
bánh đem lại sự sống mãi muôn đời,
mà chúng con được diễm phúc cao vời,
được nhận lấy trong từng thánh lễ,
xin cho lòng chúng con luôn say mến,
tìm mọi cách để được đến với Ngài. Amen.

---------------------------------

 

TN 18-B167: ĐẾN VỚI CHÚA


Bông hồng nhỏ

 

Con người luôn khao khát kiếm tìm hạnh phúc. Càng kiếm tìm, người ta càng đói khát. Vật chất TN 18-B167


Con người luôn khao khát kiếm tìm hạnh phúc. Càng kiếm tìm, người ta càng đói khát. Vật chất là cái chóng qua, bởi thế, nó cũng chỉ làm cho người ta no thỏa tạm thời. Người nghèo lo lắng cho miếng cơm manh áo, hạnh phúc của họ là có đủ cơm ăn áo mặc. Khi đã đủ ăn đủ mặc, người ta lại nỗ lực làm việc mong được ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn. Khi đã phát tài, họ lại bị cuốn vào cuộc chạy đua hưởng thụ. Nhưng liệu người ta có hạnh phúc thật sự không? Có bao người nghèo phải khóc vì quá khổ nhưng cũng có không ít người giàu phải khóc vì không hạnh phúc.

Thời Chúa Giêsu, có rất nhiều người nghèo khổ, bệnh tật. Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, cho họ được ăn no nê.  Nhưng Chúa Giêsu không phải là một vĩ nhân hay một vị thần đến để giải quyết vấn đề nghèo đói hay bệnh tật của nhân loại. Người đã khẳng định rằng: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6, 37-40).

Sau khi được ăn bánh no nê từ phép lạ hóa bánh của Thầy Giêsu, đám đông dân chúng muốn tôn Người lên làm vua. Biết thế, Đức Giêsu liền trốn lên núi một mình. Khi không thấy Người và các môn đệ ở đó, họ liền đi tìm Người. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?” Chúa Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông tìm tôi, không phải vì các ông đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (Ga 6, 26). Lý do mà đám đông vất vả đi tìm Chúa chỉ vì điều họ đã nhận được: ăn bánh no nê. Còn ta, ta có đi tìm Chúa không? Động lực nào đang thôi thúc ta tìm kiếm Chúa? Theo Chúa, ta được mời gọi hãy tìm kiếm Chúa chỉ vì yêu mến Chúa chứ không phải vì những gì ta nhận được. Tình yêu đích thực phải xuất phát từ con tim chứ không vì cái lợi trước mắt. Tình yêu vô vị lợi phải vượt lên trên cảm xúc, vượt lên trên những tình cảm quyến luyến hay niềm vui, sự an ủi mà ta nhận được. Những ân huệ mà ta đã và đang lãnh nhận là ơn nhưng không của Thiên Chúa chứ không phải do ta ra công tìm kiếm được.

 Nhìn vào tấm gương của các thánh, ta được mời gọi hãy yêu mến Chúa cách chân thành, vô vị lợi. Các thánh là những người rất trưởng thành trong tình yêu. Các ngài yêu Chúa chỉ vì Chúa. Do đó, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù sướng vui hay đau khổ, các ngài vẫn một lòng yêu Chúa. Còn ta, khi hạnh phúc, ta có nhớ đến Chúa mà dâng lợi tạ ơn, ca ngợi, chúc tụng và cảm tạ Người không? Khi gặp đau khổ, tại sao ta than trách và không đón nhận thánh giá đời mình? Trải qua muôn vàn đau khổ và thử thách, ông Gióp vẫn một lòng kính mến Chúa trên hết mọi sự. Ta hãy suy gẫm lời ông nói: “Chúng ta đón nhận điều lành bởi Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?” (G 2,10). Chúa Giêsu biết rõ lòng dạ con người. Người không trách mắng đám đông nhưng hết lòng khuyên nhủ họ: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (Ga 6, 27).

Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” Đức Giêsu trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (Ga 6, 29). Mỗi lần đọc kinh Tin Kính là ta đang tuyên xưng đức tin. Nhưng nếu chỉ tuyên xưng đức tin mà không sống đức tin thì chưa gọi là tin. Đức tin nơi ta phải được diễn tả qua hành động, bằng chính đời sống của ta. Tin vào Chúa Giêsu là sống như Người đã sống: tất cả được diễn tả bằng trái tim yêu thương. Đó là mến Chúa và yêu Người. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6, 35). Chỉ bằng cách đến với Chúa Giêsu Thánh Thể – nguồn mạch tình yêu và sức sống của ta, lắng nghe Lời Người dạy dỗ, ta mới biết yêu như thế nào. Người sẽ dạy dỗ và hướng dẫn cho ta trong mọi hành trình, chỉ vẽ cho ta trong mọi việc ta làm. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, đâu là cách ta diễn tả đức tin vào Chúa Giêsu?

Lạy Chúa Giêsu! Cảm tạ Chúa đã luôn yêu thương và hướng dẫn con. Cảm tạ Chúa đã luôn bày tỏ cho con tình yêu bao la của Chúa. Xin củng cố đức tin trong con và thêm sức cho con, giúp con biết sống đức tin bằng cả đời sống của mình. Amen.

---------------------------------

 

TN 18-B168: ĐIỀU CHÍNH YẾU


Thiên San

 

Tin Mừng nhiều lần thuật lại cho chúng ta về việc dân chúng lũ lượt đi tìm Đức Giêsu. Có những TN 18-B168


Tin Mừng nhiều lần thuật lại cho chúng ta về việc dân chúng lũ lượt đi tìm Đức Giêsu. Có những lần, khi nhìn thấy đám đông dân chúng chạy đến với mình, Đức Giêsu không khỏi chạnh lòng thương. Người lưu tâm đến tất cả những ai đến với mình. Lần khác, khi các môn đện đến báo tin rằng dân chúng đang tìm Thầy và muốn Thầy ở lại với họ nhưng Người đã không ở lại. Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta câu chuyện tương tự: dân chúng lũ lượt đi tìm Thầy Giêsu. Nhưng lần này, Người có vẻ quá thẳng khi trả lời với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (Ga 6,26).

Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa. Vì yêu thương nhân loại, Người đã tự nguyện xuống thế làm người, hi sinh mạng sống trên thánh giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Tình yêu của Người luôn rộng mở, sẵn sàng trao ban và cứu chuộc. Dân chúng đến với Người đông đảo. Nhiều người trong số họ thật sự tin vào quyền năng của Người, một số khác vì tò mò, vì “được ăn bánh no nê”…  Đức Giêsu thấu suốt mọi sự. Người thừa biết những kẻ đến với Người vì điều gì. Đức Giêsu không chỉ chạnh lòng, chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, hóa bánh ra nhiều nuôi đám đông ăn no mà còn chỉ cho họ thấy điều gì là cần thiết cho đời sống, và nhất là Người chỉ cho dân chúng thấy rõ cách để thực hiện điều Chúa Cha muốn: “Việc Thiên Chúa muốn các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (Ga 6,29).

Khi đến với Chúa, chúng ta cũng có những mong đợi. Người sẵn lòng lắng nghe mọi mong đợi của ta. Người biết điều gì tốt và cần thiết cho chúng ta. Khi thấy đám đông đến với mình chỉ vỉ “cái bụng”, Người không ngần ngại nói cho họ biết điều đó. Người hướng họ đến điều cần thiết nhất, những gì cần thiết cho đời sống mai này: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (Ga 6, 27). Nhưng dân chúng lại thách thức Người: “Vậy chính ông, ông làm được được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây?” (Ga 6, 30).

Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, khi cầu xin Chúa một điều gì đó, có thể chúng ta cũng đã từng có thái độ thách thức Thiên Chúa. Thiết nghĩ, chúng ta cần lắng nghe lời khuyên nhủ chân tình của thánh Phaolô tông đồ: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em và mặc lấy con người mới, là con người được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 23-24). Hành trình chúng ta đang bước đi chẳng khác hành trình dân Do Thái xưa trong sa mạc. Chúng ta cũng đã không ít lần kêu trách Thiên Chúa qua các trung gian của Ngài như cách dân chúng đã trách cứ ông Môsê. Thiên Chúa lắng nghe tất cả. Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa tỏ bày cho chúng ta biết điều quan trọng nhất: “tin vào Đấng Người sai đến”. Đức Giêsu chính là Đấng ấy. Thần Khí sẽ giúp chúng ta biết cách cải biến con người của mình theo đúng ý Thiên Chúa. Việc của chúng ta là hoán cải và hoán cải mỗi ngày cùng tin tưởng vào Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Vì có thương thì Người mới sửa dạy.

Thời Cựu Ước Thiên Chúa đáp lại lời kêu cách của dân chúng bằng cách ban bánh và thịt cho họ. Thiên Chúa thời Tân Ước qua Đức Giêsu đã thực hiện một bước tiến ngoạn mục khi trao ban chính Mình cho nhân loại. Người trao ban chính Mình làm của ăn nuôi dưỡng chúng ta qua bí tích Thánh Thể. “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35). Của ăn nuôi thân xác thật sự quan trọng nhưng của ăn mang lại sự sống đời đời là điều quan trọng nhất, chính yếu hơn cả. Chúng ta hãy đến với Người để được nuôi dưỡng và được vui hưởng sự sống đời đời.

---------------------------------

 

TN 18-B169: TÔI TÌM KIẾM CÁI GÌ VẬY?


Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương

 

Câu chuyện người ta kể về Hoàng đế Charles Quint của Đế quốc Đức ngày xưa. Đây là một TN 18-B169


Câu chuyện người ta kể về Hoàng đế Charles Quint của Đế quốc Đức ngày xưa. Đây là một giai thoại rất đẹp về hoàng đế:

Sau nhiều năm tận tụy hy sinh phục vụ Hoàng đế, một vị trung thần của ông ngã bệnh và đang chiến đấu với tử thần. Để tỏ lòng biết ơn và cảm mến đối với con người đã suốt đời trung thành với mình, Hoàng đế Charles Quint đã đích thân đến ngay bên giường bệnh của ông. Cầm tay vị trung thần, Hoàng đế nói:

– Khanh đã hết phục vụ trẫm, nay trẫm xin được dịp đền đáp, khanh hãy cho trẫm biết khanh mong ước điều gì, trẫm sẽ thỏa mãn yêu cầu của khanh.

Trong hơi thở đứt đoạn, vị trung thần liền tâu:

– Thần ước ao nhận được từ tay bệ hạ một ân huệ.

Đôi mắt Hoàng đế như sáng lên, ông hỏi nhanh:

– Khanh cứ nói, ân huệ gì trẫm cũng ban cho khanh.

Kẻ hấp hối nói một cách chua xót:

– Xin bệ hạ hãy ban cho hạ thần một ngày sống nữa, chỉ một ngày thôi.

Nghe xong lời của vị trung thần, Hoàng đế Charles chỉ biết lắc đầu chán nản:

– Trẫm đã được xem là quân vương quyền thế nhất trên thế gian này, nhưng điều khanh xin hoàn toàn ở ngoài tầm tay của trẫm, chỉ Thiên Chúa mới có thể ban và bảo đảm hồng ân sự sống mà thôi.

Trong tiếng thở dài, vị trung thần mới thốt lên như một lời nhắn nhủ cho chính hoàng đế:

– Thật là vô ích cho tôi, vì tôi đã điên rồ đến độ không biết dành nhiều thời gian hơn để phục vụ Chúa, mà lại hoang phí thời giờ trong việc phục vụ các vua chúa trần gian”.

1. Phải chăng tôi đang mải mê tìm kiếm lương thực mau hư nát?

Câu chuyện trên như một lời khuyến cáo về lối sống chỉ biết tìm kiếm, phục vụ, chọn lựa những thứ mau qua mà quên mất tìm kiếm Thiên Chúa, là chủ của sự sống. Thật vậy, dường như ai sống trên đời cũng lâm vào cảnh đi tìm cái vật chất, cái của cải, cái lương thực để thoả mãn cho nhu cầu xác thịt. Họ tìm mọi cách để có của, để có tiền, để có cái ăn, cái mặc, cái nhu yếu phẩm để khoả lấp cho những khát vọng được coi là xứng hợp cho thân xác của mình. Họ đã không thể chấp nhận khi đối diện với cơn đói, cơn khát về thể lý. Họ vội vàng tìm kiếm hoặc than thân trách phận vì phải rơi vào tình cảnh hẩm hiu này. Không chỉ ngày nay, mà ngay cả hơn chúng ta cả mấy ngàn năm, dân Israen cũng đã than trách Chúa cũng như ông Mô-sê khi họ đối diện với cơn đói và cơn khát nơi sa mạc. Nơi bài đọc I cho chúng ta hiểu rõ về điều đó: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây.”(Xh 16,3).

Nhiều người cho rằng con cái Israel có lý do để than phiền, vì nếu phải “chết đói” trong sa mạc thì ở lại Ai-cập để được “chết no” còn sướng hơn. Nhưng sự thực là con cái Israel đã không phải chết đói, vì nếu Thiên Chúa đã có kế hoạch đưa dân ra khỏi Ai-cập để vào Đất Hứa, làm sao Ngài có thể để dân chết đói dọc đường được. Nơi bài đọc Tin mừng, dân Do thái cũng đã mong mỏi để tìm kiếm Đức Giê-su vì nhờ Ngài mà họ được no nê. Họ tìm kiếm Đức Giê-su chỉ vì miếng ăn thực tại và họ còn mong muốn tôn phong Ngài lên làm người cai trị để họ được hưởng nhờ theo nghĩa vật chất. Đức Giê-su đã biết rõ mọi sự: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.” (Ga 6, 26). Về điều này, phải chăng như thánh Phaolô đã từng khiển trách không nhẹ nhàng chút nào trong thư gửi cộng đoàn Phi-lip-phê rằng “chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này.” (Pl3, 19). Vì thế, nơi bài đọc II, thánh nhân cũng đã căn dặn: “vậy đây là điều tôi nói với anh em, và có Chúa chứng giám, tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.” (Ep 4, 17).

Như vậy, đọc lại lịch sử dân Israen và dân Do thái để đọc lại lịch sử cuộc đời mỗi người chúng ta. Chúng ta cũng đã từng sống theo lối sống xác thịt và tìm mọi cách để lấp đầy nhu cầu của nó bằng mọi giá, đôi khi không sợ tội, không ngại để giá trị của nhân phẩm bị chà đạp, lối sống văn hoá – tôn giáo nhường bước cho lối sống hưởng thụ và sự chết. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống mà không có lương thực. Vì thân xác muốn tồn tại thì phải có cái ăn để nuôi sống. Vì ‘không có thực làm sao vực được đạo’, một thân xác yếu ớt và đói khổ làm sao chúng ta có thể đọc kinh, cầu nguyện? Vì thế, không thể mà không tìm kiếm, không lo cho thân xác của mình được. Vì như câu tục ngữ cũng nhắc nhở “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Phải ra công làm việc chứ! Tuy nhiên, con người không chỉ có phần xác, nhưng còn có phần linh hồn. Như Công đồng Vatican II trình bày: “Con người là một chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn” (Gaudium et spes, số 14; GLHTCG số 364). Do đó, chúng ta lo cho thân xác là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn hết và giá trị cao cả là phải lo cho phần linh hồn. Chính Đức Giê-su đã cho chúng ta biết rõ phải làm gì để lo cho phần linh hồn của chúng ta?

2. Tìm kiếm lương thực đời đời nơi Đức Giê-su.

Trước sự khao khát và mong mỏi đi tìm kiếm cái ăn của dân Do thái, Đức Giê-su đã dạy cho họ nói riêng và cho mỗi chúng ta nói chung cái chân lý này: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” (Ga 6, 27) Như vậy, Đức Giê-su muốn nói rằng không phải lo tìm kiếm của cải vật chất, tìm kiếm cái ăn mau hư nát, nhưng điều cốt yếu và ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lương thực thường tồn, là sự sống đời đời, là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nhưng tìm ở đâu? Xin thưa là tìm ở chính nơi Đức Giê-su, nơi Ngôi Lời Nhập Thể, nơi vị Thiên Chúa hữu hình ở cùng nhân loại. Nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, con người sẽ tìm được sự sống cho mình. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô sẽ ban Bánh Hằng Sống, là Mình và Máu của Ngài cho con người để có sống đời đời. Ngài đã tuyên bố điều này: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35). Quả thật, thân xác cần thức ăn thế nào, thì linh hồn chúng ta lại càng cần đến Mình Máu Thánh Đức Giê-su Ki-tô như thế. Bí tích Thánh Thể là của nuôi linh hồn con người, là nguồn ân phúc dẫn đưa con người đạt được hạnh phúc Nước Trời. Như vậy, từ nay tất cả cơn đói: đói tình yêu, đói yêu thương, đói chân lý, đói hy vọng, đói lời động viên, đói những liên đới, đói niềm tin, đói sự sống đời đời, đói Thiên Chúa,… chỉ thật sự được khoả lấp khi con người biết chạy đến với Đức Giê-su Ki-tô. Từ đây, con người sẽ có được lương thực trường tồn, là sự sống vĩnh cửu khi biết bám rễ sâu vào Đức Giê-su ngang qua việc đón nhận Mình Máu Ngài. Thật vậy, đúng như lời Kinh Thánh đã khẳng định: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. (Mt 4,4 ). Chính vì thế, của cải vật chất và thức ăn tự nhiên không thể là thứ đem lại sự sống cho con người, nhưng chính Mình Máu Đức Giê-su là nguồn sống đích thực nuôi dưỡng con người không chỉ nơi lữ hành trần gian mà là hành trang dẫn về Thiên đàng, nơi hưởng vui vẻ đời đời cùng Thiên Chúa Ba Ngôi và toàn thể các thánh.

Do đó, mỗi chúng ta được mời gọi: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Đây mới là điều quan trọng và thiết yếu cho sự sống linh hồn chúng ta. Nhất là trong bối cảnh cả nhân loại đang phải đối diện với đại dịch Covid nguy hiểm này, hơn bao giờ hết, con người cần chạy đến với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và ngụp lặn trong tình yêu của Ngài để nhờ Ngài, qua Ngài và trong Ngài chúng ta được bình an và được giải thoát. Cũng trong bối cảnh này, mỗi người được mời gọi hãy đặt niềm tin tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Chúa ở mọi nơi và mọi lúc. Hơn nữa, để đón nhận được ân sủng và niềm vui từ Chúa, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 3, 22-23).

Tóm lại, trong cuộc sống của con người, không chỉ có cơ thể mới biết đói, biết khát, nhưng nơi con tim, nơi đời sống tâm linh cũng đang rên xiết. Cơm bánh có thể làm thoả mãn cơn đói thể xác, nhưng không thể làm cho con tim, cho đời sống linh hồn được khoả lấp. Chỉ nơi Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, con tim, nhất là linh hồn con người mới được nghỉ ngơi yên hàn. Chỉ nơi Mình Máu Thánh của Đức Giê-su, con người mới thật sự chiếm trọn sự sống đời đời. Tuy nhiên, để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp, con người cần biết tìm kiếm liên lỉ và gặp gỡ luôn luôn Thiên Chúa, Đấng là Em-ma-nu-el, là Đấng ở cùng nhân loại. Vì theo Cha Mark link, S.J: “trái tim của chúng ta có một khoảng trống mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy”. Tuy vậy, nhưng hiện tại tôi đang tìm kiếm cái gì? Tôi đang thực sự thuộc về ai? Tiền của, vật chất tiện nghi, danh vọng, quyền lực, chức tước hay Thiên Chúa, sự sống đời đời?

---------------------------------

 

TN 18-B170: ĐỨC KITÔ, BÁNH HẰNG SỐNG


Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương

 

Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện TN 18-B170


Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện, như là hình bóng báo trước về bí tích Thánh Thể, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chủ đề này xuyên qua các bài đọc được chọn trong thánh lễ này.

1- Từ Manna tới Thánh Thể

Trong bài đọc I, sách Xuất Hành kể lại biến cố Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về Đất Hứa. Trong hành trình 40 năm qua sa mạc, họ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, họ không có thức ăn và nước uống, cuộc sống bất ổn, thiếu thốn mọi đàng với một thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Bởi thế, họ kêu trách ông Môsê và ông Aaron rằng: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” Họ muốn bỏ cuộc và quay trở lại Ai Cập để được ăn uống no nê dù phải làm kiếp nô lệ. Nhưng khi nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã can thiệt và ban cho họ Manna và chim cút như là bánh từ trời rơi xuống, để làm lương thực nuôi sống họ và giúp họ tiếp tục lên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 16,16-22).

Thật vậy, manna ở đây là dấu chứng về sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với Dân Người. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đồng hành, gần gũi và chở che con cái loài người trong mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong những lúc gian nan túng quẫn nhất, Người vẫn ở bên mỗi người để chăm sóc và nâng đỡ chúng ta.

Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi dân Do Thái xưa và cả chúng ta hôm nay cần phải có tầm nhìn xa hơn, phải biết theo đuổi và vươn tới những lý tưởng cao cả hơn mà Người mời gọi, dù phải đối diện với những khó khăn thử thách. Vì con người sống không chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất, nhưng còn phải biết tìm kiếm những của cải tinh thần để sống đúng với nhân phẩm của mình. Con người không chỉ đói khát của cải vật chất, nhưng còn đói khát về sự thật, công lý, tư do, nhân quyền, tình yêu và hòa bình. Con người sống không chỉ vì cơm bánh, nhưng còn nhờ đến Lời Chúa và Thánh Thể. Chỉ nơi Chúa Kitô, con người được thảo mãn cơn đói và cơn khát này.

2- Đức Kitô, Manna mới

Dưới ánh sáng của Tân Ước, Manna là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm bánh trường sinh cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Chúa Giêsu trở thành bánh đích thực từ trời xuống để nuôi dưỡng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, Người đã chết và phục sinh để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể để trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Chúa Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Người là “manna mới,” là của ăn nuôi sống dân Chúa trên hành trình dương thế tiến về nhà Cha trên trời. Bởi thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).

Trong lời này, theo nhà thần học nổi tiếng người Đức, Kark Rahner, chúng ta tìm thấy sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước: ở đây Thiên Chúa không phải ban cho chúng ta một cái gì, một ơn gì, nhưng là ban chính mình Người, qua Con Một Người. Chúa Giêsu vừa là quà tặng vừa là Người tặng quà. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban thịt và máu mình làm của ăn nuôi sống linh hồn loài người. Điều độc đáo và cao cả của Kitô giáo chúng ta khác với các tôn giáo khác, đó là không phải Thiên Chúa đòi buộc loài người phải nộp mạng mình để được Thiên Chúa cứu độ, nhưng chính Thiên Chúa hiến mình để cứu độ loài người.

3- Hiệu quả và thông điệp từ Thánh Thể

Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta dự phần vào sự sống thần linh và kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu là bánh hằng sống, bánh tác động nơi chúng ta. Khi chúng ta ăn bánh thông thường, chúng ta tiêu hóa và đồng hóa bánh thành máu thịt của chúng ta, còn khi chúng ta ăn bánh là Mình Chúa Kitô, thì chính bánh này đồng hóa và biến đổi chúng ta nên giống Người. Chúa Kitô biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Người, cũng như kết hợp chúng ta nên một với sự sống Thiên Chúa như Chúa nói: “Kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống” (Ga 6,57).

Như thế, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta được gần gũi, gắn bó và trở nên một với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô. Thánh Thể ban cho chúng ta chính sự sống Thiên Chúa, sự tự do và phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi yêu mến bí tích Thánh Thể và năng đến tham dự thánh lễ. Vì Thánh Thể là trung tâm điểm, là sức mạnh và nguồn mạch cho đời sống Kitô hữu chúng ta.

Và để xứng đáng tham dự Thánh Thể, thánh Phaolô ở bài đọc II mời gọi chúng ta: “Anh em thân mến, tôi nói với anh em điều nầy và chứng thực trong Chúa là anh em chớ ăn ở như Dân Ngoại ăn ở, chiều theo sự giả trá của tâm tư mình,” nhưng “anh em hãy trừ khử lối sống xưa kia, hãy lột bỏ con người cũ” và “hãy mặc lấy con người mới… trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” (Ep 4,17.20-24).

Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, xin kể một câu chuyện cổ tích của người Đức về chàng Bờm Hanz: “Sau bao năm tháng làm việc mệt nhọc, chủ trả công cho Bờm một thỏi vàng nặng. Và Bờm khệ nệ vác vàng về nhà, trên một quảng đường thật dài. Thỏi vàng quá nặng, lại thêm trời nắng gắt. Khát. Mỏi. Mệt. Thế là vì nhu cầu trước mắt, để được thoải mái, Bờm đã tuần tự đổi vàng để lấy ngựa, bò, ngỗng và cuối cùng là một phiến đá mài. Phiến đá rốt cuộc cũng bị Bờm quẳng luôn xuống nước, để được – như Bờm lý luận – tự do khỏi bị thứ gì ràng buộc cả trên đường về. Cơn mơ của Bờm kéo dài bao lâu và hậu quả đen tối nào đã xảy ra khi Bờm hết mê, câu chuyện không kể tiếp, dành để cho trí tưởng tượng của người đọc.”

Như thế, bài học mà Lời Chúa hôm nay cũng như câu chuyện này muốn nhắn gửi là đừng vì “những lợi lộc thấp hèn trước mắt,” hay vì miếng cơm manh áo mà đánh mất lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa cuộc sống, nhưng hãy luôn biết theo đuổi những giá trị cao đẹp và tìm kiếm những lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể để được sống và sống dồi dào như chính Chúa đã dạy chúng ta. Amen.

---------------------------------

 

TN 18-B171: ĂN CHO NO BỤNG HAY CHO THỎA LÒNG


Lm. Nguyễn Xuân Trường

 

Trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, người ta nói nhiều về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Người TN 18-B171


Trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, người ta nói nhiều về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Người ta tìm mọi cách để có đủ lương thực thực phẩm, chứ thiếu ăn thì nguy to. Lời Chúa tuần này cho thấy Chúa không chỉ lo cung cấp cơm bánh nuôi sống thân xác, mà Chúa còn lo cung cấp bánh ban sự sống đời đời.

1. Ăn cho no bụng. Dân chúng kéo nhau đi tìm Chúa. Cứ tưởng vì họ quý mến Chúa, nào ngờ Chúa thẳng thắn bóc mẽ họ: Các ông đi tìm tôi là vì các ông đã được ăn bánh no nê. Hóa ra là thế, theo Chúa để được no cái bụng, theo Chúa để tìm kiếm lợi lộc, để thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Ăn rất cần thiết cho đời sống, nhưng nếu chỉ chăm chú vào miếng ăn mà thôi thì con người lại tự hạ thấp phẩm giá của mình. Ngoài nhu cầu vật chất cơ bản thì con người còn có những nhu cầu tinh thần cao quí khác. Thế nên Chúa Giêsu mời gọi: Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực đem lại phúc trường sinh.

2. Ăn cho thỏa lòng. Chúa muốn người ta theo Ngài không chỉ để no bụng mà còn để thỏa lòng, để thỏa mãn những khát vọng cao cả nhất của lòng người: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” Chúng ta đón nhận cơm bánh hàng ngày không thuần túy chỉ là miếng ăn cho no bụng, mà nó còn là “dấu lạ” diễn tả ân sủng và tình thương Chúa dành cho nhân loại. Ăn quả nhớ người trồng cây – Ăn phải nhớ đến người cho ăn để sống vui vẻ và biết ơn. Cơm bánh phải dẫn chúng ta đến Đấng ban ơn mà tin vào Ngài.

Ăn cơm bánh là ăn bằng miệng để no cái bụng đem sự sống cho thân xác. Ăn bánh trường sinh Giêsu là ăn bằng đức tin để no lòng thỏa dạ và lan tỏa yêu thương, nhờ đó đem sự sống đời đời cho trọn vẹn xác hồn của chúng ta. Amen.

---------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây