Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 26 TN-C Bài 1-50 Người giàu có và anh La-da-rô nghèo khó

Thứ tư - 25/09/2019 07:12
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 26 TN-C Bài 1-50 Người giàu có và anh La-da-rô nghèo khó
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 26 TN-C Bài 1-50 Người giàu có và anh La-da-rô nghèo khó
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 26 TN-C Bài 1-50 Người giàu có và anh La-da-rô nghèo khó
---------------------------------------
Phúc Âm: Lc 16, 19-31: "Ngươi đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được
những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:
'Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này'. Abraham nói lại: 'Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được'.
Người đó lại nói: 'Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này'. Abraham đáp rằng: 'Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài'. Người đó thưa: 'Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải'. Nhưng Abraham bảo người ấy: 'Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu'". - Ðó là lời Chúa.
-----------------------------

TN 26-C1. TIỀN BẠC.. 3
TN 26-C2. HRK/420- NGHÈO KHỔ.. 5
TN 26-C3. HRK/181- GIÀU CÓ.. 6
TN 26-C4. CSTM/223- DẠI DỘT.. 8
TN 26-C5. NTGT/258- YÊU THƯƠNG.. 10
TN 26-C6. SCĐ- HỮNG HỜ.. 11
TN 26-C7. SCĐ/736- NƯỚC TRỜI 13
TN 26-C8. SCĐ/739- KHÁC NHAU.. 14
TN 26-C9. SCĐ/740- GIÀU NGHÈO.. 16
TN 26-C10. SCĐ/741- TỪ ĐÂU.. 17
TN 26-C11. Có Một Vực Thẳm.. 18
TN 26-C12. Hai Khuôn Mặt Trái Ngược Nhau. 20
TN 26-C13. ĐỜI SỐNG MỚI SAU CÁI CHẾT ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ BÂY GIỜ.. 22
TN 26-C14. Từ Sự Chết Đi Đến Sự Sống. 25
TN 26-C15. Suy Niệm của JKN.. 26
TN 26-C16. Kẻ giàu người nghèo. 29
TN 26-C17. Dấu chỉ được Chúa đặc biệt hậu đãi 32
TN 26-C18. Thắp một ngọn đèn- Lm. Vũ Minh Nghiễm.. 33
TN 26-C19. Lòng nhân đạo- Lm. Bùi Mạnh Tín. 36
TN 26-C20. Bác ái cụ thể. 38
TN 26-C21. SCHWEITZER VÀ K? NGHÈO KH? - Mark Link S.J. 39
TN 26-C22. Niềm hy vọng của nhân loại 41
TN 26-C23. “Họ đã có Môisen và các tiên tri”. 44
TN 26-C24. TÌNH NGƯỜI NGƯỢC LẠI VỚI HỐ NGĂN CÁCH.. 47
TN 26-C25. ÔNG PHÚ HỘ.. 50
TN 26-C26. SAI LẦM... 52
TN 26-C27. CỦA CẢI 54
TN 26-C28. CUỘC ĐỜI - CS/138. 56
TN 26-C29. CUỘC ĐỜI - MNMTV/98/148. 58
TN 26-C30. CUỘC ĐỜI - SNTMCN/C/154. 59
TN 26-C31. CHÚNG TA CHỈ LÀ NHỮNG NGƯỜI QUẢN LÝ.. 60
TN 26-C32. HẠT GIỐNG...của Lm Trọng Hương. 63
TN 26-C33. PHÚ HỘ VÀ LADARÔ.. 66
TN 26-C34. CHÚA NHẬT 26 QUANH NĂM... 68
TN 26-C35. CHÚA NHỰT XXVI 72
TN 26-C36. Chúa Nhật 26 Quanh Năm.. 81
TN 26-C37. LIÊN ĐỚI 83
TN 26-C38. CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, năm c. 86
TN 26-C39. Chúa Nhật thứ 26 Thường Niên, C.. 89
TN 26-C40. SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVI – 2001. 93
TN 26-C41. SỐNG THỰC LÀ BIẾT CHIA SẺ.. 95
TN 26-C42. ĐỔI THAY. 96
TN 26-C43. NGƯỜI PHÚ HỘ XẤU BỤNG VÀ LAZARO NGHÈO KHỔ.. 99
TN 26-C44. Niềm an ủi vĩnh cửu. 105
TN 26-C45. Dụ ngôn người phú hộ và Lagiarô. 108
TN 26-C46. Quản lý tài sản Chúa ban với trách nhiệm.. 115
TN 26-C47. Người phú hộ giầu có và Lagiarô nghèo hèn. 116
TN 26-C48. Khoảng cách. 118
TN 26-C49. Những Điều Thiếu Sót 121
TN 26-C50. Sự Dửng Dưng. 124

-------------------------------------

 

TN 26-C1. TIỀN BẠC

 

Vào thời Chúa Giêsu, hẳn rằng tiền bạc chưa chiếm được địa vị ưu tiên, địa vị số một như ngày: TN 26-C1


Vào thời Chúa Giêsu, hẳn rằng tiền bạc chưa chiếm được địa vị ưu tiên, địa vị số một như ngày nay, bởi vì người ta còn sống gần gũi với thiên nhiên. Trong khi đó, ngày nay chúng ta không thể đi một bước mà không cần đến tiền bạc, thế mà lập trường của Chúa Giêsu về vấn đề tiền bạc lại thật là dứt khoát:

- Các con không thể làm tôi hai chủ, vì nếu mến chủ này thì sẽ ghét chủ kia. Cũng vậy, các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa lại vừa làm tôi tiền của được.

Như vậy, không thể nào có được sự thỏa hiệp, sự đi nước đôi và đội trời chung giữa Thiên Chúa và tiền bạc. Do đó, phải chọn lựa. Mà chọn lựa thì vữa có nghĩa là chấp nhận, lại vừa có nghĩa là từ bỏ.

Đúng thế, nếu muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa, thì chúng ta không thể nào làm tôi tớ cho tiền bạc, không thể nào quì gối thờ lạy tượng con bò vàng. Hơn bao giờ hết, ngày nay con bò vàng, biểu tượng của tiền bạc, đang hướng dẫn và lũng đoạn thế giới. Và số người thần phục nó thật là đông đảo. Để kiếm được tiền bạc, người ta sẵn sàng làm mọi sự, dám bán đi cả thân xác lẫn linh hồn, dám hy sinh cả danh dự lẫn thời giờ quí giá của mình.

Sự chọn lựa căn bản này sẽ xác định hướng đi cho cuộc đời và sẽ đem lại những hậu quả thật trái ngược. Thực vậy, nếu tin tưởng và phụng thờ Thiên Chúa, chúng ta sẽ được bình an và hạnh phúc. Còn nếu chạy theo tiền bạc và thế gian, chúng ta sẽ chỉ thấy được những gian tham và tội ác.

Đúng thế, Thiên Chúa của chúng ta không phải là một ông vua tàn bạo, một ông chủ hà khắc, nhưng là một người cha giàu lòng nhân ái, luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta. Để giúp chúng ta hiểu được điều đó, Chúa Giêsu đã đưa ra hai hình ảnh, hình ảnh chim trời và hình ảnh cánh hoa đồng nội. Và rồi Ngài đã kết luận:
- Các con còn quí giá hơn gấp ngàn vạn lần những cánh chim trời và những bông hoa đồng nội.

Dân ngoại thường lo lắng nhiều về vấn đề cơm áo gạo tiền, còn chúng ta, những người con cái Thiên Chúa, chúng ta vừa phải làm việc, nhưng lại vừa phải tin tưởng vào Ngài. Với niềm tin tưởng ấy, chúng ta chắc chắn sẽ tìm thấy sự bình an và hạnh phúc.

Thế nhưng, chúng ta có thể nêu lên một vài thắtc mắc. Thắc mắc thứ nhất: Đây có phải là một sự tin tưởng mù quáng, làm tê liệt mọi hoạt động của chúng ta hay không ? Chắc chắn là không, bởi vì Chúa Giêsu không bao giờ cho phép chúng ta lười biếng với thái độ ngồi chờ sung rụng. Hơn thế nữa, làm việc còn là một bổn phận của con người, như lời thánh Phaolô đã nói:

- Ai không làm thì không đáng ăn.

Thắc mắc thứ hai: qua bài giảng trên núi về tám mối phúc thật, cũng như qua nhiều lần trong Phúc âm, Chúa Giêsu đã có một thái độ khinh chê tiền bạc. Điều này chỉ cò thể được thực hiện nơi các bậc tu trì, chứ còn chúng ta, sống giữa lòng cuộc đời, làm sao chúng ta lại không cần đến tiền bạc ? Không có tiền, làm sao chúng ta có được những phương tiện để sinh sống ? Ấy là chưa nói tới những hậu quả thảm khốc do sự nghèo túng gây nên, như những bệnh tật phần xác và những tội ác phần hồn, vì bần cùng sinh đạo tặc,

Điều băn khoăn này thật hợp tình và hớp lý. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ: tiền bạc là một tên đầy tớ tốt, nhưng lại lài một ông chủ hà khắc, giết chết mọi tình cảm tốt đẹp của chúng ta đối với Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân.

Ông phú hộ qua đoạn Tin mừng hôm nay bị kết án hỏa ngục, không phải vì ông ta giàu có, những vì trái tim ông ta đã trở nên băng giá và chai đá, đã khép lại trước nỗi đau khổ của Lagiarô nghèo túng.

Hơn thế nữa, kiếm sống bằng những nghề nghiệp và những cách thức chính đáng là điều tốt. Chính Giáo hội đã đưa ra cho chúng ta mẫu gương của Chúa Giêsu. Ngài cũng đã từng lao động vất vả.

Đồng thời, Giáo hội luôn bênh vực quyền lợi của giới lao động và chống lại những chèn ép và bóc lột của giới chủ nhân. Giáo hội như muốn nhắn nhủ chúng ta rằng:

- Hãy lao động, hãy kiếm tiền để làm cho cuộc sống này được tươi đẹp hơn, nhưng đồng thời phải dứt khoát gạt bỏ những bất công. Đừng bao giờ trở thành nô lệ cho tiền bạc. Hãy làm việc và hãy tin tưởng vào Thiên Chúa.

Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu đã phán:

- Hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa, rồi những sự khác sẽ được ban cho cac con sau.

-------------------------------------

 

TN 26-C2. HRK/420- NGHÈO KHỔ

 

Một câu chuyện kể rằng, có một em thiếu nhi con nhà giàu, học giỏi và đạo đức đến cầu nguyện: TN 26-C2


Một câu chuyện kể rằng, có một em thiếu nhi con nhà giàu, học giỏi và đạo đức đến cầu nguyện với Chúa rằng, con chúc tụng và tạ ơn Chúa đã cho con sinh ra trong một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Nhưng tại sao Chúa lại cho người bạn thân của con phải cực khổ, gia đình nghèo khó, bố hắn là lao động chính trong gia đình nay bị đau nặng. Mấy anh chị em vừa phải bán vé số, bán báovừa đi học nay phải nghỉ vì không đóng học phí. Chúa không thưởng bạn của con sao ?

Chúa trả lời: Con thật là một thiếu nhi ngoan, một người bạn tốt biết quan tâm đến người khác, biết nghĩ đến người bạn kém may mắn hơn mình. Nhưng này con, con hãy nhớ rõ điều này là chính vì Ta thương nó mà Ta đã dựng nên con và cho nó kết bạn với con.

Đã có lần Chúa Giêsu tuyên bố: “Người nghèo khó thì luôn luôn ở với các ngươi”. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn về người phú hộ giàu có và Lagiarô nghèo khó là một thực tế của cuộc sống trong xã hội trần gian, và đó cũng là phần nào hệ quả của Nước Trời mai sau. Hai hình ảnh trái ngược nhau luôn đi kèm với nhau, một bên là giàu có sống trên nhung lụa, ngày ngày yến tiệc linh đình, còn một bên là cùng khổ, ghẻ lác và nghèo đói. Một bên là quằn quại trong lửa hỏa ngục, còn một bên là hạnh phúc ngồi trong lòng Abraham trên thiên đàng. Nếu chỉ đọc bài Tin Mừng này với bài đọc I trích sách tiên tri Amos chúng ta tưởng có dị ứng sai lạc với những người giàu có và an phận trong sự khốn nạn của bần cùng. Đừng nghĩ rằng, Nước trời chỉ dành cho những người nghèo, còn những người giàu phải trầm luân dưới hỏa ngục. Chúng ta hãy đọc kỹ lại bài đọc II trích thơ thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gởi cho Timôthêô thì chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa của bài Tin Mừng này.

Giàu có chưa phải là hạnh phúc đích thực của con người. Có biết bao nhiêu người giàu có đã chẳng được bình an đó sao ? Thậm chí có người phải vào tù ra khám, có những gia đình phải tan nát đó sao ? Và cũng đừng nghĩ rằng, người giàu có đương nhiên là bị loại ra khỏi Nước Trời. Thực tế lịch sử đã chứng minh cho chúng ta rằng, như thánh nữ Elizabeth, hoàng hậu nước Bồ Đào Nha ; thánh Luois, vua nước Pháp. Họ là những vua chúa, hoàng hậu sống trên nhung lụa và đầy quyền lực, vậy mà họ đã nên thánh. Chúng ta cũng không nên cực đoan một chiều hiểu Nước Trời chỉ dành cho những người nghèo khổ để rồi chúng ta trở nên lười biếng, sống mãi trong sự bần cùng, nghèo đói, khổ đau. Nhưng Nước Trời và hạnh phúc đích thực như thánh Phaolô đã xác tín chính là kiên vững trong đức tin và sốt sắng trong lòng mến. Nó hệ tại ở việc lắng nghe Lời Chúa và tuân giữ giới răn của Ngài. Điều này đẵ được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng nhiều cách trong các thời đại qua những ngôn sứ, đặc biệt qua Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Chúng ta không thể nào an phận trong khó nghèo, chờ đợi được như Lazalô ngồi vào lòng Abraham để nhìn cảnh cực kỳ nhốn nháo nơi âm phủ. Chúng ta lại càng không thể như anh em nhà phú hộ trong Tin Mừng chờ đợi một phép lạ mới chịu tin và sống giới răn của Chúa. Nhưng phải biết đón nhận và tạ ơn những hồng ân Chúa ban, để ta sống trở nên thánh thiện và công chính hơn.

Thánh thiện chính al tin tưởng vào lòng yêu thương của Thiên Chúa, là biết quan tâm và quảng đại chia sẻ với người khác một cách vô vị lợi, không tính toán, không đòi hỏi, không lợi dụng.

Quả thật, không có cái giàu nào cho bằng cái giàu về tình thương và cũng không có cái nghèo nào cho bằng cái nghèo về tấm lòng. Tuy nhiên, ơn Chúa không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng đòi hỏi chúng ta biết can đảm đón nhận và tạ ơn. Cũng như thánh thiện không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chúng ta phải cố gắng kiên trì tập luyện và thi hành. Vì đó chính là con đường đưa đến với Chúa và được hành phúc không những cho đời sau mà cho cả đời này nữa. Còn có biết bao nhiêu người như Lazarô nghèo khó xung quanh chúng ta, đang chờ đợi chúng ta yêu thương đón nhận và chia sẻ. Và rồi còn có biết bao cái nghèo cõi lòng mà chúng ta phải tích lũy làm giàu, đó là lòng yêu thương, lòng quảng đại, sự nhẫn nại và hiền hòa.

Xin Chúa cho mỗi người chúng ta trở nên người nghèo của Tin Mừng, để chúng ta khiêm tốn trước tình thương của Thiên Chúa và đón nhận ân sủng của Ngài, cho mỗi người chúng ta trở nên giàu có về lòng nhân ái, để chúng ta quảng đại với hết mọi người.

-------------------------------------

 

TN 26-C3. HRK/181- GIÀU CÓ

 

Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy xét mình về thái độ sống đối với anh chị em: TN 26-C3


Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy xét mình về thái độ sống đối với anh chị em xung quanh, nhất là trên bình diện sử dụng nguồn vốn Thiên Chúa ban cho.

Bài đọc I trích từ sách tiên tri Amos: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quí tại Sion và tự kiêu trên núi Samaria”. Những lời này tự cảnh tỉnh mỗi người trong chúng ta có thái độ tự kiêu, ỷ lại vào của cải mà không nghĩ gì đến những anh chị em đang cần sự chia sẻ và tình liên đới của chúng ta.

Thử hỏi hiện có bao nhiêu người trong xã hội này hằng ngày đang lo lắng ? Nhưng trớ trêu thay, không phải lo lắng vì thiếu thốn nhưng lại lo lắng không biết phải ăn uống làm sao ? Lo lắng không phải vì thiếu mặc, nhưng lo lắng phải mặc những kiểu áo nào cho hợp thời trang, vì có quá nhiều của cải dư thừa, không biết phải làm gì cho hết. Trong khi đó thì hằng ngày bên cạnh ta, trước mắt ta, bên tai ta, ta có thể thấy, có thể nghe không biết bao nhiêu thảm cảnh của những anh chị em đang phải chết đói, đang cần của ăn áo mặc cho cuộc sống.

Trước viễn cảnh đau lòng như vậy, có thể nào chúng ta im lặng, lãng quên được hay không ? Mỗi người trong lãnh vực của mình và nhất là những anh chị em có trách nhiệm trong xã hội, trong môi trường sinh sống đều có bổn phận nghiên cứu để thăng tiến mức sống của những anh chị em khác. Những anh chị em nào có trách nhiệm nhiều thì sẽ không thể nào ngủ yên khi chỉ lo tìm tư lợi cho mình như người giàu có trong bài Phúc âm hôm nay. Ông vui sống an nhàn trong ngôi nhà sang trọng của mình mà quên đi hay không thèm biết đến nỗi thống khổ và sự cần được trợ giúp của anh người nghèo Lazarô ngay trước cổng nhà mình. Ông đã không thực thi tình liên đới bác ái chia sẻ và ông chỉ cảm thấy lời này khi qua đời. Lúc đó ông hiểu hơn: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào được ích gì, người ta lấy gì mà đổi được linh hồn mình”.

Một nhà tỷ phú trước khi chết đã phải thốt lên: “Nếu tôi có thể đổi hết phần gia tài tôi có để thêm vài phút sống nữa trên trần gian này thì tôi sẵn sàng đổi”. Vài phút trên trần gian này có là bao so với sự sống đời đời. Vấn đề là chúng ta tin Chúa và tin vào sự sống đời đời hay không mà thôi.

Đối với những tín hữu bình thường là như vậy, rồi còn đối với những ai có trách nhiệm tôn danh Chúa lại còn phải đòi hỏi nhiều hơn nữa. Chúng ta được lưu ý điểm này nơi bài đọc II, lời của thánh Phaolô cảnh tỉnh người đồ đệ Timôthêô như sau: “Phần con, hỡi người của Thiên Chúa, hãy tránh xa những điều đó, hãy cố gắng trở nên người công chính đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến. Hãy sống nhẫn nại và hiền lành. Con hãy thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, vì đức tin dành cho được sự sống đời đời. Chính vì sự sống này mà con đã được Thiên Chúa kêu gọi và con đã nói lên lời tuyên xưng trước mặt nhiều nhân chứng.

Thực hiện được những điều này đòi buộc người tông đồ của Chúa không những phải biết sống bác ái, chia sẻ tình liên đới, không ham của cải giàu sang mà còn phải biết chăm lo cho ơn cứu rỗi, cho sự sống đời đời của những ai được trao phó cho mình chăm sóc: “Hãy cố đạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi, và vì đó con đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng”. Lời rao giảng của người đồ đệ Chúa cần phải đi đôi với việc làm, với đời sống đức tin, đức cậy và đức mến.

-------------------------------------

 

TN 26-C4. CSTM/223- DẠI DỘT

 

Bài Tin Mừng Chúa Giêsu đưa ra hai cảnh đối nghịch nhau một cách chát chúa, đó là số phận của: TN 26-C4


Bài Tin Mừng Chúa Giêsu đưa ra hai cảnh đối nghịch nhau một cách chát chúa, đó là số phận của nhà hộ phú và của người nghèo khổ Lazarô, ở đời này và đời sau. Ở đời này, người phú hộ ăn sung mặc sướng, lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình mỗi ngày, sống trụy lạc và danh vọng, còn người nghèo khổ Lazarô thì không ai đoái hoài, một người hành khất khốn cùng và bất lực, hằng ngày ngồi chầu chực trước cổng nhà người giàu có kia, hy vọng kiếm được chút gì để độ thân cho qua ngày.

Hai nhân vật này không phải ở hai chân trời xa cách nhau, nhưng ở kề bên nhau: người nghèo nằm ngay trước cổng nhà người giàu. Ở kề bên nhau nhưng không có quan hệ với nhau. Cuộc sống cứ kéo dài như thế cho đến khi người nghèo chết và người giàu cũng chết. Người nghèo chết, không thấy nói có ai chôn, chỉ có thiên thần đến đưa người ấy vào thiên đàng. Còn người giàu chết thì được chôn cất đàng hoàng. Chắc chắn đám tang của ông ta lớn lắm, có nhiều người đi đưa, có nhiều vòng hoa, vòng cườm, chắc cũng có nhiều người khóc nữa, nhưng không thấy nói có thiên thần đến đón ông ta. Như vậy, số phận của hai người đã đảo ngược: Lazarô được thưởng sung sướng, hạnh phúc. Còn nhà phú hộ bị phạt khổ cực, bất hạnh.

Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy hai điều: thứ nhất, giàu có không phải là một tội và nghèo khổ cũng chưa hẳn là có phúc, nếu người ta không có tinh thần nghèo khó thực sự. Thứ hai: mối quan hệ giữa cách chúng ta sử dụng tiền của đời này và hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.

Trước hết, giàu cócó phải là một tội trọng không và nghèo khó có phải là có phúc không ? Chúng ta thấy dụ ngôn không đề cập tới một tội rõ rệt nào của nhà phú hộ, thế mà ông ta đã sa hỏa ngục, điều đó làm cho chúng ta có cảm tưởng nguyên việc giàu có đã là một tội. Không, giàu có tự nó không xấu cũng không phải là một tội, nếu không ai mà dám làm giàu nữa. Nhưng nếu những người giàu có coi tiền của, thay vì là đầy tớ đã trở nên ông chủ, thay vì là thụ tạo đã trở nên thần tượng, thay vì là phương tiện đã trở nên mục đích. Hoặc những người giàu có chỉ biết ăn chơi phung phí mà không một chút động lòng trắc ẩn trước những người nghèo khổ xung quanh mình. Hoặc những người giàu coi tiền bạc là trên hết, hơn cả tình nghĩa. Những người giàu như thế thì tiền của có thể chỉ đem lại cho họ đầy đủ, sung sướng ở đời này mà không ích gì cho họ ở đời sau. Hơn nữa, lại là một ngăn trở làm cho họ khó vào nước trời hay không vào được nước trời. Đó là trường hợp của nhà phú hộ trong dụ ngôn. Ông ta bị phạt, không phải vì ông ta là phú hộ, nhưng vì ông ta đã không phú hộ cho nên. Mặc dầu chúng ta có thể nghi ngờ về nguồn gốc tài sản của ông ta. Nhưng tội của ông ta không phải chỉ ở cách làm giàu bất chính, cũng không phải vì ông ta là người giàu, nhưng vì ông ta đã sử dụng tiền của một cách xa xỉ, ích kỷ, không biết chia sẻ, thương giúp người hành khất đói rách, nghèo khổ.

Ngược lại, nghèo khổ có phải là có phúc không ? Có, chắc chắn có và cũng có thể là không. Thực vậy, nghèo khổ, nhất là nghèo đến cùng cực, có thể trở thành mối tội đầu thứ tám, thêm vào số bảy mối tội đầu đã có. Bởi vì nghèo túng quá có thể làm cho người ta mắc nhiều tật xấu và tội ác: nghèo đưa đến tham nhũng, trộm cắp, láo xược và ngang tàng ; nghèo làm cho người ta ghen tuông, bất mãn, xa cách Chúa, coi nhẹ linh hồn mình… Như vậy, nghèo đâu có phải là phúc. Rồi có biết bao người, bên ngoài nghèo nàn, túng thiếu, nhưng trong lòng họ mơ ước, tham lam đủ thứ. Những người như thế chưa chắc đời sau sẽ được hạnh phúc. Do đó, không phải nguyên tình trạng nghèo khổ đã là công phúc, mà cần phải cóp tinh thần, có tâm hồn nghèo khó và biết chấp nhận tình trạng đó nữa. Như chúng ta thấy: công phúc của người hành khất Lazarô nghèo khổ, hệ tại ông ta biết chấp nhận cảnh nghèo khổ, bệnh tật, tuân theo thánh ý Chúa. Dĩ nhiên, sự chấp nhận này không ngăn trở người nghèo khổ cố gắng hành động phải lẽ, làm việc chính đáng đề thoát khỏi cảnh nghèo và bệnh tật.

Đàng khác, dụ ngôn còn nhằm nói lên mối quan hệ giữa cách chúng ta sử dụng tiền của với hạnh phúc vĩnh cửu. Tiền của vật chất Chúa ban cho chúng ta hưởng dùng để xây dựng, thăng tiến cuộc sống của mình, đồng thời phát triển tình người, xây dựng yêu thươnggiữa người với người. Ai biết sử dụng như thế không những được ấm no hạnh phúc ở đời này mà còn bảo đảm cho cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu mai sau nữa trên nước trời.

Ngược lại, ai khư khư hưởng dùng một mình, không bao giờ muốn giúp đỡ hay chia sẻ cho người khác, nhất là những người nghèo khổ, dù là một chút thôi, thì sẽ bị Thiên Chúa xét đoán nghiêm ngặt. Bởi vậy, nếu ông phú hộ biết đem tiền của chia sẻ cho ông Lazarô, thì ông đã sắm cho mình kho tàng trên trời, và khi chết ông sẽ được thiên thần rước vào thiên đàng. Nhưng ông đã không hành động như vậy, nên ông đã mất tất cả và bị phạt muôn đời.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hai diều: thứ nhất, Chúa dạy chúng ta hãy sống theo đạo trung dung của trời. Chúng ta giàu có ư ? Chúa bảo chúng ta: đừng coi tiền của trọng hơn nhân nghĩa. Nếu chúng ta nghèo khổ ư ? Chúa bảo chúng ta: đừng lo lắng quá mà dùng những phương thế bất chính để có tiền của và cũng đừng buồn chán, vì chúng ta đang ở trong một tư thế thuận lợi để vào nước trời. Thứ hai, Chúa dạy chúng ta: chỉ có một mục đích cho việc sử dụng tiền của vật chất, đó là sử dụng để đạt tới sự sống vĩnh cửu ; và chỉ có một cách sử dụng đúng là sử dụng để đem lại hữu ích cho mình và cho người khác. Vì thế, dụ ngôn hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy xét lại cách mình sử dụng tiền của và cách mình đóng góp tiền của trong việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

-------------------------------------

 

TN 26-C5. NTGT/258- YÊU THƯƠNG

 

Sách thánh ngày hôm nay cho chúng ta thấy hình ảnh của hai con người, là người như nhau nhưng: TN 26-C5


Sách thánh ngày hôm nay cho chúng ta thấy hình ảnh của hai con người, là người như nhau nhưng cuộc sống rất khác nhau. Một người thật giàu có, ăn sang mặc sướng đến độ dư thừa. Người giàu này không làm hại ai, không lấy của ai và cũng chẳng cho ai điều gì ngay cả một miếng bánh vụn.

Vâng ! Cảnh giàu có, trâu ruộng bề hề, lúa gạo đầy dư, vải mặc không hết, cồng chiêng quí giá… rượu uống quanh năm, heo gà… đếm không xuể… Không gian tham, không lấy của ai, không sợ phải cho ai thì làm sao mà lo, làm sao mà đói được… ! Sống cảnh này, là người ai lại không mong, không thích… và ai mà không nghĩ như thế !

Sách thánh cũng cho biết, bên cạnh người giàu có là một người rất nghèo khổ, lúa gạo không có, áo quần rách rưới, mong đồ thừa rớt ra từ bàn ăn của người kia mà cũng không có một tí mà ăn…

Thật thế ! Sống nghèo đói, tủi nhục như vậy ai mà ham được. Tuy nhiên, sẽ đến ngày mà ai cũng phải gặp ; người giàu cũng sẽ chết và người nghèo cũng phải trở về với ông bà tổ tiên…

Theo ông bà của chúng ta từ xa xưa cho biết ; mọi đồ đạc của người chết phải được mang theo để dùng như khi còn sống. Nhưng thực tế, ai cũng thấy là không đúng như vậy, người chết không thể mang theo điều gì, cũng chẳng có thể ăn được cái gì mình có hôm nay. Trộm cắp đã lợi dụng phong tục chôn đồ của người chết để lấy cắp đồ đạc, nhất là vàng bạc quí giá. Mồ mả ông bà bị họ đào tung lên hết ! Thật là tội nghiệp họ, vì chết rồi lại cũng không yên và cũng vì phong tục cũng không có đúng với thực tế và cũng không đúng với sách thánh ngày hôm nay nữa… Như sách thánh cho thấy, cuộc sống sau khi chết sẽ rất khác ; người nghèo được Chúa thương và người giàu, vì không cho người nghèo ăn nên Chúa không thương ! Người nghèo được gặp ông Abraham là người ông bà của chúng ta được Chúa thưởng và cho gặp lại con cháu… Người giàu có thì không được gặp tổ tiên mà còn ở nơi đau khổ đói khát nữa…

Biết cuộc sống sẽ như vậy ; không chia áo cơm cho người nghèo thì Chúa không thương. Như năm người con của người giàu… cũng không tin, cũng tham lam ích kỷ như cha của họ ngày trước… Tại sao lại như thế !

Thưa, là vì họ gặp Chúa mà họ không nhận ra Chúa, vì họ không nhận ra Chúa nên họ cũng không tin Chúa… nên người sống họ đã không tin, và họ cũng không tin có người sống lại từ cõi chết, thì dù có chăng nữa thì họ cũng chẳng tin.

Nhiều người trong chúng ta vẫn còn tin người chết phải mang theo của cải để dùng nên họ không cho người khác, nhất là người thiếu ăn, thiếu mặc hằng ngày ta vẫn gặp.

Ai cũng mến Chúa, ai cũng tin Chúa vì Chúa có quyền đối với người sống lẫn người chết và Chúa có thể cho ta hạnh phúc hôm nay cũng như sau khi chết. Như Chúa Giêsu đã nói: “Ta là sự sống và là sự sống lại… Ai tin Ta sẽ được sự sống đời đời…” Và chính Chúa đã nói: “Ai yêu thương người nghèo là thương chính Chúa”, nghĩa là, ai cho người nghèo một chén cơm, một ly nước, một trái bắp… là cho chính Chúa, và Chúa sẽ cho lại gấp trăm những gì ta đã cho Chúa. Chúng ta cho người nghèo Chúa sẽ cho lại ta, chúng ta thương người nghèo Chúa sẽ thương ta.

Vậy chúng ta hãy tin tưởng lời Chúa Giêsu: chia cái ăn cái mặc cho người nghèo, thì chúng ta sẽ có hạnh phúc cả hôm nay lẫn mai sau nữa. Và vì chúng ta đã làm cho Chúa được no, được ấm suốt đời, và qaun trọng nhất là được vui hưởng hạnh phúc với Chúa Giêsu nơi Nước Trời…

-------------------------------------

 

TN 26-C6. SCĐ- HỮNG HỜ

 

Xem ra người phú hộ trong Tin Mừng chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục: TN 26-C6


Xem ra người phú hộ trong Tin Mừng chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục: Ông không gian tham, không trộm cắp, không bóc lột… Cuộc đời ông ngày này qua ngày khác chỉ có ăn uống linh đình và mặc lụa là gấm vóc, nghĩa là chỉ có hưởng thụ cái tài sản giàu sang do ông làm ra, mà hưởng thụ như vậy là chính đáng chứ có gì là tội đâu ? Tội không giúp đỡ Ladarô chăng ? Nếu ta đọc kỹ Tin Mừng từng chữ thì sẽ thấy rằng Ladarô đã không mở miệng một lời để xin ông ta giúp đỡ, Ladarô chỉ âm thầm ao ước được ăn những miếng bánh rơi. Nhưng vì chỉ âm thầm ao ước, mà không nói ra cho nên không ai biết mà cho.

Nhưng tại sao lại không biết ? Thưa vì không để ý. Ở cạnh bên nhau mà không thấy nhau, không biết nhau, không giúp đỡ nhau thì thật là quá vô tình, quá hờ hững. Tội của người phú hộ chính là tội hững hờ đó. Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ thế mà người phú hộ vẫn hững hờ đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra tội hững hờ của người phú hộ trở thành tội nặng làm cho ông ta đáng phạt trong hỏa ngục.

Chúng ta vừa khám phá ra một điểm đặc biệt của Tin Mừng: chúng ta không chỉ phạm tội do việc làm, do lời nói, do ý tưởng, mà còn có thể phạm tội do quá hững hờ với người khác nữa, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng.

Trong phim “Những đứa trẻ khốn khổ” có một cảnh rất thương tâm: một cô gái nhà nghèo lên tỉnh tìm việc làm và bị dụ dỗ đến có con. Vì phải làm việc suốt ngày nên cô không thể nuôi con mà phải gởi cho một người chủ quán nuôi giúp. Người chủ quán này không có lương tâm, lợi dụng hoàn cảnh của cô để bóc lột: nay hắn gởi thư đòi tiền, mai hắn lại đòi một số tiền khác. Người mẹ trẻ không có tiền nên chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc, hết tiền cô cắt mái tóc đem bán, hết tiền lại nhổ từng cái răng đem bán nữa… và cô trở thành rách rưới, ốm o, xấu xí. Nhưng cô càng gầy ốm, rách rưới, xấu xí thì cũng bị những người khác khinh khi, ghét bỏ. Cảnh cô bị đuổi khỏi sở làm, co ro trong chiếc áo rách chạy giữa trời đông tuyết lạnh, thỉnh thoảng dừng lại ôm ngực ho xù xụ… với cảnh cả một đám đông người xúm lại đánh đập cô, xô cô té ngã xuống đất và nhào vô xâu xé cô… những cảnh như thế làm cho chúng ta xem mà không khỏi cảm thấy thương tâm. Tại sao ta cảm động ? Vì ta đã biết hoàn cảnh của cô ấy và khi ta thấy cô bị hành hạ như vậy thì thương tâm. Còn những người kia, những người hành hạ cô, tại sao họ không thương tâm ? Thưa vì họ không hiểu hoàn cảnh của cô, họ cùng ở một đường phố, cùng làm chung một sở nhưng không hiểu hoàn cảnh của cô. Họ quá hững hờ.

Chắc chắn có rất nhiều lần chúng ta cũng hững hờ như vậy.

-------------------------------------

 

TN 26-C7. SCĐ/736- NƯỚC TRỜI

 

 Ngày xưa, bên Tàu có một ông vua tự cho mình là người yêu nước thương dân, nhưng lại chẳng: TN 26-C7


Ngày xưa, bên Tàu có một ông vua tự cho mình là người yêu nước thương dân, nhưng lại chẳng bao giờ để ý đến cảnh khổ của dân chúng. Trái lại, ông chỉ biết đến yến tiệc linh đình, trang hoàng cung điện, xây cất dinh thự, sưu tầm những kỳ hoa dị thảo, để mong được nở mày nở mặt với lân quốc.

Một hôm, nhà vua nghe nói ở một ngôi chùa trong nước có một loại hoa hồng quí hiếm, từng bông hoa to đẹp rực rỡ, bao phủ cả một khu vườn. Nhà vua báo tin cho vị sư trụ trì là ông sẽ đến thăm để biết thứ hoa hồng quí lạ. Khi được tin báo và được biết giờ vua sẽ đến, vị sư liền cắt tất cả những đóa hồng xinh tươi đổ vào hố rác chỉ để lại một bông duy nhất đang thắm nở.

Vào đến vườn, nhà vua lấy làm lạ vì thực tế khắc hẳn với tin đồn. Khi biết được sự việc, nhà vua hỏi vị sư tại sao làm như thế. Vị sư từ tốn trả lời:

- Thưa bệ hạ, nếu thần để tất cả các hoa nở rộ trên cành, bệ hạ sẽ không thưởng thức được vẻ đẹp của từng bông hoa. Vì thần biết bệ hạ chỉ có thói quen nhìn đám đông chứ không để ý đến từng cá nhân.

Thiên Chúa của chúng ta không có thói quen chỉ nhìn đám đông, nhưng Người quan tâm đến từng con người. Thiên Chúa yêu thương con người không có tính cách chung chung, nhưng Người chăm sóc cho từng người một. Mỗi một con người là một nhân vị, có nhân phẩm cao quí. Mỗi một con người là một tác phẩm tuyệt vời của Người, với những ơn riêng mà người khác không có được. Mỗi một con người là một bông hồng rực rỡ sắc mầu, thơm ngát hương hoa.

Người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay sở dĩ phải trầm luân muôn kiếp, vì ông ta đã không nhìn người nghèo khó Ladarô với cái nhìn ấy. Thậm chí ông cũng chẳng thèm nhìn con người khốn khổ ngày ngày lê lết bên cổng nhà ông.

Người phú hộ phải “chịu cực hình” không phải vì ông nhiều của cải, nhưng vì ông đã không san sẻ của cải cho người thiếu thốn, ngay cả những của thừa thãi trên bàn tiệc cũng chẳng đến tay người nghèo.

Người phú hộ phải tống xuống biển lửa không phải vì ông đã làm ra nhiều của cải, nhưng vì ông đã quá cậy dựa vào tiền của, trong khi người nghèo khó chỉ biết cậy dựa vào Chúa ; Ladarô có nghĩa là “Thiên Chúa giúp đỡ”.

Vậy tội của người phú hộ chính là tội làm ngơ, tội phớt lờ, tội không nhìn, không nghe, không thấy những Ladarô đang van xin cứu giúp trong cơn túng quẫn cùng cực. Tội của người phú hộ chính là tội thiếu sót, tội đã không làm những gì lẽ ra mình phải làm cho một ai đó đang cần trợ giúp. Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã bán hết gia tài kếch xù của ông, xây một bệnh viện và dấn thân cứu giúp những con người cùng khổ nhất Châu Phi đã đặt ra câu hỏi cho chính mình: “Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc trong khi có biết bao người đang đau khổ?”

Sẽ có một ngày tất cả chúng ta bước vào một thế giới mà giấy thông hành không phải là tiền của nhưng chính là tình yêu. Chỉ có những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới được bước vào.

Sẽ có một ngày người phú hộ chẳng còn yến tiệc linh đình, chẳng còn trận vui tới sáng, trận cười suốt đêm, nhưng sẽ phải đuổi khỏi bàn tiệc và lao xuống hỏa hào muôn kiếp.

Sẽ có một ngày người Ladarô nghèo khó chẳng còn lê lết dưới đất đen, không còn nhặt những miếng bánh vụn nơi bàn tiệc người phú hộ, nhưng sẽ được nâng lên “trong lòng Abraham” vui hưởng hạnh phúc muôn đời.

Lời giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên ngày 2.10.1979 đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo khó Ladarô của thế kỷ 20 vẫn còn đang đứng chờ chúng ta ngoài cửa… Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo lắng cho đủ phần chính yếu của cuộc sống mà thôi chứ đừng tìm cách sống cho sung túc dư dật, để nhờ đó các bạn có thể giúp đỡ những người nghèo khổ. Đồng thời, các bạn hãy đối xử với họ như những thực khách trong gia đình các bạn”.

-------------------------------------

 

TN 26-C8. SCĐ/739- KHÁC NHAU

 

Một ngày mùa hè, một người đàn ông ngồi trong văn phòng có gắn máy điều hòa. Nhìn qua cửa: TN 26-C8


Một ngày mùa hè, một người đàn ông ngồi trong văn phòng có gắn máy điều hòa. Nhìn qua cửa sổ, ông thấy bên ngoài có một thanh niên đang lao động. Anh này làm việc một cách rất uể oải và chậm chạp, chốc chốc lại buông tay ngồi nghỉ. Ông thầm nghĩ: cái anh chàng này lười biếng quá. Ông mở cửa bước ra xem. Vừa ra ngoài ông đụng ngay cái nóng hừng hực của mùa hè. Sức nóng làm mồ hôi ông toát ra và khiến mọi năng lực của ông như tan biến đâu mất. Ông cảm thấy rất uể oải. Lúc đó ông mới hối hận vì đã vội nghĩ xấu cho người thanh niên nọ: nếu ông cũng phải lao động ngoài trời dưới cái nóng như thế thì chắc chắn ông cũng không làm gì hơn người thanh niên đó được.

Người đàn ông và người thanh niên trên ở rất gần nhau, chỉ cách nhau một cánh cửa, thế nhưng họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau. Vì thuộc hai thế giới khác nhau nên người đàn ông không hiểu được và không thông cảm được với người thanh niên. Chỉ khi ông bước ra khỏi thế giới mình để đi vào thế giới của người thanh niên thì ông mới hiểu và mới cảm thông.

Người phú hộ và Ladarô trong dụ ngôn hôm nay cũng thế. Họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau:

- Một bên mặc toàn lụa là gấm vóc ; bên kia rách rưới tả tơi.
- Một bên ngày ngày yến tiệc linh đình ; bên kia thì một mụn bánh cũng không có.
- Một bên sống trong biệt thự ; bên kia nằm trước cổng nhà.
- Tóm lại một bên như sống ở thiên đàng trần thế ; còn bên kia như sống ở hỏa ngục trần gian.

Hai người ở sát cạnh nhau nhưng hoàn toàn xa cách nhau. Thậm chí người phú hộ còn không biết tới sự hiện diện của Ladarô.

Hai bức tranh quá đối chọi này gợi cho chúng ta vài suy nghĩ:

a/ Thiên Chúa và loài người cũng thuộc về hai thế giới khác nhau vô cùng. Nhưng Con Thiên Chúa đã ra khỏi thế giới của Ngài để bước vào thế giới chúng ta. Thật là một tình thương to lớn vô cùng !

b/ Có rất nhiều người ở bên cạnh chúng ta nhưng thuộc về một thế giới khác hẳn chúng ta cho nên chúng ta không hiểu họ, không nhận ra họ, thậm chí không ý thức đến sự hiện diện của họ. Có khi nào chúng ta chịu khó ra khỏi thế giới của mình để bước vào thế giới của họ chưa ?

-------------------------------------

 

TN 26-C9. SCĐ/740- GIÀU NGHÈO

 

Một người nhà giàu lái một chiếc xe Mercedes bóng láng đến bãi đậu xe. Một cậu bé khoảng: TN 26-C9


Một người nhà giàu lái một chiếc xe Mercedes bóng láng đến bãi đậu xe. Một cậu bé khoảng 11 tuổi ngắm nhìn chiếc xe bằng một ánh mắt ngạc nhiên và thèm muốn. Câu chuyện bắt đầu:

- Thưa ông, chiếc xe này của ông hả ?
- Vâng.
- Chà, nó đẹp quá. Ông mua bao nhiêu vậy ?
- Chẳng dấu gì cháu, tôi không có mua. Anh tôi tặng tôi đó.
- Nghĩa là ông không phải tốn một xu nào hết mà có được chiếc xe này ?
- Đúng vậy.

Cậu bé trầm ngâm một lúc rồi nói “Ước gì cháu…”

Câu nói bỏ lửng. Người nhà giàu cố đoán phần sau của câu nói. Ông đoán cậu bé định nói “Ước gì cháu cũng có một người anh như thế”. Nhưng thật bất ngờ, cậu bé nói “Ước gì cháu sẽ là một người anh như thế”.

Rồi người nhà giàu suy nghĩ: Tuy mình có một chiếc xe sang trọng, có một người anh giàu có, nhưng lòng mình thì quá nghèo nàn. Còn cậu bé tuy ăn mặc tầm thường nhưng tấm lòng cậu ấy giàu hơn mình nhiều, bởi cậu bé chỉ nghĩ đến việc cho đi.

Người giàu thật là người biết cho ; người nghèo thật là người chỉ biết nhận.

Người giàu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.

Sự giàu có thật là giàu trong tâm hồn ; sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.

Bởi vậy cái giàu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng chính là cái nguy hiểm của vật chất:

- Nó khiến ta quá chú ý đến cái “có” mà quên xây dựng cái “là” của mình.
- Mà những cái “có” ấy chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.
- Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa.

-------------------------------------

 

TN 26-C10. SCĐ/741- TỪ ĐÂU

 

Một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh: TN 26-C10


Một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh tật đang kêu xin giúp đỡ. Cảnh tượng ấy khiến ông xúc động và hạ quyết tâm sẽ đi tìm để giúp những người ấy.

Sáng hôm sau ông lên xe đi tìm. Vừa ra khỏi cửa nhà, ông gặp ngay một người ăn mày đang ngửa tay xin tiền. Ông định dừng xe lại, nhưng tự nghĩ hãy đi thêm để biết thêm. Chiếc xe chạy qua những con đường, những khu chợ, những quãng trường… Càng đi ông càng thấy những người nghèo khổ đông quá. Trong đầu ông bắt đầu vẽ ra rất nhiều dự án để cứu giúp rất nhiều hạng người. Nhưng ông bối rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đến chiều, ông quay xe về nhà, và gặp lại người ăn mày trước cổng, với cũng một tư thế ấy và những lời van xin ấy. Tối hôm đó ông lại nằm mơ và lại nghe thấy những tiếng kêu xin cứu giúp. Nhưng lần này những tiếng ấy không xuất phát từ đám đông, mà từ chính người ăn mày nằm trước cổng nhà ông. Và ông hiểu ra: phải bắt đầu từ chính người ăn mày ấy.

Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố… Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó”. Mẹ Têrêxa còn kể: “Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực: làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia… Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói”. Mẹ nói tiếp: “Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt”.

-------------------------------------

 

TN 26-C11. Có Một Vực Thẳm


Suy Niệm

 

Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển: TN 26-C11


Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển.

Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất. Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp Quốc đủ chi tiêu cho giáo dục cơ bản, sức khỏe, nước sạch và vệ sinh cho cả thế giới trong một thời gian dài.

Khi nhìn sự chênh lệch giữa ông nhà giàu và Ladarô, chúng ta thấy bức tranh hiện thực của thế giới.

Hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ở đô thị, giữa đô thị và nông thôn, càng lúc càng lớn.

Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo cùng cực. Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không được chăm sóc. Vẫn có bao người chết đói mỗi ngày, vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống.

Ông nhà giàu trong dụ ngôn có thấy, có biết Ladarô, nhưng thấy mà như không thấy có Ladarô trên đời. Tiện nghi vật chất đã thành bức tường kín. Ông sống an toàn mãn nguyện trong khoảng không gian riêng. Chính ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách.

Không cần Chúa, cũng chẳng cần biết đến anh em. Có thể nói vực thẳm đó lớn dần và kéo dài mãi đến đời sau.

Hỏa ngục là sự tự cô lập mình không thể đảo ngược được. Chẳng ai có thể cho tôi một giọt nước.

Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau là do chính con người đã tạo ra từ đời này.

Ông nhà giàu bị phạt, không phải vì ông đã bóc lột ai, nhưng vì ông không bị sốc chút nào trước sự chênh lệch ghê gớm giữa ông và Ladarô.

Từ sốc mới nẩy sinh thức tỉnh, và dẫn đến hoán cải.

Nhiều nước giàu vẫn trợ giúp các nước nghèo, nhưng không muốn loại bỏ sự bất bình đẳng.

Các nước nghèo vẫn bị bóc lột về tài nguyên, nhân công, và bị nô lệ cho những món nợ không sao trả hết.

Ông nhà giàu bị phạt không phải vì ông đã nhận nhiều, nhưng vì ông đã không san sẻ những gì mình nhận.

Giàu không phải là một tội, của cải tự nó không xấu.

Có bao người giàu tốt như Dakêu, Nicôđêmô, Giuse Arimathia.

Nhưng giàu sang có thể dẫn đến cám dỗ nguy hiểm: Tích trữ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ, bị ám ảnh bởi đồng tiền, bị mê hoặc bởi lợi nhuận.

Chúng ta có thể nghèo của cải, nhưng giàu có về các mặt khác: giàu kiến thức chuyên môn, giàu thế lực ảnh hưởng, giàu sức khỏe, giàu tình bạn tình yêu, giàu niềm vui, ơn Chúa.

Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình.

Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình.

Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải, để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm... Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.

Gợi Ý Chia Sẻ

Theo ý bạn, đâu là những nguyên nhân đưa đến sự chênh lệch lớn lao giữa kẻ giàu người nghèo? Có cách nào làm giảm bớt sự chênh lệch đó không?

Nếu bạn là Bill Gates, với tài sản 50 tỉ đô la, bạn có muốn làm gì cho người nghèo trên thế giới không?

Cầu Nguyện

Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng tấm bánh để dành của con thuộc về người đói, chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi, tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng, có bao điều con lãng phí bên cạnh những Ladarô túng quẫn, có bao điều con hưởng lợi dựa trên nỗi đau của người khác, có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.

Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công chẳng ở đâu xa.

Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.

Con phải chịu trách nhiệm về cảnh nghèo trong xã hội.

Lạy Cha chí nhân, vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.

Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt, vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.

Thế giới còn nhiều người đói nghèo là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.

Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu, nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

-------------------------------------

 

TN 26-C12. Hai Khuôn Mặt Trái Ngược Nhau

 

Dụ ngôn cho ta thấy hai khuôn mặt trái ngược nhau: một ông nhà giàu dư ăn dư mặc, một anh nhà: TN 26-C12


Dụ ngôn cho ta thấy hai khuôn mặt trái ngược nhau: một ông nhà giàu dư ăn dư mặc, một anh nhà nghèo bệnh tật nằm đói lả, không đủ sức xua đuổi những con chó đến quấy rầy.

Hai người ở gần nhau, chỉ cách nhau một cái cổng vẫn thường khép, nhưng lại thật xa nhau.

Ông nhà giàu biết mặt, biết tên anh nhà nghèo, nhưng ông chẳng mảy may quan tâm, vì ông bận tổ chức tiệc tùng và mời quan khách.

Ladarô đã chết trong cảnh đói nghèo và bệnh tật. Ông nhà giàu cũng chết.

Cái chết đồng đều cho mọi người, nhưng số phận sau cái chết lại khác nhau.

Không phải chỉ vì giàu mà ông nhà giàu bị phạt, nhưng vì ông đã khép cửa và khép lòng, đã ung dung hưởng thụ quyền sở hữu "hợp pháp", đã không chấp nhận chia sẻ điều mình có dư thừa.

Ông nhà giàu hẳn đã thấy Ladarô, nhưng đã sống như thể không có anh ta, vì ông loay hoay vun quén cho hạnh phúc của mình.

Không phải chỉ vì nghèo mà anh nhà nghèo được thưởng, được hạnh phúc ngồi trong lòng tổ phụ Abraham, nhưng vì anh chấp nhận số phận hẩm hiu của mình, và trông cậy vào sự trợ giúp của Thiên Chúa.

Thế giới văn minh lại càng đào sâu hố ngăn cách giữa nước giàu và nước nghèo, giữa thiểu số người giàu và đa số người nghèo.

Chính tôi cũng giàu về một mặt nào đó: giàu trí tuệ, giàu bạn bè, giàu thế lực, giàu chỗ đứng trong xã hội, giàu đời sống thiêng liêng.

Hố sâu chỉ được lấp đầy bằng cách mở tung cánh cửa yêu thương và chia sẻ, nhìn nhận tài nguyên thế giới là của mọi người, nhìn nhận quyền sống của từng người, sống như một nhân vị, sống như con cái Thiên Chúa, sống như anh chị em tôi.

Mỗi người chúng ta đều có một Ladarô chờ ngoài cửa, nếu chúng ta mở cửa và mời người đó đồng bàn, thì chúng ta sẽ trở nên người giàu có thực sự, và trưởng thành viên mãn trong nhân cách.

Dù người chết hiện về, dù kẻ chết sống lại cũng chẳng làm chúng ta hết chai đá.

Chỉ Lời Chúa mới khiến chúng ta sám hối ăn năn, mở lòng trước tha nhân và Thiên Chúa (x. 1Ga 3,17).

Gợi Ý Chia Sẻ

Con người chỉ trưởng thành khi biết quên mình và quảng đại hiến mình phục vụ tha nhân. Bạn có đo được sự trưởng thành của mình dựa trên nguyên tắc đó không?

Ai cũng giàu có về một phương diện nào đó. Bạn thấy mình giàu có về mặt nào? Bạn có nghĩ rằng cho đi sẽ làm bạn thêm giàu có không?

Cầu Nguyện

Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy những người nghèo ở quanh con, ở trong gia đình con, đang cần đến con.

Bất cứ ai đang cần đến con đều là người nghèo, xin cho con thấy Chúa trong họ.
Dần dần con hiểu rằng cả người giàu cũng nghèo, nghèo vì cần thấy đời họ có ý nghĩa.

Dần dần con chấp nhận rằng cả bản thân mình cũng nghèo và cần đến người khác.

Lắm khi con cần một nụ cười, một ánh mắt, một lời thăm hỏi đỡ nâng.

Cám ơn Chúa vì đã dựng nên chúng con ai cũng nghèo về một mặt nào đó và ai cũng cần đến người khác. Như thế là chúng con được mời gọi sống cho nhau, làm cho nhau thêm giàu có.

Cám ơn Chúa vì Chúa cũng nghèo, vì Chúa rất cần đến chúng con để hoàn thành công trình cứu độ.

Xin cho con khiêm tốn nhận mình nghèo để nhận lãnh, can đảm nhận mình giàu để hiến trao. Amen.

-------------------------------------

 

TN 26-C13. ĐỜI SỐNG MỚI SAU CÁI CHẾT ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ BÂY GIỜ


- Lm. Jos. Phạm Thanh Liêm

 

Nhiều người chê Ki-tô hữu là dại, vì các Ki-tô hữu không tận hưởng những lạc thú trên đời, lại: TN 26-C13


Nhiều người chê Ki-tô hữu là dại, vì các Ki-tô hữu không tận hưởng những lạc thú trên đời, lại còn chuốc vất vả vào thân khi lao vào giúp đỡ người khác. Những người này nghĩ vậy, vì họ chỉ biết đến họ, và không động lòng trước nỗi khổ của bao anh em nghèo đói sống bên họ. Thế nhưng, chết đâu phải là hết. Và những người chỉ biết sống cho mình, chỉ biết sống như thể chỉ có đời sống này, lại trở thành người dại sau khi chết.

Ai cũng phải chết

Không phải ai cũng giầu, cũng đẹp, cũng có địa vị. Nhưng có một điều rất công bằng cho mọi người: ai cũng phải chết. Cái chết làm người ta bình đẳng: chẳng ai mang theo gì với mình ngoại trừ chính con người của mình: không tiền bạc, không người thân, không quyền lực, không sắc đẹp, không kiến thức. Sinh ra trần trụi, chết cũng trần trụi.

Cái chết làm con người trở lại với con người thực của mình. Cái chết giúp người ta nhận ra sự thật, và cố gắng sống cho ra người trong đời hiện tại. Trong nhãn quan này, cái chết không chỉ là mối họa, nhưng còn là một hồng ân cho những ai đang sống, vì qua nó, con người nhận ra đâu là quê hương thật của mình, đâu là điểm mà mỗi người sẽ đến. Chỉ lo đi bắt bướm tìm hoa trên đường, mà không lo hoàn tất nhiệm vụ của mình, thì quả là người dại biết bao.

Cái chết làm người ta đi vào vĩnh cửu

Thời gian thật là quý. Vì người ta có thể xây dựng và hoàn thành con người của mình một cách tuyệt vời. Con người mình như thế nào, tuỳ mình khi sống trên đời này. Khi chết rồi, mình không còn thay đổi được nữa. Thời gian trên trần thế, là thời gian của mỗi người, thuộc về mỗi người, mỗi người được quyền định đoạt và hình thành con người mình theo như mình muốn. Với tự do Chúa ban, không ai hình thành đời mình, nếu không phải chính mình. Chỉ cần một giây thôi, cũng đủ làm cho người ta ra khác, được sống hạnh phúc vĩnh cửu hay không. Một giây thôi, quý như thế nào.

Cũng khó mà diễn tả tại sao cái chết lại làm người ta thành vĩnh cửu. Theo nhãn quan của thánh Ynhã Loyola, ma quỷ và những người ở dưới hoả ngục vẫn luôn chống đối và nguyền rủa Thiên Chúa. Thái độ người ta chọn lúc chết, là thái độ vĩnh hằng của người đó. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy như thể người giầu vẫn thương anh em của ông ta còn đang sống, nên đề nghị Abraham cho người về. Chúng ta biết rằng, bởi vì đây là dụ ngôn, nên không phải tất cả đều có ý nghĩa và phải được giải thích. Dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay dạy con người hãy sống sao, để khi chết được hạnh phúc vĩnh cửu. Mỗi người phải chọn lựa ngay trong đời sống của mình, với những lời dạy dỗ của những người được sai tới với họ. Họ không cần phải chờ người chết hiện về, hoặc thiên thần tới nói với họ. Như vậy, những người sống với chúng ta, những người nói Lời Chúa cho chúng ta rất quan trọng. Không ai thay thế họ cho chúng ta. Đừng đòi người chết hiện về để nói.

Hôm nay là ngày hồng phúc, hôm nay là ngày cứu độ

Hôm nay, với những điều kiện tôi có và hoàn cảnh cùng những người xung quanh tôi, tôi phải sống cho ra người, hình thành con người của tôi. Người nghèo ăn xin, không có gì, vẫn có thể hình thành con người của anh ta cách trọn vẹn. Những người làm vệ sinh đường phố, những người quét rác ngoài đường, những giám đốc xí nghiệp lớn, hay những bác sĩ kỹ sư, đều ngang nhau trong việc hình thành đời mình. Nếu một bác sĩ không tận tâm cứu giúp bệnh nhân, là bác sĩ dở. Bác sĩ đó cũng tương tự như người giầu không có lòng thương với người nghèo ăn xin Lazarô. Nếu một công nhân quét đường mà không làm tròn bổn phận của mình, thì cũng dở như một giám đốc xí nghiệp không cố gắng để xí nghiệp được trao cho mình phát triển. “Không có nghề dở, chỉ có người dở”. Trước mặt Chúa, bác sĩ và công nhân vệ sinh trong bệnh viện đều ngang nhau. Và ngay cả trước mặt con người, một người làm phu vệ sinh nhưng thương yêu và giáo dục con nên người, thì tốt hơn một bác sĩ hay kỹ sư giầu có mà không dành giờ để thương yêu và giáo dục con cái họ. Chính trong việc làm, và trong việc giáo dục con cái, hình thành nhân cách và bản lãnh mỗi người, cũng như hình thành con người vĩnh cửu của mình trong đời sống mai hậu.

Tài nguyên của cải, là của Cha trên trời cho tất cả mọi người. Không ai được lợi dụng tài năng của mình để bóc lột người khác. Tài nguyên, là để cho tất cả mọi người; và tài năng là để phục vụ mọi người. Một giám đốc đi xe hơi giầu sang, không chắc đã tốt bằng người công nhân xúc đất bên đường. Tốt hay không, tuỳ thuộc mỗi người dùng tài năng Chúa ban cho mình, để phục vụ mọi người hay không. Nếu Chúa ban cho họ 5 nén, họ phải làm lời 5 nén. Nếu Chúa chỉ ban cho tôi một nén, Ngài chỉ đòi tôi làm lời 1 nén. Đừng đem chôn nén bạc tài năng Ngài ký thác. Nếu không có người phu quét đường và những người trồng và săn sóc cây trong công viên, cuộc đời đã không đẹp như đang là. Những công nhân làm sạch đường phố, không chỉ làm đẹp phố phường, nhưng làm đẹp cả đời tôi, và làm tôi hạnh phúc. Họ có thể là những người tuyệt đẹp ở đời sống mai hậu.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

1. Theo bạn, Thiên Chúa có công bằng khi để mỗi người đều phải chết không? Tại sao?
2. Người giầu và người nghèo, ai dễ hạnh phúc hơn? Tại sao?
3. Có ai hình thành đời bạn giúp bạn không? Bạn hình thành đời bạn mỗi ngày thế nào?

-------------------------------------

 

TN 26-C14. Từ Sự Chết Đi Đến Sự Sống

 

Robert Schuller viết trong nhiều cuốn sách của ông: Vào năm 1923, một cuộc họp quan trọng: TN 26-C14


Robert Schuller viết trong nhiều cuốn sách của ông: Vào năm 1923, một cuộc họp quan trọng đã được diễn ra tại thành phố Chicago. Trong cuộc họp này gồm 9 chuyên gia tài chính quan trọng của toàn thế giới. Sau đó 25 năm, những chuyên gia tài chính này đã trở thành những người bần cùng và có một kết quả bi thảm:

Giám đốc công ty hãng sắt lớn nhất trở thành một người nợ nần và sau đó tự vẫn. Giám đốc công ty điện nước lớn nhất phải lánh nạn ở vùng đất khách và chết một cách nghèo khổ. Giám đốc công ty gas lớn nhất bị điên. Người đầu cơ lúa mạch lớn nhất bị chết tại đất khách. Giám đốc cổ phần tại New York lớn nhất (New York Stock) tự vẫn. Một nhân viên thân cận của tổng thống phải ở tù. Một nhân viên nổi tiếng về tiền tệ Wall Street bị ở tù. Một chuyên gia tư bản độc quyền tự vẫn. Giám đốc của một nhà băng cũng tự vẫn.

Qua đó, chúng ta thấy rằng chúng ta phải làm gì với cơ nghiệp chúng ta có để nó thực sự sinh ích lợi cho chúng ta?

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu kể một câu truyện về một người đàn ông giàu có và một người đàn ông nghèo khổ, Lazarô. Họ ở hai thế giới khác nhau, một người thì giàu có, và người kia thì nghèo túng. Một người thì từ cái ăn uống đến cách ăn mặc đều sang trọng, còn người kia thì ghẻ lở và ăn uống giống như một con chó. Cả hai đều đã chết, và số phận của họ cũng khác nhau. Lazarô thì được phúc thiên đàng, còn người giàu có phải bị trầm luân. Người giàu có thấy vậy thì liền xin cùng Abraham cho phép ông về để cảnh cáo những người còn sống thay đổi cách sống ích kỷ của họ và biết thương yêu chia sẻ cho những người khác để khỏi bị trầm luân giống như ông. Câu truyện đã được kết thúc bằng lời của Abraham rằng, "Dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu" (Lc 16:31).

Chúa Giêsu kể câu truyện trên để giúp ích cho những người Pharisiêu, là những người mà Ngài thường lên án do trái tim cứng cỏi và sự lì lợm của họ trước những chân lý Ngài rao giảng. Chúa Giêsu nói với họ rằng thái độ đọc và sống luật bằng chữ nghiêm ngặt của họ không những không làm cho họ mà còn làm cho cả những người khác cũng không thể nhận ra chân lý. Có lẽ nhiều người chúng ta cũng như thế, cho nên câu truyện hôm nay cũng là bài học áp dụng cho mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, cho dù là Chúa Kitô Phục Sinh có muốn đến với chúng ta đi nữa mà chúng ta không đồng ý sẵn sàng thì cũng vô dụng. Cái lúc mà chúng ta nhận thấy rằng mình không cần ơn trên phù trợ là lúc mà chúng ta đóng cửa lòng mình lại. Phương thế duy nhất để chúng ta có thể nhận lãnh ơn của Chúa là phải qua cây Thánh Giá. Không có một cách thức nào khác để chúng ta có thể hiệp thông với Chúa Kitô Phục sinh mà không phải qua Thánh Giá.

Cho dù là các bạn có ở trong tình trạng nào đi nữa trong lúc này, vui mừng phấn khởi hay là chán nản, bệnh tật hay khỏe mạnh, giàu có hay nghèo khổ, tình thương của Thiên Chúa hằng luôn ở cùng các bạn. Nếu các bạn biết mở lòng ra trong sự khiêm nhượng, như chính Chúa Giêsu đã làm trên thánh giá, Ngài sẽ đổ vào lòng các bạn tình yêu của Ngài. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ nói với các bạn về chính con người của các bạn và về mối liên hệ của các bạn với tha nhân, là điều thường hay làm cho các bạn đau khổ. Mối liên hệ đó có thể đã bị thương do sự hiểu lầm, cắt đứt, lạm dụng, và nó tạo cho các bạn mặc cảm tội lỗi. Tuy nhiên, không bao giờ mà tình yêu của Thiên Chúa không hiện diện cùng các bạn ở những lúc cùng quẫn đó để nâng đỡ, chữa lành, và tẩy rửa các bạn.

Cũng giống như câu truyện trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta những lời của Thiên Chúa để cảnh cáo chúng ta phải biết vâng theo. Chúng ta vâng theo vì chúng ta được một Thiên Chúa quyền năng, Ngài yêu thương.

-------------------------------------

 

TN 26-C15. Suy Niệm của JKN


Câu hỏi gợi ý:

 

Người giàu có trong bài Tin Mừng hôm nay có phạm một tội ác nào không? Ông phải chịu hình: TN 26-C15


1. Người giàu có trong bài Tin Mừng hôm nay có phạm một tội ác nào không? Ông phải chịu hình phạt nơi âm phủ vì lý do gì? Đó có phải là một tội không?

2. Làm ngơ hay lãnh đạm trước những đau khổ, cùng quẫn, cảnh áp bức mà người thân mình đang phải gánh chịu một cách bất công mà không ra tay can thiệp khi có thể, có phải là tội lỗi không? Đó có phải là thiếu tình yêu? Và như thế, có thể vào được Nước Trời là nơi chỉ dành cho những người biết yêu thương thật sự không?

Suy tư gợi ý:

1. Chúng ta chỉ là những người quản lý những gì chúng ta có

Tất cả những gì chúng ta đang có trong tay, dù là vật chất hay tinh thần (đức độ, tài năng, chức quyền, địa vị, hay của cải, tiền bạc, v.v…) cũng đều do Thiên Chúa ban. Ngài muốn chúng ta tạm thời quản lý để làm những việc ích lợi cho Thiên Chúa và tha nhân, tức làm lợi cho Nước Trời. Chúng không phải là của ta, vì nếu chúng thật sự là của ta, thì chúng cũng phải theo ta về đời sau. Nhưng trong thực tế, khi lìa cuộc đời, ta phải để lại tất cả cho người khác. Do đó, xét cho cùng, chúng ta chỉ là những người quản lý tạm thời những gì chúng ta đang có, và phải sử dụng chúng theo ý muốn của người chủ đích thực của chúng là Thiên Chúa. Và chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về cách chúng ta quản lý chúng. Người quản lý nào không sử dụng của cải tiền bạc của chủ đúng theo ý chủ, nghĩa là không làm lợi cho chủ mà chỉ làm lợi cho mình, sẽ bị đuổi việc hoặc phải chịu trách nhiệm về cách quản lý sai trái ấy.

Trong dụ ngôn bài Tin Mừng hôm nay, người phú hộ bị hình phạt dưới âm phủ, chịu lửa thiêu đốt và khát cháy cổ, không phải vì phạm một tội ác nào, mà chỉ vì sử dụng của cải Thiên Chúa ban để ích lợi cho một mình mình. Ông ta «mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình», bỏ mặc người nghèo ở ngay trước cổng nhà mình «sống chết mặc bay!», phải chịu «mụn nhọt đầy mình», «mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta», «thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no» mà không hẳn được ai cho. Người phú hộ ấy – cũng như biết bao người giàu có khác – nghĩ rằng những gì mình đang có trong tay là của mình, mình muốn sử dụng hay hưởng thụ thế nào, cho ai hay không cho ai là tùy ý mình. Ông ta nghĩ rằng ông hoàn toàn vô tội khi không làm thiệt hại gì ai. Đối với những người nghèo khổ đến với ông, ông nghĩ ông có quyền không cho, và làm như thế ông không có lỗi gì với họ cả: ông có làm gì khiến họ bị thiệt hại đâu!

Nhưng việc ông phải chịu phạt dưới âm phủ chứng tỏ cách suy nghĩ như thế là hoàn toàn sai lầm. Tuy dù ông không có hành động tích cực hay cụ thể nào gây bất công cho ai, nhưng việc chỉ dùng của cải Thiên Chúa ban để hưởng thụ một mình mình, hay một mình gia đình mình, đồng thời làm ngơ hoặc không đếm xỉa gì đến những đau khổ của những người nghèo túng, bị áp bức chung quanh mình, thì ông đã phạm một tội rất nặng rồi. Vì tiền bạc của cải ông có, thật ra đâu phải là của ông khiến ông có toàn quyền sử dụng theo ý mình. Ông chỉ là người quản lý, và ông phải quản lý làm sao để chứng tỏ ông có tình thương, để làm lợi cho Nước Trời, là thứ xã hội lý tưởng trong đó mọi người luôn yêu thương nhau. Có thế ông mới xứng đáng được hưởng hạnh phúc trong Nước Trời, vốn chỉ dành cho những con người có tình yêu thương thật sự. Theo bài Tin Mừng về ngày phán xét cuối cùng (Mt 25,31-46), rất nhiều người chẳng phạm một tội ác nào tích cực, thế mà chẳng thể vào được Nước Trời chỉ vì, như Chúa nói, «xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng» (Mt 25,42-43).

2. Của cải vật chất trên nguyên tắc là để mọi người hưởng dùng

Thiên Chúa tạo dựng nên của cải vật chất trên thế gian là cho tất cả mọi người hưởng dùng. Nhưng vì các cơ chế xã hội còn bất toàn, nên sự phân phối của cải chưa hợp lý, khiến cho xã hội còn nhiều bất công: «kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra». Do đó, để sửa chữa hay giảm bớt bất công trong xã hội, những ai được cơ chế xã hội ưu đãi khiến mình giàu có hơn người, dù là giàu có một cách rất hợp pháp, phải biết chia sẻ cho những người nghèo khổ hơn mình, nhất là những người gặp cảnh cùng quẫn. Đó là nghĩa vụ mà lương tâm tự nhiên của con người đòi hỏi, không cần phải nại đến luân lý Ki-tô giáo. Cổ nhân ta có những câu như «Lá lành đùm lá rách», «Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn», «Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng». Việc xây dựng một xã hội công bằng, trong đó của cải được phân chia hợp lý, hay việc chống bất công, cũng là nghĩa vụ của mọi người, nhất là những người được Thiên Chúa ban cho nhiều khả năng làm việc ấy một cách hữu hiệu (những người có tài năng, chức quyền, có địa vị trong xã hội và Giáo Hội…)

Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa công bằng và yêu thương, Ngài đã cho Con Một Ngài xuống thế để loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa hay Nước Trời và khởi đầu xây dựng nước ấy, trước hết tại trần gian, và sau đó là trên trời. Nước Trời là một xã hội hay Giáo Hội lý tưởng, trong đó mọi người đều đối xử với nhau không chỉ hợp với lẽ công bằng, mà còn phải đầy tình yêu thương nữa. Những người ích kỷ, chỉ biết hạnh phúc một mình, đầy đủ một mình, những người chủ trương ai chết mặc ai, ai khổ mặc ai, không thể là đối tượng của Nước Trời. Vì thế, những người theo Ngài, tức các Ki-tô hữu, có nhiệm vụ tiếp nối công việc của Ngài là làm chứng và xây dựng cho Nước Trời. Làm chứng là chính mình sống đúng tinh thần công bằng và yêu thương của Nước Trời ngay trong chính môi trường mình đang sống. Xây dựng là làm sao để trong môi trường mình sống ngày càng có nhiều người sống tinh thần ấy. Thiết tưởng mọi Ki-tô hữu cần ý thức và quan tâm tới chiều kích xã hội và giáo hội này.

3. Những người giàu có, hạnh phúc, cần quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với người nghèo túng, đau khổ

Qua bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Thiên Chúa không chấp nhận cho vào Nước Trời những người sống ích kỷ, không biết yêu thương, những người lãnh đạm hoặc làm ngơ trước những đau khổ, thế cùng quẫn, tình trạng bị áp bức, bóc lột mà những người chung quanh ta đang phải gánh chịu một cách bất công. Vì thế, một cách cụ thể, chúng ta cần biết chia sẻ, giúp đỡ họ, và phải làm một cái gì đó khi có thể. Nếu chúng ta có tình yêu đích thực, tình yêu ấy ắt sẽ khiến chúng ta bức xúc và không thể im lặng hay bất động trước những đau khổ người khác đang phải chịu trước mắt mình. Tình yêu đích thực không cho phép chúng ta hành động như anh nhà giàu trong bài Tin Mừng hôm nay, an tâm «mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình» trong ngôi nhà khang trang đầy tiện nghi, không thèm đếm xỉa đến nỗi cùng quẫn của những «La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, thèm được những thứ trên bàn ăn rớt xuống mà ăn cho no» đang nằm trước cổng nhà mình. Tình yêu đích thực không cho phép chúng ta khoanh tay ngồi nhìn những kẻ ác tự do gây bất công cho những kẻ thế cô, khi mà chúng ta có thể dùng tài năng hay địa vị của chúng ta để can thiệp.

Chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những gì Thiên Chúa ban mà chúng ta lại không sử dụng để làm lợi cho Ngài và tha nhân. Dụ ngôn về nén bạc cho chúng ta biết điều ấy (xem Mt 25,14-30; Lc 19,12-27): Kẻ nào đem chôn nén bạc Chúa trao, dù chỉ là một nén, mà không sinh lợi ích cho Ngài, thì sẽ Ngài bị kết án: «Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng» (Mt 25,30). Do đó, chúng ta không thể tự hào mình vô tội chỉ vì mình không hề làm điều gì bất công. Coi chừng chúng ta là kẻ tội lỗi đáng kết án chỉ vì đã không làm những gì lương tâm và tình yêu thương đòi buộc phải làm, dù bởi lười biếng hay hèn nhát…

Cầu nguyện

Lạy Cha, con cảm thấy mình chưa đủ tình thương đối với Cha cũng như với đồng loại, vì con chưa dám hy sinh một chút danh tiếng, một chút thì giờ, một chút của cải, hay chấp nhận một chút đau khổ, nhục nhã, khó nhọc để làm cho những người thân đang đau khổ chung quanh con bớt đau khổ. Con vẫn chỉ nghĩ tới sự an toàn và hạnh phúc của riêng con, coi sự an toàn và hạnh phúc của con hơn tất cả. Xin ban cho con có nhiều tình yêu hơn, vì có đủ tình yêu, con sẽ làm được tất cả những gì Chúa muốn, những gì lương tâm và tình yêu đòi buộc. Amen.

-------------------------------------

 

TN 26-C16. Kẻ giàu người nghèo


 - Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa

Câu hỏi gợi ý:

 

Lời Chúa, qua ba bài đọc, muốn nhắn nhủ ta điều gì?  2. Quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo: TN 26-C16


1. Lời Chúa, qua ba bài đọc, muốn nhắn nhủ ta điều gì?
2. Quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo ?
3. Sự chia sẻ.

Suy tư gợi ý:

1. Chủ đề của Phụng vụ Lời Chúa: Hạnh phúc vĩnh cữu.

Qua ba bài đọc, Giáo Hội muốn ta ý thức lại cùng đích tối hậu của đời ta là CUỘC SỐNG VĨNH HẰNG, là HẠNH PHÚC VIÊN MÃN. Trong bài đọc 1, Ngôn Sứ Amốt đã ghê tỡm những thú vui trần tục. Ong đã cảnh cáo các vua chúa nếu cứ tiếp tục hưởng thụ một lối sống sa đoạ, sẽ có ngày đền tội bằng một cuộc đời lưu đày vất vả. Bài dọc 2, Thánh Phaolô khuyên đồ đệ thân tín của mình hãy can đảm sống công chính cho đến ngày Đức Giêsu quang lâm. Ngày đó, những kẻ tín trung sẽ được chiêm ngắm dung nhan của vị Chúa Tể Càn Khôn, Người đã sai Đức Giêsu, Con Một của Người đến trần gian dể cứu độ chúng sinh. Hạnh phúc được chiêm ngắm Ngài sẽ là viên mãn và vĩnh cữu. Bài đọc 3, sự tương phản giữa hai cuộc sống đưa đến sự tương phản giữa hai hạnh phúc: Hạnh phúc tương đối và hạnh phúc tuyệt đối. Ở cuộc sống chóng qua này, người nhà giàu xem ra rất hạnh phúc, ăn sung mặc sướng. Trong khi đó, Ladarô nghèo đói khổ cực, bệnh tật ghẻ chốc, bị khinh rẻ. Nhưng tất cả đều qua đi nhanh chóng vì ai cũng phải chết. Sau khi chết, cuộc sống vĩnh hằng bắt đầu, hạnh phúc hay đau khổ vĩnh viễn. Ong nhà giàu đã sa vào chốn cực hình. Người nghèo khó đã ung dung hạnh phúc trong lòng Apraham. Như vậy, Lời Chúa khuyên chúng ta hãy can đảm lội ngược dòng đời, hãy từ bỏ những sự phù phiếm thế gian để chiếm lĩnh phần phúc trên trời. Nhưng thế nào là phù phiếm thế gian ? Có phải hễ cứ giàu có thì sở đắc nhiều phù phiếm thế gian chăng?

2. Quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Ta thấy người giàu có đã sa vào âm phủ đời dời kiếp kiếp với những cực hình không thể tả nỗi. Một giọt nước đở khát cũng không được. Rồi ta lại liên hệ đến câu nói của Chúa Giêsu:" Người giàu có vào nước Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim". Hoá ra sự giàu có là một trọng tội? Sự nghèo khổ là cơ duyên cho một hạnh phúc vĩnh cữu? Vậy tại sao ai trong chúng ta cũng đều muốn trở nên giàu có? Nếu chúng ta không có quan niệm đúng về kẻ giàu người nghèo, chắc chắn chính chúng ta sẽ tự mâu thuẫu với chúng ta. Chúng ta thường tự hào khi đứng về phía người nghèo để đấu tranh cho họ. Không lẽ chúng ta đấu tranh cho họ để họ nghèo thêm? Mà nếu đấu tranh cho họ khá hơn thì tức là ta đã làm cho họ xấu hơn. Chương trình xoá đói giảm nghèo phỏng có ích gì? Và phải chăng ông Dale Carnegie đã sai lầm khi cho rằng một trong những điều kiện làm ta vui sống chính là ta phải thoát khỏi tình trạng túng quẫn thiếu nợ. Thực ra, nếu trong xã hội có nhiều người giàu thì càng tốt chứ sao. Vì như thế, người nghèo mới hy vọng có nơi để mượn tiền khi túng quẫn. Ai cũng thiếu ăn thì ai có thể giúp ai được.

Như vậy, kẻ giàu, theo Tin Mừng, tức là người xem của cải trần gian này là mục đích tối hậu, nếu không nói sự giàu sang phú quí chính là thần tượng mà họ tôn thờ, là Chúa của lòng họ. Cái phao cuối cùng của họ là vật chất. Họ bám víu vào nó. Họ chiếm hữu nó bằng mọi giá. Hậu quả là họ tự phụ khi họ giàu. Họ mặc cảm khi họ làm ăn thua lỗ. Họ ganh tị khi thấy người khác kinh tế khá hơn mình. Tôi còn nhớ, cách đây không bao lâu, Báo Công an Thành phố HCM có đăng tin. Chỉ vì ganh ghét người bạn đồng nghiệp ngư phủ của mình làm ăn phát đạt mà kẻ sát nhân đã mất hết tính người, trói cả gia đình người bạn quẳng xuống sông, nhận chìm luôn chiếc ghe của họ. Rất tiếc, kẻ sát nhân đó là một người "có đạo".

Còn kẻ nghèo, theo Tin Mừng, là người xem đồng tiền như một đầy tớ hữu dụng, biết dùng nó để mua những giá trị đời đời. Kẻ nghèo không bao giờ coi thường vật chất, cũng không tôn sùng nó như vị chúa tể của lòng mình. Họ biết đặt nó đúng vị trí. Do vậy, trong thực tế, có thể người giàu có trước mặt thế gian lại là người nghèo khó trước mặt Thiên Chúa. Và ngược lại. Đến đây, chúng ta có thể trở về với vấn nạn: Ta phải làm gì để đạt hạnh phúc đời đời?

3. Chia sẻ

Muốn đạt hạnh phúc đời đời ta phải trở nên nghèo khó. Nghĩa là ta không dính bén của cải trần gian này. Ta có lắm của nhiều tiền là một việc tốt. Ta biết dùng nó để tạo cuộc sống ấm no cho bản thân gia đình và xã hội, một điều kiện cần thiết dể thực thi lòng mến Chúa yêu người. Ngoài ra, ta cũng biết chia sẻ với người anh em đang thiếu thốn như là một trách nhiệm phải làm chứ không như là một việc thi ân giáng phúc. Dĩ nhiên sự chia sẻ đó phải phát xuất từ thiện tâm của ta là giúp người anh em tiến gần Chúa hơn (hiểu theo nghĩa rộng là Chân Thiện Mỹ).

NGUYỆN:

Lạy Chúa, là Khôi Bình viên, hơn ai hết con phải biết chia LỜI và sẻ BÁNH cho anh em con. Xin Chúa cho con có đủ quảng đại để biết chia mà không tính toán hơn thiệt. Xin cho con không những chỉ chia những cái dư thừa, nhưng ngay cả cái con đang cần, để con ngày nên giống Chúa Giêsu trần trụi trên thập giá hơn. Amen.

-------------------------------------

 

TN 26-C17. Dấu chỉ được Chúa đặc biệt hậu đãi


- Nhóm Đồng Hành

Chi Tiết Hay

 

Trong Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn người quản gia bất lương và: TN 26-C17


Trong Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn người quản gia bất lương và kết luận rằng không ai được làm tôi hai chủ. "Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy thì cười nhạo Đức Giêsu" (16:14). Họ nghĩ rằng của cải là dấu chỉ được Chúa đặc biệt hậu đãi. Vì thế, Đức Giêsu đã kể thêm một dụ ngôn khác về người giầu có và Lazarô để lên án thái độ tự mãn của họ.

(c.19) Người giầu có thì không được nêu danh tính trong khi người ăn xin thì được nêu rõ tên như có ý muốn đảo ngược lại quan niệm thông thường. Người giầu có ở đời này đổi ngược lại số phận với người ăn xin ở đời sau. Sự kiện này như nhắc lại những điều được chúc phúc và bị nguyền rủa ở trong bài giảng Các Mối Phúc Thật (6:20,24).

(c.24) Không phải cứ kêu lên: "cha Abraham", là đủ để làm cho người ta trở nên con cái của ông và được hưởng ơn cứu chuộc. Gioan Tẩy Giả đã nói "Đừng vội nghĩ bụng rằng 'Chúng ta đã có tổ phụ Abraham' thì đã đủ để được cứu chuộc" (Lk 3:8); nhưng phải "sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối".

"Xin thương xót tôi": Điều oái ăm là bây giờ người giầu có lại trở thành kẻ ăn xin.

(c.29) Lời của Thiên Chúa qua Môi sen và các ngôn sứ chính là thánh ý của Thiên Chúa cho những ai tìm kiếm. Đức Giêsu đã cho hiểu rằng Ngài không phá hủy Lề Luật (16:17), vì thế luật buộc phải bố thí cho người nghèo vẫn có giá trị. Người giầu có không phải là người được Thiên Chúa đặc biệt hậu đãi. Nhưng họ có bổn phận phải chia sẻ cho người nghèo theo luật buộc.

(c.31) Đối với những người đã có lòng chai đá thì dù cho có người về từ cõi chết cũng sẽ không thuyết phục được họ. Dụ ngôn Chúa kể cho những người Pharisêu, đã như là một sự khước từ. Họ cứng đầu tiếp tục con đường hư vong giống như người giầu có đã đi. Nếu họ đã coi thường Lề Luật, thì lời giáo huấn của Chúa chẳng thay đổi gì được họ.

Một Điểm Chính

Hãy dùng của cải một cách khôn ngoan, vì của cải chỉ là những gì Thiên Chúa cho chúng ta tạm giữ để giúp đỡ người nghèo khổ.

Suy Niệm

Bạn cảm thấy thế nào mỗi khi gặp người hành khất ngoài đường?

Những điều kể trong Phúc Âm có vẫn còn đang xảy ra ngày hôm nay chăng? Bạn thấy mình có những điều gì giống người giầu có?, và có những gì giống người nghèo khó trong đoạn Phúc Âm hôm nay?

-------------------------------------

 

TN 26-C18. Thắp một ngọn đèn- Lm. Vũ Minh Nghiễm

 

Barbara Varenhorst trong cuốn sách nhan đề là Real Friends (Những người bạn chân thật) có: TN 26-C18


Barbara Varenhorst trong cuốn sách nhan đề là Real Friends (Những người bạn chân thật) có viết về một phụ nữ tên Erma như sau.

Hôm đó, một người đàn bà tên là Erma có việc đi Chicago bằng phi cơ. Cô đến phi trường khoảng nửa tiếng trước khi máy bay cất cánh. Làm thủ tục xong, Erma ngồi chờ nơi phòng đợi. Trong lòng cô còn đang bực mình vì những chuyện không vui tuần vừa rồi. Cô lấy một cuốn sách hay ra đọc.

Nhưng rồi bỗng Erma nghe tiếng một người đàn bà khác đã có tuổi ngồi bên cạnh nói:

- Tôi đoán rằng tại Chicago trời lạnh lắm.

Erma mắt không rời cuốn sách, đáp lại cách lơ đễnh:

- Có thể lắm.

Người đàn bà có tuổi kia tiếp tục nói. Erma tiếp tục trả lời lại bằng những câu cụt ngủn lạnh lùng.

Thế rồi bà ta nói ra một tin động trời.

- Tôi hiện đi theo xác chồng tôi đem về Chicago. Anh ấy đã chết đột ngột sau 53 năm hôn phối.

Đến đây, quả tim Erma nhảy lên, đập nhanh đập mạnh. Cô nhận thức được rằng người đàn bà đang ngồi bên cạnh mình là người đau khổ, cần một người khác biết lắng tai nghe, biết cảm thông, hầu bà có thể thổ lộ tâm tình, cho vơi sự đau khổ đang đè nặng tâm hồn bà. Bà ấy không van xin một lời khuyên nhủ. Không van xin bạc tiền. Bà chỉ đi tìm một người biết lắng tai nghe. Thế mà Erma đã vô tình, làm người hoàn toàn xa lạ.

Bây giờ cô xếp sách lại, bỏ xuống ghế, đưa hai tay cầm lấy tay bà kia, và lắng tai nghe bà kể lể nỗi niềm đau thương của bà.

Trong khi lắng tai nghe bà kia kể lể, Erma quên hết các vấn đề khó khăn của mình. Cô bỗng cảm thấy tươi trẻ lại, can đảm hơn, mạnh mẽ hơn.

Khi tiếng người nhân viên hàng không vang lên trong máy phóng thanh, báo tin đã đến giời đi Chicago, Erma khoác tay bà kia lên máy bay. Tới nơi, họ chia tay nhau, tới chỗ ngồi của mình. Họ ngồi cách nhau vài ba hàng ghế.

Khi Erma đang đứng bỏ chiếc áo quàng lên hộp đựng hành lý phía trên đầu, Erma nghe bà kia nói với người hành khách bên cạnh bà y như đã nói với cô trước đây..

“Tôi đoán rằng ở Chicago trời lạnh lắm...”

Nghe vậy, Erma tự nhiên thốt lên một lời cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa ban cho người hành khách kia ơn biết nhẫn nại và lắng tai nghe với tất cả tấm lòng thương yêu.

Câu chuyện đây giống như câu truyện Chúa phán trong bài dụ ngôn hôm nay về người phú hộ và người ăn mày nghèo khổ tên là Lazarô. Người giàu có đầy đủ hết mọi sự. Còn Lazarô thì thiếu thốn hết mọi sự. Lazarô rất cần sự giúp đỡ và chỉ cần rất ít thôi. Nếu người phú hộ kia muốn giúp đỡ Lazarô, thì chỉ cho anh ăn những mụn bánh từ bàn tiệc của ông rơi xuống đất cũng đủ. Nhưng ông không bao giờ để ý đến Lazarô cả. Ông coi Lazarô như không có. Cách xử trí của ông đối với Lazarô không khác gì cách xử trí của Erma lúc ban đầu đối với người đàn bà đau khổ trong câu chuyện nói trên.

Cái tội làm cho người phú hộ trong dụ ngôn hôm nay phải chịu cực hình trong địa ngục là tội gì?

Ông không bảo đầy tớ đuổi Lazarô ra khỏi cổng nhà của ông.

Ông không đánh đập Lazarô mỗi khi ông đi ngang qua chỗ anh nằm.

Ông không chưởi bới rủa nộp Lazarô mỗi khi ông trông thấy anh.

Vậy tội làm cho người phú hộ phải chịu cực hình là tội gì?

- Thưa là tội ông ta coi Lazarô như không có! Tội ông ta không phải là một tội phạm vì đã làm một điều không được làm. Tội ông là một tội thiếu sót. Không làm điều đáng lý ông phải làm (sin of omission). Tội người phú hộ là tội không lay một ngón tay để giúp đỡ một tí, một tí thôi, người nghèo cực cần được giúp đỡ.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn về chúng ta và xã hội chúng ta hôm nay. Ai trong chúng ta mà không nhận thấy rằng câu chuyện Lazarô đang tái hiện hằng ngày giữa chúng ta ? Đang tái hiện trong mọi tầng lớp của xã hội chúng ta đang sống?

Con người chúng ta, xã hội chúng ta đang đặt ưu tiên của mình trên vật chất hơn là trên con người.

Tổng thống Eisenhower trước đây có nói: “Mỗi một cái súng được đưa ra, mỗi một chiến hạm được hạ thủy, mỗi một hỏa tiễn được bắn đi, xét cho cùng là một cuộc đánh cắp người nghèo đói, không cơm ăn áo mặc.”

Tổng thống John K. Kennedy còn nói mạnh hơn nữa: “Khi người ta đặt ưu tiên của vật chất trên con người, không những người ta hủy hoại lớp người nghèo cực, mà còn hủy hoại cả xã hội mình đang ở giữa. Nếu một nước tự do mà không lo cứu vớt lớp người nghèo, người ta cũng không thể cứu vớt được lớp người giàu.”

Nếu chúng ta không lưu tâm đến những kẻ túng thiếu ở giữa chúng ta, thì không những chúng ta hủy hoại họ, mà hủy hoại cả chính bản thân chúng ta nữa.

Nói như vậy, có những người cũng còn cho là mơ hồ, chưa nhìn thấy một câu trả lời cụ thể cho cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Vậy chúng ta có thể trả lời cho bài học của dụ ngôn hôm nay bằng ba cách.

Thứ nhứt. Chúng ta xử sự như người phú hộ trong Phúc âm hôm nay: nhắm mắt lại trước mọi hoàn cảnh không may mắn, trước mọi đau khổ đang xảy đến chung quanh chúng ta.

Thứ hai. Chúng ta không nhắm mắt lại trước hoàn cảnh đau thương, khỗ cực, túng thiếu đang xảy ra chung quanh. Chúng ta lên tiếng phản đối ầm ĩ, bằng lời nói, hoặc bằng ngòi viết. Nhưng chỉ có bấy nhiêu thôi! Chúng ta không lay ngón tay để làm một việc gì khác nữa cả, ngoài ra lời nói và ngòi viết.

Sau cùng, thay vì nhắm mắt lại trước những cảnh đau thương khổ cực, thay vì đứng nguyền rủa bóng tối do hoàn cảnh tạo nên, chúng ta thắp lên một ngọn đèn, và thực hành một cử chỉ cụ thể nào đó.

Ngọn đèn của một mình tôi xem ra mờ yếu. Nhưng nếu ngần nầy người trong nhà thờ hôm nay, mỗi người cùng thắp lên một ngọn đèn, thì sẽ tạo ra một rừng ánh sáng, đuổi bóng tối âm u ra khỏi khu vực của chúng ta.

Nếu mỗi người con cái Chúa đều thắp lên một ngọn đèn như vậy, thì không bao lâu ánh sáng sẽ lan toả ra khắp nơi, trong làng mạc chúng ta sinh sống, trong thành thị chúng ta hoạt động, torng quốc gia chúng ta đang cư ngụ, trong toàn thế giới.

Vậy bây giờ chúng ta hãy bắt đầu thực hành những việc nhỏ mọn, như Erma đã làm đối với người đàn bà đau khổ tại phi trường trong câu chuyện mở đầu. Nghĩa là làm những gì chúng ta có thể làm. Đây là sứ điệp của bài Tin Mừng mà Đức Yê-su thách đố chúng ta hôm nay:

“Chúng con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã thương yêu chúng con.”

Khi chúng ta xử đại lạnh lùng đối với nhau thì mọi sự đều bế tắc hỗn loạn. Khi chúng ta biết thương yêu lẫn nhau, thì mọi sự thảy đếu xuôi gió thuận buồm.

-------------------------------------

 

TN 26-C19. Lòng nhân đạo- Lm. Bùi Mạnh Tín

 

Chia sẻ tiền của cho những người nghèo đói, đó là một hình thức bác ái cụ thể nhất và luôn: TN 26-C19


Chia sẻ tiền của cho những người nghèo đói, đó là một hình thức bác ái cụ thể nhất và luôn được Chúa chúc phúc.

Trong cuộc sống, chúng ta thường phân biệt: công bằng và bác ái.

Công bằng là điều buộc phải tuân giữ, không tuân giữ thì có tội, chẳng hạn: không được bớt xén tiền bạc, không được lấy của kẻ khác, đừng làm hại tài sản của tha nhân, v...v...

Bác ái là nhưng điều không buộc, muốn thì làm không thì thôi, chẳng hạn: cho kẻ nghèo một đồ vật cần dùng, ủng hộ cho cơ quan từ thiện một số tiền,v...v...

Suy nghĩ kỹ, chúng ta thấy, nếu chỉ làm những việc phải làm, nếu chỉ dừng lại ở mức độ công bình, mà không tiến tới mức độ bác ái, con người vẫn chưa sống xứng với “đạo làm người”, sẽ đánh mất đi “lòng nhân đạo” và sẽ trở thành ích kỷ. Hiểu như vậy, cha ông chúng ta đã thường dùng những câu châm ngôn để nhắc nhở: “Chia cơm xẻ áo”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”.

Về phương diện tôn giáo, đặc biệt trong Kitô giáo, bác ái không phải có tính cách “nhiệm ý”, nhưng là một điều luật căn bản và quan trọng, như Chúa Giêsu tuyên bố: “Đây là một giới răn mới”. Là một điều luật, một giới răn, bác ái mang tính cách bắt buộc, và mọi Kitô hữu phải tuân giữ. Để nhấn mạnh tầm quan trọng này, Chúa Giêsu đã kể cho chúng ta câu truyện về một nhà phú hộ và Lagiarô. Theo câu truyện, nhà phú hộ không làm gì sai đức công bằng: không gian tham, không trộm cắp, không bớt xén tiền của tha nhân. Nhưng điều tạo nên số phận bất hạnh đời đời cho ông, chính là ông không quan tâm đến Lagiarô, một người nghèo và bệnh tật mà ông gặp hằng ngày, không chia sẻ cơm áo cho người anh em trong cảnh túng quẫn đang hiện diện bên ông. Ông chỉ biết phung ph1i tiền của để tạo nên hạnh phúc cho riêng mình. Nói khác, ông sống ích kỷ. Ở đây, chúng ta cũng nên nhớ lại quang cảnh ngày phát xét chung, do chính Chúa Giêsu mô tả (Mt 25:31-46). Định mệnh đời sau của mỗi người hầu như tùy thuộc hoàn toàn vào tinh thần bác ái – có nghĩa là, tất cả những việc tốt chúng ta làm cho tha nhân, dù âm thầm và nhỏ bé, cũng luôn mang giá trị cứu độ và đóng góp vào hạnh phúc mai sau. Bác ái, như Chúa Giêsu cho biết, là con đường bảo đảm nhất dẫn vào Nước Trời. Hơn thế, Chúa cho thấy những ích lợi của bác ái ngay trong cuộc sống này.

Bà goá miền Sarepta, vì biết chia sẻ nước uống và bánh cho tiên tri Isai, đã được Thiên Chúa cứu sống qua thời gian hạn hán, bằng cách làm cho hũ bột và bình dầu của bà không bao giờ vơi cạn (xem 1 Các Vua, 17). Tabitha được thánh Phêrô cho sống lại, “vì bà là người đã làm nhiều việc tốt và việc bố thí đối với tha nhân” (xem TĐCV 9:36-42). Cùng với lời cầu nguyện và ăn chay, sự bố thí rộng lượng của Monica đã đem con trai của bà là Augustinô về với Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng ta biết “dùng của cải đời này để mua sắm nước Thiên đàng đời sau.”

-------------------------------------

 

TN 26-C20. Bác ái cụ thể


- Lm. Louis Thanh Minh

 

Chắc hẳn ai trong chúng ta lúc học giáo lý đều hiểu rõ đức bác ái là cốt tủy của đạo thánh Chúa: TN 26-C20


Chắc hẳn ai trong chúng ta lúc học giáo lý đều hiểu rõ đức bác ái là cốt tủy của đạo thánh Chúa: "Mười điều răn Đức Chúa Trời tóm về hai nầy mà chớ: "Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy". Trong ba năm rao giảng nước trời Đức Chúa Giêsu đã huấn dụ rất nhiều về Đức bác ái như bài giảng trên núi (xem Mt chương 5), dụ ngôn về người Samaritanô nhân hậu (Lc 10, 29-37), diễn từ chung luận về ngày tận thế (xem Mt. 25, 31-46), dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô hôm nay (Lc 16, 19-31). Và nhất là lời trối trăng di chúc của Ngài trong bữa tiệc ly tối thứ năm trước khi bước vào giờ tử nạn: "Thầy truyền cho chúng con hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con, nhờ đó thiên hạ sẽ nhận ra các con là môn đệ của thầy" (Ga 13, 34-35)

Quảng diễn giáo thuyết của thầy chí thánh, thánh Phaolô đã ca lên trong bài ca đức ái (xem 1Cor 13) và Ngài đã khẳng quyết: "Yêu thương anh em là chu toàn lề luật".

Tiên tri Amos trong bài đọc 1 đã nói với những người phú quý giàu sang rằng vì họ xưa kia đã được sung sướng no đầy nên nay phải bị lưu đày.

Người phú hộ trong bài Phúc Âm, thuở sinh tiền đã sống trong nhung lụa giàu sang phung phí yến tiệc linh đình mà khinh chê rẻ rúng người hành khất đáng thương Lazarô túc trực bên vỉa hè, do đó ngày nay bị trầm luân muôn kiếp trong lửa hỏa ngục, còn Lazarô suốt đời cực khổ, sống chẳng ra người thì nay được hưởng phần thưởng trên nước Thiên đàng với tổ phụ Abraham.

Đây là một câu chuyện nửa dụ ngôn, nửa thực tế, đáng chúng ta run sợ xét lại mức độ thực thi bác ái cụ thể của mình.

-------------------------------------

 

TN 26-C21. SCHWEITZER VÀ K? NGHÈO KH? - Mark Link S.J.


Bài đọc:Am 6 ; 1,4-7;1 Tm. 6: 11-16 ; Lc 16 ; 19-31

Chủ đề: Chúng tôi là kẻ chăm sóc anh chị em chúng tôi.

 

Năm 1950,  một hội nghị đại diện 17 quốc gia đã bầu Abbert Schweitzer làm “người hùng của: TN 26-C21


Năm 1950,  một hội nghị đại diện 17 quốc gia đã bầu Abbert Schweitzer làm “người hùng của thế kỷ”. Hai năm sau tức năm 1952, Schweitzer được thưởng giải Nobel hoà bình. Schweitzer được toàn thế giới tuyên dương là một thiên tài đa dạng: ông vừa là một triết gia lừng danh, một thần học gia tăm tiếng, một sử gia đáng kính, một tay chơi sôlô trong dàn nhạc, và còn là một bác sĩ thừa sai. Nhưng điểm nổi bật nhất nơi ông là niềm tin Kitô giáo sâu sắc. Chính niềm tin này đã ảnh hưởng đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong đời sống của ông.

Năm 21 tuổi, Schweitzer tự hứa với mình là sẽ nghiên cứu nghệ thuật và khoa học cho đến năm 30 tuổi, rồi sẽ cống hiến cuộc đời còn lại cho những người thiếu thốn bằng một hình thức phục vụ trực tiếp nào đó. Và thế rồi, vào sinh nhật thứ 30 của ông, nhằm ngày 13-10-1905 ông đến một hộp thư ở Paris gởi một số thư từ về cho bố mẹ và bè bạn thân thiết nhất báo cho họ biết ông sắp sửa ghi tên vào đại học để lấy bằng y khoa, sau đó ông sẽ đi Phi Châu sống như một bác sĩ thừa sai làm việc giữa đám dân nghèo. Những lá thư ấy lập tức bị phản đối ngay. Trong cuốn sách của ông nhan đề “Out of My life and Thought (Bên ngoài đời sống và tư tưởng của tôi). Schweitzer viết:  “Bà con và bè bạn tôi đồng loạt phản đối dự tính  điên rồ của tôi. Họ bảo tôi là một người đem chôn dấu tài năng đã được uỷ thác cho mình… Một phu nhân đầy tinh thần tiến bộ nọ chứng tỏ cho tôi rằng tôi có thể sinh ích lợi hơn nhiều bằng một giảng sư đại học để phục vụ cho ngành Y khoa bản xứ hơn là lao mình vào hành động mà tôi đang toan tính”.

Tuy nhiên, Schweitzer vẫn khăng khăng thực hiện những dự tính của mình. Năm 38 tuổi, ông trở thành một bác sĩ Y khoa thực thụ. Năm 43 tuổi, ông đến Phi Châu mở một bệnh viện cạnh bờ rừng của khu vực lúc bấy giờ được gọi là Phi Châu xích đạo. Ông chết ở đó vào năm 1965 hưởng thọ 90 tuổi.

Vậy động lực nào đã giúp Albert Shweitzer quay lưng lại với danh vọng và của cải trần gian để dấn thân làm việc cho đám dân cùng khổ nhất trong đám dân nghèo Phi Châu như thế?

Theo lời ông, thì một trong những động cơ thôi thúc ông làm điều đó chính là do ông đã suy gẫm về bài Phúc Âm hôm nay, liên quan đến người nhà giàu nọ và anh chàng hành khất Lazarô. Schweitzer nói: “Tôi không thể hiểu được tại sao tôi lại được phép sống một cuộc đời hạnh phúc như thế đang khi chung quanh tôi còn biết bao nhiêu người đang quằn quại… trong đau khổ”.

Và điều này dẫn chúng ta đến chính bài đọc Phúc Âm hôm nay.

Tội lỗi của tên nhà giàu trong Phúc Âm không phải là vì hắn đã truyền cho Lazarô cút đi khỏi gia trang hắn, cũng không phải vì hắn đấm đá Lazarô hoặc thoá mạ lăng nhục chàng ta, khi chàng ta đi ngang qua hắn. Tội của tên nhà giàu này chỉ đơn giản là hắn chẳng bao giờ để ý đến Lazarô. Hắn xem chàng ăn mày nọ cũng như một phần trang hoàng cho phong cảnh cuộc sống thế thôi. Tội của hắn chính là hắn đã chấp nhận không hề thắc mắc sự kiện Lazarô thì nghèo khổ còn chính hắn thì giàu có. Tội của hắn không thuộc dạng tội phạm nghĩa là làm điều không nên làm, mà thuộc dạng tội thiếu sót tức là không làm những gì lẽ ra mình phải làm. Tội của tên giàu nọ là chỉ biết hưởng thụ của cải của mình, mà chẳng đưa ra một ngón tay để cứu giúp Lazarô trong cơn túng quẫn cùng cực của chàng. Tội của tên nhà giàu ấy chính là tội ngày hôm nay vẫn thường thấy xảy ra liên tục ở khắp nơi. Và tội này là bước đầu gây ra tại hại trầm trọng không chỉ liên quan đến cá nhân những người nghèo khổ, mà còn cho cả xã hội nữa… John F. Kennedy đã đề cập đến mối quan tâm này như sau: “Nếu một xã hội tự do không thể giúp đỡ cho đa số nghèo khổ thì nó cũng sẽ không thể cứu thiểu số giàu có được”. Nói cách khác, thiếu lòng quan tâm đến kẻ nghèo khổ sẽ tiêu hủy không chỉ đám dân nghèo đó mà còn phá hoại cả cấu trúc luân lý của xã hội chúng ta nữa.

Bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta bắt chước hành động của bác sĩ Albert Schweitzer đồng thời suy niệm về câu chuyện tên nhà giàu và người hành khất Lazarô, rồi tự đặt cho mình câu hỏi mà Schweitzer từng đặt ra cho ông: “Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc được đang khi có biết bao nhiêu người đang đau khổ?

Đây cũng là dịp để chúng ta suy niệm lời của đại tướng Dwight D. Eisenhower: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được khánh thành, mỗi hoả tiển được bắn ra, xét cho cùng, chính là một lần ăn trộm của những kẻ đói khát không được dưỡng nuôi, của những kẻ lạnh lẽo không quần áo mặc!”.

Và đây là dịp mời gọi chúng ta ghi tạc vào lòng lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu trong Phúc Âm hôm nay.

Chúng ta hãy kết thúc với giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong chuyến viếng thăm Mỹ Quốc lần đầu tiên của Ngài. Đây là bài giảng trong lễ Chủ nhật tại vận động trường Yankee Nữu Ước ngày 2-10-1979. Ngài nói:

“Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta nếu bất cứ ở vùng nào đó, người hành khất Lazarô của thế kỷ 20 vẫn còn đang đứng chờ chúng ta ở cửa. Trong ánh sáng bài dụ ngôn của Đức Kitô, của cải và tự do hàm chứa một bổn phận đặc biệt. Và vì thế, nhân danh sự liên đới ràng buộc tất cả chúng ta thành một cộng đồng nhân loại, một lần nữa tôi xin nói lên rằng mỗi người đều có phẩm giá của mình. Anh nhà giàu và Lazarô cả hai đều là người, đều được Thiên Chúa tạo nên giống hình ảnh Ngài, đều được Đức Kitô cứu chuộc bằng giá rất mắc, là giá máu quí báu mà Ngài đã đổ ra…

“Người nghèo khổ ở nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới đều là anh chị em của các bạn trong Chúa Kitô. Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẫu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo lắng cho dù phần chính yếu của cuộc sống của mình mà thôi, chứ đừng tìm cách sống cho sung túc dư dật, để nhờ đó các bạn có thể giúp đỡ những người nghèo khổ. Và đồng thời các bạn phải đối xử với họ như những thượng khách trong gia đình  các bạn”.

-------------------------------------

 

TN 26-C22. Niềm hy vọng của nhân loại


- Lm Bùi Quang Tuấn

"Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư; người giàu có lại đuổi về tay trắng" (Lc 1:52-53).

 

Lời kinh Magnificat của Đức Maria trong ngày thăm viếng chị họ Elisabet đã được Chúa Giêsu: TN 26-C22


Lời kinh Magnificat của Đức Maria trong ngày thăm viếng chị họ Elisabet đã được Chúa Giêsu làm rõ nét hơn qua dụ ngôn "Phú ông và Lazarô."

Hai con người rất gần nhau trong không gian, nhưng lại rất xa nhau trong cảnh sống. Phú ông mặc toàn gấm vóc, lụa là; người ăn mày Lazarô nghèo nàn, rách nát. Phú ông ở nơi nhà cao cửa rộng; Lazarô lê lết bên cổng nhà giàu. Phú ông ngày ngày yến tiệc linh đình; Lazarô không một chút bánh cầm hơi. Phú ông sống trong thiên đàng dương thế; Lazarô chịu cảnh hoả ngục trần gian.

Thế giới của hai người chỉ cách nhau bằng một chiếc cổng, ấy thế mà vẫn như xa nhau vô cùng. Người nhà giàu chẳng khi nào bước qua chiếc cổng đó để đi vào thế giới người nghèo. Ông ta chôn mình trên nhung lụa và hưởng thụ mê say. Đang khi kẻ bất hạnh nằm chờ chút bánh rơi mà không được; anh ta thèm thuồng nhìn những miếng bánh "lau tay" đi vào miệng bầy chó. Mấy con chó này còn "có lòng" hơn phú ông khi không "cắn gậy ăn mày," nhưng đến liếm các mụn ghẻ cho anh ta.

Thời xưa, trên các bàn ăn của người Do thái chưa hề có dao, muỗng, nĩa và khăn lau tay như ngày nay. Người ta dùng tay để lấy và cầm thức ăn. Tại nhiều nhà sang trọng hay trong những nơi quyền quí, người ta có thói quen lau tay ngay trên những miếng ruột bánh mì mà sau bữa ăn sẽ được vứt đi. Đây là thứ bánh "lau tay" mà Lazarô khao khát trông chờ. Song hoài công! Phú ông vẫn làm ngơ, vô tình.

Nhưng rồi cái chết ập đến làm đổi thay tất cả. Kẻ từng lê lết dưới chân bàn ăn thì được đưa lên mây trời; còn người ngồi nơi cao ráo lại bị tống xuống vực sâu. Lazarô được hưởng phúc thiên đàng; còn Phú hộ thì trầm luân hoả ngục. Phải chăng Kinh thánh muốn nói: hễ sung túc đời này sẽ bất hạnh đời sau và khốn khổ hôm nay sẽ được hạnh phúc ngày mai? Không hẳn thế, vì giàu sang không phải là tội và nghèo khổ cũng chưa chắc là tấm vé thiên đàng.

Ân phúc là việc người nghèo biết tựa nương, cậy trông Thiên Chúa. Lazarô là danh xưng duy nhất mà Thánh Luca đã đặt cho nhân vật "ăn mày" trong dụ ngôn trên. Lazarô có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng phù trợ tôi." Như thế, kẻ ăn mày này đã biết tin tưởng và phó thác đời mình cho Thiên Chúa dù đang nghèo rớt mồng tơi. Chính niềm tin tưởng và phó thác này đã mang lại cho anh ta ơn phúc làm con tổ phụ Abraham--cha những kẻ tin.

Còn người phú hộ, ông ta đâu có bóc lột hay ngược đãi gì kẻ khác; ông đâu có ra lệnh tống cổ tên ăn mày khỏi cổng nhà mình; ông cũng chẳng đánh đập hay ăn chận gì của Lazarô, vậy cớ sao lại bị đoạ đày trong chốn cực hình như vậy?

Thái độ đáng trách của Phú ông là đã làm ngơ trước nỗi thống khổ của người bên cạnh. Tội của ông là sự dửng dưng, coi như không có sự hiện diện của Lazarô. Chẳng phải vì người phú hộ đã làm điều gì thất nhân ác đức, nhưng vì ông ta đã không làm gì cả cho kẻ khốn cùng.

Không phải chỉ có làm điều xấu mới là tội, nhưng tránh không làm điều tốt cũng là tự đưa mình xa cách Thiên Chúa và tha nhân. Mắt không chút xót thương, lòng không hề vương vấn đã làm cho hố sâu ngăn cách giữa ông và Lazarô rộng lớn đến nỗi không thể qua được.

Người nghèo phải đau khổ vì sự bần cùng đã đành, nhưng người giàu cũng sẽ phải khốn nạn vì sự giàu sang, nếu trong đó không có tình yêu và xót thương.

Một nhà tư tưởng đã chỉ ra hai nguy cơ của sự giàu có thiếu tình thương như sau:

Một là nó khép kín lòng mình với Thiên Chúa: người ta bằng lòng với những lạc thú trần gian mà quên đi đời sống vĩnh cửu là điều tối quan trọng.

Hai là nó khép kín lòng mình với tha nhân: người ta không còn nhìn thấy người nghèo nằm ngay bên cổng nhà mình.

Hoả ngục chính là sự kéo dài của tình trạng khép kín này: người ta vẫn mãi xa cách Thiên Chúa và tha nhân. Hố ngăn cách càng được đào sâu và rộng bao nhiêu, đời sau người ta sẽ hết phương trở về bấy nhiêu. Thế nên thật chí lý khi nói rằng: "Con người đã tự phán xử chính mình ngay ở đời này"(Noel Quesson).

Nếu tôi yêu mến và liên kết với Thiên Chúa qua tha nhân, ngày kia tôi sẽ hiệp hoan Nước Trời. Trái lại, nếu tôi ích kỷ trong hưởng thụ riêng tư, chẳng hề quan tâm đến việc chia sẻ phúc lộc mình có, thì nỗi đơn độc và khổ đau sẽ là sản nghiệp đời đời cho tôi.

Dụ ngôn "Phú ông và Lazarô" là lời cảnh báo những kẻ chỉ biết tôn thờ vật chất, say hưởng trần gian, quên đi tình Chúa tình người. Nó còn là lời kêu gọi ý thức trách nhiệm xây dựng liên đới với tha nhân, nhất là người nghèo.

Mẹ Têrêsa Calcutta có nói: "Ngay trong giờ phút lâm chung, bạn và tôi, bất kể chúng ta là ai, đã từng sinh sống nơi nào, Kitô hữu hay là lương dân, tất cả chúng ta, những người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa bằng bàn tay yêu thương của Ngài, chúng ta sẽ phải đứng trước nhan Giavê và được xét xử tuỳ theo những gì đã sống và làm cho người nghèo. Chính lúc này các cân lượng mẫu mực cho việc phán xét sẽ được đưa ra."

"Chúng ta phải càng ngày càng ý thức hơn rằng người nghèo chính là niềm hy vọng của nhân loại, bởi vì chúng ta sẽ được xét xử theo cách thức mà chúng ta đã cư xử với họ. Chúng ta sẽ đối đầu với thực tế khi được triệu về trước ngai Thiên Chúa. Và Ngài sẽ nói: "Xưa ta đói, ta trần truồng, ta không nhà cửa… Và những gì ngươi đã làm cho một trong những kẻ bé mọn chính là đã làm cho Ta."

"Kẻ bé mọn" không chỉ là những người đang nghèo nàn về vật chất, nhưng còn là những ai đang thiếu thốn về tinh thần. Có người nghèo cơm ăn áo mặc, nhưng cũng không ít người nghèo giáo lý, kiến thức, cảm thông, an ủi, thứ tha… vì chẳng ai trao ban.

Thế nên, hôm nay, sau khi nghe tiếng Chúa, bạn và tôi, chúng ta đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy rộng mở cho yêu thương và sẻ chia.

-------------------------------------

 

TN 26-C23. “Họ đã có Môisen và các tiên tri”


- Đam. Cao Tấn Tĩnh

 

Nếu bài Phúc Âm Chúa Nhật XXV Mùa Thường Niên Năm C tuần trước Chúa Giêsu nói với: TN 26-C23


Nếu bài Phúc Âm Chúa Nhật XXV Mùa Thường Niên Năm C tuần trước Chúa Giêsu nói với các môn đệ về việc các vị cần phải có tinh thần trung tín như một người quản gia hết mình phục vụ Nhà Chúa, không làm tôi hai chủ, thì bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI tuần này, Người nói với nhóm Pharisiêu về dụ ngôn người phú hộ và Lazarô. Tại sao Chúa Giêsu không nói dụ ngôn này với các môn đệ của Người, hay với chung dân chúng, hoặc với thánh phần thượng tế và kỳ lão lãnh đạo dân Do Thái, mà lại nói riêng với nhóm Pharisiêu? Để trả lời cho vấn đề vừa được đặt ra ở đây, cũng như nhờ đó để hiểu rõ hơn bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta cần đọc lại đoạn Phúc Âm Giáo Hội không muốn cho đọc, đoạn Phúc Âm giữa bài Phúc Âm lần trước và lần này. Chúng ta nhớ lại là bài Phúc Âm tuần trước được kết thúc ở câu Chúa Giêsu khuyên các môn đệ: “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”. Bởi thế, ngay sau câu này, Phúc Âm Thánh Luca viết tiếp là: “Những người Pharisiêu, thành phần tham lam, nghe thấy tất cả những điều ấy thì cười nhạo Người”. Như thế, sở dĩ Chúa Giêsu nói dụ ngôn này cho riêng nhóm Pharisiêu chẳng những vì họ là “thành phần tham lam”, mà còn vì họ đã “cười nhạo Người”, nghĩa là không tin lời Người khẳng định “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”, vì họ cho rằng, dù cho họ có thực sự tham lam đi nữa, nhưng, như dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện trong Phúc Âm Thánh Luca cho thấy, họ vẫn giữ đủ mọi luật lệ dâng cúng theo lề luật, tức là họ vẫn có thể được rỗi.

Nói với nhóm Pharisiêu dụ ngôn người phú hộ và Lazarô này, Chúa Giêsu như muốn chỉnh lại ảo tưởng vô cùng nguy hại này của họ, như muốn ngầm nói với họ rằng: Thế thì các người hay nghe dụ ngôn sau đây và hãy suy nghĩ cho kỹ, chứ đừng có mà tưởng bở, kẻo sẽ bị lãnh số phận vô cùng bất hạnh như người phú hộ trong dụ ngôn đó. Thật vậy, nếu Chúa Giêsu nói với nhóm Pharisiêu dụ ngôn này thì nhà phú hộ trong dụ ngôn chính là hình ảnh sống động của họ, và Lazarô trong dụ ngôn còn ai hơn là hạng người tội lỗi, được hiện thân nơi người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện, hạng người đáng khinh bỉ dưới con mắt ngạo mạn của người Pharisiêu cũng đang cầu nguyện trong đền thờ bấy giờ. Qua dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy hai cảnh hoàn toàn trái ngược nhau, chẳng những ở đời này, một người giầu sang phú quí là người phú hộ, và một người thì cùng cực khổ đau là Lazarô, mà còn ở đời sau nữa, người phú hộ thì bị muôn đời trầm luân khốn nạn, còn Lazarô thì được ngàn thu vinh phúc. Tại sao người phú hộ trong dụ ngôn bị hư đi và Lazarô cùng khổ được cứu độ? Phải chăng chỉ vì người phú hộ giầu sang phú quí đến nỗi đã phũ phàng hất hủi Lazarô khi còn sống? Và phải chăng Lazarô được cứu độ chỉ vì cảnh cùng khổ của Lazarô trên trần thế?

Trước hết, về số phận hư đi đời đời của người phú hộ đã được xác định rõ trong dụ ngôn, ở câu: “Người phú hộ chịu cực hình trong chốn kẻ chết, ngước mắt lên thấy Abraham từ xa và Lazarô đang nghỉ ngơi trong lòng ông… Abraham đáp lời hắn: Giữa ngươi và chúng ta có một vực sâu thăm thẳm ngăn cách, không ai có thể từ đây sang đó hay không ai có thể từ đó sang đây”. Thế nhưng, số phận bị đời đời hư đi “trong chốn kẻ chết” đây của người phú hộ chẳng lẽ, như lời Abraham nói với hắn, là vì “hỡi con, con hãy nhớ rằng con đã được may lành trong cuộc sống”. Như thế, số phận “may lành trong cuộc sống” nói chung chẳng lẽ lại chính là cớ làm cho con người hư đi đời đời hay sao? Phải chăng cũng chính vì thế Chúa Giêsu đã khẳng định trong Phúc Am Thánh Luca đoạn 6 câu 24 về cái khốn đầu tiên trong tứ khốn là: “Khốn cho các người là những kẻ giầu có, vì giờ đây các người đã được an ủi rồi”. Như thế thì đúng là cái khốn của thành phần giầu có là ở chỗ “được an ủi”, “được may lành trong cuộc sống”! Tại sao? Nếu không phải vì tình trạng “được an ủi”, “được may lành trong cuộc sống” này sẽ dễ làm cho lòng tham vô đáy của con người nơi họ chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà thôi. Thái độ “chỉ nghĩ đến hưởng thụ” này của thành phần tham lam giầu có cũng được Chúa Giêsu đề cập đến ở một dụ ngôn Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật Thường Niên XVIII Năm C, cách đây 9 tuần, đó là trường hợp của “một người giầu có được mùa” liền nghĩ cách tích chứa những gì thặng dư của mình, sau đó anh ta tự nhủ mình như sau: “Hãy sống thoải mái! An cho ngon, uống cho đã. Hưởng cuộc đời”. Người phú hộ “ăn mặc lụa là gấm vóc, hằng ngày yến tiệc linh đình” trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI Thường Niên hôm nay cũng thế, chỉ biết hưởng thụ đến nỗi, như lời Chúa Giêsu diễn tả, không hề biết đến Lazarô là một kẻ cùng khổ ngồi ngay “trước cổng nhà của mình”, nghĩa là ở ngay trước mắt người phú hộ. Bởi thế, cho dù người phú hộ chẳng hề ra mặt khinh khi và phũ phàng hất hủi hay tống cổ Lazarô đi cho khuất mắt, trái lại, chỉ vì ông đã neglect, đã không để ý đến mà thôi, ở chỗ không chịu ra tay giúp đỡ khi có thể, mà bị đời đời hư đi vậy.

Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ đơn giản có thế. Bởi vì, số phận hư đi đời đời ở đây còn liên quan đến một vấn đề sâu xa hơn nữa, hay nói cách khác, liên quan đến một nguyên nhân sâu xa khiến cho chung người giầu có, điển hình là người phú hộ trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói với nhóm Pharisiêu ở bài Phúc Âm hôm nay, chỉ biết sống hưởng thụ, ngoài ra không còn biết đến, hay không hề nghĩ đến, tha nhân cùng khổ chung quanh mình nữa. Nguyên nhân sâu xa khiến con người sống vị kỷ trên đời này, cũng là nguyên nhân khiến họ hư đi đời đời đó là gì, nếu không phải chỉ vì họ đã không sống đức tin, hay có đức tin mà không áp dụng, một đức tin phải được thể hiện qua việc thực thi bác ái, như nguyên tắc Thánh Phaolô đề ra trong Thư gửi Giáo Đoàn Galata đoạn 5 câu 6: “Đức tin hoạt động qua đức ái”. Đó là lý do, để trả lời cho lời yêu cầu của người phú hộ xin cho người chết hiện về báo cho 5 người anh em của hắn biết về số phận vô cùng khốn nạn để họ khỏi bị chung số phận đời đời trầm luân như hắn, vị tổ phụ đã trả lời với hắn là: “Họ đã có Moisen và các tiên tri… Nếu họ không nghe Moisen và các tiên tri thì dù kẻ chết có hiện về họ cũng không tin”. Mà toàn bộ luật Moisen và lời các tiên tri dạy gì, nếu không phải được tóm gọn trong tinh thần mến Chúa yêu người, đúng như Chúa Giêsu đã xác nhận trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 22 câu 40: “Toàn thể lề luật và lời các tiên tri được dựa vào hai giới răn này”. Vậy thành phần hư đi nói chung chính là thành phần không mến Chúa yêu người. Ap dụng lời Chúa vào trường hợp người phú hộ trong dụ ngôn hôm nay thì sở dĩ hắn có bị vĩnh viễn hư đi cũng chỉ vì hắn không mến Chúa yêu người. Mà lòng mến Chúa được thể hiện qua đức bác ái yêu thương, tức không biết yêu nhau thì không thể nào mến Chúa, trái lại, “họ chỉ là kẻ nói dối”, như Thánh Gioan xác nhận Thư Thứ Nhất của ngài ở đoạn 4 câu 20. Vậy người phú hộ, hiện thân của nhóm Pharisiêu, dù có giữ lề luật tỉ mỉ, những việc liên quan đến lòng mến Chúa, song không tỏ lòng yêu thương tha nhân trong tầm tay của mình, trái lại, còn ra mặt khinh bỉ những người tội lỗi, thì thực sự họ không sống trong chân lý, sống giả tạo trước nhan Thiên Chúa.

Nếu người phú hộ bị muôn đời trầm luân vì không sống đức tin, được thể hiện qua việc mến Chúa yêu người, thì Lazarô được rỗi chắc chắn cũng phải có đức tin, cũng phải mến Chúa yêu người, chứ không phải chỉ ở trong cảnh cùng khổ là tự nhiên hay tất nhiên sẽ được cứu độ. Hình ảnh Lazarô ngồi trong lòng tổ phụ Abraham là cha của những kẻ tin tưởng cũng đủ chứng tỏ Lazarô đã sống đức tin trong đời này. Tuy Phúc Âm không kể lại rõ ràng những cách thức Lazarô chứng tỏ đức tin của mình, chứng tỏ lòng mến Chúa yêu người của mình, ngoại trừ cho thấy hình ảnh của một Lazarô âm thầm chịu đựng nỗi cùng cực khổ đau của anh ta về phần xác, như bị chó đến liếm tấm thân ghẻ lở cùng mình, mà còn chấp nhận cả những bất hạnh, nhục nhã bởi cùng khổ mà ra, như bị đồng loại khinh bỉ, bỏ rơi, quên lãng, song anh vẫn hoàn toàn không hề than thân, trách phận, oán trời, hận đời v.v.

Thế nhưng, trong bài Phúc Am theo Thánh Luca Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên Năm C hôm nay Chúa Giêsu không quan trọng hoá số phận của Lazarô cho bằng của người phú hộ. Vì Người cố ý nói dụ ngôn này với thành phần Pharisiêu là thành phần chẳng những tham lam, chỉ biết sống cho mình, mà còn bị mù tối bởi ảo tưởng về việc tự công chính hóa của họ, đến nỗi, đã tỏ ra không tin tưởng Người, ở chỗ, cười nhạo lời Người khẳng định với các môn đệ trong bài Phúc Am tuần trước, đó là: “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”. Phúc Am Thánh Luca không thuật lại cho chúng ta biết phản ứng của những người Pharisiêu sau khi nghe dụ ngôn người phú hộ này ra sao, nhưng theo thực tế sống đời và kinh nghiệm sống đạo, ai trong chúng ta dám phủ nhận lời Chúa Giêsu, hay dám chứng minh ngược lại những gì Chúa nói không còn công hiệu hay giá trị nữa, lời Người phán: “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”.

Vấn đề thực hành sống đạo: Nếu quả thực người phú hộ trong bài Phúc Am Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên theo Thánh Luca Năm C hôm nay bị hư đi đời đời chỉ vì ông ta không có đức ái với tha nhân, ở chỗ, có khả năng mà không chịu ra tay giúp người, chứ không phải lỗi phạm đức ái với tha nhân, như hiếp dâm, sát nhân hay trộm cắp v.v., thì phải chăng chỉ cần loài người chúng ta nói chung, và Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô chúng ta nói riêng, không có bác ái, như không có hay không mặc áo cưới khi được mời đến dự tiệc cưới Nước Trời (xem Mt 22:11-12), thì sẽ bị trầm luân muôn kiếp, như thành phần dê không chịu phục vụ Chúa nơi đồng loại của mình trong ngày chung thẩm (xem Mt 25:42-43)?

-------------------------------------

 

TN 26-C24. TÌNH NGƯỜI NGƯỢC LẠI VỚI HỐ NGĂN CÁCH


 - Lm. Augustine, SJ.

 

Bài Tin Mừng hôm nay vạch cho thấy hố ngăn cách mà con người có thể đào sâu ở giữa nhau cả: TN 26-C24


Bài Tin Mừng hôm nay vạch cho thấy hố ngăn cách mà con người có thể đào sâu ở giữa nhau cả ở bên kia nấm mồ. Ngược lại với tình người được biểu lộ một cách sống động trong câu chuyện chia sẻ. Bối cảnh của câu chuyện là sau vụ tàn sát khủng khiếp do một người điên tại Arthur của nước Úc. Hai anh chị người Úc là Pat và Maureen Coyne sau khi chứng kiến thảm kịch ghê gớm đó đã có thể thiết lập mối tương quan Tin Mừng như thế nào đối với hai thân nhân của một số những nạn nhân bị sát hại. Chị Maureen chia sẻ như sau:

Sau vụ thảm sát ghê gớm ấy, mãi đến tối mịt nhà tôi và tôi mới lên một chuyến xe khác để về Hobart. Chuyến xe trên đó chúng tôi đã khởi hành cần được thay thế vì chính người tài xế đã bị giết chết.

Tôi rất sửng sốt khi bước lên xe mà thấy bà mẹ của một nữ hành khách đã bị sát hại đang ngồi đó cùng với cô con gái khác của bà. Tại sao hai người này không được ai lưu ý săn sóc cách riêng trong hoàn cảnh bi đát như vậy? Điều đáng sợ là họ ngồi lặng lẽ cách chẳng bình thường!

Hai chúng tôi cùng nhau lần chuỗi để cầu cho các nạn nhân nhưng thấy khó cầm trí. Người ta đưa chúng tôi tới một trường cảnh sát để phần nào nhận sự an ủi và giúp đỡ. Kế đó chúng tôi được hướng dẫn lên xe để ngủ ở khách sạn. Khi ấy chỉ còn 6 người ở trên xe, trong đó có hai mẹ con nạn nhân bị sát hại. Tôi lặng lẽ đến bên người mẹ đáng thương để tỏ tình liên đới. Tôi đặt tay tôi trên cánh tay bà và nói: "Thưa bà, tuy không được rõ về niềm tin tôn giáo của bà, hai chúng tôi cũng đã sốt sắng cầu nguyện cho bà." Bà liền nắm lấy tay tôi và nói: "Quả thật, chúng tôi là người Kitô hữu. Tối qua chúng tôi đã tới nhà thờ Chính Toà tham dự Thánh Lễ. Thế là tương quan đã được thiết lập giữa hai bên nhờ niềm tin. Tôi lấy làm sung sướng cùng chung hiệp với bà về niềm tin Công Giáo.

Tới khách sạn đã quá nửa đêm. Khi chia tay đi ngủ ở phòng riêng, tôi hứa sáng mai sẽ gọi điện thoại để xem có điều gì chúng tôi có thể làm để giúp đỡ bà.

Thiên Chúa an bài mang lại kết quả bất ngờ

Nhưng sáng mai khi tôi gọi, cô con gái đã trả lời rằng: "Quả thật, hai mẹ con chúng tôi đang trong tình trạng lạc lõng. Chúng tôi thực không biết phải làm gì và làm thế nào để trở về nhà. Chúng tôi không biết xử trí ra sao về vé máy bay của chúng tôi." Thế nhưng cô ta lại kết luận một cách chẳng chút lôgic chút nào khi nói:"Xin bà đừng đến gặp chúng tôi làm gì!" Khi tôi đặt ống nói xuống, tôi thấy rõ hai mẹ con ngỏ ý không muốn gặp chúng tôi vì lý do nào đó tuy họ rất cần sự giúp đỡ. Vậy nhà tôi đã gọi ông quản lý khách sạn và được biết ông này không để ý tới sự kiện có một số thân nhân của nạn nhân vụ thảm sát hiện ở khách sạn. Ông tỏ lòng biết ơn và phái người phụ tá của ông đứng ra lo đáp ứng những nhu cầu cho hai mẹ con nạn nhân. Ông quản lý còn cho nhà tôi biết chính ông cũng có năm người bạn bị giết trong cuộc thảm sát đó.

Hôm đó chúng tôi có việc đi khỏi, mãi đến đêm mới trở về khách sạn. Chúng tôi nhận được mấy dòng của nhân viên trực điện thoại khách sạn cho biết cô con gái của bà mẹ bảy mươi tuổi đã gọi để cảm ơn chúng tôi về tất cả những giúp đỡ chúng tôi đã dành cho hai mẹ con trong cảnh khó khăn. Thực tình mình nói, chúng tôi đâu có làm gì nhiều để giúp đỡ họ! Dầu sao, sáng hôm sau chúng tôi cũng đã gọi họ để nói rằng chúng tôi muốn đến thăm họ trước khi bỏ Hobart.

Lần này họ tỏ ra rất sung sướng đón tiếp chúng tôi. Chỉ sau khi chúng tôi tới gặp họ được mấy phút liền có cảnh sát đến xin đưa cô con gái đi nhận diện xác của bà chị của cô. Thế là chúng tôi tình nguyện ở lại tiếp chuyện bà mẹ bảy mươi tuổi. Bà và tôi thay đổi nhau nói đủ thứ chuyện trong khi nhà tôi chỉ biết lắng nghe tuy với quyết tâm nên một với người mẹ đáng thương. Tới lúc chia tay, một cách bất ngờ bà mẹ quay về phía nhà tôi và nói: "Này bạn Pat, tôi rất mến bạn." Câu nói đột xuất khiến nhà tôi hết sức cảm kích.

Thế rồi khi trở về Melbourne chúng tôi đã đi dự lễ an táng các nạn nhân vụ thảm sát. Nhà thờ chật ních người với đủ thứ máy truyền hình. Xem ra rất khó để chúng tôi có cơ hội chia buồn với nhà hiếu. Bỗng cô con gái quen biết của chúng tôi xuất hiện qua đám đông. Cô ôm tôi trong vòng tay và nói: "Không có anh chị can thiệp với ông quản lý khách sạn, có lẽ chúng tôi không sống sót đâu. Chúng tôi rất biết ơn anh chị". Riêng bà mẹ còn nhắc tới nhà tôi đã dành cho bà thứ tình yêu chăm chú và lắng nghe mặc dầu trong thực tế nhà tôi hầu như chẳng nói gì. Sau này chúng tôi nói với nhau rằng "Đó chính là lý do Thiên Chúa đã an bài để chúng tôi có mặt tại Arthur ngày hôm đó.

Ý nghĩa của câu chuyện vừa chia sẻ nhấn mạnh mối tương quan bình thường cần có giữa con người với nhau. Chính Thiên Chúa sẽ an bài để tương quan ấy mang lại kết quả thật bất ngờ.

Hãy sống lời Kinh Thánh dậy đừng chờ kẻ chết sống lại dậy thêm điều gì

Riêng dụ ngôn anh nhà giầu với Ladarô nghèo trong Tin Mừng hôm nay, ngược lại, cho thấy hố ngăn cách mà con người tự chôn mình trong đó, không ai khác có thể lôi kéo mình ra khỏi được, đời này cũng như đời sau. Hố ngăn cách ấy được đào sâu ngay trong cách sử dụng của cải. Anh nhà giầu mặc sức hưởng thụ của cải mình có bất kể tới nhu cầu kẻ ăn xin bụng đói cất rét nằm ngay trước cổng nhà anh. Anh không màng chi tới việc chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu (x.16,8-9). Không phải của cải ngăn chặn không cho anh hưởng tiệc vui nơi lòng tổ phụ Apraham cho bằng anh quản lý (tức sử dụng) của cải đó. Cuộc sống của anh nhà giầu và Ladarô nghèo đã khác nhau, nỗi chết của họ càng khác nhau hơn nữa. Ladarô được các thiên thần rước vào lòng tổ phụ Apraham, còn anh nhà giầu bị chôn vùi trong lòng đất. Anh hết còn hy vọng gì nơi nấm mộ. Còn với Ladarô thì cuộc sống hạnh phúc bắt đầu sẽ không bị chấm dứt.

Anh nhà giầu được mô tả bị giam nơi âm phủ (không phải là hỏa ngục) ngăn cách khỏi nơi cực lạc của tổ phụ Apraham. Đó chính là nơi Ladarô đang được sung sướng. Điều bi đát là chính anh nhà giầu này phải xin Ladarô nghèo giúp đỡ mình. Anh tưởng mình còn có khả năng sai người mà anh kể như không hiện hữu trên đời, giúp nhỏ một giọt nước trên đầu lưỡi cho anh đỡ nóng, rồi giúp về cảnh cáo người trong gia đình anh để họ khỏi sa vào chốn cực hình như anh. Hẳn Ladarô phải lấy làm lạ khi thấy anh nhà giầu này biết đến danh xưng Ladarô của mình. Và cả tổ phụ Apraham cũng phải sửng sốt nghe anh nhà giầu tự xưng mình là con của tổ phụ trong khi anh vẫn từng xử đối với người mà tổ phụ nhận vào dự tiệc nơi lòng mình khác nào người dưng nước lã!

Vấn đề chủ yếu được đặt ra là sống điều Môsê và các ngôn sứ (tức Kinh Thánh) dậy đừng chờ để người chết sống lại dậy thêm điều gì.

-------------------------------------

 

TN 26-C25. ÔNG PHÚ HỘ

 

Qua bài đọc thứ nhất, tiên tri Amos đã có những lời kết án nghiêm khác đối với những kẻ giàu có: TN 26-C25


Qua bài đọc thứ nhất, tiên tri Amos đã có những lời kết án nghiêm khác đối với những kẻ giàu có. Đây cũng là điều dễ hiều, bởi vì Amos xuất thân từ một kẻ chăn chiên nghèo túng, phải kiếm sống bằng sức lao động của mình.

Thế nhưng, Thiên Chúa đã chọn lựa Amos và đặt ông làm tiên tri của dân Ngài.

Sứ mạng tiên tri đã làm cho ông mất ăn mất ngủ, bởi vì đó không phải là một công việc dễ dàng và hơn thế nữa nó còn đòi buộc ông phải chống lại tính tham lam và những đam mê sai trái của con người một khi đã chối bỏ đường nẻo của Thiên Chúa.

Trong chiều hướng ấy, ông đã cảnh cáo những kẻ sống xa hoa phung phí và bóc lột những người nghèo túng:

- Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Sion, những kẻ nghĩ rằng mình được an toàn trên núi Samaria. Chúng nằm dài trên giường ngà, phè phỡn trên ghế trường kỷ mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng…Chúng uống rượu ngon cả bình, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Israel bị sụp đổ. Vì thế, giờ đây chúng sẽ bị lưu đày, những kẻ đầu tiên bị lưu đày. Thế là tan bè lũ quân phè phỡn.

Số phận đau thương này chắc chắn cũng sẽ được dành cho những kẻ giàu có nhưng lại ích kỷ và độc ác, mặc dù hôm nay họ có vẻ như gặt hái được những thành công rực rỡ.

Chỉ cần đọc lại những trang sách Phúc âm, chúng ta sẽ thấy được những lời kết án hết sức nghiêm khắc Chúa dành cho những kẻ giàu sang nhưng lại keo kiệt đối với những người nghèo túng:

- Hỡi những kẻ đã bị chúc dữ hãy đi khỏi mặt Ta, vì khi Ta đói các ngươi đã không cho ăn, khi ta khát các ngươi đã không cho uống, khi Ta mình trần các ngươi đã không cho mặc, khi Ta đau yếu và bị cầm tù các ngươi đã không viếng thăm.

Sở dĩ như vậy, bởi vì:

- Mỗi khi các ngươi làm những việc ấy cho một kẻ hèn mọn nhất, thì đó là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.

Rồi qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể lại câu chuyện về ông phú hộ đã đối xử hà khắc với người ăn xin tên là Lagiarô.

Câu chuyện thật đơn sơ và trong sáng, đến nỗi một em nhỏ cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng.

Điều đáng trách nơi ông Phú hộ, không phải vì ông giàu có và yến tiệc linh đình, nhưng vì ông đã không nhìn thấy và đã không đoái hoài tới Lagiarô, mặc dù Lagiarô luôn ngồi trước ngưỡng cửa nhà ông từ lâu.

Bởi vì không nhìn thấy nên ông cũng chẳng thèm gặp gỡ, thông cảm và giúp đỡ. Và như thế, ông đã tạo nên một vực thẳm ngăn cách, mà chính ông cũng chẳng muốn vượt qua.

Thế nhưng, trong cuộc sống bên kia, Chúa Giêsu đã đưa ra một hình ảnh trái ngược:

- Lagiarô được ở trong lòng Abraham còn ông phú hộ thì bị giam cầm trong chính cái vực thẳm mà ông ta đã tạo nên.

Và như vậy, ông bị kết án chỉ vì trái tim ông băng giá và cõi lòng ông chai đá, đã khép lại chứ không mở ra để bố thí cho Lagiarô, con người bất hạnh đang rất cần đến sự trợ giúp của ông.

Ngoài ra, còn có một điều khác cũng làm cho tôi suy nghĩ không kém, đó là ông phú hộ muốn cho năm anh em còn lại thoát khỏi số phận bẽ bàng ấy, nhưng vô ích, bởi vì Chúa Giêsu đã khẳng định:

- Nếu chúng không chịu nghe Maisen và các tiên tri, thì dù kẻ chết sống lại chúng cũng chẳng nghe theo đâu.

Khi một người đã ngập chìm trong tôi lỗi thì việc chỗi dạy và quay trở về đường ngay nẻo chính phải là một việc riêng tư, của cá nhân và bản thân họ.

Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người và Ngài không cưỡng bức ai bao giờ, như lời thánh Augustinô đã nói:

- Khi tạo dựng nên ta chúng ta, Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta. Nhưng để cứu độ chúng ta, Ngài cần chúng ta ưng thuận và cộng tác với Ngài.

Cũng thế, trước phép lạ Chúa làm cho Lagiarô, em của Martha và Maria tại Bêtania, được sống lại, người thì thán phục và tin theo, kẻ thì bực bội tức tối và tìm cách giết hại Chúa.

Câu chuyện về ông phú hộ hôm nay cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh Chúa gửi đến với mỗi người chúng ta.

Thế nhưng, chúng ta có lắng nghe và thực thi lời cảnh cáo của Chúa trong việc giúp đỡ những người anh em, hay là trái tim và cõi lòng chúng ta đã ra chai cứng  và băng giá trước nỗi cùng khốn của những người chung quanh ?

-------------------------------------

 

TN 26-C26. SAI LẦM


- NMS/164

 

Một nghiên cứu sinh theo học khoa khảo sát địa chất. Một hôm anh ta đang ra sức đào đào bới: TN 26-C26


Một nghiên cứu sinh theo học khoa khảo sát địa chất. Một hôm anh ta đang ra sức đào đào bới bới một mảnh đất để làm thí nghiệm. Bỗng anh ta cuốc phải một vật gì rất cứng. Ban đầu tưởng là cục đá, nhưng khi bới lên thì lại là một cái sọ người trắmg hếu. Vừa tò mò vừa thích thú, anh ta định đem chẻ ra coi thử là sọ đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ. Nhưng chẻ mãi, đập mãi bẳng đủ mọi cách cũng không làm sao bể đôi được. Quá kinh ngạc, anh ta bèn xách sọ người đo đến xin thầy chỉ giáo. Sau khi nghe anh ta trình bày sự việc, thầy giáo tủm tỉm cười bảo: “Loại sọ này chỉ có một thứ duy nhất có thể chẻ được mà thôi”. “Thưa thầy xin chỉ cho con để con làm thử coi”. Thầy giáo đáp ngay: “Thứ đó là lửa hỏa ngục”. Nghe nói thế, anh ta quá khiếp đảm mới hỏi nhỏ: “ Tại sao vậy thầy ?” “Tại vì những ai khi còn sống mà cứ cứng đầu cứng cổ, cố chấp lì lợm không chịu nghe theo điều hay lẽ phải nên sọ của họ kết thành tinh cứng hơn kim cương, không gì đập vỡ được”.

Thật hay giả, đúng hay sai: tùy mỗi người phê phán. Nhưng có một điều ai cũng phải công nhận là sự cứng lòng, tính cố chấp là cả một đại họa rất khủng khiếp cho con người cả trong đạo lẫn ngoài đời. Bởi vì, những người mắc phải chứng tật nan y này đều có một đầu óc không bao giờ biết nhượng bộ, khăng khăng nhất quyết một chiều trong sự sai lầm, bất chấp mọi điều hiển nhiên, loại bỏ nguyên tác phải trái, tốt xấu.

Để hiểu rõ hơn, ta hãy tìm hiểu nhân vật phú hộ của dụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay thì thấy rằng: ông ta là một người giàu có, cũng sống bình thường như bao người giàu có khác, đầy đủ tiện nghi, sung túc dư dả, mãi về già mới chết. Nhưng có điều mà ai cũng phải ngạc nhiên là không biết vì lý do gì mà ông ta bị phạt trong hỏa ngục ? Nếu cho rằng ông ta giàu có mà bị phạt thì không đúng vì giàu đâu phải là tội và Chúa cũng không lên án việc làm giàu. Dụ ngôn cũng không nói ông ta làm bất chính hay ông ta dùng của cải để phạm tội gì cả. Ngay đến tội lỗi khác của ông cũng không thấy nói tới. Vậy phải chăng Chúa phạt lầm ? Không, Chúa không lầm và ông ta không vô tội. Nói khác đi, chỉ vì một điều này mà ông phải sa hỏa ngục: đó là ông đã có một sự lựa chọn dứt khoát cho cả cuộc đời là để hưởng thụ của cải một mình, bất cần đến mọi người chung quanh và không thèm biết điếm xỉa tới sự sai lầm của mình.

Như thế, ai dám nói sự cứng lòng cố chấp không nguy hiểm chết người và chứng tật này khó mắc phải ? Có lẽ, do chứng tật này thường xâm nhập vào con người từ từ và ít biểu lộ ra bên ngoài nên nhiều người nghĩ mình không đến nỗi nào. Thật vậy, không ai tự dựng mắc ngay tật xấu này tật xấu nọ, trái lại chúng phát triển dần dần cho đến lúc trầm trọng khiến người ta coi đo là cá tính riêng không cần phải sửa sai nữa. Từ đó, sự cứng đầu cố chấp hình thành do con người thiếu ý chí cảnh giác, không chịu khó bài trừ, cứ nhượng bộ buông lỏng tính mê nết xấu của mình. Ngoài ra cũng có người sống bình thường, không có gì nổi trội đặc biệt, ngày ngày âm thầm bẳng lòng với những gì hiện có, rất ngại ngùng thay đổi, cố giữ một lòng đạo vừa phải không tốt quá cũng không xấu quá: đó cũng là một sự cứng lòng trong ươn lười và cố chấp trong sự thỏa mãn.

Và khi con người đã mắc phải chứng tật trầm kha này rồi thì nó thường được biểu lộ nơi thái độ, cử chỉ, lời nói một lập trường bất khoan dung, không nhượng bộ, một đầu óc cứng cỏi đến mù quáng như một người điên khùng. Tình trạng này được biểu hiện dưới hai dạng thức sau đây:

Loại người cứng đầu vì kiêu căng: dù biết mình sai lầm hoàn toàn, nhưng họ vẫn ngoan cố biện hộ cho mình, bất chấp mọi lời khuyên bảo, phê phán vì họ sợ rằng thay đổi khác đi tức là mình hèn, sợ mất sự độc đáo riêng. Chẳng hạn có người sống một cuộc đời bê tha nguội lạnh, bị mọi người lên án vẫn để ngoài tai và coi đó như một sự kiện khác người đáng để đời.

Loại người cứng đầu vì mù quáng: vì họ luôn nghĩ mình lúc nào cũng đúng cũng phải, mặc cho ai nói ngược nói xuôi, hoàn toàn khép kín và từ chối trước những đòi hỏi cố gắng hy sinh, mà chỉ bằng lòng, thỏa mãn với lối sống hiện tại và không buồn để ý tới sống cao đẹp hơn, thánh thiện hơn vì cảm thấy người khác không hơn gì mình mấy và an thân thủ phậ là đủ rồi. Chính khi nghĩ như thế là họ tự kết án đời mình vì cố chấp, không thay đổi.

Vậy không ai trong chúng ta còn dám tự hòa mình không bị cố chấp mù quáng, không buồn đặt vấn đề sửa sai đời sống xưa nay. Vì nếu cứ cố tình bịt tai nhắm mắt trước lời mời gọi hãy tận dụng những gì mình đang có như: tiền tài, sức khoẻ, khả năng, thời giờ, hoàn cảnh của Chúa ban để biết sống yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau thì tai họa sẽ không tránh khỏi đời này cũng như đời sau.

-------------------------------------

 

TN 26-C27. CỦA CẢI


- ASTY/201

 

Lời Chúa trong cả bai bài đọc của Thánh lễ hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy xét mình: TN 26-C27


Lời Chúa trong cả bai bài đọc của Thánh lễ hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy xét mình về thái độ sống của mình đối với ah chị em xung quanh, nhất là trên bình diện sử dụng của cải mà Thiên Chúa ban cho.

Bài đọc thứ nhất trích từ sách tiên tri Amos có đoạn viết: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quí ở Sion và tự kiêu trên nuí Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, trên ghế dài, ăn chiên trong đoàn và bê béo trong đàn, và ca hát trong tiếng đàn cầm”. Những lời này cảnh tỉnh những ai trong chúng ta có thể nói được là tự kiêu, ỷ nại vào của cải mà không nghĩ đến anh chị em đang cần sự chia sẻ trong tình liên đới.

Thử hỏi, hiện có biết bao nhiêu người trong xã hội này hằng ngày đang lo lắng, lo lắng không phải vì thiếu ăn hiếu mặc hay thiếu thốt điều này điều nọ, nhưng họ không biết phải ăn uống làm sao để đừng mập, đừng bị lên cao máu. Họ lo lắng không biết phải ăn mặc làm sao cho đẹp…vì có quá dư thừa của cải vật chất, không biết phải làm gì cho hết. Trong khi đo hằng ngày bên cạnh chúng ta, qua các báo chí hoặc chúng ta có thể nghe tin tức về biết bao nhiêu thảm cảh của biết bao nhiêu anh chị em khác đang phải chết đói, đang gặp phải thiên tai, và cũng có thể nói là những anh chị em đang phải nằm ngoài đường xó chợ nơi chúng ta đang sống để xin một miếng cơm thừa cá cặn. Có thể chúng ta cũng đã nhìn thấy những trẻ em không nhà không cửa, không nơi nương tựa, lang thang ở những quán ăn và chực sẵn để nhào vô bưng lấy những tô phở cặn hay những món đồ ăn của khách còn bỏ dở.

Những  cảnh đau lòng như vậy có thể để chúng ta ngủ yên lãng quên được hay sao ? Mỗi người trong lãnh vực của mình nhưng nhất là những anh chị em có trách nhiệm trong xã hội, trong môi trường sinh sống, những vị có thẩm quyển điều hành xã hội có bổn phận nghiên cứu kế hoạch, chương trình để thăng tiến mức sống của con người. Những anh chị em này, những vị hữu trách này càng phải có trách nhiệm nhiều hơn nữa. Vì thế không thể nào ngủ yên hay chỉ lo tìm tư lợi cho mình như những người giàu có trong Phúc Âm hôm nay, ông vui sống an nhàn trong ngôi nhà sang trọng của mình mà quên đi hay không thèm biết đến nỗi khổ và sự cần được giúp đỡ của nhau nghèo Lazarô này trước cửa nhà ông. Ông đã không thực thi tình liên đới, bác ái chia sẻ, và ông chi cảm thấy lỗi phạm tai hại này của ông khi ông qua đời, khi ông chết đi, lúc đó ông hiểu hơn những lời mà Chúa Giêsu đã phán: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì”.

Một nhà tỉ phú nọ bên Mỹ trước khi chết, trong giây phút cuối cùng ông đã thốt lên câu nói này: “Nếu tôi có thể đổi hết phần gia tài tôi đang có để đổi thêm được vài phút nữa sống trên giần gian này thì tôi sẽ đổi”. Nhưng vài phút trên trần gian này có là bao so với sự sống đời đời, vấn đề là có tin vào Thiên Chúa, vào sự sống đời đời hay không mà thôi. Đó là vấn đề mà những người tín hữu bình thường cũng đã phải xác tín như vậy rồi, còn đối với những ai có trách nhiệm trong dân Chúa thì lại càng bị đòi hỏi nhiều hơn nữa. Thánh Phaolô đã gọi đồ đệ của mình và đã khuyến khích như sau: “Hỡi người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức bái ái, đức kiên nhẫn, đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và cũng từ đo con hãy mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng”. Hãy nhìn lên sự sống đời đời, hãy nhìn lên viễn tượng sự sống đời đời mà hướng dẫn cuộc sống của mỗi người chúng ta trong hiện tại. Riêng đối với Timôthêô, người của Thiên Chúa cũng như những đồ đệ của Chúa, để thực hiện được những điều này như: theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức quảng đại, đức hiền lành…thì đòi buộc những người tông đồ của Chúa không những phải sống bác ái, chia sẻ, liên đới, không ham của cải giàu sang mà còn phải biết chăm sóc cho sự cứu rỗi, cho sự sống đời đời của những anh chị em được trao phó cho mình hướng dẫn.

Nói đến đây, tôi nhớ lại một bản tin của hãnh tin quốc tế Rerter phổ biến năm 1992 nói về một vị mục tử bên Nam Hàn, đó là mục sư Lijenrim, ông đã lợi dụng lòng tốt của cái tín hữu, của cộng đoàn mình để quyên góp rồi biển lận một số tiền to lớn là 4.200.000 mỹ kim vào túi riêng của ông. Để thôi thúc những tín hữu trong cộng đoàn của mình quyên góp, ông đã rao giảng rằng: vào ngày tới đây là ngày tận thế và mọi người hãy cố gắng làm điều tốt, bố thí tiển của để được chọn vào số những người được cứu rỗi. Như thế, ông đã quyên góp được hơn bốn triệu mỹ kim nhưng rồi số tiền đo ông lại bỏ vào túi riêng, đặt vào trong ngân hàng, cho vay ăn lời. Và khi cảnh sát đến bắt ông thì người ta đã tìm thấy nơi căn phóng của ông nhiều ngân phiếu và những chứng minh của ngân hàng cho số tiền đầu tư năm 1995 mà ông thực hiện. Ông rao giảng những ngày sắp tới đây là ngày tận thế, vậy mà ông duy trì số tiền đó để đầu tư trong ngân hàng. Lời rao giảng không đi đôi với việc làm, với nếp sống đức tin, thật là một tai hại to lớn. Mỗi người chúng ta được mời gọi xét mình trong địa vị của mình, ở bất cứ bậc nào trong dân Chúa, trong Giáo Hội Chúa, là giáo dân cũng như những người có trách nhiệm chăm sóc đoàn chiên. Là người của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta được mời gọi xét mình, xét lại đức tin của mình: Tôi có còn tin Chúa hay không ?  Tôi có còn tin sự sống đời đời hay không ?  Nếu tôi tin Chúa, tin vào sự sống đời đời thì tôi phải  có thái độ như thế nào đối với của cải vật chất trần gian mà Thiên Chúa đặt vào cuộc sống của chúng ta. Và phải xác tín rằng: Thiên Chúa đặt vào đôi tay của chúng ta những cuả cải vật chất cốt để sinh lợi cho chính mình và sinh lợi cho anh em xung quanh trong tình liên đới, trong việc mua sắm cho mình một cuộc sống vĩnh cửu đời sau. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta đức tin mà mỗi người chúng ta tuyên xưng qua kinh Tin kính.

-------------------------------------

 

TN 26-C28. CUỘC ĐỜI - CS/138

 

Qua câu chuyện dụ ngôn, Chúa Giêsu giới thiệu cho ta hai khuôn mặt khác nhau với hai hoàn: TN 26-C28


Qua câu chuyện dụ ngôn, Chúa Giêsu giới thiệu cho ta hai khuôn mặt khác nhau với hai hoàn cảnh sống khác nhau.

- Khuôn mặt thứ nhất là của người phú hộ giàu có. Ông có rất nhiều tiền bạc. Ông có đủ mọi sư. Ông được hưởng thụ mọi tiện nghi vật chất, mọi thú vui của cuộc đời này. Và có lẽ khi chết, ông cũng đã được chôn cất một cách linh đình và sang trọng. Nhưng số phận của ông sau khi chất thật là thê thảm. Đó là một chuỗi ngày dài khổ đau bất tận nơi địa ngục.

- Khuôn mặt thứ hai là của ông Lazarô. Ông là một người nghèo khó cùng cực. Ông không có bất cứ thứ gì ngoài tấm thân bệnh hoạn và đói khát. Có lẽ trong đời chưa bao giờ ông được nếm chút của ngon vật lạ nào, chưa một lần ông được thưởng thức những thú vui, nhưng tiện nghi của đời sống. Nhưng sau khi chết, số phận của ông đã đổi thay. Ông đã chấm dứt những tháng ngày đau khổ triền miên và thay vào đó là niềm hạnh phúc vô bờ trên Nước Trời.

Như vậy, phải chăng hễ cứ ai giàu có ở đời này thì đương nhiên đời sau sẽ vào địa ngục ? Và phải chăng ai nghèo khổ ở đời này thì đương nhiên sẽ lên Thiên Đường ?

Thưa không phải thế. Lên Thiên Đường hay vào địa ngục là do sự chọn lựa tự do của mỗi người. Sự chọn lựa ấy được thể hiện qua cuộc sống cụ thể ở đời này. Do đó, dù giàu hay nghèo người ta vẫn có thể lên Thiên Đường hay vào địa ngục.

Ông phú hộ trong dụ ngôn phải vào địa ngục không phải vì ông giàu có. Sự giàu có vật chất nó không phải là tội để đáng bị trừng phạt. Nhưng sở dĩ ông phú hộ bị đày đọa trong địa ngục vì ông đã vi phạm một giới luật căn bản mà Thiên Chúa đã đưa ra, đó là giới luật yêu thương. Sự giàu có đã siết chặt trái tim của ông làm cho trái tim ấy không còn khả năng rung lên những nhịp đập yêu thương nữa. Của cải đã che mờ mắt ông đến nỗi ông không còn nhìn thấy được người anh em bất hạnh đang run lên vì đói dưới chân ông. Tiền bạc đã bịt kín lỗ tai ông và ông không còn nghe thấy những lời van xin thống thiết của anh em mình, đồng thời ông cũng không còn nghe được tiếng nói của Thiên Chúa đang nhắc nhở, đang kêu gọi ông. Ông đã vui hưởng cuộc đời này một cách ích kỷ và không biết tới bất cứ ai. Ông vô tâm. Ông hững hờ. Ông dửng dưng với tất cả những ai và những gì không thuộc về ông. Không bao giờ ông nghĩ tới việc chia sẻ, giúp đỡ và cho đi. Chính lối sống ích kỷ ấy, chính những Thiên Chúa giả mà ông tôn thờ suốt cả cuộc đời đã dẫn ông tới kết cuộc bi thảm mà ông đang phải gánh chịu. Ấy là chưa kể đến những cách thức bất lương, những nghề nghiệp bất chính mà có thể ông đã dùng để xây dựng sự giàu có của mình.

Còn ông Lazarô được Thiên Chúa cứu độ, được vào Thiên Đường không phải vì ông nghèo nàn vật chất. Sự nghèo nàn vật chất không phải là một tiêu chuẩn để đưa người ta vào Nước Trời. Ông Lazarô được vào Nước Trời vì dù sống trong cảnh nghèo khổ, dù bị dập vùi trong muôn nỗi khốn cùng của kiếp người, ông vẫn đặt trọn niềm tín thác vào Thiên Chúa tình thương. Ông không phẫn nộ, không nổi loạn, không buộc tội Thiên Chúa như là nguyên nhân mọi nỗi cơ cùng của đời ông. Dù đói nghèo, ông vẫn giữ được sự công chính, sự lương thiện, sự trong sạch, lòng tự trọng và những giá trị tinh thần khác. Ông không nại vào sự nghèo khổ để tự cho phép mình giết chết lương tâm, giết chết phẩm giá của mình cũng như của người khác. Không bao giờ ông tự biến mình trở thành một tên nô lệ hèn hạ cho tiền bạc, của cải. Chính như thế đó mà ông đã ra đi khỏi cuộc đời này một cách thanh thản và đã được rước về Trời.

Trong chúng ta có người giàu có người nghèo. Dù giàu, dù nghèo ta cũng có thể được rước về Trời hay bị ném vào địa ngục tùy thái độ của ta đối với tiền bạc, của cải.

-------------------------------------

 

TN 26-C29. CUỘC ĐỜI - MNMTV/98/148

 

Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại rằng một lần nọ đặt chân đến Ethiopi, Mẹ đã ngỏ ý với một vị Bộ: TN 26-C29


Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại rằng một lần nọ đặt chân đến Ethiopi, Mẹ đã ngỏ ý với một vị Bộ trưởng để xin một khu đất bệnh viện cho những người cùng khốn nhất. Ông bộ trưởng trả lời: “Thưa bà, việc săn sóc bệnh nhân và người nghèo là trách nhiệm của chính phủ, không một cá nhân hay đoàn thể nào có thể gánh được được ông công việc này”. Mẹ liền nói: “Nhưng tôi thấy chính phủ các ông đã không chu toàn được trách nhiệm ấy ; vả lại, việc săn sóc người nghèo khổ là trách nhiệm của mỗi người”. Và ông Bộ trưởng đã phải chấp nhận đề nghị của Mẹ.

Câu trả lời và việc làm của Mẹ Têrêxa là một minh họa cho giấu huấn của Chúa Giêsu về người giầu có và Lazarô nghèo khổ. Quan tâm đến người anh em, nhất là những người cùng khổ và là một bổn phận, một bổn phận, một bổn phận mà Chúa Giêsu cũng khẳng định trong diễn từ về ngày chung thẩm. Nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra rằng số phận mai hậu của họ gắn liền với một bát nước lã, một chén cơm họ chia sẻ cho một kẻ vô danh.

Dửng dưng trước khổ đau của người khác là một tội. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nên bật qua hình ảnh người giầu có trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu không nói đến nguồn gốc của sự giầu có mà người phú hộ đang hưởng. Ngài cũng không nói đến một hành động gian ác nào của ông. Thế nhưng, sự dửng dưng đến độ mù lòa của ông trước một người hành khất lê lết trước cửa nhà ông, một thái độ như thế cũng là một tội ác rồi. Mỗi người đều có trách nhiệm về người anh em, nhất là người nghèo khổ trong xã hội. Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay có lẽ cũng gợi lại câu hỏi Thiên Chúa đặt ra cho Cain sau khi Cain giết Abel em mình: “Cain, em ngươi ở đâu ?”. Cain trả lời: “ Tôi có phải là người giữ em tôi đâu”. Câu trả lời ấy có lẽ củn là thái độ của chúng ta khi đứng trước nỗi khổ đau của người khác. Thiên Chúa đã tạo dựng nhân loại như một gia đình, trong đó tất cả chúng ta đều có bổn phận vá trách nhiệm đối với nhau.

Mùa chay, mùa trở về với Chúa và cũng là mùa trở về với người anh em. Nhận ra mỗi người, nhất l người cùng khổ như người anh em con cùng một cha, đó là lời mời gọi mà Cha trên trời luôn ngỏ với chúng ta, và đó cũng là thông hành để chúng ta về gặp gỡ Cha trên trời.

-------------------------------------

 

TN 26-C30. CUỘC ĐỜI - SNTMCN/C/154

 

Qua dụ ngôn mà chúng ta nghe đọc trong bài phúc âm Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu cho: TN 26-C30


Qua dụ ngôn mà chúng ta nghe đọc trong bài phúc âm Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một tấn tuồng được diễn đi diễn lại trong xã hội loài người: Đó là hạng người giàu có ích kỷ và giai cấp nghèo khổ đại diện là Lazarô. Giàu và nghèo là những thực tế mâu thuẫn của xã hội loài người. Bất cứ thời đại nào và bất cứ trong một chính thể nào cũng có người giàu và người nghèo, trên bình diện cá nhân cũng nư đoàn thể. Thế kỷ 21 này, người ta gọi các nước nghèo là các nước “đệ tam thế giời”, danh từ ngoại giao có nghĩa là các nước nghèo chưa mở mang. Khi Chúa Giêsu kể dụ ngôn này, Ngài không có ý cổ vũ cuộc “cách mạng giai cấp”. Bởi vì, Ngài biến trước rằng: Nếu những người nghèo mà có của thì chính họ cũng sẽ trở thành những người giàu. Và những người giàu không đổ mồ hôi mà có của này còn nguy hiểm hơn. Cái nguy hiểm ở nơi họ là họ giàu quyền rồi đi đến giàu tiền.

Nếu chúng ta đọc tất cả những dụ ngôn và lời giảng dạy của Chúa Giêsu nói về tiền của, chúng ta nhận thấy rằng Ngài muốn làm một cuộc cách mạng nội tâm và bản thân trước tiên. Vô phúc cho các ngươi là những người giàu có vì lòng các ngươi tự khép kín tình yêu. Câu chuyện người nghèo Lazarô nói lên điều vô phúc đó. “Phúc cho những ai có tấm lòng nghèo khó, vì Nước Trời thuộc về họ”. Chúa Giêsu đã chứng minh về điều này bằng chính cuộc sống của mình: “Chim trời có tổ, con chồn hang, nhưng con người không có chỗ gối đầu”.

Cuộc cách mạng mà Chúa Giêsu đã thực hiện, Ngài muốn mỗi người trong chúng ta phải thực hiện đó là đặt tình yêu trên của cải và hận thù.

Và mỗi Kitô hữu phải làm giàu cho chính mình bằng những việc bác ái từ thiện. Không ai có thể mang tiền của theo xuống mồ. Nhưng mỗi người có thể mua nước thiên đàng bằng đồng tiền có khắc chữ tình yêu.

Điều đáng trách nơi người giàu có trong dụ ngôn là thiếu chú ý đến người nghèo. Lazarô nằm trước cửa nhà người phú hộ, ngồi ngay dưới chân bàn tiệc của ông, thế mà ông đã nhắm mắt làm ngơ. Con tim của ông đã thành đá vì vàng bạc đã xâm nhập. Vì thế, giữ người giàu có và người nghèo khó Lazrô có một cái hố sâu. Cái hố này bị đào ra bởi tính vị kỷ, và bởi thiếu tình yêu.

-------------------------------------

 

TN 26-C31. CHÚNG TA CHỈ LÀ NHỮNG NGƯỜI QUẢN LÝ


NHỮNG GÌ CHÚNG TA CÓ – JKN

1. Chúng ta chỉ là những người quản lý những gì chúng ta có .

 

Tất cả những gì chúng ta đang có trong tay, dù là vật chất hay tinh thần (đức độ, tài năng, chức: N26-C31


Tất cả những gì chúng ta đang có trong tay, dù là vật chất hay tinh thần (đức độ, tài năng, chức quyền, địa vị, hay của cải, tiền bạc, v.v…) cũng đều do Thiên Chúa ban. Ngài muốn chúng ta tạm thời quản lý để làm những việc ích lợi cho Thiên Chúa và tha nhân, tức làm lợi cho Nước Trời. Chúng không phải là của ta, vì nếu chúng thật sự là của ta, thì chúng cũng phải theo ta về đời sau. Nhưng trong thực tế, khi lìa cuộc đời, ta phải để lại tất cả cho người khác. Do đó, xét cho cùng, chúng ta chỉ là những người quản lý tạm thời những gì chúng ta đang có, và phải sử dụng chúng theo ý muốn của người chủ đích thực của chúng là Thiên Chúa. Và chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về cách chúng ta quản lý chúng. Người quản lý nào không sử dụng của cải tiền bạc của chủ đúng theo ý chủ, nghĩa là không làm lợi cho chủ mà chỉ làm lợi cho mình, sẽ bị đuổi việc hoặc phải chịu trách nhiệm về cách quản lý sai trái ấy.

Trong dụ ngôn bài Tin Mừng hôm nay, người phú hộ bị hình phạt dưới âm phủ, chịu lửa thiêu đốt và khát cháy cổ, không phải vì phạm một tội ác nào, mà chỉ vì sử dụng của cải Thiên Chúa ban để ích lợi cho một mình mình. Ông ta «mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình», bỏ mặc người nghèo ở ngay trước cổng nhà mình «sống chết mặc bay!», phải chịu «mụn nhọt đầy mình», «mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta», «thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no» mà không hẳn được ai cho. Người phú hộ ấy – cũng như biết bao người giàu có khác – nghĩ rằng những gì mình đang có trong tay là của mình, mình muốn sử dụng hay hưởng thụ thế nào, cho ai hay không cho ai là tùy ý mình. Ông ta nghĩ rằng ông hoàn toàn vô tội khi không làm thiệt hại gì ai. Đối với những người nghèo khổ đến với ông, ông nghĩ ông có quyền không cho, và làm như thế ông không có lỗi gì với họ cả: ông có làm gì khiến họ bị thiệt hại đâu!

Nhưng việc ông phải chịu phạt dưới âm phủ chứng tỏ cách suy nghĩ như thế là hoàn toàn sai lầm. Tuy dù ông không có hành động tích cực hay cụ thể nào gây bất công cho ai, nhưng việc chỉ dùng của cải Thiên Chúa ban để hưởng thụ một mình mình, hay một mình gia đình mình, đồng thời làm ngơ hoặc không đếm xỉa gì đến những đau khổ của những người nghèo túng, bị áp bức chung quanh mình, thì ông đã phạm một tội rất nặng rồi. Vì tiền bạc của cải ông có, thật ra đâu phải là của ông khiến ông có toàn quyền sử dụng theo ý mình. Ông chỉ là người quản lý, và ông phải quản lý làm sao để chứng tỏ ông có tình thương, để làm lợi cho Nước Trời, là thứ xã hội lý tưởng trong đó mọi người luôn yêu thương nhau. Có thế ông mới xứng đáng được hưởng hạnh phúc trong Nước Trời, vốn chỉ dành cho những con người có tình yêu thương thật sự. Theo bài Tin Mừng về ngày phán xét cuối cùng (Mt 25,31-46), rất nhiều người chẳng phạm một tội ác nào tích cực, thế mà chẳng thể vào được Nước Trời chỉ vì, như Chúa nói, «xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng» (Mt 25,42-43).

2. Của cải vật chất trên nguyên tắc là để mọi người hưởng dùng

Thiên Chúa tạo dựng nên của cải vật chất trên thế gian là cho tất cả mọi người hưởng dùng. Nhưng vì các cơ chế xã hội còn bất toàn, nên sự phân phối của cải chưa hợp lý, khiến cho xã hội còn nhiều bất công: «kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra». Do đó, để sửa chữa hay giảm bớt bất công trong xã hội, những ai được cơ chế xã hội ưu đãi khiến mình giàu có hơn người, dù là giàu có một cách rất hợp pháp, phải biết chia sẻ cho những người nghèo khổ hơn mình, nhất là những người gặp cảnh cùng quẫn. Đó là nghĩa vụ mà lương tâm tự nhiên của con người đòi hỏi, không cần phải nại đến luân lý Ki-tô giáo. Cổ nhân ta có những câu như «Lá lành đùm lá rách», «Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn», «Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng». Việc xây dựng một xã hội công bằng, trong đó của cải được phân chia hợp lý, hay việc chống bất công, cũng là nghĩa vụ của mọi người, nhất là những người được Thiên Chúa ban cho nhiều khả năng làm việc ấy một cách hữu hiệu (những người có tài năng, chức quyền, có địa vị trong xã hội và Giáo Hội…)

Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa công bằng và yêu thương, Ngài đã cho Con Một Ngài xuống thế để loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa hay Nước Trời và khởi đầu xây dựng nước ấy, trước hết tại trần gian, và sau đó là trên trời. Nước Trời là một xã hội hay Giáo Hội lý tưởng, trong đó mọi người đều đối xử với nhau không chỉ hợp với lẽ công bằng, mà còn phải đầy tình yêu thương nữa. Những người ích kỷ, chỉ biết hạnh phúc một mình, đầy đủ một mình, những người chủ trương ai chết mặc ai, ai khổ mặc ai, không thể là đối tượng của Nước Trời. Vì thế, những người theo Ngài, tức các Ki-tô hữu, có nhiệm vụ tiếp nối công việc của Ngài là làm chứng và xây dựng cho Nước Trời. Làm chứng là chính mình sống đúng tinh thần công bằng và yêu thương của Nước Trời ngay trong chính môi trường mình đang sống. Xây dựng là làm sao để trong môi trường mình sống ngày càng có nhiều người sống tinh thần ấy. Thiết tưởng mọi Ki-tô hữu cần ý thức và quan tâm tới chiều kích xã hội và giáo hội này.

3. Những người giàu có, hạnh phúc, cần quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với người nghèo túng, đau khổ

Qua bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy Thiên Chúa không chấp nhận cho vào Nước Trời những người sống ích kỷ, không biết yêu thương, những người lãnh đạm hoặc làm ngơ trước những đau khổ, thế cùng quẫn, tình trạng bị áp bức, bóc lột mà những người chung quanh ta đang phải gánh chịu một cách bất công. Vì thế, một cách cụ thể, chúng ta cần biết chia sẻ, giúp đỡ họ, và phải làm một cái gì đó khi có thể. Nếu chúng ta có tình yêu đích thực, tình yêu ấy ắt sẽ khiến chúng ta bức xúc và không thể im lặng hay bất động trước những đau khổ người khác đang phải chịu trước mắt mình. Tình yêu đích thực không cho phép chúng ta hành động như anh nhà giàu trong bài Tin Mừng hôm nay, an tâm «mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình» trong ngôi nhà khang trang đầy tiện nghi, không thèm đếm xỉa đến nỗi cùng quẫn của những «La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, thèm được những thứ trên bàn ăn rớt xuống mà ăn cho no» đang nằm trước cổng nhà mình. Tình yêu đích thực không cho phép chúng ta khoanh tay ngồi nhìn những kẻ ác tự do gây bất công cho những kẻ thế cô, khi mà chúng ta có thể dùng tài năng hay địa vị của chúng ta để can thiệp.

Chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những gì Thiên Chúa ban mà chúng ta lại không sử dụng để làm lợi cho Ngài và tha nhân. Dụ ngôn về nén bạc cho chúng ta biết điều ấy (xem Mt 25,14-30; Lc 19,12-27): Kẻ nào đem chôn nén bạc Chúa trao, dù chỉ là một nén, mà không sinh lợi ích cho Ngài, thì sẽ Ngài bị kết án: «Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng» (Mt 25,30). Do đó, chúng ta không thể tự hào mình vô tội chỉ vì mình không hề làm điều gì bất công. Coi chừng chúng ta là kẻ tội lỗi đáng kết án chỉ vì đã không làm những gì lương tâm và tình yêu thương đòi buộc phải làm, dù bởi lười biếng hay hèn nhát…

Cầu nguyện

Lạy Cha, con cảm thấy mình chưa đủ tình thương đối với Cha cũng như với đồng loại, vì con chưa dám hy sinh một chút danh tiếng, một chút thì giờ, một chút của cải, hay chấp nhận một chút đau khổ, nhục nhã, khó nhọc để làm cho những người thân đang đau khổ chung quanh con bớt đau khổ. Con vẫn chỉ nghĩ tới sự an toàn và hạnh phúc của riêng con, coi sự an toàn và hạnh phúc của con hơn tất cả. Xin ban cho con có nhiều tình yêu hơn, vì có đủ tình yêu, con sẽ làm được tất cả những gì Chúa muốn, những gì lương tâm và tình yêu đòi buộc. Amen.

-------------------------------------

 

TN 26-C32. HẠT GIỐNG...của Lm Trọng Hương


A. Hạt giống...

 

Người phú hộ trong dụ ngôn này đã quen cậy dựa vào tiền bạc của cải. Khi ông chết thì những: TN 26-C32


Người phú hộ trong dụ ngôn này đã quen cậy dựa vào tiền bạc của cải. Khi ông chết thì những chỗ ông cậy dựa cũng tiêu tan luôn cho nên ông rơi vào cảnh rất khốn khổ. Ladarô là một người nghèo không có chỗ dựa ở trần gian nên hoàn toàn cậy dựa vào Chúa, nhờ đó sau khi chết đã được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Thiên Chúa (qua hình ảnh tổ phụ Abraham).

Dụ ngôn này còn muốn gởi một lời nhắn nhủ đến những người giàu: họ nên sớm thấy sai lầm của họ khi đặt niềm cậy trông vào những giá trị trần thế, để kịp thời quay về trông cậy vào Chúa. Đừng chờ đến khi chết, thấy rõ đâu là chỗ dựa vững chắc rồi mới sám hối, vì tới lúc đó, mọi việc đều không thể đảo ngược được.

B. ... nẩy mầm.

1. Đã biết tiền bạc, của cải và nói chung những giá trị thế gian là không bền, thế nhưng nhiều người vẫn cứ cậy dựa vào chúng. Đó chính là cái ngu dại của con người. Nếu nói theo từ ngữ của ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc 1, đó chính là cái “khốn nạn” của con người.

2. “Abraham nói lại: giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm...”: Thiên Chúa không tạo dựng thẳm ngăn cách Ngài với con người. Nhưng chính con người tự đào vực thẳm ấy, bằng nhiều cách:

- Bằng ích kỷ không giúp đỡ một người anh em đang cần giúp trong khi chúng ta có thể giúp (như ông nhà giàu đối với Ladarô).

- Bằng thái độ bỏ Chúa đề hoàn toàn cậy dựa vào những giá trị trần gian.

3. Lạy Thiên Chúa của Abraham, con đã hiểu rằng lòng thương xót kẻ khốn khổ sẽ đặt con bên cạnh Ladarô trong lòng Chúa, trái lại sự ích kỷ sẽ đẩy con xuống vực thẳm chung với người phú hộ. Chúa biết con muốn chọn phía nào rồi, nhưng xin giúp con.

4. “Dửng dưng trước đau khổ của người khác là một tội. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người giàu có trong Tin Mừng hôm nay” (Trích "Mỗi ngày một tin vui")

5. Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.

Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói: “Không, hôm nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.

Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì ? Vài người già nghèo nàn. ”Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông”. Rồi bà đóng sầm cửa lại.

Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. ”Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến. Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin  ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.

Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.

Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ quên và mơ thấy Chúa đến  với bà và nói: “Hôm nay Ta đã đến với con 3 lần và cả 3 lần con đều đuổi Ta” (Góp nhặt).

6. “Con đã nhận phần phước rồi. Còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ Ladarô được an ủi nơi đây. Còn con thì phải chịu khốn khó” (Lc 16,25)

Mỗi khi nghe đến dụ ngôn ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khổ, là nó ấm ức, trút nỗi bực dọc lên chúng tôi:

- Giàu không phải là cái tội, giàu có nhiều loại. Chẳng lẽ tất cả đều không được hạnh phúc ở đời sau ? Phi lý quá !

Tôi chữa lại:

- Tội không phải do giàu nghèo mà do không biết hiệp thông, tương trợ với kẻ khác.

Nó gắt:

- Thôi đi, tiền của kiếm được toàn do mồ hôi nước mắt của chính mình. Bộ dễ san sẻ lắm sao !

Thế đấy, cho đi là một điều khó. Cho những thành quả lao động của mình còn khó hơn. Cho nên muốn hiệp thông thực sự với anh em đòi hỏi mỗi người phải biết hy sinh, phải biết chấp nhận mất mát, thiệt thòi… thậm chí phải biết chịu đựng sự dè bỉu, bội phản của người đời.

Lạy Chúa, xin cho con xác tín rằng: cho đi cũng là cách “chay tịnh” để đến bù tội lỗi, để hiệp thông trong sự sống và tình yêu. (Hosanna)

7. “Ông Môsê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại họ cũng chẳng chịu tin đâu” (Lc 16,31)

Đã ba đêm, người ta nghe văng vẳng tiếng nức nở và khẩn khoản của một thanh niên ở ngoài nghĩa trang từ một ngôi mộ của một người đàn ông 50 tuổi mới được chôn cất một tuần: “Cha ơi, con xin lỗi cha. Cha tha lỗi cho con đi cha. Cha có nghe không cha…” Thì ra vì xích mích với cha anh đã bỏ nhà ra đi. Thời gian giúp anh hiểu ra tình cha. Trở về xin lỗi thì đã trễ.

Lời khẩn khoản ấy chỉ còn là lời van xin với một nấm mồ. Một sự hối hận muộn màng.

Đó cũng là điều vẫn lặp lại trong cuộc sống của tôi.

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ, sự nhắc nhở của lương tâm, và tiếng mời gọi của Chúa. (Epphata)

-------------------------------------

 

TN 26-C33. PHÚ HỘ VÀ LADARÔ


- Lm. VIKINI

 

Ngày 03/07/1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến viếng thăm mục vụ ở Sao Pôlô nước: TN 26-C33


Ngày 03/07/1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến viếng thăm mục vụ ở Sao Pôlô nước Brazil, Ngài đã áp dụng dụ ngôn này vào thế giới hiện đại. Ngài nói: Hàng ngàn làn sóng người di dân chen chúc nhau trong những nơi ổ chuột ở thành phố. Cuộc sống đầy thất vọng và tới tận cùng khốn khổ. Những trẻ em, thiếu niên, thanh niên không tìm được khoảng không gian sinh hoạt để phát triển mạnh mẽ những nghị lực vật lý và tinh thần, đành phải sống lang thang trên hè phố, giữa cảnh xe cộ ồn ào náo nhiệt và những cao ốc bao quanh san sát … Bên cạnh cuộc sống tiện nghi hiện đại, lại tồn tại những con người quá thiếu thốn …  Sự phát triển hiện đại thường biến thành một phó bản kỳ lạ của bài dụ ngôn Phú hộ và Ladarô. Sự cọ sát giữa xa hoa và khốn cùng gây ra nỗi xúc động đầy thất vọng đau đớn …”. Thật đúng với cảnh dụ ngôn mà Đức Giêsu  đã nói. Trong thế gian này luôn có hai hạng giầu và nghèo sống cọ sát với nhau, rất khó thông cảm, dễ gây đối đầu, đối địch nhau.

Hạng giầu sang ăn chơi phung phí, hạng nghèo khổ đói rách bệnh tật.

1/ Hạng phú hộ: Theo quan niệm thế gian: giầu sang phú quý, ăn ngon, mặc đẹp, chơi bời là hạnh phúc. Nhưng theo tâm lý: Kẻ ăn mặc diêm dúa, xa hoa, xa xỉ, thích giao du bạn bè là hạng kiêu căng, giả hình, giả dối. Phúc âm tả Pharisiêu giả hình, kiêu căng nên thích ngồi chỗ nhất, ăn mặc diêm dúa: Thả rộng ống tay áo, đeo tấm thẻ bài vĩ đại trước ngực, thêu ren tua áo lộng lẫy. Đức Giêsu đã bảo: “Họ như mồ mả sơn vôi đẹp bên ngoài,  mà trong thì hôi thối, dòi bọ” (Mt. 23, 5.27)

Theo y học về dinh dưỡng, một bác sĩ nói: “Xin các bà vợ đừng giết chồng nữa: Tôi đã nghiên cứu từ 40 năm nay và tôi kết luận: Phần đông đàn ông chết sớm hơn đàn bà vì ăn nhậu thái quá”. Bà vợ càng nấu món nhậu ngon, bụng chồng càng bự. Đó là cách giết chồng sớm, như bà Evà đã giết chồng bằng trái cấm quá ngon. Bà Carnegie nổi tiếng về các sách học làm người, đã hỏi: “Các bà có muốn giết chồng sớm không ? Thật giản dị vô cùng: Bà không cần thuốc độc, dao búa hay súng đạn, chỉ cần tọng cho ông các món nhậu thôi” (Giúp Chồng: tr. 219)

Dụ ngôn không nhấn mạnh đến cái chết phần xác, nhưng đến cái chết đời đời phần hồn của những hạng phú hộ ăn nhậu, xa xỉ. Phú hộ phải sa hỏa ngục vì ba tội này:

1. Ăn mặc lụa là xa hoa, ủy mị, phung phí, tiết lộ tính tình kiêu căng.

2. Ăn uống yến tiệc linh đình dung dưỡng xác thịt: đó là tội mê ăn uống.

3. Nhất là tội bất nhân, ích kỷ, không thèm giúp đỡ Ladarô người nghèo khổ nằm ngay cổng nhà mình.

2/ Hạng nghèo khổ đói rách, bệnh tật như  Ladorô được hưởng phúc nước trời là vì:

1. Anh đã vui lòng chịu những xỉ nhục nghèo hèn, những bệnh tật đau khổ như thánh Gióp. Anh đã biết dâng những hy sinh đau khổ lên Thiên Chúa như Đức Giêsu để đền tội và chuộc tội.

2. Anh không hề than trách trời đất và buồn hận với ông phú hộ ăn chơi sung sướng trước mặt anh. Ladarô thật giống thánh Gióp trong Cựu ước. Ngài đã vui lòng chịu mọi cực khốn. Đang sống giầu có, sung sướng trong cảnh sum họp gia đình đông con nhiều cháu, đột nhiên nhà cửa bị thiêu rụi, các đoàn vật và con cái chết hết vì những tai họa ghê gớm, Ngài lại bị vợ và bạn bè đay nghiến, nguyền rủa xỉ nhục. Thân mình cô độc lở loét nằm trên đống tro tàn. Trong lúc đau khổ đến cực độ, Ngài vẫn vui lòng chấp nhận thân phận mình và nói: “Tôi đã sinh ra trần truồng trơ trọi. Tôi sẽ trở về trơ trọi hư vô. Thiên Chúa đã ban, Thiên Chúa lấy lại, chúc tụng danh Chúa muôn đời” (Jb. 1, 21)

3/ Ngày nay, được mấy người như Thánh Gióp và Ladarô, lúc gặp đau khổ, họ rên xiết, oán trách trời đất, oán trách xã hội, làng  xóm. Lúc hưởng giầu có. Họ tìm cách ăn chơi phung phí. Họ cậy dựa vào tiền bạc. Họ đóng cửa lại không trông thấy ai đau khổ rên rỉ ngay trước cửa họ nữa. Một hố sâu phân cách giữa giầu và nghèo. Hai thế giới chênh lệch vẫn tồn tại song song nhau. Giầu sống khép kín bo bo lấy mình. Họ không bao giờ bước ra khỏi cái tôi. Cái tôi là thân xác, cái tôi là tiền của, cái tôi là khoái lạc có thế thôi. Họ không còn biết đến anh em, không biết đến Đấng trên đầu họ. Họ tưởng thế là hạnh phúc, là bất tử. Họ không ngờ đêm nay người ta đến đòi linh hồn ngươi, người ta đem chôn ngươi. Dưới âm phủ, ngươi phải chịu cực hình, lúc đó mới ngước mắt lên, lúc đó mới thấy Ladarô ngồi sát bên tổ phụ Abraham trên trời, lúc đó mới kêu xin Abraham thương xót, thì quá muộn rồi ! Lúc giầu thì lo ăn chơi, chẳng nhớ đến ai, chẳng kêu xin ai. Lúc lửa thiêu đốt, mới ngước mắt lên, miệng lưỡi mới kêu gào. Sao khôn lỏi thế ? Sao ích kỷ thế ? Sao ma giáo thế ?

Xem qua bài Tin Mừng này, có phải Thiên Chúa ủng hộ giai cấp nghèo, giai cấp vô sản và lên án giai cấp giầu, giai cấp tư bản ? Không, Thiên Chúa chỉ lên án những kẻ ích kỷ, bất nhân và ủng hộ thương mến những người hy sinh, xả kỷ, nhân hậu như Đức Giêsu. Giầu hay nghèo sống ích kỷ, bất nhân đều bị lửa thiêu đốt trong hỏa ngục. Giầu cũng như nghèo biết thực thi bác ái đều được ân thưởng vinh phúc nước trời.

Lạy Chúa, “xin chớ để con phải ăn mày và đừng để con giầu có. Xin chỉ ban cho con hằng ngày dùng đủ. Kẻo khi giầu, con bị mê hoặc mà bỏ Chúa và anh em, hoặc vì túng thiếu, con đi ăn trộm mà làm ô danh Chúa” (Cn 30, 8-9)

-------------------------------------

 

TN 26-C34. CHÚA NHẬT 26 QUANH NĂM


(Lu-ca 16: 19-31)

 

Qua mấy Chúa Nhật trước, bài Tin Mừng thường đề cập đến thái độ tự phụ của những người: TN 26-C34


          Qua mấy Chúa Nhật trước, bài Tin Mừng thường đề cập đến thái độ tự phụ của những người Do-thái muốn gắn bó với Lề Luật cũng như truyền thống nên không chấp nhận Chúa Giê-su và sứ mệnh cứu thế của Người.  Họ giống như những người muốn ăn trên ngồi trốc tại bữa tiệc (Lc 14:7-11), hoặc như người con cả trong dụ ngôn người cha nhân hậu (15:11-32).  Với dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su muốn ám chỉ đến số phận của những người Do-thái nói trên và kêu gọi họ:  nếu họ hãnh diện là con cháu ông Mô-sê và các ngôn sứ, thì họ hãy nghe theo lời ông và các ngôn sứ mà nhìn nhận Đức Ki-tô đã đến để ứng nghiệm những điều Lề Luật và các ngôn sứ đã tiên báo.

 a)  Ông nhà giàu và người nghèo khó  

          Dụ ngôn diễn tả thực trạng xã hội:  người giàu có và người nghèo khó sống bên cạnh nhau tạo nên một hình ảnh trái ngược ta thường gặp trên thế giới này.  Nhưng dụ ngôn cũng diễn tả một thực trạng tương lai sau khi cuộc sống trần gian kết thúc:  người nghèo khó được an ủi trong khi ông nhà giàu phải chịu khốn khổ.  Tuy nhiên, nếu chỉ diễn tả như vậy thôi thì dụ ngôn sẽ chẳng nêu lên một bài học hoặc đưa ra một sứ điệp nào.  Do đó, phải căn cứ vào đoạn kết của dụ ngôn, cuộc đối thoại giữa ông nhà giàu và ông Áp-ra-ham, ta mới thấy rõ được chủ ý của Chúa Giê-su qua lời khẳng định của ông Áp-ra-ham:  “Ông Mô-sê và các Ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu.”

          Cuộc sống đời này giàu hay nghèo không phải là yếu tố quyết định cho tương lai.  Ta giàu không có nghĩa là Chúa thương ta và chắc chắn ta sẽ được cứu rỗi.  Ta nghèo cũng không có nghĩa là Chúa ghét ta và sẽ không cho ta vào thiên đàng.  Nhưng điều quan trọng là phải biết sử dụng tiền bạc của cải theo ý Chúa (như dụ ngôn người quản gia bất lương đã cho thấy) và biết hoàn toàn khiêm tốn dứt bỏ mọi sự mà làm môn đệ Chúa Ki-tô (Lc 14:25-27).  Sống như thế là ta sống theo lời Chúa Giê-su đã dạy ta qua lời giảng của Người.  Tin vào Chúa Ki-tô và sống Tin Mừng của Người là tiêu chuẩn duy nhất để ta đạt tới số phận tương lai vĩnh cửu được ở bên cạnh Chúa.

          Hiểu theo nhãn quan ơn cứu rỗi, hình ảnh ông nhà giàu và năm người anh em có thể tượng trưng cho những người Do-thái không tin Chúa Giê-su, còn anh La-da-rô tượng trưng cho những người Dân ngoại đói khát ơn cứu rỗi.  Dân Do-thái được Thiên Chúa tuyển chọn làm cái nôi ơn cứu rỗi, có Lề Luật và các Ngôn sứ chuẩn bị cho họ đón nhận, chẳng khác gì sự phong phú yến tiệc linh đình ông nhà giàu được hưởng mỗi ngày.  Vậy mà “ông Mô-sê và các Ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu.”  “Người chết có sống lại” trong lời khẳng định của Áp-ra-ham đây chính là Chúa Ki-tô, Đấng đã sống lại từ cõi chết và dẫn ta vào cuộc sống muôn đời.  Thái độ cứng lòng tin của những người Do-thái kia là điều Chúa Giê-su thường nhắc đến, đặc biệt qua Tin Mừng Gio-an.  Người còn than khóc cho số phận của họ:  “Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem!  Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi!  Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu” (Mt 23:37).

 b)  “Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6:40)

          Đó là kế hoạch của Thiên Chúa Cha khi sai Con Một là Đức Giê-su Ki-tô đến với nhân loại.  Để mọi người được sống và sống sung mãn.  Nhưng trước khi Đấng Cứu Thế đến với nhân loại, Thiên Chúa đã chuẩn bị một dân tộc để qua dân tộc ấy Người sẽ đi vào lịch sử của nhân loại, trong không gian và thời gian của con người (Ga 1:14).  Người phải trở nên giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi, để ai thấy Chúa Giê-su là thấy Thiên Chúa, tin Chúa Giê-su là tin chính Thiên Chúa.  Thấy không phải chỉ là thấy bằng mắt, nhưng là nhìn nhận Chúa Giê-su là ai.  Tin không chỉ là chấp nhận Chúa Giê-su và lời giảng của Người qua trí óc chúng ta, nhưng là sống mối quan hệ giữa ta với Người và để cho mối quan hệ yêu thương ấy nắn đúc con người của ta trở nên giống gương mẫu là chính con người Chúa Giê-su.

          Lòng tin của những người đương thời với Chúa Giê-su cũng như của ta ngày nay không có gì khác biệt.  Lòng tin không căn cứ vào những phép lạ ly kỳ Chúa đã thực hiện, nhưng hơn thế nữa, lòng tin phải dựa vào Kinh Thánh là những điều Lề Luật và các Ngôn sứ đã nói về Chúa Giê-su.  Chính vì thế, sau khi sống lại, Chúa Giê-su đã giải thích Kinh Thánh cho hai môn đệ trên đường Em-mau, mở lòng trí họ tin nhận Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế.  “Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh... Người bảo:  ‘Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm’.”(Lc 24:27,44).

          Những người đương thời với Chúa may mắn được trực tiếp nghe Lời Thiên Chúa, nhưng lại gặp khó khăn là làm sao chấp nhận một người họ trông thấy chẳng có gì khác họ mà lại là Con Thiên Chúa.  Ngày nay tuy ta không được trực tiếp nghe Chúa Giê-su, nhưng ta lại được nghe tuyên đọc Lời Chúa trong Thánh lễ, đọc Kinh Thánh đầy đủ in trên sách, trên màn ảnh vi tính, và nhất là được thừa hưởng gia sản đức tin của toàn thể Giáo Hội.  Vì thế, vấn đề không phải là ta được trực tiếp nghe Chúa giảng dạy, mà là qua Kinh Thánh ta có tin Chúa Giê-su hay không.

          Để giúp ta hiểu lòng tin vào Chúa Giê-su sẽ làm cho ta được sống đời đời (Ga 6:44,54), thánh Phao-lô đã diễn tả mối quan hệ mật thiết giữa ta với Chúa:  “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người.  Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2Tm 2:11-12).

          Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó rất ý nghĩa đối với mọi Ki-tô hữu.  Ta không thể mang thái độ tự mãn, nghĩ mình là người có đạo từ tấm bé mà lơ là trong việc thiết lập mối quan hệ với Chúa Giê-su và để cho Lời Người biến đổi con người của ta.  Học hỏi và cầu nguyện bằng Kinh Thánh là phương thế giúp ta biết và yêu mến Chúa Giê-su mỗi ngày một hơn.  Lúc nào ta cũng là kẻ “ăn mày” đói khát và mong được no nê ơn cứu rỗi.  Dù giàu hay nghèo, ta đều phải chết.  Nhưng ta được “người ta đem chôn” hay ta “được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham” đó là tùy ở ta có sống mối quan hệ với Chúa ở đời này hay không.

 c)  Suy nghĩ và cầu nguyện

          “La-da-rô” có nghĩa là Thiên Chúa giúp.  Muốn được Chúa giúp, ta cần phải nhìn nhận thân phận bất xứng của ta và hoàn toàn tín thác vào tình yêu cứu rỗi của Người.  Vậy tôi có đích thực là một La-da-rô không?  Hay tôi cậy dựa vào những quyền lực của thế gian như của cải, danh vọng, bằng cấp...?

          Nguyên tắc đảo lộn số phận con người sau cái chết, đó là người ta có sám hối và tin vào Chúa Ki-tô không.  Tôi đã hiểu và tiếp nhận thế nào mệnh lệnh của Chúa Giê-su:  “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.  Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15)?

          Tôi phải tập làm sao để “lắng nghe tiếng Chúa” qua Kinh Thánh?

 Cầu nguyện:

          “Lạy Chúa,
          xin ban cho con đức tin lớn hơn hạt cải,
          để con làm bật rễ khỏi lòng con
          những ích kỷ và khép kín.
          Xin cho con đức tin can đảm
          để con chẳng sợ thiệt thòi khi trao hiến,
          chẳng sợ từ bỏ những gì con cậy dựa xưa nay.
          Xin cho con đức tin sáng suốt
          để con thấy được thế giới mà mắt phàm không thấy,
          thấy được Đấng Vô hình nhưng rất gần gũi thân thương,
          thấy được Đức Ki-tô nơi những người nghèo khổ.
          Xin cho con đức tin liều lĩnh,
          dám mất tất cả chỉ vì yêu Chúa và tha nhân,
          dám tiến bước trong bóng đêm chỉ vì mang trong tim một đốm lửa của Chúa.
          dám lội ngược dòng với thế gian và khước từ những quyến rũ mời mọc của nó.
          Xin cho con đức tin vui tươi,
          hạnh phúc vì biết những gì đang chờ mình ở cuối đường,
          sung sướng vì biết mình được yêu ngay giữa những sa mù của cuộc sống.
          Cuối cùng, xin cho con đức tin cứng cáp
          qua những cọ xát đau thương của phận người,
          để dù bao thăng trầm dâu bể,
          con cũng không để tàn lụi niềm tin
          vào Thiên Chúa và vào con người.”
                                      (Trích RABBOUNI, lời nguyện 53)

 Lm. Đaminh Trần Đình Nhi
22-9-204

-------------------------------------

 

TN 26-C35. CHÚA NHỰT XXVI


Chủ đề: Người giàu và người nghèo

- Bài đọc I: Ngôn sứ Amos công kích những người giàu
- Đáp ca: Thiên Chúa yêu thương và bênh vực người nghèo
- Tin Mừng: Dụ ngôn người phú hộ và kẻ ăn mày tên Ladarô

I. Dẫn vào Thánh lễ

Anh chị em thân mến

 

Kiếm tiền và sử dụng tiền là những vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống. Bởi thế, hôm Chúa: TN 26-C35


Kiếm tiền và sử dụng tiền là những vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống. Bởi thế, hôm Chúa nhựt tuần trước Chúa Giêsu đã đề cập đến tiền bạc rồi, và hôm nay Ngài lại đề cập đến nó một lần nữa. Ngài khuyến cáo chúng ta rằng tiền bạc có thể trở thành một mối nguy, một cản trở chúng ta vào Nước Trời.

Một lần nữa, chúng ta hãy xin lỗi Chúa vì những lầm lỡ đã phạm trong vấn đề tiền bạc.

II. Gợi ý sám hối

- Chúng ta coi trọng những người giàu và coi khinh những người nghèo.

- Chúng ta làm ngơ không giúp đỡ những kẻ túng thiếu.

- Nhiều lần chúng ta đã xử dụng tiền bạc một cách phung phí không hợp lý.

III. Lời Chúa

1. Bài đọc I (Am 6,1a.4-7)

Ngôn sứ Amos tung ra những lời đả kích rất nặng đối với những người giàu: họ lo hưởng thụ, ăn uống, rượu chè, ca hát mà không quan tâm gì đến số phận của đất nước đang lâm nguy.

2. Đáp ca (Tv 145)

Ca tụng tình thương của Chúa dành cho những người nghèo khổ về mọi phương diện: đói khát, bị áp bức, tù tội, tật nguyền, đặc biệt là những cô nhi quả phụ.

3. Tin Mừng (Lc 16,19-31)

Người phú hộ trong dụ ngôn này đã quen cậy dựa vào tiền bạc của cải. Khi ông chết thì những chỗ ông cậy dựa cũng tiêu tan luôn cho nên ông rơi vào cảnh rất khốn khổ. Ladarô là một người nghèo không có chỗ dựa ở trần gian nên hoàn toàn cậy dựa vào Chúa, nhờ đó sau khi chết đã được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Thiên Chúa (qua hình ảnh tổ phụ Abraham).

Dụ ngôn này còn muốn gởi một lời nhắn nhủ đến những người giàu: họ nên sớm thấy sai lầm của họ khi đặt niềm cậy trông vào những giá trị trần thế, để kịp thời quay về trông cậy vào Chúa. Đừng chờ đến khi chết, thấy rõ đâu là chỗ dựa vững chắc rồi mới sám hối, vì tới lúc đó, mọi việc đều không thể đảo ngược được.

4. Bài đọc II (1 Tm 6,11-16) (Chủ đề phụ)

Những lời khuyên Phaolô gởi cho môn đệ mình là Timôtêô. Phaolô nhấn mạnh đến việc trau dồi các nhân đức tin, mến, nhẫn nại và hiền hòa.

IV. Gợi ý giảng

1. Đừng quá hững hờ

Xem ra người phú hộ trong Tin Mừng chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục: Ông không gian tham, không trộm cắp, không bóc lột. Cuộc đời ông ngày này qua ngày khác chỉ có ăn uống linh đình và mặc lụa là gấm vóc, nghĩa là chỉ có hưởng thụ cái tài sản giàu sang do ông làm ra, mà hưởng thụ như vậy là chính đáng chứ có gì là tội đâu ? Tội không giúp đỡ Ladarô chăng ? Nếu ta đọc kỹ Tin Mừng từng chữ thì sẽ thấy rằng Ladarô đã không mở miệng một lời để xin ông ta giúp đỡ, Ladarô chỉ âm thầm ao ước được ăn những miếng bánh rơi. Nhưng vì chỉ âm thầm ao ước, mà không nói ra cho nên không ai biết mà cho.

Nhưng tại sao lại không biết ? Thưa vì không để ý. Ở cạnh bên nhau mà không thấy nhau, không biết nhau, không giúp đỡ nhau thì thật là quá vô tình, quá hờ hững. Tội của người phú hộ chính là tội hững hờ đó. Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ thế mà người phú hộ vẫn hững hờ đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra tội hững hờ của người phú hộ trở thành tội nặng làm cho ông ta đáng phạt trong hỏa ngục.

Chúng ta vừa khám phá ra một điểm đặc biệt của Tin Mừng: chúng ta không chỉ phạm tội do việc làm, do lời nói, do ý tưởng, mà còn có thể phạm tội do quá hững hờ với người khác nữa, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng.

Trong phim "Những đứa trẻ khốn khổ" có một cảnh rất thương tâm: một cô gái nhà nghèo lên tỉnh tìm việc làm và bị dụ dỗ đến có con. Vì phải làm việc suốt ngày nên cô không thể nuôi con mà phải gởi cho một người chủ quán nuôi giúp. Người chủ quán này không có lương tâm, lợi dụng hoàn cảnh của cô đó bóc lột: nay hắn gởi thư đòi tiền, mai hắn lại đòi một số tiền khác. Người mẹ trẻ không có tiền nên chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc, hết tiền cô cắt mái tóc đem bán, hết tiền lại nhổ từng cái răng đêm bán nữa. và cô trở thành rách rưới, ốm o, xấu xí. Nhưng cô càng gầy ốm, rách rưới, xấu xí thì cũng bị những người khác khinh khi, ghét bỏ. Cảnh cô bị đuổi khỏi sở làm, co ro trong chiếc áo rách chạy giữa trời đông tuyết lạnh, thỉnh thoảng dừng lại ôm ngục ho xù xụ. với cảnh cả một đám đông người xúm lại đánh đập cô, xô cô té ngả xuống đất và nhào vô xâu xé cô. những cảnh như thế làm cho chúng ta xem mà không khỏi cảm thấy thương tâm. Tại sao ta cảm động ? Vì ta đã biết hoàn cảnh của cô ấy và khi ta thấy cô bị hành hạ như vậy thì thương tâm. Còn những người kia, những người hành hạ cô, tại sao họ không thương tâm ? Thưa vì họ không hiểu hoàn cảnh của cô, họ cùng ở một đường phố, cùng làm chung một sở nhưng không hiểu hoàn cảnh của cô. Họ quá hững hờ.

Chắc chắn có rất nhiều lần chúng ta cũng hững hờ như vậy.

2. Giấy thông hành nước trời

Ngày Xưa, bên Tàu có một ông vua tự cho mình là người yêu nước thương dân, nhưng lại chẳng bao giờ để ý đến cảnh khổ của dân chúng. Trái lại, ông chỉ biết đến yến tiệc linh đình, trang hoàng cung điện, xây cất dinh thự, sưu tầm những kỳ hoa dị thảo, để mong được nở mày nở mặt với lân quốc.

Một hôm, nhà vua nghe nói ở một ngôi chùa trong nước có một loại hoa hồng quí hiếm, từng bông hoa to đẹp rực rỡ, bao phủ cả một khu vườn. Nhà vua báo tin cho vị sư trụ trì là ông sẽ đến thăm để biết thứ hoa hồng quí lạ. Khi được tin báo và được biết giờ vua sẽ đến, vị sư liền cắt tất cả những đoá hồng xinh tươi đổ vào hố rác chỉ để lại một bông duy nhất đang thắm nở.

Vào đến vườn, nhà vua lấy làm lạ vì thực tế khác hắn với tin đồn. Khi biết được sự việc, nhà vua hỏi vị sư tại sao làm như thế. Vị sư từ tốn trả lời:

- Thưa bệ hạ, nếu thần để tất cả các hoa nở rộ trên cành, bệ hạ sẽ không thưởng thức được vẻ đẹp của từng bông hoa. Vì thần biết bệ hạ chỉ có thói quen nhìn đám đông chứ không để ý đến từng cá nhân.

Thiên Chúa của chúng ta không có thói quen chỉ nhìn đám đông, nhưng Người quan tâm đến từng con người. Thiên Chúa yêu thương con người không có tính cách chung chung, nhưng Người chăm sóc cho từng người một. Mỗi một con người là một nhân vị, có nhân phẩm cao quí. Mỗi một con người là một tác phẩm tuyệt vời của Người, với những ơn riêng mà người khác không có được Mỗi một con người là một bông hồng rực rỡ sắc mầu, thơm ngát hương hoa.

Người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay sở dĩ phải trầm luân muôn kiếp, vì ông đã không nhìn người nghèo khó Ladarô với cái nhìn ấy. Thậm chí ông cũng chẳng thèm nhìn con người khốn khổ ngày ngày lê lết bên cổng nhà ông.

Người phú hộ phải "chịu cực hình" không phải vì ông nhiều của cải, nhưng vì ông đã không san sẻ của cải cho người thiếu thốn, ngay cả những của thừa thãi trên bàn tiệc cũng chẳng đến tay người nghèo.

Người phú hộ phải tống xuống biển lửa không phải vì ông đã làm ra nhiều của cải, nhưng vì ông đã quá cậy dựa vào tiền của, trong khi người nghèo khó chỉ biết cậy dựa vào Chúa ; Ladarô có nghĩa là "Thiên Chúa giúp đỡ".

Vậy tội của người phú hộ chính là tội làm ngơ, tội phớt lờ, tội không nhìn, không nghe, không thấy những Ladarô đang van xin cứu giúp trong cơn túng quẫn cùng cực. Tội của người phú hộ chính là tội thiếu sót, tội đã không làm những gì lẽ ra mình phải làm cho một ai đó đang cần trợ giúp. Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã bán hết gia tài kếch xù của ông, xây một bệnh viện và dấn thân cứu giúp những con người cùng khổ nhất Châu Phi đã đặt ra câu hỏi cho chính mình: "Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc trong khi có biết bao người đang đau khổ ?".

Sẽ có một ngày tất cả chúng ta bước vào một thế giới mà giấy thông hành không phải !à tiền của nhưng chính là tình yêu. Chỉ có những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới được bước vào.

Sẽ có một ngày người phú hộ chẳng còn yến tiệc linh đình, chẳng còn trận vui tới sáng, trận cười suốt đêm, nhưng sẽ phải đuổi khỏi bàn tiệc và lao xuống hoả hào muôn kiếp.

Sẽ có một ngày người Ladarô nghèo khó chẳng còn lê lết dưới đất đen, không còn nhặt những miếng bánh vụn nơi bàn tiệc người phú hộ, nhưng sẽ được nâng lên "trong lòng Ápraham" vui hưởng hạnh phúc muôn đời.

Lời giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên ngày 2.10.1979 đáng cho chúng ta suy nghĩ: "Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo khó Ladarô của thế kỷ 2O vẫn còn đang đứng chờ chúng ta ngoài cửa... Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo lắng cho đủ phần chính yếu của cuộc sống mà thôi chứ đừng tìm cách sống cho sung túc dư dật, để nhờ đó các bạn có thể giúp đỡ những người nghèo khổ. Đồng thời, các bạn hãy đối xử với họ như những thực khách trong gia đình các bạn".

Lạy Chúa, thánh Tôm Aquinô đã dạy: "Những ngươi giàu có đã đánh cắp của người nghèo khó khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa". Xin cho chúng con biết san sẻ cho nhau, để trời đất này trở nên sung túc và yêu thương, vì giàu có thật là yêu thương và nghèo nàn thật là ích kỷ.

Xin dạy chúng con bí quyết làm giàu bằng cách chia sẻ cho nhau những của cải Chúa ban. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu", năm C)

3. Những thế giới khác nhau

Một ngày mùa hè, một người đàn ông ngồi trong văn phòng có gắn máy điều hòa. Nhìn qua cửa sổ, ông thấy bên ngoài có một thanh niên đang lao động. Anh này làm việc một cách rất uể oải và chậm chạp, chốc chốc lại buông tay ngồi nghỉ. Ông thầm nghĩ: cái anh chàng này lười biếng quá. Ông mở cửa bước ra xem. Vừa ra ngoài ông đụng ngay cái nóng hừng hực của mùa hè. Sức nóng làm mồ hôi ông toát ra và khiến mọi năng lực của ông như tan biến đâu mất. Ông cảm thấy rất uể oải. Lúc đó ông mới hối hận vì đã vội nghĩ xấu cho người thanh niên nọ: nếu ông cũng phải lao động ngoài trời dưới cái nóng như thế thì chắc chắn ông cũng không làm gì hơn người thanh niên đó được.

Người đàn ông và người thanh niên trên ở rất gần nhau, chỉ cách nhau một cánh cửa, thế nhưng họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau. Vì thuộc hai thế giới khác nhau nên người đàn ông không hiểu được và không thông cảm được với người thanh niên. Chỉ khi ông bước ra khỏi thế giới mình đề đi vào thế giới của người thanh niên thì ông mới hiểu và mới cảm thông.

Người phú hộ và Ladarô trong dụ ngôn hôm nay cũng thế. Họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau:

- Một bên mặc toàn lụa là gấm vóc ; bên kia rách rưới tả tơi.
- Một bên ngày ngày yến tiệc linh đình ; bên kia thì một mụn bánh cũng không có.
- Một bên sống trong biệt thự ; bên kia nằm trước cổng nhà.
- Tóm lại một bên như sống ở thiên đàng trần thế ; còn bên kia như sống ở hỏa ngục trần gian.

Hai người ở sát cạnh nhau nhưng hoàn toàn xa cách nhau. Thậm chí người phú hộ còn không biết tới sự hiện diện của Ladarô.

Hai bức tranh quá đối chọi này gọi cho chúng ta vài suy nghĩ:

a/ Thiên Chúa và loài người cũng thuộc về hai thế giới khác nhau vô cùng. Nhưng Con Thiên Chúa đã ra khỏi thế giới của Ngài để bước vào thế giới chúng ta. Thật là một tình thương to lớn vô cùng !

b/ Có rất nhiều người ở bên cạnh chúng ta nhưng thuộc về một thế giới khác hẳn chúng ta cho nên chúng ta không hiểu họ, không nhận ra họ, thậm chí không ý thức đền sự hiện diện của họ. Có khi nào chúng ta chịu khó ra khỏi thế giới của mình để bước vào thế giới của họ chưa ?

4. Sự giàu có thật và sự nghèo nàn thật

Một người nhà giàu lái một chiếc xe Mercedes bóng láng đến bãi đậu xe. Một cậu bé khoảng 11 tuổi ngắm nhìn chiếc xe bằng một ánh mắt ngạc nhiên và thèm muốn. Câu chuyện bắt đầu:

- Thưa ông, chiếc xe này của ông hả ?
- Vâng.
- Chà, nó đẹp quá. Ông mua bao nhiêu vậy ?
- Chẳng dấu gì cháu, tôi không có mua. Anh tôi tặng tôi đó.
- Nghĩa là ông không phải tốn một xu nào hết mà có được chiếc xe này ?
- Đúng vậy.

Cậu bé trầm ngâm một lúc rồi nói "Ước gì cháu."

Câu nói bỏ lửng. Người nhà giàu cố đoán phần sau của câu nói. Ông đoán cậu bé định nói "Ước gì cháu cũng coù một người anh như thế". Nhưng thật bất ngờ, cậu bé nói "Ước gì cháu sẽ là một người anh như thế".

Rồi người nhà giàu suy nghĩ: Tuy mình có một chiếc xe sang trọng, có một người anh giàu có, nhưng lòng mình thì quá nghèo nàn. Còn cậu bé tuy ăn mặc tầm thường nhưng tấm lòng cậu ấy giàu hơn mình nhiều, bởi cậu bé chỉ nghĩ đến việc cho đi.

Người giàu thật là người biết cho ; người nghèo thật là người chỉ biết nhận.

Người giàu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.

Sự giàu có thật là giàu trong tâm hồn ; sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.
Bởi vậy cái giàu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng chính là cái nguy hiểm của vật chất:

- Nó khiến ta quá chú ý đến cái "có" mà quên xây dựng cái "là" của mình.

- Mà những cái "có" ấy chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.

- Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa.

5. Bắt đầu từ đâu ?

Một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh tật đang kêu xin giúp đỡ. Cảnh tượng ấy khiến ông xúc động và hạ quyết tâm sẽ đi tìm để giúp những người ấy.

Sáng hôm sau ông lên xe đi tìm. Vừa ra khỏi cửa nhà, ông gặp ngay một người ăn mày đang ngửa tay xin tiền. Ông định dừng xe lại, nhưng tự nghĩ hãy đi thêm để biết thêm. Chiếc xe chạy qua những con đường, những khu chợ, những quãng trường. Càng đi ông càng thấy những người nghèo khổ đông quá. Trong đầu ông bắt đầu vẽ ra rất nhiều dự án để cứu giúp rất nhiều hạng người. Nhưng ông bối rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đến chiều, ông quay xe về nhà, và gặp lại người ăn mày trước cổng, với cũng một tư thế ấy và những lời van xin ấy. Tối hôm đó ông lại nằm mơ và lại nghe thấy những tiếng kêu xin cứu giúp. Nhưng lần này những tiếng ấy không xuất phát từ đám đông, mà từ chính người ăn mày nằm trước cổng nhà ông. Và ông hiểu ra: phải bắt đầu từ chính người ăn mày ấy.

Mẹ Têrêsa Calcutta nói: "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố. Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó". Mẹ Têrêsa còn kể: "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực: làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia. Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói". Mẹ nói tiếp: "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt".

6. Một chuyện khác

Một tu sĩ kia vào một ngôi làng. Ông sắp sửa ngả lưng xuống một gốc cây để ngủ qua đêm thì một người dân làng đến nói:

- Xin ngài cho tôi viên ngọc quý ấy đi.

- Viên ngọc nào ?

- Đêm qua tôi mơ nghe thấy một tiếng nói bảo tôi rằng nếu tôi đi ra ngoài rìa làng thì sẽ gặp một tu sĩ và tu sĩ ấy sẽ cho tôi một viên ngọc.

Vị tu sĩ lục lọi trong túi xách, lấy ra một vật gì đó, hỏi:

- Có phải là cái này không ? Nếu phải thì ông hãy cầm lấy.

Người dân làng sung sướng vô cùng vì đó quả thật là một viên ngọc lớn hơn mọi viên ngọc mà ông đã từng thấy. Đêm đó ông không ngủ được. Sáng hôm sau ông trở lại chỗ cũ nói với vị tu sĩ:

- Ngài hãy cầm lại viên ngọc của ngài đi. Thay vào đó xin ngài cho tôi một thứ quý hơn nữa.

- Thứ gì ?

- Là thứ đã khiến ngài có thể đưa cho tôi một viên ngọc quý một cách dễ dàng như thế.

Lời bàn: Tâm hồn bên trong của người ta càng giàu thì nhu cầu bên ngoài của người ta càng ít và người ta cũng ước muốn càng ít.

7. Mảnh suy tư

Sự giàu có thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi những thứ người ta cho đi.
Sự giàu đáng giá nhất là giàu trong tâm hồn.
Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết ;
Khi ta mở cửa lòng ra là lúc ta bắt đầu sống (Flor McCarthy)

V. Trong Thánh Lễ

- Trước kinh Lạy Cha: Khi chúng ta cầu nguyện "Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày", chúng ta hãy nghĩ đến những người nghèo túng và xin Chúa dùng chính chúng ta làm những người giúp đỡ những người khốn khổ ấy.

- Sau kinh Lạy Cha: "Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin cho xã hội này sớm thoát cảnh nghèo đói, xin đoái tho cho những ngày chúng con đàng sống được bình an."

VI. Giải tán

Trong tuần này, chắc chắn anh chị em sẽ gặp những người nghèo, những người bệnh. Tuy anh chị em không dư dả gì, nhưng đừng quá thờ ơ như người phú hộ bị Chúa Giêsu chê trách trong bài Tin Mừng hôm nay.
Lm. Carolo Hồ Bặc Xái

-------------------------------------

 

TN 26-C36. Chúa Nhật 26 Quanh Năm


Kinh Thánh:       1 Ti-mô-thê 6: 11-16

 

Trước hết chúng ta hãy đọc lại đoạn thư được sử dụng cho Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trong: TN 26-C36


Trước hết chúng ta hãy đọc lại đoạn thư được sử dụng cho Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trong mạch văn của đoạn 6:2b-21. Trước bài đọc là một lời cảnh cáo phải coi chừng nguy hiểm do những kẻ dạy giáo lý không chân chính và do lòng yêu thích của cải (6:2b-10). Tiếp theo bài đọc là lời khuyến dụ người giàu có hãy đặt tin tưởng vào Chúa chứ đừng vào của cải trần gian (6:17-19). Vậy bài đọc hôm nay nằm giữa phần cảnh cáo và khuyến dụ ấy, là lời khuyên nhủ Ti-mô-thê phải coi chừng trước những điều nói trên và dạy ông "hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa."

          Mẫu sống mà thánh Phao-lô nêu lên cho Ti-mô-thê là mẫu sống chúng ta phải có, để có thể đương đầu với những mẫu sống của trần gian được mô tả trực tiếp hay gián tiếp qua lời cảnh cáo và khuyến dụ. Nói khác đi, giữa những cuộc sống bị chi phối do giáo lý không chân chính và lòng yêu thích cậy dựa vào của cải thế gian, người môn đệ Chúa Ki-tô cần phải chọn lựa cuộc sống công chính, đạo đức và tin cậy vào Thiên Chúa.

          Tới đây, để đưa ra một lời khuyên thực tế, thánh Phao-lô dạy Ti-mô-thê hãy sống như là đang sống "trước mặt Thiên Chúa" và "trước mặt Đức Ki-tô Giê-su." Sống trước mặt Thiên Chúa có nghĩa là nhìn nhận Người là nguồn sống, ý thức cuộc sống mình là một hồng ân chính Thiên Chúa muốn chia sẻ sự sống Người với chúng ta. Ý thức này vô cùng quan trọng, vì nếu không ý thức như vậy, chúng ta sẽ tưởng mình là chủ sự sống của mình và muốn sử dụng nó thế nào tùy ý mình. Nếu chúng ta phải sống trước mặt Thiên Chúa như con cái Người, thì chúng ta cũng phải sống "trước mặt Đức Ki-tô Giê-su" như môn đệ Ngài, hoặc như "bạn hữu" (Ga 15:15), hoặc như "đồng thừa kế" với Ngài (Rm 8:17).

          Sống trước mặt Thiên Chúa và Đức Ki-tô dầu sao vẫn là một thái độ, một điều tương đối trừu tượng. Nhưng Phao-lô muốn đưa ra một gương mẫu cụ thể, đó là gương sống của một người bằng xương bằng thịt như chúng ta, tức là Đức Giê-su, Đấng đã biểu dương một lối sống khi đứng trước tòa tổng trấn Phi-la-tô. Vậy lối sống ấy là:

"Nước tôi không thuộc về thế gian này...
Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này:
đó là để làm chứng cho sự thật.
Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." (Ga 18:36-37)

Sự thật ở đây là chính Đức Giê-su (Ga 14:6), tình yêu Thiên Chúa nhập thể. Lối sống của Đức Ki-tô là lối sống Thiên Chúa muốn thấy nơi tất cả chúng ta. Đức Ki-tô đã tuyên xưng lối sống ấy, bất chấp những chống đối của kẻ thù và bất chấp án tử hình do Phi-la-tô áp đặt. Thiên Chúa đã muốn Con Một Người chấp nhận cái chết để nói lên Người yêu thương loài người như thế nào và Người muốn loài người hãy sống rập theo lối sống của "Con Một yêu dấu" Người để được cứu rỗi. Lối sống ấy còn được diễn tả như một lối sống "tinh tuyền, không chi đáng trách."

Nói đến Chúa Ki-tô là nói đến một gương mẫu sống. Nhưng hơn thế nữa, đối với Phao-lô, nói đến Chúa Ki-tô bao giờ cũng là dịp để ngài biểu lộ lòng ngưỡng mộ và tâm tình yêu mến, một dịp để tôn vinh, cảm tạ và ngợi khen. Những câu 15-16 là những hình ảnh Phao-lô mượn từ Cựu Ước (Mcb 13:3, Xh 33:20, Tv 104:2) để tuyên dương quyền năng Đức Ki-tô.

Bài đọc này có thể đưa ra những chủ đề khác nhau. Xét về phương diện mục vụ theo chủ đích của Thư 1 Ti-mô-thê, bài đọc trực tiếp nhắm tới đời sống gương mẫu của người mục tử, hoặc gián tiếp nhắm tới đời sống phải có nơi mọi Ki-tô hữu nói chung. Còn nếu xét trên phương diện giáo lý và thần học tín lý, bài đọc muốn nêu lên lối sống gương mẫu của Chúa Giê-su như là con đường cứu rỗi chúng ta phải theo, hoặc nói đến việc quang lâm của Đức Ki-tô trong ngày phán xét chung. Dù chọn chủ đề nào, thì bài đọc cũng là một đề tài suy gẫm thật phong phú và thực tế. Những tâm tình của thánh Phao-lô về Chúa Ki-tô có thể gợi ý giúp chúng ta tâm sự với Chúa trong giờ cầu nguyện.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ

          Giáo lý không chân chính và lòng yêu thích của cải đã chi phối cuộc sống của tôi như thế nào? Tôi có thể nhận định đâu là một số dấu hiệu của tình trạng bị chi phối ấy?

          Với những kinh nghiệm cá nhân, tôi có thể chia sẻ điều gì với nhóm về đời sống "công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, nhẫn nại, hiền hòa"?

          Trước đây, có bao giờ tôi ý thức việc sống "trước mặt Thiên Chúa và Đức Ki-tô Giê-su"là điều quan trọng không? Tôi có coi lối sống ấy như lời "kêu gọi của Thiên Chúa" không? Và từ nay tôi phải tập sống với ý thức ấy như thế nào?

Cầu nguyện kết thúc

          Sau cầu nguyện bộc phát, nhóm hát một bài thích hợp, hoặc cầu nguyện với kinh sau đây:

          Lạy Chúa Giê-su, giàu sang, danh vọng, khoái lạc là những điều hấp dẫn chúng con. Chúng trói buộc chúng con và không cho chúng con tự do ngước lên cao để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.

          Xin giải phóng chúng con khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất, nhờ cảm nghiệm được phần nào sự phong phú của kho tàng trên trời.

          Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi bán tất cả những gì chúng con có, để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.

          Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước những lời mời gọi của Chúa, không bao giờ ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương Chúa dành cho từng người trong chúng con. A-men.

(Lời nguyện 13, trích trong RABBOUNI)
Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

-------------------------------------

 

TN 26-C37. LIÊN ĐỚI


Chúa Nhật 26C Thường Niên

 

Thiên Chúa luôn đứng về phía người nghèo và bị áp bức.   Chính vì thế, Con Chúa mạc khải: TN 26-C37


Thiên Chúa luôn đứng về phía người nghèo và bị áp bức.   Chính vì thế, Con Chúa mạc khải tất cả tình yêu Thiên Chúa qua dụ ngôn đầy kịch tính hôm nay.  Sự thật đã đảo lộn tất cả những suy nghĩ thường tình.  Bởi vậy, cần suy nghĩ sâu xa và quyết định sáng suốt để kịp thời hành động.

LUẬT QUẢ BÁO.

Lời kinh “Magnificat” đã ứng nghiệm từng chữ trong dụ ngôn người phú hộ hôm nay.  Không những trở về tay trắng, người giàu còn phải chứng kiến một cảnh đảo lộn chưa từng thấy trên dương gian.   Ngày xưa ông sống trong cảnh vinh hoa phú quí “lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình.” (Lc 16:19)  Trái lại, Ladarô ngước mắt lên “thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no.” (Lc 16:21)   Có lẽ Ladarô đã chết vì đói khát bệnh tật.   Còn người giàu có lẽ chết vì chè chén say sưa.

Tại sao người giàu bị đầy xuống âm phủ ? Phải chăng ông không có quyền hưởng những gì ông đã làm ra ?   Tin Mừng không hề nói đến cảnh bất công đã đưa ông lên tột đỉnh hạnh phúc.  Oâng cũng không hề phạm một tội ác hay tạo nên cảnh# nghèo đói của Ladarô.    Ladarô cũng không hề mở miệng xin người giàu và bị từ chối bao giờ.   Ladarô được thưởng không phải vì nghèo.  Nghèo không phải là một điều phúc.  Giàu không phải là một tội.  Vậy tại sao Ladarô được thưởng, còn người giàu bị phạt ?

Vấn đề tùy chúng ta quan niệm thế nào về tội.   Trước thánh lễ, chúng ta vẫn đọc: “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót.”  Tội không chỉ tại đã làm hay nói điều gì xấu.   Không làm điều tốt cũng là một tội.  Điều tốt phải làm trong trường hợp này chính là phải chia sẻ một chút hồng ân Thiên Chúa với người nghèo.  Ladarô không ở xa nhà ông ta, nhưng “nằm trước cổng ông nhà giàu.” (Lc 16:20)   Ngày ngày ra vào, tất nhiên ông không thể không nhìn thấy cảnh tượng “mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.” (Lc 16:21)   Nhưng ông đã không thèm để ý đến cảnh khốn cùng đó.   “Yến tiệc linh đình” đã lấn át tiếng lương tâm. “Lụa là gấm vóc” đã xóa nhòa hình ảnh ghê tởm.  Có lẽ thấy cảnh tượng khốn cùng của Ladarô, ông đã nhổ nước miếng quay đi.  Càng nhìn thấy con người bần cùng đó, ông càng thấy khoảng cách quá xa giữa ông và Ladarô.   Oâng chỉ cắm mắt vào của cải.   Đó là lẽ sống duy nhất đời ông.  Giá trị con người hoàn toàn tùy thuộc những gì mình chiếm hữu được.  Càng thờ ơ, lãnh đạm trước những khổ đau của người khác, càng vinh thân phì da.   Không cần có trách nhiệm gì trước những khổ thống của người bên cạnh.

Trên tột đỉnh hạnh phúc, ông thấy rõ chỉ có của cải vật chất mới đem lại hạnh phúc.   Oâng đặt tất cả niềm tin vào những thực tại trần thế.   Chẳng có gì có thể phá đổ niềm tin đó.   Mọi sự đều được bảo đảm.   Trong tháp ngà hạnh phúc đó, ông sung sướng hưởng tất cả những gì do mồ hôi nước mắt mình đã tạo nên.   Giữa một xã hội mọi người có cơ hội đồng đều, chỉ những người lười biếng và ngu dốt mới khổ mà thôi.   Ai cũng phải lo cho mình.   Tội gì “ăn cơm nhà vác ngà voi” !   Tôi không phạm tội, không gian tham, không giết người, như vậy chưa đủ sao ?   Bổn phận đối với Chúa và tha nhân tôi đã chu toàn, còn đòi hỏi gì nữa ?   Tội không phải vì đã không chu toàn bổn phận.   Nhưng chính lúc không làm gì cho người nghèo khổ và bị áp bức, tôi đã đắc tội với Chúa.   Lý do vì sống là liên đới với tha nhân, nhất là người nghèo khổ.   Người nghèo là ưu tiên số một trong những bận tâm của Chúa.   Người Kitô hữu cũng phải chia sẻ nỗi bận tâm lớn lao đó.   Phải đợi sau cuộc đời này người giàu mới thấy mối liên đới với người nghèo khổ.   Lúc mở mắt ra “thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ” Abraham (Lc 16:23), người giàu mới thấy choáng váng.   Mọi sự đã quá trễ.  Lúc đó chung quanh chỉ còn “lửa thiêu đốt khổ lắm !” (Lc 16:24)    Khoảng cách giữa người giàu và Ladarô thành vô cùng.   Trước kia Ladarô “thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no.” (Lc 16:21)   Bây giờ người giàu thèm một giọt nước từ ngón tay Ladarô (x.Lc 16:24)  Quả báo nhãn tiền: “Bây giờ Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.” (Lc 16:15)

Nằm “trong lòng tổ phụ,” (Lc 16:23) Ladarô hạnh phúc muôn đời trong Nước Chúa.  Không dụ ngôn nào nhân vật được Chúa đặt tên rõ như vậy.   Bởi đấy tên Ladarô phải có một ý nghĩa nào đó trong việc giải thích dụ ngôn.    Ladarô có nghĩa “Thiên Chúa là Đấng phù trợ đời tôi,” hay “một người nghèo tin tưởng và phó thác nơi Thiên Chúa.” (Ezego: Sunday Homilies for Year C, 27/9/2001)   Không phải ai nghèo cũng có niềm tin như thế.   Trái lại, biết bao người nghèo oán trách trời đất hay cay đắng vì thân phận hẩm hiu.  Đời này không ngóc đầu lên được.   Cả đời sau cũng không khá hơn.

Muốn khá hơn, phải lắng nghe lời “Môsê và các Ngôn Sứ,” (Lc 16:29) nhất là Đức Giêsu Kitô.   Nếu phải đợi “người chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối,” (Lc 16:30) Lời Chúa chỉ là một bóng ma hù dọa những người yếu bóng vía mà thôi.  Nhưng Lời Chúa tác động đến cõi thâm sâu nhất trong nội tâm, vì mạc khải tất cả sự thật về Thiên Chúa và con người.    Lời Chúa là “thần khí và sự sống.” (Ga 6:63)   Nếu sống Lời Chúa, chắc chắn người giàu đã thấy mình phải làm gì cho người nghèo Ladarô.  Vì sống là liên đới, cảm thông, dấn thân cho tha nhân.  

THẾ LIÊN ĐỚI.

Nhưng Lời Chúa mới “làm cho sống” (Ga 6:63) và “sống dồi dào” (Ga 10:10) cả đời này lẫn đời sau.   “Chính vì sự sống ấy, anh đã được Thiên Chúa kêu gọi.” (1 Tm 6:12)  Thánh Phaolô nói với đệ tử Timốt như thế.   Chúng ta cũng được kêu gọi để chia sẻ sự sống đó.  Thực tế, sự sống sẽ bị đe dọa mọi mặt khi khoảng cách giữa giàu nghèo quá lớn.  Muốn cuộc sống bảo đảm , “trước hết phải đối thoại với người nghèo, không chỉ là nghèo về của cải vật chất mà còn nghèo về phẩm giá, về kiến thức, về niềm hy vọng ... Không nên coi người nghèo như đối tượng của ‘việc từ thiện’ nhưng như những con người đáng được tôn trọng và cần được lắng nghe.” (Thư chung HĐGMVN 22/9/2001)   Lý do vì “đối thoại là tên gọi mới của niềm hy vọng” (Thượng hội đồng tháng 10-2001, Tài liệu làm việc, số 30)   Cuộc đối thoại chỉ thành công khi những người có trách nhiệm cố gắng sống “công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, nhẫn nại và hiền hòa.” (1 Tm 6:11)    Giữa thế giới đầy hoang mang hôm nay, không gì khó bằng đem niềm hi vọng cho con người thời đại.   Ai có khả năng đem lại niềm hi vọng, sẽ thu hút được quần chúng.   Thiên Chúa đang cần đến những người như thế.   Chính họ mới là những tông đồ đích thực đem Tin Mừng Hi vọng cống hiến cho nhân loại .

Tin Mừng mạc khải tất cả giá trị đích thực của những thực tại trần thế.   Của cải chỉ là phương tiện để phục vụ chứ không phải để thống trị.  Con đường phục vụ chỉ chiếu sáng lên khi người giầu ý thức được sự liên đới với người nghèo.  Chính sự liên đới này thúc đẩy người giàu vận dụng mọi phương tiện để chia sẻ với những người cùng khốn hơn mình.   Càng chia sẻ càng giàu có.   Vì khi chia sẻ, họ sẽ thấy niềm hi vọng lớn lao và vững chắc hơn nhiều.   Thiên Chúa sẽ trả lại tất cả những gì đã làm cho những người anh em bé nhỏ nhất (x. Mt 25:31-46).   Đúng hơn, khi giúp những anh em khó nghèo, họ đã đặt hi vọng vào một thực tại vượt quá trần thế.   Đức tin mạc khải cho chúng ta biết giữa trăm chiều thử thách “chính Chúa Kitô ban cho chúng ta niềm hi vọng đạt tới vinh quang,” (Cl 1:27)  và “nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hi vọng.” (Rm 15:13)

Chính đức tin bảo đảm niềm hi vọng lớn lao đó (x. Rm 5:2) và hạnh phúc đích thực.  Vì “Thiên Chúa là nguồn hi vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin.” (Rm 15:13)   Với niềm hi vọng lớn lao đó, người tín hữu cảm thấy hạnh phúc khi phục vụ những anh em khó nghèo.   Chỉ có đức tin mới lấp đầy khoảng cách giữa giàu nghèo và đem lại cho thế giới niềm hi vọng thực sự.   Chính Thánh Linh là tác giả đức tin đó.

Nhưng cũng chính Thánh Linh đang hoạt động trong lương tâm mỗi người để khơi dậy những tình cảm liên đới và nối kết mọi người.    Chẳng hạn trong cuộc khủng bố tại New York và Washington vừa qua, mặc dù không ngờ thời đại có thể chứng kiến một sự tàn ác đến thế, cũng nhờ đó chúng ta có thể thấy sự kỳ diệu của Thánh Linh trong việc liên kết mọi người.   Biết bao người đã hiến máu, tình nguyện và đóng góp tiền của và sức lực rất lớn cho những người mình chưa hề biết.   Chỉ trong vòng hơn một tuần kêu gọi, đài Little Saigon tại Houston  cuối tháng 9/2001 đã quyên góp được trên 400,000 Mỹ kim. 

Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP

-------------------------------------

 

TN 26-C38. CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, năm c


Lc 16, 19-31

ĐƯỜNG VÀO NƯỚC TRỜI

 

Đường nào dẫn chúng ta vào Nước Trời ? Đặt vấn đề như thế và mỗi người chúng ta tự trả lời: TN 26-C38


Đường nào dẫn chúng ta vào Nước Trời ? Đặt vấn đề như thế và mỗi người chúng ta tự trả lời cho vấn nạn trên là chúng ta đã tìm được phương thế, tìm được đường đi vào Nước Trời. Tin Mừng và Giáo lý của Chúa Giêsu là con đường dẫn con người vào Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên, những dụ ngôn, những câu chuyện Chúa dậy bảo nhân loại qua các sách Tin Mừng luôn có một ngụ ý sâu xa nhằm đưa con người đạt được cõi phúc, đạt được Nước Trời. Đường vào Nước Trời có nhiều ngõ ngách, có lắm gian truân, nhưng tựu trung con người phải bước qua con đường hẹp, phải vác thập giá, phải từ bỏ mình mới mong đạt được nước Thiên Chúa. Chủ đề của Chúa nhật XXVI thường niên, năm C mời gọi con người mua giấy thông hành để vào Nước Trời.

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI, YÊU THƯƠNG TỪNG NGƯỜI:

Cái lạ lùng và kỳ diệu, tuyệt vời của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa, Đấng sáng lập đạo không nhìn con người một cách chung chung, không nhìn đám đông cách hờ hững, lấy lệ. Thiên Chúa yêu thương con người và yêu thương từng người một. Chiên biết chủ chiên và chủ chiên biết tên từng con chiên. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Người. Ngài ban cho con người mỗi người một nhân vị cao quí. Mỗi con người là tác phẩm tuyệt vời Thiên Chúa tạo dựng nên. Thiên Chúa trao ban cho từng người những ơn huệ cao quí, không ai giống ai, nhưng mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương, quí mến, tôn trọng. Thiên Chúa đặt con người trong thế giới, ban cho con người những hồng ân thật cao quí, mỗi người là một bông hoa đẹp Thiên Chúa điểm trang cho vũ trụ, cho thế giới thêm xinh, thêm đẹp. Ngài không bao giờ muốn bỏ rơi bất cứ người nào, Ngài tìm kiếm, qui tụ con người rải rác về một ràn, một mối. Dụ ngôn con chiên lạc cho thấy lòng thương bao la của Thiên Chúa. Dụ ngôn đồng bạc đánh mất, người con hoang đàng cũng nói lên lòng nhân từ, yêu thương, nhạy cảm của Thiên Chúa. Ngài tìm kiếm chứ không đẩy lui…

NGƯỜI PHÚ HỘ GIẦU CÓ ĐÃ KHÔNG CÓ LÒNG XÓT THƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC:

Người giầu có đã không nhìn thấy ông Ladarô nghèo hèn khốn khổ dù rằng ông đã nhìn thấy và cái trớ trêu vẫn là ông  không nhìn thấy người nghèo Ladarô ngày ngày lê lết trước cổng nhà ông.Người giầu có bị cực hình không phải vì ông giầu, không phải vì ông có của cải đầy dư nhưng là vì ông không biết san sẻ của cải cho người thiếu thốn, bần cùng, ngay cả những miếng vụn nhỏ nhất, thừa thãi cũng không hề tới được tay người cùng khổ. Đó là cái tội cực kỳ ích kỷ, cực kỳ bủn xỉn, tiếc xót của người giầu. Ông đã bị tống vào hỏa ngục, vào lửa đời đời không phải vì ông đã làm ra nhiều tiền, lắm của nhưng vì ông quábám víu, quá cậy dựa vào tiền của tạm bợ mau qua mà quên đi những cái vĩnh cửu ông phải tìm kiếm. Còn Ladarô lại luôn cậy trông, tin tưởng và phó thác vào Chúa. Tội của người phú hộ là tội làm ngơ, tỉnh bơ, phớt lờ, tội không nghe, không thấy, không nhìn Ladarô và những Ladarô đang gần chết nằm chờ đợi một chút bố thí của ông. Tội của người phú hộ là tội thiếu sót, tội không không làm cho một người nghèo, cho nhiều người khốn khổ khi họ cần tới ông giúp đỡ. Người phú hộ đã không hề có một chút lòng rộng mở, một chút lòng thương xót đối với người khác.

LADARÔ VÀ NHỮNG LADARÔ:

Ladarô trong Tin Mừng Lc 16, 19-31 hay những Ladarô khác trong thế giới muôn thời vẫn là những con người nghèo của Thiên Chúa, những con người luôn tin tưởng, cậy trông và đặt tất cả sinh mạng của họ trong tay Thiên Chúa. Những Ladarô đang đầy ắp trong thế giới hôm nay. Và thế giới muôn thời vẫn luôn luôn có cái hố sâu ngăn cách giữa người giầu người nghèo. Người nghèo lúc nào cũng có bên cạnh, xung quanh chúng ta. Tội của người phú hộ trong Tin Mừng hôm nay là tội đã không nhìn thấy ông Ladarô nằm trước cửa nhà ông:” Hãy nhớ lại ; suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi “ ( Lc 16, 25 ).

Vâng, những Ladarô muôn thời vẫn đang có mặt khắp nơi và đang nằm trước cửa nhà của chúng ta mà nhiều khi vô tình hay hữu ý chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ…

ĐƯỜNG VÀO NƯỚC TRỜI:

Rồi sẽ có một ngày nào đó mọi người chúng ta sẽ phải ra đi, sẽ phải bỏ lại tất cả và con đường dẫn vào Nước Trời không phải lắm tiền, nhiều của là vào được, nhưng chỉ những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới vào được. “ Mỗi lần anh em làm cho một người bé nhỏ là anh em làm cho chính Chúa “. Cái buồn cười và dí dỏm vẫn là sẽ có có một ngày chẳng còn yến tiệc, chẳng còn thú vui, chẳng còn vinh vang, hào hoa, phong nhã nhưng ông phú hộ sẽ phải đuổi ra khỏi bàn tiệc và rơi xuống hỏa ngục, chẳng còn bạn bè rượu, chẳng còn bè bạn giầu sang bề ngoài mà thiếu lòng thương xót. Và sẽ có một ngày, Ladarô chẳng còn lê lết, đói khát, chờ chực từng miếng bánh vụn trên bàn rơi xuống đất và chẳng còn bi đát để con chó liếm những chỗ lở loét, nhưng sẽ được ngồi trong lòng Abraham vui hưởng hạnh phúc đời đời.

Lạy Chúa Giêsu, xin tăng thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn biết chia sẻ với những anh chị em nghèo và không bao giờ lỡ tâm ngoảnh mặt làm ngơ, không thấy, không nhìn anh chị em đau khổ đang cần chúng con giúp đỡ. Amen.
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi   DCCT

-------------------------------------

 

TN 26-C39. Chúa Nhật thứ 26 Thường Niên, C


 (26-9-2004)

 Người giàu có không nên sống ích kỷ, mà hãy sống yêu thương, chia sẻ

ĐỌC LỜI CHÚA

·        Am 6,1a.4-7: (1) Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xion, và sống an nhiên tự tại trên núi Samari (…), (6) nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ ! (7) Vì thế, chúng sẽ bị lưu đày, và dẫn đầu những kẻ bị lưu đày.

·        1Tm 6,11-16: (11) Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa, hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa.

Dụ ngôn ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khó

 (19) «Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. (20) Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, (21) thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. (22) Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

 (23) «Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. (24) Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” (25) Ông Abraham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. (26) Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được. ”

 (27) «Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, (28) vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” (29) Ông Abraham đáp: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. (30) Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Abraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. (31) Ông Abraham đáp: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin”»

CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:

 

Giàu sang và hưởng thụ cảnh giàu sang của mình có phải là một tội ác không? Tại sao người giàu: TN 26-C39


1.      Giàu sang và hưởng thụ cảnh giàu sang của mình có phải là một tội ác không? Tại sao người giàu có trong bài Tin Mừng lại bị phạt?

2.      Nghèo khó và sống đau khổ vì cảnh nghèo khó của mình có phải là điều thiện, là nhân đức không? Tại sao Ladarô, người nghèo trong bài Tin Mừng này lại được thưởng?

3.      Để mọi người sống tốt đẹp, yêu thương và được ân thưởng trên thiên đàng, sao Thiên Chúa không tạo điều kiện để con người thấy trước mắt cảnh thiên đàng hạnh phúc thế nào, và cảnh hỏa ngục đau khổ thế nào?

Suy tư gợi ý:

1. Tại sao người giàu bị phạt?

Người nhà giàu trong bài Tin Mừng bị Thiên Chúa phạt, không phải vì ông ta giàu có hay vì đã hưởng thụ những thú vui từ sự giàu có của mình. Giàu và sự hưởng thụ cảnh giàu sang của mình không phải là một thứ tội hay một tình trạng tội lỗi. Nếu giàu có đến từ vận may, hay do cần cù làm ăn liêm chính, thì sự giàu có ấy là hồng ân hay sự chúc lành của Thiên Chúa. Giàu mà biết giúp đỡ và chia sẻ với người cùng khốn thì thật đáng khen và đáng thưởng. Giàu có chỉ là xấu khi nó là kết quả của tội ác, của bất công, ức hiếp, tham nhũng, nhận hối lộ, hoặc gian lận…

Bài Tin Mừng không nói sự giàu sang của ông nhà giàu đến từ đâu. Vậy thì tại sao ông lại bị trừng phạt? – Chính vì ông không có tình thương: thấy Ladarô vô cùng nghèo khổ trước mắt như thế mà không hề quan tâm, thương xót, cứu giúp hay chia sẻ, chỉ biết hưởng thụ một mình hay một mình gia đình mình, và hoàn toàn vô tình với người nghèo khổ.

2.      Tại sao Ladarô nghèo khổ được ân thưởng?

Còn Ladarô, anh được thưởng không phải vì anh nghèo, cũng không phải vì Thiên Chúa muốn bù trừ cho cái nghèo khổ anh phải chịu ở trần gian. Nhiều người nghèo mà lòng đầy tham lam, độc ác, ích kỷ (khi trở nên giàu có, nhiều khi họ còn tham lam, độc ác và tỏ ra ích kỷ hơn những nhà giàu mà hiện nay họ đang bực tức vì ganh tị). Những người nghèo mà lòng dạ như thế thì chẳng đáng khen hay đáng thưởng chút nào. Nghèo không phải là một nhân đức hay là dấu hiệu của sự thánh thiện. Trái lại nghèo có thể là một sự dữ mà ai cũng muốn tránh. Nghèo có thể là kết quả của sự kém may mắn, của sự bất tài, của thất bại. Nghèo có thể do lười biếng, không chịu làm ăn, hay làm ăn thiếu tính toán. Nghèo cũng có thể là một hình phạt của Thiên Chúa: «ác giả ác báo», «cha ăn mặn, con khát nước».

Tuy nhiên, nghèo có thể là kết quả của sự lương thiện nhưng thiếu may mắn. Nghèo cũng có thể do hành động tự nguyện của một tâm hồn thánh thiện: muốn sống nghèo theo gương Đức Giêsu, muốn thực hiện điều kiện để theo Ngài là bán hết của cải để chia cho người nghèo khổ, hoặc muốn chia sẻ thân phận nghèo với người nghèo vì yêu thương họ. Chỉ cái nghèo này mới là nhân đức: nhân đức thanh bần.

Vậy tại sao Ladarô được ân thưởng? – Tin Mừng không nói rõ thái độ sống của anh. Về cuộc sống của anh, Tin Mừng chỉ mô tả vắn tắt: «Có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta». Nếu anh được Thiên Chúa thưởng, ắt phải là vì anh đã sống cảnh nghèo khổ ấy phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Qua đoạn Tin Mừng ngắn ngủi trên, ta có thể đoán được anh đã vui lòng chấp nhận cảnh nghèo của mình với tất cả những niềm đau, nỗi khổ, những màn nhục nhã cùng cực của nó: mụn nhọt đầy mình, chó liếm ghẻ. Nhưng anh không phàn nàn, kêu trách, không ghen tị với người giàu có. Dù thèm thuồng những thứ thừa thãi của người giàu có, anh cũng không vì nghèo mà làm những chuyện trái lương tâm (trộm, cướp, gian trá, lường gạt…). Anh vẫn trung thành với chủ trương «đói cho sạch, rách cho thơm», nên vẫn giữ được tâm hồn trong sáng.

3.      Tại sao không cho người chết hiện về cảnh cáo?

Khi thấy tình trạng của mình không thể cứu vãn gì được, người nhà giàu đang bị phạt dưới âm phủ mới nghĩ đến anh em của mình đang sống cuộc đời sang giàu nhưng ích kỷ y như ông ta trước đây. Nếu tiếp tục sống như thế, số phận của họ cũng sẽ y như ông hiện nay. Mặc dù đã có Môsê và các Ngôn Sứ cảnh cáo mọi người, nhưng ông và anh em ông đâu chịu tin. Vì thế, ông muốn cứu họ bằng cách xin tổ phụ Abraham sai Ladarô về cảnh cáo họ với tư cách một người chết hiện về. Ông nghĩ rằng phải có người chết hiện về thì họ mới tin. Nhưng tổ phụ Abraham trả lời: «Nếu Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin».

Sứ điệp của Môsê, các ngôn sứ, Đức Giêsu, các tông đồ và của những người đang tiếp tục công việc của các ngài đã đến với hầu hết mọi người trên thế giới. Kết quả là có người bỏ ngoài tai không thèm nghe, có người nghe nhưng không tin, và có người nghe, tin theo rồi thực hành. Thiết tưởng sứ điệp ấy không thể có tính ép buộc hay đe dọa, mà chỉ để giúp con người nhận ra con đường phải theo và phải làm. Có theo có làm hay không là do thiện tâm và lòng tự nguyện của mỗi người. Thiên Chúa có thể mặc khải cho con người nhìn thấy rõ ràng trước mắt sự đau khổ mà con người phải chịu khi sống ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu. Thấy như thế, ắt con người sẽ sợ hãi và thay đổi cách sống. Nhưng nếu thay đổi cách sống tốt hơn chỉ vì sợ hãi, thì tính ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu vẫn còn nằm trong bản tính của họ. Và sự tốt đẹp hay tình thương họ thể hiện chỉ là bề ngoài và giả dối thôi.

Thiên Chúa muốn con người thay đổi nên tốt hơn và sống yêu thương hơn, nhưng không phải vì sợ hãi, vì áp lực bên ngoài như thế. Ngài muốn con người được tự do đúng theo phẩm giá cao cả của họ. Nếu có thay đổi khiến cuộc sống của họ tốt đẹp và yêu thương nhiều hơn thì phải do chính con người tự nhận ra điều đó là tốt đẹp, rồi họ tự nguyện và cố gắng thực hiện điều đó, nghĩa là hoàn toàn xuất phát từ thiện chí và tình yêu đầy tự do của họ. Vì thế, Thiên Chúa chỉ dùng những sứ điệp qua người này người kia Ngài sai đến để gợi ý giúp con người giác ngộ con đường họ phải theo, rồi để họ tự do theo hay không theo tùy ý họ. Như thế cái tốt đẹp của họ mới là tốt đẹp từ trong bản chất, và sự yêu thương họ tỏ lộ ra mới là tình thương đích thực. Chỉ có thứ yêu thương ấy mới có giá trị và mới phù hợp với những công dân của Nước Trời.

Vậy, cho dù hiện nay chúng ta giầu hay nghèo, chúng ta cần sống theo thánh ý của Thiên Chúa là sống có tình thương thật sự. Nếu giàu có, ta cần biết chia sẻ với những người nghèo khổ hơn chúng ta. Nếu nghèo khó, chúng ta vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh sống ấy đồng thời nỗ lực vươn lên trong tinh thần «đói cho sạch, rách cho thơm». Đừng bao giờ vì thiếu thốn, nghèo khổ mà làm điều gì trái với lương tâm, trái với sự công bằng hay tình thương của mình. Có thế, ta mới xứng đáng được Thiên Chúa ân thưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.

CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, xin cho con biết sống yêu thương, dù trong cảnh giàu hay trong cảnh nghèo khổ. Tình yêu đối với Cha và với tha nhân luôn luôn có thể thể hiện ra thành hành động cụ thể dù trong cảnh giàu hay cảnh nghèo. Thật vậy, dù nghèo đến đâu, nếu có tình yêu, con cũng đều có thể biểu lộ tình yêu đó ra bằng cách này hay cách khác, và luôn luôn vẫn có cái gì đó để chia sẻ với mọi người. Còn không có tình yêu, thì dù giàu đến đâu, con vẫn có thể sống ích kỷ, không hề biết chia sẻ cho ai điều gì. Xin Cha hãy củng cố tình yêu ở trong con, để con yêu thương thật sự và thể hiện tình yêu thương ấy trong bất kỳ cảnh ngộ nào của đời sống con.

Joan Nguyễn Chính Kết

-------------------------------------

 

TN 26-C40. SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVI – 2001

 

Chuyện dụ ngôn trong Tin Mừng, những lời khuyên bảo của Thánh Phaolô trong thư gởi Timôthe: TN 26-C40


Chuyện dụ ngôn trong Tin Mừng, những lời khuyên bảo của Thánh Phaolô trong thư gởi Timôthê, và những lời tiên tri của Amos, đan xen với nhau làm thành một phác thảo khá toàn vẹn và sinh động về cuộc sống con người.

           Cuộc sống nhân sinh này có hòa bình với những yến tiệc sa hoa giữa bạn bè và người thân. Người ta có rất nhiều sáng kiến để tăng thêm cảm xúc, đẩy tính hưởng thụ lên tuyệt đỉnh: cung cách khi ăn uống, với phụ họa của tiếng đàn tiếng hát...Cuộc sống thật phồn vinh và giàu sang với lụa là gấm vóc, giường ngà, dầu thơm hảo hạng... Người ta có thể nghĩ đến những năm tháng kinh tế luôn có chỉ số phát triển ở đỉnh cao, và sự tiến bộ vượt bực trong các ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cao của con người.

          Nhưng dầu thế nó cũng không thể che lấp tính mỏng manh bèo giạt nổi trôi: vì cảnh lưu đày đã kề cận cửa ngõ, và cái chết đã chấm dứt thời vàng son. Biến cố 11.9 mãi mãi là tiếng gào thét kinh hoàng trong mọi trái tim con người, nó đang mở vào bóng đêm của âm phủ với bao cực hình và vực thẳm ngăn cách giữa những con người vốn đã từng chung sống bên nhau trong cùng một lịch sử.

          Đi giữa giòng thời gian ấy có những con người có tên và có tuổi: đó là Abraham, là Israel, là Môsê, là Đavid, cũng có người mang tên là Lazarô, hay là Giêsu Kitô; cũng có những con người vì sứ vụ và hành trạng được gọi chung trong một tiếng gọi gợi nhớ uy quyền và địa vị tôn quý: các ngôn sứ, là người của Thiên Chúa. Bên cạnh những con người ấy cũng có những con người mang cái tên là Pontiô Pilatô, cái tên được nhớ tới chỉ vì làm tổng trấn ở thủ phủ một quốc gia, một dân tộc. Cái tên thống trị nhưng cũng sống nhờ thuế khóa của đám đông, của đoàn lũ vô danh. Họ ở Xion hay trên núi Samari những tên gọi một địa danh như mọi địa danh khác trên mặt đất này. Và cái lịch sử nhân loại trên bình diện trần thế hay bình diện tâm linh cuối cùng chính là lịch sử hướng về cái đám đông, cái đoàn lũ vô danh ấy.

          Có những lối sống và chính sách làm cho những con người có tên có tuổi phải chịu số phận là mồi cho lũ chó thèm khát máu mủ như Lazarô. Cũng đã có quá nhiều tiên tri trở thành miếng mồi cho bầy thú cắn xé. Cuộc đời của Môsê, của Đavid, của Giêsu Kitô cũng đã từng bị ruồng bắt và truy nã gắt gao bởi thế lực muốn xóa tên các Ngài, và rồi lịch sử Giáo Hội 2000 năm qua cũng là lịch sử của những giòng máu đã đổ ra vì lời chứng cao đẹp của mình. Cũng đã có những cơn cám dỗ phải báo oán cho máu người vô tội và không ít người đã chạy theo để rồi làm ra những trang sử ân oán chồng chất, và số phận của đám đông của đoàn lũ vô danh trong những thời điểm ấy chỉ thêm phần đen tối. Lời chứng cao đẹp mà những người của Thiên Chúa từ Abraham cho đến ngày Đức Kitô lại đến, là lời chứng phải khẳng định cái danh phận, cái tên gọi cho mỗi người trong lũ đông thống khổ ấy. Kể từ Abraham cho đến Phêrô, mỗi một con người được tuyển chọn đều được Thiên Chúa ban cho một tên mới, tên nói lên địa vị của họ trong trái tim Thiên Chúa: địa vị là con Thiên Chúa. Đức Giêsu trong chính thời gian của mình đã không ngơi nghỉ diễn tả niềm vui và hạnh phúc vì là CON Thiên Chúa, và cũng làm chứng sứ vụ của Ngài là thông ban sự sống là CON cho ngay cả những con người bé nhỏ nhất, cho đám đông, cho đoàn lũ vô danh. Và đấy là đường lối thiết lập một thế giới huynh đệ bền vững và thái bình trường cửu. Hãy cho đám đông đoàn lũ vô danh đang rên xiết trong thống khổ ân oán chồng chất, cuộc sống là CON. Tình nghĩa này chỉ có thể được chứng thực nơi mỗi trái tim bằng lời chứng của những con người "hiến mạng sống mình" để yêu thương và tha thứ. Chỉ có lời chứng như vậy mới tiêu diệt được chính sách "khủng bố" vốn là "cái tội cơ cấu" nằm trong chính con người. Bởi vì "khủng bố" chỉ là dùng bạo lực để bắt người khác phục vụ cho ý muốn của bản thân, vốn là điều ám ảnh cuộc sống con người ngay trong cơ cấu gia đình, và cơ cấu xã hội nhân loại. "Tự Do trường tồn" không thể có bằng sức mạnh của bạo lực, mà chỉ có nhờ sức mạnh của "Tình Yêu" muốn trả lại cho mỗi con người cái DANH PHẬN, CÁI TÊN cao quý của họ trong "TÌNH YÊU VĨNH CỬU".

Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên

-------------------------------------

 

TN 26-C41. SỐNG THỰC LÀ BIẾT CHIA SẺ


Lc 16, 19- 31

 

Trong phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XXVI TN hôm nay, Giáo hội cho chúng ta nghe lại du: TN 26-C41


Trong phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XXVI TN hôm nay, Giáo hội cho chúng ta nghe lại dụ ngôn “người phú hộ giàu có và anh Lazarô nghèo khó”. Đây không chỉ là chuyện của ngày xưa, những câu chuyện mà Chúa Giêsu trình bày ngày nào, nay vẫn còn nguyên giá trị của nó và đã phản ánh đúng đắn thực tại xã hội ngày nay.

Thời đại mà con người đang sống được mệnh danh là thời đại văn minh, thời đại ánh sáng, thời đại mà người ta có thể giải quyết mọi vấn đề với hiểu biết khoa học của mình. Thế nhưng, trong xã hội văn minh phồn thịnh dư thừa vật chất ấy, vẫn còn những con người bần cùng khốn khổ mà không được ai để ý đến; thậm chí họ còn bị đối xử thua cả những con vật mà nhữngngười giàu có nuôi để tiêu khiển, để làm bạn…

Vì thế, câu chuyện của Chúa Giêsu hôm nào như một tiếng còi cảnh tỉnh để giúp chúng ta để ý và quan tâm đến những người đang sống xung quanh nhiều hơn. Để cuối cuộc đời này, chúng ta không gặp phải kết quả bi thảm như người phú hộ trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe.

Quả thật, trong suốt câu chuyện Chúa Giêsu kể, nếu chỉ để đi tìm những thắc mắc, tôi thiết nghĩ không thắc mắc nào đáng tìm hơn là câu hỏi: “người phú hộ đã phạm tội gì?”. Vì đọc kỹ lưỡng từng dòng trong câu chuyện, chúng ta khó mà tìm thấy được tội của ông ta. Ông ta không làm giàu cách bất chính. Những gì ông có, ông sử dụng, ông thưởng thức đều do công sức và tài năng của ông. Ông đã vất vả làm việc và lối ăn mặc sang trọng của ông là chuyện bình thường. Vì thế, tất cả chúng ta cũng như chính Chúa Giêsu  không kết tội ông ở chỗ ông giàu có sang trọng. Vì cách nào đó, làm giàu chân chính là phúc lành của Thiên Chúa ban.

Nhưng ở đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã đưa ra một nét mới mẻ và độc đáo, có thể xem là giới luật cho người Kitô hữu: “Giữ đạo không đơn giản là chỉ tránh những điều xấu xa tội lỗi mà thôi. Vì điều đó là cần nhưng chưa đủ mà chúng ta còn phải thi hành những việc thiện nữa.”

Chúng ta thấy, rõ ràng người phú hộ trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể không làm gì xấu. Nhưng cách nào đó ông ta cũng chẳng làm được điều gì tốt lành và thánh thiện. Như có người hành khất Lazarô đói khát, mỗi ngày ngồi trước cổng nhà ông. Thế mà ông chẳng chút thương cảm để bố thí cho vài mẫu bánh vụn…Vì thế, tội của ông ta là tội thờ ơ, bỏ qua những gì nên làm, tội lỗi đức ái. Thực thi bác ái và điều thiện là việc bổn phận mà Thiên Chúa đòi buộc mỗi người chúng ta.

Đây là tình trạng thường gặp trong cách sống đạo của người thời nay. Chúng ta thường sống đạo cách máy móc, vị luật, một lối sống Pharisêu thời hiện đại mà ít có ai để ý đến. Đó chính là lối sống đạo cá nhân, lối sống đạo này là cố gắng làm sao tránh vi phạm lề luật để gây thiệt hại cho người khác mà cũng để tránh trút lấy những phiền phức cho bản thân. Cách sống đạo như thế thiếu hẳn tính cao đẹp và mang đầy nét tiêu cực vì sống như thế cũng chẳng giúp ích gì cho nhân loại và cho bản thân mình trong cuộc sống mai sau.

Vì vậy, qua hình ảnh người phú hộ, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hãy nhìn của cải vật chất đúng với thực trạng của nó. Chúng chỉ là phương tiện để chúng ta mưu cầu hạnh phúc cho bản thân cũng như cho người khác. Người phú hộ đã mắc sai lầm khi nghĩ rằng sự giàu sang mà ông đang có là hạnh phúc vĩnh cữu. Ông đâu biết rằng cái chết là tận số chung của mỗi người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn…Nhưng đằng sau chết, chúng ta sẽ được như thế nào là tuỳ thuộc vào đời sống tại thế của ta. Người phú hộ chắc chắn sẽ được hạnh phúc đời này và cả đời sau nếu như ông biết chia sẻ vài mẫu bánh vụn cho Lazarô, người hành khất nằm trước cổng nhà ông đang đói rách… Sự giàu sang tự bản chất  không có gì là xấu. Trái lại, nếu chúng ta sử dụng chúng như là phương tiện để đi tìm sự sống vĩnh cữu nơi Thiên Chúa thì thật là tốt đẹp biết bao

Tóm lại, câu chuyện của Chúa Giêsu nhắc nhở mỗi người chúng ta nên nhìn lại đời sống của mình, tự vấn lương tâm mình xem đã bao lần tôi thờ ơ với nỗi khổ đau của người khác, đã bỏ qua biết bao cơ hội thi hành việc bác ái mà ta có thể thực hiện…để xin Chúa thứ tha. Và chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta một con tim biết nhạy cảm với những nỗi khốn khổ của anh em đồng loại và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh mà anh em cần đến.

-------------------------------------

 

TN 26-C42. ĐỔI THAY.


Lc16,19 -31

 

Dân gian Việt nam thường có câu “không ai giàu ba họ không ai khó ba đời” để nói lên sự thay: TN 26-C42


Dân gian Việt nam thường có câu “không ai giàu ba họ không ai khó ba đời” để nói lên sự thay đổi thường gặp nơi cuộc sống con người. Sự thay đổi mà không chóng thì chày sẽ diễn ra bất chấp người đó là ai, và sống trong cảnh sống nào. Có thể có những sự thay đổi diễn ra trong hạnh phúc êm đềm, cũng có những sự thay đổi đau đớn mà chúng ta thường khi phải thốt lên “giá mà”. Và cho dù là sự thay đổi nào đi chăng nữa thì vẫn luôn là sự quan phòng của Thiên Chúa công minh.

Những bài đọc mà Giáo Hội cho chúng ta suy ngắm hôm nay nói lên những sự thay đổi: những người nằm ngã ngớn trên gi ường ngà tại Sion và Samaria sẽ bị lưu đày và tan tác theo như Lời Chúa phán qua miệng ngôn sứ Amos . Ông phú hộ giàu có ngày ngày yến tiệc linh đình rồi nay không có một giọt nước thấm đầu lưỡi….

Lý do vì sao có những cuộc thay đổi đau đớn này? Chẳng lẽ Chúa không thích khi thây con cái mình giàu có? Chẳng lẽ của cải không phải là hồng ân của Chúa dành cho kẻ Người thương hay sao? Nếu vậy giàu có là một tội sao? Vậy Chúa dựng nên của cải vật chất cho ai và để làm gì?

Trở lại bài đọc I Ngôn sứ Amos tuyên sấm phạt những người giàu có mà không biết yêu thương. Họ ăn chiên béo tốt, họ uống rượu, họ hát, họ xức dầu thơm nhưng họ không biết đau lòng trước cảnh sụp đổ của nhà Giuse (Am 6,6). Cũng vậy trong bài Tin Mừng, người phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình. Tiệc đâu mà nhiều thế? Chắc hẳn là ông rất giàu. Sự giàu có của ông càng làm bi thảm thêm sự nghèo khó, rách nát, bệnh tật của anh Ladarô. Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu đã cho ứng nghiệm lời tiên báo của Tiên tri Amos. Những kẻ giàu có mà không biết yêu thương, không biết đau lòng truớc cảnh khổ của nguời khác, của anh em thì sẽ bị Thiên Chúa giáng phạt.

Trong đoạn Tin mừng, nếu ta cố tìm những lầm lỗi đã làm nên sự đau khổ của ông phú hộ sau khi chết thì thật là khó. Bởi ông chẳng có lầm lỗi nào, ông chẳng phạm tội nào. Tiền ông ông ăn, nhà ông ông ở, ông có nhiều bạn bè và dư tiền của thì việc yến tiệc hằng ngày có lẽ là điều đương nhiên. Ông không phạm tội. Vậy thì tại sao ông bị phạt? Ông bị phạt không phải vì ông phạm tội nhưng là vì ông đã không “thấy” anh Ladarô nghèo đói, bệnh tật đang nằm ngay cửa nhà ông. Thấy ở đây không chỉ là thấy về mặt thể lý mà còn là thấy theo nghĩa thấy người anh em mình đang cần giúp đỡ, thấy cảnh khốn khó mà anh em mình đang gánh chịu và thấy mình có bổn phận phải giúp đỡ. Ông phú hộ không làm gì lỗi nhưng lỗi của ông là vì ông đã không làm gì. Đáng lẽ ông phải có trách nhiệm giúp đỡ anh em mình đang đau khổ nghèo khó, đang cần sự giúp đỡ của ông. Thế mà ông làm ngơ với đau khổ của những ngừoi thân cận. Thánh Ellisabeth Leseur nói “ Chúng ta phạm tội không những về nhưng điều ác chúng ta làm, nhưng cả về những điều thiện chúng ta đã không làm”. Mọi sự trên trần gian này, kể cả con ngừoi đều có liên hệ chặt chẽ hổ tương lẫn nhau. Hình ảnh con chó liếm ghẻ chóc nơi thân thể anh Ladarô là một điển hình. Đến súc vật mà còn biết quan tâm đến bệnh tật của anh nghèo khó để làm sạch thân thể anh bằng khả năng mà Chúa ban cho nó. Thế mà ông phú hộ lại không thấy được nhu cầu của người anh em ngay trước cửa nhà mình.

Thế là cuộc đổi thay bắt đâu. Ông phú hộ giàu có nay trở nên nghèo khó, nơi âm phủ không một giọt nước thấm đầu lưỡi. anh Ladarô nghèo khó nay hạnh phúc an nhàn nơi lòng Apraham. Và sự thay đổi này là sự thay đổi dứt khoát, sự thay đổi vĩnh cửu và nói như bài Tin Mừng tuần trước là cất đi cơ hội thay đổi. Giá mà với sự giàu sang sung túc ông phú hộ thấy được nhu cầu của người anh em mà giúp đỡ, giá mà ông phú hộ biết chia sẻ, biết dùng tiền của hay hư mất mà mua lấy của cải Nuớc Trời, giá mà ông biết có cuộc đổi thay thì ông sẽ không quá chăm chút hạnh phúc hiện tại cho riêng mình mà ông sẽ chia sẽ hạnh phúc cho những nguời chung quanh, cho anh Ladarô nghèo khó. Và khi đó cuộc đổi thay của ông sẽ không quá bi thương bởi ông đã biết dùng tiền của hay hư mất mà mua lấy bạn hữu thì ông sẽ được hạnh phúc vì ông đã trung tín trong việc nhỏ thì ông sẽ trung tín trong việc lớn.

Đời sống mỗi người Kitô hữu chúng ta cũng thế. Chúng ta không thể sống làm sao cho đừng phạm tội, nhưng hãy sống sung mãn những hồng ân của Chúa, sống là con cái Chúa, sống bác ái yêu thương như lời cầu nguyện.

"Cúi lạy Chúa cho tai con nghe rõ
Tiếng tha nhân cầu khẩn lượng hải hà
Họ khổ đau, họ kêu gào than thở
Đừng để con cứ giả điếc làm ngơ

Cúi lạy Chúa, xin mở rộng tay con
Luôn nắm lại giữ khư khư tất cả
Truớc cửa nhà có người nghèo đói lả
Xin dạy con biết chia sẻ vui lòng”


Ước gì đời sống mỗi người chúng ta luôn là cánh tay nối dài của tình yêu Thiên Chúa nơi trần gian này. Hầu cho mọi khổ đau, mọi thất vọng, mọi sự khốn khó đều được xoa dịu nơi tình tương thân tương ái của tất cả chúng ta. Và khi đó Thiên đàng đã thật sự đang hiện diện tại nơi trần thế này. Chắc hẳn qua cuộc đổi thay nơi dương thế Chúa sẽ vui mừng đón nhận ta mà nói rằng “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín hãy vào hưởng sự tốt lành của chủ ngươi”.

-------------------------------------

 

TN 26-C43. NGƯỜI PHÚ HỘ XẤU BỤNG VÀ LAZARO NGHÈO KHỔ


Lc 16,19-31

 

Trình thuật có tính cách dụ ngôn này là của riêng Lc, được ông lồng vào “phần giữa” của phúc: TN 26-C43


1. Trình thuật có tính cách dụ ngôn này là của riêng Lc, được ông lồng vào “phần giữa” của phúc âm. Trình thuật này rất ăn khớp với toàn bộ tác phẩm, trong đó Lc thường đề cập đến người giàu kẻ nghèo để khuyến cáo hay khích lệ họ tùy trường hợp. Nó cũng rất ăn khớp với chủ đề của hầu hết chương 16, mà nó là đoạn kết thúc: xử dụng của cải để được cứu rỗi cá nhân; chính trong nhãn quan cứu độ mà con người phải biết xử dụng của cải trần thế (16,1-13), dù các người biệt phái nghĩ thế nào đi nữa (cc.14-15), xử dụng của cải một cách khác sẽ đưa đến khốn khổ bất hạnh ở thế giới bên kia (cc. 19-31). Tuy nhiên, tương quan của trình thuật này với các câu đi ngay trước nó (cc.16-18) xem ra không có, dù có tiếng phụ ngữ dé được đặt ngay sau chữ thứ nhất câu 19a. Quả thế, các câu 16-18 không đề cập đến của cải, mà nói về cách chiếm đoạt vương quốc, về sự trường tồn của lề luật và về tính cách bất khả phân ly của hôn nhân. Bởi đó văn mạch của trình thuật chúng ta đang nghiên cứu không rõ ràng mấy.

2. Ngay cả bản văn trình thuật cũng làm các nhà chú giải ngạc nhiên phần nào. Họ bỡ ngỡ vì trình thuật không có lời dẫn nhập chính đáng (ví dụ hãy so sánh với Lc 15,1-3), cũng như không có phần áp dụng ở cuối của cải để làm nổi bật bài học (so sánh với Lc 15,7.10). Bởi đó họ có rất nhiều cách phân chia hoặc hiểu ý nghĩa đích thật của bản văn này. Tên riêng của người ăn mày cũng làm họ ngạc nhiên, vì các dụ ngôn không bao giờ nói đến tên tuổi, lý lịch của các nhân vật. Do đó người ta suy diễn dù hơi hấp tấp, nhất là trong quá khứ (x.Tertullien, De Anima, VII), rằng bản văn này kể lại một câu chuyện có thực, chứ không phải là một trình thuật có tính cách dụ ngôn. Nhưng làm sao một câu chuyện có thực lại có thể xảy ra theo sát một chủ đề văn chương nối tiếp như thế ở miền Trung Đông cổ xưa, và làm sao câu chuyện có thực đó lại chất chứa biết bao nét có tính cách dụ ngôn như thế (việc mô tả thế giới bên kia, cuộc đối thoại giữa Abraham và người phú hộ...)

3. Cảnh đầu tiên của dụ ngôn trình bày một mâu thuẫn sống động. Hai nhân vật có hai địa vị xã hội hoàn toàn chênh lệch đối diện nhau ở đây: một người giàu có thường xuyên dư đầy của cải, một kẻ nghèo khó thường xuyên thiếu thốn ngay cả những gì cần thiết để sống. Người giàu có không những không cần lao động để sống, mà còn được xử dụng một gia tài kếch xù. Ông ăn mặc sang trọng với gấm tía, nhung lụa như một hoàng tử; ngày ngày yến tiệc linh đình. Bản văn không cho biết tên ông, chỉ có một vài thủ bản (Sahidique; p.75) vì muốn chứng tỏ bản văn này là một bản văn lịch sử, nên gọi ông ta là Nevès, Ninveveh hay Pinées. Người nghèo khó sống trong trình trạng còn cùng cực hơn cả người phải vất vả lao động để kiếm ăn, ông là một người ăn mày (ptôchos), một tên hành khất kém may mắn, đầy bệnh hoạn và tứ cố vô thân. Ông chỉ ao ước ăn những gì rơi rớt từ bàn ăn của người giàu có. Về điểm này, có nhiều thủ bản Latinh (Vulg.) đã đồng hóa cách quá đáng ông ta với người con hoang đàng đang chết đói “không ai cho ăn” (Lc 15,16). Sức khỏe ông thật mong manh, vì đầy ung nhọt đến độ không còn sức xua đuổi bầy chó đến liếm vết thương lở lói của ông. Ý nghĩa biểu trưng của cái tên được gán cho ông, còn nói rõ hơn nỗi khốn khổ hiện tại của ông và sửa soạn cho ý tưởng TC sẽ giúp đỡ ông sau khi chết (cc.22tt). Lazarô, viết tắt chữ Eléazar, có nghĩa là TC giúp đỡ. Quả thực, không có dụ ngôn nào khác nói đến các nhân vật của nó. Tuy nhiên chúng ta đừng vội ngạc nhiên về trường hợp dị thường đang gặp, là trường hợp bản văn sống động hơn. Vì trong các trình thuật giả tưởng của Thánh kinh, các vị anh hùng cũng được đặt tên riêng (Ruth, Esther, Giuđit...).

 Trong cảnh đầu tiên của dụ ngôn này, ngoài việc mô tả khéo léo hai nhân vật đối nghịch ấy, còn có một cái gì đó sâu xa hơn nữa. Trước khi nghe tiếp câu chuyện, một thính giả Do thái khi nghe đến đây có thể rút ra bài học lớn lao: việc nhắc lại các lời khuyên nhủ trong Thánh kinh về bổn phận người giàu có đối với người nghèo. Đã nhiều thế kỷ ở Israel, các sách thánh không ngừng nhắc lại lối xử thế đối với người nghèo đã mạnh mẽ chống lại việc vi phạm các lối xử thế đó, đã nói đến TC như là đấng bênh vực người nghèo, đã gán cho đấng Messia tương lai phận vụ tái xác định giá trị của người nghèo, nhất là nhấn mạnh đặc biệt đến bổn phận bố thí và ân cần chỉ rõ những hình thức bố thí khác nhau. Việc bố thí vào thời của dụ ngôn được coi trọng trong môi trường Do thái đến nỗi người ta luôn lưu tâm đến vẻ bề ngoài của việc bố thí (x.Mc 7,9-13; 12,40). Do đó trong cảnh này, CGS cho chúng ta thấy một người giàu có đang có một cơ hội thường xuyên, qua con người ăn mày, để xử dụng của cải như Thánh kinh thường dạy, nhưng vì họ hà tiện ông đã không chụp lấy cơ hội đó. Người giàu có này không thể tha thứ, vì ông biết Thánh kinh như mọi người Do thái khác, có đầy đủ của cải, luôn có người nghèo trước mắt, đã nhận thấy nỗi khốn cùng tột độ cũng như có khả năng cải thiện trình trạng khốn cùng đó. Nhưng ông đã không làm gì cả, vẫn bỏ rơi người nghèo bên vệ đường, kiếm đồ ăn dơ dáy, bị mụn nhọt hành anh khổ sở.

Cuối dụ ngôn, bài học chúng ta vừa nhấn mạnh trở nên sáng tỏ hơn cốt để toàn bộ dụ ngôn được đồng nhất. Quả thế, thái độ của người giàu có không phù hợp với giáo huấn của lề luật vá các tiên tri. Nếu đã tuân theo giáo huấn này, chắc ông đã hoán cải (cc. 29-31). Nhưng ngay cả trước khi đọc phần kết quả của dụ ngôn, độc giả phúc âm thứ ba đã được chuẩn bị để rút tỉa bài học rồi. Kỳ thực, phải chăng độc giả, trong mạch văn của phần trước đã chẳng đọc thấy rằng: phải xử dụng của cải đòi này để mưu ích cho tương lai (Lc 16,1-8), rằng việc bố thí nhằm chuẩn bị cho tương lai đó, nghĩa là cho được vào nơi cư ngụ vĩnh cửu (cc. 9-12), rằng của cải tự nó không phải là dấu chỉ được TC chúc phúc, không phải là dấu chỉ của con người thánh thiện, như các người Pharisêu giàu có xấu bụng thường nghĩ (cc.14-15) ? Học thuyết trên đã trở nên một trong các chủ đề để dạy giáo lý tiên khởi (x.Lc 10,29-37; 12,13-21; 14,13-14...). Thánh Giacobê đã là người hăng say phổ biến học thuyết đó, bằng cách dùng các kiểu nói CGS đã dùng (Giac 5,1-6).

4. Sau cảnh sống tại thế của kẻ giàu người nghèo, tác giả nói đến cuộc sống của họ bên kia thế giới, sau khi từ trần. Cũng đối nghịch giữa cảnh huống của hai người, nhưng đã đảo ngược hoàn toàn. Lần này người giàu ngồi chỗ rốt, chỗ đau khổ khốn cùng; người nghèo ngồi chỗ nhất, chỗ hạnh phúc. Điều này được diễn tả qua ngôn ngữ tượng hình của thời đó. Quả thế các ngụy thư và văn chương của các thày rabbi đã nói đến các thiên sứ mang linh hồn các người công chính về bên kia thế giới (x. Le Testament d'Abraham, l'Assomption de Moise, le Targum in Cant. 4,12). Chúng cũng nói đến địa nhục (hades, c.23), là từ ngữ dịch từ chũ Shéol, cũng như nói đến chỗ ở của mọi người quá cố, và thường phân biệt trong đó cũng như trong dụ ngôn này, có hai vùng cách biệt đối nghịch nhau. Các người công chính được vào nơi mát mẻ, có tiệc tùng linh đình (Eđen, thiên đàng), còn người gian ác bị giam cầm trong nơi đầy lửa thiêu đốt (Ghéhenne, hỏa ngục)(x.4sd; 4Mcc; Hén; 2Baruch; Talmund: Bêrrâkôth 28b; Derêk'êrêtz rabba 1,1; 3,1...).

Khi nói theo ngôn ngữ qui ước đó, CGS hoàn toàn không muốn mặc một giá trị tuyệt đối cho tất cả mọi chi tiết trong dụ ngôn; phù hợp với thể văn dụ ngôn, Ngài chỉ giữ lại ở đây ý tưởng tổng quát. Sau khi chết, người nghèo lập tức được hưởng hạnh phúc, được an ủi (c.25), được ngồi trong lòng Abraham (cc.22-23); thành ngữ sau cùng này có thể ám chỉ người nghèo đã được tiếp đón như đứa con hoang đàng trở về được cha mình ôm vào lòng (x.Lc 15,20), hay đúng hơn, ông ta đã được đặt ngồi bên hữu Abraham trong bàn tiệc thiên đàng (x.Mt 8,11; Lc 11,13.27-28; Gio 13,23.25). Còn người giàu có sau khi được chôn cất tại trần thế này, chứ không phải ở “địa ngục”, như các bản dịch Latinh (Vulg; VI, c.e.l.r) lập tức bị trừng phạt. Người ta không thể chứng minh việc đề cập đến sự chôn cất là phương thế cuối cùng được dùng để làm nổi bật sự sang trọng lộng lẫy của người giàu có. Nhiều người cho việc đó có nghĩa như thế, nhưng điều đó có thể chỉ là cách làm nổi bật việc ông vĩnh viễn ra đi hay việc ông chấm dứt cuộc sống tại thế.

Cuộc đối thoại giữa người phú hộ và tổ phụ Abraham (cc.24-26) muốn cho thấy rằng những người Do thái xấu nết, sau khi chết, không được hưởng nhờ công nghiệp của tổ tiên họ; hẳn nhiên Abraham là cha của họ (c.24), nhưng điều đó không giúp gì cho ơn cứu rỗi của họ (x. Mt 3,9; Gio 8,37-58). Số phận của họ ở thế giới bên kia tùy thuộc cuộc sống tại thế của họ (c.25) cách dứt khoát (c.26). Vực thẳm không thể vượt qua ở địa ngục biểu trưng tính cách dứt khoát của số phận bên kia thế giới. Còn cách nói: cuộc sống tại thế xác định số phận cuộc sống ở thế giới bên kia (c.25), làm người ta bỡ ngỡ nếu bị tách biệt khỏi mạch văn. Trong trường hợp đó, hình như chỉ có luật về sự đảo ngược trật tự xã hội là còn giá trị mà không tham chiếu đến luật luân lý và sự công bằng của TC. Nguyên tắc trong câu 25, phải được chú giải dựa vào các điều đã nói ở trên (cc.19-21) và sẽ nói sau này (cc.27-31). Người giàu có chỉ bị trừng phạt vì khi còn sống tại thế không biết dùng của cải đúng cách. Đối lại, người nghèo khó chỉ được tưởng thưởng vì đã chấp nhận tinh thần của Thánh kinh sự thiếu thốn ông phải chịu: ngay cả tên của ông (người được) TC giúp đỡ cho thấy ông đã bị loài người bỏ rơi, nên ông đã phó thác cho lòng Chúa xót thương. Sự giàu có cũng như nghèo khổ không phải là những giá trị tuyệt đối, vì cái chết làm cho chúng phải tiêu tan. Với ơn Chúa, đấng tạo dựng của cải, các kẻ giàu có mới có thể được cứu rỗi (Lc 18,24-25); và nếu không có tinh thần siêu thoát đích thực, người nghèo cũng có thể bị diệt vong (Lc 12,13-14; 14,25-27).

5. Cuộc đối thoại giữa người giàu có và tổ phụ Abraham xem ra đã kết thúc. Và này Lc lại nói đến nó dưới hình thức hai bài đọc. Trước tiên ông xác định giáo huấn về cách xử dụng tốt của cải (cc.27-29), là giáo huấn cho đến lúc đó chỉ được giả thiết là có, hơn là đã được định thức (plus supposé que formulé). Sau đó ông làm nổi bật lý do đích thật của việc không chịu hoán cải (cc.30-31). Việc nhắc lại cuộc đối thoại này, làm liên tưởng đến các dụ ngôn có hai lược đồ bổ túc nhau (x.Lc 15,11-32; Mt 20,1-6; 22,1-14...). Nó cũng gợi lên các áp dụng thực tiễn thường theo sau hình ảnh hay câu chuyện dụ ngôn: cũng như... cũng như...; việc này có áp dụng cho 5 người anh em giàu còn sống của nhà phú hộ đã qua đời ?

Lối sống của nhà phú hộ đã qua đời đang được nhiều người tại thế bắt chước, các anh em ông cũng giàu có như ông, cũng đã xử dụng của cải cách ích kỷ. Họ sẽ phải chịu đựng cùng một án phạt, nếu không chọn một lối sống khác, là lối sống từ bi với người nghèo. Họ cần được báo động rồi, lời báo động này đã được chất chứa trong các lời khuyên răn của lề luật và của các tiên tri, về việc xử dụng của cải. Họ hãy lưu ý đến để tuân giữ, nhờ đó sẽ được cứu rỗi (c.29). Quả thực, chính CGS đã nói thế qua miệng Abraham, chính Ngài ngỏ lời với toàn thể cử tọa giàu có của Ngài. Ngài khẳng định với họ là đã có trong các sách thánh ánh sáng cần thiết để xử dụng của cải một cách thiết thực, đem lại phần rỗi cho họ. Khi hoàn toàn chịu trách nhiệm về thái độ tại thế của họ và về hậu quả tất định do thái độ đó gây ra, là điều đã được Ngài diễn tả bằng chữ: chúng hãy nghe (lề luật và các tiên tri), CGS muốn cho họ hiểu rằng họ đã nhận được từ TC ánh sáng cũng như sức lực đủ để đáp lại lời mời gọi của lề luật và các tiên tri (x.Lc 18,27). Vậy nguyên tắc đã được định thức ở trên, về việc đảo ngược hoàn cảnh mỗi người sau cuộc sống này (c.25), không có giá trị tuyệt đối, nguyên tắc đó chỉ đưa ra một việc có thể xảy ra đặt cơ sở trên luân lý.

Qua trung gian các đối thoại viên đó, CGS thêm rằng các phương thế thông thường đó đủ gây nên lòng thống hối (metanoia) nơi các người giàu ích kỷ, và làm cho họ xử dụng tốt của cải trần thế này. Quả quyết ngược lại là sai lầm, Ngài đã nói rõ như thế (c.30). Hơn nữa, việc từ chối các phương thế thông thường đó làm cho người có trách nhiệm đây không thể nhận ra sức mạnh thuyết phục của các phương thế phi thường bất ngờ xảy đến, cho dù có người chết hiện ra để xác quyết nỗi khốn cùng vĩnh cửu mà ông đang phải chịu (c.31). Vậy lý do đích thực của lòng thống hối cái không phải là vì không đủ phương thế đã đề nghị trước đây, phần cuối của dụ ngôn (cc.27-31) thật ăn khớp với toàn bộ dụ ngôn (cc.19tt). Không nên tách nó ra khỏi toàn bộ đó. Thật là vô căn cứ khi xem đây là một phần được thêm vào sau này, có giáo thuyết khác biệt, ít nhiều liên hệ với trình thuật Lazaro sống lại ở Bêtania, hay với trình thuật CGS phục sinh.

Nếu liên kết dụ ngôn này với văn mạch trực tiếp và với các bản văn khác xa hơn, ta có thể tin rằng ở đây CGS nhắm đến các người biệt phái xấu xa lúc bấy giờ; họ là những người ham mê tiền bạc, đã lên mặt khinh khỉnh khi nghe khuyên nên làm phúc bố thí (Lc 16,9.14); họ “họ ngốn cả nhà cửa các bà góa” (Lc 20,47); họ khinh chê lề luật, và dạy con cái lường gạt cha mẹ để lấy đồ trong gia đình (Mc 7,9-13); họ đòi xem các dấu lạ mới tin vào giáo huấn họ nghe (Mt 12,38-42; Lc 11,29-32); cuối cùng khi được thấy các dấu lạ đó, họ vẫn cứng lòng tin (Gio 11,46-53; Mt 27,62-66). Trong cảnh này, khó mà thấy là CGS ngỏ lời với các người Sadducêô, là những kẻ không tin vào sự sống lại (Mt 22,23), và lối sống của họ dựa trên niềm xác tín này là: chết là hết. thực ra, dụ ngôn không dạy về học thuyết có sự sống lại và cũng không cho thấy người giàu có xấu bụng đã sống ích kỷ vì không chấp nhận học thuyết đó. Trái lại người giàu có đó cũng như nhiều kẻ đồng đạo của ông thời bấy giờ tất có thể nghĩ rằng của cải dư dật của họ là dấu chỉ họ được TC chúc phúc (Lc 16,15; 18,26). Vì vấn đề thưởng phạt chỉ được làm sáng tỏ rất chậm tại Israel. Từ đó có thể kết luận ông là người thánh thiện.

6. Để kết thúc cuộc phân tích này, chúng ta hãy cố gắng vắn tắt ghi lại những bài học có được trong dụ ngôn này. Điểm thiết yếu CGS dạy là: số phận sau khi chúng ta chết liên hệ với việc chúng ta xử dụng của cải trần thế này. Ngài cũng dạy, nếu của cải có thể gây nhiều nguy hiểm, thì TC cũng ban cho chúng ta nhiều phương thế cần thiết để đương đầu và chiến thắng; rằng người ta không chịu hối cải là vì cứng lòng không chịu tuân theo các phương thế đó, chứ không phải vì thiếu phương thế; rằng số phận sau khi chết là không thể thay đổi (c.26). Điều này không loại bỏ sự hiện hữu của luyện ngục, bởi vì luyện ngục là đường dẫn lên thiên đàng. Luyện ngục dứt khoát qui định số phận người quá cố sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Tuy nhiên CGS không có ý nói hết mọi điều trong một dụ ngôn. Ở đây Ngài chỉ nói đến trường hợp một người hoàn toàn từ chối không nghe lề luật, cứng lòng không chịu hối cải. Trong các bản văn khác, Ngài đề cập đến các tội có thể được tha (Mt 5,19; 12,32; ...) và qua đó Ngài bỏ ngõ không xác định gì thêm về “tứ chung”. Trong dụ ngôn này Ngài có dạy điều gì về sự nghèo khó không ? Nhiều người nghĩ là có. Tuy nhiên không chắc mấy vì trong bản văn này, tất cả đều hướng về người giàu có. Hình như việc đề cập đến bản thân người nghèo khó ở đây chỉ đề làm sáng tỏ bản thân người giàu có, để giải thích thái độ ích kỷ của ông, cũng như để làm nổi bật hình phạt đang chờ đón ông, và để đưa ra mẫu đối thoại, từ đó vụt ra nhiều bài học hữu ích.

KẾT LUẬN

Người giàu có được nhiều của cải nên cảm thấy được bảo đảm, không cần hy vọng và niềm an ủi của Thánh kinh (Rm 15,4). Ông đã giả điếc làm ngơ trước lời TC và tiếng Ngài mời gọi. Của cải và cuộc sống dễ dãi đã làm ông tối mịt tâm trí - và ông đã trở nên mù đối với TC, đối với người nghèo và cuộc sống đời sau. Lazaro đặt niềm hy vọng vào TC vì quá cùng cực nên được nhận vào bàn tiệc của vương quốc TC. Của cải thật là mối nguy hiểm lớn lao.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Hai nhân vật trong dụ ngôn này sống gần nhau mà xem ra không thấy nhau, không gặp nhau. Trong thực tế người giàu có đã không từ chối gì với Lazaro cả. Vả lại, Lazaro cũng không xin ông ta điều gì hết. Đúng hơn hình như người giàu có đã không thấy Lazaro, Lazaro sống ở cửa nhà người giàu có mà ông không bao giờ thấy, không bao giờ lưu tâm đến sự hiện diện của Lazaro. Đối với ông, không có Lazaro. Người giàu có đó tự khép kín trong thế giới của ông. Nếu chỉ tin tưởng vào tiện nghi, của cải, vào “sự phát triển”, con người sẽ trở nên mù quáng. Đó là hậu quả thứ nhất.

2. Hậu quả thứ hai được kể lại trong phần thứ hai của trình thuật. Đó là cái chết đến làm đảo ngược hoàn toàn các địa vị. Lazaro được sống thân mật với Chúa; còn người giàu có phải chịu những hình phạt của hỏa ngục. Qua đó, CGS cho thấy sự lựa chọn của chúng ta khi còn tại thế là những lựa chọn bất khả thay đổi, vì chúng xác định cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta. Sau cái chết, tất cả sẽ không thay đổi. Đó là điều CGS nhắn bảo chúng ta ở đây, và giúp chúng ta biết nghiêm chỉnh lựa chọn đúng.

3. Nhiều Kitô hữu không để ý gì đến giáo huấn của CGS về việc lựa chọn khi còn sống tại thế này. Họ sống cách vô thức hoàn toàn; ước chi họ biết lo lắng hơn, vì cuộc sống thực hiện tại qui định cả cuộc sống vĩnh cửu. Đối với kẻ khác, viễn tượng này quá ghê sợ, không phù hợp với lòng từ bi cao cả của Chúa. Làm thế nào một quyết định hệ trọng như thế lại có thể tùy thuộc một phút lỗi lầm ?

Phải lưu ý rằng, trong cuộc sống của người giàu có mà tin mừng mô tả, không có vấn đề lầm lạc trong một giây phút nào đó, hay một yếu đuối nhất thời, nhưng là một chọn lựa sâu xa của cả cuộc sống ông. Đàng khác không phải TC xét xử, nhưng chính con người lựa chọn giữa hai cuộc sống với Chúa đi đôi với việc từ bỏ các vương vấn trần tục, nhân bản.

4. Người giàu có khi phải bị đau khổ đã xin Abraham xin Lazaro đến giúp 5 anh em của ông: khi thấy kẻ chết sống lại và sứ điệp của người ấy có lẽ họ sẽ kinh hãi đến độ sẽ thôi mù quáng để tránh khỏi khỏi số phận ghê rợn mà anh cả của họ đang chịu. Chúa từ chối: “Họ đã có Abraham và các tiên tri, cho dù có kẻ sống lại, họ cũng không khuất phục...” Lời đáp trả của Chúa xem ra ghê sợ đối với chúng ta, là những người tưởng rằng một “phép lạ đích thực” sẽ dễ dàng hoán cải bất cứ ai cứng lòng. Nhưng thực tế, nếu không có ý hướng tốt, nếu không có tự do bên trong, thì dù phép lạ cao cả biết mấy cũng không thể lay chuyển tâm hồn người ta được. Lazaro ở Betania đã sống lại từ cõi chết và dẫu vậy ông không thể làm cho người Do thái chống đối CGS hết cứng lòng tin (Gio 11,46tt). Thực ra TC đã thực hiện điều người giàu có xin, vì chính CGS đã phục sinh từ cõi chết. Qua Ngài, TC đã ban cho người biệt phái dấu chỉ họ xin (Mt 12,38-40), nhưng họ cũng không tin. Trái lại, CGS thêm rằng ai tìm kiếm Ngài với một tâm hồn ngay thẳng, sẽ luôn có thể gặp Ngài. Con người đã có sẵn Môisen, các tiên tri và cả phúc âm nữa. Người nào không bị mù quáng vì của cải và tiện nghi, sẽ có thể nghe lời chúa và luôn thấy anh em nghèo khổ bên mình. và bấy giờ, cho dù làm chủ nhiều của cải trước mặt người đời, thì trước mặt TC ông chỉ là người quản lý, người ban phát cho anh em mình đang túng thiếu. Chính vì thế, một ngày nào đó ông đáng được nghe lời này: “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc. Ta đói, ngươi đã cho ta ăn...” (Mt 25,34-35).

-------------------------------------

 

TN 26-C44. Niềm an ủi vĩnh cửu


CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN C / 26th Sunday in Ordinary Time

Lời Chúa cho hôm nay: NIỀM AN UỈ VĨNH CỬU

* Eternal Consolation *

Chúng ta mang nợ, không phải mang nợ đối với tính xác thịt, để phải sống theo xác thịt. (Rom 8,12)


 

Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chúng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ.: TN 26-C44


*BÀI ĐỌC 1: A-mốt 6, 1.4-7= Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chúng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ./ They drink wine from from bowls…yet they are not made ill by the collapse of Joseph!

*BÀI ĐỌC 2: 1Tm 6, 11-16= Hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không có chi đáng trách cho đến ngày Chúa ta xuất hiện./ To keep the commandment without stain or reproach until the appearance of our Lord Jesus Christ.

*TIN MỪNG(Gospel): Luca 16, 19-31= La-da-rô suốt một đời chiụ toàn những bất hạnh. Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi đây còn con phải khốn khổ./ Lazarus likewise received what was bad, but now he is comforted here, whereas you are tormented.

A- Bạn và tôi cùng Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên: (Reflections, live out and share)

1/ Bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu nói với người Pharisêu và tôi hôm nay về dụ ngôn với hai nhân vật là một người giầu có ăn sung mặc sướng và một người nghèo khó, ghẻ lở tên là tên là La-da-rô, sống gần bên nhau; nhưng không hề biết đến nhau: “Thế rồi, người nghèo này chết, và được Thiên Thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà gìầu cũng chết và người ta đem chôn.”(Lc16,22) Như vậy, người nghèo khổ chết được lên Thiên đàng ngay? Tôi đã xử dụng tiền của cho người nghèo như thế nào? (Hành đaọ)

2/ Kết quả là người giầu có kia chết đã bị xuống hỏa ngục ngay. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát,vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm !(Lc 16, 24) Chúa muốn cho bạn biết không phải ông phú hộ kia là người giầu có, mà vì ông ta xử dụng tiền của một cách xa xỉ, không biết chia sẻ cho người hành khất đói rách, ghẻ lở đang nằm ngay bên cổng nhà mình kia. Cho biết một vài công tác xã hội bạn đang làm? (Học đaọ)

3/ Ông nhà giầu thấy mình chịu cực hình đau khổ quá liền xin tổ phụ báo cho người nhà biết để anh em họ khỏi phải sa và chốn cực hình này. Ông Ápraham đáp: “Chúng đã có ông Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe Lời các vị đó.” Vâng, Lời Chúa vẫn được nhắc nhở qua Giáo hội, qua các biến cố lớn nhỏ xaỷ ra hàng ngaỳ chung quanh tôi như mưa bão, động đất, cháy nhà, tai nạn xe cộ. v.v… Tôi có tỉnh thức để thay đổi cách sống ích kỷ và xa xỉ không? Kể những hoạn nạn xảy ra trong đời giúp tôi sửa đổi? (Sùng đaọ)

4/ Trong bài đọc 1, Chuá phán qua Sách Amốt về những kẻ ăn uống xa xỉ, phè phỡn như sau: Giờ đây chúng sẽ bị lưu đầy, dẫn đầu những kẻ bị lưu đầy, thế là tan tác bè lũ quân phè phỡn.” Đó là những hậu quả của hưởng thụ xác thịt như vậy. Còn trong bài đọc 2 thư gởi Timôthê khuyên bạn phải cố gắng như một cuộc thi đấu thế vận hội 2004. Thánh Phaolô viết: “Anh hãy thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp vì đức Tin, giành cho được sự sống đời đời. ” Chia sẻ những cố gắng trở nên người tốt lành của bạn? (Sống đaọ)

B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi đừng coi tiền trọng hơn nhân nghĩa: (The Best God’s Word)

HÃY GẮNG TRỞ NÊN NGƯỜI CÔNG CHÍNH, GIẦU LÒNG TIN VÀ LÒNG MẾN. (1Tm 6,11)

Persue righteousness, devotion, faith, love, patience and gentleness.

C- Ngay bây giờ tôi phải làm gì để Thực hành Lời Chúa: (So what am I doing/For Action)

Bạn và tôi có thể chọn 1 trong 4 Gợi ý Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ở phần A để áp dụng vào đời sống.

D- Bạn và tôi Cầu nguyện với Lời Chúa và Sống cầu nguyện: (Pray and practice / Pray in Action)

Lạy Cha, thánh Phaolô đã khuyên con: Hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền không chi đáng trách. Xin giúp con quyết tâm và thưc hành Lời Chúa bằng chia sẻ cho anh em gần bên con.


Hoa Thơm Cỏ Lạ:
THƯƠNG XÓT LÀ YÊU THƯƠNG BẰNG HÀNH ĐỘNG
Compassion is love in Action
Phó tế Nguyễn Định

---------------------------------------

 

TN 26-C45. Dụ ngôn người phú hộ và Lagiarô


CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN C

Lc 16,19-31

I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA


 

Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về một ông nhà giàu và người hành khất Ladarô nghèo khó: TN 26-C45


1) Ý CHÍNH: Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về một ông nhà giàu và người hành khất Ladarô nghèo khó. Ông nhà giàu thì ăn sung mặc sướng và không quan tâm đến Ladarô đang đau ốm và đói khát nằm bên cổng nhà ông ta. Nhưng sau khi cả hai cùng chết, số phận của họ lại đổi ngược nhau: Ladarô hành khất thì được vinh dự ngồi dự tiệc trong lòng của tổ phụ Apraham, còn ông nhà giàu thì phải chịu cực hình trong hỏa ngục.

Bấy giờ ông ta xin tổ phụ Apraham sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi ông ta vì ông ta phải quằn quài trong ngọn lửa thiêu đốt. Nhưng Apraham không cho với lý do cả đời ông ta đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Bây giờ là lúc Chúa lấy lại sự công bình: Ladarô được an ủi còn ông ta phải chịu đau khổ.

Ông phú hộ nài xin Ápraham sai Ladarô hiện về để năm anh em ông ta còn sống sửa mình, để khỏi bị cực hình như ông ta bây giờ. Nhưng Ápraham không cho với lý do họ đã được Môsê và các Ngôn Sứ dạy dỗ. Nếu họ đã không nghe các vị ấy thì cho dù kẻ chết có hiện về thì họ cũng chẳng chịu nghe đâu.

2) CHÚ THÍCH:


- Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta (Lc 16,19-21):

+ Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình: Dụ ngôn này lấy từ hình ảnh quen thuộc trong xã hội Do thái có những người giàu sống tách biệt với người nghèo.

+ Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô: Đối nghịch với hình ảnh người nhà giàu kia là hình ảnh Ladarô nghèo khó khốn khổ. Anh này làm nghề hành khất, người đầy bệnh hoạn và tứ cố vô thân. Ladarô hay Elêazar nghĩa là “Thiên Chúa giúp”, ý nói anh ta chỉ còn biết trông chờ một mình Thiên Chúa giúp đỡ mà thôi.

+ Mụn nhọt đầy mình…Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta: Trong Kinh Thánh, chó bị coi là những con vật ghê tởm và dữ tợn (x. Tv 22, 17.21; Mt 7,6). Kiểu diễn tả “ước được những mụn bánh” và “chó đến liếm ghẻ chốc” là có ý làm nổi bật cảnh khốn cùng của Ladarô và sự thờ ơ ích kỷ của ông nhà giàu.


- Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Apraham. Ong nhà giàu cũng chết và người ta đem chôn. Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Apraham tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Apraham. Xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát. Vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm (Lc 16,22-24):

+ Dưới âm phủ: Theo quan niệm của một số giáo phái Do thái: Người chết bị vào trong âm phủ và tạm thời được xếp thành 2 loại: Loại một gồm những người công chính được Chúa an ủi và được ngồi dự tiệc trong lòng của tổ phụ Apraham (x. Lc 23,43). Loại hai gồm những kẻ vô tâm bất tín bị lửa hồng thiêu đốt rất đau đớn. Nhưng cả hai đều phải chờ đến ngày tận thế để được phán xét chung. Sau đó kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc Nước Trời vĩnh viễn và kẻ dữ sẽ bị phạt trong lửa hỏa ngục muôn đời.

+ Thấy Ladarô trong lòng tổ phụ: “Ngồi trong lòng tổ phụ” là một chỗ vinh dự trong bữa tiệc do tổ phụ Apraham ngồi chủ tọa. Sau này trong bữa tiệc ly, Gioan cũng được vinh dự “tựa đầu vào lòng Đức Giêsu” (Ga 13,23).

+ “Lạy tổ phụ Apraham, xin thương xót con…”: Cuộc đối thoại giữa người giàu có với tổ phụ Apraham cho thấy số phận của con người ở thế giới bên kia tùy thuộc vào cuộc sống ở trần gian của họ.


- Ông Apraham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi. Còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được. Mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được (Lc 16, 25-26):

+ “Bây giờ Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ”: Người giàu có bị trừng phạt vì khi còn sống ở trần gian ông đã không biết sử dụng của cải đúng cách. Còn người nghèo khó được thưởng vì đã biết chấp nhận tinh thần nghèo khó. Cái chết sẽ làm đảo ngược vị trí của người giàu và người nghèo. Chỉ nhờ ơn Chúa mà những người giàu có mới được ơn cứu độ. Nếu người nghèo mà không có tinh thần siêu thoát thì số phận của họ cũng sẽ bị diệt vong (x. Lc 12,15; Mt 19,29).

+ “Giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn…”: Vực thẳm lớn không thể vượt qua, biểu tượng cho tính dứt khoát của số phận con người được hạnh phúc hay sẽ phải đau khổ trong thế giới kẻ chết.

- Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con. Vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này. Ông Apraham đáp: “Chúng đã có ông Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Apraham, họ không chịu nghe đâu. Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Ápraham đáp: “Ông Môsê và các Ngôn Sứ mà họ chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu” (Lc 16,27-31):

+ “Vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con”: Ông nhà giàu muốn dùng kinh nghiệm bản thân của mình để cảnh cáo những người anh em của ông ta đang còn sống trong nhà cha ông.

+ “Chúng đã có ông Môsê và các Ngôn Sứ…”: Sự cảnh báo về việc sử dụng của cải đã được chất chứa trong luật pháp Môsê và các lời dạy của các Ngôn Sứ, đủ để thuyết phục họ sửa đổi nếp sống ích kỷ và chia sẻ cơm bánh cho những người nghèo đói đang sống bên cạnh. Vì vậy lý do đích thật của việc những người giàu có không thống hối, không phải vì không đủ phương thế hối cải, nhưng chỉ vì họ đã cố tình từ chối những phương thế ấy.

+ “Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”: Ở đây ông nhà giàu muốn dùng việc kẻ chết hiện hồn về để đánh động lòng thống hối của mấy anh em của ông.

+ “Ông Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu”: Câu này là cốt tủy của dụ ngôn. Dấu chỉ có tính quyết định để giục người ta tin không phải là những phép lạ ly kỳ nhất, nhưng là Kinh Thánh (x. Lc 24,27.44). Ở nơi khác, Đức Giêsu cũng nói đến sự vô hiệu quả của các phép lạ đối với các thành thuộc xứ Galilê cứng lòng (x. Lc 10,13). Người khẳng định rằng: các dấu chỉ thiêng liêng có giá trị vượt hơn các phép lạ về mặt thể lý khi tuyên bố rằng: “Anh em hãy tin vào Thầy” (Ga 14,11.12) và “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29b).

II. HỌC SỐNG LỜI CHÚA:

1) LỜI CHÚA: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu” (Lc 16,19-20).

2) CÂU CHUYỆN

1- Người nghèo là hiện thân của Chúa Giêsu:

Có một bà kia được tiếng là người đạo đức sốt sắng. Ngày nào bà cũng đi hai lễ sáng chiều. Một hôm bà nằm mơ thấy Chúa Giêsu hiện ra và hứa sẽ đến thăm bà vào hôm sau. Thức dậy bà lo dọn dẹp nhà cửa rồi chờ đón Chúa đến. Đột nhiên bà nghe thấy có tiếng gõ cửa. Tưởng là Chúa, bà vội vã chạy ra mở cửa. Nhưng trước mặt bà là một người ăn xin quần áo rách rưới đến xin bà quần áo dư. Bà liền xua tay và nói: “Không được. Hôm nay tôi đang chờ đón một vị khách quý nên không tiếp anh được!” Nói thế rồi bà đóng sầm cửa lại. Sau đó một hồi lâu, lại có tiếng gõ cửa rất gấp. Tưởng là Chúa, bà vội chạy nhanh ra mở cửa. Nhưng bà thất vọng khi thấy cả mấy mẹ con bồng bế nhau đến xin ăn. Bà vội nói: “Rất tiếc, hôm nay tôi không muốn tiếp ai hết, mấy người hãy đi chỗ khác mà xin !” Sau đó, bà lại đóng sầm cửa lại như muốn xua đuổi đám người không mời mà đến kia. Đến chiều tối, khi bà nghĩ là Chúa đã thất hứa không đến thì lại có tiếng gõ cửa. Lần này bà đinh ninh là Chúa nên vội vàng ra mở cửa. Nhưng một lần nữa bà thất vọng vì trước mặt bà là một người tàn tật, đến xin một chỗ ngủ ngoài hiên nhà bà để qua đêm. Nhưng bà xua đuổi anh và nói: “Xin hãy để cho tôi yên. Ở đây không có chỗ cho anh đâu !”. Khi đêm đã khuya, bà nằm xuống giường và thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ, bà lại thấy Chúa Giêsu. Bà trách Chúa đã lỗi hẹn không đến thăm nhà bà như đã hứa. Nhưng bà thật bất ngờ khi nghe Chúa nói: “Hôm nay Ta đã đến thăm con ba lần và lần nào Ta cũng bị con xua đuổi đi nơi khác ! Con ơi, khi tiếp đón người nghèo là con tiếp đón chính Ta đó !”

2- Hiến thân phục vụ người nghèo:

Năm 1950, một hội nghị đại diện 17 quốc gia đã bầu En-bớt Suít-dơ (Albert Schweitzer) là “Người hùng của thế kỷ”. Hai năm sau tức năm 1952, Suít-dơ lại được trao giải No-ben hòa bình. Ong được mọi người ca tụng là một thiên tài đa dạng: Một triết gia lừng danh, một thần học gia nổi tiếng, một sử gia đáng kính, một nhạc công chơi vio-lông độc tấu xuất sắc trong dàn nhạc giao hưởng thành phố và cuối cùng ông còn là một bác sĩ thừa sai truyền giáo. Nhưng điều đáng nói nhất: Ong là một Ki-tô hữu sống trọn niềm tin của mình.

Năm 21 tuổi, Suít-dơ tự hứa là sẽ nghiên cứu nghệ thuật và khoa học đến năm 30 tuổi, rồi sẽ cống hiến cuộc đời còn lại cho những người đau khổ nghèo đói bằng một hình thức phục vụ trực tiếp. Vào ngày sinh nhật thứ ba mươi, Suít-dơ đã gửi thư cho bố mẹ và bạn bè thân thiết nhất. Trong thư ông cho biết sẽ ghi tên vào đại học y để lấy bằng bác sĩ y khoa. Sau đó ông sẽ tình nguyện sang Phi châu phục vụ như một bác sĩ thừa sai, làm việc giữa đám dân nghèo đói, dốt nát và bệnh tật. Ý định của ông lập tức bị mọi người thân phản đối. Họ bảo ông là người điên, đã đem chôn giấu tài năng của mình. Theo họ, ông có thể sinh ích lợi nhiều hơn gấp bội bằng cách trở thành giảng sư đại học để dạy các sinh viên ở thủ đô Paris, hơn là sang Phi châu mở bệnh viện chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo khổ. Tuy nhiên Suít-dơ vẫn quyết làm theo đúng dự định của mình. Năm 38 tuổi, ông lấy bằng bác sĩ y khoa thực thụ. Năm 43 tuổi, ông đến Phi châu dùng tiền riêng mở một bệnh viện cạnh rừng ở vùng Phi châu xích đạo. Cuối cùng ông đã chết khi đang phục vụ ở tuổi 90.

Động cơ thôi thúc Suít-dơ quay lưng lại danh vọng và của cải trần gian để dấn thân phục vụ đám dân cùng khổ Phi châu là do ông đã suy gẫm bài Tin Mừng liên quan đến người nhà giàu và người hành khất Ladarô. Ong viết trong thư gửi cho bạn bè nói lên suy nghĩ của mình như sau: “Tôi không hiểu được tại sao tôi lại có quyền sống no đủ như thế đang khi chung quanh còn biết bao người đang quằn quại trong đau khổ ?”

3) SUY NIỆM:

- Dụ ngôn hôm nay cho thấy hai khuôn mặt trái ngược nhau: một ông nhà giàu dư ăn dư mặc và một người hành khất thì bệnh tật và đói khát. Hai người ở gần nhau, chỉ cách nhau có một cái cổng khép kín, nhưng họ lại thật sự xa nhau. Ong nhà giàu biết mặt biết tên anh nhà nghèo. Nhưng ông ta chẳng cần quan tâm tới. Cuối cùng anh Ladarô đã chết trong cảnh đói rách bệnh tật. Còn ông nhà giàu ăn sung mặc sướng kia cũng chết. Nhưng số phận của hai người sau khi chết lại đổi chỗ cho nhau. Ong nhà giàu thì bị phạt trong lửa hỏa ngục thiêu đốt, còn anh Ladarô nghèo khó thì được ngồi dự tiệc trong lòng của tổ phụ Apraham.

- Ong nhà giàu bị phạt không phải vì cái tội giàu có, cũng không phải vì đã bóc lột Ladarô hay thóa mạ xua đuổi anh ta ra khỏi cổng nhà mình. Tội của ông là đã khép cổng và khép lòng trước người nghèo đang cần giúp đỡ, đã hưởng thụ của cải một mình mà không quan tâm chia sẻ những của dư thừa cho tha nhân. Ong ta hẳn đã trông thấy Ladarô nhưng đã làm như không thấy. Còn anh Ladarô được thưởng không phải vì là người nghèo. Nhưng vì anh đã sống công chính trong cảnh nghèo: không gian tham, không trộm cắp…như nhiều người nghèo khác và nhất là anh chỉ biết cậy trông vào Chúa trợ giúp.

- Ngày hôm nay, tội của ông nhà giàu vẫn xảy ra ở khắp nơi. Con người chỉ trưởng thành khi quên mình và quảng đại hiến mình phục vụ tha nhân. Mỗi người chúng ta đều có một Ladarô chờ ngoài cửa. Nếu chúng ta biết mở cửa và sẵn lòng mời họ vào nhà, sẵn sàng giúp đở những gì họ cần và mời họ ngồi đồng bàn với mình, thì chúng ta sẽ trở nên một người giàu có về thiêng liêng và mới chứng tỏ một sự trưởng thành về nhân cách. Cũng như bác sĩ thừa sai Suít-dơ trong câu chuyện trên, mỗi người chúng ta hãy tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể sống hạnh phúc được, đang khi có biết bao người còn đang đau khổ ?”

- Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển. Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất. Chỉ cần 40 tỉ đô-la của ông. Liên Hiệp Quốc sẽ có đủ tiền chi tiêu cho công cuộc cải cách giáo dục căn bản, phục vụ sức khỏe, nước sạch và vệ sinh cho cả thế giới trong một thời gian lâu dài. Hiện nay hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo ở đô thị, giữa các đô thị và vùng nông thôn càng lúc càng lớn. Có 800 triệu Ladarô đang lâm cảnh đói nghèo cùng cực. Hơn một tỉ Ladarô đang bênh tật mà không được chăm sóc chữa bệnh. Hằng ngày vẫn có bao người bị chết đói, vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc của những người giàu có rơi xuống. Dửng dưng trước sự đau khổ của người khác chính là một tội.

- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong bài giảng lễ Chúa Nhật tại sân vận động trường Yăng-ki (Yankee) Nữu Ước trong chuyến đi thăm nuớc Mỹ ngày 2/10/1979 đã nói như sau: “Người nghèo khổ ở nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới đều là anh chị em của các bạn trong Chúa Kitô. Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo cho mình điều chính yếu của cuộc sống, và đừng tìm sống sung túc, để nhờ đó, các bạn có thể giúp đỡ cụ thể cho những người nghèo khổ. Ngoài ra các bạn còn phải đối xử với họ như những vị khách quí trong gia đình các bạn nữa”.

4) THẢO LUẬN:

1- Dwight D.Eisenhower nói: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được hoàn thành, mỗi hỏa tiễn được bắn ra…Xét cho cùng, chính là một lần ăn trộm của những kẻ đói khát không được nuôi dưỡng, của những kẻ rách rưới lạnh lẽo vì thiếu quần áo che thân !” Bạn có đồng ý với lời nói đó hay không ? Tại sao ? Bạn sẽ làm gì trong những ngày sắp tới để giúp một cụ già neo đơn, một trẻ mồ côi, một bệnh nhân không tiền thuốc thang…?

2- Qua bài dụ ngôn hôm nay, phải chăng Thiên Chúa đứng về phe kẻ nghèo khổ và lên án kẻ giàu có ? Nếu bạn có nhiều tiền của do sự làm ăn chân chính, để tránh bị sa xuống địa ngục như người giàu có trong bài dụ ngôn, thì bạn phải làm gì ?

III. HIỆP SỐNG NGUYỆN CẦU

1) Lạy Chúa Giêsu, Xin cho con nhìn thấy những Ladarô nghèo khó đang ở chung quanh con và đang cần đến con. Xin cho con nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo đến với con, để con không xua đuổi nhưng tiếp đón họ cách thân tình. Cảm tạ Chúa vì đã dựng nên loài người chúng con ai cũng nghèo về một phương diện nào đó, và ai cũng cần đến sự giúp đỡ của kẻ khác. Như vậy chúng con được mời gọi sống cho nhau, làm cho hết mọi người đều được trở nên sung túc giàu có.

Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa vì chính Chúa đã chấp nhận nếp sống nghèo hèn để an ủi những người nghèo và dạy họ biết phải sống thế nào cho tốt. Chúa cũng cần sự cộng tác của chúng con để sớm hoàn tất chương trình cứu độ là đưa mọi người vào Nước Trời, gia nhập vào đoàn chiên duy nhất, làm thành viên của đại gia đình có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau. Xin cho chúng con ngay từ hôm nay quyết tâm sống tình mến Chúa yêu người noi gương Chúa Giêsu. Nhờ đó chúng con xứng đáng được vào Nước Trời, được trở thành con cái Chúa Cha và nên anh chị em của mọi người.

X) Hiệp cùng Mẹ Maria. - Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2) Lạy Mẹ Maria, Giàu có đâu phải là cái tội. Tội của người giàu có trong Tin Mừng không phải vì ông ta có nhiều tiền của, hay vì ông ta đã xua đuổi đánh đập Ladarô, nhưng đơn giản chỉ vì ông ta chẳng lưu tâm đến một người nghèo khó bệnh tật đang trong hoàn cảnh hoạn nạn. Đó là tội thiếu sót bổn phận: bỏ không làm điều tốt phải làm.

Lạy Mẹ, những người hành khất Ladarô thời nay vẫn đang chờ ngoài cửa nhà con. Trong số họ tốt có xấu có. Nhiều khi con đã vơ đũa cả nắm: xua đuổi tất cả bọn vì nghĩ họ đều là những kẻ lừa gạt. Xin Mẹ giúp con ý thức trách nhiệm đối với người nghèo khổ. Xin đừng để những kẻ nghèo khó đến với con phải ra đi tay không. Xin Mẹ giúp con biết làm giàu bằng hành vi quảng đại chia sẻ, để con sẽ được họ đón rước vào Thiên Đàng đời sau.

X) Hiệp cùng Mẹ Maria. - Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Trích HIỆP SỐNG LỜI CHÚA
Lm. Đan Vinh


---------------------------------

 

TN 26-C46. Quản lý tài sản Chúa ban với trách nhiệm

CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN, C

Am 6:1a, 4-7; 1 Tm 6:11-16; Lc 16:19-31



 

Nếu đời này là cùng đích và là cứu cánh của con người, thì những cảnh nghèo khổ, đói rách, bệnh tật: TN 26-C46


Nếu đời này là cùng đích và là cứu cánh của con người, thì những cảnh nghèo khổ, đói rách, bệnh tật. . là những bất hạnh của con người. Nếu đời này là cùng đích và là cứu cánh, thì người ta phải tận hưởng cho tới mức tối đa: người ta phải tìm ăn ngon mặc đẹp, người ta phải kiếm tìm các thú vui cho thoả mãn. Tuy nhiên đời này chỉ là tạm gửi. Trừ ra những người theo chủ nghĩa duy vật vô thần, còn đa số loài người đều tin có đời sau. Nếu không có đời sau, thì nhiều việc xẩy ra ở đời này là bất công, bởi vì nhiều người hiền đức, thánh thiện đã phải chịu kiếp sống nghèo đói, tù đày và phải mang bệnh tật đau đớn.

Vì thế mới có câu chuyện trong phúc âm hôm nay. Người phú hộ trong phúc âm bị kết án, không phải vì anh ta giàu có, nhưng vì anh ta ích kỷ. Cái tính ích kỷ đã làm anh ta mù quáng trước nỗi thống khổ của người nghèo đói tên là Lazarô. Cái lỗi lầm của người giàu trong phúc âm là anh ta chỉ dùng tiền của để thoả mãn tính ích kỷ: chỉ thích ăn ngon, mặc đẹp. Anh ta từ khước việc dùng tiền của để giúp đỡ người quẫn bách là Lazarô. Cái lý do khiến anh ta bị phạt ở đời sau là vì thiếu quan tâm và thiếu lòng thương xót người nghèo. Theo tiên tri Amốt kể lại thì đôi khi người ta còn bị phạt ngay tại đời này vì tính tham lam ích kỷ. Đó là trường hợp những người giàu có trong sách ngôn sứ Amốt, đã bị lưu đầy vì không biết quan tâm đến số phận của Giuse.

Thoạt tiên xem ra có vẻ mâu thuẫn về quan niệm giàu nghèo trong Thánk kinh Tân ước. Một đàng Chúa Giêsu ca tụng nhân đức nghèo khó. Chúa nhấn mạnh rằng tiền có thể là mối nguy hại cho việc cứu rỗi. Đàng khác Chúa Giêsu ý thức rằng nghèo túng có thể làm giảm cái nhân phẩm con người. Và Chúa dạy ta phải giúp đỡ người nghèo để nâng cao mức sống và nhân vị của họ. Nếu xét đến tinh thần nghèo khó trong phúc âm thánh Mathêô thì cái mâu thuẫn không còn nữa. Vì vậy giàu hay nghèo theo tinh thần phúc âm là tuỳ thuộc vào thái độ của ta đối với của cải vật chất. Do đó người giàu có về phương diện vật chất có thể được coi là nghèo khó về phương diện tinh thần nếu họ làm giàu cách chính đáng, không để lòng dính bén vào của cải vật chất và biết giúp đỡ người nghèo đói. Trái lại một người nghèo túng về phương diện vật chất, có thể được coi là giàu có về phưong diện thiêng liêng, nếu họ luôn mơ ước làm giáu.

Như vậy giàu không phải là tội. Và nghèo - nếu chỉ vì nghèo - cũng không phải là một nhân đức. Vậy giàu hay nghèo tự bản chất không phải là điều xấu. Tuy nhiên nếu người ta coi của cải đời này là cùng đích là người ta đi vào đường sai lầm. Con người được tạo dựng với những nhu cầu vật chất để sinh sống và phát triển nhân vị. Tuy nhiên người ta không được để cho của cải đời này làm can trở mối liên hệ với Chúa. Vậy cái thái độ ta phải có đối với của cải vật chất là tâm tình biết ơn Chúa là Đấng ban phát mọi sự. Theo chương trình quan phòng của Thiên Chúa thì của cải phải khơi dạy trong ta cái tâm tình biết ơn Chúa và liên kết ta lại với tha nhân trong tinh thần liên đới trách nhiệm. Của cải là để phục vụ con người, chứ không phải là con người phục vụ của cải. Vì thế ta phải biết quản lý của cải một cách khôn ngoan và trách nhiệm: không phung phí cũng không ích kỷ. Mỗi người tín hữu dù giàu hay nghèo, tu hay không tu phải cố gắng sống tinh thần phúc âm là tinh thần siêu thoát. Nếu không người ta có thể phải làm nô lệ cho của cải.

NS DÂN CHÚA MỸ CHÂU
Lm Trần Bình Trọng, USA


---------------------------------

 

TN 26-C47. Người phú hộ giầu có và Lagiarô nghèo hèn


CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN C

Lc 16, 19-31

NGƯỜI PHÚ HỘ GIẦU CÓ VÀ LAGIARÔ NGHÈO HÈN


 

Thế nào là giầu có ? Thế nào là nghèo hèn ? Con người sinh ra để làm gì ? Chết rồi đi đâu ?…Đó là những: TN 26-C47


Thế nào là giầu có ? Thế nào là nghèo hèn ? Con người sinh ra để làm gì ? Chết rồi đi đâu ?…Đó là những vấn nạn con người thường đặt ra từ muôn thuở. Có người hiểu được, lãnh hội được những câu hỏi đã có từ muôn đời. Có người hầu như bịt tai, bịt mắt để làm ra như không nghe, không thấy, không trả lời những vấn nạn thực tế nhất mà con người sinh ra, sống ở trên thế giới này đều phải đương đầu, đối diện và phải tự trả lời sao cho thích hợp.

MỘT THỰC TẾ PHŨ PHÀNG:

Dụ ngôn người phú hộ giầu có và anh Lagiarô nghèo túng vẫn là bài học cho con người muôn thuở. Thực tế, nhiều nơi trên thế giới, có chỗ lương thực dư thừa, đổ đi ra biển hay chôn vùi dưới lòng đất. Nhưng lại có nhiều nơi trên thế giới nhiều người còn bữa no, bữa đói. Thử hỏi đã có bao nhiêu người lưu tâm tới những người nghèo đói ? đã có bao nhiêu người biết chia sẻ của cải, cơm bánh, lương thực cho những người đói khổ yếu hèn ? Đã có bao nhiêu người biết quan tâm, lo lắng cho người khác hay họ chỉ tìm cách, tìm thuốc chống mập phì, chống tăng huyết áp, hay họ chỉ lo sao cho ăn mặc hợp thời trang, làm sao cho đúng mốt, đúng mô đen vv…Đang khi đó còn biết bao người đang rách rưới, chịu lạnh, chịu rét, chịu mệt mỏi, khó khăn như dụ ngôn của thánh Luca 16, 19-31 Giáo Hội trích đọc trong Chúa Nhật XXIV này cho thấy cảnh trái ngược, chướng tai gai mắt giữa cảnh giầu có sa hoa của một con người và cảnh túng thiếu đến rùng mình của anh Lagiarô nghèo đói. Tin Mừng thuật lại một cách dí dỏm, nhưng chua cay của thân phận người nghèo và lòng chai lì, con tim băng giá của người phú hộ giầu có. Lagiarô đói đến nỗi chờ chực xem có mụn bánh nào từ trên bàn ăn của người giầu có rơi xuống không để anh có thể chấm tay mà cho vào miệng hầu bụng đỡ đói. Thánh Luca đã viết một cách thật chua xót: ”…mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta”( Lc 16, 21 ). Thật đau buồn, cay đắng khi Tin Mừng viết: ” Có một nhà giầu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”( Lc 16, 19 ). Người giầu được tất cả mọi sự ở trần gian chóng qua này…còn Lagiarô thì túng quẫn nằm trước cửa ông nhà giầu( Lc 16, 20 ). Hai hình ảnh thực trái ngược của một bức tranh xã hội muôn thời vẫn có…

SỰ CÔNG BẰNG CỦA THIÊN CHÚA:

Chúa đã nói: ” Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì ?”. Điều này quả đúng với trường hợp của dụ ngôn Tin Mừng của thánh Luca trích đọc hôm nay. Lagiarô đã chết và được đem vào lòng Ông Abraham. Ông nhà giầu cũng chết, và người ta đem chôn( Lc 16, 22 ). Lagiarô được hạnh phúc vì cuộc đời trần đã sống đẹp lòng Chúa, ăn ngay ở lành, nghèo nhưng không ăn trộm, ăn cắp. Lagiarô chấp nhận cuộc đời nghèo hèn của mình như người nghèo của Thiên Chúa( Anawim de Dieu ).

Lagiarô đã được thưởng công, được ngồi trong lòng tổ phụ Abraham và được thấy Thiên Chúa mãi mãi. Còn Ông nhà giầu, đã có mọi sự thừa thãi, tấm lòng ông chai đá, ông không biết chia sẻ, không biết nghĩ tới người khác, ông không sống theo ý Chúa. Cuộc đời của ông quả thực khốn nạn, bị trầm luân dưới âm phủ( Lc 16, 23 ).

Ông có kêu gì, ông có tỏ vẻ hối hận cũng đã muộn, ông không nghe lời các ngôn sứ, ông đã không lắng nghe Sách Thánh, giờ đây giữa ông nhà giầu và Lagiarô đã có một vực thẳm, một hố ngăn cách, không bên nào có thể qua bên nào được( Lc 16, 26 ).

Thiên Chúa đã rất công bằng trong khi xét xử. Chúng ta gọi đó là sự công bằng của Thiên Chúa.

MỘT VÀI SUY NGHĨ:

Trong Tin Mừng, chúng ta đọc dụ ngôn người thanh niên giầu có. Chàng thanh niên được Chúa Giêsu khen là rất tốt, không còn xa nước Thiên Chúa bao nhiêu, nhưng khi muốn người thanh niên nên trọn hảo, Chúa đã đề nghị anh: ” Hãy đi về ban hết tài sản anh có, rồi đem phân chia cho người nghèo khó và tới theo Chúa”. Anh thanh niên không thực hiện được điều ấy vì anh giầu kếch sụ, anh tiếc rẻ của cải…Trên thế giới muôn thời vẫn có nhiều người tốt, nhiều người biết hy sinh, chiasẻ, biết nghĩ tới người khác, đã không màng gì của cải, đã không tiếc với bất cứ ai, họ đã sẵn sàng ra đi phục vụ và sống bác ái với mọi người. Biết bao người nam và người nữ đã tận hiến đời mình cho Chúa để chấp nhận sống nghèo phục vụ tha nhân. Biết bao vị thánh xưa nay đã sống mối phúc thứ nhất để đem lại hạnh phúc cho người khác. Biết bao người tốt ở trần gian đã làm những điều cần phải làm, đã nhìn thấy những điều cần nhìn thấy, đã sống đúng theo từng mối phúc của Thiên Chúa khác với cảnh giầu có của người phú hộ giầu và nhiều người giầu trên thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con con tim nhạy cảm để chúng con biết thực thi bác ái và tình liên đới với mọi người.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1. Bạn nghĩ gì về thái độ của người giầu có trong Tin Mừng của thánh Luca 16, 19-31 ?

2. Bạn đã sống bác ái và tình liên đới với người khác chưa ?

3. Bạn cảm nghiệm thế nào về tình thương của Chúa Giêsu nhân từ ?


Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

---------------------------------

 

TN 26-C48. Khoảng cách


CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN C

KHOẢNG CÁCH


 

Dụ ngôn người phú hộ và Lazarô mô tả một bức tranh tương phản, một khoảng cách rất gần mà lại: TN 26-C48


Dụ ngôn người phú hộ và Lazarô mô tả một bức tranh tương phản, một khoảng cách rất gần mà lại rất xa, hai con người với hai cuộc đời, hai hoàn cảnh trái ngược nhau.

Người phú hộ dư ăn dư mặc, Lazarô nghèo nàn đói lả. Người phú hộ mặc toàn lụa là gấm vóc, Lazarô rách nát tả tơi. Người phú hộ nhà cao cửa rộng, Lazarô lê lết bên cổng ăn xin. Người phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình, Lazarô không có một chút bánh để ăn. Người sống chốn thiên đàng dương thế, kẻ chịu cảnh hoả ngục trần gian.

Hai con người ấy thật gần nhau trong khoảng cách, chỉ cách nhau có cái cổng, một cái cổng luôn khép kín như lòng người giàu có. Nhưng họ lại thật xa nhau trong tình người.

Thánh Luca với ngòi bút sắc bén, linh hoạt, đầy thương cảm đã nói lên một nghịch lý cuộc đời. Đọc dụ ngôn ai cũng cảm thấy xót xa chua chát, xót xa cho người giàu và chua chát cùng kẻ nghèo. Khoảng cách giữa hai người thật xa vời vợi trong một lối so sánh đầy ấn tượng: người phú hộ sống trong nhung lụa, hưởng thụ mê say đang khi kẻ bất hạnh nằm chờ chút bánh rơi xuống từ bàn ăn mà chẳng có, chỉ có mấy con chó đến liếm ghẻ chóc. Phú hộ giàu có của cải nhưng lại nghèo nàn tình người. Lazarô nghèo khổ mà chẳng được xót thương. Cả hai đều nghèo tình thương, kẻ không ai thương, người không thương ai.

Cái chết đến làm đổi thay tất cả. Cái chết đồng đều cho mọi người nhưng số phận sau cái chết lại khác nhau. Một cuộc hoán đổi thật thú vị. Lazarô từng lê lết dưới chân bàn ăn được đưa lên mây trời, còn người ngồi nơi cao sang với mâm cao cỗ đầy bị đày xuống vực thẳm. Lazarô được hưởng phúc thiên đàng, phú hộ phải trầm luân hoả ngục. Một lần nữa, dụ ngôn mô tả khoảng cách nghìn trùng giữa hai người mà bên này muốn qua bên kia không được và bên kia muốn qua bên này cũng không thể. Lazarô hạnh phúc trong cung lòng tổ phụ Abraham. Phú hộ chịu cực hình nài xin với Abraham “sai Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát vì ở đây bị lửa thiêu đốt.”

Khoảng cách nơi cuộc sống trần gian sẽ được hoán đổi vị trí sau cái chết. Vậy phải chăng dụ ngôn muốn trình bày vấn nạn: hễ sung túc giàu có ở đời này thì bất hạnh cực hình ở đời sau ? Hôm nay khốn khổ đói nghèo thì mai sau được hạnh phúc sung sướng? Có phải đó là lối an ủi ru ngũ, là thuốc phiện xoa dịu những người nghèo hãy chấp nhận, hãy an phận ? Đời này cùng khốn, rách rưới thì đời sau sẽ hưởng phúc thiên đàng ?

Chắc chắn Thánh Kinh không bao giờ trình bày như thế. Giàu có không phải là tội lỗi và nghèo khổ không là giấy thông hành vào Nước Trời. Trình thuật dụ ngôn rất ăn khớp với toàn bộ tác phẩm, trong đó Luca thường đề cập đến người giàu kẻ nghèo để khuyến cáo hay khích lệ tuỳ trường hợp. Dụ ngôn nằm trong chủ đe của chương 16 giáo huấn về việc sử dụng tiền bạc của cải làm sao để đạt tới ơn cứu độ.

Người phú hộ bị luận phạt hoả ngục không phải vì ông ta giàu có mà vì ông đã khép cửa khép lòng, sống dửng dưng, làm ngơ trước nổi khổ đau của người khác. Cái tội phú hộ mắc phạm là phớt lờ người nghèo, “mackeno” (mặc kệ nó) trước sự cùng khốn của tha nhân. Phú hộ không la mắng chửi bới, không đuổi Lazarô ra khỏi nhà, nhưng điều đáng trách là ông ta không thèm ngó nhìn người ăn xin van lơn. Trong bài đọc 1, Tiên tri Amos với lối nói cay độc chua chát đã tiên báo những sự trừng phạt khủng khiếp dành cho những kẻ giáu có đang hưởng thụ xa hoa mà không biết xót thương người khốn khổ. Của cải vật chất đã trở thành bức tường khép kín, người giàu có sống an toàn mãn nguyện trong không gian riêng mình. Chính họ đã tạo ra khoảng cách vực thẳm. Họ không cần Thiên Chúa cũng chẳng cần biết đến tha nhân, khoảng cách đó lớn dần và kéo dài đến đời sau. Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau là do con người đã tạo ra ở đời này.

Lazarô không phải vì nghèo khổ mà được trọng thưởng, được hạnh phúc ngồi trong lòng tổ phụ Abraham, nhưng vì biết chấp nhận số phận hẩm hiu và đặt niềm cậy trông phó thác nơi Thiên Chúa. Danh xưng Lazarô theo Luca có nghĩa là “Thiên Chúa là Đấng phù trợ tôi”. Người nghèo biết tin tưởng và phó thác, điều đó mới mang lại cho họ ơn phúc làm con tổ phụ Abraham, cha những kẻ tin.

Con người đi đến vong thân khi sống thiếu tình thương và thiếu tình người. Khi khép kín lòng mình với Thiên Chúa, chỉ bằng lòng với của cải trần gian mà quên đi cuộc sống vĩnh cữu; và khi khép kín lòng mình với tha nhân, mắt không xót thương, lòng không xúc động trước các nghịch cảnh thì chính họ ngày càng nghèo nàn tình thương. Dụ ngôn phú hộ và Lazarô là lời cảnh báo những kẻ chỉ biết tôn thờ vật chất, hưởng thụ trần gian mà quên đi tình Chúa tình người. Dụ ngôn còn là lời kêu gọi ý thức trách nhiệm xây dựng tình liên đới với tha nhân, nhất là người nghèo.

Chúa Giêsu đã dùng tình thương để xoá bỏ khoảng cách giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người khi Ngài làm người, một người nghèo giữa những người nghèo. Ngăn cách giữa người giàu kẻ nghèo, giữa nô lệ và tự do giờ đây không còn nữa, tất cả là anh em của nhau, là con cùng một Cha trên trời. Mọi người được mời gọi sống Tin Mừng, sống liên đới với nhau và với người nghèo.

Lý tướng Kitô giáo không phải là yêu mến sự khó nghèo mà là yêu thương người nghèo khó. Chúa Giêsu là Đấng giàu có đã trở nên nghèo khó, Ngài luôn yêu thương và sống liên đới với người nghèo. Vì vậy người môn đi theo Chúa Giêsu chính là để trở nên giống Ngài. Tông huấn Giáo Hội A Châu dạy rằng: Người đời dễ tin hơn tình liên đới với kẻ nghèo, nếu chính Kitô hữu biết sống giản dị theo gương Chúa Giêsu. Sự đơn sơ trong cách sống đức tin sâu xa và tình yêu không giả vờ đối với mọi người, nhất là người nghèo và bị bỏ rơi, đó là những dấu chỉ Tin mừng trong hành động (GHAC số 34).

Vẫn còn quá nhiều người nghèo vật chất, nghèo tình thương. Người Kitô hữu được mời gọi sống quãng đại, liên đới giùp nhau thăng tiến. Hãy mở rộng lòng cho yêu thương, cho chia sẽ trong cuộc sống hàng ngày.


Lm Giuse Nguyễn Hữu An

---------------------------------

 

TN 26-C49. Những Điều Thiếu Sót


CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN. C

NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT


 

Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, ta vẫn thường cử hành nghi thức sám hối với kinh Cáo mình: “…Tôi đã: TN 26-C49


Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, ta vẫn thường cử hành nghi thức sám hối với kinh Cáo mình: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”. Trong bốn điều đưa tới phạm tội, có lẽ chưa bao giờ ta ý thức đầy đủ cả bốn.

Phạm tội trong tư tưởng, lời nói, và việc làm, ít hay nhiều, lúc này, lúc khác có thể xuất hiện trong ý thức của mình. Nhưng điều thứ bốn: sự thiếu sót, vẫn thường xuyên bị bỏ quyên. Bởi thế, từ nay về sau, bạn và tôi hãy ý thức hơn nữa những “điều thiếu sót” của bản thân đối với Thiên Chúa, đối với chính mình, đối với tha nhân. Vì chính những điều thiếu sót, có khi lại làm thành tội khiến ta mất ơn phần rỗi đời đời.

Dụ ngôn người giàu có - giàu đến mức Chúa Giêsu đã không gọi tên anh ta, thay cho tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” - và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức về tội thiếu sót trong bổn phận sống bác ái, chia sẻ những gì có thể chia sẻ cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói… Càng cụ thể hơn, khi đưa ra hai hình ảnh đối lập giữa người phú hộ và người nghèo Lazarô, Chúa Giêsu như muốn nhấn mạnh đến sự chia sẻ của cải, tiền bạc, lương thực. Nếu không làm như thế, đồng nghĩa với việc ta tự mình chuốc lấy hỏa ngục.

Người ta kể câu chuyện về một chú chim khờ dại như sau: Ngày nọ, khi đang dừng chân nghỉ cánh trên một mái nhà trong một nông trại, tình cờ chú chim hoang dã nhìn thấy một lũ chim rất đông sống trong một cái chuồng lớn. Lũ chim xem ra quá sung sướng: máng đầy ắp thức ăn. Suốt ngày chúng chỉ có mấy việc phải làm: đói, đáp xuống ăn; no, lại bay lên rỉa lông, rỉa cánh. Nhìn lại mình, quá khổ sở: bay rong suốt ngày để kiếm ăn còn không đủ thời gian, nói chi đến việc chăm chút bộ lông. Có hôm bay đến lả cả người, mỏi cả đôi cánh, nhiều lúc như muốn quỵ vì đói, vậy mà vẫn không tìm thấy bất cứ cái gì bỏ vào bụng.

Nghĩ như vậy, chú càng tủi thân, khóc cho thân phận mình. Chú tự nhủ: “Chẳng thà có những bữa ăn được dọn sẵn trong căn nhà ấm áp còn hơn tự do mà phải vất vả quá đổi thế này”. Thế là chú quyết tâm tìm cách vào chuồng chim cho bằng được.Tìm mãi rồi cũng có chỗ. Nhìn quanh không thấy ai để ý, chú chim hoang dã gắng hết sức lách mình vào khe hở phía trên mái chuồng chim. Đúng là ngu dại! Chú chỉ nhìn thấy cái trước mắt, đó là sống thoải mái, sống dễ dãi, lương thực dư đầy, mà không hiểu rằng, đàng sau sự sống có vẻ sung sướng ấy sẽ đến một ngày chú bị giết. Khi tự mình bước vào chuồng chim, cũng như tất cả những chú chim trong chuồng, chú không biết rằng mình tự nộp mình cho cái chết thê thảm nhất. Vì người chủ nông trại vừa bàn với vợ: cuối tháng này ông sẽ gọi người của nhà hàng đến bán sạch chuồng chim, lo cho mấy đứa con đi học đầu năm mới…

Nhà phú hộ trong Tin Mừng hôm nay được diễn tả là người có một đời sống chẳng những thoải mái, dễ dãi, mà còn sang trọng, bình yên, thừa thải. Ông “vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình”. Bị trói buộc bởi tiền của và hưởng thụ, ông chẳng còn đủ ánh mắt sáng suốt nào để nhìn thấy người nghèo Lazarô ở sát cạnh ông. Tự giam mình trong chiếc lồng sơn son, thiếp vàng của sự sung sướng nơi bản thân, đích cuối cùng mà ông phải đi tới đó là hỏa ngục! Thậm chí khi từ bỏ cuộc đời, kết thúc tất cả sự giàu sang trong cái chết, ông chỉ xin có một giọt nước mà thôi, nhằm làm dịu đi trong khoảnh khắc ngọn lửa tàn nhẫn của hỏa ngục, cũng không thể được. Chọn cho mình cuộc sống thoải mái, ông đã nhận lấy sự đau đớn còn lớn hơn gấp bội lần sự khốn cùng của Lazarô khi còn sống.

Thực ra, nếu xét về mặt tội lỗi để buộc người phú hộ phải mất linh hồn đời đời nơi hỏa ngục, ta thấy ông chẳng có tội nào để phải chuốc lấy án phạt lớn như thế. Ông không hề chiếm đoạt tài sản của bất cứ ai. Ông cũng không phải chịu trách nhiệm trên sự nghèo nàn và thống khổ của Lazarô. Còn chuyện ông dư dật và ăn xài cũng không hẳn đã thành tội, vì đó là của cải của ông. Chúa Giêsu không kê khai bất cứ tội nào của ông. Người cũng không cho biết người nghèo Lazarô đã xin nhà phú hộ giúp đỡ, hay nhà phú hộ đã từ chối giúp đỡ Lazarô. Vậy tại sao ông phải sa hỏa ngục? Hay Chúa quá ghét người giàu?Nếu xét theo kinh Cáo mình thì: Tội trong tư tưởng, ông không có; tội trong lời nói, ông không phạm; tội do việc làm, cũng không. Nhưng tội thứ bốn, “những điều thiếu sót”, thì không thể chối được: Vì ông đã không làm gì để cải thiện đời sống của người anh em nghèo khó ở sát cạnh mình. Đó là “người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”.

“Những điều thiếu sót” mà nhà phú hộ đã không nhận thấy đã đưa ông đến chỗ trầm luân đời đời. Không có mức án nào lớn bằng mức án hỏa ngục. Nhưng bất cứ mức án nào dù lớn hay nhỏ, đều không phải do Thiên Chúa thù nghịch với con người rồi dành cho họ theo tình cảm thương hay ghét của Người. Tất cả đều do con người lựa chọn bằng bất cứ thái độ sống nào mà mình đã từng thể hiện trên cõi đời này. Bịt tai, bịt mắt để khỏi phải nghe, khỏi phải nhìn thấy cảnh khốn cùng của anh chị em là một thái độ trọng tội mà nhiều người đã chọn. Bạn và tôi đã chọn cho mình thái độ sống nào? Đó cũng có nghĩa là mình đã chọn lựa phần thưởng hay phần phạt?Sống trong đời, bạn và tôi hãy tập nhìn xuống để có thể nhìn thấy biết bao nhiêu anh chị em đói khổ. Có như thế ta mới mở lòng ra, chứ không biến lòng mình thành pháo đài ích kỷ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ, tích trữ, bị ám ảnh bởi vật chất, mê hoặc bởi lợi nhuận… Mở lòng ra và không xây pháo đài như thế, mới mong phần thưởng đời đời trên quê trời thuộc về bản thân ta.

Từ nay về sau, mỗi khi đọc kinh Cáo mình, trước khi đấm ngực thú nhận rằng: “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi… mọi đàng”, chúng ta hãy ăn năn tội thật, hãy khiêm nhường nhìn nhận thân phận tội lỗi thật, chứ đừng đọc như một công thức cho qua lần chiếu lệ mà thôi. Hãy xét mình về mọi phương diện: tư tưởng, lời nói, việc làm, những điều thiếu sót, không bỏ sót một phương diện nào. Có nhìn thấy mình trong tư thế trần trụi, xấu xa và tội lỗi, ta mới hy vọng nhìn thấy anh chị em quanh mình, nhìn thấy cả sự thiếu thốn, oán thương, muộn phiền mà họ phải chịu. Vậy chúng ta hãy mềm lòng khi cất cao lời tạ tội: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…"


Lm Vũ Xuân Hạnh

---------------------------------

 

TN 26-C50. Sự Dửng Dưng


CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN - NĂM C

Bài đọc 1: Am 6, 1a. 4-7Bài đọc 2: 1 Tm 6, 11-16Tin mừng: Lc 16, 19-31

Bài 1

Sự dửng dưng


 

Nghe đọc lại bài Tin mừng này, có lẽ chúng ta hơi ngạc nhiên, bởi lẽ theo Tin mừng, thì người phú: TN 26-C50


Nghe đọc lại bài Tin mừng này, có lẽ chúng ta hơi ngạc nhiên, bởi lẽ theo Tin mừng, thì người phú hộ này đã không hề phạm một tội nào như chúng ta thường thấy. Trong câu chuyện này, Đức Giêsu không nói là ông ta trộm cắp, tham nhũng, bóc lột, hay hành hạ, chiếm đoạt tài sản của Lazarô hay của người khác. Hơn nữa, ông cũng có vẻ tốt bụng, khi cho phép Lazarô, một người hành khất, lở loét, hôi thối trú ngụ, và thậm chí chết ở trước cổng nhà ông.

Thế nhưng, sau khi chết ông đã phải “quằn quại trong ngọn lửa” không hề tắt. Vậy thì đâu là lý do khiến ông phải chịu phạt? Phải chăng, giàu có cũng là cái tội? Thật ra điều khiến người phú hộ này bị phạt không phải vì ông làm hại người khác, nhưng là do thái độ dửng dưng, lạnh lùng của ông trước đau khổ của người khác, mà cụ thể là Lazarô đây. Hay đúng hơn, lỗi của ông ở chổ ông lầm tưởng rằng mình là chủ có quyền hưởng thụ, trong khi thực tế, trước mặt Thiên Chúa, ông chỉ là người quản lý có nhiệm vụ chia sẻ với tha nhân, của cải mà Thiên Chúa giao cho ông.

1. Sự hưởng thụ vô tâm:

Với nền kinh tế thị trường như hôm nay, nhìn chung bộ mặt bên ngoài của xã hội có vẻ phồn vinh hơn. Nhiều ngôi nhà mới, khang trang được xây lên, số người đi xe con ngày càng nhiều. Đây quả là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, điều đáng tiếc, đây chỉ là nếp sống của một số người. Còn đa số bộ phận dân chúng vẫn đang sống trong cảnh “chạy chợ sớm chiều”.

Hơn nữa, với nền kinh tế thị trường, hố sâu phân cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Và cùng với việc phát triển kinh tế, một tâm lý hưởng thụ cũng đang dần hình thành trong con người ngày hôm nay. Con người ngày nay, không chỉ muốn “ăn no, mặc ấm”, nhưng còn muốn “ăn ngon, mặc đẹp”. Đồng thời, đi đôi với sự hưởng thụ này là sự ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình mà quên đi quyền lợi của tha nhân. Từ đó dẫn đến biết bao nhiêu là tội ác trong xã hội, từ giết người cướp của, cho đến tham ô, hối lộ…

Đó cũng là điều mà ngôn sứ Amos đã lên tiếng cảnh cáo những kẻ làm giàu cách bất công ở Israel vào thời của ông: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn: và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ”.

Lời tố cáo của vị ngôn sứ không nhắm vào sự giàu có, nhưng là nói đến thái độ hưởng thụ của những người này. Họ đã bỏ Thiên Chúa, để cậy dựa vào tiền của, và coi đó như một bảo đảm tuyệt đối cho cuộc sống của họ. Thiên Chúa của họ giờ đây chỉ là “cái bụng” (x. Pl 3, 19). Họ sẵn sàng chạy theo lối sống của ngoại bang để được hưởng thụ, còn đời sống của dân tộc, tương lai của đất nước có như thế nào, họ cũng chẳng quan tâm. Một sự thờ ơ lạnh lùng “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Mặc dù đã có lời cảnh cáo của ngôn sứ Amos, và một bài học lưu đày của dân Do thái, nhưng do ảnh hưởng của tội lỗi, nên cùng với thời gian, sự vô tâm của con người ngày càng ra tệ hơn. Sự vô tâm, hay sự dửng dưng này đã được Đức Giêsu đẩy lên tới tột đỉnh khi trình bày cho chúng ta hai hình ảnh thật trái ngược: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho”.

Vâng, đây đúng là một sự dửng dưng, vô cảm đến lạnh lùng và dễ làm đau lòng người xem, bởi vì “Người ăn không hết, kẻ lần không ra”. Người phú hộ thì “ngày ngày yến tiệc linh đình”, còn Lazarô thì chỉ mong “được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho”, có chăng là những “con chó đến liếm ghẻ chốc” của anh. Nỗi đau của Lazarô không chỉ do những vết thương lở loét trên người, cũng không phải bởi vì cái đói đang làm cho ruột gan anh cồn cào, nhưng đúng hơn, nỗi đau lớn nhất của anh là sự buồn tủi cho thân phận làm người của anh. Sự buồn tủi vì thái độ dửng dưng của người khác đối với anh.

Thế rồi cả hai cùng chết: người phú hộ và người ăn mày Lazarô. Lazarô “được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia… được đem chôn”. Và chính từ nơi hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ đã nài xin Lazarô “nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi” của ông ta. Hay nói cách khác, ông muốn Lazarô quan tâm, chia sẻ với nỗi thống khổ của ông ta.Thật là mỉa mai, khi còn sống, ông đã không hề quan tâm đến Lazarô, chẳng muốn biết Lazarô là ai, giờ đây, ông lại muốn Lazarô quan tâm đến ông. Thậm chí người phú hộ còn nài van Abraham cho Lazarô đến cảnh báo cho anh em ông. Thế nhưng đó chưa phải là lòng thống hối chân thật. Nó cũng chỉ là một hình thức của tính ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Như thế, kết quả đời sau của chúng ta không chỉ là do những việc chúng ta làm, nhưng còn do bởi những việc chúng ta có thể làm mà đã không làm. Chúng ta còn bị xét hỏi về những cơ hội thuận lợi Thiên Chúa ban mà chúng ta đã vì lười biếng để cho chúng trôi qua.

2. Lời mời gọi làm chứng cho Tin mừng:

Trở lại với bài Tin mừng, chúng ta thấy khi nghe người phú hộ đề nghị tổ phụ Abraham sai Lazarô đến để cảnh báo 5 anh em của ông ta, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình như ông, vị tổ phụ đã thẳng thắn tuyên bố: “Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài”. Hay nói một cách khác, khi kể dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn mỗi người chúng ta sống đạo không chỉ nguyên dựa vào tình cảm, hay những chuyện giật gân mong chờ “kẻ chết sống lại”, nhưng là sẵn sàng lắng nghe và sống lời Ngài dạy trong Thánh Kinh qua giáo huấn của Giáo Hội.

Tiếp tục ý tưởng đó, thánh Phaolô khuyên môn đệ Timôthê: “Hỡi người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành”. Và chỉ khi chúng ta sống công chính, đạo hạnh và đầy lòng nhân ái như thế, chúng ta mới thực sự chứng tỏ được đức tin của mình. Tuy nhiên sống như thế không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta một sự can đảm, và cố gắng không ngừng nghỉ để vượt thắng chính bản thân mình, như lời khuyên của thánh Phaolô: “Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới”.

Giờ đây, chúng ta cùng chuẩn bị để tham dự vào hiến tế thập giá của Đức Giêsu trên bàn thờ đây. Với hiến tế này, Đức Giêsu đã không còn giữ lại gì cho riêng mình, Ngài đã trao ban mọi sự cho chúng ta, kể cả sự sống của Ngài. Và nhất là Ngài còn để lại Mình và Máu Ngài để làm lương thực cho chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế này. Vì thế, mỗi khi lãnh nhận tấm bánh bẻ ra là Thân Mình Đức Kitô, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi chia sẻ những gì mình có cho tha nhân. Chúng ta hãy chia sẻ với những người chúng ta gặp gỡ không chỉ là của cải vật chất, nhưng còn là “một nụ cười, một cái bắt tay, hay một lời hỏi han”. Chính những sự chia sẻ cho dù là nhỏ bé đó, sẽ là những ngọn lửa góp phần sưởi ấm thế giới đang bị lạnh giá bởi sự dửng dưng lạnh lùng này. Nhờ đó, vào ngày sau hết, chúng ta xứng đáng được cùng ngồi dự tiệc với tổ phụ Abaraham trong nhà Cha muôn đời. Amen.


Lm Trần Thanh Sơn

---------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây