Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 29 -C Bài 101-140 Phải kiên trì khi cầu nguyện

Thứ năm - 17/10/2019 10:45
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 29 -C Bài 101-140 Phải kiên trì khi cầu nguyện
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 29 -C Bài 101-140 Phải kiên trì khi cầu nguyện
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật TN 29 -C Bài 101-140 Phải kiên trì khi cầu nguyện
---------------------------------------
Phúc Âm: Lc 18, 1-8: "Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng, mà rằng: "Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: 'Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù'. Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: 'Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc'".
Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?" - Ðó là lời Chúa.
-------------------------------------
TN 29-C101: CẦU NGUYỆN VỚI TẤT CẢ TÂM HỒN.. 2
TN 29-C102: CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN.. 4
TN 29-C103: CẦU NGUYỆN KHÔNG NGỪNG.. 6
TN 29-C104: Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm C.. 8
TN 29-C105: Chúa Nhật 29 Thường niên, C.. 14
TN 29-C106: Cầu Nguyện Luôn. 15
TN 29-C107: TÒA ÁN LƯƠNG TÂM... 17
TN 29-C108: CẦU NGUYỆN CHUYÊN NGHIỆP. 22
TN 29-C109: HÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN – NĂM C.. 25
TN 29-C110: húa Nhật 29 thường niên năm C.. 29
TN 29-C111: Truyền giáo, một hành trình sống đức tin. 31
TN 29-C112: Cầu nguyện. 34
TN 29-C113: CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN C.. 35
TN 29-C114: CẦU NGUYỆN PHẢI KIÊN TRÌ KHÔNG ĐƯỢC NẢN CHÍ 37
TN 29-C115: CHÚA NHẬT TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN C.. 40
TN 29-C116: Không nản chí 42
TN 29-C117: Kiên trì trong cầu nguyện. 44
TN 29-C118: CHÚA MONG MUỐN THẤY NIỀM TIN NÀO.. 46
TN 29-C119: Hãy làm cho ngọn lửa yêu thương được bùng cháy. 48
TN 29-C120: Hãy kiên trì cầu nguyện. 51
TN 29-C121: Kiên tâm.. 54
TN 29-C122: Đừng thất vọng! 57
TN 29-C123: Cầu nguyện tín thác và kiên trì 59
TN 29-C124: Cầu nguyện với sự kiên trì 61
TN 29-C125: Để phán quyết công bằng. 64
TN 29-C126: Thái độ của chúng ta khi ta cầu nguyện. 66
TN 29-C127: Một nền tảng của đức tin: Sự Cầu Nguyện. 67
TN 29-C128: Cầu nguyện. 69
TN 29-C129: TÍN THÁC VÀO CHÚA THÁNH THẦN, 71
TN 29-C130: KIÊN TRÌ, LIÊN LỶ VÀ THA THIẾT CẦU NGUYỆN.. 74
TN 29-C131: Cầu nguyện luôn luôn. 75
TN 29-C132: Kiên tâm cầu nguyện. 78
TN 29-C133: XÉT XỬ.. 82
TN 29-C134: KIÊN NHẪN KHI CẦU NGUYỆN! 86
TN 29-C135: PHẢI CẦU NGUYỆN THẾ NÀO.. 88
TN 29-C136: CẦU NGUYỆN TRONG TIN YÊU.. 92
TN 29-C137: CẦU NGUYỆN BỀN BỈ TRONG TIN TƯỞNG.. 94
TN 29-C138: GƯƠNG SÁNG CỦA BÀ GÓA.. 97
TN 29-C139: ĐỈNH CAO CẦU NGUYỆN.. 101
TN 29-C140: ĐỨC TIN KIÊN NHẪN.. 104
------------------------------

 

TN 29-C101: CẦU NGUYỆN VỚI TẤT CẢ TÂM HỒN


Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN, năm C .

CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO

Lc 18, 1-8

 

 Suốt cuộc đời của Chúa Giêsu là lời cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng.Chúa Giêsu TN 29-C101


Suốt cuộc đời của Chúa Giêsu là lời cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng. Chúa Giêsu bao giờ cũng cầunguyện khi ở riêng một nơi vắng vẻ, khi làm một việc gì, khi chọn các tông đồ, khi làm phép lạ. Chúa Giêsu đã nhiều lần dạy dỗ các môn đệ cầu nguyện, đặc biệt Chúa đã dạy các môn đệ kinh Lạy Cha. Do đó, Chúa nhật hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta cầu nguyện với tất cả tấm lòng chân thành…

Tin Mừng thánh Luca hôm nay  cho chúng ta thấy bộ mặt của vị thẩm phán sừng xỏ :” Tại thành nọ, có vị thẩm phán kia, Thiên Chúa thì chẳng kính sợ, mà người ta thì cũng chẳng kính nể ..” ( Lc 18, 2 ), một Ông Thẩm Phán ngồi trên tòa cao không phải để xét xử một cách công lý, nhân đạo, nhưng là để kiếm tiền bỏ đầy túi, làm giầu cho bản thân mình và làm giầu cho gia đình của mình. Câu chuyện thuật lại cách dí dỏm, có một bà góa tiền bạc chẳng có, của cải thì không, bà thuộc loại bần cố nông, nhưng bà lại bạo miệng. Bà không có quà cáp, không có tiền đút lót nhưng vì bà bạo phổi, bạo miệng, nên cuối cùng Ông Thấm phán cũng phải xiêu lòng giải quyết, chúng ta nghe Ông Thẩm Phán nói :” Cho dẫu Thiên Chúa, mình không sợ, mà người ta mình cũng chẳng kiêng nể, thì ít ra bởi mụ góa này cứ rầy quấy mình, mình cũng sẽ xử quách cho nó, kẻo nó cứ đến hoài làm bương đầu bương óc mình “ ( Lc 18, 4 ). Chúng ta cũng đọc thấy dụ ngôn người bạn quấy rầy lúc đêm khuya của thánh Luca. Hai dụ ngôn này cũng gợi lên cùng một ý. Chúa Giêsu đưa dụ ngôn như một lời gợi ý, một thể văn gợi ý mà thôi. Dụ ngôn cho thấy vị Thẩm Phán bất lương còn biết hành động để cầu an, để giải quyết cho xong những người cứ lải nhải, quấy rầy, Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn biết xót thương, chạnh lòng tha thứ cho những kẻ kêu xin Ngài. Thiên Chúa quả thực luôn lắng tai nghe lời chúng ta cầu khẩn, van xin Ngài đêm ngày.

Lời cầu khẩn van nài của những kẻ kêu cứu Chúa với tấm lòng thành, luôn được Chúa lắng nghe. Có những chúng ta cầu nguyện nhưng không thấy Chúa nhận lời, Chúa bắt chúng ta chờ đợi, không phải vì Chúa khước từ, chối từ lời khẩn nguyện, van xin của chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta kiên nhẫn, thanh lọc tư tưởng của chúng ta. Bởi vì, Chúa nói với chúng ta phải cầu nguyện luôn đừng nản chán, đừng thất vọng vv…Lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta phải liên lỉ, cầu nguyện không ngừng, tất cả cuộc đời chúng ta phải là lời cầu nguyện như Chúa Giêsu. Chúng ta phải ý thức rằng việc cầu nguyện của chúng ta nhằm nối dài hành vi sáng tạo của Thiên Chúa, hành vi cứu chuộc của Chúa Giêsu, nhằm thực hiện những chương trình của Thiên Chúa trên thế giới, trên con người vv…Chính vì thế, mọi việc, mọi tư tưởng, ý nghĩ của chúng ta phải biến thành những việc linh thánh . Đây là ý nghĩa việc cầu nguyện sâu xa của thời đại chúng ta hôm nay. Nhờ hiểu như thế,nhờ cách cầu nguyện này, chúng ta hiểu được lời của Chúa :” Phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng “.

 Chúa luôn muốn con người kết hiệp với Chúa, Ngài luômn muốn chúng ta dâng lời cầu nguyện lỉ lỉ bởi vì lúc thức dậy chúng ta dâng mình cho Chúa, xin Chúa chúc lành cho một ngày mới, rồi suốt một ngày với bao công việc, với bao nhọc nhằn, lao động trí óc, lao động chân tay, chúng ta dâng những công việc ấy cho Chúa như một lời cầu nguyện. Tối về chúng ta dâng cho Chúa giấc ngủ như một lời cầu nguyện kéo dài và xin Chúa cho chúng một giấc ngủ bình an, tha thứ những lỗi lầm để ngày hôm sau chúng ta sống tốt hơn, sống đẹp hơn…Thực hiện được điều đó là chúng ta biến đời chúng ta thành lời cầu nguyện không ngừng. Cầu nguyện phải là lẽ sống của mỗi người chúng ta…

 Chúa đã nói : “ Ai xin sẽ được.Ai tìm sẽ gặp. Ai gõ sẽ mở “. Chúng ta phải khẩn khoản cầu xin, phải cầu nguyện mãi mãi. Chúa Giêsu trong đoạn Tin mừng này đã kết thúc dụ ngôn bằng một lời thật bí ẩn, một lời huyền diệu :” Khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất này nữa chăng ? “. Có một điều thật an ủi, Chúa nói rằng ai bền đỗ, kiên nhẫn, bền bỉ cầu nguyện sẽ giữ được đức tin của mình.

 Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho công việc truyền giáo. Chúng ta hãy nhớ lời Chúa :” Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt “. Chúng ta hãy xin Chúa sai nhiều thợ gặt đến gặt lúa trong các cánh đồng...Đây là bổn phận loan báo Tin mừng của mọi người.

 Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn yêu thương chúng con, yêu thương mọi người bằng một tình yêu nhưng không :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình “ ( Ga 15, 13 ). Xin ban thêm lòng tin cho chúng con, xin giúp chúng con luôn biết siêng năng cầu nguyện để cuộc đời của chúng con luôn là lời cầu không ngừng, cảm tạ tri ân Thiên Chúa. Amen.
 
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

 Vị Thẩm Phán trong đoạn Tin Mừng hôm nay là người thế nào ?
Bà góa là người thế nào ?
Tại sao lại phải cầu nguyện ?
Chúa khuyên chúng ta phải cầu nguyện làm sao ?
 
----------------------------------------

 

TN 29-C102: CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN


Đức tin vững bền và không nản chí

 Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng  (Lu-ca 18:1-8)

 

Một trong những điều làm chúng ta thất vọng trong việc cầu nguyện, là không thấy có hiệu quả TN 29-C102


Một trong những điều làm chúng ta thất vọng trong việc cầu nguyện, là không thấy có hiệu quả nào cả.  Dường như Chúa không nghe chúng ta xin, hoặc Người không muốn cho điều chúng ta cầu xin, hoặc Người còn đang chờ đợi điều gì đó.  Chúa Giê-su rất am hiểu tâm trạng của chúng ta.  Thánh Lu-ca viết rằng:  “Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”.  Vậy sứ điệp bài Tin Mừng muốn nói với chúng ta hôm nay nằm ngay trong lời giới thiệu câu chuyện dụ ngôn bà góa và ông quan tòa.

          Để dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn, không được nản chí, Chúa Giê-su dùng một hình ảnh rất thực là bà góa.  Đến với Chúa để cầu xin Người, chúng ta chẳng khác gì bà góa này.  Bà góa trong Kinh Thánh là hình ảnh một người bị thiệt thòi trong xã hội.  Chồng chết, nên bà mất chỗ nương tựa.  Bà là người hứng chịu nhiều bất công xã hội, gia tài của bà “bị nuốt chửng” do những kẻ cậy quyền thế, thường bị đối phương hãm hại vì chúng biết bà yếu thế.  Nơi cuối cùng bà chạy đến xin giúp đỡ là ông quan tòa, nhưng lại gặp ngay ông quan tòa bất chính, “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì”!  Vậy mà cuối cùng bà cũng được toại nguyện, được minh xét, chỉ vì bà “đã nhiều lần” đến “quấy rầy” làm ông ta phải “nhức đầu nhức óc”.  Nói khác đi, sức mạnh duy nhất giúp bà đạt được ý nguyện, đó là nhờ bà cương quyết không nản chí. 

          Có lẽ trước hết chúng ta hãy làm sáng tỏ điều này: dụ ngôn không có ý ví Thiên Chúa như là ông quan tòa bất chính, mà chỉ so sánh để giúp chúng ta nhận ra sự tốt lành vô biên của Chúa mà thôi.  Ông quan tòa bất chính xét xử cho bà góa chỉ vì ông không muốn bị quấy rầy.  Còn Thiên Chúa minh xét cho chúng ta vì Người là Cha yêu thương chăm sóc chúng ta và vì chúng ta có lòng tin nơi Người.  Chúng ta có thể nhận ra sự trái ngược giữa ông quan tòa bất chính và Thiên Chúa đầy yêu thương.  Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa;  trái lại, Chúa rất tôn trọng chúng ta.  Ông ta chẳng coi ai ra gì;  trái lại, Chúa coi chúng ta như con ngươi trong mắt Người.  Ông ta bắt người khác phải chờ đợi;  còn Chúa sẽ mau chóng minh xét cho chúng ta.

          Nếu Chúa đối xử với chúng ta như vậy, thì chúng ta phải có lòng tin vào Chúa là điều đương nhiên.  Chúa Giê-su đã nhiều lần đề cập đến đức tin, thí dụ trong bài Tin Mừng tuần trước khi Người nói đến sức mạnh của đức tin “lớn bằng hạt cải”.

            Hôm nay, khi áp dụng đức tin qua câu chuyện dụ ngôn bà góa, Người muốn chúng ta hãy đặt lòng tin vào sự minh xét của Thiên Chúa.  Sự minh xét không chỉ hiểu là sự công bằng quan tòa đem lại cho nạn nhân bị oan ức, nhưng còn là sự che chở quan phòng của một vị Thiên Chúa là Cha.  Tất cả chúng ta trong thân phận yếu đuối con người rất dễ bị tổn thương do những tấn công của ma quỷ, tội lỗi, bất công xã hội.  Do đó, chúng ta cần phải đến với Quan Tòa công chính để tìm kiếm sự che chở của Người.  Kết thúc dụ ngôn, Chúa Giê-su muốn nói với chúng ta một ưu tư của Người:  “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”  Điều này chắc chắn cũng phải là ưu tư của mỗi người chúng ta.  Lòng tin không phải là một thực tại bất biến, nhưng nó tùy thuộc ở mối tương quan giữa chúng ta với Chúa.  Càng đi theo đường công chính của Chúa, đức tin của chúng ta càng sâu xa.  Càng khiêm nhường tuân giữ và phát huy những giá trị Tin Mừng trong cuộc sống, chúng ta càng sống đức tin vào Chúa Ki-tô một cách phong phú hơn.

Sống sứ điệp Tin Mừng

          Đức tin vững bền và không nản chí cần được thể hiện trong đời sống Ki-tô hữu.  Với bài đọc Cựu Ước hôm nay, chúng ta có một gương mẫu.  Đó là gương ông Mô-sê cầu nguyện.  Ông giơ tay lên khi cầu nguyện cho dân Chúa chiến thắng quân A-ma-lếch.  Cầu nguyện lâu nên ông mỏi tay.  Thế là người ta kê hòn đá cho ông ngồi và có hai người đỡ hai tay cho ông đỡ mỏi.

          Chúng ta hãy tự hỏi:  Có những khi nào tôi là ông Mô-sê, hoặc tôi là một người đỡ tay cho ông?  Những khi cầu nguyện mỏi mệt, tôi có tìm được ai để nâng đỡ không?  Có khi nào tôi đóng vai người hỗ trợ cho người khác cầu nguyện không?  Tôi phải làm gì để Chúa vẫn còn thấy lòng tin trên mặt đất, lòng tin của tôi và của anh chị em?

        Lm Đa-minh Trần đình Nhi

----------------------------------------

 

TN 29-C103: CẦU NGUYỆN KHÔNG NGỪNG


CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN,năm C

Lc 18, 1-8

 

Mỗi một tôn giáo đều có một hình thức cầu nguyện. Tôn giáo nào, đạo nào cũng dạy con người phải TN 29-C103


Mỗi một tôn giáo đều có một hình thức cầu nguyện. Tôn giáo nào, đạo nào cũng dạy con người phải cầu nguyện. Mà không cầu nguyện làm sao khi con người muốn tạ ơn, muốn khấn vài cầu xin cùng Đấng Tối Cao những ước nguyện thầm kín của con người. Đạo Công Giáo có cách cầu nguyện rất đặc biệt. Chính Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ và mọi người chúng ta cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha. Hôm nay, Chúa dạy các môn đệ :” Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí “ ( Lc 18,1 ).

 Thánh Vịnh 126, 2 viết :” Bạn có thức khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm ăn cũng hoài công, còn kẻ Chúa thương dầu có ngủ, Người vẫn ban cho đủ tiêu dùng “. Chúa luôn thấu suốt lòng của con người. Do đó, lời cầu nguyện luôn phải liên lỉ, dù thức hay ngủ, tất cả hãy biến mọi sự, mọi suy nghĩ, mọi việc làm, giấc ngủ miên man thành lời cầu nguyện bởi vì chính Chúa hướng dẫn lời cầu nguyện của con người.”Đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả “ (TV 138, 3 ). Chúa Giêsu muốn con người đừng bao giờ quên cầu nguyện, Ngài bảo hãy cầu nguyện và cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng. Hãy biến cuộc đời của con người, của chúng ta thành bài ca cảm tạ tri ân không ngừng. Hãy xem thái độ, cử chỉ và tâm tình của Môsê khi cầu nguyện. Ngài giơ tay cầu nguyện và quỳ gối cầu nguyện cho dân Do Thái thắng trận. Bao lâu Môsê giang tay giơ lên cầu nguyện thì quân Do Thái thắng, khi Môsê mỏi mệt, bỏ tay xuống, quân Do Thái bị thua. Cử chỉ ấy cho thấy là không được nản chí, phải cầu nguyện luôn và mãi mãi cầu nguyện. Tin Mừng cũng ghi lại hình ảnh bà góa cầu nguyện hết ngày này qua ngày khác để xin quan tòa minh xét cho bà. Thánh nữ Monica đã nhiều năm cầu nguyện, ăn chay để xin Chúa cho con bà là Augustinô trở lại. Một Têrêsa Hài Đồng Giêsu cầu nguyện biến đời mình thành lời cầu tình yêu. Một Têrêsa Calcutta luôn cầu nguyện và xin biến đời tu của mình thành nữ tu bác ái. Như Cha Charles Foulcaud cầu nguyện liên lỉ trong sa mạc. Như Cha Padre Piô cầu nguyện. Và đặc biệt là Mẹ Maria và chính Chúa Giêsu cầu nguyện. Những gương cầu nguyện vừa nêu là những hình ảnh sống động giúp con người và giúp chúng ta noi gương bắt chước cầu nguyện. Chúa bảo con người và dạy chúng ta cầu nguyện liên tục, bền chí, không hề chán nản, nhàm chán cả khi chúng ta cảm thấy như lời cầu của chúng ta chưa được Chúa đáp ừng vv…

Thường con người và chúng ta hay nôn nóng muốn cho lời nguyện xin của chúng ta được Chúa nhậm lời ngay và tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Tuy nhiên, Chúa nhiệm mầu luôn giúp chúng ta theo lòng nhân hâu, thương xót và theo lượng từ bi của Ngài. Chúa thấy điều gì cần hơn Ngài sẽ ban cho chúng ta. Đó là mầu nhiệm của lời cầu xin. Ai trong chúng ta cũng tưởng mình hiểu rõ điều mình đang cầu xin, nhưng thánh Phaolô đã minh định cho chúng ta:” Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, chính Thánh Thần sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta…theo đúng ý Thiên Chúa”( Rm 8, 21-27 ). Vâng, thường khi cầu nguyện, chúng ta thường nôn nóng muốn Chúa chấp nhận điều chúng ta đang khẩn xin. Nhưng Chúa sẽ thấy điều nào cần hơn, Ngài sẽ ban cho chung ta và sau đó, điều nào chưa cần thiết Ngài sẽ ban sau cho chúng ta. Chúa ban cho chúng ta khác với mong ước, đòi hỏi của chúng ta. Nhưng bao giờ Chúa cũng nhậm lời chúng ta theo ý Chúa và lợi ích cho linh hồn chúng ta. Cầu nguyện không có nghĩa là liệt kê một số ơn, một số việc con người thích xin, thích đòi hỏi theo ý riêng của mình nhưng cầu nguyện là xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Cầu nguyện như Đức Giêsu :” Tất cả những gì của Con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của Con “ ( Ga 17, 10 ). Cầu nguyện không phải vụ lợi, chỉ xin ơn này ơn kia nhưng là thực hành đức tin, nâng cao tâm hồn lên để kết hiệp với Chúa, để gặp gỡ Chúa và trò chuyện thân mật với Chúa.

 Chúa đã cầu nguyện lâu giờ và cầu nguyện liên lỉ. Ngài trò chuyện với Thiên Chúa Cha. Ngài đối thoại với Cha của Ngài. Chúa muốn chúng ta đừng bao giờ chán nản, đừng bao giờ thờ ơ lãnh đạm với việc cầu nguyện. Ngài bảo chúng ta cầu nguyện mãi mãi và cầu nguyện không ngừng.  Thánh Phaolô dạy :” Anh em có làm gì, nói gì thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu “ ( Cl 3, 17 ). Như thế, thánh Phaolô dạy chúng ta thống nhất cuộc sống bằng lời cầu nguyện liên tục.Chúa luôn là trung tâm của đời sống người Kitô hữu và Ngài là đích của lời cầu nguyện. Chúa Giêsu không bao giờ muốn chúng ta bỏ cuộc, Ngài muốn chúng ta cầu nguyện liên lỉ và cầu nguyện không ngừng.

 Aaron và Hur đã không bỏ rơi, bỏ mặc khi ông Môsê mệt mỏi. Họ cùng cầu nguyện với Môsê. Thiên Chúa hài lòng với lời cầu nguyện chung của nhiều người. Chúa đã từng phán :” Nơi đâu có hai, ba người tụ họp lại nhân danh Ta có Ta ở đó “. Chúa mong muốn mọi người Công giáo hiệp nhất trong lời cầu nguyện. Aaron và Hur giúp giữ cánh tay của Môsê trong tư thế cầu nguyện, bởi đó dân Israen đã chiến thắng quân Amalếch.

 Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con cầu nguyện để chúng luôn biết sống theo thánh ý Chúa. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi   DCCT

----------------------------------------

 

TN 29-C104: Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm C


Phải kiên tâm cầu nguyện tức là luôn tín nghĩa với Thiên Chúa

(Xuất hành 17,8-13; 2 Timôthê 3,14-4,2; Tin Mừng Luca 18,1-8)

 Phúc Âm: Lc 18, 1-8

"Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người".

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng, mà rằng: "Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: 'Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù'. Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: 'Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc'".

Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"
 
Suy Niệm:

 

Câu chuyện Môsê cầu nguyện trên núi, dụ ngôn bà góa van xin vị thẩm phán, hối thúc chúng ta TN 29-C104


Câu chuyện Môsê cầu nguyện trên núi, dụ ngôn bà góa van xin vị thẩm phán, hối thúc chúng ta dựa vào Lời Chúa hôm nay để tìm hiểu về việc cầu nguyện. Tại sao phải cầu nguyện? Phải cầu nguyện thế nào? Cầu nguyện đã đủ chưa hay còn phải hành động nữa? Ý tưởng của ba bài Kinh Thánh đọc hôm nay dường như muốn trả lời những câu hỏi ấy. Chúng ta lần lượt tìm hiểu.
 
1. Tại Sao Phải Cầu Nguyện

Thật ra, đọc xong bài sách Xuất hành chúng ta phấn khởi và nhận ra giá trị của lời cầu nguyện. Và thường khi nhớ đến câu chuyện Môsê cầu nguyện trên núi trong khi Giôsua đánh giặc, người ta vẫn để ý khía cạnh hiệu năng lạ lùng của việc cầu nguyện. Không có Môsê cầu nguyện, con cái Israel đã không chiến thắng. Và khi cánh tay Môsê rũ xuống là lúc thất bại ngả về phía Israel. Tuy nhiên nếu chỉ hiểu câu chuyện của bài sách Xuất hành như vậy, chúng ta không biết đánh giá đúng mức một sự kiện rất ý nghĩa trong lịch sử Dân Chúa, và do đó trong đời sống đạo của chính chúng ta. Sự kiện này đã được ghi lại trong Kinh Thánh, không phải chỉ vì là một biến cố lịch sử, nhưng có thể nói, nhiều hơn là ý nghĩa sâu xa của nó.

Trước hết, chúng ta hãy ghi lại sự kiện. Con cái Israel bấy giờ đang trên đường từ Biển Ðỏ tiến đến ngọn núi Sinai. Họ đã ra khỏi Ai Cập nhờ cánh tay uy dũng của Thiên Chúa. Nhưng hào khí lúc đầu đã dần dần suy giảm vì cảnh hoang vu của sa mạc, khí nóng của cát bỏng, thiếu thốn về của ăn và thức uống. Dân cứng cổ đã bắt đầu càm ràm, than trách Môsê: "Sao ông không để chúng tôi lại bên Ai Cập? Ở đó có thịt nướng hành thơm. Còn ở chỗ hoang vu nóng bỏng này, chúng tôi sẽ chết đói, chết khát mất". Những lời kêu chua chát ấy, giọng ca vô ơn bội nghĩa ấy, không phải chỉ làm rầu lòng Môsê. Ngay chính Thiên Chúa cũng không cầm nổi giận dữ. Tuy nhiên lòng thương xót vẫn trổi vượt. Thiên Chúa tiếp tục ban ơn cho đoàn người kém hiểu biết ấy. Người ban Manna và chim cút. Người cho nước chảy ở Massa và Meriba. Dân ăn no và uống đã. Nhưng đó vẫn là Dân hay thay lòng đổi dạ, dễ quên ân nghĩa và luôn sẵn sàng bội phản. Những lời kêu ca phàn nàn và trách móc trước đây bộc lộ một tâm trạng nghi ngờ, thiếu tín nhiệm. Chẳng vậy mà họ đã nói với nhau rằng: "Có Giavê ở giữa chúng ta hay không".

Tiếp theo đó họ đã gặp Amalek. Chúng ta coi đó là sự tình cờ, như khi người đi trong hoang địa có thể gặp vật nọ người kia. Chúng ta có thể coi đó cũng là sự tự nhiên, vì có gì lạ khi gặp cướp trong rừng sâu? Tuy nhiên đối với tác giả Thánh Kinh, chẳng có gì tình cờ và tự nhiên cả. Con cái Israel vừa thử thách Chúa, vừa nghi ngờ không biết Người có ở giữa họ hay không, thì Chúa để cho họ thấy Người để họ rơi vào hoàn cảnh mà chính họ phải mở mắt ra mà thấy Người có ở giữa họ hay không. Người để họ rơi vào tay Amalek.

Amalek không phải là ai khác dòng dõi Cain (Kng 36,3; 26,34; 28,9), kẻ đã nhẫn tâm sát hại em mình. Nó đã ra khỏi nhan Giavê và đi về phía đông Êđen. Nó đã ăn ở với vợ và sinh ra con cái. Chúng nó theo gương cha mình, luôn nuôi dưỡng một lòng thù địch đối với dòng dõi Abel, tức là dòng dõi được Chúa ưu tuyển. Ở đây chúng ta không thấy sách Xuất hành nói rõ Amalek tấn công con cái Israel thế nào. Nhưng sách Thứ luật (25,17-19) cho biết Amalek đã hèn hạ chặn đường đánh những kẻ lê lết đi sau cùng trong cộng đoàn con cái Israel khi những người này đã kiệt quệ đuối sức.

Thế nên Môsê phải nói với Giôsua: "Hãy lựa lấy người mà ra nghênh chiến với Amalek ngày mai"; nhưng ông nghĩ số ít những người còn khỏe cũng sẽ chẳng làm gì được quân địch. Phải nhờ đến Thiên Chúa, cậy vào sức mạnh của Người, phải tin rằng Thiên Chúa đang ở giữa Dân và gìn giữ Dân, mới có hy vọng thoát được gian nguy. Thế nên khi sai Giôsua ra trận địa, chính Môsê đã lên núi với Aharôn và Hur. Tay ông cầm cây gậy thủ lãnh mà ông vẫn mang theo từ ngày được lệnh Chúa đi giải phóng con cái Israel. Ðó là cây gậy đầy quyền lực của Thiên Chúa. Nó đã đập xuống, giáng xuống bao nhiêu tai ương trên đầu, trên cổ người Ai Cập để họ phải buông thả người Israel. Nó đã đập xuống Biển Ðỏ và mở đường cứu thoát cho Dân vừa ra khỏi đất nô lệ. Nó đã đánh vào tảng đá ở Khoreb để nước uống chảy ra trong sa mạc.

Cây gậy ấy là biểu tượng cho sức mạnh cứu thoát của Giavê và nói lên sự hiện diện của Người. Môsê cầm cây gậy ấy lên núi. Ông cắm nó nơi cao như cờ lệnh, như doanh trại, làm chứng sức mạnh của con cái Israel không ở nơi trận địa, nhưng ở chỗ này, nơi có cây gậy chỉ huy đứng làm cờ trận. Ðược thua không phải ở dưới thung lũng kia, nơi Giôsua giáp chiến với Amalek, nhưng ở tại trên núi này chỗ Môsê đang cầu nguyện. Hễ hai cánh tay ông rũ xuống là Giôsua kém thế; còn khi hai người đứng bên đỡ hai tay ông thì Giôsua tha hồ sát phạt.

Ðiều này không làm chứng Thiên Chúa đang ở giữa Dân, và bênh vực Dân đó sao? Ðó là chứng cớ hùng hồn, hiển nhiên. Do đó về sau Môsê đã cho xây một tế đàn ở chỗ núi và gọi tên nơi ấy là Giavê -Nissi, có nghĩa là Giavê là cờ trận của tôi; tức là chính Giavê đã chiến đấu cho tôi để chống lại Amalek; không có Người, tôi không thể nào thắng được tên cừu địch kia.

Và điều này không chỉ là chân lý của ngày hôm nay, ngày Giôsua xuất trận đánh Amalek ở Rơphiđim. Amalek là dòng dõi Cain, luôn mang hận thù chống lại dòng dõi Abel. Con cái Israel còn gặp lại Amalek nhiều lần. Và phải nói mỗi lần gặp lại các địch thủ muốn sát hại dòng dõi được ưu tuyển, Israel lại như gặp lại Amalek. Câu chuyện đụng độ với Amalek vì thế trở thành biểu tượng cho mọi thử thách mà những người được Thiên Chúa tuyển chọn gặp phải trong cuộc sống.

Ðó là câu chuyện trong cuộc đời của chúng ta khi gặp cám dỗ lăm le tiêu diệt Ơn Chúa nơi tâm hồn và đời sống của chúng ta. Sức chống cự của chúng ta giỏi lắm cũng như của Giôsua thôi. Chúng ta chẳng làm gì nên thân nếu chúng ta không dựng cờ trận của Thiên Chúa lên, tức là ý thức Người đang hiện diện, đứng về phe ta, chiến đấu cho ta, miễn là đôi cánh tay của ta phải không ngừng giơ cao để cầu nguyện.

Và điều này chỉ làm được khi chúng ta tin ở Chúa, tin Người hằng ở với chúng ta và bênh vực chúng ta. Chúng ta phải như Môsê mà Thánh Kinh gọi là người trung thành, chứ đừng cư xử như đại đa số con cái thất tín đến nỗi đã hỏi nhau rằng: Có Thiên Chúa ở với chúng ta hay không? Những kẻ thất tín sẽ rơi vào tay địch. Và ở trong tay họ có tin tưởng cầu nguyện mới được cứu thoát.

Bài học của sách Xuất hành rõ ràng cụ thể và sâu xa. Nó cho thấy đời sống tế nhị và hiểm nguy của những người con Chúa. Nó cho biết trên đường đi về Hứa Ðịa, chốn chảy sữa và mật, nơi thiên đàng hạnh phúc, chúng ta cần phải cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng.

Và như vậy, chúng ta đã bắt gặp câu đầu tiên của bài Tin Mừng hôm nay.
 
2. Phải Cầu Nguyện Thế Nào?

Tác giả Luca luôn trung thành với mình, với thầy mình là Phaolô và nhất là với Chúa Giêsu. Ông luôn nói và nhấn mạnh đến việc cầu nguyện. Ông dùng ngay cả các công thức của thầy mình là Phaolô mà nói: Phải cầu nguyện luôn đừng nhàm chán, (Rm 1,10; 12,12; Ep 6,18; Co 13,1...). Ðặc biệt ông trung thành truyền đạt lại cho chúng ta những gương mẫu và giáo huấn của Chúa Giêsu về việc cầu nguyện. Có thể nói muốn thấy Chúa Giêsu cầu nguyện và hiểu ý Người về việc này, chúng ta chỉ cần mở sách Tin Mừng Luca.

Trong đoạn văn hôm nay, thoạt nhìn chúng ta chưa thấy những tư tưởng đặc sắc. Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ phải kiên tâm cầu nguyện. Người kể một câu chuyện tầm thường, có thể gặp ở bất cứ nơi đâu. Nơi đô thị bé nhỏ nào lại không có một viên chức xét xử các việc kiện tụng? Và càng ở nơi hẻo lánh, các vị thẩm phán ấy lại càng lấy ý riêng của mình làm pháp luật áp đặt trên quần chúng: họ muốn làm việc lúc nào, cách nào thì nhân dân thấp cổ bé họng cũng phải chịu. Vậy ở một đô thị kia có viên thẩm phán ngạo ngược chẳng sợ trời cũng chẳng nể ai. Ông làm việc trì trệ. Một quả phụ đã từ lâu xin ông xử giúp cho một việc, nhưng ông vẫn chẳng quan tâm, và cũng chẳng hối hả gì. Có lẽ sự việc mà bà kia thưa chẳng quan trọng bao nhiêu. Nhưng nhất là vì bà ta là người góa bụa, chẳng đáng kể gì ở trong xã hội. Nên từ ngày này qua ngày khác ông thẩm phán đó vẫn bỏ ngoài tai lời kêu xin của bà kia. Tuy nhiên bà này kiên trì, có lẽ chẳng phải vì bà có đức tính ấy nhưng rất có thể; đối với bà, câu chuyện đem thưa đây rất quan trọng, có thể là một sống một chết đối với bà. Vậy bà cứ dai dẳng nài xin. Cuối cùng ông thẩm phán tự nghĩ: Phải xử cho bà ta đi cho rồi kẻo nó cứ quấy rầy mình mãi...

Câu chuyện chỉ có vậy thôi. Trọng tâm của nó không nằm ở một nội dung độc đáo vì tác giả không nói bà kia kiện tụng về việc gì. Luca chỉ muốn người ta chú ý đến thái độ dai dẳng của người cầu xin và sự nhượng bộ rốt cuộc của người phải nghe tiếng van nài. Lấy những thái độ ấy để nói về quan hệ giữa loài người cầu nguyện và Thiên Chúa nghe lời, không tầm thường quá sao?

Tác giả Luca khẳng định nơi việc cầu nguyện của chúng ta không như vậy đâu. Chúng ta không phải như một góa phụ, ít giá trị trước mặt xã hội. Chúng ta là những người được Thiên Chúa ưu tuyển. Và Người không giống vị thẩm phán vô tâm; Người rất nhân hậu đối với con cái loài người. Ở đây Chúa Giêsu dường như muốn nói đến một "trường hợp cực chẳng đã", một hoàn cảnh tệ hơn cả, để chứng tỏ rằng những trường hợp và hoàn cảnh bình thường hơn tất nhiên sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Nếu quan hệ giữa người góa phụ và vị thẩm phán cuối cùng còn như vậy, huống nữa là quan hệ giữa người ta và Thiên Chúa chắc chắn sẽ mỹ mãn vạn phần. Miễn là người ta phải kiên tâm cầu nguyện, tức là luôn tín nghĩa với Thiên Chúa. Chính điều kiện tín thành này là khó. Thế nên Chúa Giêsu đã kết thúc bài giáo huấn hôm nay bằng một câu hỏi có vẻ não nuột nhưng rất chân thành: "Con Người đến sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa không?". Tức là các con người ưu tuyển có luôn giữ mãi lòng tín nhiệm với Thiên Chúa không? Thái độ nhàm chán của họ khi cầu nguyện không phải là dấu chỉ lòng trung tín của họ đã suy giảm rồi sao? Thế nên chúng ta phải tập kiên tâm cầu nguyện để duy dưỡng lòng tin, hầu mãi mãi nhận được lòng thương xót của Chúa. Nhưng...

3. Cầu Nguyện Mà Thôi Ðã Ðủ Chưa?

Bài thư Phaolô hôm nay không trực tiếp nói đến vấn đề này. Ðấy chỉ là một đoạn trong thư II gửi cho Timôthê. Chúng ta đã được biết ông này bấy giờ đã rã rời chán nản vì thấy Phaolô thầy mình bị xiềng xích và giải sang Rôma. Thầy mà như vậy, thì trò sẽ thế nào? Công việc của thầy rốt cuộc đã đi đến xiềng xích, thì tiếp tục việc rao giảng Tin Mừng như thầy đã dạy bảo sẽ đi đến đâu? Phaolô gửi thư ngay cho Timôthê. Và trong đoạn thư hôm nay chúng ta nghe Phaolô nói: Con hãy bền vững trong các điều con đã học... và hãy cứ rao giảng Lời Chúa!

Thử thách mà Timôthê gặp phải cũng giống việc con cái Israel gặp Amalek, và cũng như những lúc chúng ta thấy nhàm chán trong việc cầu nguyện. Tất cả đều là cám dỗ và trở ngại khiến chúng ta giảm bớt lòng tin vào Chúa và đời sống đạo đức của chúng ta không còn tín nghĩa nữa. Phaolô hôm nay giúp Timôthê một phương pháp: hãy cầm lấy Thánh Kinh như Môsê cầm cây gậy leo lên núi.

Ðối với Môsê, cây gậy là biểu tượng, cờ trận của Chúa. Cắm nó lên đối diện với Amalek là dựng doanh trại của Thiên Chúa thiên binh. Người sẽ bảo vệ, giao chiến cho Dân Người. Nhưng Môsê mới đã xuất hiện thay thế cho Môsê cũ. Người là Thiên Chúa. Ðức Giêsu Kitô là Ðấng có lời ban sự sống và cứu độ. Timôthê hãy đọc lời Chúa, như Môsê đã đặt cây gậy tin tưởng vào quyền phép mà Thiên Chúa đã ban cho ông. Và chúng ta khi muốn nâng đỡ việc cầu nguyện của mình chống lại sự nhàm chán, cũng hãy cầm lấy sách Thánh "Ðã được Thần Hứng, và có ích để dạy dỗ, để biện bác, để tu chỉnh, để giáo huấn trong sự công chính". Ðọc sách Thánh, chúng ta sẽ biết sửa mình, nuôi dưỡng và phát triển lòng tín nghĩa với Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ biết cầu nguyện đẹp lòng Chúa hơn và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được chấp nhận. Thường thì chúng ta chỉ lắm lời xin ơn, và không muốn nghe Lời Chúa dạy dỗ, khiến cầu nguyện của chúng ta trở thành độc thoại, khó đẹp lòng Chúa và chúng ta dễ thấy nhàm chán trong việc cầu nguyện.

Những bài Kinh Thánh hôm nay chỉ dẫn cho chúng ta những thái độ để làm cho lời cầu xin của chúng ta dễ được kết quả hơn.

Và chính các mầu nhiệm cử hành nơi bàn thờ bây giờ cũng nói với chúng ta như vậy. Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm thập giá là con người cầu xin được lắng nghe bởi vì Người có lòng tín nghĩa, thi hành và mạc khải thánh ý của Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy theo gương Người, thi hành và rao giảng Lời Chúa cho trung tín để được Chúa chấp nhận mỗi khi cầu nguyện.

 (Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
  
----------------------------------------

 

TN 29-C105: Chúa Nhật 29 Thường niên, C


 Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng  (Lu-ca 18:1-8)

 

 Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”, đó là bài học của dụ ngôn đã được xác nhận ngay trước TN 29-C105


“Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”, đó là bài học của dụ ngôn đã được xác nhận ngay trước khi kể chuyện.  Có lẽ thánh Lu-ca phải xác nhận trước như thế để chúng ta khỏi lầm tưởng Thiên Chúa giống như ông quan tòa bất chính trong câu truyện.  Chúa Giê-su chỉ muốn chúng ta chú ý đến thái độ không nản chí của bà góa và áp dụng thái độ ấy vào việc cầu nguyện của chúng ta.

Trước hết thân phận một bà góa dễ bị người ta coi thường, nhất là trong xã hội Do-thái hay làng xã Việt Nam.  Bà góa nghèo cho nên đâu có tiền để hối lộ, vì thế tuy bà đã nhiều lần trong một thời gian khá lâu đến xin quan tòa minh xét mà ông ta không chịu.  Theo tâm lý bình thường, chúng ta không thể kiên trì được như thế và chắc chắn sẽ bỏ cuộc.  Vậy mà bà góa này vẫn kiên nhẫn, vẫn tiếp tục đến với ông quan tòa để “quấy nhiễu” ông.  Kiên trì quấy nhiễu là lợi khí duy nhất bà góa có thể sử dụng để đánh bại sự vô tâm và bất chính của ông quan tòa!  Bà nhất quyết làm cho ông ta phải “nhức đầu nhức óc”.  Cuối cùng, một bà góa lì lợm đã chiến thắng một ông quan tòa có quyền thế.  Ông đành phải xử cho bà chỉ vì không muốn nhức đầu nhức óc và bị quấy rầy.

Dĩ nhiên áp dụng dụ ngôn này vào đời sống, không phải cho Thiên Chúa mà chỉ cho chúng ta thôi.  Tại sao thế?  Bởi vì Chúa hoàn toàn khác với ông quan tòa bất chính kia.  Chúa thích chúng ta đến “quấy nhiễu” Người, giống như những đứa con tín thác vào sự chăm sóc của cha mẹ.  Chúa thích “nhức đầu nhức óc” vì lo lắng cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn và cần giúp đỡ.  Chúa Giê-su đã quả quyết về những đặc điểm này của Thiên Chúa:  “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu Người sao?”  Thiên Chúa không “ngâm tôm” lời cầu xin của con cái đâu, nhưng Người sẽ mau chóng giải quyết.  Tuy nhiên vấn đề vẫn là của chúng ta, đó là vấn đề nản chí và không cầu nguyện luôn.  Chúng ta thường chỉ “cầu nguyện” cũng có nghĩa là cầu xin, khi nào cần điều gì đó.  Rồi khi đến xin Chúa, chúng ta lại muốn Người phải nhậm lời chúng ta ngay lập tức.  Liệu chúng ta đang cầu nguyện như con cái nài xin cha mẹ hay “ra lệnh” cho cha mẹ đây?  Nhiều lần và thời gian khá lâu là điều thường xảy ra khi chúng ta cầu xin Chúa điều gì đó.  Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta làm gì, nói gì và có những tâm tình nào trong thời gian khá lâu ấy?  Hay chúng ta chỉ thấy nản chí?  Nếu như vậy thì nản chí đúng là dấu hiệu nói lên rằng lòng yêu mến Chúa của chúng ta đang xuống dốc không phanh rồi đó!  Tóm lại, chúng ta cần “quấy nhiễu” Chúa trong tình yêu và lấy tình yêu mến Chúa của chúng ta làm cho Chúa phải “nhức đầu nhức óc”.  Chắc chắn Chúa sẽ “thua” chúng ta liền hà!
 
Sống sứ điệp Tin Mừng
 
Nói về việc cầu nguyện chẳng bao giờ hết chuyện!  Vậy mà chúng ta vẫn gặp những “trục trặc” khi thực hành.  Hôm nay qua câu truyện dụ ngôn, Chúa Giê-su chỉ nhấn mạnh đến một điều, là đừng nản chí khi cầu xin Chúa.  Dĩ nhiên có nhiều lý do khiến chúng ta nản chí, nhưng chắc chắn không có lý do nào từ phía Thiên Chúa cả, mà tất cả là do chúng ta.  Có lẽ chúng ta ôn lại một kinh nghiệm cầu nguyện nào đó trong quá khứ để rút ra bài học “đừng nản chí khi cầu nguyện”.  Những bài học thực tế như vậy sẽ giúp chúng ta nhận ra Chúa rõ ràng hơn, nhất là việc chúng ta nhiều lần đến với Người và Người im lặng thời gian khá lâu chính là những cơ hội để chúng ta sống mối tương quan yêu mến với Người thắm thiết hơn.

 Lm. Dominic TTL
ngày 14-10-2010

----------------------------------------

 

TN 29-C106: Cầu Nguyện Luôn


Chúa Nhật XXIX Thường Niên C

Lc 18:1-8: 1 Ðoạn Ngài nói với họ một ví dụ dạy họ phải cầu nguyện luôn, đừng nhàm chán, 2 rằng: "Tại một thành nọ, có vị thẩm phán kia, Thiên Chúa thì chẳng kính sợ, mà người ta, thì cũng chẳng kiêng nể. 3 Trong thành đó lại có một bà goá; bà đã từng đến với ông năn nỉ: "Xin ông xử cho tôi việc ngươì ta kiện tôi!" 4 Một thời lâu, ông không chịu. Nhưng về sau, ông tự bảo mình: "Cho dẫu Thiên Chúa, mình không sợ, mà người ta mình cũng chẳng kiêng nể, 5 thì ít ra bởi mụ goá này cứ rầy quấy mình, mình cũng sẽ xử quách cho nó, kẻo nó cứ đến hoài làm bương đầu bương óc mình!"

6 Và Chúa nói: "Các ngươi nghe thẩm phán bất lương nói gì đó? 7 Còn Thiên Chúa lại không xử cho những kẻ Người chọn cứ kêu cứu với Người đêm ngày sao?. Với họ, Người lạ lần lữa mãi sao? Ta bảo các ngươi: Người sẽ mau kíp xử việc họ!"
8 "Tuy vậy Con Người đến sẽ còn gặp được lòng tin trên đất nữa không?"

 

 Dụ ngôn nầy liên hệ chặt chẽ với đoạn trước bởi chủ đề là Con Người đến lúc nào và như thế nào TN 29-C106


Dụ ngôn nầy liên hệ chặt chẽ với đoạn trước bởi chủ đề là Con Người đến lúc nào và như thế nào không ai biết cả (17:22-37); bởi đó phải kiên trì cầu nguyện để giữ vững đức tin cho đến lúc Người đến (18:1.8). Dụ ngôn được trình bày trong các câu 18:2-5; trước là dẫn nhập và mục đích của dụ ngôn (c. 1), sau là lời giải thích và kết luận (cc. 6-8).

 Ngay trong câu dẫn nhập, Luca nói ngay mục đích của dụ ngôn sắp được kể ra là “phải cầu nguyện luôn và đừng nản lòng” (c. 1). Chữ “phải”, dei, diễn tả ý muốn của Thiên Chúa (x. 2:49; 4:43; 9:22…). Luca nhấn mạnh nhiều đến việc phải cầu nguyện, nhất là trong những lúc thử thách (x. 22:40.46). Câu kết của dụ ngôn (c. 8) cho thấy mục đích của việc cầu nguyện là giữ vững đức tin cho đến ngày Chúa đến. Trong khi chờ đợi Chúa đến, cầu nguyện là phương thế tuyệt hảo nhất để khỏi mất đức tin.

 Ông thẩm phán trong một thành phố (c. 2). Tư cách đạo đức của ông là “không sợ Thiên Chúa và chẳng kiêng nể ai cả”. Người “không kính sợ Thiên Chúa” là người không giữ lề luật của Thiên Chúa (x. Đnl 8:6). Đối lại với ông là những người xuất hiện đầu tiên trong tin mừng Luca: Zacharia (1;13), Maria (1:30), các mục đồng (2:9.10), các môn đệ đầu tiên (5:10). Họ kính sợ Thiên Chúa và đi trong đường lối của Người (x. 1:74-75). Động từ entrepō có túc từ trực tiếp có nghĩa là “tôn trọng” (20:13), “quan tâm”. Thẩm phán nầy “không kính sợ Thiên Chúa và chẳng tôn trọng ai” sẽ được gọi là “bất chính” (c. 6).

 Bà goá kiên trì (c. 3). Bà goá thuộc những người nghèo, yếu đuối và không được bênh đỡ (x. 2:37; 4:25; 7:12; 20:47; 21:3-4). Điều bà nài xin là xử cho bà khỏi những bất công do kẻ thù gây nên. Động từ ekdikēo (cc. 3.5), danh từ ekdikēsis (cc. 7.8) có nghĩa là “trả thù”, “trừng phạt”, “bảo đảm sự công bình”. Luca không xác định rõ bà muốn xử cho công bình điều gì, mà chỉ nhắc đến “kẻ thù” gây nên bất công cho bà. Thể hiện tại chưa hoàn thành của động từ “đi đến”, erchomai, cho thấy bà kiên trì lui tới nài xin với vị thẩm phán nầy chưa chấm dứt.

 Lúc đầu “trong một thời gian” (c. 4) ông thẩm phán chẳng muốn xử cho bà, vì ông “không muốn”. Ông muốn làm theo ý ông, chứ không theo chức vụ và bổn phận của người thẩm phán. “Sau thời gian ấy”, ông bắt đầu nói với chính mình. Mốc thời gian nầy phân chia hai cảnh của dụ ngôn. Lời mô tả về ông (c. 2) được ông nhắc lại trong lời nói với chính mình (c. 4b) cho thấy quyết định phân xử của ông cho bà goá là do động lực ích kỷ của ông “bà goá nầy cứ quấy rầy mình”, chứ không do một sự kính sợ nào cả. Động từ hypōpiazō có nghĩa là “đấm vào mặt”, “tra tấn”, “đối xử tàn tệ”. Vì lời nài nỉ của bà goá tra tấn ông thẩm phán nên ông phải phân xử cho bà.

 Lời giải thích (c. 6-7). Câu chuyện dụ ngôn đã xong. Mệnh lệnh “Hãy lắng nghe” mời gọi chú ý đến điều ông thẩm phán nói để nhận ra cách hành động của Thiên Chúa. Câu 7 giải thích điều nầy: một thẩm phán bất công như vừa được mô tả trong dụ ngôn trên cuối cùng đã phân xử cho bà goá ngày đêm năn nỉ; phương chi Thiên Chúa, Người không lắng nghe những người được tuyển chọn cầu nguyện như Người dạy sao (c. 1)? Vậy người môn đệ không được nản lòng bỏ cầu nguyện cho đến lúc Người đến (x. 11:2). Bà goá được ví như “người được tuyển chọn” dựa trên điểm chung là “cầu nguyện”. Câu kết luận (c.8). Chắc chắn là Chúa đến và sẽ mau đến. Người sẽ phân xử cho những người cầu xin với Người. Điều Người đặt ra là còn tìm thấy đức tin trên mặt đất nữa không. Có mạo từ, chỉ đức tin của người môn đệ Chúa Giêsu.

 Khi lo lắng cho sự sống còn của đức tin nơi môn đệ trong khi trông đợi Người đến, Chúa Giêsu đã chỉ cho họ một phương thế hữu hiệu. Đó là cầu nguyện. Vậy chỉ còn một điều lo lắng nơi Người là người môn đệ bỏ cầu nguyện.

 Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

----------------------------------------

 

TN 29-C107: TÒA ÁN LƯƠNG TÂM

 

Quốc gia nào cũng có tòa án, ngay cả tôn giáo cũng có tòa án. Đó là cơ quan phân xử những gì liên  TN 29-C107 Ephata


Quốc gia nào cũng có tòa án, ngay cả tôn giáo cũng có tòa án. Đó là cơ quan phân xử những gì liên quan pháp luật.

Nhân chi sơ tính bổn thiện. Con người tốt thì không cần pháp luật. Nhưng theo thời gian, con người bị thoái hóa hoặc “biến chất”, thế nên mới có pháp luật, nghĩa là luật có sau. Do đó, luật vị nhân sinh, nhằm bảo vệ con người, không nên câu nệ mà vụ luật. Bất cứ luật nào của con người cũng bất toàn, thế nên có những sửa đổi cho phù hợp thực tế. Chỉ có Thánh Luật của Thiên Chúa là bất biến.

Có các cấp tòa án, nhưng tòa án quan trọng nhất vẫn là Tòa Án Lương Tâm. Nhà vật lý Albert Einstein ( 1879-1955, người Đức, đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1921 ), nói: “Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn”. Nhà cải cách tôn giáo Martin Luther ( 1483-1546, người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô ) nói: “Người ta không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình không nói”. Điều “không nói” đó liên quan lương tâm, chỉ mình biết chứ không ai biết.

Đề cập luật pháp, ông Mahatma Gandhi ( 1869-1948 ), chính trị gia và lãnh đạo tinh thần dân Ấn Độ, xác nhận: “Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực”. Còn ông Benjamin Franklin ( 1706-1790, chính trị gia, khoa học gia, triết gia, tác giả, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao, và là một trong những người lập quốc của Hoa Kỳ ), phân tích: “Luật pháp nghiêm khắc nhất đôi khi là sự bất công trầm trọng nhất”. Tất cả chỉ là tương đối – tương đối tuyệt đối, và tuyệt đối tương đối.

Trình thuật Xh 17, 8-13 cho biết cuộc giao chiến giữa dân Israel với người Amalếch, và có liên quan việc cầu nguyện. Khi quân Amalếch đến đánh Israel tại Rơphiđim, ông Môsê bảo ông Giôsuê chọn một số người đi đánh. Còn ông Môsê sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa.

Ông Giôsuê đã giao chiến với Amalếch, còn các ông Môsê, Aharon và Khua lên đỉnh đồi. Kinh Thánh cho biết điều thú vị này: khi nào ông Môsê giơ tay lên thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống thì quân Amalếch thắng thế. Ông Môsê mỏi tay, người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông Aharon và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên. Và điều kỳ diệu đã xảy ra: ông Giôsuê dùng lưỡi gươm đánh bại Amalếch và dân của ông ta.

Đoạn Kinh Thánh ngắn gọn này cho chúng ta biết lý do Giáo Hội vẫn dang tay khi cầu nguyện ( xem thêm: 2 Mcb 14, 34, 2 Mcb 15, 12, 2 Mcb 15, 21, Tv 68, 32, G 11, 13-15 ). Cầu nguyện không chỉ là việc cần thiết mà còn là hơi thở đối với các Kitô hữu. Thật vậy, Tiến sĩ Thomas Aquinas ( 1225-1274 ) xác định: “Chúng ta cầu xin Chúa, không phải để Ngài biết nhu cầu và ước muốn của chúng ta, mà để chúng ta biết cần phải đến với Chúa để xin ơn phù trợ. Ai không cầu nguyện thì giống như người lính ra trận không có vũ khí”. Đặc biệt là chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha ( x. Mt 6, 9-13; Lc 11, 2-4 ).

Thiên Chúa hết mực yêu thương và bảo vệ chúng ta, không có Ngài thì chắc chắn chúng ta không thể sống an toàn. Tác giả Thánh Vịnh tự vấn và trả lời: “Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao ? Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” ( Tv 121, 1-2 ). Ngài là Đấng duy nhất ( Đnl 6, 4; Nkm 9, 6; Es 4, 17; Xh 20, 3; Đnl 5, 7; Đnl 32, 39; Gđt 8, 20; Kn 12, 13; Is 43, 10; Is 45, 6; Is 46, 9; Đn 3, 28-29; Đn 14, 41; Hs 13, 4 ), không có bất cứ một thần linh nào khác. Ngài biết chúng ta là những kẻ lẻo mép, hứa lèo, nhưng lòng thương xót của Ngài vẫn không hề suy giảm. Tác giả Thánh Vịnh thân thưa: “Xin Đấng gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật bước, xin Người chớ ngủ quên. Đấng gìn giữ Ítraen, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành ! Chính Chúa là Đấng canh giữ bạn, chính Chúa là Đấng vẫn chở che, Người luôn luôn ở gần kề” ( Tv 121, 3-5 ).

Thiên Chúa quan tâm chăm sóc và cụ thể bằng cách trao ban cho mỗi người ( kể cả người vô thần ) có một thiên thần bản mệnh luôn cận kề, mọi nơi và mọi lúc: “Ngày sáu khắc, vầng ô không tác hoạ, đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi. Chúa giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an toàn. Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới, từ giờ đây cho đến mãi muôn đời” ( Tv 121, 6-8 ). Chúng ta không thể mô tả niềm hạnh phúc này !

Vô tri bất mộ. Biết rồi thì không thể không tin. Thánh Phaolô đã nói với Thánh Timôthê về sự hiểu biết và đức tin: “Phần anh, hãy giữ vững những gì anh đã HỌC được và đã TIN chắc. Anh biết anh đã học với những ai. Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitô Giêsu” ( 2Tm 3, 14-15 ). Nhận thức dẫn tới đức tin, đức tin dẫn tới sự sống đời đời. Một hệ lụy tuyệt vời !

Căn nguyên sự hiểu biết về đức tin nhờ đâu ? Từ Kinh Thánh. Dù người ta tìm mọi cách bách hại Kitô giáo, nhưng không thể vẫn không ngừng phát triển. Từ cổ chí kim, Kinh Thánh là cuốn sách luôn được xử dụng nhiều nhất trên thế giới. “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô” ( Thánh Giêrônimô, 347-420 ), vì Kinh Thánh là chính Ngài, tác giả là chính Ngài chứ không là ai khác: “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành” ( 2Tm 3, 16-17 ).
Không chỉ vậy, Thánh Phaolô còn thiết tha khuyên nhủ Thánh Timôthê: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” ( 2Tm 4, 1-2 ). Và đó cũng là lời khuyên dành cho mỗi chúng ta vậy, ngay hôm nay và bây giờ.

Trình thuật Lc 18, 1-8 nói về dụ ngôn “quan toà bất chính và bà goá quấy rầy”. Chúa Giêsu kể dụ ngôn này để dạy các ông chúng ta phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện liên lỉ, kiên nhẫn cầu nguyện chứ không được nản chí.

Ngài nói về một ông quan toà không kính sợ Thiên Chúa, cũng chẳng coi ai ra gì. Ông có “quyền” nên không sợ ai, và ông ta có thể “hành” bất cứ ai. Trong thành đó cũng có một bà goá, bà này đã nhiều lần đến xin ông thương hại mà minh xét cho bà. Ông ta không chịu, nhưng cuối cùng cũng phải xử cho bà vì bà goá này cứ quấy rầy mãi. Ông ta xử không vì tội nghiệp bà ta, mà vì sợ nhức đầu nhức óc, tức là chỉ vì ích kỷ. Ông ta miễn cưỡng xét xử để bà góa kia không đến làm phiền nữa.

Rồi Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao ? Lẽ nào Ngài bắt họ chờ đợi mãi ?” Cuối cùng, Chúa Giêsu kết luận: “Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?” Câu hỏi này khiến chúng ta phải đau đầu vì thật khó trả lời. Mỗi người phải tự “liệu hồn” đấy ! Nhưng hãy ghi nhớ điều này: Thiên Chúa rất muốn chúng ta “quấy rầy” Ngài bằng lời cầu nguyện.

Tại Indonesia, có một câu chuyện thật liên quan tòa án. Câu chuyện “Phiên tòa Lương tâm và Công lý” như sau:

Tại phòng xử án, thẩm phán trầm ngâm suy nghĩ trước lời cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà phạm tội ăn cắp khoai mì ( sắn ). Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà về lý do ăn cắp: Gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bệnh, đứa cháu suy dinh dưỡng vì đói khát. Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng khoai mì nói rằng bà ta phải bị xử nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài: “Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn bà cụ đói khổ, rồi nói: “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi”.

Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo ? Ông thẩm phán nói tiếp: “Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toà, kể cả tôi, này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật”. Nói xong, ông lấy tiền bỏ vào mũ của mình rồi đưa cho cô thư ký và nói: “Cô hãy đưa chiếc mũ này truyền đi khắp phòng, và tiền thu được thì cô hãy đưa cho bị cáo”.

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3, 5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ cả vị thẩm phán và các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vô cùng vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà. Tất cả mọi người đều mãn nguyện và hạnh phúc.

Đây là một phiên tòa xử NGHIÊM MINH nhất và thật CẢM ĐỘNG, vì tất cả chúng ta đều PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM với cuộc sống xung quanh chúng ta. Vị thẩm phán đã không chỉ dùng LUẬT PHÁP mà còn dùng cả TRÁI TIM để phân xử. Tại Việt Nam cũng đã có những trường hợp tương tự, nhưng lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Tội nặng mà “thân thiết” thì được giảm án, hưởng án treo, miễn trừ, hoặc cho “chìm xuồng”; tội nhẹ mà không “quen biết” thì phải vô tù. Thẩm phán mà còn nhận hối lộ của người giàu để “chạy án” thì còn gì là công lý ? Thật tồi tệ !

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con can đảm bảo vệ công lý và chân lý dù bị người ta ghét, xin giúp con duy trì tòa án lương tâm luôn đúng đắn, đừng bao giờ lệch lạc mà đối xử kẻ trọng, người khinh. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Ghi chú:

Kinh Thánh là sách được in đầu tiên trên thế giới, ước tính đã có hơn 3 tỷ cuốn Kinh Thánh được in ra, được dịch ra 2.800 ngôn ngữ, mỗi phút có 50 cuốn Kinh Thánh được bán, mỗi năm có khoảng 100 triệu cuốn được bán; Kinh Thánh gồm 73 cuốn ( 46 cuốn Cựu Ước, 27 cuốn Tân Ước ), được viết bởi 40 tác giả, trải qua 1.600 năm. Theo thống kê, trong Kinh Thánh có 6.468 huấn lệnh, 1.260 lời hứa, 3.294 câu hỏi, 3.268 lời tiên tri; trong Kinh Thánh có tên dài nhất là Mahershalalhashabaz ( Mahe Salan Khát Bát – Is 8, 1 và 3 ); sách có nhiều chương nhất là cuốn Thánh Vịnh ( 150 chương ), sách có ít chương nhất của Cựu Ước là sách Ôviđia ( 21 câu ), sách ngắn nhất của Tân Ước là Thư thứ III của Thánh Gioan ( 15 câu ); câu dài nhất là Er 8, 9, câu ngắn nhất là Ga 11, 35.

Cựu Ước gồm tất cả 46 quyển, xếp theo 4 loại:

- 5 cuốn Luật Môsê ( Ngũ Kinh ): Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Ðệ Nhị Luật;

- 16 cuốn Lịch Sử: Giôsuê, Thủ Lãnh ( Thẩm Phán ), Rút, 2 sách Samuen, 2 sách các Vua, 2 sách Sử Biên niên, Étra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Étte, 2 sách Macabê;

- 7 cuốn Khôn Ngoan: Gióp, Thánh vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca;

- 18 cuốn Ngôn Sứ: Isaia, Giêrêmia, Ai Ca, Barúc, Êdêkien, Ðanien, Hôsê, Gioen, Amốt, Ôvađia, Giona, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Khácgai, Dacaria, Malakhi.

Tân Ước gồm 27 cuốn:

- 4 cuốn Tin Mừng ( Phúc Âm ): do các thánh Mátthêu, Máccô, Luca và thánh Gioan ghi chép; một sách Công Vụ Tông Ðồ;
- 14 thư của thánh Phaolô gởi cho các giáo đoàn tại Rôma, Côrintô ( 2 ), Galát, Êphêxô, Philípphê, Côlôxê, Thêxalônica ( 2 ), cho ông Timôthê ( 2 ), ông Titô, ông Philêmôn; thư gởi tín hữu Do Thái;
- thư thánh Giacôbê,
- thư thánh Phêrô ( 2 ),
- thư thánh Gioan ( 3 ),
- thư thánh Giuđa; và
- một sách Khải Huyền.

Kinh Thánh là cuốn truyện tình hay nhất, nói về tình yêu giữa Thiên Chúa và loài người, vẫn luôn phù hợp với mọi thời đại, có sức thuyết phục mạnh mẽ; Kinh Thánh có giá mắc nhất vì là giá máu của Đức Giêsu Kitô, và Kinh Thánh bảo đảm sự sống đời đời.

Theo Anh ngữ, chữ Bible ( Kinh Thánh ) gồm 5 mẫu tự, tạo thành 5 từ: BASIC ( cơ bản ), INFORMATION ( thông tin ), BEFORE ( trước khi ), LEAVING ( leave, rời khỏi ), EARTH ( trái đất, thế gian ). Ghép lại thành câu: Basic Information Information Before Leaving Earth – Thông Tin Cơ Bản Trước Khi Rời Khỏi Thế Gian. Thật thú vị biết bao !

-----------------------------------

 

TN 29-C108: CẦU NGUYỆN CHUYÊN NGHIỆP

 

Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận thuật trong chứng từ: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là TN 29-C108


Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận thuật trong chứng từ: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết. Một ngày ngài vào Nhà Nguyện cầu nguyện đến bảy lần và nhất là cầu nguyện ban đêm. Vì Đức Giáo Hoàng là bạn của tôi. Nên hồi còn làm Linh Mục, Giám Mục, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi. Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở Nhà Nguyện. Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền Nhà Nguyện bằng gỗ cho ngài nằm !” Đức Hồng Y Thuận nhận xét: “Đức Giáo Hoàng cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ. Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm.”

Đức Hồng Y Fx. Thuận kể thêm: “Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999. Đức Thánh Cha tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ Châu” ( Ecclesia in America ) và ngày cuối cùng, 26.1.1999, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động. Gặp xong, khi về nhà, Đức Thánh Cha nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh: “Mệt quá hè ! Thôi đi ngủ !” Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: “Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe Đức Thánh Cha nói: “Thôi đi ngủ !” Tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người ra rồi... Tôi thì sợ không biết Đức Thánh Cha có thức dậy nổi không, nhưng ngài lại dặn dò tôi: “Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào Nhà Nguyện, chúng ta đồng tế với nhau.”

Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa ! Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng Đức Thánh Cha, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi: Anh có thấy Đức Thánh Cha chưa ? – Dạ có ! – Anh thấy lúc nào ? – Thưa con thấy Đức Giáo Hoàng lúc 12 giờ đêm... Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp: Vậy ngài đi đâu ? – Thưa đi Nhà Thờ ? Tôi kinh ngạc hỏi lại: Ngài đi Nhà Thờ lúc 12 giờ đêm ? – Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm. – Vậy ngài có về phòng không ? – Dạ không ! Ngài có dặn con rằng: Sáng mai, nếu Đức Sứ Thần Tòa Thánh đến tìm cha, thì nói ngài vô Nhà Thờ, cha đợi ngài đồng tế ! Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với Đức Hồng Y Thuận: Mình mệt như vậy, mà Đức Giáo Hoàng thì thức cả đêm ! Lại vào Nhà Thờ ở với Chúa cả đêm. Và Đức Hồng Y Thuận kết luận: Đối với Đức Thánh Cha, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường… ( Chứng từ của Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận ).

Tin Mừng theo Thánh Luca hôm nay, “Đức Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng.” Cần kiên nhẫn cầu nguyện, tận tình như bà goá nọ, cứ mãi nài van ông thẩm phán thiếu lòng thương xót, minh oan cho bà. Tuy Thiên Chúa luôn tràn đầy Lòng Thương Xót, nhưng tín hữu cầu nguyện cần đúng đắn nhận thức thân phận thụ tạo, tự hạ, luôn bền chí, chuyên tâm, kiên cường, trong Tin Cậy Mến.

Thành tín cầu nguyện

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường sấp mình cầu nguyện là tấm gương hạ mình sáng chói cho tất cả Kitô hữu noi theo. Tự hạ với lòng tin chân thành, nồng nhiệt, lời cầu nguyện mới xứng đáng dâng lên Thiên Chúa, chứ không phải chỉ khuya môi múa mép, hay tuân thủ nghi thức bên ngoài. Nếu không, thì thật đáng buồn, khiến Đức Giêsu lại phải trách: “Ngôn Sứ Isaia thật đã nói rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” ( Mc 7, 6 ).

Thành tín là chìa khoá mở vào phòng cầu nguyện, là điều kiện tiên quyết để dâng lên Chúa tất cả tâm tình biết ơn, cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen biết bao hồng ân Chúa, ban tặng cho tất cả mọi loài thụ tạo trong từng giây phút cuộc đời.“Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được” ( Mt 21, 22 ).

Thánh Giacôbê Tông Đồ luôn khuyên nhủ tín hữu xác tín mà cầu nguyện: “Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống” ( Gc 1, 6 ). 

Kính mến cầu nguyện

“Thiên Chúa là Tình Yêu” ( 1Ga 4, 6 và 16 ), nên cầu nguyện còn là cuộc gặp gỡ nóng bỏng lòng mến của người con với Cha nhân từ. Ngài không bao giờ từ chối điều gì có lợi ích cho phần rỗi con cái. "Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư ? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao ? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư ? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người."( Lc 11, 11-13 ).

Kính mến Chúa qua việc lắng nghe, vâng phục tuân giữ Lời Chúa thực thi Thánh Ý. “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. ( Ga 14, 23 ) Lời Đức Giêsu hằng mời gọi luôn tỉnh thức và cầu nguyên, hầu được cứu rỗi. “Hãy tỉnh thức luôn, cầu nguyện xin cho sức tránh thoát mọi điều sắp xảy đến, và được đứng vững trước mặt Con người". ( Lc 21, 36 ).

Trông cậy cầu nguyện

Cứ bền tâm vững chí, hoàn toàn phó thác, cậy trông vào quyền năng vô biên của Chúa, người Kitô hữu sẽ không phải chịu thất vọng, không bao giờ về tay trắng. Cứ kiên trì vững cậy."Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. ( Lc 11, 9-10 ).

Đức Giêsu đã công khai hứa ban cho những ai nhân danh Người mà kêu xin, thì Người sẽ ban cho để Danh Chúa được cả sáng: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.” ( Ga 14, 13-14 ).

Dẫu chịu khốn khó, thử thách liên tục, vẫn cứ mãi kiên trì cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, như thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Roma hãy trung kiên: “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” ( Rm 12, 12 ).

“Chúa dạy đọc kinh để giúp con cầu nguyện, nhưng việc chính là gặp gỡ, nói chuyện giữa Cha và con: "Khi con cầu nguyện, đừng lo phải nói gì ! Hãy vào phòng đóng cửa, cầu nguyện với Cha của con cách kín đáo, và Cha con thấy mọi sự, sẽ nghe lời con." Không cần hình thức, chỉ cần tâm tình phụ tử” ( Đường Hy Vọng, số 127 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lửa mến nồng nhiệt, niềm tin chân thành, lòng cậy vững bền, để chứng con luôn khao khát tìm đến với Chúa tâm sự, qua cầu nguyện liên lỉ suốt đời.

Khấn xin Mẹ dạy chúng con siêng năng cầu nguyện, để chúng con biết lắng nghe Lời Chúa, quyết tâm thực hành Thánh Ý, cũng như dâng lên Chúa tất cả niềm vui, nỗi buồn, thành công, lẫn thất bại, để được Chúa yêu thương an ủi, che chở và cứu độ. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

-----------------------------------

 

TN 29-C109: HÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN – NĂM C


Xh 17,8-13; Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8

Thẩm Phán Bạo Ngược và Bà Goá Quấy Rầy

“Phải cầu nguyện luôn không được nản chí”

(Lc 18,1)

Dẫn vào Phụng Vụ Thánh Lễ

 

Qua các bài đọc sách Thánh của Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, Mẹ Giáo Hội mời gọi con cái mình hãy TN 29-C109 MỹTho


Qua các bài đọc sách Thánh của Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay, Mẹ Giáo Hội mời gọi con cái mình hãy biết tạo ra “Sa Mạc” trong tâm hồn để đi vào đó gặp gỡ Thiên Chúa. Bởi vì đời sống Kitô hữu cần thiết phải là đời sống đức tin được nâng đỡ bằng cầu nguyện. Vì thế “phải kiên tâm cầu nguyện không được nản chí” đó chính là sứ điệp của Lời Chúa trong Thánh Lễ hôm nay.

Câu chuyện Môsê cầu nguyện trên núi, dụ ngôn bà goá van xin thẩm phán mời gọi chúng ta dựa vào Lời Chúa hôm nay để đón nhận giáo huấn của Chúa về việc cầu nguyện: Vì sao phải cầu nguyện, phải cầu nguyện như thế nào để lời cầu xin được hiệu nghiệm trong đời sống đức tin của người Kitô hữu?

I. Sự hiệu lực của lời cầu nguyện kiên trì trước tôn nhan Thiên Chúa

Trước đây với dụ ngôn “Người Bạn Quấy rầy”, Đức Giêsu dạy các môn đệ hai điều kiện để lời cầu xin được hiệu nghiệm là kiên nhẫn và tin tưởng khi Ngài nhắn nhủ: “Hãy xin thì sẽ được”.

Trong bài đọc 1 trích sách Xuất Hành (Xh 17,8-13), tường thuật hình ảnh Môsê được chọn làm trung gian giữa Thiên Chúa và dân Israel. Môsê luôn sống trong tình thân với Thiên Chúa và ông hằng chuyển cầu cho dân. Từ khi ra khỏi Ai Cập, việc đối đầu với quân Amalêch là cuộc chiến đầu tiên của dân Israel. Tin vào sức mạnh và sự bênh đỡ của Đức Chúa cho dân Ngài tuyển chọn, Môsê đã “kiên trì giơ tay cầm cây gậy của Thiên Chúa cầu nguyện mãi cho đến khi mặt trời lặn”. Và cuộc chiến đã thành công, nhưng không phải bởi chiến lược và binh đao vũ khí cho bằng sức mạnh của lòng tin và việc kiên trì cầu nguyện của Môsê.

Cũng như gương cầu nguyện của Môsê, để khích lệ và an ủi các môn đệ, Đức Giêsu dạy các ông kiên trì cầu nguyện như sự “quấy rầy” của bà goá kia được trình thuật trong Tin Mừng Luca (Lc 18,1-8) hôm nay. Chúa Giêsu đã phác họa câu chuyện thường xảy ra tại Palestina, với hai nhân vật:“Một vị quan tòa và bà goá nghèo hèn”.

Ông quan toà này “chẳng kính sợ Thiên Chúa,mà cũng chẳng coi ai ra gì”. Đây là vị thẩm phán ngồi trên tòa án, không phải để xét xử theo công lý mà theo túi tiền tạ lễ. Các vị này nổi tiếng là tham ô, trừ khi bị cáo có thể lực và tiền bạc đút lót cho vụ kiện đi đến kết thúc, còn người ta không hy vọng gì được quan tòa xét xử cho.

Đối diện với ông là một bà góa, là biểu tượng của những người nghèo không có tiền của, bị những người giàu quyền thế bóc lột… Một người đàn bà cô thế cô thân không có chỗ dựa về pháp lý nên bà ta chẳng hy vọng gì được xét xử theo lẽ công bình bởi một quan tòa như vậy. Bà chỉ có “khí giới của sự kiên trì” để nài xin quan tòa bênh vực cho quyền lợi của bà mà thôi. Mà bởi vì bà ta cứ đến thưa nhiều lần, nên ông đã đành xử cho bà cho xong để được yên thân không bị quấy nhiễu nữa.

II. Thiên Chúa là Thẩm Phán Bao Dung Nhân Ái

Qua dụ ngôn, chúng ta không thể ví sánh lối đối xử của ông thẩm phán bất chính với hành động yêu thương bao dung nhân ái của Thiên Chúa, - vì dụ ngôn chỉ là thể văn gợi ý. Nếu vị thẩm phán bạo ngược như dụ ngôn mô tả đã phải minh xử cho bà goá nọ vì bà cứ đến quấy rầy mãi, với ý đồ là để cầu an, để có thể tống khứ một người cứ đến“quấy nhiễu”hoài, thì huống chi là Thiên Chúa tốt lành. Ngài vốn nhạy cảm với những lời cầu nguyện của người nghèo sẽ làm nhiều hơn thế nữa! Ngài sẽ mau chóng thực hiện công bằng, trả lại công lý và ban ơn dồi dào cho những kẻ Người đã tuyển chọn và yêu thương, vì những người ấy hằng kêu xin Ngài đêm ngày một cách kiên trì.

Tuy nhiên có nhiều kẻ không kiên trì nên đã mất lòng tin. Đó là ý nghĩa câu cuối cùng của dụ ngôn: “Nhưng khi Con Người ngự đến liệu Người có còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

Câu hỏi đó chính là lời cảnh báo quan trọng về hiểm hoạ tinh thần thế tục và vô tín sẽ thịnh hành trong thế giới lúc Ngài trở lại. Đó là những thử thách mà các Tông Đồ và các tín hữu sẽ gặp phải và đối diện. Từ đó Ngài dạy các môn đệ hãy kiên nhẫn và hướng lòng về Ngài trong cầu nguyện để được phù hộ và đứng vững trong niềm tin.

Vì thế, trước khi nói đến Thiên Chúa là thẩm phán, chúng ta nhớ Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa là người Cha có trái tim yêu thương của người mẹ hiền. Chắc chắn Thiên Chúa luôn đoái nhìn đến những thử thách và khó khăn của con cái loài người với ánh mắt nhân từ, và Ngài sẽ lo lắng ban cho con cái Ngài những điều thiện hảo với tất cả quyền năng của Ngài.

III. Sự cần thiết của cầu nguyện trong đời sống Kitô hữu

Chúng ta phải cầu nguyện vì chúng ta là Kitô hữu. Cầu nguyện có thể được coi là hơi thở của người tín hữu, do đó phải cầu nguyện liên lỉ và bền lòng vì mục đích tối hậu của sự cầu nguyện là kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Trong cầu nguyện và nhờ cầu nguyện, con người gặp gỡ Thiên Chúa, được nối kết và gắn bó mật thiết với Ngài, như thể cuộc gặp gỡ mà những người yêu thương hò hẹn nhau để nuôi dưỡng tình yêu. Vì thế, cầu nguyện là phương thế mang lại sức mạnh cho đời sống đức tin. Thánh Âu Tinh đã nói: “Chúng ta tin để cầu nguyện, và để niềm tin và với niềm tin đó chúng ta cầu nguyện khỏi chao đảo. Niềm tin làm phát sinh cầu nguyện, và cầu nguyện một khi đã phát sinh sẽ đem lại chắc chắn trong niềm tin”. Thế nên, người Kitô hữu cũng phải biết kiên tâm cầu nguyện cho lòng tin của mình. Chính trong cầu nguyện mà lòng tin được nuôi dưỡng, nhất là trong bối cảnh thế giới hôm nay, để mọi người tin vào Thiên Chúa, là Đấng đem lại hoà bình và công lý thật sự cho thế gian nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo. Do đó, không cầu nguyện thì không còn là Kitô hữu nữa. Chính các bản văn Lời Chúa hôm nay đã nêu bật sức mạnh và vai trò quan trọng của việc cầu nguyện trong đời sống đức tin của người Kitô hữu.

Tuy nhiên, có những lúc chúng ta rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin: Nghi ngờ tình yêu của Chúa, chán nản không muốn cầu nguyện. Qua dụ ngôn: “Quan tòa bất chính và bà goá quấy rầy”, Chúa Giêsu muốn chúng ta kiên tâm cầu nguyện, vì Ngài muốn chúng ta ý thức sâu xa về thân phận yếu hèn và bất lực của mình trước những nhu cầu và khát vọng của đời sống. Thánh Tông Đồ Phaolô đã rất ý thức về chân lý này, một chân lý đã thành như một định luật thường hằng trong lịch sử cứu độ (2Cr 4,7). Trước nhan Thiên Chúa chúng ta trắng tay, thân phận chúng ta cũng nghèo hèn cũng như bà goá nọ. Dù có làm được gì, chúng ta vẫn chỉ là những thụ tạo giới hạn chỉ đang dựa cậy vào quyền năng của Chúa để hoạt động.

Khi nhận thức được như thế, chúng ta phải cầu nguyện luôn, và chỉ có Chúa mới giúp chúng ta được, cũng như bà goá đến nài xin quan toà, vì chỉ có ông mới minh xử cho bà ấy được. Chúng ta phải cầu nguyện kiên vững với tâm tình phó thác, nương tựa vào Chúa, tin cậy nơi Ngài. Nếu Thiên Chúa khoan dãn ban ơn cứu giúp là để tôi luyện đức tin của chúng ta thêm vững mạnh, đồng thời cũng là cơ hội để ta tỏ bày lòng tin cậy kính mến Chúa nhiều hơn.

Với thời gian cuối năm phụng vụ khi chúng ta đang đưa mắt nhìn về biến cố cánh chung, trong lòng chúng ta rất có thể đang dâng lên nỗi băn khoăn, xao xuyến, ngờ vực, nay được nghe giáo huấn của Tin Mừng hẳn chúng ta cảm thấy được an ủi và khích lệ để sống tương quan nghĩa thiết sâu xa với Chúa qua Hội Thánh, tham dự Thánh Lễ, siêng năng lãnh nhận bí tích hoà giải, suy niệm và chiêm ngắm tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô con yêu dấu của Chúa Cha.

Nguyện xin Chúa củng cố chúng con trong đời sống và tâm tình cầu nguyện, để cho chúng con biết cầu xin những gì đẹp lòng Chúa, và phó thác tất cả cho tình yêu quan phòng của Chúa. Amen

Lm Giuse Phạm Thanh Minh
Gp. Mỹ Tho

-----------------------------------

 

TN 29-C110: húa Nhật 29 thường niên năm C


Lời Chúa: Lc 18,1-8

 

 Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Ngài cầu nguyện. Đây không phải là lần thứ nhất. Các môn đệ cũng TN 29-C110


Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Ngài cầu nguyện. Đây không phải là lần thứ nhất. Các môn đệ cũng xin Ngài dạy họ cầu nguyện và Ngài đã bảo: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” Hôm nay, thánh Luca nói: “Ngài dạy các ông cầu nguyện luôn, không được nản chí” và dạy họ bằng dụ ngôn bà góa với ông quan tòa bất chính.

Đọc dụ ngôn này, chúng ta nhớ một dụ ngôn khác tương tự, là dụ ngôn người bạn quấy rầy trong đêm. Hai dụ ngôn có cùng một nội dung là phải bền chí cầu nguyện không nản lòng. Bền chí cầu nguyện sẽ được toại nguyện. Thường chúng ta vẫn tin vào Chúa, biết Chúa thương mình và cầu mong Chúa giúp chúng ta, nhưng chúng ta thường quên rằng Chúa là Cha, chúng ta chỉ là con cái. Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa chứ không là đứa con cưng đòi gì được nấy. Chúng ta thường tưởng rằng hễ xin là phải được. Chính Chúa đã nói như thế: “Hãy xin thì sẽ được, hãy gõ thì sẽ mở cho”. Và đúng thế, xin thì sẽ được vì Chúa không bao giờ để chúng ta cầu xin vô ích. Nhưng được gì? Đó là điều chúng ta cần hiểu. Chúng ta cứ tưởng rằng chúng ta chỉ cầu xin những gì có ích lợi nhưng chúng ta làm sao biết được những gì chúng ta cầu xin có ích lợi hay không. Chính Chúa mới biết được những gì chúng ta cầu xin có lợi hay hại cho chúng ta. Chúng ta chỉ thấy những gì trước mắt mà không thể thấy xa hơn. Hãy xin thì sẽ được. Chúng ta hãy chắc chắn như thế. Chúa không ban cho chúng ta điều chúng ta cầu xin, Ngài sẽ ban cho chúng ta những gì thích hợp mà trong hiện tại chúng ta chưa thấy.

Một người mẹ thấy con mình hư hỏng, cầu xin cho nó ăn năn thống hối. Đó là một lời xin thật tốt đẹp, nhưng sao thấy rằng lời cầu xin như không có hiệu quả. Bà mẹ đó có thể nản lòng, nhưng bà đâu biết rằng Chúa đang chuẩn bị cho con bà những ân huệ quí báu mà bà không thể biết được. Hơn nữa ơn Chúa không phải là bùa phép phải có hiệu quả ngay. Chúa chuẩn bị những điều kiện cần thiết để ơn Chúa có thể sinh kết quả tốt và lâu bền. Chúng ta ai cũng biết gương của bà thánh Mônica. Bà đã cầu nguyện van xin  cho con của bà là Âugutinô suốt mười tám năm, không ngơi nghỉ. Chúa chuẩn bị suốt mười tám năm để Augustinô đủ điều kiện đón nhận ơn Chúa. Và kết quả là Augustinô đã thành một thánh cả.

Chân phước Charles de Foucauld cũng có một người chị họ là cô Marie, đã luôn cầu nguyện cho em mình trong một thời gian dài nhiều năm cho đến lúc Charles đủ can đảm để trở về.

Cầu nguyện là một mầu nhiệm. Cầu nguyện là đi vào chiều sâu của tình yêu Chúa chứ không chỉ là một vài lời cầu xin qua loa. Cầu nguyện là luôn tìm Chúa để hiểu ý định của Chúa trên chúng ta. Thiên Chúa có thì giờ và chúng ta gấp rút. Hãy theo chương trình của Chúa chứ không đòi buộc Chúa theo ý chúng ta. Vì thế mà Chúa bảo chúng ta: “Hãy cầu nguyện luôn và đừng nản lòng”.

Trong dụ ngôn bà góa và ông quan tòa, Chúa Giêsu cho thấy: bà góa chỉ là một con người không có vũ khí, cô đơn, và ông quan tòa là một người không cần nghĩ đến ai. Thế nhưng bà góa đã thắng. Bà đã thắng với sự kiên trì của mình. Bà không nản chí. Chúa đã dùng một hình ảnh so sánh rất táo bạo. Chúa cho thấy, một ông quan tòa vô lương tâm mà còn phải chịu thua một bà góa vì ông muốn yên thân. Và vì muốn yên thân ông phải chấp nhận thỏa mãn yêu cầu của một bà góa, yếu đuối không có hậu thuẫn. Chúa dùng một cách so sánh ngược chiều nhưng hợp lý. Ông quan tòa vô lương tâm mà còn có thể lo cho người khác thì Chúa Cha làm sao không lo cho con cái mình! Ngài là một người Cha đầy lòng thương xót và quyền năng thì chắc chắn, Ngài không bỏ rơi con cái của mình. Chúa là Tình Yêu thì chúng ta vẫn có thể tin cậy hoàn toàn vào tình thương của Ngài. Chúa Cha đã ban cho chúng ta chính Người Con Một của Ngài là hồng ân tuyệt đối thì Ngài lại không ban cho chúng ta những hồng ân nhỏ bé khác được sao? Chỉ sợ một điều là chúng ta không dám tin. Hơn nữa Chúa Giêsu cũng bảo chúng ta rằng Chúa Cha biết những điều chúng con cần và Ngài sẽ lo cho chúng ta hơn những gì chúng ta mong đợi. Vì thế hãy bền chí cầu xin.

Có tin tưởng mới có thể bền chí dù phải đợi chờ lâu ngày. Chúa muốn chúng ta tin tuyệt đối vào tình yêu của Ngài, và như thế, chúng ta phải đi qua cơn thử thách của lòng tin.

Lắm lúc chúng ta thất bại vì chúng ta tưởng rằng cố gắng của chúng ta quan trọng hơn, hữu hiệu hơn lời cầu nguyện. Chúng ta nản chí vì khô khan, thất vọng vì thấy Chúa không theo ý mình. Tất cả những điều đó là cám dỗ làm chúng ta nhục chí, không muốn cầu nguyện. Nhưng một yếu tố khác có thể giúp chúng ta bền bĩ đó là cầu nguyện cùng với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô dạy chúng ta rằng Chúa Thánh Thần mới giúp chúng ta cầu nguyện vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho đúng và Ngài cầu nguyện trong chúng ta bằng những tiếng rên khôn tả. Chính trong Thánh Thần, chúng ta mới biết mình là con, và lời cầu của chúng ta là những lời của một người con, tin tưởng vào tình thương của Cha trên trời. Hơn nữa chúng ta cầu nguyện nhờ Đức Giêsu Kitô. Giáo Hội dạy chúng ta luôn cầu nguyện nhờ Đức Giêsu Kitô, vì Chúa Giêsu là Đầu của Giáo Hội, chúng ta chỉ là chi thể của Ngài thôi. Lời cầu của chúng ta chỉ đẹp lòng Chúa Cha khi nó được nối kết trong Chúa Kitô.

Khi dạy chúng ta cầu nguyện, chính Chúa là gương mẫu cầu nguyện.

Cầu nguyện chính là hơi thở của Ngài. Ngài luôn kết hiệp với Chúa Cha trong tư cách là con. Ngài là mẫu gương cầu nguyện cho chúng ta. Các thánh sử đã nhiều lần nói đến những lúc cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Ngài cầu nguyện thâu đêm”. Ngài cầu nguyện trong vườn cây dầu, trên thập giá… Chúng ta hãy nhìn vào Ngài và cầu xin Ngài giúp chúng ta cầu nguyện như Ngài, không phải là thâu đêm, nhưng là trong tình yêu.

Chúa Giêsu kết thúc dụ ngôn bằng một lời khó hiểu: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất này không?” Nghĩa là còn thấy được tình yêu bền vững của chúng ta không, hay là chúng ta đã chìm trong lãng quên rồi.

Hôm nay, trong hiến tế này, chính Ngài sẽ cầu nguyện cho chúng ta và với chúng ta. Chúng ta sẽ cùng với Ngài nói lên tiếng nói ân tình với Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” Và hơn thế nữa, chúng ta sẽ ăn lấy Ngài để Ngài đến trong chúng ta, để chúng ta sống yêu thương Cha với Ngài, để lời cầu nguyện của chúng ta trở thành lời cầu của Ngài. Hạnh phúc cho chúng ta biết mấy khi chúng ta trở nên một với Ngài và cầu nguyện không những bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống của chúng ta. Lời cầu nguyện của chúng ta là tình yêu chứ không là những ước muốn tạm thời. Đó lời cầu liên lỉ mà chúng ta dâng lên Cha hằng ngày.

Lm Trầm Phúc
Gp. Mỹ Tho

-----------------------------------

 

TN 29-C111: Truyền giáo, một hành trình sống đức tin


(Suy niệm của Lm. John Nguyễn)

 

Cách vài ngày, tôi đọc được một câu chuyện thương tâm về cái chết của cô Eleonora Cantamessa TN 29-C111


Cách vài ngày, tôi đọc được một câu chuyện thương tâm về cái chết của cô Eleonora Cantamessa, đã đánh động tôi trước tấm gương hy sinh cao cả của cô ta. Tôi xin lược thuật lại câu chuyện sau đây.
Vào đêm Chúa Nhật ngày 8.9.2013, vào lúc 11g đêm, cô Eleonora Cantamessa 44 tuổi vừa mới đi chơi với một người bạn. Trong lúc trên đường trở về nhà, cô nhìn thấy một tai nạn đụng xe, một người đàn ông bị thương nằm trên đường và có một số xe dừng lại quanh đó. Vì là một bác sĩ, cô đã lập tức dừng xe lại để giúp đỡ nạn nhân băng bó vết thương. Nạn nhân là một thanh niên Ấn Độ, tên là Baldev Kumar đang nằm quằn quại trên vũng máu vì bị đánh vào đầu bằng những thanh sắt.
Điều cô ta không ngờ, kẻ hành hung chính là người em trai của người bị nạn, hắn ta hãm hại người anh mình vì sự tranh giành lợi lộc và chức tước cùng với 4 người đồng bọn. Trong lúc cô Eleonora đang tìm cách băng bó vết thương cho Balvev, thì tên Vicky em của người bị nạn đã phóng xe tới cán lên cả hai người chết và gây thương tích cho 6 người khác.
Bác sĩ Eleonora Cantamessa là một bác sĩ sản khoa làm việc tại bệnh viện Sant’Anna di Brescia và có một văn phòng tư ở phố Trescore Balneario. Cô điều trị miễn phí cho người nghèo, trong đó có cả những người Ấn Độ di dân. Cái chết của cô Cantamessa đã làm rúng động xã hội Ý. Thị Trưởng Alberto Finazzi đã tuyên bố một ngày để tang cho cô. Tổng Thống Giorgio Napolitano và Thủ Tướng Enrico Letta cũng đã gửi vòng hoa phúng điếu.
Đám tang của cô có rất đông người tham dự, đứng chật các đường phố vì trong nhà thờ không còn chỗ ngồi. Cộng đoàn người Ấn Độ cũng mặc quốc phục, họ giương cao biểu ngữ: “Cộng đoàn Ấn Độ chúng tôi cùng xin chia sẻ nỗi đau của gia đình”.
Trước nỗi đau cái chết của người con gái, nhưng gia đình của cô không giận dữ và oán giận. Ông Mino, bố cô Eleonora Cantamessa đã nói: “Tất cả mọi sự đều nằm ở trong kế hoạch của Thiên Chúa. Bây giờ, chính là lúc chúng ta xin ơn Chúa cứu chuộc và tái sinh cho các thủ phạm trong lúc này và sau khi thụ án.” Để tiếp nối những nghĩa cử của cô Eleonora đối với trẻ em nghèo, gia đình đã yêu cầu mọi người không mua hoa phúng điếu mà hãy dùng tiền đó để làm việc từ thiện.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi bức thư chia buồn với gia đình cô, Giám Mục Luciano Monari, địa phận Brescia, đọc bức thư đó trong đám tang, ngài viết: “Cô Cantamessa đã kết thúc cuộc sống nơi trần thế trong lúc thực hiện nghĩa cử cuả một người Samaria nhân lành “.
Ngày thứ Tư vừa qua tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã dừng lại thật lâu để an ủi gia đình của cô Eleonora Cantamessa. Ngài vỗ về lên má của bà mẹ đầy nước mắt. Sự ân cần của Đức Thánh Cha đã gây tác động mạnh mẽ cho gia đình, như lời bà Mariella Cantamessa đã tâm sự với báo Osservatore Romano rằng: “Chúng tôi có cảm tưởng khi được Đức Thánh Cha an ủi chia sẻ là chính lúc khuôn mặt của Eleonora, tuy đã mất nhưng đang được Ngài vuốt ve vậy. Chúng tôi tuy mang một nỗi buồn lớn lao nhưng cũng tự hào đã chứng kiến một hành động hào hiệp của người Kitô giáo. Chúng tôi không oán trách bất cứ ai về cái chết của Eleonora, Thiên Chuá có kế hoạch riêng cuả Ngài mà Eleonora đã chấp nhận và thực hiện và hy sinh cả mạng sống của mình. Bây giờ, việc quan trọng là truyền đạt thông điệp của sự vị tha, ngay cả việc phải giúp đỡ các gia đình Ấn Độ đang lâm vào thảm kịch này.”
Với thông điệp này, tôi thiết nghĩ, họ là những chứng nhân sống động trong thời này. Cụ thể, cô Eleonora Cantamessa được xem như là người Samaria nhân hậu. Việc làm của cô thể hiện lòng nhân ái của con người trước người bị nạn cần được giúp đỡ, nhưng không phải ai cũng có thể làm được như cô ta. Song song với việc làm của cô, chính là nơi cô đã sống và hành động theo Lời Chúa dạy với một trái tim và tấm lòng nhân ái. Cô biểu hiện đời sống đức tin mạnh mẽ qua việc làm của mình, là đốm sáng cho chúng ta nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu.
Từ câu chuyện cảm động này, chúng ta có thể nhận ra thông điệp rõ nét hơn về hành động đức tin của người Ki-tô hữu. Đặc biệt với Chúa Nhật Truyền Giáo, Giáo hội mời gọi chúng ta mạnh dạn dấn thân trong việc rao giảng Tin Mừng, như là lời mời gọi cấp bách trong năm sống Đức Tin này.
Với trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta được nghe câu hỏi của Chúa Giêsu: ” Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” Đức tin là điều kiện tiên quyết cần có để chúng ta sống và rao truyền Lời Chúa, mà đức tin đó đi đôi với việc làm. Có thể chúng ta nói về đức tin rất mạnh mẽ, nhưng chúng ta không dám sống cho đức tin của mình. Có lẽ, có nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng một trong những nguyên do đó là, con người đang chạy theo bởi các trào lưu học thuyết ảo và lối sống hưởng thụ ngày nay đã áp đặt lên tư tưởng của chúng ta. Hay nói cách khác, đời sống đức tin đang tha hóa bởi não trạng của sở hữu và quy về chủ nghĩa cá nhân. Cho nên, có một lỗ hổng rất lớn giữa hiểu biết và đón nhận đức tin.
Câu hỏi của Chúa Giêsu có thể đặt lại vấn đề cho mọi người chúng ta là những người mang danh Đức Kitô. Chúng ta đã và đang làm gì cho Nước Chúa được lớn lên và Lời Chúa đến với mọi người. Hơn nữa, chúng ta không thể rao truyền đức tin mà không sống và hành động đức tin của mình.
Ngày Khánh nhật Truyền Giáo là dịp để cho chúng ta nhìn lại hành trình sống đức tin của mình. Và qua đó, chúng ta tiếp tục sứ mạng của người Ki-tô và hãy noi gương của các nhà truyền giáo vĩ đại đã sống và chết cho giá trị Tin Mừng.
Thánh Tê-rê-sa Hài đồng Giêsu truyền giáo qua lời câu nguyện và hy sinh nơi Dòng kín. Thánh Phan-xi-cô với cuộc đời đi rao giảng cho các dân tộc Châu Á, nhờ đó nhiều người trở về với Chúa và nhận biết Đức Kitô. Mẹ Têrêsa Calcutta truyền giáo qua việc phục vụ cho người nghèo và những người bị bỏ rơi. Các thánh tử đạo Việt Nam chết để mang lại hạt giống đức tin trên quê hương Việt Nam.
Là con cháu của các ngài, nhiệm vụ của mỗi người chúng ta hôm nay là giữ lấy kho tàng đức tin và mạnh dạn dấn thân loan truyền Tin Mừng. Như lời Chúa nói: “Các con hãy đi rao giảng Tin mừng khắp thế gian, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con giữa cuộc đời nổi trôi để con có thể sống và làm chứng cho Đức Kitô đã chết cho chúng con, và sự phục sinh của Ngài mang lại cho chúng con niềm hy vọng và hạnh phúc đời sau. Amen!

-----------------------------------

 

TN 29-C112: Cầu nguyện


(Trích trong ‘Sợi Chỉ Đỏ’)

 

Không ai có thể sống đời Kitô hữu tốt mà không cầu nguyện. Nhưng chúng ta phải hiểu cầu nguyện TN 29-C112


Không ai có thể sống đời Kitô hữu tốt mà không cầu nguyện. Nhưng chúng ta phải hiểu cầu nguyện là gì và cầu nguyện thế nào.

Có ba người bị kẹt trong một căn phòng tối tăm và chẳng có cửa gì cả. Họ làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bế tắc này?

- Người thứ nhất là một nhà văn. Anh không có đức tin. Anh ngồi đấy và luôn miệng nguyền rủa.

- Người thứ hai là một tín hữu sốt sắng. Anh đã quì gối cầu nguyện rất lâu, sau đó ngồi xuống chờ phép lạ.

- Người thứ ba cũng là một tín hữu làm nghề thợ xây, vừa đạo đức vừa thực tế. Sau khi cầu nguyện, anh lấy từ túi đồ nghề ra một cây búa và một chiếc đục, rồi bắt đầu đục tường. Công việc rất lâu lắc và cực nhọc. Bụi bắn vào mặt anh, vào cả mắt anh. Mồ hôi anh nhễ nhại. Nhưng anh vẫn kiên trì đục. Thỉnh thoảng dừng lại nói “Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con”.

Đang lúc đó người thứ nhất vẫn ngồi ở một góc, vừa hút thuốc vừa nguyền rủa; người thứ hai ở một góc khác tiếp tục cầu nguyện.

Cuối cùng người thứ ba đã mở được một lỗ lớn trong vách tường và cả ba người đã thoát ra khỏi căn phòng.

Trên đây là ba thái độ khác nhau đối với sự cầu nguyện:

- Người thứ nhất coi cầu nguyện là mất giờ. Vì anh không có đức tin nên thái độ của anh cũng hợp lý thôi. Nếu bạn không tin Chúa thì cầu nguyện với Ngài sao được?

- Người thứ hai coi cầu nguyện là một sự thay thế cho làm việc, vì thế sau khi cầu nguyện xong người đó ngồi chờ Chúa giúp. Phải thành thật nhìn nhận rằng chúng ta cũng nhiều lần cầu nguyện cách này, đặc biệt là khi chúng ta cầu nguyện cho người khác. Chỉ là những lời nói, và những lời đó trở thành một cái cớ để ta khỏi làm việc.

- Người thứ ba tin tưởng vào hiệu quả của cầu nguyện, hiệu quả ấy không thay thế làm việc, mà là trợ lực cho làm việc. Cầu xin điều gì thì đồng thời cũng cố gắng làm bất cứ việc gì có thể đạt được điều đó. Sự cầu nguyện này khơi lên niềm hy vọng và khuyến khích lòng can đảm. Nó cũng giúp ta cảm nhận rằng Chúa ở kề bên ta và không bỏ mặc ta trong cảnh khó khăn.

-----------------------------------

 

TN 29-C113: CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN C


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 18: 1-8)

1 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.2 Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc." 6 Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? "

SUY NIỆM


 

Chắc hẳn, chúng ta quá quen với những câu ca dao tục ngữ như: “Có công mài sắt có ngày nên kim TN 29-C113


Chắc hẳn, chúng ta quá quen với những câu ca dao tục ngữ như: “Có công mài sắt có ngày nên kim” hay “Nước chảy đá mòn” hoặc là “kiến tha lâu đầy tổ”. Đây là những kinh nghiệm của người xưa đã truyền lại, để dạy cho hậu thế biết kiên trì, biết nhẫn nại trong mọi công việc.

Với những đoạn sách thánh trong phụng vụ Lời Chúa của Chủ Nhật này càng cho chúng ta thấy rõ hơn bài học quý giá này, nhất là trong đời sống đức tin, một đời sống mà rất cần đến sự kiên trì trong cầu nguyện. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta.

Bài đọc I được trích trong sách Xuất hành đã nói đến việc chiến thắng của Dân Do Thái trước quân xâm lăng hùng mạnh. Họ chiến thắng không phải nhờ sức mạnh của vũ khí hay chiến thuật của họ, nhưng là nhờ vào quyền năng của Thiên Chúa qua lời cầu nguyện của Môsê.

Còn đoạn Tin Mừng thì thuật lại dụ ngôn về một tên quan tòa không hề biết kiên nể ai, không hề bị khống chế bởi áp lực nào. Thế mà cuối cùng ông bị khuất phục bởi một hành động xem ra không đáng là gì. Đó là sự kiên trì của một bà goá. Đó chính là nhờ vào sự kiên trì, và không nản lòng.

Khi Chúa Giêsu kể dụ ngôn này, Người không có ý coi Thiên Chúa như tên quan tòa như được nói ở trên, nhưng Chúa Giêsu chỉ mượn hình ảnh của tên quan tòa này để giải thích rằng: một tên quan toà bất nhân như thế mà còn phải nhúng nhường thực hiện trước sự năng nỉ của bà góa, thì Thiên Chúa nhân từ không lẽ làm ngơ trước lời kêu xin tha thiết của con người sao?

Kiên nhẫn cầu nguyện không phải là sự đeo bám dai dẳng, hay trêu gan buộc Chúa phải hành động theo ý của mình, nhưng là bình tâm khiêm tốn, và chấp nhận chờ đợi để Chúa quyết định cho mình.

Bởi vì, Chúa hết lòng yêu thương và sẵn sàng chờ đợi để ban cho chúng ta những nhu cầu cần thiết. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta có biết chạy đến với Ngài hay không? Chúng ta có đủ kiên nhẩn để chờ đợi những ơn lành Ngài ban cho hay không?

Trong đời sống niềm tin, chúng ta đã từng cầu xin và cầu xin rất nhiều. Chúng ta cũng đã đón nhận được nhiều ơn lành mà Chúa ban cho, kể cả những gì không cầu xin cũng được lãnh nhận. Nhưng cũng rất nhiều khi, chúng ta vẫn cầu xin nhiều mà cũng không thấy gì. Những lúc đó thật là thử thách lớn cho lòng kiên nhẫn của chúng ta. Nhưng cám dỗ đáng sợ hơn hết là lời hối thúc: vậy thì thôi đừng cầu nguyện nữa.

Nhưng có khi nào chúng ta nhìn lại lời cầu xin của mình hay không?

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay như một lời mời gọi chúng ta hãy nhìn lại đời sống đã qua của mình, nhìn lại cách mà chúng ta đã hành động với Thiên Chúa.

Thử hỏi xem, được bao nhiêu lần chúng ta cầu nguyện với tất cả lòng yêu thương và chân thành, với tâm tình phó thác trọn vẹn vào Thiên Chúa? Và hiện tại giờ đây, tâm tình đó còn kéo dài, còn đọng lại nơi con người của chúng ta ở mức độ nào? Chúng ta có đủ kiên nhẫn để vượt qua những khó khăn trở ngại mà kiên trì cầu nguyện hay không?

Trong quyển sách Đường Hy Vọng (41), Đức cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận đã từng nói: “Đừng nản lòng vì thất bại nếu tìm ý Chúa thực sự, thì chính sự thất bại đó là thành công”. Cái khó sẽ ló cái khôn, chắc chắn không thành công về đường đời, đường vật chất mà mình thấy được thì cũng sẽ thêm kinh nghiệm, thêm hiểu biết và sự sống siêu nhiên cho ta. Quả thật, không có điều gì trở nên vô ích cho những người biết yêu mến.

Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết yêu mến Chúa, để chúng ta tin Chúa đủ mà kiên trì trong cầu nguyện. Và hơn thế nữa, đó là cách để chúng con tập lắng nghe và sống Lời Chúa dạy. Amen.
 
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường


-----------------------------------

 

TN 29-C114: CẦU NGUYỆN PHẢI KIÊN TRÌ KHÔNG ĐƯỢC NẢN CHÍ

CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN

 

Đức Giêsu đã nhiều lần nói về sự cầu nguyện và đã dạy các tông đồ cầu nguyện với kinh Lạy Cha. Và TN 29-C114


Đức Giêsu đã nhiều lần nói về sự cầu nguyện và đã dạy các tông đồ cầu nguyện với kinh Lạy Cha. Và trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu còn khuyên các ông:”Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”(Lc 18,1) nên đã đưa ra dụ ngôn vị thẩm phán bất lương  và người đàn bà quấy rầy để dạy cho các ông một bài học: cầu nguyện phải kiên trì không được nản chí.

Dụ ngôn này nói tới một việc đã thường xảy ra tại Palestine. Có hai nhân vật trong chuyện:

Vị quan tòa: Các vụ tranh chấp thông thường xảy ra giữa người Do Thái được phân xử trước mặt các trưởng lão chứ không bao giờ đem đến các tòa án công cộng. Và theo luật Do Thái, nếu có vấn đề phải phân xử, thì một người không đủ để lập phiên tòa. Bao giờ cũng có ba vị quan án, một vị do bên nguyên cáo chọn, một vị do bên bị cáo chọn, và một vị khác được chỉ định cách độc lập. Vị quan tòa trong chuyện này là một trong những quan tòa ăn lương được bổ nhiệm hoặc bởi vua Hêrôđê hoặc bởi người Rôma. Các vị này nổi tiếng tham ô. Trừ khi bên bị cáo có thế lực về tiền bạc đút lót cho sự việc đi tới kết thúc, còn thì người ta không hy vọng gì được quan tòa xét xử.

Bà góa quấy rầy: Bà góa này tượng trưng cho hết thảy những người nghèo nàn, cô thế, cô thân. Dĩ nhiên, vì không có tiền bạc, bà ta chẳng hy vọng gì được xét theo lẽ công bình bởi một quan tòa như vậy. Nhưng bà ta có khí giới của sự kiên trì. Dụ ngôn không có ý so sánh Thiên Chúa với vị thẩm phán bất lương, nhưng đối ngược lại với con người như thế, Đức Giêsu có ý nói: Vị thẩm phán bất chính còn như thế, lẽ nào Thiên Chúa không xem xét bênh vực những đứa con yêu ngày đêm kêu xin Ngài ? Chắc chắn Ngài sẽ vội vàng cứu giúp họ.[1] Và như vậy, dụ ngôn đưa ra hai nhân vật để nói lên sự tương phản  giữa sự bất lương của vị thẩm phán và lòng nhân từ của Thiên Chúa. 

Ở đây, chúng ta nhận thấy, vị thẩm phán tuy chẳng kính sợ Thiên Chúa, chẳng kiêng nể ai, thế mà lại chịu thua sự kiên trì của bà góa. Đứng trước sự kiên trì của bà góa, dù có bất nhân như ông thẩm phán trong dụ ngôn chăng nữa, cũng phải xiêu lòng, chịu thua. Như vậy, điều ấy nhắc cho chúng ta rằng cầu nguyện phải kiên trì không được nản chí như câu chuyện của tổng thống Eisenhower:

Khi tổng thống Eisenhower của nước Mỹ còn là một cậu bé 15 tuổi đang chạy chơi trong nông trại của cha thì vấp ngã.

Vết thương lúc đầu không nặng lắm, nhưng vì bất cẩn nên hai ngày sau bị nhiễm trùng. Chân cậu bé sưng lên, phải đưa đến bác sĩ. Bác sĩ thất vọng nói:

Vết thương đã trở nên quá trầm trọng rồi. Nếu muốn cứu cậu bé, phải cưa chân thôi.

Eisenhower lên cơn sốt dữ dội. Bác sĩ cho biết chỉ có phép lạ mới cứu nổi. Nghe vậy, cả nhà hỏang sợ. Nhưng tin vào lời cầu nguyện như Chúa đã hứa: “Xin thì sẽ được”. Thế là mấy người chị bắt đầu cầu nguyện, họ cầu nguyện sốt sắng và liên lỉ. Họ tha thiết vững tin vào tình thương của Chúa.

Hai ngày sau mấy cậu con trai theo gương bố mẹ và các chị cũng quì gối cầu nguyện cho em.

Sáng ngày thứ ba bác sĩ tới thăm, ông ngạc nhiên khi thấy vết thương bớt hẳn. Cậu bé đã ăn được ngủ được.

Người ta tiếp tục cầu nguyện. Vài ngày sau đó cậu bé lành bệnh hẳn.

Khi bác sĩ tỏ ra hết sức ngạc nhiên về loại thần dược đã cứu sống bệnh nhân cách lạ lùng như thế thì được gia đình cho biết: Chúng tôi cầu nguyện và tin vào lời Chúa hứa: “hãy xin thì sẽ được”.

Trong đời sống đạo, chúng ta cũng cầu nguyện, nhưng nhiều khi thiếu kiên nhẫn, nên hễ thấy lời cầu của mình chưa được đáp ứng thì đâm ra nản lòng có lúc còn trách móc cả Chúa nữa.

Trước hết và trên hết chúng ta hãy xác tín rằng Thiên Chúa là cha nhân từ luôn yêu thương chúng ta. Ngài có làm cho chúng ta được tọai nguyện hay không, hoặc Ngài nhận lời cầu của ta theo cách nào thì cũng là đều vì lợi ích cho linh hồn chúng ta mà thôi.

Bởi thế, khi cầu nguyện, điều cốt yếu là luôn luôn tin tưởng cậy trông và phó thác cho tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Đây cũng là điều Đức Hồng Y Jaime Sin, tổng giám mục Manila, Phi Luật Tân, thường trích dẫn bài thơ của một tác giả vô danh trong các bài giảng của Ngài. Bài thơ ấy như sau:

Tôi đã xin Chúa cất khỏi sự kiêu hãnh của tôi và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng không phải Ngài là người cất khỏi mà chính tôi mới là người phấn đấu để vượt thắng nó.

Tôi đã xin Chúa làm cho đứa con tàn tật của tôi được lành lặn và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng tinh thần mới lành lặn, còn thể xác chỉ là tạm bợ.

Tôi đã xin Chúa ban cho tôi sự kiên nhẫn và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng kiên nhẫn là hoa trái của thử thách. Ngài không ban cho tôi trái ấy mà để tôi tự tìm lấy.

Tôi đã xin Chúa ban cho tôi được hạnh phúc và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng Ngài ban ân phúc cho tôi, còn hạnh phúc hay không là tùy tôi.

Tôi đã xin Chúa gia tăng tinh thần cho tôi và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng tôi phải tự lớn lên, nhưng Ngài sẽ cắt tỉa để tôi mang nhiều hoa trái.

Tôi đã xin Chúa đừng để tôi đau khổ và Ngài đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng đau khổ là cho tôi được xa cách với những vướng bận trần gian và mang tôi đến gần Ngài.

Tôi đã hỏi: "Liệu Ngài có yêu tôi không" và Ngài đã trả lời rằng: "Có". Ngài nói rằng Ngài đã ban cho tôi Người Con Một, Đấng đã chết vì tôi và một ngày nào đó, tôi sẽ được lên Thiên đàng vì tôi đã tin.

Tôi đã xin Chúa giúp tôi yêu mến tha nhân như Ngài yêu thương tôi và Chúa nói: "Cuối cùng con đã xin đúng điều ta chờ đợi".

Nguyện xin Chúa ban thêm lòng tin để chúng ta luôn kiên nhẫn trong lời cầu nguyện và tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Amen. 


-----------------------------------

 

TN 29-C115: CHÚA NHẬT TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN C


  Kiên nhẫn trong lời cầu

 Tin Mừng Lc 18: 1-8

1 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.2 Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc."6 Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? "

SUY NIỆM


Kiên nhẫn trong lời cầu

 

Cầu nguyện là sức sống của đời sống Kitô hữu, bởi cầu nguyện là một hồng ân lớn lao mà Chúa tặng ban TN 29-C115


Cầu nguyện là sức sống của đời sống Kitô hữu, bởi cầu nguyện là một hồng ân lớn lao mà Chúa tặng ban, nhờ đó người tín hữu nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để gặp gỡ,  hiệp thông với Ngài trong tình yêu, và để cầu xin những ơn cần thiết. Qủa thật, Cầu nguyện, “là cuộc gặp gỡ giữa sự khao khát của Thiên Chúa với sự khao khát của chúng ta. Thiên Chúa khát khao chúng ta và chúng ta khao khát Ngài”.

Vì thế, cầu nguyện như là con đường dẫn chúng ta tới chỗ hiệp thông với Thiên Chúa, và trong sự hiệp thông này chúng ta có cơ hội tỏ bày cho Ngài những nhu cầu khẩn thiết của chúng ta. Và như Đức Kitô đã khẳng định: chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Do đó, chúng ta không có lý do gì để thất vọng về những lời khẩn cầu của chúng ta dâng lên trước Thiên Nhan, trai lại chúng ta phải luôn vững tin, bởi Chúa sẽ mau chóng minh xét cho chúng ta.

Nhưng một thực tế đối với ngừi tín hữu là dễ nản chí trong lời cầu vì hình như không cảm nhận được hiệu quả của lời cầu, hoặc là hay chia trí trong khi cầu nguyện vì tình yêu dành cho Chúa thì quá yếu kếm, còn đối với thực tại trần thế thì lòng quá quyến luyến. Ngoài ra, người tín hữu cũng thường đối diện với cơn cám dỗ kín đáo nhất chính là thiếu đức tin. “Đây không phải là việc tuyên bố rõ ràng không tin Chúa, cho bằng một chọn lựa ưu tiên trong thực tế. Khi chúng ta khởi sự cầu nguyện, hàng ngàn công việc và lo toan, được coi là cấp bách, xuất hiện như những điều đòi được ưu tiên: một lần nữa, đây là lúc chúng ta thấy rõ lòng mình và tình cảm ưu tiên của nó. Có khi chúng ta quay về với Chúa như chỗ cậy dựa cuối cùng, nhưng liệu chúng ta có thật sự tin điều đó không? Có khi chúng ta nhận Chúa làm đồng minh, nhưng lòng vẫn còn tự cao tự đại. Trong mọi trường hợp, sự thiếu đức tin của chúng ta cho thấy rằng chúng ta chưa có một tâm hồn khiêm tốn: Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5)” (Sách GLHTCG số 273).

Lời Chúa hôm nay một lần nữa nhắc nhở chúng ta một sự kiên tâm trong sự tín thác khi cầu nguyện. Để có thể được như thế, chúng ta phải chiến đấu loại trừ ra khỏi chúng ta “cái tôi”, môt cái tôi ích kỷ chỉ đòi hỏi chiều theo ý mình, hoặc là một thái độ kiêu căng trong khi cầu nguyện, coi đó như là một việc làm để đổ đầy cho tâm trí đang trống rỗng, hay xem đó chỉ là một nghi thức mang tính nghi lễ để làm đẹp mối tương giao xã hội. Chiến đấu loại trừ những cám dỗ đó để nhận rằng, cầu nguyện là một hồng ân, một hành động phát xuất từ Chúa Thánh Thần, nhờ đó chúng ta luôn kiên trì, tin tưởng và không bao giờ nản chí trong lời khẩn cầu.

Vâng,  Chúa sẽ nhận lời nguyện cầu của chúng ta, nếu chúng ta cầu nguyện với một “con tim không chia xẻ”, có nghĩa là với một con tim trọn vẹn yêu mến Chúa. Quả thật, Chúa không bao giờ làm cho người Chúa yêu thương thất vọng. Thánh Êvagriô Ponticô đã nhắc nhở: “Bạn đừng buồn nếu bạn không được Thiên Chúa ban ngay điều bạn xin; vì Ngài muốn cho bạn được nhiều ích lợi hơn nữa, nhờ bạn kiên trì trong cầu nguyện”, bởi “Ngài muốn tôi luyện những ước muốn của chúng ta trong cầu nguyện, để chúng ta có khả năng đón nhận những gì Ngài sẵn lòng ban” (Augustinô).

Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con để chúng con kiên vững trong lời cầu, và để chúng con luôn xác tín rằng, Chúa không bao giờ bỏ quên lời nguyện cầu của chúng con, nếu chúng con thực tâm tín thác vào Chúa. Amen

Lm. Antôn Hà Văn Minh


-----------------------------------

 

TN 29-C116: Không nản chí


Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

 

Ngày 14-10-2010 là ngày vui đối với người dân Chilê. Ba mươi ba người thợ mỏ bị sụp hầm sâu TN 29-C116


Ngày 14-10-2010 là ngày vui đối với người dân Chilê.
Ba mươi ba người thợ mỏ bị sụp hầm sâu gần 700 m, được giải cứu.
Mười bẩy ngày đầu họ sống trong bóng tối, cạn kiệt lương thực.
Họ còn phải sống gần hai tháng nữa mới được cứu lên khỏi mặt đất.
“Tôi ở giữa Thiên Chúa và quỷ sứ. Tôi bị giằng co giữa hai bên.
Tôi nắm chặt lấy bàn tay Chúa, và Chúa đã cứu tôi.”
Đó là câu nói của anh Mario Sepulveda,
người thợ mỏ thứ hai được đưa lên khỏi “địa ngục”.
Khi còn ở dưới hầm, Jimmy Sanchez, anh thợ trẻ nhất nhóm đã viết lên:
“Ở đây chúng tôi có 34 người, vì Chúa chẳng bao giờ bỏ rơi chúng tôi.”
Dù người ta nhắc đến khoa học như chìa khóa cho thành công,
nhưng chính việc cầu nguyện đã cho họ sức mạnh để đứng vững.
“Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.”
Đó là điều Đức Giêsu nhắn nhủ chúng ta qua dụ ngôn bà góa quấy rầy.
Bà là người không còn chỗ dựa vững chãi của người chồng.
Bà lại còn là nạn nhân đáng thương của một sự bất công chèn ép.
Nhất quyết không để mình bị bóc lột,
bà đã nhiều lần đến gặp quan tòa để xin ông minh xét cho (c. 3).
Tiếc thay ông này lại là một vị quan tòa bất chính (c. 6),
nên vụ kiện bị ngâm trong một thời gian khá lâu.
Nhưng bà không hề nản chí, và cuối cùng bà đã thắng.
Ông quan tòa đã phải đem ra xử vụ kiện, chỉ vì bị bà quấy rầy liên tục.
Đức Giêsu đã táo bạo khi kể dụ ngôn trên.
Ngài dám so sánh Thiên Chúa với ông quan tòa bất chính.
Dĩ nhiên, Thiên Chúa thì tốt lành và chăm lo cho con người,
ngược hẳn với ông quan tòa chẳng coi ai ra gì (c. 2).
Nhưng cả hai lại có một nét chung.
Nhiều khi chúng ta có kinh nghiệm về một Thiên Chúa như hững hờ,
như không muốn đáp lại tiếng kêu của những người chịu bất công áp bức.
Có biết bao tiếng kêu như thế vang vọng từ khắp địa cầu.
Có biết bao người chịu bách hại mà không thể lên tiếng.
“Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho” (c. 3).
Đó vẫn là lời kêu nài muôn thuở của những người thấp cổ bé miệng.
Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Thiên Chúa không lên tiếng bênh vực,
không hành động gì để giải cứu, giải oan.
Đức Giêsu mong chúng ta đừng thất vọng trước sự bất công trên thế giới,
đừng nản lòng khi lời cầu nguyện của chúng ta có vẻ rơi vào quên lãng.
Hãy tiếp tục cầu nguyện, vì Thiên Chúa tốt hơn ông quan tòa nhiều.
Nếu quan tòa cuối cùng còn xử kiện cho bà góa chỉ vì tránh bị quấy rầy,
thì huống hồ là Thiên Chúa, Đấng sẽ làm rõ trắng đen vì lòng cảm thương.
Lẽ nào Người bắt những kẻ Người tuyển chọn,
những kẻ ngày đêm kêu cứu với Người phải chờ đợi mãi? (c. 7).
Lòng tin của chúng ta vẫn bị thách đố ngày nào còn bất công trên thế giới.
Chỉ mong ta vẫn giữ được lòng tin như người thợ mỏ ở trong hầm tối.

Cầu nguyện:

Lạy Cha,
con phó mặc con cho Cha,
xin dùng con tùy sở thích Cha.
Cha dùng con làm chi, con cũng xin cảm ơn.
Con luôn sẵn sàng, con đón nhận tất cả.
Miễn là ý Cha thực hiện nơi con
và nơi mọi loài Cha tạo dựng,
thì, lạy Cha, con không ước muốn chi khác nữa.
Con trao linh hồn con về tay Cha.
Con dâng linh hồn con cho Cha,
lạy Chúa Trời của con,
với tất cả tình yêu của lòng con,
Vì con yêu mến Cha,
vì lòng yêu mến
thúc đẩy con phó dâng mình cho Cha,
thúc đẩy con trao trọn bản thân về tay Cha,
không so đo,
với một lòng tin cậy vô biên,
vì Cha là Cha của con.

(Chân phước Charles de Foucauld)

-----------------------------------

 

TN 29-C117: Kiên trì trong cầu nguyện


Lm. G.B. Trần Văn Hào

 

Tôn giáo nào cũng đề cao việc cầu nguyện. Cầu nguyện là xác lập mối tương giao giữa con người TN 29-C117


Tôn giáo nào cũng đề cao việc cầu nguyện. Cầu nguyện là xác lập mối tương giao giữa con người với Thượng đế, giữa thụ tạo với Đấng Tạo thành. Trong Kitô giáo, cầu nguyện không những là bổn phận, nhưng còn là một nhu cầu thiết yếu để tăng triển đức tin. Như nước cần cho cá, hơi thở cần cho các sinh vật, việc cầu nguyện cũng cần thiết để chúng ta được sống và sống dồi dào.

Các tác giả Tin Mừng cũng nhiều lần thuật lại mẫu gương cầu nguyện nơi Chúa Giêsu. Chính Ngài cũng dạy các học trò phương thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa nhấn mạnh đến sự kiên trì trong việc cầu nguyện qua dụ ngôn về một người đàn bà góa đến trước cửa quan để khẩn nài. Vậy, chúng ta phải thực hành việc cầu nguyện như thế nào?

Cầu nguyện với tâm tình con thảo cách đơn thành.

Việc cầu nguyện trong Kitô giáo khác xa với việc cầu nguyện nơi các tôn giáo khác. Sự khác biệt lớn nhất chính là đối tượng. Đấng mà chúng ta cầu khẩn không phải là một vị thần ở tít trên cao, nhưng là một người Cha rất gần gũi và thân tình. Chúa Giêsu đã nói khá nhiều về điều ấy trong cả 4 sách Tin Mừng. Một người con đến thưa chuyện với cha của mình không cần phải nhiều lời, khi người con biết rằng người bố rất yêu thương nó và biêt rõ nó đang cần gì. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một vị quan tòa khó tính hay cáu gắt, nhưng là một người Cha nhân hậu lúc nào cũng dang rộng đôi tay ôm đón chúng ta vào lòng. Vì thế khi đến với Chúa, chúng ta phải loại bỏ sự sợ hãi, nhưng cần đơn thành trải lòng mình ra để đón nhận tình yêu mà Thiên Chúa hiến trao. Chúng ta cũng cần thâm tín rằng cầu nguyện không phải chỉ là xin xỏ điều này hay điều nọ. Chúa biết rõ chúng ta đang thiếu thốn những gì. Thái độ nội tâm căn bản cần phải có khi cầu nguyện là hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa là Cha nhân lành, rất quảng đại và giàu lòng thương xót. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 kể lại một kinh nghiệm mà Ngài không bao giờ quên. Lúc còn nhỏ, Ngài đi tham dự một cuộc hành hương cùng với thân phụ. Giữa một biển người mênh mông, đứa bé đứng dưới đất không nhìn thấy gì. Thấy vậy, thân phụ của Đức Thánh Cha đã đặt Ngài trên đôi vai mình. Ngài cảm thấy rất tuyệt vời. Cũng vậy, khi chúng ta đến với Chúa, Chúa ôm chúng ta trong vòng tay trìu mến. Chúa cũng đặt chúng ta trên đôi vai Ngài. Trong vòng tay yêu thương của Chúa, chúng ta không còn lý do để sợ hãi.

Cầu nguyện với tâm tình phó thác và tin tưởng.

Tại một giáo xứ nọ, người ta tổ chức học hỏi và hội thảo về việc cầu nguyện. Câu hỏi gợi ý được nêu ra là, chúng ta phải có thái độ như thế nào khi cầu nguyện? Một vị đứng lên chia sẻ như sau: “Khi cầu nguyện, chúng ta phải quỳ gối xuống, tay chắp lại để tôn thờ Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đang đối diện. Đây là thái độ khiêm cung mà Đức Maria đã nêu gương, đặc biệt trong biến cố truyền tin”. Một vị khác nói: “Không đúng. Khi cầu nguyện chúng ta phải đứng thẳng lên, 2 tay giang rộng, đôi mắt hướng lên trời như Moise khi quân đội của ông tiến đánh quân A-ma-lếch (bài đọc 1 hôm nay). Có như thế, Môise mới chiến thắng. Khi mỏi chân và mỏi đôi tay, Moise ngồi xuống, 2 tay buông thõng và quân đội của ông bị thua tan tác”. Cuộc tranh luận khá sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều. Cuối cùng một chàng thanh niên đứng lên trình bày: “Kính thưa quý vị, khi cầu nguyện không biết chúng ta nên đứng hay nên quỳ, đôi tay giang ra hay chắp lại, cặp mắt mở to hướng về trời hay nhắm lại và cúi xuống cách khiêm cung. Quý vị đã tranh cãi khá nhiều. Riêng tôi, tôi đã trải qua một kinh nghiệm cụ thể. Tôi là thợ điện, một lần trèo lên cao để sửa chữa, tôi trượt chân và rơi xuống. Rất may, tôi bám được một cành cây. Hai chân chổng lên trời vướng vào một cành cây khác, đầu chúi xuống đất. Một tay tôi bám chặt vào thân cây, còn tay kia giơ ra vung vẩy để kêu cứu. Trong lúc nguy kịch, tôi đã cầu nguyện xin Chúa đến giúp. Không biết ở trong tư thế như vậy để cầu nguyện, tôi có đẹp lòng Chúa hay không, nhưng chắc chắn Chúa đã nhận lời tôi, bằng chứng là tôi còn được sống đến ngày hôm nay”. Lời kết luận của chàng thanh niên rất ý nghĩa để chúng ta suy nghĩ. Đến nhà thờ cầu nguyện với quần áo lịch sự và thái độ trang nghiêm sốt sắng là điều rất tốt cần phải làm. Nhưng quan trọng hơn cả là thái độ nội tâm của cõi lòng chúng ta đối với Chúa. Nếu chúng ta đến với Chúa với quần áo sạch sẽ mà tâm hồn lại quá bẩn thỉu, đầy dối gian lọc lừa, thì chúng ta cầu nguyện làm sao được. Chúng ta không thể cầu nguyện với Chúa mà tâm hồn nhét đầy dao găm hay lựu đạn của oán thù, thì những lời cầu nguyện của chúng ta hoàn toàn giả dối và rống tuếch.

Cầu nguyện với tâm tình biết ơn.

Có một bà cụ quê mùa nhưng rất đạo đức. Nhà bà quá nghèo phải đong gạo từng bữa. Một hôm nhà hết gạo, bà không biết xoay sở cách nào, nhưng vẫn thành tâm cầu nguyện xin Chúa ban lương thực hằng ngày. Anh chàng thanh niên bặm trợn nhà kế bên nghe thấy bà cầu nguyện như thế liền lấy một bịch gạo quẳng sang, lúc bà không để ý tới. Khi vừa thấy bịch gạo, bà dâng lời tạ ơn Chúa ngay lập tức. Thấy vậy, chàng thanh niên nói vọng sang: “Bà ơi, không phải Chúa cho bà đâu, bịch gạo của cháu đấy, chẳng có Chúa nào hết”. Nghe nói vậy, bà cụ lại ngước mắt lên trời và cầu nguyện tiếp: “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã xui khiến anh chàng Giuđa này đem gạo đến cho con. Chúa có nhiều cách để thi ân. Con xin cảm tạ Chúa.” Tâm tình biết ơn là chìa khóa để chúng ta có thể mở toang cánh cửa của ân sủng. Mọi sự chúng ta có đều là của Chúa. Chúng ta hãy học lấy thái độ khiêm cung của người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện chứ đừng bắt chước thái độ kiêu căng trịch thượng của ông Pharisiêu. Cũng vậy, người Samari phong hủi sau khi được chữa lành đã quay lại cám ơn Chúa, được Chúa trân quý và xem đó như động thái biểu tỏ đức tin nơi anh ta. Chúa nói: “Hãy đứng dậy mà về, lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.

Kết luận

Pascal đã nói: “Con người nhỏ bé và yếu ớt như cây sậy. Nhưng chúng ta sẽ trở nên vĩ đại khi chúng ta biết cầu nguyện” Xin Chúa giúp chúng ta biết siêng năng cầu nguyện với sự kiên trì và thành tâm như lời Chúa dạy hôm nay.

-----------------------------------

 

TN 29-C118: CHÚA MONG MUỐN THẤY NIỀM TIN NÀO


KHI NGƯỜI TRỞ LẠI?

Suy niệm của Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty

 

Câu chuyện dụ ngôn hôm nay trình bày một phản diện, phản diện gay gắt với niềm tin vào một TN 29-C118


Câu chuyện dụ ngôn hôm nay trình bày một phản diện, phản diện gay gắt với niềm tin vào một Thiên Chúa như Đức Giê-su muốn trình bày! Phản diện trong hình ảnh ông quan tòa không có bất cứ niềm tin nào: ‘Chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì’. Ông không có bất kỳ một lý do nào để xót thương bà góa nghèo hèn van xin ông giúp đỡ. Cuối cùng thì chỉ vì không chịu nổi sự quấy rầy đeo bám, ông đã buộc phải ‘ra tay làm phước’ cho bà góa cô thế cô thân; cuối cùng thì vị quan tòa vô tâm đó đã ‘buộc phải’ xót thương, cho dù đó chỉ là bề ngoài và hoàn toàn bất đắc dĩ.

Khi đem một hình ảnh tiêu cực đến như thế để đối chiếu với Thiên Chúa nhân lành: “Anh em nghe ông quan tòa bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ người đã tuyển chọn, hằng đêm ngày kêu cứu với Người sao?” chắc hẳn Đức Giê-su phải có một lý do gì sâu sắc lắm.

Trước hết, ông quan tòa nọ đã bị chính Đức Giê-su gán cho thuộc từ ‘bất chính’;ông bất chínhkhông phải vì đã làm điều gì phạm pháp. Không, tuyệt nhiên không! Tương tự như ông phú hộ trong câu chuyện ‘chàng La-da-rô nghèo khổ’, ông này bị Đức Giê-su gọi là ‘bất chính’ chỉ vì một lý do duy nhất: ông đã không có một chút lòng trắc ẩn, xót thương nào.

Điều này cho chúng ta một gợi ý: thay vì tin vào một Thiên Chúa công chính, như người Do Thái vẫn thường gọi, căn cứ vào giao ước đã ký kết, thì Đức Giê-su, dầu vẫn dùng các từ ngữ cũ, mời gọi các môn đệ hướng tới sự công chính theo một nội dung hoàn toàn mới. Thiên Chúa công chính vì Người từ bi và giầu lòng xót thương (xem nội dung thư thứ nhất của Gio-an, đăc biệt các câu 2:29 và 3:7). Người là trọn vẹn công chính, bởi vì Người là Thiên Chúa trọn vẹn từ nhân! Yếu tính lớn nhất của Người là “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời…, để khỏi bị lên án, nhưng được cứu độ” (Ga 3:16-18). Dấu hiệu của Thiên Chúa từ nhân đó đã được nói tới trong Cựu Ước trong hình ảnh con rắn được Mô-sê giương cao trong sa mạc. Không may các người Do Thái đã hầu như hoàn toàn quên mất hình ảnh này… Tân Ước trái lại đã biểu lộ tình yêu này bằng Thập Giá; Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy (Ga 3:14)): Thiên Chúa của Đức Giê-su vẫn là Thiên Chúa ba lần Thánh, nhưng không phải vì sự thánh thiện cao xa tự tại nơi một mình Người. Đối với chúng ta và cho chúng ta, Người là thánh vì Người yêu mến con người tội lỗi với tất cả lòng xót thương. Tôi ngạc nhiên khi nghe Đức Giê-su nói: ‘Thiên Chúa yêu thế gian’. Sau này khi Gio-an cho định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu”,ông không quên giải thích liền sau đó: ‘Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian, để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống’ (1 Ga 4:8-9).

Thế nhưng niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương như thế, một phản diện gay gắt với ông quan tòa bất chính trong dụ ngôn, ngay cả đối với Ki-tô hữu chúng ta, cũng có thể trở thành rất mong manh; Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa xót thương vẫn có thể bị ngay chính các Ki-tô hữu mau chóng quên lãng.

Chưa khi nào ta bắt gặp một Đức Giê-su bi quan và ngờ vực đến thế: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Ngài còn thấy niềm tin trên mặt đất nữa chăng?” Tôi thiển nghĩ: nếu là niềm tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì cho dầu có bị thử thách tới mấy đi nữa, chắc chắn nó sẽ vẫn mãi mãi tồn tại nơi nhân loại; niềm tin cầu khẩn với một Thiên Chúa quyền phép cũng sẽ không bao giờ kết thúc, kể cả khi con người đã hoàn toàn no đủ. Nhưng tin tuyệt đối vào một Thiên Chúa yêu thương, và biểu lộ lòng tin này cách mãnh liệt trong cầu nguyện với thái độ tin tưởng phó thác như thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su đã làm, thì lại luôn có nguy cơ bị nhạt nhòa, ngay cả trong chính Giáo Hội Công Giáo. Lịch sử minh chứng: đã từng có những thời kỳ mà lòng tin vào Thiên Chúa xót thương đã hoàn toàn bị lu mờ ngay trong chính nội bộ Giáo Hội, thay vào đó người ta đề cao và quảng bá một Thiên Chúa công thẳng luận phạt tới mức đáng sợ. Sự phổ biến của học thuyết Giăng-sê-nít hay Thanh Giáo một thời trong suy nghĩ của nhiều tín hữu và giáo sĩ cho thấy điều đó. Lòng tin tuyệt đối vào một Thiên Chúa yêu thương và cứu độ rất có nguy cơ bị biến mất. May mắn thay, việc quảng bá học thuyết ‘Con Tim’ của thánh Phan-xi-cô Sa-lê (Salesian spirituality), và gần đây hơn, việc phổ biến lòng tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa cho thấy niềm tin này đang có dấu hiệu phục hồi. Rất mong lòng tôn sùng này sẽ sớm trở thành một niềm tin chân chính, chứ không chỉ là việc đạo đức bề ngoài..., để rồi, một khi trở lại trong vinh quang Thập Giá, Người sẽ vui mừng thấy niềm tin này đã lan rộng trong Hội Thánh và trên toàn trái đất.

Công việc của tôi, một linh mục của Đức Ki-tô cứu độ và xót thương, chính là thắp lên và chăm sóc cho ngọn lửa niềm tin này bừng sáng nơi tâm hồn nhiều tín hữu!

Lạy Chúa từ nhân, đã có một lần Chúa ngự đến trong giờ chết của con, và may mắn thay lần đó Chúa còn tìm thấy niềm tin này nơi con còn tồn tại chút ít. Xin Chúa tiếp tục phát huy và duy trì trong con, và trong tất cả tâm hồn các Ki-tô hữu, niềm tin vào Thiên Chúa từ ái xót thương; để bất cứ khi nào Chúa đến, cho dầu có đột ngột tới mấy, Chúa vẫn tìm thấy niềm tin này tiếp tục tồn tại, nhất là nơi con, và nơi tâm hồn các giáo dân con phục vụ, hướng dẫn. Xin Chúa tiếp tục củng cố đức tin này trong con. Amen.

-----------------------------------

 

TN 29-C119: Hãy làm cho ngọn lửa yêu thương được bùng cháy


(Suy niệm của Huệ Minh)

 

Nỗi lòng của Chúa Giêsu yêu thương con người thật tha thiết. Ngài muốn con người nhận ra TN 29-C119


Nỗi lòng của Chúa Giêsu yêu thương con người thật tha thiết. Ngài muốn con người nhận ra được sự thật về Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho con người và mọi người đều là con cái Chúa nên phải yêu thương nhau. Chúa Giêsu đã ném ngọn lửa Tình Yêu Thiên Chúa vào mặt đất. Ngài muốn Lời Yêu Thương - Tin Mừng - được bùng cháy khắp nơi. "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc.12,49).

Trong Kinh Thánh, từ “lửa” được đề cập 480 lần. Lửa mang nghĩa biểu tượng thánh thiêng chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa tỏ mình ra cho ông Môsê giữa bụi gai cháy rực cháy (x. Xh 3,2). Thiên Chúa lập giao ước dưới chân núi Sinai (x. Đnl 1,33; 4,11-12.36; 5,4.22). Lửa là hình ảnh Thiên Chúa hướng dẫn dân Do thái trong sa mạc (x. Xh 13,21).

Trong Tân Ước, lửa là hình ảnh của Chúa Thánh Thần khi Người ngự xuống trên các Tông đồ dưới dạng hình lưỡi lửa vào ngày Lễ Ngũ Tuần (x. Cv 3,2). Lửa là sức mạnh của Thánh Linh, khi các Tông đồ nhận được Chúa Thánh Thần, các ông đã trở nên con người hoàn toàn mới: Can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng (x. Cv 1,8), làm chứng, hy sinh vì Tin Mừng và vì tình yêu của Đức Kitô Phục Sinh. Lửa chính là tình yêu nồng cháy của Đức Giêsu (x. Lc 12,49).

Lửa còn tượng trưng cho sự thanh luyện, thiêu huỷ và phán xét. Đó là ngọn lửa từ trời xuống thiêu huỷ thành Sôđôma và Gômôra (x. St 19,24), mưa lửa từ trời xuống như một phần của sự phán xét trong ngày tận cùng của thế giới (x. Lc 17,29); hay là lửa soi sáng trong Ngày của Thiên Chúa (x. 1 Cr 3,13; Mt 3,11-12).

Theo các nhà chú giải Kinh thánh, lửa ấy chính là: Chân lý, là Tin Mừng, là Thần Khí và là Tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn cho “lửa” đó được bùng lên, nghĩa là muốn cho mọi người trên khắp thế giới được nhận biết Chân lý và Tình yêu của Thiên Chúa.

Khi vào trần gian, Đức Giêsu đã đưa lửa vào, và Người ước mong lửa đó bùng lên. Theo Kinh thánh, Lửa là biểu tượng hình phạt của Thiên Chúa, nhất là vào lúc tận cùng thời gian. Lửa còn là biểu tượng cho sự thanh tẩy và làm đổi mới. Chúa Giêsu sẽ thực hiện cuộc thanh tẩy tâm linh nhờ Chúa Thánh Thần.

"Lửa" mà Người nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay đúng hơn nên hiểu về "Thánh Thần". Người đến để cho những kẻ tin Người được Thần Khí của Thiên Chúa. Người mong muốn, đến nỗi nôn nóng thấy việc đó chóng xảy đến để loài người chóng nhận được Thánh Thần khiến họ có thể kêu lên "Abba! Lạy Cha". Một cách cụ thể, có thể nói, trong suốt cuộc đời trần gian, Ðức Giêsu hằng mong mỏi ngày lửa Thánh Thần sẽ xuống trên các môn đệ, vì đó là mục đích cuộc giáng sinh cứu thế của Người, để tất cả loài người trở thành con cái Thiên Chúa.

"Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban bình an cho trái đất sao?... Không phải thế đâu, nhưng đúng hơn là để gây chia rẽ". "Sự chia rẽ là đối cực của sự bình an. Nhưng đây là sự chia rẽ vì Chúa, một sự chia rẽ đi vào qui luật của thập giá: Khi mất đi là khi tìm thấy, khi chết đi là khi được sống muôn đời. Hơn nữa, Đức Giêsu đã hứa: Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Bởi thế Đức Giêsu không đến trần gian để gieo sự bất hòa, nhưng là đem đến sự hiện diện của Thiên Chúa, đồng nghĩa với sự bình an.

Sự bình an Đức Giêsu mang đến là sự bình an phải chiến đấu trong chân lý, phải được xây dựng trong khó nhọc, trước hết ở trong chính bản thân ta rồi lan tỏa chung quanh ta: đó là dám chấp nhận những mệt nhọc, đói khát, thua lỗ, nhường nhịn vì những điều lành, biết tách mình ra khỏi những đố kị và muôn vàn những cái vừa vụn vặt vừa tầm thường của cuộc sống. Lương thực của sự bình an luôn là một thách thức"

Cuộc đời theo Chúa, đón nhận lửa Chúa gieo xuống và lãnh nhận Phép Rửa Chúa chịu. Cuộc đời theo Chúa này là một cuộc đời đầy hy sinh từ bỏ, chấp nhận tách rời ra khỏi những gì cản trở ta trở nên giống Chúa và đây là sự chia rẽ mà Chúa Giêsu muốn nói đến trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Theo Chúa, sống trung thành với Lời Chúa, lãnh nhận lửa tình yêu của Chúa trong tâm hồn và chấp nhận hy sinh như Chúa đã hy sinh trên thập giá, chấp nhận chịu Phép Rửa của Chúa. Theo Chúa như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ được bình an thật Chúa ban cho, nhưng đồng thời chúng ta cũng bị chia rẽ, bị tách rời ra khỏi kẻ khác, nhất là khi những kẻ khác đó a dua hoạt động cho ma quỉ chống lại chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đem lửa xuống trần gian và lửa ấy chính là bản thân Ngài và Phúc Âm của Ngài. Ngài đã rao giảng Tin Mừng để soi chiếu cho những người còn ngồi trong bóng tối sự chết, để sưởi ấm cho những tâm hồn giá băng cũng như để thiêu huỷ mọi tội lỗi của nhân loại.

Thiên Chúa chiếu soi chúng ta, để chúng ta được bình an. Khi cuộc sống có những lo âu, buồn chán, tuyệt vọng, chúng ta hãy tìm đến với ơn Chúa; "ơn Chúa sẽ lôi cuốn bạn, cho tới khi bạn tìm lại được nguồn vui" (thánh Bênađô). Người kitô hữu đích thực là người sống trong niềm vui, bình an và ơn cứu độ của Chúa. Người kitô hữu đích thực thắp lên ngọn lửa tình yêu của Thánh Thần trong lòng mình và nơi người khác.

Ta được mời gọi để thực hiện niềm ước mong mà Đức Giêsu đã suốt đời ôm ấp, đó là làm cho thế giới nên ấm áp hơn vì con người biết sống cho Thiên Chúa và cho nhau.

Gieo rắc ngọn lửa và ánh sáng là chấp nhận bị từ khước và đe dọa. Đức Giêsu linh cảm những gì sẽ xảy ra cho đời mình. Ngài sẽ phải chịu một phép rửa kinh khủng, sẽ phải dìm mình thật sâu trong nỗi khổ đau.

Ngài đã mời gọi mỗi người chúng ta hãy tiếp tay với Ngài để cho sứ mạng của Ngài được chóng hoàn tất. Chính vì thế mỗi người chúng ta cũng phải là một ngọn lửa truyền nóng và chiếu sáng cho những người chung quanh bằng một đời sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương.

Lời Chúa hôm nay tha thiết kêu gọi ta. Hãy khơi cho ngọn lửa yêu thương bừng sáng lên. Hãy đẩy lùi bóng tối chiến tranh, chia rẽ, hận thù. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận và ban phát yêu thương, xoá đi những nhỏ nhen, ích kỷ. Để mọi người nhìn nhau là anh em thực sự. Bấy giờ đêm mới tàn và ngày mới bắt đầu. Bóng tối nhường chỗ cho ánh sáng, ánh sáng rực rỡ phát xuất từ những trái tim chan hoà yêu thương.

-----------------------------------

 

TN 29-C120: Hãy kiên trì cầu nguyện


 Huệ Minh

 

Ta phấn khởi và nhận ra giá trị của lời cầu nguyện. Và thường khi nhớ đến câu chuyện Môsê cầu TN 29-C120


Ta phấn khởi và nhận ra giá trị của lời cầu nguyện. Và thường khi nhớ đến câu chuyện Môsê cầu nguyện trên núi trong khi Giôsua đánh giặc, người ta vẫn để ý khía cạnh hiệu năng lạ lùng của việc cầu nguyện. Không có Môsê cầu nguyện, con cái Israel đã không chiến thắng.

Và khi cánh tay Môsê rũ xuống là lúc thất bại ngả về phía Israel. Tuy nhiên nếu chỉ hiểu câu chuyện của bài sách Xuất hành như vậy, chúng ta không biết đánh giá đúng mức một sự kiện rất ý nghĩa trong lịch sử Dân Chúa, và do đó trong đời sống đạo của chính chúng ta. Sự kiện này đã được ghi lại trong Kinh Thánh, không phải chỉ vì là một biến cố lịch sử, nhưng có thể nói, nhiều hơn là ý nghĩa sâu xa của nó.

Chúa Giêsu khuyên ta cầu nguyện luôn và không nản chí. Nếu ta ngưng cầu nguyện, chúng ta hầu như mất nhiệt tình và bỏ cuộc. Nếu ta cầu nguyện liên tục, chúng ta sẽ không bao giờ mất nhiệt tình. Cầu nguyện có nghĩa là đặt chính mình và số phận của mình trong đôi tay của Thiên Chúa. Ta cầu nguyện có nghĩa là ta trông cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa chứ không phải sức mạnh của ta. Khi chúng ta cầu nguyện một thứ quyền lực khác trở thành có hiệu lực đối với chúng ta.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ và với chúng ta hôm nay “Hãy cầu nguyện không ngừng và không bao giờ nên nản chí”. Một số người không nhận thấy giá trị của việc cầu nguyện thường xuyên. Họ nghĩ rằng chỉ cần cầu nguyện khi họ cảm thấy hứng thú.

Đây là một dụ ngôn dễ hiểu. Chúa Giêsu đưa ra hai tình ảnh trái ngược. Một bên là bà goá nghèo khổ, bé nhỏ, không có tiếng nói trong xã hội. Một bên là ông quan toà bất nhân, chẳng sợ trời mà cũng chẳng nể người. Thật là một hoàn cảnh tuyệt vọng cho người phụ nữ không có tiếng nói. Nhưng nhờ kiên trì, bà đã đạt được ý nguyện. Chúa kể dụ ngôn này với mục đích: dạy các môn đệ hãy noi gương bà goá, cầu nguyện luôn không được nản chí.

Ta không phải như một góa phụ, ít giá trị trước mặt xã hội. Ta là những người được Thiên Chúa ưu tuyển. Và Người không giống vị thẩm phán vô tâm; Người rất nhân hậu đối với con cái loài người. Ở đây Chúa Giêsu dường như muốn nói đến một "trường hợp cực chẳng đã", một hoàn cảnh tệ hơn cả, để chứng tỏ rằng những trường hợp và hoàn cảnh bình thường hơn tất nhiên sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Nếu quan hệ giữa người góa phụ và vị thẩm phán cuối cùng còn như vậy, huống nữa là quan hệ giữa người ta và Thiên Chúa chắc chắn sẽ mỹ mãn vạn phần. Miễn là người ta phải kiên tâm cầu nguyện, tức là luôn tín nghĩa với Thiên Chúa. Chính điều kiện tín thành này là khó.

Thế nên Chúa Giêsu đã kết thúc bài giáo huấn hôm nay bằng một câu hỏi có vẻ não nuột nhưng rất chân thành: "Con Người đến sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa không?". Tức là các con người ưu tuyển có luôn giữ mãi lòng tín nhiệm với Thiên Chúa không? Thái độ nhàm chán của họ khi cầu nguyện không phải là dấu chỉ lòng trung tín của họ đã suy giảm rồi sao? Thế nên chúng ta phải tập kiên tâm cầu nguyện để duy dưỡng lòng tin, hầu mãi mãi nhận được lòng thương xót của Chúa.

Chúa Giêsu muốn ta hãy liên lỉ cầu nguyện và cầu nguyện cách kiên trì. Như Môsê quì giang tay suốt ngày cầu nguyện cho dân Do Thái thắng trận, như bà goá suốt bao ngày tháng cầu xin quan toà minh xét cho bà, như thánh Mônica ròng rã 20 năm trường cầu nguyện cho người con là Augúttinô trở lại, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục và bền chí, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ.

Một lời cầu nguyện được đáp lại, không phải khi chúng ta có được điều chúng ta cầu xin, nhưng khi chúng ta được ban cho cảm thức về sự cận kề của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của một bệnh nhân được đáp lại không phải bởi bì bệnh của người ấy biến mất, nhưng bởi vì người ấy có được một cảm thức về sự kề cận của Thiên Chúa, sự bảo đảm rằng căn bệnh của người ấy không phải là một hình phạt của Thiên Chúa và Thiên Chúa không bỏ rơi người ấy. Cầu nguyện có thể không làm thay đổi thế giới cho chúng ta, nhưng nó có thể cho chúng ta lòng can đảm đối diện với thế giới.

Cầu nguyện là một sức mạnh cũng có thực như chính sức hút của trái đất, đó là sức mạnh mà Chúa Giêsu nói đến qua hình ảnh của người đàn bà góa kiên trì trong Tin Mừng hôm nay. Ông quan tòa đứng ra xử án không phải vì lòng công bình hay vì lòng tốt mà chỉ vì không chịu đựng nổi sự quấy rầy của bà góa. Thiên Chúa nhậm lời con người không phải vì sợ con người quấy rầy mà chỉ vì lòng tốt đối với con người mà thôi. Nói đến sức mạnh của lời cầu nguyện là tuyên xưng lòng nhân từ của Thiên Chúa vậy. Kiên trì trong lời cầu nguyện cũng là ân huệ của Chúa.

Chúa Giêsu bảo chúng ta phải cầu nguyện luôn, vì:

Sự cầu nguyện luôn soi sáng niềm hy vọng và những dự định của chúng ta.

Sự cầu nguyện luôn giúp ta phân biệt được điều gì là quan trọng, điều gì là tầm thường.

Sự cầu nguyện luôn giúp ta khám phá ra những ước vọng chân thật, những ray rứt lương tâm bị bóp nghẹt, những nỗi khát khao bị quên lãng.

Sự cầu nguyện luôn chỉ cho ta thấy những lý tưởng cao đẹp cần vươn tới.

Và nhất là sự cầu nguyện luôn giữ ta thường xuyên gần gũi với Chúa.

Cầu nguyện không phải là việc xin ơn này ơn nọ, theo óc vụ lợi của chúng ta, cầu nguyện không phải là việc tránh né bổn phận để Thiên Chúa làm tất cả, cầu nguyện cũng không phải là việc liệt kê ước muốn để mong chờ Chúa thực hiện. Nhưng cầu nguyện đích thực chính là việc thực hành Đức Tin, nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để đối thoại với Người, van xin Người tiếp tục ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện thánh ý Người. Thấu hiểu sự yếu đuối của con người nên Chúa Giêsu than thở: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Vậy, cầu nguyện không phải là độc thoại mà là đối thoại liên lỉ và kiên trì với Thiên Chúa trong Đức Tin để trung thành với Chúa cho tới khi Người lại đến.

Cầu nguyện là dầu giữ cho ngọn đèn Đức Tin luôn cháy sáng.

Hoa trái của cầu nguyện là Đức Tin
Hoa trái của Đức Tin là tình yêu
Hoa trái của tình yêu là phục vụ
Và hoa trái của phục vụ là bình an.

Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa. Lý luận của Ngài trong dụ ngôn về một quan tòa bất công thật đơn giản: nếu quan tòa bất lương đến độ không kính sợ Thiên Chúa cũng chẳng kính nể người ta, mà còn phải chịu thua trước lời van vỉ của một bà góa, thì huống chi Thiên Chúa, Ðấng trọn hảo và yêu thương con người.

Ta tưởng Thiên Chúa câm lặng và vô cảm trước nỗi khổ đau và lời kêu cầu của con người; thật ra, công lý của Thiên Chúa không phải là công lý của loài người, lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa không phải là lẽ khôn ngoan mà chúng ta có thể thẩm định được theo tiêu chuẩn của loài người. Tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của loài người. Quyền năng và tác động của Ngài vượt trên mọi tính toán, cân lường, suy tưởng và chờ đợi của chúng ta.

Cuộc sống mỗi người Kitô là một cuộc sống trong đức tin và nhờ đức tin. Vì thế mỗi người đừng để mất đức tin hay giảm sút lòng tin. Nói một cách khác tích cực hơn là để trung thành với đức tin và phát triển đời sống đức tin. Chính việc cầu nguyện sẽ giúp chúng ta sống được như vậy.

-----------------------------------

 

TN 29-C121: Kiên tâm


 Lm. Giuse Trần Việt Hùng

 

Truyện kể: Wilma Rudolph bị bạo bệnh ngay từ lúc mới sinh. Cô là một đứa trẻ sinh non thiếu TN 29-C121


Truyện kể: Wilma Rudolph bị bạo bệnh ngay từ lúc mới sinh. Cô là một đứa trẻ sinh non thiếu tháng, bị viêm phổi, cảm hồng chẩn và bị bại liệt. Bệnh bại liệt làm cho một chân bị teo cơ và bàn chân mang tật. Tới lúc 11 tuổi, Wilma chân đi khập khễnh bị niềng bởi miếng kim loại. Tại nhà, cô bé xin chị coi chừng, trong khi cô thực tập bước đi không mang vật niềng. Cô bé tập tành mỗi ngày, nhưng sợ rằng cha mẹ của cô khám phá ra việc cô đang làm và có thể ép buộc cô phải ngưng. Cuối cùng, cảm thấy có lỗi. Cô trình bày mọi sự việc đang diễn tiến, bác sĩ qúa ngạc nhiên. Tuy nhiên, ông cho phép cô tiếp tục thực tập nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Dù thế nào đi nữa, câu truyện rút ngắn lại. Wilma tập bước đi cho tới khi cô bé đã rời bỏ đôi nạng vĩnh viễn. Cô bé tiến bộ trong việc tập chạy. Khi cô lên 16 tuổi, cô đã thắng giải huy chương đồng trong cuộc chạy đua tiếp sức ở Melbourne Olympics. Bốn năm sau, tại Rome Olympics, cô trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử thắng ba huy chương vàng môn điền kinh. Cô trở về với băng ghi dấu được đón chào tại Hoa Kỳ và gặp riêng tổng thống Kennedy và nhận Giải Thưởng Sullivan (Sullivan Award) như vận động viên nghiệp dư hàng đầu của quốc gia.

Trong cuộc lữ hành về Đất Hứa, dân Do-thái gặp nhiều bước gian truân cả đối nội lẫn đối ngoại. Đối đầu gian khó cả tinh thần lẫn thể chất. Thiên Chúa thanh luyện lòng dân qua rất nhiều biến cố khó khăn. Họ lo lắng về nơi ăn chốn ở và sự an toàn cuộc sống. Dân sống chết với cuộc sống bấp bênh lang thang trong hoang địa. Đi qua các vùng dân cư ngoại bang, họ phải tranh đấu để sống còn. Có nhiều nhóm dân thù nghịch đã dấy lên gây chiến với họ. Người Amalec đã đưa quân chinh phạt Israel: Trong những ngày ấy, người Amalec đến giao chiến với Israel tại Raphiđim (Xh 17, 8). Ông Môisen đã phải cầu khẩn với Thiên Chúa suốt ngày. Ông giang tay kiên tâm cầu nguyện, luôn đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa để cầu xin cho dân thắng trận: Khi ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng trận, còn khi ông hạ tay xuống một chút, thì người Amalec thắng thế (Xh 17, 11). Ông Môisen và dân chúng một lòng kiên trì cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa. Quyền phép của Chúa thức hiện nhãn tiền qua từng giây phút.

Môisen đã kết hợp lòng trí một cách rất chân thành với Thiên Chúa Giavê. Ông khẩn cầu cùng Thiên Chúa trong mọi bước đường sướng khổ. Chúa đã dùng ông như khí cụ dẫn đưa Dân riêng ra khỏi Ai-cập để vào miền Đất Hứa. Chương trình cứu độ tiếp tục trải dài suốt dọc lịch sử của Dân Do-thái cả mấy ngàn năm. Đôi khi chúng ta tự hỏi, tại sao Thiên Chúa chuẩn bị chờ đợi một thời gian qúa dài để đón nhận Đấng Cứu Thế xuống trần? Chúng ta không thể nào hiểu thấu ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Thiên Chúa hằng hữu đi vào thời gian và không gian hữu hạn. Thiên Chúa luôn kiên trì chờ đợi sự tiến triển của con người. Tính theo thời gian năm tháng của đời sống con người trần thế thì qúa lâu dài. Đã có biết bao nhiêu dòng dõi nối nghiệp cưu mang sứ vụ đón nhận ơn cứu độ.

Thiên Chúa bước vào tiến trình lịch sử của một dân tộc và đồng hành từng bước cùng với sự u mê, ương ngạnh và dại khờ của con người. Thiên Chúa dõi bước qua mọi trạng huống thăng trầm của lịch sử. Chúng ta biết tâm hồn, tính tình và cõi lòng của con người đổi thay chẳng tốt lành gì. Kinh Thánh đã nêu danh một số vị tiêu biểu được Chúa chọn làm người lãnh đạo như vua Saulê, Đavít, Solômon và các vua kế vị, nhưng được mấy vị tốt lành và trung tín. Thiên Chúa ưu đãi và ban muôn ân phước lộc cho các vị lãnh đạo, nhưng hầu như vị vua nào cũng nhiều lần bị sa ngã phạm tội và rơi vào tham sân si của trần đời. Dân Riêng cũng đã nhiều lần quay lưng phản bội lại với Thiên Chúa để chạy theo tôn thờ các thần dân ngoại. Thiên Chúa luôn tín trung với lời đã hứa. Chúa kiên tâm chờ đợi. Chúa đánh phạt họ, rồi Chúa lại tha.

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn dạy các tông đồ về sự kiên trì trong lời cầu nguyện, đừng khi nào chán nản: Chúa Giêsu dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng (Lc 18, 1). Dụ ngôn nói về sự kiên tâm của người đàn bà góa trước quan tòa. Vì bà quấy rầy qúa, nên ông đã xét xử cho bà. Chúa dùng hình ảnh việc hầu tòa để nói về sự cầu nguyện luôn. Chúng ta cần kiên trì trong cầu nguyện. Có nhiều khi điều chúng ta xin hôm nay không được, ngày mai lại đổi sang lời cầu khác. Chúng ta muốn được Chúa đáp lời cho thỏa mãn các nhu cầu ngay lập tức. Đôi khi chính chúng ta cũng không biết mình cần gì hay xin gì cho phải lẽ. Mỗi lần cầu xin chúng ta kể ra một chuỗi dài những ơn cần thiết, nhưng chúng ta lại chẳng thiết tha chờ đợi. Nghĩ rằng cầu xin rồi, Chúa muốn ban hay không cũng chẳng sao. Có thể chúng ta cầu mà chưa được vì cầu xin không đúng cách. Chúng ta dễ chán nản trong lời cầu xin là thế!

Với tâm tình khoan dung nhân hậu, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách cầu nguyện. Không lẽ nào Thiên Chúa không nhận lời chúng ta cầu xin, nếu chúng ta thiết tha kêu cứu đêm ngày: Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? (Lc 18, 7). Đây là chìa khóa của việc cầu nguyện. Hãy tập trung tinh thần cầu nguyện kết hợp mật thiết với Chúa. Vì không phải xin nhiều hay nói nhiều là được nhiều. Chúng ta phải biết cầu xin và biết lắng nghe. Lời cầu cần sinh ích lợi cho phần rỗi của linh hồn của chúng ta. Nhìn lại cuộc đời, Chúa đã ban cho chúng ta nhiều hơn điều chúng ta mong ước cầu xin.

Cầu nguyện cần sự kiên trì. Kiên trì chờ đợi như người mẹ mang thai chờ đợi sinh con. Người mẹ không thể cắt bớt thời gian năm tháng phát triển của thai nhi trong cung lòng. Thời gian là nguồn ân phước để cưu mang và sinh thành. Cuộc sống của chúng ta cũng thế, thời gian và môi trường chung quanh vẫn cứ trôi. Mọi loài thụ tạo theo tiến trình tự nhiên cứ phát triển. Con người cần có sự kiên nhẫn đợi chờ trong tất cả mọi diễn tiến tự nhiên. Chúng ta không thể cắt bớt thời gian để tìm đạt kết qủa ngay. Người ta nói: Dục tốc bất đạt. Trong vấn đề cầu nguyện cũng thế, cầu xin là trải lòng ra một cách khiêm tốn để nhận biết thân phận yếu hèn, tội lỗi, thiếu thốn và bất xứng, xin Chúa đoái thương và ban ơn phúc.

Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy biết sống lời Chúa để sinh hoa trái trong cuộc sống đạo. Tất cả chân lý mạc khải về Thiên Chúa và vũ trụ con người đã được ghi chép trong Kinh Thánh: Tất cả Kinh Thánh đã được Chúa linh hứng, đều hữu ích để giảng dạy, biện bác, sửa dạy và giáo dục trong đàng công chính (2Tm 3, 16). Lời linh hứng sống động được truyền đạt qua bao đời. Giáo Hội có một kho tàng khôn ngoan vô giá là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa được in ghi trong lịch sử cứu độ để giúp con người đạt tới cứu cánh của mình. Chúng ta không phải tìm nơi nguồn nào khác. Thánh Kinh giúp chúng ta tìm ra tận nguồn chân thiện mỹ.

Đừng ngại dùng Lời Chúa để rao giảng, thuyết phục và hướng dẫn. Phaolô đã nhấn mạnh: Con hãy rao giảng lời Phúc Âm, hãy xúc tiến việc đó, dầu thời thế thuận lợi hay không thuận lợi; hãy thuyết phục, hãy khiển trách, hãy khuyên lơn với tất cả lòng kiên nhẫn và quan tâm giáo huấn (2Tm 4, 2). Chúng ta không xấu hổ vì rao giảng lời Chúa. Không sợ hãi khi làm chứng nhân cho Chúa. Không hổ thẹn khi trưng dẫn lời Chúa. Chúng ta hãy can đảm đọc, lắng nghe và thực hành lời Chúa trong cuộc sống mỗi ngày.

Lạy Chúa, Chúa rất nhân từ và khoan dung đại lượng. Chúa chẳng bỏ rơi những ai chạy đến với Chúa xin ơn trợ giúp. Xin cho chúng con biết tín trung và bền vững dõi theo bước đường Chúa đã đi.

-----------------------------------

 

TN 29-C122: Đừng thất vọng!


(Suy niệm của P. Trần Đình Phan Tiến - Bước Theo)

 

Vâng! Kính thưa quý vị, có thể nói chủ đề Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay, là một chủ đề khá TN 29-C122


Vâng! Kính thưa quý vị, có thể nói chủ đề Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay, là một chủ đề khá quan trọng đối với phạm vi đức tin. Theo đó, câu Lời Chúa quan trọng nhất của đoạn Tin Mừng hôm nay chính là câu cuối( Lc 18, 8b).” ... Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy LÒNG TIN trên mặt đất nữa chăng? ”

Vâng! Thiên Chúa vốn dĩ là một mầu nhiệm, nên chi, không ai biết về Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa không mặc khải cho, vì vậy, cầu nguyện không phải chỉ là xin ơn vật chất, mà chính là lúc phàm nhân bày tỏ sự đáp trả ơn mặc khải từ Thiên Chúa một cách khiêm tốn và trung thành, từ đó , khi cầu nguyện, chính là lúc phàm nhân “trả nợ “ cho Thiên Chúa ,vì họ đã “mắc nợ” Thiên Chúa. Chứ không phải Thiên Chúa mắc nợ chúng ta.

Hiểu như vậy, người ta sẽ không nản chí khi cầu nguyện, trái lại, cầu nguyện là bổn phận tâm linh, vì cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để kết hiệp cùng Thiên Chúa là Cha nhân từ. Mặc nhiên, khi con người được kết hiệp cùng Thiên Chúa, thì họ không còn cần đến nhu cầu theo ý họ. Mà là chính Thiên Chúa mới thật là nhu cầu thiết yếu của họ.

Trở lại đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn của phàm nhân, có nghĩa là cách đối xử của phàm nhân mà dẫn chứng về Nước Trời. Chúa Giêsu bảo: “ đừng nản chí khi cầu nguyện” (c 1). Ông quan tòa chiếu cố đến bà góa, không phải vì ông ta tốt, mà là vì bà góa kiên trì. Một sự kiên trì dai dẵng đã làm cho quan tòa phải thực hiện lời yêu cầu của bà góa.

Như vậy , qua dụ ngôn: ” quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy” (Lc 18, 1-8), Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta biết sự kiên trì cầu nguyện. Vì Thiên Chúa sẽ bênh vực kẻ cậy trông Ngài, dù Thiên Chúa có trì hoãn. (c7).

Và tại câu (8a), Chúa Giêsu đã khẳng định: “Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ”. Tại sao? Thưa quý vị, thưa vì chính Người là Thiên Chúa, một lý do đơn giản như vậy.

Nhưng vấn đề là: “... Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (c 8b). Vâng, Chúa Giêsu đã nhìn thấy trước vấn đề về “ đức tin” của con người, và Người đã cảnh báo. Có nghĩa là lòng tin của phàm nhân sẽ giảm sút đến độ không còn, nếu họ chạy theo vật chất và nhu cầu trần thế hơn nhu cầu thiêng liêng. Đó là điều đáng buồn, vì chính Chúa Giêsu đã cảnh báo như thế. Đây cũng chính là trọng tâm mà Đức Benedicto XVI đã ban hành “NĂM ĐỨC TIN” vậy. Đức Nguyên Giáo Hoàng đã tâm niệm và ấp ủ câu Lời Chúa nầy để cho ra đời năm ĐỨC TIN. Có nghĩa là “năm cầu nguyện” cho Đức Tin được bền đỗ.

Như vậy, nhân ngày KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO, chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội trung tín tiến bước theo Chúa Kitô một cách trọn vẹn hơn nữa trong mọi sự như ý Chúa muốn. Muốn vậy, từng Kitô hữu một phải kiên tâm cầu nguyện, để kết hiệp cùng Thiên Chúa trong mọi thời gian hầu vững tin vào Lời Chúa Giêsu, Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con cầu nguyện và kiên trì cầu nguyện, xin cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy, để Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu mưu ích cho phần thiêng liêng của chúng con cho tới ngày Chúa lại đến ./. Amen.

-----------------------------------

 

TN 29-C123: Cầu nguyện tín thác và kiên trì


(Suy niệm của Lm Giacôbê Tạ Chúc)

 

Ai cũng biết mỗi một tôn giáo đều có cách thức cầu nguyện riêng, phù hợp với gíao lý của mình TN 29-C123


Ai cũng biết mỗi một tôn giáo đều có cách thức cầu nguyện riêng, phù hợp với gíao lý của mình. Là người Công giáo, ai mà không biết hoặc đã từng được dạy về cầu nguyện. Hằng ngày trong các sinh hoạt Giáo xứ, Hội đoàn, các gia đình luôn có những giờ cầu nguyện. Thánh Vịnh 63 dạy:

“Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện,
để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống,
miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương”

Thi sỹ công giáo Hàn Mặc Tử với những vần thơ trong nỗi đau về thể xác cũng đã thốt lên:

“Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng, trăng, trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là trăng của rạng ngời”
(Trăng vàng trăng ngọc – Hàn Mặc Tử)

Lời cầu nguyện của kẻ thấp hèn

Hình ảnh người đàn bà góa là biểu tượng cho những con người cô thân cô thế, những người mà kinh thánh hay nhắc tới như là: “những người nghèo của Gia-vê”, lời cầu khẩn của bà đã bị viên Quan Tòa bỏ ngoài tai. Bà thấp cổ bé họng, kêu đâu cũng chẳng thấu. Bà làm tất cả và với một lòng kiên trì, không ngã lòng trông cậy. Vị Thẩm phán lẽ ra với nhiệm vụ của mình, ông phải lắng nghe và giúp đỡ cho bà góa này. Viên Thẩm phán quá sức bất công khi ông chẳng kính sợ Thiên, cũng không xem ai ra gì.

Thế nhưng: “nước chảy đá mòn”, bà góa nghèo thay vì bỏ cuộc thì lại đeo bám cho đến cùng. Bà không nản chí, không kiêu căng tự phụ trước thái độ lạnh lùng của vị Thẩm phán bất công. Cuối cùng bà đã được toại nguyện, viên Quan tòa bất chính buộc phải xử kiện cho bà, hay nhận lời kêu xin của bà.

Thiên Chúa trung thành với lời Người đã hứa

Với Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su dạy các môn đệ cầu nguyện, nhưng phải kiên trì và tín thác. Không phải một sớm một chiều, cũng không theo ý muốn của ta. Vị Quan tòa không ngay thẳng rõ ràng không mến yêu Thiên Chúa, cũng không yêu thương gì anh em đồng loại. Động lực thúc đẩy ông ra tay giúp đỡ chính là vì bà này cứ đến quấy rầy mãi. Ông giải quyết cho bà bởi vì bà cứ tới mãi và đã làm ông chấp nhận dù là cực chẳng đã. Nếu hình ảnh vị Quan tòa này để chỉ về Thiên Chúa, thì phải hiểu sao cho khỏi bị méo mó. Con người của vị Thẩm phán không có chi là tốt đẹp, bất chính, không sợ Thiên Chúa cũng không tôn trọng ai, rõ ràng ông ta xấu xa vô cùng. Thế mà, ông đã phải nghe lời van xin của một người đàn bà góa tầm thường trong xã hội Chúa Giê-su. Từ đó, mỗi người mới có thể hiểu hình ảnh của một Thiên cao cả, quyền năng, tình thương biết là dường nào. Ngài tốt lành vô cùng, Đấng thấu suốt mọi nơi bí ẩn sẽ trả công và nhậm lời những ai thành khẩn van xin Ngài. Một lối ẩn dụ quá mạo hiểm để qua đó cho thấy Thiên Chúa sẵn sàng và trả lời cho những ai dẻo dai trong vóc sức, nổ lực trong niềm tin, và tín thác trong sự quan phòng của Ngài, sẽ được Ngài nhậm lời.

Tấm gương về sự kiên trì cầu nguyện

Như Môsê quì giang tay suốt ngày cầu nguyện cho dân Do thái thắng trận, như bà goá suốt bao ngày tháng cầu xin quan toà minh xét cho bà, như thánh Mônica ròng rã 20 năm trường cầu nguyện cho người con là Augúttinô trở lại, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục và bền chí, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ.

Lạy Chúa xin cho con biết cầu nguyện trong tin tưởng để luôn một dạ sắt son, vâng theo thánh ý Chúa cho tới trọn đời. Amen.

-----------------------------------

 

TN 29-C124: Cầu nguyện với sự kiên trì


(Suy niệm của Lm. Mark Link, SJ)

Chủ đề: "Cầu nguyện là vấn đề đức tin, chứ không phải cảm giác."

 

Có một bà mẹ gọi điện thoại cho cha xứ. Bà ấy mới thuyết phục được cô con gái đi tĩnh tâm và TN 29-C124


Có một bà mẹ gọi điện thoại cho cha xứ. Bà ấy mới thuyết phục được cô con gái đi tĩnh tâm và bà rất phấn khởi.

Trong cuộc đàm thoại, bà nói với cha xứ, "Con ao ước đứa con gái của con có một đức tin sâu đậm-giống như đức tin của con ngày xưa khi bằng tuổi cháu."

Cha xứ trả lời quả thật là cô ấy có một đức tin sâu đậm. Có lẽ bây giờ bà không còn cảm thấy đức tin như ngày xưa, nhưng đó là vì bà đã trưởng thành và thăng tiến trong một chiều hướng mới.

Ông Keith Miller có cùng một nhận định quan trọng này trong cuốn The Taste of New Wine (Vị Rượu Mới).

Ông cho biết ông cảm thấy buồn khi không còn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi cầu nguyện.

Rồi một ngày kia, bỗng dưng ông nhận ra sự sai lầm khi muốn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện. Nếu đó là lý do để ông cầu nguyện thì ông đã biến sự cầu nguyện thành một loại nuông chiều chính mình. Ông viết:

Tôi nhận ra rằng hầu hết cuộc đời tôi chỉ là một người duy cảm tâm linh, chỉ muốn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi cầu nguyện, và tôi buồn khi không được...

Bởi đó tôi cố gắng cầu nguyện, dù có cảm thấy hay không, và rồi lần đầu tiên trong đời tôi thấy rằng chúng ta có thể sống dựa vào đức tin đơn thuần.

Hơn thế nữa, tôi thấy rằng chính sự cầu nguyện này lại giúp tôi cảm được sự hiện diện của Chúa nhiều hơn về sau.

Ông Keith không chỉ khám phá sự sai lầm khi luôn luôn muốn cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong khi cầu nguyện; ông còn học được điều quan trọng.

Ông biết một chân lý lớn lao về tâm linh rằng "ơn sủng nhờ sự cầu nguyện" thường xảy đến ngoài thời gian cầu nguyện.

Nói cách khác, có thể chúng ta chẳng cảm thấy gì trong khi cầu nguyện. Nhưng trên thực tế, một điều gì đó quan trọng và mỹ miều đang xảy ra.

Chúng ta đang vun trồng các hạt giống mà nó cần thời gian để nẩy mầm, để lớn lên và sinh hoa kết quả-sau này, bên ngoài thời gian cầu nguyện.

Và điều đó đã đưa chúng ta lại với nhau trong ngôi thánh đường này. Chắc chắn là có những lần chúng ta ao ước có được loại đức tin mạnh mẽ như của cô gái trung học trong câu chuyện mở đầu.

Có thể chúng ta từng bỏ cầu nguyện, vì chúng ta cảm thấy điều đó không giúp gì cho chúng ta.

Bởi đó, bài Phúc Âm hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt cho chúng ta. Nó nói chúng ta phải kiên trì trong sự cầu nguyện, như bà goá trong dụ ngôn đã làm.

Và lý do chúng ta cần kiên trì là chính lý do mà chúng ta đã đề cập đến. Thiên Chúa làm sâu đậm thêm đức tin của chúng ta, đưa đức tin ấy ra ngoài mức độ cảm giác để đến mức độ đức tin.

Do đó, điều tệ hại mà chúng ta có thể vấp phạm là không kiên trì trong sự cầu nguyện, vì nó sẽ hủy hoại cả một tiến trình mà Thiên Chúa đã khởi đầu và đang tiến hành trong chúng ta.

Điều đó dẫn đến câu chuyện mà tôi muốn dùng để kết thúc. Câu chuyện này tóm lược những điều mà chúng ta vừa nói.

Một nhóm các thương gia ở Chicago từng gặp nhau để cầu nguyện suy niệm trong ba năm, và họ thường gặp nhau hàng tuần để hỗ trợ nhau và chia sẻ kết quả của sự cầu nguyện. Một hôm kia, có người nói:

"Tôi phải chia sẻ với tất cả các bạn một điều quan trọng. Cách đây ba năm khi chúng ta bắt đầu, tôi nghĩ rằng chỉ sau khoảng một hai năm gì đó, mình trở nên một tay lão luyện về suy niệm. Nhưng sự thật lại trái ngược. Bây giờ tôi còn tệ hơn khi mới bắt đầu."

Một sự im lặng nặng nề. Rồi một người khác lên tiếng:

"Anh Bob ơi, tôi rất vui khi thấy anh nói lên điều đó, vì tôi cũng rất giống anh. Bây giờ tôi thấy thật khó để suy niệm hơn khi mới khởi đầu. Có những lúc tôi thấy thật khô khan và trống rỗng. Nếu không vì nhóm này, có lẽ tôi không còn kiên trì được."

Nghe đến đó, một người tên là Joe Cramblit lên tiếng:

"Tôi sinh trưởng ở Wisconsin. Để tôi kể cho các anh nghe mùa bắp ở đó như thế nào. Tôi nghĩ nó có liên hệ đến tình trạng cầu nguyện của chúng ta.
"Sau khi hạt bắt được vùi xuống đất, điều đầu tiên chúng tôi làm là xin cho mưa xuống-thật nhiều mưa. Khi mưa xuống, bắp mới mọc lên. Đó là một cảnh tượng thật đẹp đến độ bạn chỉ muốn chạy ra ngoài cánh đồng và nhẩy múa.

"Sau đó chúng tôi làm một điều kỳ lạ-rất kỳ lạ, thực sự là kỳ cục! Chúng tôi cầu xin cho có quãng thời gian nắng gắt, thật khô cằn, để ép buộc rễ cái phải chui xuống đất tìm nước.

"Nếu quá nhiều nước, rễ bắp mọc ngang trên mặt đất và rễ cái không chui xuống đất tìm nước. Và như vậy, mùa màng sẽ kém vì khi mùa khô đến cây bắp không biết tìm đâu ra nước.

"Đây là điều tôi muốn nói. Thiên Chúa cũng thi hành điều tương tự với chúng ta trong sự cầu nguyện. Lúc đầu Thiên Chúa giúp chúng ta phấn khởi, thích thú trong sự suy niệm. Sau đó Thiên Chúa ban cho chúng ta giai đoạn khô khan với mục đích là buộc chúng ta phải đi sâu vào mức độ đức tin. Nếu điều này không xảy ra, chúng ta sẽ không sinh nhiều kết quả."

Không một ai trong nhóm có thể quên được sự giải thích đó.

Một người đại diện cho nhóm lên tiếng, "Tôi từng là người Công Giáo trong 50 năm và không ai giải thích sự quan trọng của đời sống tâm linh cho tôi cả."

Chúng ta hãy kết thúc bằng việc suy niệm lời Chúa qua lời cầu sau:

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì những câu chuyện đầy phấn khởi của bà mẹ có đứa con gái tuổi trung học, của ông Keith Miller, và của người thương gia có cái nhìn sáng suốt về đời sống tâm linh mà nó phải phát triển, lớn lên và trưởng thành.

Xin Chúa giúp chúng con mở rộng tâm hồn để đón nhận hơn Chúa Thánh Thần, để chúng con kiên trì trong sự cầu nguyện, trưởng thành về tâm linh, và sinh kết quả.

-----------------------------------

 

TN 29-C125: Để phán quyết công bằng


 Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

 

Thẩm phán bước vào phòng xử án, gõ búa và nói: - Trước khi tôi bắt đầu tuyên án, tôi muốn thông TN 29-C125


Thẩm phán bước vào phòng xử án, gõ búa và nói:

- Trước khi tôi bắt đầu tuyên án, tôi muốn thông báo rằng, luật sư của bị cáo đã đưa cho tôi 15.000 đôla để tôi lái vụ án theo cách của ông ấy.

- Ôi, thật thế sao? - hàng chục người trong phòng xét xử xôn xao.

Vị thẩm phán tiếp lời:

- Còn luật sư của bên nguyên đơn lại đưa cho tôi 10.000 đôla để lái theo cách của cô ta.

Phòng xử im lặng lắng nghe.

- Vì vậy, để tránh trường hợp đưa ra những phán quyết không đúng và đảm bảo sự công bằng trong việc xét xử, tôi xin phép được trả lại 5.000 đôla cho bên bị cáo. Ai có ý kiến gì nữa không?

Ông thẩm phán trong câu chuyện trên đã rất thông minh và cũng rất công bằng. Ông trả lại cho bị cáo 5 000 đô la và vụ án vẫn diễn ra công bằng mà không ai có ý kiến gì. Nhưng thực ra ông thẩm phán này vẫn nhận được số tiền 20 000 đô la.

Ở đời sao tìm sự công bằng thật khó. Dầu rằng ai cũng muốn công bằng. Ai cũng đòi công bằng nhưng có vẻ như sự công bằng không phải lúc nào cũng được thực thi trong cuộc sống.

+ Đâu đó trong xã hội vẫn có những người lương thiện thiếu thốn, đói khổ lầm than, còn những kẻ xấu xa lại ung dung hưởng thụ cuộc sống an nhàn.

+ Đâu đó trong xã hội vẫn có những người chí thú làm ăn mà vẫn nợ trước trả sau còn kẻ lừa đảo lại ăn uống dư thừa.

+ Đâu đó trong xã hội vẫn có người liêm chính bị thiệt thòi, tù đầy còn kẻ tham quan tham nhũng lại sống vương giả giầu sang.

Phải chăng công lý vẫn là một giấc mơ của con người? Giấc mơ một xã hội không còn phân biệt giai cấp hay màu da? Giấc mơ một xã hội không còn tiếng khóc của oan khiên trái ngang?

Hôm nay Chúa bảo chúng ta hãy an tâm, vì “chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ” (Lc 18,7).

Chúng ta hãy tin vào Thiên Chúa quyền năng và sự công minh chính trực của Ngài. Ngài sẽ ban lại công bằng cho chúng ta nếu chúng ta biết kêu xin Người. Ngài sẽ đòi lại công lý nếu chúng ta biết van xin Ngài. Ngài sẽ không để ai thất vọng hổ ngươi vì đã tin tưởng và cậy trông vào Ngài.

Kinh Thánh đã nhiều lần cho thấy Thiên Chúa đòi lại công bằng cho dân Ngài. Khi Cain giết Abel, Thiên Chúa đã nói “máu của Abel đã kêu thấu tới trời và từ nay vạn vật sẽ đứng lên chống lại con người. Khi dân israel bị áp bức bên Ai Cập, Thiên Chúa đã sai Mô-sê đến giải thoát dân Người và trừng phạt Pharao bằng biết bao tai ương hoạn nạn.

Sống giữa một xã hội đầy bất công Chúa mời gọi chúng ta hãy tin thác vào Chúa. Hãy kêu cầu Chúa vì Ngài là vị thẩm phán chí công. Ngài sẽ trả lại công lý cho dân Người. Hãy kiên trì trong cầu nguyện thì chắc chắn Chúa sẽ đáp ứng nguyện vọng cho ta vì Thánh Vịnh đã từng nói: “Đấng gìn giữ Ítraen, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành!” (Tv 121:3-4). Chúng ta hãy tin vào sự công minh của Chúa, và Ngài sẽ “giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an toàn. Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào, lui tới, từ giờ đây cho đến mãi muôn đời” (Tv 121:5-8).

Thiên Chúa thật tuyệt vời biết bao! Ước gì chúng ta hãy tín thác vào Chúa để Ngài sẽ mang lại hòa bình công lý cho chúng ta. Amen.

-----------------------------------

 

TN 29-C126: Thái độ của chúng ta khi ta cầu nguyện


(Suy niệm của Lm. JP Vũ Minh)

 

Thánh sử Luca kể lại hai dụ ngôn về cách chúng ta cầu nguyện: cách thứ nhất qua dụ ngôn về TN 29-C126


Thánh sử Luca kể lại hai dụ ngôn về cách chúng ta cầu nguyện: cách thứ nhất qua dụ ngôn về bà goá và người quan tòa bất lương (Lc 18:1-8); thứ hai qua dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế (Lc 18:9-14); và hai dụ ngôn này dậy về thái độ của chúng ta khi ta cầu xin. Đây cũng là phần kết luận cho bài học mà Chúa Giêsu dậy chúng ta về đức tin trong chương 17. Hãy duyệt qua ba điểm sau đây: sự tình của bà góa, cách hành xử của quan tòa, và nghĩ về thái độ của chúng ta khi ta cầu nguyện.

Xã hội Trung Đông đề cao vai trò của nam giới! Hầu hết các công việc ngoài xã hội - từ buôn bán ngoài chợ cho tới văn phòng - vẫn còn do nam giới điều động cho đến ngày nay. Người đàn bà thuộc quyền sở hữu của đàn ông; khi còn là con gái thì thuộc về cha; khi lấy chồng thì thuộc về chồng; và nếu chồng chết mà con trai còn vị thành niên hay không có con trai thì người góa phụ đó không có người nam đứng ra thay mặt mình trong đời sống ngoài xã hội. Sự góa bụa cũng đồng nghĩa với hoàn cảnh của những người thấp cổ miệng bé - họ rất dễ bị xã hội áp bức và không có ai đứng ra bênh vực họ. Điều này không khác gì những người ở Việt Nam bị Cộng Sản đàn áp mà đã không hay chưa thể kháng cự lại.

Trong xã hội Do Thái, các Rabbi hay các luật sỹ thường là người đóng vai quan tòa để xử lý những tranh chấp trong xã hội địa phương. Chỉ những vấn đề có tầm vóc quan trọng thì mới cần đến tòa án và những tòa này đóng vai trò Tòa Án Tối Cao (Sanhedrin) như tòa đã xét xử Chúa Giêsu. Luật pháp thì đã được ghi chép trong Torah (năm quyển sách đầu của Cựu Ước) và những gì được truyền lại theo khẩu truyền hay truyền thống. Trong thời của Chúa Giêsu, người La Mã nắm toàn quyền về những tranh tụng ngoài đời và người Do Thái chỉ có quyền phán quyết về những gì liên quan tới Do Thái Giáo mà thôi. Vị thẩm phán trong dụ ngôn theo chương 18 của Thánh Sử Luca là một người chẳng biết sợ Thiên Chúa lại còn không kiêng nể ai khác cũng giống như Đảng Cộng Sản Việt Nam và những tay sai công an cán bộ, họ là những người chỉ biết xử lý theo quyền lợi của đảng hay của mình.

Bà góa trong dụ ngôn theo chương 18 của Thánh Sử Luca là người bị đặt vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, và do đó bà đã quyết định liều chết cho đến cùng để tìm một giải pháp theo công lý cho những oan ức của mình. Người quan án, tuy dù chẳng biết sợ Thiên Chúa lại còn không kiêng nể ai khác, ông cũng phải nhượng bộ vì sự cương quyết của bà này; ông nghĩ rằng nếu ông không giải quyết vấn đề của bà góa này thì ông cũng sẽ bị bà làm mất mặt hay sỉ nhục trước công chúng. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng những vấn đề chúng ta cầu xin Chúa giải quyết chưa được Chúa trả lời; và nếu chúng ta có đủ lý do để tìm công lý trước tòa Chúa thì ta phải kiên trì nài van. Thiên Chúa là một thẩn phán chí công hay là một người cha mẹ sẽ không cho con mình con rắn khi nó xin con cá hay nó xin quả trứng mà lại cho nó con bọ cạp (Lc 11:5-13). Chúa Giêsu muốn rằng tất cả chúng ta hãy tin vào Chúa hoàn toàn và cứ cầu nguyện liên lỷ vì Thiên Chúa của chúng ta sẽ không như vị thẩm phán bất lương kia mà thiên hạ thường nghĩ.

-----------------------------------

 

TN 29-C127: Một nền tảng của đức tin: Sự Cầu Nguyện


(Suy niệm của Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)

 

Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai TN 29-C127


Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hoả công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Nguỵ. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.

Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chăng làm gì được”(Ga 15,5).

Sách Xuất hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế nhất thiết cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.

“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính chính qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn tin mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.

Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nên công công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.

Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được giáo hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.

Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.

Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.

-----------------------------------

 

TN 29-C128: Cầu nguyện

 

Một bức thư được viết nguệch ngoạc của một đứa trẻ gửi vào bưu điện, và địa chỉ tới nhà Chúa TN 29-C128


Một bức thư được viết nguệch ngoạc của một đứa trẻ gửi vào bưu điện, và địa chỉ tới nhà Chúa. Nhân viên bưu điện lấy làm lạ liền mở ra đọc. Thư viết rằng: “Chúa thân mến, con là Tommy, con sáu tuổi. Ba con đã chết và mẹ con phải cực khổ để nuôi sáu anh em chúng con. Xin Chúa cho chúng con 300 đồng nhé”.

Đọc thư xong, anh nhân viên bưu điện rất xúc động và đưa cho các bạn đồng nghiệp xem. Họ quyết định quyên góp để giúp gia đình cậu bé. Số tiền tổng cộng là 100 đồng, và họ gởi tới địa chỉ cậu bé.

Vài tuần sau, họ nhận được lá thư thứ hai. Họ cũng mở ra đọc, thư viết như sau: “Lần tới, Chúa có thể gởi trực tiếp cho gia đình con, vì gởi qua bưu điện, họ giữ lại 200 đồng!”

Nghe xong câu chuyện, chúng ta phải bật cười vì sự ngây ngô của cậu bé, nhưng liền sau đó chúng ta lại cảm thấy hổ thẹn vì thấy bóng dáng mình thấp thoáng trong hình ảnh cậu bé: Chúng ta cầu nguyện và muốn được Chúa đáp lời tức thì theo yêu cầu chúng ta đề ra, nếu Người chậm đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đủ “chỉ tiêu” chúng ta đưa ra, thì chúng ta lại khó chịu, và cũng chẳng thèm cám ơn Người.

Tin Mừng hôm nay Chúa dạy các môn đệ: “Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Người muốn chúng ta hãy liên lỉ cầu nguyện và cầu nguyện cách kiên trì. Như Môsê quì dang tay suốt ngày cầu nguyện cho dân Do thái thắng trận, như bà góa suốt bao ngày tháng cầu xin quan tòa minh xét cho bà, như thánh Monica ròng rã 20 năm trường cầu nguyện cho người con là Augustinô trở lại, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục và bền chí, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ.

Chúng ta không nên tìm kiếm hiệu quả tức thì. Chúa sẽ đáp lời chúng ta lúc nào và cách thức nào có lợi nhất cho chúng ta, theo như thánh ý nhiệm mầu của Người. Thời gian Chúa nhậm lời có thể sẽ lâu hơn chúng ta tưởng, cách thức Người ban ơn có thể sẽ khác với ước nguyện của chúng ta, nhưng bao giờ cũng là lúc thích hợp nhất cho linh hồn chúng ta, bao giờ cũng là cách hữu hiệu nhất cho hạnh phúc vĩnh cửu của mỗi người.

Thường chúng ta lầm tưởng rằng, hơn ai hết chúng ta là người biết rõ những điều mình cần xin. Nhưng thánh Phaolô dạy: “Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, chính Thánh thần sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta theo đúng ý Thiên Chúa”. Vì thế, Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen viết: “Pytago đã cấm môn sinh của ông không được cầu nguyện cho chính họ vì họ không biết điều gì là lợi ích cả”. Khôn ngoan hơn, Socrates dạy môn đồ ông chỉ xin những điều tốt lành, vì lẽ Thiên Chúa biết tường tận những gì lợi ích. Dốt nát và yếu đuối nên chúng ta phải xin Thánh Thần soi sáng để chúng ta làm đẹp lòng Chúa trong lúc an bình cũng như khi xao xuyến.

Như thế, cầu nguyện không phải là việc xin ơn này ơn nọ, theo óc vụ lợi của chúng ta, cầu nguyện không phải là việc tránh né bổn phận để Thiên Chúa làm tất cả, cầu nguyện cũng không phải là việc liệt kê ước muốn để mong chờ Chúa thực hiện. Nhưng cầu nguyện đích thực chính là việc thực hành đức tin, nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để đối thoại với Người, van xin Người tiếp tục ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện thánh ý Người. Thấu hiểu sự yếu đuối của con người nên Chúa Giêsu than thở: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? Vậy, cầu nguyện không phải là độc thoại mà là đối thoại liên lỉ và kiên trì với Thiên Chúa trong đức tin để trung thành với Chúa cho tới khi Người lại đến.

-----------------------------------

 

TN 29-C129: TÍN THÁC VÀO CHÚA THÁNH THẦN,


CHÚNG TA LUÔN TRỞ NEN NGƯỜI RAO GIÃNG LỜI CHÚA
Tín thác vào Chúa - Lm. Jude Siciliano, OP

(Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP)

 

Hôm nay, bài trích thỏ thánh Phaolô gỏ̉i ông Timôthê là một bài đáng quý cho các vị giảng thuyết TN 29-C129


Hôm nay, bài trích thỏ thánh Phaolô gỏ̉i ông Timôthê là một bài đáng quý cho các vị giảng thuyết. Đó là điều rất hệ trọng cho nhủ̃ng ai liên quan đến việc rao giảng. Chúng ta không xem điều thánh Phaolô giao cho ông Timôthê là chuyện vặt. Chắc thánh Phaolô không nghĩ nhủ vậy khi thánh Phaolô bảo ông Timôthê: "Trủỏ́c mặt Thiên Chúa và Đù́c Giêsu Kitô, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết... Hãy rao giảng Lỏ̀i Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng nhủ lúc không thuận tiện....".

Rao giảng chắc là việc không phải luôn luôn "thuận tiện". Đôi khi chúng ta phài nói nhủ̃ng điều mà chúng ta biết thính giả không muốn nghe, nhủng chúng ta có "bổn phận" phải nói lên. Lại còn có điều "không thuận tiện" khác về việc rao giảng liên quan đến thế gian. Người giảng thuyết thủỏ̀ng lệ cần phải làm nhiều việc vào nhủ̃ng lúc không thuận tiện và bận rộn. Có bao nhiêu điều khác nhau khiến người thuyết giảng phải lo lắng, và có thể lơ đểnh trong sự cố gắng của bản thân, không có chủ đề, và không chú trọng trong việc soạn bài giảng. Đối vỏ́i nhủ̃ng người thuyết giảng thông thủỏ̀ng, thì rao giảng chỉ là một việc làm thêm buộc phải làm trong nhủ̃ng ngày bận rộn vỏ́i công việc, nên họ có thể tự cho phép kinh qua việc cầu nguyện và soạn bài giảng đôi chút, vì phải tính toán nhủ̃ng việc mục vụ phải làm hằng ngày, rồi mỏ́i đến bài giảng.

Vậy thì phần đông chúng ta, nhủ̃ng kẻ không là người thuyết giảng, nghĩ gì về bài đọc 2 hôm nay? Chúng ta có tránh khỏi đủọ̉c không? Không đâu. Thánh Phaolô mời gọi tất cả tín hủ̃u. Thánh Phaolô khuyến khích tất cả các Kitô hủ̃u phải hành động. Sau khi nghe thỏ thánh Phaolô hôm nay, chắc có ngủỏ̀i vội chạy ra khỏi nhà thỏ̀ để rao giảng tủ̀ đầu đủỏ̀ng đến xó chợ. Và họ cũng vội vả đổ xô ghi tên học các khoá học về rao giảng. Chắc họ sẽ yêu cầu cho họ một cách học riêng; Và nói là họ vì còn phải bận rộn vỏ́i công chuyện gia đình trủỏ́c đã.

Dù vậy, mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều đã chịu phép rủ̉a để nên ngôn sủ́, tiên tri và là vương đế trong Chúa Kitô. Mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều có kinh nghiệm riêng về Chúa Kitô trong đỏ̀i sống của mình. Và trong nhủ̃ng trủỏ̀ng họ̉p riêng của mỗi ngủỏ̀i, chúng ta đủọ̉c thánh Phaolô "giao cho" trách nhiệm và lẽ cố nhiên là bỏ̉i Chúa Thánh Thần để "rao giảng Lỏ̀i Chúa".

Đó là điều các tín hủ̃u tiên khỏ̉i đã làm. Họ đã gặp và đồng hành vỏ́i Thiên Chúa trong đỏ̀i sống họ qua Chúa Giêsu Kitô. Qua Chúa Giêsu Thiên Chúa đã gặp họ và thay đổi đỏ̀i sống họ. Làm sao mà họ lại không bắt đầu nói về kinh nghiệm đó, nhủ thánh Phaolô đã nói đến, và làm sao mà họ lại không "rao giảng Lỏ̀i Chúa?". Chúng ta không cần phải đủ́ng sau bục giảng để rao giảng. Đối vỏ́i phần đông chúng ta, chúng ta không có ỏn gọi làm nhủ thế. Nhủng, điều đó không có nghĩa là chúng ta ngồi lại và để nhủ̃ng vị giảng thuyết đã chịu chủ́c làm tất cả mọi việc. Chúng ta có thể học được rất nhiều về lỏ̀i thánh Phaolô nói vỏ́i ông Timôthê hôm nay.

Thánh Phaolô là thầy dạy của ông Timôthê làm việc mục vụ. Thánh Phaolô nhắc ông Timôthê nhỏ́ là tủ̀ thỏ̀i thỏ ấu ông ta đã đủọ̉c biết "Sách Thánh". Phaolô tin chắc là Sách Thánh là một ỏn huệ, đã dạy cho Timôthê sụ̉ khôn ngoan để trở nên ngôn sủ́, để đủọ̉c ỏn củ́u độ và lòng tin vào Đủ́c Giêsu Kitô. Chúng ta không tin đủọ̉c sụ̉ khôn ngoan đó ỏ̉ nỏi nào khác phải không? Chắc chắn là không bỏ̉i thế gian, hay đáng tiếc hỏn là không bỏ̉i nỏi nào mà dân chúng tìm đến. Trong khi thánh Phaolô ca ngọ̉i cội rễ của khôn ngoan trong Sách Thánh có nhiều ngủỏ̀i không hiểu biết gì về Sách Thánh. Dù vậy, Phaolô nhấn mạnh và nhắc nhỏ̉ chúng ta nhỏ́ là "tất cả các sách trong Kinh Thánh là bỏ̉i từThiên Chúa linh ủ́ng ".

Phaolô không kêu gọi chúng ta hãy nên như nhủ̃ng ngủỏ̀i thông hiểu Sách Thánh theo văn chủỏng. Sách Thánh là Lỏ̀i của Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta là nhủ̃ng phàm nhân; qua lỏ̀i của phàm nhân. Công Đồng Vatican II nói: "Thiên Chúa nói vỏ́i chúng ta theo lỏ̀i của ngủỏ̀i phàm" Nói cách khác, Thiên Chúa không đọc để thủ ký viết tủ̀ng chủ̉ trong Sách Thánh. Nhủng, theo chúng ta đọc qua Sách Thánh, Thiên Chúa mặc khải chính Ngài qua sụ̉ tủỏng quan vỏ́i ông Môsê. ông Abraham và các ngôn sủ́ v.v..., và qua các hoàn cảnh lịch sủ̉ nhủ Xuắt Hành, Giáng Sinh và các lỏ̀i giảng dạy của giáo triều. Thiên Chúa mặc khải hoàn toàn chính Ngài qua chính Chúa Giêsu Kitô, sụ̉ sống, sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Ngài là lỏ̀i muôn thuỏ̉.

Nhủ̃ng ngủỏ̀i đầu tiên có kinh nghiệm việc củ́u chuộc của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về nhủ̃ng hành động đó của Thiên Chúa. Nhủ̃ng ̣điều họ viết ra gom góp lại thành sách và rồi cộng đoàn tín hủ̃u quyết định nhủ̃ng điều họ viết ra đủọ̉c gìn giủ̃ thành Kinh Thánh là nhủ̃ng sách chính của cộng đoàn.

Giáo Hội tin tủỏ̉ng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong tất cả các việc đó tủ̀ lúc bắt đầu gặp Chúa Kitô cho đến sách cuối cùng. Phaolô tin tủỏ̉ng là Chúa Thánh Thần hiện diện trong các việc rao giảng, viết sách, và chọn sách làm cho Phaolô nói "Tất cả nhủ̃ng gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hủ́ng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sủ̉a dạy, giáo dục để trỏ̉ nên công chính".

Phaolô viết cho ông Timôthê là ngủỏ̀i có trách nhiệm lãnh đạo trong giáo hội. Đối vỏ́i nhiều ngủỏ̀i trong chúng ta, việc lãnh đạo đó gồm có việc giảng dạy và tổ chủ́c, lo các hình thủ́c phụng vụ, mục vụ cho ngủỏ̀i đau ốm, ngủỏ̀i hấp hối, nghủỏ̀i nghèo, và ngủỏ̀i trong lao tù v.v... Phaolô tha thiết khuyên ông Timôhtê hãy lỏ́n lên trong đủ́c tin, và hãy trung kiên vỏ́i nhủ̃ng điều ông ta đã học và đã tin. Phaolô khuyên bảo rằng cội rễ của sụ̉ lỏ́n lên trong đủ́c tin là Sách Thánh. Nhủ̃ng điều gì ủ́ng dụng cho đủ́c tin của Timôthê đều ủ́ng dụng cho đủ́c tin của chúng ta.

Lỏ̀i Phaolô khuyên nhủ gởi cho Timôthê cũng là cho mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta. Qua cách này hay cách khác, mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta đều đủọ̉c mỏ̀i gọi nên người rao giảng. Mỗi ngủỏ̀i đều đủọ̉c ỏn gọi loan báo Tin Mủ̀ng. Hôm nay Phaolô nói vỏ́i chúng ta là Sách Thánh là nguồn gốc sụ̉ khôn ngoan cho chúng ta, và qua chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i khác đủọ̉c thu hút bởi sụ̉ khôn ngoan đó.

Đối vỏ́i nhủ̃ng ngươi rao giảng hằng ngày trong thế giỏ́i, Sách Thánh phải là căn bản đầu tiên của lỏ̀i kinh nguyện của chúng ta. Một cách nguyện ngắm Sách Thánh đã đủọ̉c áp dụng vào truyền thống các dòng tu gọi là "Lectio Divina" hay là "nguyện gẫm Sách Thánh". Đó là việc đọc và suy ngẫm chậm rải và cầu nguyện theo Sách Thánh. Nếu chúng ta áp dụng phủỏng pháp này vào việc nghe Lỏ̀i Chúa trong đỏ̀i sống hằng ngày của chúng ta, thì chúng ta sẽ đủọ̉c Lỏ̀i Chúa thúc đẩy chúng ta đi ra ngoài để loan báo Lỏ̀i đó qua lỏ̀i nói và việc làm của chúng ta. Nhủ Phaolô nói, chúng ta sẽ lỏ́n lên trong kinh nghiệm đủ́c tin và việc đó sẽ giúp chúng ta giảng dạy, biện bác, và sủ̉a dạy.

Đôi khi, trong lỏ̀i văn chính, nhủ̃ng tủ̀ ngủ̃ của Sách Thánh có ý nghĩa sâu xa và thi thỏ. Nên khi Phaolô nói "Tất cả nhủ̃ng gỉ viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa Linh hủ́ng". Cụm tủ̀ "linh hủ́ng" có nghĩa chính là "Thiên Chúa thổi hỏi vào". "Thổi hỏi" là việc Thiên Chúa tạo dụ̉ng, khi Ngài tạo dụ̀ng con ngủỏ̀i đầu tiên. Phaolô nói việc đó là việc Thiên Chúa làm nên Lỏ̀i, và bỏ̉i đó Lỏ̀i có thể cho chúng ta hỏi thỏ̉ của sự sống mỏ́i. Sự sống mỏ́i thúc đẩy đỏ̀i sống tầm thủỏ̀ng, thói quen kinh nguyện hằng ngày, và làm cho chúng ta thêm ham muốn chia sẻ điều chúng ta đã nghe vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i khác. Và đó chính là điều thánh Phaolô bảo chúng ta làm hôm nay:
"Trủỏ́c mặt Thiên Chúa và Đủ́c Kitô Giêsu, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vủỏng quyền, tôi tha thiết khuyên anh hãy rao giảng Lỏ̀i Chúa".

-----------------------------------

 

TN 29-C130: KIÊN TRÌ, LIÊN LỶ VÀ THA THIẾT CẦU NGUYỆN

 

Không có đức tin, đức mến, đức trông cậy, chúng ta không thể kiên trì ở lại trong Chúa, không TN 29-C130


TMĐP- Không có đức tin, đức mến, đức trông cậy, chúng ta không thể kiên trì ở lại trong Chúa, không thể liên lỷ tâm tình với Chúa, càng không thể tha thiết nài xin Chúa những ơn cần thiết cho mình và cho mọi người.

Chúng ta thấy trong Tin Mừng, hễ cứ có dịp là Đức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện, nhắc nhở các ông cầu nguyện, chỉ bảo các ông cách cầu nguyện thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa.

Ngài dạy các ông những điều phải xin với Thiên Chúa (x. Kinh Lạy Cha: Mt 6,9-13); Ngài bảo các ông  đừng ồn ào, phô trương, nhưng kín đáo”vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6,6); Ngài cảnh giác các ông đừng rơi vào hố sâu kiêu căng, tự mãn, giả hình như người Pharisêu kia lên Đền Thờ cầu nguyện mà chỉ lo liệt kê công trạng, tự hào mình thánh thiện, công chính, thánh thiện công đức và khinh bỉ người thu thuế  cũng lên Đền Thờ cầu nguyện, vì biết mình tội lỗi nên chỉ dám “đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi’…” (Lc 18,13); và đặc biệt  Tin Mừng hôm nay ghi lại một lời khuyên khác của Đức Giêsu, đó là hãy kiên trì , liên lỷ và tha thiết cầu nguyện.

Để dẫn vào cao điểm là Lời Đức Giêsu, Giáo Hội mời gọi chúng ta sống tinh thần kiên trì, liên lỷ và tha thiết cầu nguyện của Môsê, con người cầu nguyện trong Cựu Ước.

Môsê là người gắn bó thiết thân với Đức Chúa, và liên lỷ cầu nguyện, thỉnh ý Ngài. Câu chuyện chiến thắng người Amalếch làm chứng: thắng bại đã không được quyết định ở chiến trường, và hoàn toàn không hệ tại ở binh hùng, tướng giỏi, vũ khí mạnh.

Sách Xuất Hành kể lại, khi “Amalếch đến đánh Ítraen tại Rơphơđim”, Môsê bảo ông Giôsuê chọn một số người ra đánh Amalếch. Còn ông, “ông sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm gậy của Thiên Chúa”. Khi ông Giôsuê điều binh khiển tướng  ngoài mặt trận, thì ông Môsê cùng hai ông Aharon và Khua lên đỉnh đồi cầu nguyện với Đức Chúa (x. Xh 17,8-10). “Khi nào ông Môsê giơ tay lên” cầu nguyện, “thì dân Ítraen thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống thì Amalếch thắng thế. Nhưng ông Môsê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông Aharon và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên. Nhờ vậy, tay ông Môsê cứ giơ lên được mãi, cho đến khi mặt trời lặn. Ông Giôsuê đã dùng lưỡi gươm đánh bại Amalếch và dân của ông ta” ( Xh 17, 11-13).

Tin Mừng Luca thì ghi lại dụ ngôn “quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy”: ông quan toà là người vô thiên vô pháp, “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng  coi ai ra gì” (Lc 18,2). Ấy thế mà ông phải chịu thua bà góa đã kiên trì kêu nài ông minh xét cho bà, và  thốt lên: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta  nhức đầu nhức óc” (Lc 18,4-5).

Quả thực, sức mạnh của việc kiên trì, liên lỷ và tha thiết cầu nguyện là sự thật được chính Đức Giêsu khẳng định nhiều lần: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho” (Mt 7,7), nhưng phải thiết tha xin, phải kiên trì tìm, phải liên lỷ gõ cửa, như Môsê đã liên lỷ giơ cao tay cầu nguyện để đem chiến thắng về cho ítraen nhờ sức mạnh từ tay Đức Chúa, như bà goá đã kiên trì quấy nhiễu để được quan toà bất chính xét xử công bình.

Nhưng để có thể kiên trì, liên lỷ và tha thiết cầu nguyện như con thơ với Cha hiền trên trời, chúng ta phải tin yêu Đấng chúng ta nài xin, phải tín thác vào lòng tốt của Ngài và hy vọng vào lời Ngài hứa. Vì thế, không có đức tin, đức mến, đức trông cậy, chúng ta không thể kiên trì ở lại trong Chúa, không thể liên lỷ tâm tình với Chúa, càng không thể tha thiết nài xin Chúa những ơn cần thiết cho mình và cho mọi người.

Và như thế, điều rất đáng sợ và vô phúc có thể sẽ xảy ra, đó là khi Đức Giêsu ngự đến, Ngài sẽ không còn thấy chúng ta tin vào Ngài, như chính Ngài đã buồn bã thốt lên: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8)

Jorathe Nắng Tím

-----------------------------------

 

TN 29-C131: Cầu nguyện luôn luôn


(Suy niệm của Lm. Trầm Phúc)

 

Nhiều lần, Chúa Giêsu nói đến việc cầu nguyện, và Ngài cũng đã dạy các tông đồ cầu nguyện. Dụ TN 29-C131


Nhiều lần, Chúa Giêsu nói đến việc cầu nguyện, và Ngài cũng đã dạy các tông đồ cầu nguyện.

Dụ ngôn bà góa với ông quan tòa trong đoạn Tin Mừng hôm nay, tương tự như dụ ngôn người bạn nửa đêm đến mượn bánh. Cũng một bài học là phải cầu nguyện bền bĩ, không nản lòng, cầu xin mặc dù bị từ chối. Cầu nguyện bền bĩ là tin vững không sờn lòng. Lòng tin chính là nền tảng của việc cầu nguyện. Chúng ta không thể cầu nguyện nếu chúng ta không tin.

Chúng ta mãi là tạo vật. Khoảng cách giữa chúng ta với Chúa là vô biên. Chúng ta mong manh yếu đuối, chúng ta không thể làm gì tự mình hay thực hiện những ước nguyện của mình.

Là tạo vật, chúng ta luôn lệ thuộc vào Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Chúng ta sống trong một thế giới không do chúng ta tạo nên, nên chúng ta không thể bảo nó theo ý chúng ta. Chúng ta có quyền sử dụng nó, nhưng nó không theo ý chúng ta, và đứng trước vũ trụ, chúng ta chỉ là những vật bé nhỏ li ti thôi.

Chúng ta lãnh nhận sự sống và cuộc sống. Chết hay sống không do chúng ta quyết định. Mọi sự đều cho chúng ta thấy rõ, chúng ta chỉ là tạo vật nhỏ hèn trong tay của Đấng đã tạo thành chúng ta, là Chúa và là Cha chúng ta. Vì thế, cầu nguyện bắt đầu từ ý thức căn bản này là thân phận chúng ta chỉ là lệ thuộc và yếu đuối. Chúng ta không có quyền bắt buộc Thiên Chúa phải làm theo ý chúng ta. Nếu chúng ta lãnh nhận được gì là do lòng thương của Chúa mà thôi.

Bà góa trong dụ ngôn đến với quan tòa, xin ông minh xét cho vì ông có nhiệm vụ đó.

Chúng ta đến với Chúa, chúng ta không có quyền gì cả, chúng ta chỉ là thiếu thốn. Chúng ta trình bày những nhu cầu của chúng ta và kiên nhẫn đợi chờ mà thôi.

Lời cầu của chúng ta chỉ là khiêm tốn. Chúng ta chỉ mong Chúa đoái nhìn đến phận hèn của chúng ta và ban cho chúng ta những gì chúng ta nài xin: “Từ vực sâu con kêu lên Chúa…”

“Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi,
Cậy trông ở lời Người.
Linh hồn tôi trông chờ Chúa
Hơn lính canh mong đợi hừng đông”.

Nhiều người cầu nguyện như một đòi hỏi, bắt buộc Chúa phải ban cho họ những gì họ muốn không thì họ sẽ không nói đến Chúa nữa. Chúng ta có quyền gì để đòi hỏi Chúa phải thỏa mãn những đòi hỏi của chúng ta?

Cầu nguyện cũng là phó thác. Chúng ta nói lên những ước nguyện của chúng ta và “chăm chú đợi trông”. Chúa có thể trì hoãn, nhưng chúng ta cứ tin cậy. Cầu nguyện có rất nhiều cách. Sách Giáo Lý của Hội thánh Công giáo dạy cho chúng ta nhiều cách cầu nguyện. Cầu nguyện là hồng ân, là giao ước với Chúa, là hiệp thông… Nhưng ở đây, Chúa Giêsu chỉ nói đến lời cầu xin. Cầu xin không nản lòng, bền bĩ cho đến Chúa “đoái thương chút phận”, phó thác thân phận mình trong tay Chúa, tùy ý Chúa phân định.

Nhiều người cầu nguyện, nhưng không bền bĩ. Họ nghĩ rằng Chúa không nhậm lời họ và họ không cầu nguyện nữa. Có người lại trách phiền Chúa tại sao bỏ rơi họ. Thật là điên rồ! Đó là những kẻ kém tin. Nản lòng là một sai lầm. Phải cầu nguyện luôn. Thánh Phaolô đã nhiều lần nhắc chúng ta như thế.

Nhưng cầu nguyện trên hết là yêu. Con người siêng năng cầu nguyện là con người sống trong tình yêu. Cầu nguyện với con tim, với tất cả tâm hồn chứ không chỉ bằng lời nói. Cầu nguyện như thế, chúng ta kết hiệp với Chúa, với ý muốn của Chúa, hoàn toàn để cho Chúa quyết định. Và cầu nguyện giúp chúng ta đi vào quả tim của Chúa. Lời cầu của chúng ta không còn là “theo ý con, mà theo ý Cha”.Con người không còn một ý muốn riêng nào mà chỉ xin một ân huệ duy nhất là yêu mến Chúa. Con người đó đạt đến đỉnh của cầu nguyện. Không mấy người đạt đến đỉnh cao đó, nhưng chính Chúa sẽ dẫn dắt họ bằng Thánh Thần Tình Yêu, và nếu kiên trì, họ sẽ đạt đến hạnh phúc toàn vẹn là chiếm đoạt được chính Chúa như thánh Phaolô nói: “Tôi bị Thiên Chúa chiếm đoạt”. Người đó sẽ đủ can đảm đương đầu với cuộc sống, và nếu cần, có thể liều mạng cho Chúa như các thánh tử đạo.

Cầu nguyện không chỉ là một lúc ngắn ngủi nào đó khi chúng ta có những nhu cầu mà là một hành trình lâu dài, vì “chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thánh Thần sẽ cầu nguyện trong chúng ta bằng những tiếng rên khôn tả”.

Thánh Thần Chúa sẽ cho chúng ta hiểu được tình yêu Chúa, hiểu được chiều rộng, dài, cao, sâu của tình yêu Chúa; nhờ đó, chúng ta buông bỏ những gì của riêng mình để hoàn toàn trở thành dụng cụ trong tay Chúa. Lời cầu nguyện đích thực là hoàn toàn phó thác, như một em bé trong tay hiền mẫu. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã tìm được bí quyết đó. Thánh nhân đã đạt đến đỉnh cao đó. Chị phải trải qua một thời gian hoàn toàn khô lạnh, không nhìn thấy Chúa đâu cả, nhưng chị đã phó thác, tin tưởng trong đêm tối của tâm hồn. Chị kể lại rằng, sau khi chịu lễ, chị hoàn toàn lạnh lùng, không cảm thấy gì, chị chỉ tin thôi. Chị nói rằng, chị như một con chim nhỏ, cứ ngước nhìn Mặt Trời Thần Linh. Nhưng vì sương mù con chim nhỏ đôi khi ngủ gật… Đó là gì? Là cầu nguyện, là nhìn về Chúa, dù không cảm thấy gì.

Cầu xin cho chúng ta dám bước vào cuộc hành trình cầu nguyện. Chúa không bỏ rơi chúng ta bao giờ.

Chúa Giêsu kết thúc dụ ngôn bằng một lời nói rất khó hiểu: “Nhưng khi con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất này nữa không?”

“Khi Con Người đến”, tức là thời quang lâm, là lúc mọi sự kết thúc, lòng tin còn trên mặt đất này không, tức là con người không còn biết cầu nguyện, không còn cần đến Chúa nữa.

Chúng ta phải làm gì?

Phải cầu nguyện nhiều hơn, cầu nguyện không ngừng để niềm tin của chúng ta không suy giảm, không bị bào mòn vì sự kém tin của những người chung quanh, Phải “lội ngược dòng” như Đức thánh Cha Phanxicô đã nói. Phải nỗ lực nhiều hơn để củng cố niềm tin của anh em chúng ta.

Bài học Chúa dạy chúng ta hôm nay phải được thực hiện hôm nay và mãi mãi, để khi Ngài đến, Ngài sẽ thấy chúng ta “tỉnh thức đợi chờ”.

Chúa Giêsu đến hôm qua, hôm nay và mai sau, nhưng trong hiện tại, Ngài vẫn ở với chúng ta.

Cho đến tận thế. Ngài đến bằng rất nhiều cách, nhưng trong Thánh Thể, Ngài đến với tất cả sự khiêm tốn và tình yêu. Ngài đến để cầu xin chúng ta trước khi chúng ta cầu xin với Ngài: “Này là Mình Thầy, hãy cầm lấy mà ăn”. Hãy cầm lấy mà ăn không là một mệnh lệnh mà là một khẩn nài. Ngài yêu chúng ta đến nỗi Ngài khao khát sống với chúng ta để cùng với chúng ta ngợi khen tình yêu của Cha Ngài. Chúng ta làm gì để Ngài được toại nguyện?

----------------------------------------

 

TN 29-C132: Kiên tâm cầu nguyện


(Suy niệm của Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng)

Tin mừng Lc 18: 1-8 Lời Chúa trong Chúa nhật XIX _ C hôm nay là bài học về sự nhẫn nại và kiên trì trong cầu nguyện. Sự vội vã, sốt ruột khi cầu nguyện không mang lại ích lợi gì cả. Chúng ta phải biết chờ đợi, nhẫn nại và kiên tâm cầu nguyện với lòng tin tưởng phó thác.

 

Lời Chúa trong Chúa nhật XIX _ C hôm nay là bài học về sự nhẫn nại và kiên trì trong cầu nguyện TN 29-C132


Lời Chúa trong Chúa nhật XIX _ C hôm nay là bài học về sự nhẫn nại và kiên trì trong cầu nguyện. Sự vội vã, sốt ruột khi cầu nguyện không mang lại ích lợi gì cả. Chúng ta phải biết chờ đợi, nhẫn nại và kiên tâm cầu nguyện với lòng tin tưởng phó thác, Thiên Chúa luôn lắng nghe lời con cái nài xin và sẽ ban thỏa mọi điều cần thiết để tất cả được hạnh phúc. "Hãy cầu nguyện không ngừng" là sứ điệp của Lời Chúa hôm nay.

I. Tìm Hiểu Lời Chúa: Tin Mừng: Lc 18, 1-8

Lời Khẩn Cầu Bền Bỉ Của Bà Góa Nghèo

Thiên Chúa luôn đón nhận thỏa mãn những ước nguyện của con người, vì Ngài là người cha nhân hậu. Chúng ta cần phải hướng lòng trí về Ngài trong sự cầu nguyện chân thành, bền bỉ với tâm tình con thảo. Đó chính là giáo huấn của Chúa Giêsu trong dụ ngôn người thẩm phán bất công và bà goá nghèo.

Ngay câu nhập đề đã xác định ý nghĩa của dụ ngôn , Chúa Giêsu nhắm mục đích dạy cho các môn đệ phải kiên tâm bền chí cầu nguyện đừng chán nản. Trong khi chờ đợi ngày Chúa Giêsu trở lại, đây là thời kỳ thử thách, các môn đệ không được trì trệ hay buông thả việc cầu nguyện. Thay vì mệt mỏi chán nản vì lời cầu nguyện xem ra vô vọng, mọi người phải phấn đấu tiếp tục chuyên cần cầu nguyện.

Sự kiên trì cầu nguyện minh chứng cho niềm tin. Sự kiên trì cầu nguyện luôn là thử thách cam go, vì mỗi lần cầu nguyện ai cũng muốn được Thiên Chúa đáp ứng ngay tức khắc, nhưng xem ra Ngài lại thường thinh lặng và hay trì hoãn. Chỉ có những ai thực lòng tin tưởng thì mới có thể kiên tâm cầu nguyện mà thôi.

Cứ chuyên cần liên lỷ cầu nguyện chắc chắn Thiên Chúa sẽ nhận lời. Vì Ngài là người cha vô cùng nhân từ và vì việc kiên trì bền lòng cầu nguyện cũng rèn luyện cho chúng ta lòng ước muốn càng nung nấu, con tim càng rộng mở hơn.

II. Gợi Ý Suy Niệm

1. Cầu nguyện phương thế quan trọng để đến với Thiên Chúa: Chúa Giêsu là mẫu gương cho mọi người trong đời sống cầu nguyện. Người luôn liên kết mật thiết với Chúa Cha bằng chính việc cầu nguyện. Trước mọi công việc người luôn khởi sự bằng việc cầu nguyện. Công việc càng hệ trọng, Người càng cầu nguyện lâu hơn. Trong việc giảng dạy Người cũng chú tâm hướng dẫn và kêu gọi người khác cầu nguyện. Dụ ngôn Bà goá nghèo xin xử kiện trong Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa nhấn mạnh đến việc cầu nguyện và phải kiên trì cầu nguyện. Cầu nguyện là phương thế quan trọng để con người gắn bó với Thiên Chúa. Trong cầu nguyện và nhờ cầu nguyện con người nhận ra ý Chúa. Ai trung thành cầu nguyện thì luôn làm đẹp lòng Chúa và được Chúa yêu thương nhận lời. Từ việc Chúa Giêsu luôn cầu nguyện, quan tâm giảng dạy việc cầu nguyện cho đến hiệu quả của lời cầu nguyện nói lên rằng: cầu nguyện là một phương thế rất quan trọng để con người có thể đến với Thiên Chúa.

Với mỗi Kitô hữu chúng ta ngày nay, những người tin vào Chúa, đi theo Chúa thì đâu là phương thế hữu hiệu để chúng ta gặp Chúa? Cầu nguyện có phải là phương thế cần thiết, quan trọng và thường được áp dụng để chúng ta gặp gỡ Chúa không?
2. Phải có thái độ kiên Trì trong cầu nguyện: Chủ đích của Chúa Giêsu khi trình bày dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay là Người muốn nhấn mạnh đến thái độ kiên trì cầu nguyện. Theo tâm lý thường tình thì ai cầu nguyện, nhất là khi cầu xin điều gì đó đều mong muốn được Chúa đáp ứng ngay. Từ đó, thường kéo theo thái độ nôn nóng và dễ than trách Chúa khi thấy Ngài thường hay im lặng và trì hoãn việc thi ân. Người Thẩm phán bất công cuối cùng dù không phải vì công lý nhưng vì sự quấy rầy của bà goá, tránh phiền toái, ông cũng phải xử kiện cho bà. Tất nhiên ở đây Chúa Giêsu không có ý so sánh, Thiên Chúa giống như viên Thẩm phán bất công này. Người có ý đưa ra một sự tương phản: một con người bạo ngược bất công mà cuối cùng cũng phải thoả mãn yêu cầu minh xử cho bà goá thế thì Thiên Chúa là người Cha nhân lành lại có thể từ chối lời con cái mình nài van hay sao? Vì thế, thông điệp được Chúa Giêsu đưa ra là hãy kiên nhẫn cầu nguyện, đừng sờn lòng nản chí. Thiên Chúa chắc chắn sẽ nhận lời chúng ta cầu xin. Cho dù thực tế Thiên Chúa có trì hoãn việc thi ân giáng phúc, nhưng vẫn kịp giải oan, vẫn kịp ban ơn, vẫn kịp cứu độ chúng ta.

Ngày nay, Kitô hữu chúng ta có thái độ như thế nào khi cầu nguyện? Chúng ta thực sự kiên tâm bền chí cầu nguyện hay nóng vội mau chán nản?

3. Cầu nguyện là sức sống Kitô hữu: Hình ảnh Môsê lên núi cầu nguyện liên lỷ với cây gậy trên tay cho thấy sức sống, sự chiến thắng của quân đội Israel trước quân Amalec chính là lời cầu nguyện. Khi dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn đừng ngã lòng qua dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng hàm ý nhắc nhở cầu nguyện chính là việc hệ trọng phải thực hành liên lỷ trong cuộc sống hằng ngày. Nói theo cách nói của các nhà tu đức: cầu nguyện chính là hơi thở của Kitô hữu, là sức sống của Kitô hữu. Khi chuyên cần cầu nguyện, khi thành tâm cầu nguyện, khi lời cầu nguyện càng bền chí thì lòng ước muốn càng nung nấu; tâm hồn và con tim càng rộng mở hướng về Chúa. Nhờ đó, kết hợp ngày càng chặt chẽ hơn với Chúa. Một khi đã kết hợp được với Chúa thì sẽ luôn đón nhận được sức sống, tình yêu và mọi ơn huệ từ Ngài. Mọi hoạt động tông đồ nếu không có cầu nguyện, không phát xuất từ cầu nguyện thì sớm muộn gì cũng cằn cỗi và thất bại. Không cầu nguyện thì tất cả chỉ là những việc vô bổ. Nhờ cầu nguyện mới biết Chúa muốn chúng ta làm gì, mới thấy được tất cả là hồng ân của Chúa, không có Chúa con người chẳng làm được gì hết.

Cầu nguyện là sức sống của Kitô hữu do đó, cầu nguyện không đơn giản chỉ là việc xin ơn này đến ơn khác; ơn phần hồn đến ơn phần xác … nhưng là cả một cách sống một hướng đi để gắn bó trọn vẹn với Chúa. Nếu chỉ đơn thuần với việc xin ơn thì cầu nguyện trở nên khô khan, nhàn chán hkông ích lợi gì cả. Kitô hữu chúng ta cần phải học cho biết cách cầu nguyện.

III. Lời Cầu Chung

* Lời mở: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu dạy chúng ta bền tâm chuyên cần cầu nguyện, vì chắc chắn Thiên Chúa sẽ nhận lời. trong niềm tin tưởng chúng ta cùng dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa là Cha nhân lành.

Mọi cử hành phụng vụ trong Hội Thánh đều là những tâm tình và lời cầu nguyện chân thành của thể Hội Thánh dâng lên Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Hội Thánh luôn có sự hiệp thông trong lời cầu nguyện và trong đời sống chứng tá.

Ngày nay vẫn còn biết bao người đang sống trong sự bất công, bạo lực; nhiều nơi trẻ em và phụ nữ đang bị bạo hành, bị đối xử bất bình đẳng. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia luôn nỗ lực mang lại hòa bình, công lý và quyền bình đẳng cho mọi người.

Cầu nguyện là sức sống của Kitô hữu. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người chúng ta luôn biết chân thành cầu nguyện với lòng kiên nhẫn và vững tin.

* Kết Nguyện: Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, chúng tin tưởng mọi lời khẩn cầu của chúng con luôn được Chúa yêu thương đón nhận và ban lại cho chúng con muôn vàn hồng ân. Xin ban Thánh Thần Chúa đến hướng dẫn chúng con biết thành tâm thiện chí và vững lòng cầu nguyện theo đúng lời dạy của Chúa Giêsu, Con Chúa. Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

-------------------------------

 

TN 29-C133: XÉT XỬ

 

Câu chuyện “Phiên Tòa Lương Tâm và Công Lý” là câu chuyện xảy ra thật tại Indonesia. Câu TN 29-C133


Câu chuyện “Phiên Tòa Lương Tâm và Công Lý” là câu chuyện xảy ra thật tại Indonesia. Câu chuyện thật giữa đời thường mà ngỡ như trong cổ tích, huyền thoại.

Một hôm, tại phòng xử án, thẩm phán trầm ngâm suy nghĩ trước lời cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà phạm tội ăn cắp khoai mì (sắn). Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Bà không bào chữa nhưng bà giải thích lý do bà đành phải ăn cắp: Gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bệnh, đứa cháu suy dinh dưỡng vì đói khát. Nhưng ông chủ vườn khoai mì cương quyết rằng bà ta phải bị xử nghiêm minh như những người khác.

Ông thẩm phán thở dài: “Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn bà cụ khốn khổ và nói: “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”

Cả phòng xử án im phăng phắc. Bà lão run người, rươm rướm nước mắt. Bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo? Ông thẩm phán lên tiếng: “Nhưng tôi cũng là người đại diện công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân có mặt trong phiên tòa này 50.000 Rupiah, vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một bà cụ đi ăn cắp vì con cháu đói khát và bệnh tật.” Nói xong, ông lấy mũ của mình đưa cho cô thư ký và nói: “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng, và tiền thu được thì cô hãy đưa cho bị cáo.”

Cuối cùng, bà cụ nhận được 3,5 triệu Rupiah “tiền phạt” quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà cụ run run vì vui sướng vô cùng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên tòa. Tất cả mọi người đều vui mừng và mãn nguyện.

Thật tuyệt vời! Một phiên tòa xử nghiêm minh nhất và rất xúc động. Tội cũng có tính liên đới. Tất cả chúng ta đều PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM với cuộc sống xung quanh mình. Vị thẩm phán không chỉ dùng LUẬT PHÁP mà còn dùng cả TRÁI TIM để xét xử. Dù sao thì trước tiên vẫn phải đối xử với nhau bằng tình người – tình đồng loại và nghĩa đồng bào.

Tại Việt Nam cũng có những trường hợp tương tự, thế nhưng lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Tội nặng mà “thân thiết” thì được giảm án, hưởng án treo, miễn trừ, hoặc “cho qua phà,” còn tội nhẹ mà “không quen biết” thì phải vô tù. Ăn cắp vài ổ bánh mì vì đói mà tội nặng hơn ăn cướp hàng tỷ đồng. Ngay cả thẩm phán mà còn nhận hối lộ của kẻ giàu “chạy án” thì còn gì là công lý? Thảo nào người ta nói rằng công lý tại Việt Nam là diễn viên hề!

Người ta phải XÉT rồi mới XỬ, nếu xử mà không xét thì thật nguy hiểm! Vì “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” thế nên “lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng,” mà kẻ có tiền được coi là kẻ mạnh. Kinh Thánh nói: “Bênh vực kẻ gian ác, đè nén người vô tội, xét xử như thế chẳng tốt đẹp gì.” (Cn 18:5) Lời nói “nhẹ” lắm nhưng “buốt” lắm!

Chúa Giêsu nói về “quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy” qua trình thuật Lc 18:1-8. Ngài kể dụ ngôn này để dạy các ông chúng ta phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện liên lỉ, kiên nhẫn cầu nguyện chứ không được nản chí.

Ngài nói về một ông quan tòa không kính sợ Thiên Chúa, cũng chẳng coi ai ra gì. Ông có quyền có thế nên không sợ ai, và ông ta có thể “hành” bất cứ ai. Trong thành đó có một bà goá đã nhiều lần đến xin ông thương hại mà minh xét cho bà. Ông ta làm ngơ, nhưng cuối cùng cũng phải xử cho bà vì bà góa này cứ quấy rầy mãi. Ông ta xử không vì tội nghiệp bà ta, mà vì không muốn phiền đến mình, vì ích kỷ mà thôi. Ông ta đành miễn cưỡng xét xử để khỏi bị bà góa kia quấy rầy nữa.

Rồi Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Ngài bắt họ chờ đợi mãi?” Cuối cùng, Chúa Giêsu kết luận: “Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” Câu hỏi này khiến chúng ta phải đau đầu vì thật khó trả lời. Phải tự “liệu hồn” thôi! Nhưng nên nhớ điều này: Thiên Chúa luôn muốn chúng ta “quấy rầy” Ngài bằng lời cầu chân thành.

Ai cũng biết rằng quốc gia nào cũng có tòa án, ngay cả tôn giáo cũng có tòa án. Đó là cơ quan xét xử những gì liên quan pháp luật. Nhân chi sơ tính bổn thiện. Con người tốt thì không cần pháp luật. Nhưng theo thời gian, con người bị thoái hóa hoặc “biến chất,” thế nên mới có pháp luật, nghĩa là luật có sau. Do đó, luật vị nhân sinh, nhằm bảo vệ con người, không nên câu nệ vào luật. Bất cứ luật nào của con người  cũng bất toàn, thế nên có những sửa đổi cho phù hợp thực tế. Chỉ có Thánh Luật của Thiên Chúa là bất biến.

Tòa án cũng có các cấp, nhưng quan trọng nhất vẫn là Tòa Án Lương Tâm. Nhà vật lý Albert Einstein (1879-1955, người Đức, đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1921), nói: “Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn.” Martin Luther (1483-1546) cho biết “Người ta không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình không nói.” Điều “không nói” liên quan lương tâm, chỉ mình biết chứ không ai biết. Mahatma Gandhi (1869-1948) giải thích: “Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực.” Còn Benjamin Franklin (1706-1790) lý luận: “Luật pháp nghiêm khắc nhất đôi khi là sự bất công trầm trọng nhất.” Tất cả chỉ là tương đối – chỉ tương đối tuyệt đối và tuyệt đối tương đối.

Trình thuật Xh 17:8-13 cho biết cuộc giao chiến giữa dân Israel với người Amalếch, liên quan việc cầu nguyện. Khi quân Amalếch đến đánh Israel tại Rơphiđim, ông Môsê bảo ông Giôsuê chọn một số người đi đánh. Còn ông Môsê sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa.

Ông Giôsuê đã giao chiến với Amalếch, còn các ông Môsê, Aharon và Khua lên đỉnh đồi. Kinh Thánh cho biết điều thú vị này: khi nào ông Môsê GIƠ TAY LÊN thì dân Israel thắng thế; còn khi ông HẠ TAY XUỐNG thì quân Amalếch thắng thế. Ông Môsê mỏi tay, người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông Aharon và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên. Và điều kỳ diệu đã xảy ra: ông Giôsuê dùng lưỡi gươm đánh bại Amalếch và dân của ông ta.

Đoạn Kinh Thánh ngắn gọn này cho biết lý do Giáo Hội dang tay khi cầu nguyện. (x. 2 Mcb 14:34, 2 Mcb 15:12, 2 Mcb 15:21, Tv 68:32, G 11:13-15) Cầu nguyện không chỉ là việc cần thiết mà còn là hơi thở đối với các Kitô hữu. Thật vậy, Thánh Tôma Aquinô (1225-1274) xác định: “Chúng ta cầu xin Chúa, không phải để Ngài biết nhu cầu và ước muốn của chúng ta, mà để chúng ta biết cần phải đến với Chúa để xin ơn phù trợ. Ai không cầu nguyện thì giống như người lính ra trận không có vũ khí.” Đặc biệt là chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách cầu nguyện “tiêu chuẩn nhất” qua Kinh Lạy Cha. (x. Mt 6:9-13; Lc 11:2-4)

Chắc chắn chúng ta không thể sống an toàn nếu thiếu Thiên Chúa. Ngài vẫn không ngừng yêu thương và bảo vệ chúng ta. Thánh Vịnh gia chia sẻ: “Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời.” (Tv 121:1-2) Ngài là Đấng duy nhất, (Đnl 6:4; Nkm 9:6; Es 4:17; Xh 20:3; Đnl 5:7; Đnl 32:39; Gđt 8:20; Kn 12:13; Is 43:10; Is 45:6; Is 46:9; Đn 3:28-29; Đn 14:41; Hs 13:4) không có bất cứ một thần linh nào khác.

Ngài biết chúng ta là những kẻ lẻo mép, hứa lèo, nhưng lòng thương xót của Ngài vẫn không hề suy giảm. Thánh Vịnh gia thân thưa: “Xin Đấng gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật bước, xin Người chớ ngủ quên. Đấng gìn giữ Israel, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành! Chính Chúa là Đấng canh giữ bạn, chính Chúa là Đấng vẫn chở che, Người luôn luôn ở gần kề.” (Tv 121:3-5) Ngài quan tâm chăm sóc và cụ thể bằng cách trao ban cho mỗi người (kể cả người vô thần) một thiên thần bản mệnh luôn cận kề, mọi nơi và mọi lúc: “Ngày sáu khắc, vầng ô không tác họa, đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi. Chúa giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an toàn. Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới, từ giờ đây cho đến mãi muôn đời.” (Tv 121:6-8)

Chúng ta không thể mô tả diễm phúc lớn lao đó. Vô tri bất mộ. Biết rồi thì không thể không tin. Thánh Phaolô đã nói với Thánh Timôthê về sự hiểu biết và đức tin: “Phần anh, hãy giữ vững những gì anh đã HỌC được và đã TIN chắc. Anh biết anh đã học với những ai. Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitô Giêsu.” (2 Tm 3:14-15) Nhận thức dẫn tới đức tin, đức tin dẫn tới sự sống đời đời. Chuỗi hệ lụy tuyệt vời biết bao!

Nhờ Kinh Thánh mà chúng ta hiểu biết đức tin. Dù người ta tìm mọi cách bách hại Kitô giáo, nhưng Giáo hội vẫn không ngừng phát triển. Thật lạ lùng, Kinh Thánh là cuốn sách luôn được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Thật vậy, Kinh Thánh là sách được in đầu tiên trên thế giới, ước tính đã có hơn 3 tỷ cuốn Kinh Thánh được in ra, được dịch ra 2.800 ngôn ngữ, mỗi phút có 50 cuốn Kinh Thánh được bán, mỗi năm có khoảng 100 triệu cuốn được bán; Kinh Thánh gồm 73 cuốn (46 cuốn Cựu Ước, 27 cuốn Tân Ước), được viết bởi 40 tác giả, trải qua 1.600 năm. Theo thống kê, trong Kinh Thánh có 6.468 huấn lệnh, 1.260 lời hứa, 3.294 câu hỏi, 3.268 lời tiên tri; trong Kinh Thánh có tên dài nhất là Mahershalalhashabaz (Mahe Salan Khát Bát – Is 8:1 và 3); sách có nhiều chương nhất là cuốn Thánh Vịnh (150 chương), sách ngắn nhất của Cựu Ước là sách Ôviđia (21 câu), sách ngắn nhất của Tân Ước là Thư thứ III của Thánh Gioan (15 câu); câu dài nhất là Er 8:9, câu ngắn nhất là Ga 11:35.

Kinh Thánh là Thiên Chúa, và tác giả cũng chính là Ngài: “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.” (2 Tm 3:16-17) Kinh Thánh thực sự rất cần thiết, như Thánh Giêrônimô (347-420) xác định: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.”

Thánh Phaolô khuyên Thánh Timôthê: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Đấng sẽ xuất hiện và nắm vương quyền, tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.” (2 Tm 4:1-2) Đó cũng là lời khuyên dành cho mỗi chúng ta, bây giờ và suốt đời, vì đó là bổn phận và trách nhiệm chung: “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Và đó cũng là cách chúng ta hiệp nhất và hiệp hành để NÊN MỘT như Chúa muốn.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết tự xét và tự xử chứ không xét người khác và không xử bất cứ ai. Xin ban cho chúng con một lương tâm ngay thẳng và đúng đắn, phân định mọi điều theo lẽ khôn ngoan của Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

Thomas Aq. Trầm Thiên Thu

------------------------------------

 

TN 29-C134: KIÊN NHẪN KHI CẦU NGUYỆN!

 

Ca dao tục ngữ Việt Nam ta có dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”; hay là “Chữ nhẫn là TN 29-C134


Ca dao tục ngữ Việt Nam ta có dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”; hay là “Chữ nhẫn là chữ tương vàng. Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu” hoặc là “Đi buôn lúc lỗ, lúc lời. Có công bền chí, có thời phất to.” Kiên trì, và bền chí luôn luôn là chiếc chìa khoá mở cánh cửa của thành công! Ai cũng biết vậy! Thế nhưng! Trong việc cầu nguyện, khi khấn xin với Chúa thì người ta lại chả kiên nhẫn chút nào cả! Người ta, trong đó có tôi nữa, hễ mở miệng cầu xin gì là muốn Chúa ban cho ngay lập tức! Mình muốn Chúa phải nhanh lẹ như cái máy bán hàng tự động, khi bỏ vào một đồng, bấm một phát, là lập tức có lon nước ngọt nhảy ngay ra cho mình uống.

Bạn thân mến, những lời cầu xin của chúng mình, dù là có chính đáng, có đúng, có phải mấy đi chăng nữa, thì bạn và tôi cũng cần phải có sự kiên nhẫn, giống như bà góa trong bài Tin Mừng hôm nay. Nếu bà góa kia, nhờ vào sự kiên trì, mà đã nhận được những gì bà muốn, thì bạn và tôi, nếu biết kiên trì trong việc cầu xin với Thiên Chúa, chắc chắn chúng mình sẽ nhận được những điều chúng mình khấn xin. Thế nhưng xin bạn đừng nghĩ rằng xin cái gì là có cái đó nhá! Chỉ khi nào những điều nguyện xin của bạn và của tôi không làm hại cho phần linh hồn của mình cũng như của gia đình, của cộng đoàn…thì Ngài mới ban cho chúng ta mà thôi!

Để có thể vững tâm và kiên trì trong khi cầu nguyện, trong khi tỏ bày những ước nguyện lên với Chúa, tôi nghĩ bạn và tôi cần phải ghi nhớ ba điều sau đây:

• Thứ nhất, khi cầu nguyện, khi khấn xin bất cứ điều gì, dù lớn dù nhỏ, thì bạn và tôi hãy thêm vào câu này: “Nếu đẹp lòng Chúa, nếu Chúa muốn, thì xin cho con ơn này…ơn kia…”

• Thứ hai, tin chắc rằng Thiên Chúa không bao giờ hứa lèo, Ngài đã khẳng định cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt 7:7). Nhưng bạn và tôi đừng bao giờ nài xin những thứ linh tinh và mông lung chẳng hạn như xin trúng Mega Ball, hay trúng Powerball, hoặc thắng lớn ở casino…bởi vì khi bạn trúng số là khi đó bạn…tới số đấy! Những thứ tiền bạc đỏ đen, không có mồ hôi nước mắt đó chỉ đem lại những nguy hiểm, chỉ gây ra những tai hại cho bản thân của bạn, cho gia đình bạn và cho phần linh hồn của bạn mà thôi!

• Thứ ba, phải nhận ra và xác tín rằng Thiên Chúa là Cha nhân ái vô cùng, Ngài luôn luôn chăm sóc, lo lắng và gìn giữ chúng ta trong mọi nẻo đường của cuộc sống. Ngài thừa biết chúng ta cần những gì (Mt 6:32). Nếu sau khi dâng lời cầu xin tha thiết mà bạn chưa thấy Chúa…giả nhời, giả vốn, chẳng thấy Chúa ban cho gì cả, thì bạn hãy vững lòng trông cậy, đừng nản chí!

“Nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời…” (Lc 11:13). Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Ngài luôn luôn che chở, nâng đỡ và lo lắng cho chúng ta như người cha lo cho con cái. Thiên Chúa tốt lành và quảng đại hơn cha đẻ của chúng ta nhiều. Cứ kiên nhẫn khi cầu nguyện, chắc chắn Ngài sẽ nhậm lời chúng ta, chính Chúa Giê-su đã khẳng định như vậy: “Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi?” (Lc 18:6-7).

Thế nhưng có một điều bạn và tôi cần phải ghi nhớ: “Đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ” (2 Pt 3:8-9). Thiên Chúa không xài đồng hồ, cũng không dùng calendar của loài người, vì thế cho nên bạn và tôi đừng bao giờ càm ràm với Chúa rằng “Tại sao con cầu nguyện cả mấy tháng, cả mấy năm…lâu quá rồi mà Chúa vẫn làm ngơ như vậy?” Hãy kiên trì và nhẫn nại trong khi cầu xin, bởi vì Thiên Chúa là Cha nhân hậu, Đấng luôn luôn ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người. (Mt 7:11).

Cầu chúc bạn và những người thân yêu của bạn một tuần lễ mới được mạnh khỏe, bình an, luôn kiên trì và bền chí trong đời sống cầu nguyện.

Lm. Đaminh Phạm Tĩnh, SDD

---------------------------

 

TN 29-C135: PHẢI CẦU NGUYỆN THẾ NÀO

 

Khởi đầu thánh thư, Luca đã miêu tả Chúa Giêsu cầu nguyện. Câu chuyện lấy từ khung cảnh dân TN 29-C135


Khởi đầu thánh thư, Luca đã miêu tả Chúa Giêsu cầu nguyện. Câu chuyện lấy từ khung cảnh dân Do Thái cầu nguyện trong đền thờ Jerusalem khi Zechariah được sứ thần Chúa cho biết lời nguyện cầu của ông đã được Chúa nghe (Lc 1:13)

Những câu chuyện có con đã được Luca sắp đặt một cách tài tình qua những lời nguyện của Zechariah và Mary, Simeon và Anna cùng các thiên thần và mục đồng. Phần lớn những giờ phút quan trọng trong đời Chúa Giêsu đều có liên hệ tới cầu nguyện, trước hay sau những biến cố đặc biệt như lúc Chúa chịu phép rửa (3:21), trước khi khởi sự mục vụ (4:1-13), trước khi chọn 12 Tông đồ (6:12), lúc Chúa biến hình, bữa tiệc ly và cả lúc sắp chết trên thập giá. Khi cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dùng hình thức đối thoại với Thiên-Chúa-Cha như người trong gia đình, hoàn toàn cởi mở và tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đôi khi cầu nguyên suốt đêm (6:12), và trong đêm Chúa bị bắt: “... Trong lúc hấp hối, Chúa càng cầu nguyện khẩn thiết hơn, mồ hôi Người chảy ra rơi xuống đất như những giọt máu” (22:44).

Luca đã nhấn mạnh cầu nguyện quả là rất quan trọng trong đời sống Kitô giáo. Cầu nguyên liên lỉ, vì là dấu chỉ chúng ta tin vào Thiên Chúa. Cầu nguyện không là áp lực Thiên Chúa để có được điều ta muốn. Cầu nguyện là nâng lòng mở trí chúng ta đi vào hành động của Chúa Thánh Thần, để Người giúp chúng ta đi theo đường hướng của Thiên Chúa, biến chúng ta thành môn đệ thực sự biết vâng lời Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha là Đấng đã sai Người xuống trần gian.

HAI DỤ NGÔN VỀ CẦU NGUYỆN

Luca đã đưa ra hai dụ ngôn về cầu nguyện. Thứ nhất là cầu nguyện phải liên lỉ và kiên trì (18:1-8) thì Chúa sẽ nghe lời. Thứ hai cầu nguyện phải có thái độ khiêm tốn, nhận biết mình là kẻ tội lỗi, hoàn toàn tin cậy vào lòng nhân từ của Thiên Chúa như người thu thuế trong dụ ngôn này, không tự phụ khoe khoang như đám biệt phái (18:9-14).

Những câu 2-5 và 10-13 là những dụ ngôn đích thực. Luca nối kết hai chuyện này với nhau vì đều nằm trong chủ đề cầu nguyện. Cả hai dụ ngôn đều nói Thiên Chúa nâng đỡ bênh vực, minh oan, tha thứ và củng cố thêm sức mạnh cho những ai cầu nguyện.

Trong dụ ngôn một là bài Phúc Âm hôm nay (18:1-8), Thiên Chúa bênh vực những kẻ Chúa chọn. Nhưng trong dụ ngôn hai (18:9-14), không phải những ai nghĩ mình là thánh thiện và được Chúa chọn thì sẽ được Chúa nâng đỡ, mà chỉ những ai khiêm tốn nhận biết mình là kẻ tội lỗi mới được Chúa bênh vực giúp đỡ. Đây là hai ý tưởng tương phản nhau. Trong đoạn 7, Luca đi từ câu chuyện “Chúa Giêsu và người đàn bà trong thị trấn” (7:37) đến việc tường trình câu chuyện Chúa Giesu và những người đàn bà đã tham dự vào mục vụ của Chúa ở đoạn 8 (8: 1-3). Rồi ở đoạn 10, Luca nối tiếp hai câu chuyện lại với nhau. Một chuyện, người Samaria tốt lành (Lc 10:37), Chúa cho biết kết quả là “Hãy Đi và hãy làm như vậy” và chuyện thứ hai ở Bethany nói về hai chị em Martha và Mary: “Hãy ngồi yên và lắng nghe Lời Chúa” (Lc 10:39). 

ÔNG QUAN TÒA VÀ NGƯỜI GÓA PHỤ

Qua câu chuyện dụ ngôn ông tòa và bà góa phụ, Chúa Giêsu quả quyết với những người theo Chúa là Thiên Chúa sẽ mau chóng bênh vực họ (18:8). Dụ ngôn này giống như câu chuyện một ông bạn bị quấy rầy lúc nửa đêm (11:5-8). Như trong dụ ngôn người quản lý ăn gian bị bắt, bài học hôm nay liên quan đến một người không có đức tính tốt. Chuyển động của dụ ngôn này đi từ ít tới nhiều: Một ông tòa dữ dằn như vậy mà phải nhường bước trước thái độ cù nhày của bà góa phụ thì thử hỏi Thiên Chúa tốt lành sẽ lắng nghe tiếng kêu cầu của những kẻ tốt lành đến thế nào?

Cả hai chuyện dụ ngôn trong đoạn 18, Luca đều nêu lên ý tưởng cầu nguyện liên lỷ và kiên trì dù đã quá lâu không được đáp ứng. Cầu nguyện là tìm kiếm, gõ cửa, van xin, chờ đợi, tuyệt đối tin tưởng và nhẫn nại, dù cho đôi khi người cầu nguyện trở nên bồn chồn bực bội vì lời thỉnh cầu của mình lâu không được đáp ứng. Tuy nhiên đời sống cộng đồng Kitô giáo lại chỉ có thể có được nhờ cuộc sống cầu nguyện mà thôi. Và kết quả cầu nguyện sẽ phụ thuộc ở chúng ta. Tâm tư, lòng trí và hành động của chúng ta cũng phải luôn luôn đi sát với lời nguyện cầu của chúng ta, và phải chứng tỏ những lời cầu nguyện đó là chính đáng.

NHỮNG GƯƠNG SÁNG VỀ THÁNH ĐỨC VÀ CẦU NGUYỆN

Qua lịch sử ta thấy khi mà Giáo Hội xuống dốc thì Thiên Chúa lại cho chúng ta những vị thánh tuyệt vời để mang Giáo Hội trở về với sứ mệnh của mình. Có những lúc khi mà thời kỳ đen tối bao trùm mọi sự thì ánh sáng Chúa Kitô lại chiếu tỏa chói lọi hơn bao giờ hết. Chúng ta hiện đang sống trong những thời kỳ ấy và Thiên Chúa lại tiếp tuc đưa ra những gương sáng của các vị thánh thần kỳ để làm gương cho chúng ta.

Sáu năm trước đây, cũng vào tuần này Chúa Nhật 17 tháng 10 năm 2010, tại Quảng trường Thánh Phêrô, năm vị Chân phước đã được Giáo Hội tuyên Hiển Thánh. Bài Phúc âm hôm nay nhắc lại cho chúng ta là phải cầu nguyện, và cầu nguyện liên lỉ. Bài học này tóm gọn trong cuộc đời thánh đức của mỗi vị thánh này. Đó là những thánh: Mary MacKillop (1842-1909), thánh đầu tiên của Úc châu, sáng lâp Dòng các chị em Trái Tim Cực Thánh Giuse, Stalislaw Soltys Kazimierczy (1433-1489) người BaLan, nhà giảng thuyết nổi tiếng, Juana Josefa Cipitria Bariola người Y Pha Nho chết năm 1912, sáng lập Dòng các con gái Chúa Giêsu, Giulia Salzano, người Ý, chết năm 1929, sáng lập Dòng các chị em giàng thuyết về Giáo lý Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, Camilla Battista Varano (1458-1524), Dòng Khó Nghèo Ý, Andre Bessette, người Canada (1845-1937), Dòng Anh Em Thánh Giá, sinh ra từ một gia đình nghèo người Pháp sống bên ngoài Montreal, chết ở Montreal. Và gần đây nhất là Thánh Têrêsa Calcuta với cả cuộc đời gắn bó với những người cùng khổ nhất của xã hội.

Mỗi vị thánh nêu trên đã sống trọn vẹn Lời Chúa và cầu nguyện liên lỉ, chìm đắm trong phụng vụ của Giáo Hội, tạo sức mạnh nhờ Bí tích Mình Thánh Chúa, đem hết tâm huyết tận hiến cho Chúa thành hành động qua cử chỉ yêu thương, trìu mến, nhẫn nại, chấp nhận đau khổ và chăm sóc phục vụ người nghèo khó một cách quảng đại vô vị lợi.

Các ngài để cho ước nguyện của Chúa được thực thi trong cuộc sống hằng ngày của các ngài. Thiên Chúa hành động qua những nghi ngờ, yếu đuối cũng như sức mạnh của các ngài để Giáo Hội được hiệp nhất. Hành động của các ngài nhân danh Chúa Giêsu thì rất tích cực, đầy hy vọng, can đảm và thẳng bước. Niềm tin của các ngài nơi Chúa, quyết chí theo Chúa thì tinh tuyền không hề thay đổi đúng như ơn gọi của Giáo Hội.

BẮT CHƯỚC CHÚA GIÊSU VÀ CÁC THÁNH ĐỂ CẦU NGUYỆN.

Hãy bắt chước Chúa Giêsu như Chúa đã dạy chúng ta cầu nguyện qua kinh Lạy Cha.

Chúng tôi cũng xin nêu lên ở đây gương sáng của một thầy dòng về sự kiên trì, liên lỉ và khiêm tốn trong cầu nguyện. Thầy dòng Andre Bessette.

Khi còn là một đệ tử trẻ, thầy Andre đã nhận thấy là nhà dòng tính không cho thầy khấn lần đầu, thầy bèn tìm đến Giám mục Montreal để xin can thiệp với bề trên. Thầy nói: “Tham vọng duy nhất của con là được phục vụ Thiên Chúa bằng những công tác hèn mọn nhất”.

Đức giám mục đã thỏa mãn lời yêu cầu của thầy và cha bề trên đã bằng lòng cho thầy được khấn nhập dòng. Ngày 2-2-1874, bề trên đã cho thầy tên tu sĩ là Andre Bessette. Bề trên nhà tập, khi chấp nhận thầy Andre là tu sinh đã phê phán: “Nếu thầy này bất khả dụng không làm việc được, thì ít ra thầy cũng biết cầu nguyện tốt nhất là thế nào!”

Ơn gọi của thầy Andre làm trợ sĩ, không làm linh mục, là một bằng chứng đặc biệt về sự trung thành trong lời cầu nguyện và đặt lời nguyện cầu ấy thành hành động phục vụ người nghèo khổ. Vì biết cách cầu nguyện thế nào, phải hăng say, bền bỉ và vui vẻ như một đứa trẻ, nên thầy Andre đã có khả năng thôi thúc mọi người cầu nguyện một cách tin tưởng và liên tục trong khi vẫn cởi mở hết lòng theo như ý muốn của Thiên Chúa.

Thầy đã nêu gương cho mọi người khởi sự cuộc sống đạo bằng cách chỉnh đốn những thói hư tật xấu, cam kết giữ trọn niềm tin và lòng khiêm tốn, thường xuyên xưng tội và chịu Lễ. Thầy còn khuyến khích những người đau ốm đi tìm gặp bác sĩ. Thầy đã nhận ra giá trị của đau khổ qua sự đau khổ của Chúa Kitô. Thầy đã luôn luôn hiện diện trước những đau buồn của tha nhân và luôn luôn giữ vẻ vui tươi, hồn nhiên và khôi hài. Thầy đã khóc với những người khóc khi họ kể lại nỗi đau buồn của họ cho thầy nghe. Khi mọi người biết thầy có thể làm phép lạ thì thầy nói: “Tôi chẳng là gì cả…, chỉ là dụng cụ của bàn tay Đấng Quan Phòng, khí cụ thấp kém để phục vụ thánh Giuse, người biểu tượng của khiêm nhường và khó hèn.”

Thầy Andre chỉ cao có 5 feet, nhưng thầy là một người cầu nguyện khổng lồ với đức tin và đời sống tu đức vĩ đại cao vời đã vang dội khắp Montreal và Canada. Thầy chứng tỏ cho chúng ta biết điều phải được hoàn thành bằng đức tin và tình yêu thương. Qua lời nói rất chí lý của một người gác gian khiêm tốn, “Nhờ những bụi cây nhỏ bé nhất mà người họa sĩ đã vẽ thành những bức tranh huy hoàng nhất.”

Thầy Andre không bao giờ ngừng tìm kiếm, gõ cửa và suy niệm ý của Thiên Chúa trong đời thầy, nên thầy có thể mở rộng tâm hồn và cuộc sống tu trì của thầy cho hàng triệu người. Khi còn ở trần gian, thầy chỉ là người giữ cửa ở Montreal, bây giờ thầy có thể là một trong những người giữ cửa đặc biệt trên Thiên Đàng. Thầy dạy và cho chúng ta biết sự quan trọng của việc chào đón mọi người như chào đón chính Thiên Chúa vậy.

Đức Gioan Phaolô II có lần đã nói về thầy Andre như sau: “Chúng ta kính Chân phước Andre là một người cầu nguyện và bạn của những người nghèo, một con người thực sư lạ lùng. (….) Trong mỗi thời đại, Chúa Thánh Thần đều nâng lên những chứng nhân Phúc Âm khiêm tốn như vậy, một chứng nhân đã làm đảo ngược mọi sự.”

Giống như Aaron và Hur trong sách Xuất Hành, chớ gì các thánh Mary, Stanislaw, Juana Josefa, Giulia, Camilla, Andre và Mẹ Têrêsa Calcuta nâng hai tay và cánh tay chúng ta lên cao khi chúng ta mệt mỏi vì cầu nguyện như ông Môsê (x. Xh 17:8-13), và giúp chúng ta trở nên bạn của Chúa Giêsu và là những chứng nhân trung thành của Tin Mừng Phúc Âm trong thời đại ngày nay.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

-------------------------------

 

TN 29-C136: CẦU NGUYỆN TRONG TIN YÊU

 

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu cho chúng ta ông Môsê chứng nhân sống động về sự TN 29-C136


Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu cho chúng ta ông Môsê chứng nhân sống động về sự cầu nguyện và bà góa đi kêu vị thẩm phán xử cho trong dụ ngôn do Chúa Giêsu kể, đồng thời nghe lời khuyên của thánh Phaolô cầu nguyện bằng Kinh Thánh, để lời cầu xin của chúng ta dễ được kết quả hơn.

Gương của ông Môsê

Môsê đã cầu cùng Thiên Chúa cho dân Israel trong trận chiến với người Amalec dòng giống Cain, là kẻ thù cha truyền con nối đối với con cái cháu Abel. Môsê cứ giơ tay lên cầu nguyện, thì dân Israel thắng trận, còn nếu mỏi mệt, ông hạ tay xuống, thì Israel thua trận (x. Xh 17, 12). Thực tế cho thấy sức mạnh và sự kiên trì cầu nguyện là chìa khóa để chiến thắng. Nhưng Israel chiến thắng là do tác động của Thiên Chúa chứ không chỉ bằng vũ lực của các chiến binh. Môsê đã thể hiện niềm tin của mình vào Thiên Chúa công bình, khi giơ cao tay cầu nguyện, và dân chúng thấy sức mạnh của  lời cầu nguyện. Sự kiên trì cầu nguyện của con người và sự đáp trả từ từ của Thiên Chúa không phải là mâu thuẫn. Ông Môsê chứng tỏ cho thấy cầu nguyện với niềm tin vào Thiên Chúa có thể đảo ngược những tình huống tuyệt vọng nhất.

Cầu nguyện trong tin yêu

Thiên Chúa không giống vị thẩm phán vô tâm; Ngài nhân hậu đối với mọi người. Chúng ta cũng không giống như một góa phụ, ít có giá trị trước mặt xã hội. Chúng ta là những người được Thiên Chúa yêu thương.

Bà góa trong dụ ngôn có đủ  lý do để khiếu kiện và tin chắc vào vụ kiện của mình, vì các thẩm phán hành động không theo công lý, “họ không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta” (Lc 18, 3). Chúa Giêsu không ngại gọi ông là “vị thẩm phán bất lương” (Lc 18, 7), vị này không có ý định xử vụ bà góa kiện, ông chẳng thèm để ý đến vụ kiện của bà. May thay, câu chuyện kết thúc tốt đẹp: từ chối mãi, cuối cùng ông mất kiên nhẫn vì sự quấy rầy của bà, nên xét xử cho bà, để ông khỏi nhức óc.

Và Chúa Giêsu phán: “Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương đó nói” (Lc 18,6). Vị ấy nói: “Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc’” (Lc 18,4). Nguy cơ chán nản thất vọng, khiến chúng ta ngã lòng là vì Thiên Chúa nhân lành không nhận lời chúng ta ngay, nghĩa là Thiên Chúa có thể trì hoãn đáp lời chúng ta.

Khi kể dụ ngôn bà góa đi thưa kiện cùng vị Thẩm phán bất lương mà được xử kiện. Chúa Giêsu muốn chúng ta kêu cầu cùng Chúa trong tin yêu và đừng có ngã lòng. Điều đáng ngạc nhiên nhất Chúa Giêsu bảo chúng ta “phải luôn luôn cầu nguyện không ngừng”, cần phải kiên trì. Nếu quan hệ giữa người góa phụ và vị thẩm phán có tiếng là bất lương cuối cùng còn như xử như vậy, huống hồ chúng ta là con cái Chúa, chắc chắn sẽ được bội phần, miễn là chúng ta phải kiên tâm cầu nguyện trong tín thác vào Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu đã kết thúc bài giáo huấn hôm nay bằng một câu hỏi có vẻ não nuột nhưng rất chân thành: “Con Người đến sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa không?” (Lc 18,8). Tức là những con người ưu tuyển có luôn giữ mãi lòng tín nhiệm với Thiên Chúa không? Thái độ nhàm chán của họ khi cầu nguyện không phải là dấu chỉ lòng trung tín của họ đã suy giảm rồi sao? Thế nên chúng ta phải tập kiên tâm cầu nguyện để nuôi dưỡng lòng tin yêu, hầu luôn nhận được lòng Chúa xót thương.

Cầu nguyện bằng Sách Thánh

Con cái Israel gặp thử thách về niềm tin khi giao chiến với Amalek. Khi ông Môsê giơ tay lên thì quân Israel chiến thắng. Điều đó chứng tỏ Thiên Chúa vẫn hằng ở với với họ và bênh vực họ. Ấy vậy mà họ còn hỏi nhau: Thiên Chúa có còn ở giữa chúng ta nữa hay không? Niềm tin bị thử thách. Những kẻ thất tín sẽ rơi vào tay địch. Và ở trong tay họ có tin tưởng cầu nguyện mới được cứu thoát.

Timôthê thấy Phaolô là thầy của mình bị xiềng xích và giải sang Rôma. Thầy mà như vậy, thì trò sẽ thế nào? Timôthê cảm thấy chán nản rã rời. Thầy bị xiềng xích rồi, việc rao giảng Tin Mừng như thầy đã dạy bảo sẽ đi đến đâu? Niềm tin bị thử thách. Phaolô gửi thư ngay cho Timôthê và  khuyên: “Con hãy bền vững trong các điều con đã học… và hãy cứ rao giảng Lời Chúa!” (2 Tin Mừng 3,14).

Cả con cái Israel và Timôthê đều gặp thử thách về niềm tin và lòng trung thành. Chúng ta cũng không tránh khỏi đôi lúc cảm thấy nhàm chán trong việc cầu nguyện. Như Môsê đã đặt cây gậy tin tưởng vào quyền phép mà Thiên Chúa đã ban cho ông. Ông giơ tay lên, mệt thì có người đỡ tay cho. Timôthê thì đọc lời Chúa. Để chống lại sự nhàm chán trong cầu nguyện, hãy nghe lời thánh Phaolô khuyên: “Hãy cầm lấy sách Thánh…Tất cả Kinh Thánh đã được Chúa linh hứng, đều hữu ích để giảng dạy, biện bác, sửa dạy và giáo dục trong đàng công chính, ngõ hầu người của Thiên Chúa được hoàn hảo để sẵn sàng thực hiện mọi việc lành” (2 Tm 3,16-17).

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con kiên trì cầu nguyện với Chúa không ngừng, và xin dạy chúng con cầu nguyện, để linh hồn, thể xác, trí khôn chúng con luôn hướng về Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

-------------------------------------

 

TN 29-C137: CẦU NGUYỆN BỀN BỈ TRONG TIN TƯỞNG

 

Các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai tin chắc rằng “Ngày của Chúa” sẽ sớm đến: “Thưa anh em TN 29-C137


Các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai tin chắc rằng “Ngày của Chúa” sẽ sớm đến: “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu…Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” (1 Cr 29-31). Đây sẽ là ngày mà thế giới họ đang sống, với sự cai trị và áp bức của người Rôma, sẽ kết thúc và một thế giới mới tốt đẹp hơn sẽ đến. Niềm tin này bắt nguồn từ truyền thống Do Thái. Thiên Chúa đã hứa một vị vua mới từ dòng dõi Đavít, người sẽ khôi phục dân Israel: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi, một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền” (2 Sm 7:12).

Nhưng trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng nhiều khi chúng ta phải chờ đợi. Điều đó không có nghĩa là bỏ cuộc. Nhưng chúng ta phải kiên trì. Giống như bà góa đang chờ đợi sự phán xét công bình từ quan tòa bất chính, chúng ta phải chờ ngày được sống trong Nước Trời. Ngày đó sẽ đến, nhưng chúng ta phải tin cậy bền bỉ nơi Thiên Chúa.

Các bài đọc Chúa Nhật hôm nay nói về sự kiên trì trong cầu nguyện. Trong bài đọc đầu tiên, Môsê trở nên mệt mỏi khi cầu nguyện và Aharon và Khur hỗ trợ ông: “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế. Nhưng ông Môsê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông Aharon và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên” (Xh 17:11-12). Thánh vịnh tuyên bố “Ơn phù hộ tôi đến từ Thiên Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” (Tv 121:2). Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy kiên trì rao truyền Lời Chúa: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (1 Tm 4:2). Trong Tin mừng, Chúa Giêsu kể chuyện dụ ngôn về người góa phụ kiên trì đã liên tục làm phiền quan tòa cho đến khi ông ta nghe lời bà ta: “mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi” (Lc18: 5).

Đoạn văn Tin mừng này là câu chuyện dụ ngôn về một người góa phụ bền bỉ. Bà liên tục đến gặp một thẩm phán vốn không quan tâm đến việc làm điều đúng đắn, và bà dai dẳng yêu cầu ông ta xử cho bà một bản án công bằng. Cuối cùng ông ta cũng nhượng bộ vì không muốn bà quấy rầy ông ta nữa: “kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc” (Lc 18: 5).

Chúa Giêsu dùng câu chuyện này để đưa ra một bài học về sự cần thiết “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Luca 18:1). Thật lạ lùng khi Chúa Giêsu nói đến một quan tòa “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì” (Luca 18:2), bởi vì truyền thống Sách Thánh khuyến cáo rằng các thẩm phán phải là những người kính sợ Thiên Chúa, những người đáng tin, vô tư và liêm khiết: “Hãy xem trong toàn dân những ai là người có tài, biết kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không ham của bất chính, thì đặt họ làm người chỉ huy” (Xh 18:21). Nhưng Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh một thẩm phán bất công này để bày tỏ sức mạnh của sự bền bỉ và bày tỏ lòng thương xót sâu sắc của Thiên Chúa.

Đầu tiên, chúng ta biết rằng bà góa này không bao giờ bỏ cuộc: “mụ goá này quấy rầy mãi” (Lc 18:5). Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ hết hy vọng trong lời cầu nguyện. Chúng ta phải cầu nguyện luôn luôn, liên tục và bền bỉ. Không phải lời cầu nguyện thay đổi Thiên Chúa; đúng hơn, lời cầu nguyện thay đổi chúng ta và giúp chúng ta nhận được những ân sủng vô biên từ Thiên Chúa.

Chúng ta học được rằng nếu một thẩm phán vốn chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì rốt cuộc lại đưa ra quyết định đúng đắn, thì Thiên Chúa vốn nhân từ và hết lòng yêu thương hẳn sẽ thực thi những quyết định không chỉ công bằng mà còn tốt lành trên cuộc đời chúng ta khi chúng ta tin cậy Ngài. Chắc chắn Thiên Chúa có thể làm mọi điều tốt lành trong cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta cứ để Ngài làm theo ý muốn của Ngài: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Ngài đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Ngài sao? Lẽ nào Ngài bắt họ chờ đợi mãi?” (Lc 18:7).

Khi suy ngẫm về việc cần phải kiên trì trong lời cầu nguyện của mình như thế nào, chúng ta nhận ra rằng lời cầu nguyện mà chúng ta phải tìm cách thực hành trước hết là lời cầu nguyện hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta muốn công lý ngay lập tức trong cuộc sống của mình. Khi ai đó làm tổn thương chúng ta, chúng ta mong Chúa xét xử họ, đòi lại công bằng cho chúng ta. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Khi đó chúng ta có thể bị cám dỗ nghĩ rằng Thiên Chúa không nghe thấy chúng ta. Thực ra, Ngài nghe thấy chúng ta, nhưng đường lối của Thiên Chúa không phải đường lối của chúng ta:

“Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta- sấm ngôn của Thiên Chúa. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55:8-9)

Thiên Chúa muốn chúng ta phải có niềm tin bền vững. Và chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện và tin tưởng rằng Chúa luôn ở cùng chúng ta. Trong cầu nguyện chúng ta đừng tìm cách thay đổi ý muốn của Thiên Chúa bằng cách xin Ngài đủ mọi thứ theo ý muốn riêng mình. Đúng hơn, lời cầu nguyện của chúng ta phải bền bỉ đến mức có thể mở lòng chúng ta ra cho ý muốn của Thiên Chúa và để cho ân sủng của Ngài tuôn chảy tùy theo ý muốn hoàn hảo của Ngài.

Trong buổi tiếp kiến chung, tại quãng trường Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 25 tháng Năm, năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ lời với các tín hữu:

“Tất cả chúng ta đều trải qua những lúc mệt mỏi và chán nản, đặc biệt là khi những lời cầu nguyện của chúng ta dường như không hiệu quả. Nhưng Chúa Giêsu đảm bảo với chúng ta: không giống như quan tòa không trung thực, Thiên Chúa nhanh chóng trả lời con cái Ngài, mặc dù điều này không có nghĩa là Ngài nhất thiết phải làm điều đó khi nào và như thế nào theo ý chúng ta muốn. Cầu nguyện không hoạt động như một cây đũa thần! Cầu nguyện giúp chúng ta giữ đức tin nơi Thiên Chúa, và phó thác mình cho Ngài, ngay cả khi chúng ta không hiểu ý Ngài. Trong điều này, chính Chúa Giêsu – Đấng cầu nguyện không ngừng - là mô hình của chúng ta. Thư gửi tín hữu Hípri nhắc nhở chúng ta rằng “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Ngài khỏi chết. Ngài đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính” (Hípri 5:7).

Thoạt nhìn câu nói này có vẻ xa vời, vì Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Tuy nhiên, thư Hípri không sai chút nào: Thiên Chúa quả thật đã cứu Chúa Giêsu khỏi sự chết bằng cách ban cho Ngài chiến thắng hoàn toàn, nhưng con đường dẫn đến chiến thắng đó là qua chính cái chết! Lời khẩn cầu mà Thiên Chúa nhận lời là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu tại vườn cây dầu. Bị đánh gục bởi nỗi thống khổ, Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha để giải thoát Ngài khỏi chén đắng của cuộc Khổ nạn, nhưng lời cầu nguyện của Ngài thấm đẫm lòng tin cậy nơi Chúa Cha và Ngài hoàn toàn phó thác cho ý muốn của Chúa Cha: “xin đừng theo ý con,” Chúa Giêsu nói, “nhưng mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39). Những gì chúng ta xin khi cầu nguyện chỉ là điều thứ yếu; điều quan trọng hơn hết là mối tương quan của chúng ta với Chúa Cha. Đây là điều mà lời cầu nguyện sẽ thực hiện: biến đổi ước muốn của chúng ta và làm cho ước muốn đó thuận theo ý muốn của Thiên Chúa, dù ý muốn của Thiên Chúa là gì, bởi vì trước hết người cầu nguyện là người khao khát kết hợp với Thiên Chúa, là Tình yêu thương xót.

Dụ ngôn kết thúc bằng một câu hỏi: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Ngài còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18: 8). Và với câu hỏi này, tất cả chúng ta đều được cảnh báo: chúng ta không được ngừng cầu nguyện, ngay cả khi chưa được trả lời. Chính lời cầu nguyện sẽ bảo toàn đức tin, không cầu nguyện đức tin sẽ nao núng! Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho một đức tin không ngừng cầu nguyện, kiên trì, giống như đức tin của bà góa trong dụ ngôn, một đức tin nuôi dưỡng lòng khao khát của chúng ta về sự trở lại của Ngài. Và trong lời cầu nguyện, chúng ta sẽ cảm nghiệm lòng từ bi đó của Thiên Chúa. Ngài giống như một người Cha đến gặp gỡ con cái mình, đầy tình yêu thương xót.”

Phêrô Phạm Văn Trung

---------------------------------------

 

TN 29-C138: GƯƠNG SÁNG CỦA BÀ GÓA

 

Dụ ngôn trong phần phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật tuần này và tuần sau liên kết với nhau trong TN 29-C138


Dụ ngôn trong phần phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật tuần này và tuần sau liên kết với nhau trong một chủ đề, đó là cầu nguyện. Cầu nguyện là đề tài quan trọng trong Tin Mừng theo Thánh Luca. Thánh sử đã cố gắng đặt tất cả các biến cố quan trọng xẩy ra trong sứ vụ của Đức Giê-su trong bối cảnh của việc cầu nguyện.

Nhìn vào cách thức và lời giảng dậy về cầu nguyện của Đức Giê-su, chúng ta nhận ra rằng cầu nguyện là hành động được bộc lộ của lòng tin, đó không chỉ là việc phát sinh từ lòng đạo đức hay cơ hội để chúng ta trình bầy các nhu cầu của con người lên Chúa. Thật vậy, lòng tin của chúng ta cần được biểu lộ bằng việc làm và các việc làm đó phải được phát sinh từ mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Và mối quan hệ này phải có tính bền vững như điều Đức Giê-su nói với các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay. Nếu những ai theo Chúa mà không ngày đêm kêu cứu Chúa, thì thực tế họ không có lòng tin nơi Người. Nói khác đi, cầu nguyện phải đi đôi với việc làm. Đó là lối sống của những ai tin vào Thiên Chúa.

Vì thế, trong câu mở đầu của bài Tin Mừng chúng ta đã nhận ra bài học và ý muốn của Đức Giê-su. Người dậy chúng ta phải siêng năng cầu nguyện. Cầu nguyện với lòng tha thiết và liên lỷ, không được nản chí. Sau đó, Người đã minh họa lời giảng dậy bằng dụ ngôn ông quan tòa bất lương gặp bà góa quấy rầy.

Trước tiên là việc xuất hiện của ông quan tòa. Các chi tiết mô tả về tính nết của ông quan tòa như: bất lương, không sợ trời, chẳng nể đất và cũng chẳng sợ ai được nhấn mạnh nhằm chuẩn bị cho chúng ta nhìn thấy trước khó khăn mà bà góa sẽ phải đối diện. Một ông quan tòa với cá tính như thế thì còn quan tâm và để ý đến lời van xin của ai nữa. Số phận của bà góa thật không may khi việc kiện tụng của bà lại được ông quan tòa ‘không có lòng thương xót’ định đoạt. Việc trình bầy ông quan tòa như thế chuẩn bị cho chúng ta nhìn ra số phận hẩm hiu của bà góa.

Sau đó, một bà góa như tất cả mọi bà góa trong xã hội Do Thái được trình làng. Hoàn cảnh của các bà góa thời Đức Giê-su không được bảo vệ và không có nhiều quyền lợi như các bà góa trong xã hội hiện đại. Họ là những người cô thân cô thế, bị thiệt thòi mọi sự, không ai binh vực. Nhưng lòng kiên tâm của bà được đề cao. Đó là điểm chính yếu của dụ ngôn. Bà cứ kiên trì kêu cầu mãi. Hết ngày này đến hôm khác, bà cứ chờ chực ở cửa quan để đòi công đạo, đòi được minh xét vì bà nghĩ rằng phần lỗi về đối phương, họ đã làm hại đến bà.

Cuối cùng, vị quan tòa vô tâm và chẳng hề biết sợ ai của chúng ta cũng phải đứng ra xét xử bịnh vực quyền lợi cho bà. Thật lý thú khi chúng ta nghe được lối suy nghỉ của ông khi xét xử, ông ta chẳng vì công lý hay bị lương tâm thúc đẩy mà binh vực cho quyền lợi của bà mà chỉ vì sợ bị bà quấy rầy khiến cho ông bị nhức đầu long óc mà xử cho xong. Từ trong lối suy nghĩ của ông, chúng ta thấy ông quan tòa trước sau vẫn là ông quan tòa, không có một chút thay đổi. Ông ta vẫn ích kỷ và vì quyền lợi của bản thân mà xử quách cho xong để khỏi bị quấy rầy.

Sau khi kể truyện xong, Đức Giê-su mới kết luận: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” Như vậy, câu đầu tiên và câu cuối cùng của bài Tin Mừng cho chúng ta thấy ý tưởng chính là cần phải cầu nguyện luôn, đừng nản chí.

Cầu nguyện cần đi đôi với việc làm, không chỉ một lần là đủ mà cần sự liên lỷ và bền đỗ. Trong niềm tin và phó thác chúng ta dâng lên Chúa tất cả, không phải cứ mỗi lần chạy đến với Chúa lại là xin ơn.

Ý tưởng nêu trên được minh họa qua truyện kể sau.

Có một gia đình kia không giống như các gia đình khác. Ông chồng của căn nhà này là người cầm lõi, tay hòm chìa khóa thay vì nằm trong tay bà vợ như mọi gia đình khác thì lại nằm trong tay ông. Được một điều là ông rất đại lượng, không chi ly và ít khi chất vấn vợ con về việc này. Thế mà, đã có một lần ông cảm thấy nhức đầu long óc khi những người con của ông, hết cô này đến chú kia, lần lượt đến xin ông điều này, đứa khác lại xin ông cho tiền mua điều nọ. Đứa nào cũng cần. Cái gì các cháu đưa ra cũng đều đúng… Thế mới làm ông khổ. Từ trong nỗi khổ đó ông mới nghiệm ra một điều là con cái của ông dù lớn về phần xác, nhưng chưa một cháu nào trưởng thành và biết suy tính cho cuộc sống của chúng cả. Lúc nào hết xin lại đến cầu, cứ như vậy thì làm thế nào!

Từ hoàn cảnh thực tế mà nhiều gia đình vướng phải anh chị em thử hình dung ra cảnh Chúa phải nghe chúng ta, bao nhiêu tỷ người, lải nhải. Hơn nữa nhiều lúc chúng ta xin điều mà chúng ta không biết mình xin gì nữa.

Vẫn biết khi đau thì xin khỏi bịnh… Nhưng, tại sao không xin phó thác và can đảm để đối diện với căn bịnh. Đó là chưa kể đến việc nếu bịnh nào Chúa cũng chữa khỏi thì cần gì mấy ông bác sĩ và cũng chẳng cần ngân sách để xây thêm nhà thương và các viện nghiên cứu nữa.

Rồi trong cảnh nghèo, túng thiếu thì xin no đủ… Nhưng, tại sao không xin chấp nhận và cầu nguyện cho mấy ông nhà giầu biết noi gương Chúa mà sống đại lượng.

Làm thế nào để lời cầu xin của chúng ta được Chúa ban trong khi chúng ta lại sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến nhu cầu, dù thiết yếu, nhưng vẫn là xin cho mình.

Nói chung, dù xin ơn là điều chính đáng và cần thiết. Nhưng chúng ta dễ rơi vào vị trí của những người chỉ biết ỷ lại, chờ đợi sự bố thí của kẻ khác; chưa kể đến các ơn mà chúng ta xin dường như chỉ vì nhu cầu của bản thân…. Tại sao không xin ý Chúa….

Chúa dạy chúng ta phải lo và quan tâm đến cuộc sống của nhau.

Lo bằng tâm (có nghĩa là cầu nguyện), quan tâm bằng hành động (viêc làm).

Để kết thúc, xin anh chị em cùng nghe phần chia sẻ của Đức cố Hồng Y Sin, Tổng giám mục Ma-ni-la, Phi Luật Tân. Trong một bài giảng, Ngài đã kết thúc bằng việc trích dẫn một vài ý trong bài thơ của một tác giả vô danh như sau:

Tôi đã xin Chúa cất đi tính kiêu căng và Chúa trả lời: “Không”. Ngài nói rằng không phải Ngài sẽ cất đi tính xấu đó, mà chính tôi mới là người cố gắng chiến đấu để vượt thắng nó.

Tôi đã xin Chúa ban cho tôi lòng kiên nhẫn và Chúa đã trả lời: “Không”. Ngài nói rằng kiên nhẫn là hoa trái của thử thách. Ngài không ban cho tôi trái ấy mà để tôi tự tìm lấy.

Tôi đã xin Chúa ban cho tôi được hạnh phúc và Chúa đã trả lời: “Không”. Ngài nói rằng Ngài ban ân phúc cho tôi, còn hạnh phúc hay không là tùy vào cách thức tôi đón nhận và hành động.

Tôi đã xin Chúa gia tăng tinh thần cho tôi và Chúa đã trả lời: “Không”. Ngài nói rằng tôi phải học để trưởng thành và lớn lên, nhưng Ngài sẽ mài dũa và cắt tỉa để tôi sinh thêm nhiều hoa trái.

Tôi đã xin Chúa đừng để tôi đau khổ và Ngài đã trả lời: “Không”. Ngài nói rằng đau khổ là một phần của đời sống và giúp tôi đến gần Ngài.

Tôi đã hỏi: “Liệu Ngài có yêu tôi không” và Ngài đã trả lời: “Có”. Ngài nói rằng Tình Yêu là bản chất và lẽ sống của Ngài. Chính Đức Giê-su, người Con mà Ngài yêu nhất đã chết để bộc lộ Tình Yêu đó cho tôi.

Sau cùng, tôi đã xin Chúa giúp tôi yêu mến tha nhân như Ngài yêu thương tôi và Chúa nói: “Cuối cùng con đã xin đúng điều Chúa mong đợi”.

Hy vọng, tâm tình và nguyện xin nói trên cũng là tâm tư của chúng ta.

Nguyện xin Chúa ban thêm lòng tin để chúng ta luôn kiên tâm cầu nguyện cho đến khi Người đến vẫn còn thấy lòng tin trên trái đất này. Amen!

Lm. Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT

---------------------------------

 

TN 29-C139: ĐỈNH CAO CẦU NGUYỆN

 

Ngày xưa định nghĩa: cầu nguyện là nâng tâm hồn lên tới Chúa. Thời nay thời xa lộ thông tin, người TN 29-C139


Ngày xưa định nghĩa: cầu nguyện là nâng tâm hồn lên tới Chúa. Thời nay thời xa lộ thông tin, người ta định nghĩa: cầu nguyện là nối mạng với Chúa. Nâng tâm hồn lên hay kết nối với Chúa, cầu nguyện luôn là một cuộc đối thoại là quan hệ trực tiếp mỗi người với Chúa. Trong cuộc đối thoại ấy, con người lắng nghe Chúa nói và nói với Chúa.

Cầu nguyện giúp người tín hữu tin, cử hành đức tin và sống mầu nhiệm đức tin trong tương quan sống động và thân tình với Thiên Chúa hằng sống và chân thật. (GLCG 2558). Mọi thời gian đều thuận tiện để cầu nguyện. Dù vậy, Hội Thánh đề nghị các tín hữu nên dành thời gian cho việc cầu nguyện liên tục: Kinh sáng và kinh tối; kinh nguyện trước và sau khi dùng cơm, Phụng vụ các giờ kinh, cử hành Thánh lễ ngày Chúa nhật, chuỗi Mân côi, các lễ trong năm Phụng vụ.

Cầu nguyện giúp con người ý thức về chiều kích thiêng liêng. Cầu nguyện cần có hai yếu tố: thực tâm và bền bỉ. Lời Chúa hôm nay cho thấy hiệu năng của cầu nguyện, lòng kiên trì và sự khiêm tốn trong lời cầu nguyện.

1. Chúa Giêsu dạy cầu nguyện

Sách Tin Mừng Luca chứa nhiều giáo huấn về cầu nguyện hơn các sách Tin Mừng khác.Toàn thể thời thơ ấu của Chúa Giêsu trải ra trong cầu nguyện như tuổi thơ bồng bềnh trong tiếng mẹ ru: truyền tin, thăm viếng, giáng sinh, dâng trong Đền thờ, ở lại trong Đền thờ…Sau khi chịu phép Rửa, Chúa cầu nguyện, khi đi rao giảng thì sáng sớm Chúa ra nơi thanh vắng cầu nguyện; người ta tuôn đến để nghe giảng và xin chữa bệnh, Chúa cũng bắt chờ Chúa đi cầu nguyện (Lc 5,16); trước khi chọn nhóm Mười Hai, Chúa cầu nguyện thâu đêm; trước khi cho nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin, Chúa cũng cầu nguyện; vinh quang của Chúa toả ra đang khi Chúa cầu nguyện; khi nhóm Bảy Mươi Hai đi rao giảng trở về hớn hở vui mừng, Chúa cũng lên tiếng chúc tụng Cha. Chúa luôn cầu nguyện một mình, dù các môn đệ vẫn ở bên cạnh.

Chúa Giêsu dạy phải cầu nguyện như Người hằng cầu nguyện (Lc 6,12); cầu nguyện cho các địch thù (Lc 6,28); vững tâm cầu nguyện đón chờ ngày Chúa đến (Lc 21,36); cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,40.46)... Khi các môn đệ xin Chúa dạy cách cầu nguyện, Người dạy họ cầu nguyện với kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4). Chúa Giêsu mang theo cả nhân loại trong lời cầu nguyện của mình. Người nói chuyện với Chúa Cha, bàn bạc với Chúa Cha về những việc Người làm cho công cuộc cứu độ nhân loại.

Ba dụ ngôn chính về việc cầu nguyện đã được thánh Luca ghi lại:

- Người bạn quấy rầy (Lc 11,5-13). Ý nghĩa dụ ngôn cho thấy Thiên Chúa không thể không ban ơn cho những ai thành tâm và tha thiết kêu cầu Ngài. “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?"

- Bà góa phụ quấy rầy (Lc 18, 1-8). Dụ ngôn này dạy ta phải biết cầu nguyện luôn, kiên trì trong đức tin không mệt mỏi, và đừng bao giờ nản chí trước mọi tình thế.

- Người biệt phái và người thu thuế (Lc, 18, 9-14). Dụ ngôn này dạy ta phải khiêm nhường thật lòng khi cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.

2. Cầu nguyện kiên trì

Chúa Giêsu dạy về sự cần thiết và hiệu năng của lời cầu xin. Phải cầu nguyện kiên trì, đừng bao giờ nhàm chán, đừng ngã lòng. Chúa dùng Dụ ngôn minh hoạ, ông quan toà bất lương gặp bà goá kêu nài.

Bà góa cô thân cô thế nhưng lại kiên trì cương quyết, bà tin chắc cứ kêu nài, cứ van xin, thế nào quan tòa cũng chịu xét xử. Quan tòa là người chẳng sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng cũng chịu thua bà góa. Ông minh xử cho bà goá không phải vì yêu thương, chẳng phải vì trách nhiệm mà là vì sợ bị quấy rầy. Một quan tòa vô đạo, bất công mà còn xét xử cho người van xin thì huống là Thiên Chúa, Đấng công minh chính trực, thưởng phạt công bằng, Đấng giàu lòng xót thương, luôn bênh đỡ những kẻ bé mọn kêu cầu Ngài!

Khi nói dụ ngôn này, Chúa Giêsu không có ý nói phải cầu xin thật dai dẳng thì mới được Thiên Chúa nhậm lời, nhưng Người muốn chúng ta tin tưởng vào hiệu lực của lời cầu xin, bởi vì “Có người cha nào, khi con mình xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7,9-11).

3. Cầu nguyện hơi thở của linh hồn

Sống lời Chúa Giêsu dạy, Thánh Phaolô khuyên các tín hữu cầu nguyện liên tục, không ngừng ngày đêm. Ngài nói lên sự cần thiết của cầu nguyện bằng những lời tâm tình mời gọi: “Hãy chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12,12); “Anh em hãy bền đỗ cầu nguyện, tỉnh thức cầu nguyện và tạ ơn” (Col 14,2), “Đừng ngớt cầu nguyện” (1Thes 5,7; Rm 8,26-27); “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4, 6). Như một người bạn thân tình, cầu nguyện là nói với Chúa bằng tâm nguyện, không cầu kỳ, không hoa mỹ. Lòng chân thành là cách tỏ bày tốt nhất có thể dâng lên Chúa.

Cầu nguyện thật cần thiết cho đời sống tâm linh. Thánh Gioan Kim Khẩu so sánh sự cần thiết của lời cầu nguyện với chuyện cá trong nước. Bao lâu cá ở trong nước, nó vẫn sống, hoạt động và tăng trưởng, nhưng nếu cá bị bắt ra ngoài, chắc chắn nó sẽ chết. Cũng vậy, con người muốn sống siêu nhiên cần phải cầu nguyện, nếu không cầu nguyện họ sẽ mất ơn Chúa giúp, rồi dần dà họ sẽ mất sự sống siêu việt không khác nào cá phải chết vì không có nước.

Thánh Bênađô cũng đã so sánh sự hô hấp cần thiết cho con người như thế nào, thì lời cầu nguyện cũng cần thiết cho con người như vậy. Đối với linh hồn, cầu nguyện cần thiết cũng như hô hấp cần cho cơ thể con người. Nếu con người hô hấp khó khăn thì thân xác sẽ thành tiều tuỵ, và nếu hô hấp đình chỉ thì con người sẽ chết. Cũng thế, khi ta ít cầu nguyện, linh hồn biến thành bạc nhược, và khi ta không cầu nguyện tí nào, linh hồn ta sẽ chết đi trước mặt Chúa. Cầu nguyện cốt yếu ở việc thường xuyên.

Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là sự sống, là sức mạnh của người Kitô hữu. Một đức tin không có cầu nguyện thì chỉ là một niềm tin vô ngã, vật chất.

Cầu nguyện là lẽ sống. Lời cầu nguyện có một tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống. Lời cầu nguyện chỉ thực sự có giá trị và sức mạnh khi phát xuất từ một đức tin có chất lượng và sống động.

4. Cầu nguyện đỉnh cao

Phần đông người tín hữu chúng ta ít khi biết cầu nguyện trong thinh lặng. Hễ cầu nguyện là chỉ biết đọc kinh. Đọc kinh ở nhà thờ, đọc kinh ở nhà. Có khi đọc kinh nhiều mà cầu nguyện chẳng bao nhiêu. Nhưng phút giây thinh lặng là những phút giây quan trọng để lắng nghe Chúa nói. Đỉnh cao của cầu nguyện là thinh lặng kính thờ Chúa.

Cầu nguyện không phải là vấn đề của kiến thức hay kỹ thuật. Cầu nguyện luôn đi đôi với đức tin và lòng mến.Vì thế phải cầu nguyện trong Thánh Thần (Rm 8,1), đơn sơ (Lc 18,15-17), khiếm tốn (Lc 18,14), trong thầm kín (Mt 6,6).

Khi cầu nguyện tâm trí được nâng lên cùng Thiên Chúa hầu suy tôn, tán tụng, cảm mến, tạ tội, xin ơn. Trình độ cầu nguyện cao nhất là : xin đừng theo ý con mà theo ý Cha.

Trong một thế giới ồn ào náo động như hiện nay, một thế giới bị ô nhiễm về môi sinh và bị ô nhiễm về tinh thần, người Kitô hữu phải là chứng nhân cầu nguyện. Với nền công nghệ tiên tiến hiện đại, người ta “muốn là được”, chỉ cần một cái nhấp chuột là biết vô vàn thông tin cho nên con người ít kiên nhẫn và rất lười cầu nguyện, người Kitô phải nêu gương sáng trong đời sống cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện vì muốn nên giống Chúa Giêsu, Đấng hằng cầu nguyện liên lỉ với Cha và dạy chúng ta cách thức cầu nguyện.

Lạy Chúa Giêsu, chiêm ngắm Chúa cầu nguyện, lắng nghe Chúa dạy cầu nguyện, chúng con nhận thấy đời sống cầu nguyện thật cần thiết cho đời tâm linh. Xin cho chúng con luôn yêu mến đời sống cầu nguyện; xin cho chúng con xác tín rằng, tự sức riêng, chúng con không làm được gì cả, nhưng với ơn Chúa, chúng con làm được nhiều điều tốt lành trong cuộc sống hàng ngày. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

------------------------------------

 

TN 29-C140: ĐỨC TIN KIÊN NHẪN

 

Một cậu bé 15 tuổi ở thành phố Abilene, bang Kansas (Mỹ) bị té rách đầu gối. Đến đêm, vết trầy TN 29-C140


Một cậu bé 15 tuổi ở thành phố Abilene, bang Kansas (Mỹ) bị té rách đầu gối. Đến đêm, vết trầy bắt đầu đau và hai hôm sau thì làm cậu nhức nhối không thể chịu được. Bác sĩ bảo: “Có lẽ chẳng cứu được chân chú bé! E đến phải cưa lìa thôi!” Thấy cậu ngày càng sốt, bác sĩ càng thất vọng, và cho rằng chỉ có phép lạ mới cứu cậu nổi. Thế là gia đình cậu bắt đầu cầu nguyện với Chúa. Đầu tiên là bà mẹ, ông bố và một em trai. Mỗi ngày vài tiếng. Dần dần ba người quỳ bên giường cầu nguyện suốt ngày đêm, chỉ dành giờ làm những việc cần thiết nhất. Đến ngày thứ ba, bốn cậu con trai còn lại cũng cùng cầu nguyện... Sáng hôm sau, bác sĩ ngạc nhiên thấy vết thương bớt sưng và cậu bé đã ngủ được ngon lành. Chỉ 3 tuần sau, Dwight David Eisenhower, tên cậu bé và là vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ (1890-1969), đã đi lại được.

Lòng Nhẫn Chiến Thắng Quan Tòa Bất Chính

“Để dạy môn đệ phải kiên trì cầu nguyện” y như thế, “Đức Giê-su đã kể cho họ dụ ngôn” hôm nay. Thấy họ “thất vọng nản chí”, Người đã phải đỡ nâng tinh thần họ. Chúng ta có lúc cũng bắt đầu cầu nguyện cách quảng đại, đã quyết định để ra một ít thời gian mỗi ngày. Đôi khi lại mua một ảnh thánh đặt trong góc nhà hầu nhắc nhở mình “phải cầu nguyện”. Rồi trong vài ngày hay vài tuần, chúng ta đã lấy một đoạn Tin Mừng và trung thực sống thử... Nhưng đã chẳng có gì xảy ra! Chúng ta chỉ đụng phải sự thinh lặng của Thiên Chúa. Các cuộc giải trí lại xâm chiếm thời gian suy niệm. Do đó chúng ta đã ngừng... Kể ra, có hàng ngàn lý do khiến chúng ta khó cầu nguyện. Tất cả bầu khí của thế kỷ hiện nay chỉ nói với chúng ta về hiệu quả tức thời, về năng suất sản lượng. Khoa học và kỹ thuật đã khiến chúng ta tin rằng con người rốt cục có khả năng làm được mọi sự ngay lập tức. Và rồi bị thói tiêu thụ và tốc độ ám ảnh, chúng ta chạy bở hơi tai, chẳng còn thời gian để dừng... trừ lúc cơ tim nhồi máu! “Bạn biết đấy, tôi phải nghiên cứu, làm việc, giải trí, dấn thân, nên không có giờ cầu nguyện... Sáng Chúa nhật là thời gian nghỉ ngơi duy nhất của tôi... Thông cảm cho tôi chuyện không thể đi lễ... Và vì cầu nguyện cũng vô ích! Bạn thấy đó, Thiên Chúa có nghe lời cầu nguyện của mình đâu! Bất công tiếp tục trên cõi đời này. Vậy tốt nhất hãy tranh đấu chống lại nó cách cụ thể hơn là mất giờ cầu khẩn “Nước Cha trị đến”... vì xem nó chẳng đến bao giờ!”

Thế nhưng Đức Giê-su vẫn dạy phải cầu nguyện “luôn luôn... không ngừng... liên tục... chớ nản chí... với lòng can đảm...”. Những công thức này cũng rất thường gặp dưới ngòi bút của thánh Phao-lô, thầy của Lu-ca (x. 2Tx 1,11; Cl 1,3; Plm 4; Rm 1,10; 2Tx 3,13; 2Cr 4,1.16; Gl 6,9; Ep 3,13). Và để giúp ta hiểu điều Người sắp nói, Đức Giê-su một lần nữa, đã chọn một gương mặt hết sức đen đủi. Một quan tòa Đông phương, kẻ duy nhất thi hành chức vụ trong một thành phố nhỏ, bên trên chẳng ai kiểm soát, bên dưới chẳng ai dám động vào, và có thể kéo dài vụ kiện tùy thích. Một tay bất chấp thần lẫn quỷ, và khinh bỉ hết mọi người.

Đối diện với ông là một “bà góa”, biểu tượng của những kẻ nghèo vô khả năng, không phương tiện, bị bỏ mặc cho “kẻ thù” giàu có bóc lột đàn áp... một “phụ nữ” thiếu chỗ dựa pháp lý, không chồng để được trọng... Rồi chỉ trong vài tiếng, chân dung của con người ích kỷ vô tâm được mô tả. Nếu ông có lúc làm điều thiện, “trả lại công lý”, thì ta chớ ảo tưởng, chớ tưởng tượng rằng đó là do lòng tốt. Đơn giản là vì một tình cờ may mắn đã khiến điều thiện của người khác trùng với cái lợi riêng của ông. Ông luôn luôn hành động “vì mình”. Khi bôi đen bức tranh với một sự mỉa mai tàn bạo đến thế, Đức Giê-su muốn đẩy lối minh chứng cho đến cùng. Mọi người đều chấp nhận việc tên độc địa ấy đã có thể nhận lời của một phụ nữ khốn khổ bị y khinh bỉ... chỉ vì bà đã không ngừng “làm y nhức đầu nhức óc”.

Đức Tin Lay Chuyển Thiên Chúa Từ Nhân

Viên quan tòa bất chính mà còn như thế, thì “chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu Người sao?” Một dụ ngôn kiểu tương phản là vậy: bài học phải lấy trong cái đối nghịch với gương mẫu. Quan tòa bất chính (1) thật vô tâm. Ông từ chối (2) xét xử đã lâu ngày. Rốt cục, vì ích kỷ, ông phải nhượng bộ cho một bà góa nghèo (3) vốn chẳng là gì đối với ông... để bả ngưng quấy rầy ông. Huống chi Thiên Chúa, Đấng trái lại vô cùng (1) nhân hậu, Người sẽ xét xử (2) lập tức cho các kẻ đã được Người (3) thương chọn mà biết kêu cầu Người. Nếu một con người hung dữ và “sống chết mặc bây, chuyện rầy ta tránh” như thế rốt cục đã nghe tiếng van xin, thì Thiên Chúa còn nhạy hơn biết bao với lời cầu nguyện của những kẻ nghèo!

“Người sẽ mau chóng minh xét cho họ”, Lu-ca đã bạo dạn trích dẫn cho ta câu này của Đức Giê-su chính vào lúc Người sáng suốt ý thức mình đang tiến đến chỗ bị kết án bất công bởi những quan tòa bất chính. Một khẳng định xem ra ngược đời. Khi phàn nàn mình không được nhậm lời, khi bảo rằng bất công tiếp tục ngự trị trên thế giới, chúng ta chẳng được kêu mời thanh lọc ý tưởng chúng ta có về sự toàn thắng của công lý sao? Sự toàn thắng của Thiên Chúa, sức mạnh của Thiên Chúa, phải được thực thi cách khắc hẳn với những gì chúng ta chờ đợi. Chúng ta luôn luôn bị cám dỗ thích các quan niệm nhân loại thiển cận của mình hơn các quan niệm của Thiên Chúa. Việc cầu nguyện của chúng ta thường giống như một kiểu đòi nợ, qua đó chúng ta buộc Thiên Chúa vâng lời chúng ta. Một Thiên Chúa “tự động phân phối” như thế là một thần tượng dổm: Người sẽ giống cái máy nhả ra cho bạn một thỏi sôcôla sau khi bạn đút một đồng tiền vào! Lúc có cảm tưởng không được nhậm lời, chúng ta được kêu mời hiệp thông với Đức Giê-su, Đấng đã được nhậm lời cách khác! “Xin cho chén này xa khỏi con...”. Chén đau khổ đã không xa. Nhưng qua cái chết của mình, Người đã đi đến niềm vui của sự sống lại. Vì do kinh nghiệm, chúng ta cũng biết rằng điều mình xin Thiên Chúa chẳng luôn luôn là điều tốt nhất. Chúng ta sẽ thế nào nếu mọi ý thích thất thường ấu trĩ của chúng ta đều được nhậm? Chúng ta giống như mọi sinh vật, mọi cây cỏ: phải có nhịp điệu của tứ thời, sự luân phiên của mưa nắng, và thậm chí cả những trận cuồng phong giông bão, để lớn dần từ hạt lên hoa rồi trái. Sẽ nên thế nào một hạt giống từ chối mọi thử thách suốt thời gian tăng trưởng mà muốn được gặt ngay sau ngày gieo?

“Người sẽ mau chóng minh xét cho họ”. Với điều kiện họ có niềm tin. Thiên Chúa đôi khi xem ra giả điếc như ông quan tòa bạo ngược, bởi lẽ sự van nài của chúng ta thiếu phẩm chất. Chúng ta quấy rầy và lay chuyển được Thiên Chúa với duy một phương thế: sức mạnh của đức tin mình. Có một mối tương quan chủ yếu giữa Thiên Chúa với con người: đức tin. Tự đức tin xuất phát tình yêu, tin tưởng và cầu nguyện. Thiên Chúa không muốn làm kẻ điếc nhưng muốn làm nguồn mạch đức tin chúng ta, vì một lời cầu nguyện thiếu đức tin chẳng thấu đến tai Người. Chúng ta van nài không phải để làm xiêu lòng Thiên Chúa nhưng để đi tìm đức tin tận đáy lòng chúng ta, để đức tin vọt lên thành sức mạnh cho đến khi nó thốt lên tới Thiên Chúa những lời cầu nguyện Người nghe được, những lời cầu nguyện của niềm tin. Lời cầu nguyện ở đây xuất hiện như hai thứ kiên nhẫn: kiên nhẫn của Thiên Chúa và kiên nhẫn của con người. Được đức tin nuôi dưỡng, tiếng van nài của chúng ta rốt cục soi sáng cho chúng ta về Thiên Chúa và về chúng ta, đưa chúng ta đi vào các quan điểm của Người.

Nhưng có được như vậy chăng? “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” Thay vì những “kẻ tin” biết ngày đêm khẩn cầu lòng tốt của Thiên Chúa, Đức Giê-su lại đụng phải những “kẻ thông tin” chẳng cầu nguyện đêm lẫn ngày. Phải chăng sẽ tới ngày người ta thậm chí chẳng còn tự hỏi xem Thiên Chúa có nhận lời cầu nguyện không, vì sẽ chẳng còn lời cầu nguyện nữa? Đức Giê-su đau đớn vì gần đến giờ chết, mà Người đã chẳng nhận được đức tin của dân Người chọn. Người thật sự lo âu trước thái độ thiên hạ từ chối sứ vụ Người và sứ điệp Người. Chính những kẻ được chọn cũng gặp mối nguy bỏ tin, bỏ đạo. Việc tuyển chọn ngày chịu phép rửa đâu phải là một bảo đảm. Việc sống trong cộng đoàn Giáo Hội một thời gian nào đó chẳng có nghĩa là người ta sẽ không trở thành vô tín. Phải chăng tôi sẽ còn có đức tin ngày mai? Ngày tôi chết? Ngày Đức Giê-su đến gặp tôi? Tôi sẽ làm gì, ngay từ hôm nay, để nuôi dưỡng đức tin tôi. Phải chăng tôi sẽ luôn cầu nguyện? mục lục

Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

-----------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây