Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 23 TN-A Bài 1-50: Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em
------------------------------------------
Phúc Âm: Mt 18, 15-20: “Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.
“Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.
“Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy”. - Ðó là lời Chúa.
------------------------------------------
TN 23-A1: THAY ĐỔI 2
TN 23-A2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI NHAU.. 4
TN 23-A3: SỬA BẢO ANH EM... 6
TN 23-A4: SỬA LỖI CHO NHAU.. 8
TN 23-A5: HỘI THÁNH LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN.. 11
TN 23-A6: Sửa lỗi nhau. 14
TN 23-A7: Suy Niệm của Lm. Augustine, SJ. 16
TN 23-A8: SỬA LỖI ANH EM - Lm. VIKINI 19
TN 23-A9: Sửa Lỗi Tha Nhân - Lm Đan Vinh. 21
TN 23-A10: SỬA LỖI VÌ YÊU THƯƠNG.. 30
TN 23-A11: Thiên Chức Ngôn Sứ - Lm Nguyễn Bình An. 32
TN 23-A12: Cá Nhân Giữa Cộng Đồng - Lm Bùi Mạnh Tín. 34
TN 23-A13: Sửa Lỗi Anh Em - Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT.. 35
TN 23-A14: THỜI ĐIỂM KHAI MỞ CON MẮT THỨ BA.. 37
TN 23-A15: Can Đảm Sửa Lỗi Anh Em – JKN.. 40
TN 23-A16: Sửa Lỗi và Cùng Nhau Cầu Nguyện - Lm Nguyễn Tiến Huân. 44
TN 23-A17: Nếu Nó Nghe Ngươi, thì Ngươi Đã Lợi Được Người Anh Em.. 46
TN 23-A18: CỘNG ĐOÀN LIÊN ĐỚI 47
TN 23-A19: Sửa lỗi Anh Em - Gm Giuse Ngô Quang Kiệt 49
TN 23-A20: Hãy đi sửa lỗi cho nhau - Lm J.B. Nguyễn Minh Hùng. 50
TN 23-A21: Phải kiên nhẫn giúp những phần tử lỗi lầm hoán cải 51
TN 23-A22: CỘNG ĐỒNG HUYNH ĐỆ.. 54
TN 23-A23: Cầu nguyện nguyện chung. 56
TN 23-A24: YÊU MẾN SỰ SỬA SAI 58
TN 23-A25: SỬA LỖI NHAU THẾ NÀO.. 59
TN 23-A26: SỬA LỔI HUYNH ĐỆ.. 61
TN 23-A27: SLC – Nhắc bảo. 64
TN 23-A28: SLCTTY/291 – Nhân danh Thầy. 66
TN 23-A29: SLCTTY/291 – Nhân danh Thầy. 67
TN 23-A30: Lợi được người anh em.. 68
TN 23-A31: Vẽ chân dung. 70
TN 23-A32: NTĐY/127- Làm đẹp. 72
TN 23-A33: PHƯƠNG CÁCH SỬA LỖI ANH EM: NÓI LÊN TÌNH YÊU CỦA MÌNH ĐỐI VỚI HỌ.. 74
TN 23-A34: TIẾN TRÌNH HÒA GIẢI VÀ THA THỨ.. 77
TN 23-A35: Tự kiểm điểm mình. 81
TN 23-A36: SỬA LỖI THEO LỜI CHÚA DẠY.. 83
TN 23-A37: BẦU ƠI, THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG ! 85
TN 23-A38: YÊU NHAU THẬT THÌ PHẢI GIÚP NHAU NÊN HOÀN HẢO HƠN.. 87
TN 23-A39: YÊU THƯƠNG SỬA LỖI CHO NHAU.. 90
TN 23-A40: Sự Thật 93
TN 23-A41: Căn nhà Hội Thánh hãy luôn mở rộng cánh cửa yêu thương. 94
TN 23-A42: THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA - Nguyễn Chính Kết 98
TN 23-A43: ĐỪNG GIỠN CHƠI 100
TN 23-A44: Nhắc bảo. 101
TN 23-A45: Cộng đoàn Kitô giáo là một chuyện đứng đắn. 103
TN 23-A46: Chúng ta là người canh chừng một người khác. 105
TN 23-A47: Dám khiển trách. 106
TN 23-A48: Giáo Hội 108
TN 23-A49: Anh em sửa lỗi cho nhau. 109
TN 23-A50: Anh em sửa lỗi nhau. 111
------------------------------------------
Trong cuốn tiểu sử tự thuật, Hành trình đến tự do (1994) Nelson Mandela mô tả những năm dài ông: TN 23-A1
Trong cuốn tiểu sử tự thuật, Hành trình đến tự do (1994) Nelson Mandela mô tả những năm dài ông sống trong nhà tù trên đảo Robben Island. Ông kể lại một ngày nọ ông được gọi lên văn phòng chính. Tướng Steyn đến thăm đảo và muốn Mandela cho biết các tù nhân có than phiền điều gì không. Badenhorst, viên sĩ quan chỉ huy trên đảo cũng có mặt. Các tù nhân vừa sợ vừa thù ghét ông này.
Trong sự bình tĩnh, nhưng một cách mạnh mẽ và chân thật, Mandela cho người khách đến thăm biết những lời than phiền chính của tù nhân. Nhưng ông nói không một chút gay gắt hay buộc tội nào. Ông tướng cẩn thận ghi lại lời ông nói, chung quy buộc tội chế độ của Badenhorst. Ngày hôm sau Badenhorst đến gặp Mandela và nói “Tôi sắp rời khỏi đảo. Tôi chỉ muốn chúc dân tộc ông được may mắn”.
Sự quan tâm ấy làm Mandela phải sững sờ, không nói lên lời.
Sau này, ông nói “Tôi rất ngạc nhiên. Ông ấy nói những lời ấy giống như một người tử tế, và bộc lộ một khía cạnh của ông mà chúng tôi chưa bao giờ thấy trước đó. Tôi đã cám ơn ông về những lời chúc tốt đẹp ấy, và cũng chúc ông sự may mắn trong những nỗ lực của ông”.
Mandela kể lại rằng sau đó ông đã suy nghĩ về điều đó trong mọi thời gian dài. Badenhorst có lẽ là một sĩ quan chỉ huy tàn nhẫn và dã man nhất mà người ta gặp trên đảo. Nhưng biến cố ấy tiết lộ có một khía cạnh khác trong bản chất của Badenhorst, một khía cạnh tuy còn tăm tối nhưng vẫn tồn tại.
Và Madela kết luận: “Thật ích lợi khi nhớ lại rằng mọi người, dù có vẻ lạnh lùng nhất, đều có một cốt lõi của từ tâm và nếu tâm hồn họ xúc động, họ có thể đổi thay. Nói cho cùng, Badenhorst không xấu; sự phi nhân của ông là do một hệ thống phi nhân gắn vào. Ông đối xử như một người tàn nhẫn vì thái độ tàn nhẫn của ông được tưởng thưởng.
Đối mặt hay đối chất với người khác là một việc khó khăn đòi hỏi lòng can đảm và sự khôn ngoan. Nếu chúng ta làm điều đó với sự tức giận và với não trạng phục thù thì phần lớn đều không đem lại kết quả. Chúng ta không làm điều đó chỉ vì nó liên quan đến chúng ta và làm cho lòng tự ái của chúng ta bị thương tổn, nhưng vì nó liên quan đến người khác và là một cách để biểu lộ tình yêu thương đối với người đó (Bài đọc 2)
Nếu chúng ta cho phép người khác phạm lỗi với chúng ta, chúng ta không biểu lộ tình yêu thương đối với người ấy. Khi xúc phạm chúng ta, người ấy cũng làm tổn hại chính mình. Vì lợi ích của chính mình, người ấy phải chừa bỏ việc mình làm. Vả lại, đứng nhìn một người làm bậy mà không cố gắng bắt hắn dừng lại là có phần trách nhiệm về điều xấu mà người ấy làm.
Chúng ta có trách nhiệm về người khác, nhưng bổn phận nói ra hầu như trút xuống những người lãnh đạo cộng đoàn một cách nặng nề. Nhưng đó còn là bổn phận của mỗi Kitô hữu. Chúng ta không nên giữ sự im lặng khi sự im lặng có thể được coi như đồng nghĩa với việc chúng ta tán đồng với việc xảy ra. Trong trường hợp này, chúng ta có phần trách nhiệm với điều xấu. Egiêkien được kêu gọi làm người canh giữ nhà Israen. Ông nói với họ không phải bằng sự kiêu căng ngạo mạn nhưng bằng sự khiêm nhường chân thật và chăm sóc cho họ.
Nếu chúng ta đối mặt với người xúc phạm trong tinh thần ngay thẳng, và nếu người ấy chân thành họ sẽ sẵn sàng sửa chữa. Nếu không, người ấy không thể lấy cớ không biết mà nói rằng: “Tại sao anh không nói với tôi?” Mục tiêu của chúng ta không phải là để thắng được bạn mình mà là thu phục người ấy để hòa giải với người ấy. Có thể người ta không biết điều mình làm là sai trái.
Để đáp lại lời Thánh vịnh, chúng ta lặp lại lời này: “Ôi nếu ngày hôm nay bạn nghe tiếng Người, đừng để lòng bạn thành chai đá”. Thiên Chúa không ngừng kêu gọi chúng ta từ bỏ đường lối sai lầm để quay về mối liên hệ thân thiết với Người và với người khác.
--------------------------------
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Giáo Hội, một cộng đoàn huynh đệ.
Sau lần thứ nhất loan báo cuộc khổ nạn, Đức Giêsu cùng các mộn đệ rời miền “Cêsarée Philipphê”: TN 23-A2
Sau lần thứ nhất loan báo cuộc khổ nạn, Đức Giêsu cùng các mộn đệ rời miền “Cêsarée Philipphê” đi lên Giêrusalem. Sau cuộc biến hình trên núi, giờ đây Ngài tới Capharnaum, tại đó, theo Matthêô Ngài đã loan báo diễn từ thứ tư trong Phúc Âm Mt “diễn từ về đời sống Giáo Hội”. Những hướng dẫn giúp cho cộng đoàn mà Ngài sáng lập phản ảnh được hình ảnh của “Cha trên trời”.
J. Potin báo trước: “Trong chương 13 này, Mt đã tập họp lại những lời nói khác nhau của Đức Giêsu về đề tài cộng đoàn. Rất nhiều lời đã được Đức Giêsu nói với các môn đệ trong tình thân mật, nhất là trong những tháng ngày Ngài bỏ Galilê để chuẩn bị lên Giêrusalem. Đức Giêsu chuẩn bị cho các môn đệ sống trong một bầu khí yêu thương huynh đệ, khi phải xa lìa Ngài sau cuộc khổ nạn. Bất kể tương lai có ra sao, tinh thần quan tâm tới những kẻ bé nhỏ, yếu ớt tinh thần tha thứ lẫn cho nhau này phải tràn ngập cộng đoàn. Bốn mươi năm sau, lúc Matthêô viết Phúc Âm, những lời mời gọi của Đức Giêsu vẫn còn hiện thực. Cộng đoàn mà Ngài nhắn nhủ gồm các Kitô hữu gốc Do Thái lẫn gốc dân ngoại, thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Đời sống cộng đoàn giữa anh chị em đôi lúc có khó khăn. Tới những lời Đức Giêsu nói với nhóm các môn đệ vẫn còn là thực tế. Chính vì thế, tác giả Phúc Âm đã gom chúng vào trong một diễn từ, quảng diễn một chút cho phù hợp với Giáo Hội “của ông”, nghĩa là cộng đoàn của ông.
- Trước tiên, Đức Giêsu miêu tả cộng đoàn các môn đệ của Ngài như một cộng đoàn đặc biệt quan tâm tới những kẻ “bé nhỏ” tin vào Chúa, những Kitô hữu mà đức tin còn rất mỏng manh (18,1-10) và lo lắng cho những “con chiên lạc”, người Kitô hữu tránh xa cộng đoàn và liều mình hư mất (18,12-14).
- Ngài trình bày một cộng đoàn sống động thực hành sự nâng đỡ và tha thứ lẫn cho nhau.
. Đó là thái độ phải có đối với một người “anh em" đã “phạm tội”.
. Đó là thái độ phải có khi anh chị em bất hoà, xung khắc.
2. ... Thực hành sự tương trợ và tha thứ lẫn cho nhau.
- Sửa đổi anh em: một việc làm có tính chất Tin Mừng.
. Chỉ có sự âu yếm của Người Mục Tử tốt lành mới làm ta hiểu được hết chiều sâu của đoạn Phúc Âm nói về người “anh em” đã “phạm tội” này. Bản văn không nói về tính chất của tội, nhưng lời Đức Giêsu cho thấy đó là một xúc phạm đến Thiên Chúa và xúc phạm đến một người anh em, đó cũng là một việc liên quan đến Giáo Hội, cộng đoàn Kitô hữu.
. Qua những luật lệ và các thực hành ít nhiều chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo, việc xoá lỗi anh em vừa giúp duy trì sự hài hoà trong Giáo Hội vốn bị đe doạ vì lỗi của một thành viên trong cộng đoàn, vừa giúp che chở tội nhân khỏi những biện pháp khắc nghiệt, vội vã. Vì thế tác giả Phúc Âm nhấn mạnh trên yếu tố xem ra nền tảng nhất đối với Ngài: đòi hỏi của Phúc Âm về việc nâng đỡ, lòng thương xót và sự tha thứ lẫn cho nhau.
Chính tinh thần ấy đã làm phát sinh ra những cuộc vận động tiệm tiến nhiều đợt nhằm chinh phục người anh em lầm lạc mà nếp sống làm tổn tưởng sự duy nhất và chứng tá của toàn thể cộng đoàn Kitô hữu. Mục đích không phải để hoà giải với một anh em như trong Luca 17,3, nhưng là để “chinh phục"người anh em này, để đưa người ấy về với Chúa, đồng thời cũng về với cộng đoàn mà anh đã xa lìa vì tội lỗi.
- Sửa lỗi anh em: một cuộc vận động tiệm tiến.
. Bước 1, nói chuyện riêng, kín đáo giữa một người anh em với một người anh em mà anh có quyền mong đợi sự giúp đỡ ngược lại trong trường hợp chính anh ta lầm lỗi.
Đó không phải là hạ nhục người tội lỗi, nhưng là giúp anh nhận ra lầm lỗi.
. Bước 2: nếu bước 1 không đem lại kết quả mong đợi, sẽ đến bước 2: gặp gỡ có 2 hoặc 3 chứng nhân, theo đề nghị của sách Đệ Nhị luật 19,1 như đã từng được thực hành, dưới sự chứng giám của Phaolô, trong cộng đoàn tín hữu tại Côrintô (2Cor 13,1).
Sự hiện diện của các chứng nhân bảo đảm cho tính khách quan, đồng thời đưa vào đó 1 yếu tố cộng đoàn, dù luôn luôn kín đáo.
. Bước 3: nếu vẫn không có kết quả, ta còn một phương thế cuối cùng: đưa ra trước Giáo Hội: “trình bày sự việc trước cộng đoàn Giáo Hội”.
Nếu tội nhân từ chối nghe Giáo Hội, thì, theo như bài Phúc Âm, “ta hãy coi họ như người ngoại và người thu thuế”. Một công thức dứt khoát không phải là một khinh miệt hoặc kết án: Đức Giêsu đã trở nên “bạn bè với những người thu thuế” kia mà. Công thức ấy chỉ tuyên bố rằng người tội lỗi tự loại trừ mình ra khỏi cộng đoàn và Giáo Hội chỉ chứng nhận sự tách lìa này và sẵn sàng đón nhận lại người mà một ngày nào đó, hy vọng thế, sẽ được ơn thánh thay đổi, giải phóng.
- Sửa lỗi anh em: một cuộc vận động từ đầu đến cuối đều nhờ lời cầu nguyện của cộng đoàn.
Lời cầu nguyện theo dõi và yểm trợ tiến trình này từ đầu đến cuối. Lời cầu nguyện vẫn tiếp tục cả khi tội nhân đã lìa xa Giáo Hội, van nài cho người anh em lầm lạc được ơn hối cải.
Đó là một lời cầu nguyện có sức nặng của sự hiện diện của Đấng đã hứa: “Khi có 2, 3 người tụ họp lại nhân danh Ta, Ta ở giữa họ”.
Cl. Tassin bình luận: “Vì chính danh thánh Đức Giêsu đã qui tụ các tín hữu lại, nếu họ thực sự tụ họp lại chỉ để hành động nhân danh Ngài trong những vấn đề khó, họ chắc chắn họ sẽ có sự hiện diện chủ động và hiệu quả của Ngài.
Vậy, Mt coi sự thực hành việc “sửa lỗi anh em” là một bổn phận của các cộng đoàn tín hữu Ngài nhấn mạnh đến bầu khí cầu nguyện và ý chí hành động “nhân danh” Đức Kitô. Chính Đức Kitô sẽ nối kết mọi người đã tham dự cuộc vận động này”.
--------------------------------
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ý thức về trách nhiệm của mình đối với đời sống đức tin của: TN 23-A3
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ý thức về trách nhiệm của mình đối với đời sống đức tin của người anh em chúng ta. Đó là sứ điệp Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội muốn nhắn gởi mỗi người chúng ta qua các bài đọc Phụng vụ Chúa Nhật XXIII Thường Niên hôm nay.
Việc sửa dạy nhau là một đề lài cổ điển trong truyền thống Kitô, nó đã trở thành một nghệ thuật mục vụ linh hướng và chứa đựng rất nhiều nhân đức xã hội cũng như Kitô. Chẳng hạn như lòng khiêm nhường, sự yêu thương đích thực, sự tế nhị và nhạy cảm của nội tâm. Nói cách khác, việc sửa dạy nhau là cả một khoa sư phạm mục vụ, bao gồm sự hiểu biết nhiều bộ môn tâm lý xã hội, tính tình, tu đức, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng với các nguyên tắc vững vàng và linh động cho từng trường hợp.
Vì thế, việc anh em trong cộng đoàn Giáo Hội sửa bảo nhau phải phản ảnh tình yêu thương của Thiên Chúa là Đấng không muốn cho ai trong các kẻ bé mọn phải bị hư mất, nghĩa là phải tránh thái độ hăng say quá đáng. Bởi vậy, Tin Mừng đòi buộc phải kiên nhẫn tìm mọi cách nhằm chinh phục người phạm lỗi và các nỗ lực đó luôn đi liền với lời cầu nguyện nghĩa là cộng đoàn kêu mời, cầu nguyện, sửa bảo... và tuyên xưng danh thánh Chúa Giêsu.
Vậy, lỗi tầm mà thánh Matthêu nói tới ở đây không phải là tội lỗi cá nhân, mà là tội công khai phương hại tới cộng đoàn. Vì các lý do tế nhị tâm lý, nhất là vì mục đích mưu cầu cứu rỗi, nên việc sửa bảo trước hết phải kín đáo, riêng tư với người anh em phạm lỗi mà thôi, mặc dầu tầm lỗi của người anh em liên quan tới cộng đoàn. Tiếp đến là trước sự hiện diện của hai, ba người khác, đây là nguyên tắc đã có trong
Cựu ước như sách Đệ Nhị Luật đã nêu trong chương (19,15 tt). Mục đích không phải là để cho người phạm lỗi xấu hổ, nhưng là việc sửa dạy có chứng cớ và uy tín hơn sau khi đã khuyên bảo riêng người ấy mà không thấy họ sửa đổi, cuối cùng mới đem ra giữa chung cộng đoàn.
Thái độ sống của người phạm lỗi có hại trong cộng đoàn: "Một con sâu làm rầu nồi canh", nên không thể bỏ qua mà phải cứng rắn can thiệp. Vì thế, Giáo Hội phải thi hành quyền cầm buộc mà Chúa Giêsu trao phó cho thánh Phêrô nhằm mục đích thánh hoá và mưu cầu ơn cứu độ. Khi đó, các quyết định của cộng đoàn không những chỉ có hiếu lực trên bình diện liên hệ trong cuộc sống xã hội, mà còn có hiệu lực trước mặt Thiên Chúa nữa.
Khi người anh em phạm lỗi không nghe lời sửa dạy của cộng đoàn và từ chối hoán cải, thì không phải họ bị cộng đoàn khai trừ cho bằng họ tự chặt đứt mọi liên hệ với cộng đoàn và tự khai trừ khỏi cộng đoàn Giáo Hội. Bởi vì họ phạm tội chống lại Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý.
Chúng ta họp nhau nơi đây để cùng sống, cùng chia sẻ và tuyên xưng đức tin với nhau. Ước gì Tấm Bánh là chính Chúa Giêsu mà chúng ta chia sẻ cho nhau liên kết chúng ta lại như anh em trong một gia đình, để chúng ta cùng nhau tiến bước trên cuộc lữ hành trần gian này, để chúng ta trở thành một lời mời gọi sống động cho mọi người được thuộc về Giáo Hội của Thiên Chúa. Và giờ đây với tính cách là một gia đình anh em với nhau, chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin.
--------------------------------
GỢI Ý GIẢNG
1. Tế nhị khó khăn, nhưng cần thiết
Lời Chúa hôm nay trong bài Tin Mừng nhắc lại một vấn đề quan trọng nhưng rất tế nhị trong cuộc: TN 23-A4
Lời Chúa hôm nay trong bài Tin Mừng nhắc lại một vấn đề quan trọng nhưng rất tế nhị trong cuộc sống chung giữa con người với nhau: đó là việc sửa lỗi người khác.
Phải nói ngay rằng đó là một việc vô cùng tế nhị và hết sức khó khăn
- tế nhị về phía người được sửa lỗi,
- khó khăn về phía người sửa lỗi, muốn giúp người khác nên hoàn thiện.
Nói rằng đó là một việc tế nhị, vì thuốc đắng đã tật lời thật mất lòng: muốn khỏi bệnh nhưng sợ uống thuốc vì thuốc đắng; muốn nói lên sự thật nhưng ngại không dám nói vì sợ mất lòng. Đó là điều tế nhị thứ nhất. Điều tế nhị thứ hai ai cũng phải công nhận: Nhân vô thập toàn, người nào cũng có khuyết điểm, không ai vẹn toàn trăm phần trăm. Thế nhưng tâm lý tự nhiên người ta thường nói: đẹp đẽ khoe ra xấu xa che lại. Và không ai muốn vạch áo cho người xem lưng, vì ai cũng sợ người khác biết được khuyết điểm hay tính xấu của mình, tự nhiên ai cũng muốn người khác quên đi hay đừng nhắc tới quá khứ không đẹp của mình. Do đó việc sửa lỗi anh em gây khó khăn vì phía người sửa lỗi. Vì nếu không khéo hay vụng về cách nào dó thì anh em sẽ cho rằng chúng ta sửa lưng anh em chứ không phải sửa lỗi anh em, miệt thị, hạ giá anh em hơn là muốn anh em nên tốt Và không khéo thì chúng ta sẽ bị anh em mắng lại: Chân mình thì lấm mê mê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người. Thậm chí có khi lại bị anh em dùng chính Lời Chúa để "phang" lại: "Hãy lấy cái đà khỏi mắt anh đã"
Việc sửa lỗi anh em thật tế nhị và khó khăn. Nhưng Lời Chúa hôm nay xác định cách rõ ràng: sửa lỗi anh em là một hành vi tích cực của đức Bác ái, vì sửa lỗi anh em là để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Đối với người có trách nhiệm hay bề trên sửa lỗi bề dưới còn là một điều cần thiết và là một bổn phận nữa .
- Sửa lỗi anh em trong đức ái không có nghĩa là dò xét bới móc, vạch lá tìm sâu, bé xé ra to, ít xít ra nhiều.
- Sửa lỗi anh em không phải là:kể ra lỗi lầm của anh em với bất cứ ai.
- Sửa lỗi anh em trong đức ái là ý thức rằng tôi cũng có lỗi lầm, tôi cũng đầy khuyết điểm và tôi cũng cần người khác sửa lỗi.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được đầy tràn Thánh Thần tình yêu:Thiên Chúa, vì chỉ có Thánh Thần mới là đấng duy nhất "sửa lại mọi sự trong ngoài chúng tôi".
- Xin cho chúng ta dược tràn đầy Thánh Thần Chúa để khiêm tốn chấp nhận những sửa sai, những chỉ bảo của người khác về những lỗi lầm, thiếu sót của ta.
- Xin cho chúng ta được tràn đầy Thánh Thần Chúa để chúng ta có thể nói thẳng nói thật những lỗi lầm của nhau mà không làm thương tổn tình đoàn kết, thân ái và mối dây thông cảm yêu thương.
- Xin Chúa cho chúng ta hiểu được mọi lời kia của Tuân Tử nói rằng ?. Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta. Kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta. Còn kẻ nịnh hót, tâng bốc tạ là những kẻ chỉ làm hại đời ta mà thôi”.
Lạy Chúa, hình như chúng con chỉ thích những lời khen và hình như chúng con thích nhất những lời nịnh hót tâng bốc, và chúng con không thích mấy, hay rất sợ, thậm chí rất ghét những ai sửa lỗi chúng con.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết chọn lựa một thái độ đúng đắn qua Lời Chúa dạy hôm nay.
(Lm Đoàn vĩnh Thịnh. Chánh xứ án Lạc, trong Cgvdt số đặc biệt Giáng sinh 95, trang 244-245)
2. Hai từ ngữ chói sáng
"Nếu người anh em của anh phạm lỗi . . ."
Từ sáng chói thứ nhất trong bài Tin Mừng hôm nay là từ "anh em” . Tại sao tôi phải đi gặp người vừa phạm lỗi nặng? Bởi vì người ấy là anh tôi, em tôi. Chúng tôi là con cùng một cha. Người anh em ấy đang mắc sai lầm. Nhưng tôi không đến để "vạch mặt chỉ tên" mà đến nói chuyện tay đôi trong tình anh em, chỉ cho anh ta biết đâu là phải đâu là quấy. Tôi đến với anh như người mục tử bỏ 99 con chiên để đi tìm và chăm sóc con chiên lạc.
Nếu biện pháp nói chuyện tay đôi cũng không có kết quả, thì tôi sẽ nhờ đến cộng đoàn. Đây là biện pháp mà chỉ Tin Mừng theo thánh Matthêu mới có. Tin Mừng của Ngài viết cho những tín hữu là người do thái. Họ đã thuộc luật do thái: Theo sách Thứ luật viết trước Đức Giêsu cả 6 thế kỷ thì khi luận tội một người phải có ít là hai ba nhân chứng. Biện pháp tiếp theo cũng chỉ có trong Tin Mừng Matthêu: "Nếu anh ta không nghe cộng đoàn, thì hãy kể như anh ta là một người dân ngoại, một người thu thuế.
Biện pháp sau cùng xem ra khắc nghiệt. Phải chăng đây là biện pháp loại trừ? Chúa có loại trừ dân ngoại và người thu thuế bao giờ dâu. Vả lại hãy nhớ đến dụ ngôn người con hoang đàng, hãy nhớ đến thái độ của người cha đối với nữa con hoang đàng và hợp ý cầu nguyện cùng Cha cho người anh em được mau quay về đoàn tự trong nhà Cha.
Như vậy từ chói sáng thứ hai trong bài Tin Mừng hôm nay là từ "Cha". Chúa nói: "Nếu hai người trong anh em họp nhau để cầu xin gì cùng Cha, thì họ sẽ dược điều đó nhân danh Thầy". Lời Chúa còn mời gọi chúng ta nhận ra sự hiện diện âm thầm của Chúa: "Khi hai hay ba người họp lại nhân danh Thầy, thì sẽ có Thầy ở đó”. Cùng với Chúa, cả cộng đoàn thiết tha cầu mong cho người anh em trở về, thì nhất định anh ta sẽ trở về, vì cảm được nỗi chờ mong đau đáu của Cha, giữa họ . (Trích báo Cgvdt, số đặc biệt Giáng sinh 98, trang 258-259)
3. Dám sửa lỗi anh em là dấu hiệu của một tình thương cao độ
Thương ai thật là muốn điều tốt cho người đó. Muốn điều tốt cũng có nghĩa là không muốn diều xấu.
Vậy nếu ta thương người anh em mình thật thì khi thấy người anh em mình sai lỗi, ta phải tìm đủ cách để cứu người anh em ấy ra khỏi lỗi lầm.
Việc sửa lỗi cho anh em cũng khó khăn và thậm chí đau khổ, đau đớn. Cũng giống như nhảy vào lửa để cứu người.
Nếu không thương thì không nhảy vào lửa. Dám nhảy vào lửa là dấu hiệu của tình thương lớn lao.
--------------------------------
Hội Thánh không phải là một đám đông
Hội Thánh không phải là một đám đông, vì đám đông thì ô hợp, không tổ chức và thiếu người: TN 23-A5
Hội Thánh không phải là một đám đông, vì đám đông thì ô hợp, không tổ chức và thiếu người tãnh đạo. Một đám đông như thế thật đáng thương. Đức Giêsu dã nói lên nhận xét này qua ngòi bút của Matthêu: "Đức Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng, như đàn chiên không người chăn dắt " (Mt 9,36). Và Người đã nói lên ước muốn có nhiều nhà truyền giáo đến xây dựng thành cộng đoàn. Đáng thương vì thiếu bình an. Đàn chiên thiếu người chăn thì bồn chồn, bối rối, đầy sợ hãi. Đáng thương vì đó là một đám đông, không phải một cộng đoàn nên không có tình yêu, thiếu hiệp nhất. Hội Thánh là một xã hội nghĩa là Hội Thánh có những ràng buộc, giữa những Kitô hữu với nhau qua phẩm trật, các tổ chức, cớ chế pháp lý. Có những ràng buộc về chủ chăn và đàn chiên, những ràng buộc về quyền lợi và bổn phận. Những ràng buộc này có mục đích duy trì trật tự và làm cho mọi thành viên có cơ hộ thăng tiến giá trị xã hội của mình.
Hội Thánh là một cộng đoàn
Nhưng hơn một xã hội hữu hình, Hội Thánh là một cộng đoàn những con người được cứu chuộc bằng cái chết của Đức Giêsu, và máu đổ ra trên Thập Giá là bằng chứng của giao ước mà qua đó Thiên Chúa muốn liên kết với nhân loại một cách sâu đậm nhất, liên kết trong mối quan hệ Cha-con. Sự ràng buộc này mang đầy tính thần linh vì được xây dựng trên tình yêu của Thiên Chúa và hướng nhân loại về một định mệnh vinh quang: trở thành con cái của Thiên Chúa và là anh em của nhau. Vì thế, Thiên Chúa nhận phần săn sóc chúng ta. Đáp lại chúng ta phải có trách nhiệm đối với Thiên Chúa và anh em, tức xây dựng một cộng đoàn hướng về Thiên Chúa- Ý tưởng này hôm nay sẽ được Phụng vụ Lời Chúa triển khai
1. ĐỨC ÁI LÀ PHƯƠNG TIỆN XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN
1. Trách nhiệm đối với anh em
Có nhiều cách xây dựng cộng đoàn. Sống có trách nhiệm đối với anh em trong cộng đoàn cũng là một cách. Điều đó Tin Mừng hôm nay đã chỉ ra qua hai hành vi: sửa lỗi anh em và hiệp lời cầu nguyện. Người ta có thể sửa lỗi anh em bằng nhiều cách, bằng cách dùng bạo lực, luật pháp, hoặc Lời Chúa. Ở đây không đặt vấn đề dửng dưng với tình trạng tội phạm của người khác. Thánh Au-Tinh không do dự khi nói rằng: Nếu anh không sửa lỗi anh còn xấu hơn tội phạm. Hắn đã phạm một lỗi bất công, và theo lỗi bất công này, tự mình hắn đã bị thương nặng; chẳng lẽ anh lại thờ ơ đối với một con người dang bị thương tích đó sao? Anh thấy hắn tàn tạ hay đã tàn tạ rồi, thề mà anh vẫn dửng dưng sao? Anh sẽ bị tội hơn vì sự yên lặng của anh trước sự sỉ nhục mà hắn phải chịu” (bài giảng 82)
Như thế vấn đề là chúng ta phải chọn cách sửa lỗi nào?. Hiển nhiên cách sửa lỗi theo hướng giải quyết của Đức Giê su: không tiết lộ lỗi phạm của người khác, và nhìn tội phạm cách tích cực. Một mình anh với nó " là cách nói hàm chứa sự tin tưởng. phó thác. Tin rằng người được sửa lỗi bản chất là người tốt. Lỗi phạm chỉ là hiện tượng và có thể vượt qua, và người có lỗi sẽ vượt qua được tình trạng tội lỗi hiện tại với những lời khuyên bảo chân thành, đầy tin tưởng. Tin tưởng vào tội phạm cũng có nghĩa là tha thiết với tội phạm trong ước muốn tội phạm sẽ tìm cách vươn lên. Điều đó cũng diễn tả một tình yêu muốn nhìn đấn, với đầy ước mong và trìu mến về mọi tốt lành sẽ đến với anh ta nếu anh ta thật sự muốn cải hoá; và sẽ là một sự tái hòa nhập với cộng đoàn mà tình trạng bi thảm của tội phạm trước đó chỉ còn là quá khứ mà thôi.
Nếu nhìn cách sửa lỗi anh em của Đức Giêsu là một diễn tả của tình yêu, thì hiệp thông trong sự cầu nguyện lại là một diễn tả khác của tình yêu. Đức Giêsu đã nói đến một loại cầu nguyện chung nhân đanh Đức Giêsu. Khi một người nào đó nhân danh Đức Giêsu thì có nghĩa là con người đó muốn nên đồng dạng với Người, đón nhận giáo huấn của Đức Giêsu, trong ước muốn đồng hoá với Người bao nhiêu có thể. Khi có nhiều người ước muốn như thế và đặt nó thành ước muốn chung, lại cùng nhau cố gắng thực hiện, thì tất cả sẽ hiệp thông với nhau và với Chúa, và chắc chắn Đức Giêsu hiện diện ở đó.
Như thế không có gì ngạc nhiên lời cầu nguyện của người ấy được Chúa đón nhận, tức có hiệu quả: đơn giản đó không còn là lời cầu nguyện của người ấy nhưng là lời của Đức Giêsu cầu khẩn Chúa Cha. Qua đức Giêsu, các tín hữu được sống động, trong mối quan hệ yêu thương của Cha và Con.
2. ĐỨC ÁI LÀ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN
Từ hai sự kiện trên, chúng ta có quyền nối như Thánh Phao lô . “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật (Rm l3,8). Khi chúng ta có ý tưởng xây dựng Cộng Đoàn, dù là xây dựng hay bảo vệ củng cố hay phát triển cộng đoàn, Đức Ái luôn luôn là điều kiện cần và đủ. Đức ái cần để liên kết với Chúa (hiệp thông cầu nguyện) và đủ để gắn bó với nhau (sửa lỗi). Chúng ta cần nhớ rằng Hội Thánh là một "cộng đoàn huynh đệ" và cộng đoàn này được liên kết bởi sự hiện diện của chính Chúa Kitô. Không phải vì lý tưởng luân lý hay thuyết lý cũng không phải bởi hệ tư tương mà Hội Thánh được hình thành. Chính Chúa Kitô Đấng làm cho lời cầu của chúng ta sinh hiệu quả, chính Người ban cho chúng ta khả năng hoá giải những anh em đau khổ hay chia rẽ.
Đó là thứ tình yêu hai trong một. Từ đầu đến cuối, tình yêu người bất khả phân ly khỏi tình yêu Thiên Chúa, được thể hiện trong Mười điều Răn, là chóp đỉnh và chìa khoá của Lề Luật (Mc 12,28-33) Sống bác ái huynh đệ là chu toàn mọi thứ đòi hỏi luân lý. Rốt cuộc đó là giới răn độc nhất, là công trình độc nhất và đa diện của bất cứ niềm tin sống động nào. Vậy tình yêu tha nhân vốn mang tính cách tôn giáo chứ không chỉ là lòng nhân ái thường tình với khuôn mẫu mà nó phát xuất là tình yêu của Thiên Chúa (Mt 5,44 ; Ep 5,1-25;1Ga 4,11) Nó là công trình của Thiên Chúa nơi chúng ta. Rồi vì đến từ Thiên Chúa. chúng ta yêu mến chính Chúa ( Mt 25,40) bởi vì tất cả chúng ta hợp thành thân thể Chúa Kitô (Rm 12,5-l0; 1Cr12, l2-27).
3. NGƯỜI TUẦN CANH CỦA ĐỨC GIÊSU
Đức ái là điều kiện xây dựng cộng đoàn vì đức ái dẫn đến hiệp thông huynh đệ. Do đó ta phải quan tâm đến nhau. Theo thái độ nào? Theo thái độ NGUỜI CANH GÁC mà Edêkien mô tả “phần ngươi hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết" (Ez 33,7). Người canh gác không có ý săm soi rình bắt. Trái tại người canh gác có bổn phận phải nhắc nhở, sửa chữa anh em khi thấy họ thay đổi, giúp anh em tìm thấy nẻo chính đường ngay, nghĩa là nói Lời Chúa mà mình đã được Thiên Chúa ký thác cho: đó cũng là điều kiện cho sự cứu rỗi của mình. Là người canh gác tức ngôn sứ của Chúa ta có trách nhiệm nói Lời Chúa. Nói Lời Chúa nên ngôn sứ chỉ là người trung gian; không giữ và truyền đạt Lời Chúa, ngôn sứ sẽ bị án xử, ngôn sứ chỉ nói Lời Chúa chứ không phát biểu ý riêng của mình .
Người canh gác phải có những lời hữu ích, theo một cách thức hữu ích , với sự cẩn thận của người lưu giữ và truyền đạt Lời Chúa, vì tư thế canh gác là tư thế cẩn thận quan sát. lưu ý những sự kiện, diễn biến và biết thích ứng khi hành sự. Vì thế người canh gác phải nhận thấy được nơi anh em những diễn biến và ứng phó, làm họ tỉnh thức bởi cách khuyến cáo họ.
Quan tâm tới anh em, người canh gác thực hiện đức yêu thương đối với họ vì yêu thương là hướng về đối tượng là muốn điều tốt cho người khác. Yêu thương ở đây không chỉ là phẩm chất của người canh gác, nhưng còn là trách nhiệm của một chức vụ.
Mỗi Kitô hữu là một người canh gác của Chúa nên có trách nhiệm gìn giữ Lời Chúa và dùng Lời Chúa để cảnh giác, khuyến cáo, làm thức tỉnh để sửa dạy nhắc nhở anh em mình: để xây dựng mối hiệp thông huynh đệ cũng là xây dựng cộng đoàn; để thể hiện tình yêu mến với Chúa và với tha nhân, thực hiện giới răn và lề luật mà Chúa đòi hỏi: Giới răn yêu thương.
--------------------------------
Đã là con người, khi đã biết sử dụng trí khôn, hay khi còn sử dụng được trí khôn bình thường: TN 23-A6
Đã là con người, khi đã biết sử dụng trí khôn, hay khi còn sử dụng được trí khôn bình thường, thì còn lầm lỗi, và còn lầm lỗi là còn cần được sửa chữa, như ca dao tục ngữ đã nhìn nhận: “Tha thứ là bệnh của trời, lỗi lầm là bệnh con người chúng ta”. Quả thực, Thiên Chúa sinh ra chúng ta, mỗi người mỗi vẻ, mỗi người mỗi tính, không ai giống ai: người thì nhanh nhẹn, người thì chậm chạp, người thì hăng say năng nổ, nhiệt tình, người thì tiêu cực, ơ hờ, lười biếng, người thì mau miệng, người thì chậm nói, người thì mạnh bạo, người thì nhút nhát: “Bá nhân bá tánh”, trăm người thì có trăm tính cách khác nhau. Vì thế, mỗi người phải phát huy ưu thế của mình, và tận dụng nó trong việc giúp đỡ anh em mình cái mặt yếu kém của họ, không được ỷ vào ưu điểm Chúa ban mà lên mặt tự phụ khinh thường người khác.
Hơn nữa nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo, tuyệt đối không bao giờ sai lầm hay thiếu sót. Trái lại, còn thường xuyên lầm lỗi và thiếu sót nữa, nên chỉ bảo cho nhau, góp ý xây dựng cho nhau, sửa lỗi lẫn nhau là một điều cần thiết. Đây là một cách cư xử rất khó khăn, rất phức tạp, đòi hỏi phải hết sức tế nhị và phải làm.
Chúa Giêsu hiểu biết tâm lý con người, Ngài biết rõ chúng ta yếu đuối, hay lầm lỗi, thiếu sót và cần sửa chữa, nên Ngài đã chỉ dạy chúng ta một cách sửa lỗi nhau rất hay, rất tế nhị. Đó là khi chúng ta muốn sửa lỗi ai, chúng ta phải ý tứ làm từng bước như Chúa chỉ dạy trong bài Tin Mừng hôm nay, thì mới kết quả và thành công.
Bước thứ nhất hay việc đầu tiên là gặp gỡ riêng giữa hai người, chỉ hai người thôi, ta và người sai lỗi. Gặp gỡ và nói chuyện với nhau trong tình thân ái, kín đáo và chân thành. Gặp gỡ như vậy, một đàng sẽ giúp chúng ta hiểu nhau, thông cảm nhau và biết đúng sự thật hơn. Đàng khác, sẽ giúp cho người sai lỗi thấy được lỗi lầm của họ để sửa chữa và phục thiện.
Sau khi đã gặp gỡ riêng rồi mà vẫn không kết quả, người sai lỗi vẫn cứng lòng, tự ái, cố chấp, thì mời một hoặc hai người làm nhân chứng và cùng góp ý. Nhiều người nhiều bộ óc, tất nhiên sẽ uy thế hơn, cao kiến hơn, vừa minh chứng cho lòng thành thật của chúng ta, vừa cho người sai lỗi thấy rõ và phải nhìn nhận điều sai trái của họ.
Nếu vẫn không kết quả, khi ấy mới đưa ra cộng đoàn hay đưa đến người có thẩm quyền để giải quyết. Chúng ta hãy nhớ đưa ra người có thẩm quyền trong Giáo Hội chứ không phải người có thẩm quyền ngoài xã hội. Tức là chúng ta không bao giờ kiện cáo nhau để đem nhau ra tòa án phần đời. Chẳng hay ho gì mà còn mang tiếng cho đạo nữa. Chúng ta cũng phải nhớ là chỉ sau khi đã gặp gỡ riêng và nhờ người khác góp ý rồi mới đưa tới người có thẩm quyền. Có những người đưa ngay vụ việc tới người có quyền, hoặc là để ton hót, lấy điểm hoặc là vì lòng ghen ghét, ganh tị, tức giận, như thế sẽ làm tổn thương tự ái và hậu quả sẽ tệ hại hơn.
Nếu đã làm hết cách theo khả năng mà vẫn không kết quả, thì hãy nhận sự giới hạn của mình và phó dâng người anh em cho lòng nhân từ của Thiên Chúa là cầu nguyện cho họ. Chúng ta cầu nguyện và cộng đoàn cầu nguyện, chắc chắn lời cầu nguyện ấy sẽ được Chúa nhận lời. Chúng ta hãy nhớ: việc góp ý xây dựng hay sửa lỗi nhau phải nhằm mục đích là để giúp họ trở nên tốt hơn. Chúng ta phải sửa lỗi anh em trong tình mến chứ không phải vì lòng tự ái, không phải vì ganh tị, lại càng không phải vì tức giận, thù ghét.
Đàng khác, chúng ta cũng phải để ý đến vấn đề tâm lý nữa, tức là để ý đến thời gian, không gian và cách cư xử nữa. Có việc chúng ta góp ý lúc này thì không kết quả, nhưng lúc khác lại có kết quả, hoặc chỗ này thì được việc, nhưng chỗ khác lại thất bại. Nhất là cách hành sử: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời ngọt thì lọt đến xương”. Như thế sẽ không làm tổn thương lòng tự ái hay danh dự của người sai lỗi và họ dễ dàng phục thiện hơn.
Vì vậy, về phía người góp ý hay sửa lỗi phải ý tứ: đừng bao giờ đứng vai trò quan tòa xét đoán anh em. Có khi một điều không đáng gì, nhưng chúng ta lại quan trọng hóa hay phóng đại to ra, khiến vấn đề trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Như thế, người sai lỗi sẽ rút lui về chính mình, căm hờn và tức giận, rồi phản ứng mạnh hơn.
Còn về phía người được góp hay sửa lỗi, thì phải bình tĩnh và khiêm tốn. Đây là một dịp ơn Chúa đến với mình, đây là một lần Thiên Chúa quan phòng gửi sứ giả của Ngài đến với mình, nên hãy khiêm tốn đón nhận. Bởi vì ai phản đối ta, ai chê trách ta, mà chê phải, trách đúng, thì đó là ông thày dạy ta mà ta không phải trả tiền, như những câu danh ngôn mà các nhà giáo dục thường nói: “Ai khen ta mà khen phải, đó là bạn ta. Ai chê ta mà chê đúng, đó là thầy ta. Ai nịnh hót ta, nịnh hót cả điều sai lỗi của ta, đó là thù địch của ta. Ai phản đối ta, mà phản đối đúng, đó là thày dạy ta mà không lấy tiền”.
Sau hết chúng ta nhớ, trước khi góp ý xây dựng hay sửa lỗi ai, chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa soi sáng và hướng dẫn: “Lạy Chúa, trước khi con sửa lỗi anh em, xin Chúa nhắc con hãy nhớ rằng: con cũng là tội nhân, cũng thiếu sót và lầm lỗi, có khi còn nặng hơn họ nữa. Xin Chúa, nếu vì bổn phận, con phải sửa lỗi, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái yêu thương mà cư xử hơn là chỉ trích, xét đoán anh em. Xin cho con luôn biết rộng lượng bao dung với người khác, vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con”.
--------------------------------
Một cô giáo chia sẻ như sau về một lớp học sinh chẳng dễ dạy lắm mà cô phải dạy: TN 23-A7
Một cô giáo chia sẻ như sau về một lớp học sinh chẳng dễ dạy lắm mà cô phải dạy:
Phải dậy một lớp chẳng dễ dạy
Lớp học ấy gồm 13 học sinh chừng 14 tuổi. Giáo viên nào tới đứng lớp cũng phải bực mình vì sự bướng bỉnh của học sinh. Một em, chẳng hạn, sẵn sàng làm hư bất cứ cái gì em đụng tới ở lớp tập vẽ mà tôi dạy, khi em không hài lòng về các bạn trong lớp hay về chính tôi là người đang đứng lớp dạy. Một em khác hung hăng hết chỗ nói. Em này không chấp nhận bất cứ nhận xét nào về em. Em sẽ nổi sùng lên và từ chối làm bất cứ điều gì em không thích. Gương xấu của hai em đủ để biến hai giờ học vẽ mỗi tuần tôi dậy thành hội chợ! Bố mẹ các em chẳng quan tâm. Họ chờ trường học phải làm phép lạ để biến đổi các em. Thú thật mỗi lần bước vào lớp này, tôi thầm ước ao cho hai em ấy vắng mặt, nhưng chúng vẫn có đó!
Tuy nhiên mấy tháng rồi tôi nhận thấy có biến chuyển nơi một học sinh xem ra có ý phá để bị đuổi! Học sinh này thoạt tiên lấy làm lạ thấy tôi không những không nổi nóng mà còn nhìn em với một cái nhìn đầy tình thương. Xem ra em được cảnh tỉnh do thái độ bất ngờ của tôi. Ít phút sau, em đó đã đến bên tôi khi tôi đang chữa bản vẽ cho một học sinh khác trong lớp. Tôi biết em ham chơi bóng đá nên bắt đầu câu chuyện hướng tới thành công tương lai của em về bóng đá. Kể từ đó đã có một tương quan mới giữa tôi và em đó. Tôi nhận ra chúng tôi đã tỏ ra tín nhiệm nhau hơn.
Một học sinh khác nữa của lớp này làm điều khiến tôi buồn không ít. Em dán bích chương để nói trắng ra rằng em khinh thường tôi! Tôi bị cám dỗ hết còn muốn dạy em nữa. Nhưng tôi lại nghe có tiếng nói trong lòng nhắc nhở tôi phải kiên nhẫn và phải tìm ra điều tích cực nơi em. Trước nghỉ hè tôi có viết cạc để chúc mỗi em một kỳ hè vui tươi. Em đã dán bích chương liền vo vụn tấm cạc lại khi nhận được. Phản ứng của em làm tôi đau lòng nhưng tôi vẫn kiên nhẫn. Dù sao tôi đã thấy có biến chuyển nào đó nơi em nhờ sự hoà hoãn mà tôi kiên nhẫn tạo nên. Điều đã trở nên bình thường là em đến hỏi ý kiến tôi về điều này điều kia mà em muốn biết.
Dám tuyên xưng niềm tin giữa một thế giới tục hoá.
Cách đây không lâu chính giáo viên chủ nhiệm lớp cũng bày tỏ nỗi thất vọng về đứa học trò khó dạy này. Thực ra tất cả các thày cô dạy em đều chung một nỗi thất vọng. Tôi được chuyên viên tâm lý hỏi cho biết động lực nào đã khiến tôi đối xử cách kiên nhẫn với em đó như hiện nay. Tôi buột miệng trả lời: "Chính là do niềm tin của tôi." Thế là niềm tin của tôi được đặt thành câu hỏi: "Vậy niềm tin là gì nhỉ?" Và tôi đã phải cắt nghĩa rõ hơn: "Tôi cũng như các bạn, nhiều lần tôi hầu như đã thất vọng. Nhưng chính trong những trường hợp như vậy tôi thấy có sức mạnh nào đó nơi tôi thúc đẩy tôi phải tin vào điều tích cực nơi mọi người dựa vào nguyên tắc là nguyên tắc nổi bật trong trí tôi, đó là: "Tất cả những gì anh em làm cho những kẻ bé mọn nhất của Ta là anh em làm cho chính Ta" Chính Đấng hiện diện nơi mỗi người có khả năng đổi mới mọi sự. "Điều gây ấn tượng đối với tôi là tôi thấy mọi người trong cuộc họp đều lắng nghe. Chính giáo viên chủ nhiệm nói: "Tôi hiểu điều chị vừa nói. Chính tôi cũng cố gắng sống theo nguyên tắc đó."
Thế là cuộc họp ngày hôm đó được đặt trong bầu khí mới. Người ta đưa ra những đường hướng tích cực mang lại can đảm và hy vọng. Tôi tin rằng từ nay những cuộc họp như vậy sẽ có hướng "tích cực" bởi lẽ chúng tôi đã bắt đầu sống nhiều hơn cho nhau.
Tin Mừng về Giáo Hội như ánh sáng muôn dân.
Rõ ràng lời chia sẻ của cô giáo phải dạy một lớp học sinh chẳng dễ dạy nói trên chỉ ăn khít với ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay theo cách hiểu rộng rãi về Giáo Hội như ánh sáng muôn dân theo công đồng Vatican 2. Nếu Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo, là chiếu tỏa ánh sáng Đức Kitô cho những người ở chung quanh, thì cả cách hành xử xem ra chỉ có tính nội bộ như ý chính của bài Tin Mừng hôm nay, cũng phải dạy các thành viên của mình biết hành xử một cách tốt đẹp đối với mọi người. Phương chi bài giảng về Giáo Hội bao gồm toàn chương 18 của Tin Mừng Matthêu còn cho thấy Đức Giêsu đặc biệt lưu tâm đến chiên lạc (cc. 12-14). Người còn bảo đảm rằng Người sẽ ở lại giữa hai ba người tín hữu hiệp nhất lại với nhau nhân danh Người (cc.19-20). Xem ra đó là ơn Người muốn ban cho giáo viên chủ nhiệm lớp học sinh khó dạy và cho cô giáo đã chia sẻ ở trên.
Quả thật, sau phần một (Mt 18,1-14), phần hai của bài giảng về Giáo Hội (18,15-35) nêu những thái độ các thành viên của Giáo Hội cần có đối với các thành phần mắc lỗi. Bài Tin Mừng hôm nay gồm những câu 15-17, tóm tắt những bước thủ tục nên theo. Điều cần nhắm qua các thủ tục đó (như đối thoại, thuyết phục nhờ các chứng nhân, thảo luận trước cộng đoàn) là để cộng đoàn Giáo Hội tránh bao nhiêu có thể, đừng để mất một ai phải ra khỏi cộng đoàn. Cả hình phạt tuyệt thông cũng là nhằm để đưa tội nhân trở về với cộng đoàn. Câu 17 chỉ có ý mô tả tình trạng người bị tuyệt thông không còn thông hiệp với Giáo Hội. Họ giống như người ngoại đạo hoặc như người thu thuế không còn thông hiệp với cộng đoàn Do Thái giáo nữa. Câu 17 này không hàm ý một sự từ khước vì thái độ của Đức Giêsu tỏ ra luôn chờ đón người thu thuế và về sau cả người ngoại đạo nữa, để họ gia nhập Nước Thiên Chúa (Mt 28,19).
Trong bối cảnh Đức Giêsu đang nhắn nhủ một cộng đoàn bị xáo trộn do một số thành viên, câu 18 có lẽ chỉ về quyền khai trừ họ khi không giữ họ lại được. Nhưng đó là trường hợp cộng đoàn cần phải cùng nhau cầu nguyện. Chính nhờ hiệp nhất với nhau trong cầu nguyện (cc.19-20) mà cộng đoàn được an tâm vì có Đức Giêsu hiện diện và hành động cho Nước của Thiên Chúa ngang qua Thánh Linh của Người.
Dĩ nhiên, những thủ tục nội bộ Giáo Hội (cc.15-17) chẳng nên được áp dụng bên ngoài Giáo Hội. Nhưng tinh thần đối thoại, tinh thần kiên trì đừng để mất một ai khi còn giữ họ lại được trong cộng đoàn, luôn có giá trị, cho dầu áp dụng với một lớp học sinh khó dạy.
Nhưng quan trọng hơn hết là sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh nơi mọi Kitô hữu. Chính sự hiện diện đó thôi thúc mọi Kitô hữu hành động để mở mang Nước Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, kể cả hoàn cảnh một mình giữa đám đông không chung một niềm tin với mình: "Chính anh em là muối ướp thế giới… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che dấu được. Cũng chẳng ai thắp đèn lên rồi lại đặt bên dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời." (Mt 5,13-16)
Chính sự hiện diện của Đức Kitô nơi từng người Kitô hữu thôi thúc họ làm vinh danh Thiên Chúa hơn bằng chính cuộc sống bản thân, thứ đến bằng cách hợp tác với mọi người, nhằm thăng tiến xã hội, nhất là hợp tác với các Kitô hữu khác nhằm mục đích đó như thấy trong sự hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm và cô giáo dạy vẽ.
Nhưng Đức Kitô Phục Sinh hiện diện bằng cách nào?
Nhưng Đức Kitô Phục Sinh hiện diện bằng cách nào? Thưa bằng cách ban Thánh Linh của Người để giúp ta phân định điều tốt nên làm và điều xấu nên tránh.
Ta thấy sự can thiệp của Chúa Thánh Linh trong lời chia sẻ của cô giáo dạy vẽ. Cô bị cám dỗ hết còn muốn dạy em học sinh ngang tàng đến nỗi dán bích chương để nói cho mọi người biết em khinh cô giáo. Nhưng ngược với cám dỗ đó, là tiếng Chúa Thánh Linh nhắc nhở cô phải kiên nhẫn và phải tìm ra điều tích cực nơi đứa học trò xấc láo.
Trong một thế giới tục hoá như hiện nay bình thường chẳng ai muốn đề cập tới niềm tin cá nhân về Thiên Chúa hiện diện làm gì, để phải mất công cắt nghĩa. Nhưng Thánh Linh đã thôi thúc giáo viên chủ nhiệm lớp các học sinh khó bảo, để giáo viên ấy làm chứng về niềm tin của mình, giúp cho cuộc họp các giáo viên hôm đó đạt được kết quả khả quan hướng tới tương lai.
Nơi hai Kitô hữu nói trên ta thoáng thấy một chút nào về Giáo Hội là ánh sáng muôn dân.
-------------------------------
Tu thân” là nền tảng đạo đức của Nho giáo trong việc đào tạo con người hữu ích cho gia đình: TN 23-A8
“Tu thân” là nền tảng đạo đức của Nho giáo trong việc đào tạo con người hữu ích cho gia đình, đất nước và nhân loại. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Tu thân là sửa mình, mình lại rất chủ quan dễ “thấy cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt mình”. Đại đế Napoleon cũng nói: “Thắng mình còn khó hơn thắng vạn quân thù”. Bà Carnegie nổi tiếng về những sách học làm người, đã viết: “Tôi đã phải phấn đấu gần một phần ba thế kỷ mới thấy được ánh sáng chân lý này: dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần tới 99 lần người ta tự cho mình là vô tội”. Bà đã kể trường hợp về ba tên đầu đảng bọn cướp nổi tiếng nhất nước Mỹ: Crowley, Capone và Schultz. Crowley giết người như ngóe mà vẫn nói: “Dưới lớp áo này, trái tim ta đập chán ngán, nhưng thương người không muốn làm hại ai”. Capone đã tự tuyên bố: “Ta dùng những năm tươi đẹp nhất trong đời để mua vui cho thiên hạ. Vậy mà phần thưởng chỉ là bị chửi, bị săn bắt như thú dữ”. Schultz đã tự mãn khoe mình với ký giả: “Ta là ân nhân của thiên hạ” (Đắc Nhân Tâm - trang 33, 35).
Phương pháp chủ quan: Tự mình sửa mình thì rất khó, cho nên cần thiết phải dùng phương pháp khách quan mới dễ dàng giúp tu thân.
Khách quan cũng có nhiều cách như người ta thường nói: “Yêu con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”.
- Cho roi: nghĩa là dùng hình phạt pháp luật:
Trước những lỗi phạm, những tội ác, có nhiều hình phạt khác nhau như: phạt tiền, phạt lao động, cải tạo, khổ sai, bắt tù, tra tấn, tịch thu của cải, lưu đày biệt xứ, tử hình như thế quyền vẫn làm.
- Cho ngọt: nghĩa là dùng những biện pháp êm nhẹ, dụ dỗ, dẫn bảo, khen thưởng, ca tụng ngọt ngào hay nuông chiều buông thả theo lối sống tự nhiên như chủ trương giáo dục của Rouseau.
Cả hai cách giáo dục đó: một đàng thái quá vì hạ nhục phẩm giá con người, một đàng bất cập vì buông xuôi theo bản năng dục vọng biến thành thứ vô giáo dục và nguy hơn nữa tâng bốc tính kiêu ngạo.
Đường lối giáo dục của Chúa là biểu lộ lòng thương yêu giúp đỡ tội nhân sửa lỗi, tôn trọng tội nhân như anh em, như bạn hữu, tôn trọng chủ quyền tự do quyết định của tội nhân ; nhưng cũng rất chân thành và cương quyết loại trừ tội lỗi, không để tội lỗi lây lan ra cộng đồng. Loại trừ tội lỗi chứ không loại trừ tội nhân, vì vẫn luôn luôn cầu nguyện cho tội nhân.
Tin mừng cho chúng ta thấy vừa biết cách thức sửa lỗi anh em, vừa thấy trách nhiệm bác ái đòi buộc ta phải lo cải thiện anh em.
Để sửa lỗi anh em, trước nhất phải tế nhị, kín đáo, riêng tư khuyên bảo nhau sửa chữa lỗi lầm. Cố gắng hết sức mình mà không hữu hiệu, nhờ đến những người khôn ngoan, đạo đức, uy tín thân thuộc để khuyên bảo, hướng dẫn, chỉ rõ cái hay cái dở, cái tốt cái xấu, phải trái cho anh em theo con đường tốt lành thánh thiện và con đường cứu độ thương yêu của Đức Kitô.
Nếu nhiều người giúp đỡ hết cách, hết sức, cũng không lay chuyển được tội nhân, thì biện pháp sau cùng phải trình với Giáo hội, những vị đại diện cộng đoàn, bề trên trong Giáo hội tìm cách giáo dục bằng lời giảng dạy của Chúa, giáo lý của Chúa, luân lý của Chúa và sự thưởng phạt đời đời trong ngày phán xét.
Công đồng Vatican II đã đặc biệt đề ra con đường đối thoại trong Sắc Lệnh về Hiệp Nhất số 4 và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay số 27 và 28 (Gaudium et Spes - Vui Mừng và Hy Vọng). Những tiêu chuẩn giúp ta biết đối thoại và tôn trọng nhân vị:
Thứ nhất là kính trọng yêu thương đối tác: dù là người tội lỗi thế nào, họ cũng được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được cứu độ bằng giá máu Con Thiên Chúa.
Thứ đến là loại bỏ những lời nói, phán đoán và việc làm không đúng với hoàn cảnh anh em. Rồi đến trình bày rõ ràng minh bạch đúng sự thật, không úp mở, tránh né, giấu diếm hay mỵ dân.
Sau cùng là tín nhiệm: Tin lời mình nói và thiện chí người nghe. Biện pháp cực chẳng đã là kể họ như người ngoại đạo, để tránh gương xấu gương mù do tội lỗi họ gây ra. Tuy nhiên, không phải thế là hết, luật bác ái luôn luôn đòi buộc chúng ta mắc nợ họ, như lời thánh Phaolô đã nêu rõ trong Bài đọc I (Rm. 13, 8-10). Nợ thì phải trả, không trả thì mắc nợ. Luật bác ái đòi buộc chúng ta phải cầu nguyện cho họ, đòi buộc cộng đồng cầu nguyện để Chúa đến ngự giữa họ (Mt. 18, 15-20). “Chỉ nhờ Đức Kitô, Con Thiên Chúa, mới hòa giải họ với Người” (Allêluia).
“Hợp nhau cầu nguyện” đồng thời “mọi người hãy kiểm điểm mình có trung thành” với nhiệm vụ chu toàn luật Chúa chưa: Biết đâu vì lỗi nhiệm vụ ta đã làm cho anh em phạm tội như Chúa đã nhắc nhở tiên tri Êgiêkiel: “Ta đặt ngươi làm người canh gác nhà Israel …”. “Nếu ngươi không cảnh cáo nó bỏ đường gian ác, khi nó chết vì tội nó, thì máu nó sẽ đòi ngươi, như tuần canh thấy quân giặc kéo đến mà không thổi tù và, thì dân chết... Ta sẽ đòi máu nó nơi tuần canh. Nếu ngươi đã cảnh giác nó... nó chết vì tội nó, thì ngươi sẽ được thoát mạng” (Ej. 33, 6-9).
Lạy Chúa, Chúa dạy con phải sửa lỗi anh em, nhưng chính con chưa sửa được lỗi mình, làm sao dám sửa lỗi người. Chỉ có Chúa là ánh sáng thế gian, xin soi sáng cho chúng con để chúng con biết cảm thông và soi sáng sửa lỗi cho nhau.
--------------------------------
Sửa Lỗi Tha Nhân
Mt 18,15-20
I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
Ý CHÍNH: NẾP SỐNG CỘNG ĐOÀN.
Tin Mừng hôm nay mô tả nếp sống cộng đoàn Hội Thánh là các thành viên phải yêu thương nhau: TN 23-A9
Tin Mừng hôm nay mô tả nếp sống cộng đoàn Hội Thánh là các thành viên phải yêu thương nhau, thể hiện qua việc tế nhị sửa lỗi cho nhau và cùng cầu nguyện chung với nhau:
- TẾ NHỊ SỬA LỖI CHO NHAU (c 15-18): Khi có người nào trong cộng đoàn sai lỗi, thì do tình thương thúc đẩy, các tín hữu có bổn phận phải sửa lỗi cho họ. Muốn việc sửa lỗi đạt được kết quả tốt đẹp thì người sửa lỗi phải tỏ ra tế nhị và kiên nhẫn sửa lỗi qua 4 giai đoạn sau: Trước hết phải gặp riêng giữa hai người. Nếu không kết quả thì đưa thêm hai nhân chứng theo. Nếu kẻ có lỗi vẫn cố chấp không nghe thì hãy đưa ra trước cộng đoàn. Nếu họ không chịu nghe cộng đoàn thì hãy kể họ như người ngoại giáo, và phó thác họ cho lòng nhân từ của Thiên Chúa.
- CÔNG HIỆU CỦA LỜI CẦU NGUYỆN CHUNG (c 19- 20): Đức Giê-su khuyên các tín hữu nên hiệp nhất cầu nguyện chung trong một cộng đoàn. Mỗi lần hội họp nhau với trong tình yêu thương thì Đức Giê-su hứa sẽ ở giữa họ và lời cầu xin của cộng đoàn sẽ dễ được chấp nhận.
2) CHÚ THÍCH:
- (c 15) Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được cả món lợi là người anh em mình:
+ Người anh em: ở đây là anh em thiêng liêng cùng trong một cộng đoàn đức tin (x Mt 23,8; 28,10).
+ Phạm tội: Không nhất thiết là tội phạm đến người sửa lỗi, nhưng là những lỗi nặng nề, công khai,gây gương mù gương xấu và làm tổn thương đến cộng đoàn. Câu này cho thấy Hội Thánh không chỉ bao gồm những người hoàn thiện, mà còn có cả những tội nhân nữa.
+ Hãy đi sửa lỗi nó: Ở đây Đức Giê-su dạy phải đi sửa lỗi cho kẻ có tội do đòi hỏi của đức bác ái. Vì mỗi thành viên trong cộng đoàn đều có trách nhiệm liên đới với đời sống đạo đức của anh em mình. Sự sửa lỗi này không mâu thuẫn với lời dạy về việc phải tránh xét đoán anh em và đừng đòi lấy cái rác ra khỏi mắt anh em, đang khi có cả cái xà trong mắt mình (x Mt 7, 1-5). Như vậy sửa dạy không phải là sự khiển trách hay la mắng miệt thị, mà là do tình yêu thương. Do đó, cần tạo điều kiện để tội nhân nhận ra tội mình và thành tâm sám hối.
+ Một mình anh với nó mà thôi: Đây là sửa lỗi cá nhân, nhằm tôn trọng và giữ thể diện cho kẻ có tội. Nếu cách này không hiệu quả thì mới sử dụng tới cách khác hiệu quả hơn.
+ Được món lợi là người anh em mình: Món lợi ở đây không có nghĩa là "có lời" thêm được một người bạn hay là chiến thắng được một đối thủ. Nhưng là giúp cho Hội Thánh khỏi bị mất đi một thành viên.
- (c 16) Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân:
Chỉ thị này nhấn mạnh đến sự kiên nhẫn phải có đối với những tội nhân bướng bỉnh cố chấp. Việc đem theo một hoặc hai người nữa là để tội nhân ý thức hơn về tội của mình, như luật Mô-sê đã dạy: "Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ tội lỗi nào. phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét" (Đnl 19,15). Tuy nhiên, chỉ thị của Đức Giê-su nói đây không phải là nhân chứng buộc tội, nhưng là những người trợ lực có uy tín, để giúp tội nhân dễ dàng sửa lỗi.
- (c 17) Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế:
¬ + Đi thưa Hội Thánh: tức là đi thưa với Hội Thánh địa phương, vì Hội Thánh đã được Chúa ban cho quyền cầm buộc và tháo cởi (x Mt 18,18). Đưa ra Hội Thánh không phải để bị xét xử, nhưng để tỏ lòng sám hối và sẽ được ân xá. Nhưng nếu kẻ đó vẫn cố chấp không chịu sửa lỗi, thì tức là đã tự loại mình ra khỏi Hội Thánh, và từ đây không còn là thành viên của Hội Thánh nữa.
+ Kể nó như một người ngoại: Nếu kẻ có tội cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh, thì sẽ được kể là dân ngoại hay người thu thuế , nghĩa là ở ngoài Hội Thánh, là người đang sống trong sự lầm lạc về đức tin và luân lý. Từ nay Hội Thánh không còn trách nhiệm trực tiếp phải lo cho họ nữa, nhưng chỉ còn biết phó thác họ cho lòng nhân từ thương xót của Thiên chúa.
- (c 18) Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy:
+ Dưới đất anh em cầm buộc những điều gì: Đức Giê-su trao cho Nhóm Mười hai cũng một thứ quyền cầm buộc và tháo cởi đã trao cho ông Phê-rô trước đó (x Mt 16,19). Nhờ đó, Hội Thánh có thể thiết lập luật lệ cho các tín hữu về các vấn đề có liên quan đến cả tòa trong cũng như tòa ngoài. Khi trao quyền cầm buộc tháo cởi cho Nhóm Mười Hai, Đức Giê-su không bãi bỏ quyền của Phê-rô để ban chung cho Hội Thánh. Nhưng Người chỉ muốn các môn đệ được liên kết với Phê-rô như người đứng đầu.
+ Dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì
: "Mọi phán quyết của Hội Thánh về đức tin và luân lý đã được Đấng kế vị thánh Phê-rô công bố ở trần gian, thì cũng sẽ được Chúa phê chuẩn ở trên trời".
- (c 19) Thầy còn bảo thật anh em: Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em họp lời cầu nguyện bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho:
Lời cầu nguyện của mỗi người ở trong phòng kín là cách cầu nguyện khiêm tốn làm đẹp lòng Chúa (x Mt 6,6). Nhưng lời cầu nguyện chung của hai ba người họp lại với nhau lạicàng đẹp lòng Chúa hơn và dễ được Chúa Cha chấp nhận hơn. Cầu nguyện chung là một phương thức co võ và duy trì đức ái và sự hiệp nhất cộng đoàn. Tóm lại, khi hội họp với nhau, các tín hữu cần lưu ý hai điều quan trọng: Một là phải họp nhau trong sự bác ái và hiệp nhất cầu nguyện chung. Hai là phải nhân danh Đức Giê-su, nghĩa là họp nhau để uy trì sự đồng tâm nhất trí xây dựng Hội Thánh và phục vụ cho Tin Mừng ngày một lan rộng.
- (c 20) Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở đấy, giữa họ:
+ Hai ba người họp lại nhân danh Đức Giê-su: Đây không phải là ự họp nhau để vui vẻ ăn nhậu với nhau và mang tính thế tục, nhưng là hội họp nhau nhân danh Đức Giê-su, trong niềm cậy trông vào Thiên Chúa, để nghe lời Đức Giê-su phán dạy dưới ơn soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
+ Có Thầy ở đó với họ: Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa luôn hiện diện ở giữa dân Người dưới hìng dạng cột mây đậu trên Nhà Tạm ban ngày và ban đêm thì có lửa trong cột mây đó (x Xh 40,34-38). Người cũng hứa sẽ hiện ra với dân Is-ra-en trong đám mây trên nắp xá tội của Hòm Bia giao ước (x Lv 16,2). Đến thời Tân Ước, không những Đức Giê-su hứa sẽ hiện diện mỗi khi cộng đoàn họp nhau cầu nguyện, mà cả khi họ hội họp nhau nhân danh Người. Người hiện diện để giúp cộng đoàn xây dựng tình yêu thương hiệp nhất, giúp họ sửa lỗi cho nhau, hòa giải giữa những kẻ đang bất bình chia rẽ nhau, để sau đó mọi người lại được hiệp thông với nhau và dễ dàng quan tâm phục vụ lẫn nhau.
II. HỌC SỐNG LỜI CHÚA:
1 .LỜI CHÚA:
- "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình" (Mt 18,15).
- "Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ" (Mt 18, 19-20).
2. CÂU CHUYỆN:
NGÔN SỨ NA-THAN SỬA LỖI VUA ĐA-VÍT.
Đức Chúa sai ông Na-than đến với vua Đa-vít. Ong vào gặp vua và nói với vua: "Có hai người trong cùng một thành, một người giàu một người nghèo. Người giàu thì có chiên dê và bò nhiều lắm. Còn người nghèo chẳng có gì cả, ngoài con chiên cái nhỏ độc nhất ông đã mua. Ong nuôi nó và nó lớn lên ở bên ông, cùng với con cái ông. Nó ăn chung bánh với ông, uống chung chén với ông, ngủ trong lòng ông, ông coi nó như một đứa con gái. Có khách đến thăm người giàu. Ong này tiếc của, không bắt chiên dê hay bò của mình mà làm thịt đãi người lữ khách đến thăm. Ong lại đi bắt con chiên cái của người nghèo mà làm thịt đãi người đến thăm ông". Vua Đa-vít bừng bừng nỗi giận với người ấy và nói với ông Na-than: "Có Đức Chúa hằng sống! Kẻ nào làm điều ấy thật đáng chết! Nó phải đền gấp bốn con chiên cái, bởi vì nó đã làm chuyện ấy và đã không có lòng thương xót". Ong Na-than nói với vua Đa-vít: "Kẻ đó chính là ngài! Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en phán thế này: "Chính Ta đã xức dầu phong ngươi làm vua cai trị Ít-ra-en. Chính Ta đã giải thoát ngươi khỏi tay vua Sa-un. Ta đã ban cho ngươi nhà của chúa thượng ngươi, và đặt các người vợ của chúa thượng ngươi vào vòng tay ngươi. Ta đã cho ngươi nhà Ít-ra-en và Giu-đa. Nếu bấy nhiêu mà còn quá ít, thì Ta sẽ ban thêm cho ngươi gấp mấy lần như thế nữa. Vậy tại sao ngươi lại khing dễ lời Đức Chúa mà làm điều dữ trái mắt Người? Ngươi đã dùng gươm đâm U-ri-gia người Khết. Vợ y ngươi đã cướp làm vợ ngươi. Còn chính y, ngươi đã dùng gươm của con cái Am-mon mà giết. Ay vậy, gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của ngươi, bời vì ngươi đã khinh dễ Ta và cướp vợ của U-ri-gia người Khết, làm vợ ngươi.
Đức Chúa phán thế này: Ta sắp dùng chính nhà của ngươi mà gây họa cho ngươi. Ta sẽ bắt các vợ của ngươi trước mắt ngươi mà cho một người khác, và nó sẽ nằm với các vợ của ngươi giữa thanh thiên bạch nhật. Thật vậy, ngươi đã hành động lén lút, nhưng Ta, Ta sẽ làm điều ấy trước mặt toàn thể Ít-ra-en và giữa thanh thiên bạch nhật. Bấy giờ vua Đa-vít nói với ông Na-than: "Tôi thật đã đắc tội với Chúa" (2 Sm 12,1-13).
Phương cách ngôn sứ Na-than sửa lỗi cho vua Đa-vít trong câu chuyện trên thật tế nhị và đầy bác ái. Na-than xứng đáng đại diện cho Thiên Chúa để sửa dạy các tội nhân. Đây cũng là gương mẫu cho chúng ta khi sửa lỗi cho kẻ có tội theo tinh thần Đức Giê-su muốn dạy hôm nay.
NGƯỜI MÙ LẠI SỬA LỖI CHO NGƯỜI SÁNG MẮT.
Chuyện xưa kể rằng: Có một người mù đi trong đêm tối. Một tay anh ta xách theo chiếc đèn đang cháy sáng. Tay kia anh giữ chiếc bình sành đang đội trên đầu. Một người đi đường thấy vậy thì cho là anh mù ngốc nghếch, nên đứng lại vừa cười vừa hỏi rằng: "Này anh mù ngốc kia ơi ! Đối với người đui như anh thì ban ngày có khác gì ban đêm mà sao anh lại phải cầm đèn theo mình làm chi cho vất vả như thế ?". Người mù liền ôn tồn trả lời: "Thật ra tôi mù nên không cần cây đèn này. Nhưng tôi cầm theo vì nó rất cần cho những người sáng mắt các anh. Để trong đêm tối khi các anh không thấy gì sẽ không đụng vào tôi và có thể làm bể chiếc bình sành qúy giá của tôi đang đem theo đây".
Người sáng mắt trong câu chuyện trên tượng trưng cho loại người kiêu ngạo, luôn khinh thường người khác, nên thường hay chê bai những người xem ra thua kém mình. Nhưng anh ta đâu ngờ, chính người mù lại dạy cho anh thấy được sự giới hạn của mình. Bằng việc cầm chiếc đèn đang cháy sáng đi trong bóng đêm, người mù không nhằm tránh cho mình khỏi bị vấp ngã. Vì đối với người mù thì đêm cũng chẳng khác gì ngày. Nhưng anh lo cho người sáng mắt, trong bóng tối không thấy, nên có thể đụng vào anh, làm bể chiếc bình sành anh đang mang trên đầu.
CÁCH SỬA LỖI TẾ NHỊ CỦA MỘT VỊ GIÁM MỤC.
Ngày kia có một vị giám mục có dịp ghé thăm dân chúng trong một ngôi làng nọ. Khi gặp ngài, dân làng đã bày tỏ sự bất bình đối với một vị tu sĩ kia đang sống trên núi lén lút với một phụ nữ. Sau đó họ yêu cầu ngài đi kiểm tra thực tế. Vị tu sĩ từ xa thấy đám đông đang tiến đến gần chỗ mình thì hoảng sợ. Ong bảo người phụ nữ sống chung tạm trốn trong một chiếc thùng gỗ để bên cạnh cửa ra vào. Khi đến nhà tu sĩ, vị giám mục yêu cầu dân chúng đứng chờ bên ngoài để ngài vào trước một mình xem sao. Sau khi bắt tay chào hỏi vị tu sĩ, giám mục đưa mắt quan sát và đã hiểu rõ sự việc. Bấy giờ ngài thản nhiên đến ngồi lên trên chiếc thùng gỗ kia và mời dân làng cùng vào trong nhà. Nhưng sau khi tìm kiếm từ trong ra ngoài nhà mà không thấy ai, dân làng đành buồn bả ra về. Chờ cho mọi người về hết, bấy giờ vị giám mục mới nhìn vào mặt tu sĩ và nghiêm nghị nói với ông ta rằng:" Này người anh em. Hãy cẩn thận giữ lấy linh hồn của mình !".
Nói ít hiểu nhiều, vị tu sĩ kia đã nhận ra lỗi của mình và rất biết ơn vị giám mục đã thương và che chở mình . Từ ngày đó ông đã thay đổi để sống phù hợp với nếp sống của một tu sĩ hơn.
3. SUY NIỆM:
Hội Thánh gồm các tín hữu có đức tin và đã thánh hoá nhờ các bí tích. Nhưng bao lâu còn ở trần gian, các tín hữu vẫn có thể sai lỗi như bao người khác. Họ có thể sai lầm và phạm phải những tội lỗi gây gương mù gương xấu và nên cớ vấp phạm cho người ngoài. Tuy nhiên, không phải Hội Thánh cứ thấy con cái sai lỗi là phạt ngay. Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta thái độ phải có đối với những anh chị em trong cộng đoàn khi họ sai lỗi, để sao cho vừa giữ được đức bái ái lại vừa đem lại hiệu quả giúp tội nhân nhận ra lỗi lầm mà thành tâm sám hối và tu sửa nên tốt hơn .
SỬA LỖI LÀ MỘT HÀNH VI BÁC ÁI YÊU THƯƠNG:
Đức Giê-su dạy các tín hữu chúng ta không được im lặng khi thấy anh chị em mình có lỗi, nhưng phải mạnh dạn và thẳng thắn góp ý để giúp họ nhận ra lỗi lầm mà sửa đổi (x Mt 18,15)..Vì Thiên Chúa không muốn cho những kẻ có tội phải chết, nhưng muốn họ ăn năn sám hối va được sống. Nhiều khi chúng ta không dám thẳng thắn sửa lỗi vì sợ làm cho họ tức giận hay sợ sẽ bị mất quyền lợi, hoặc sợ bị ám hại. Im lặng như thế là đồng lõa. Tuy nhiên, cần phân biệt góp ý sửa lỗi với thái độ tọc mạch, "vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết", hoặc kiêu ngạo muốn lên mặt dạy đời, như người ta thường nói: "Chân mình những lấm bê bê. Lại cầm bó đuốc mà rê chân người". Hay như lời Chúa quở trách thái độ kiêu căng của các Biệt Phái và Luật sĩ Do thái: "Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới ? Sao anh lại nói với người anh em: Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn , trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẽ đạo đức giả ! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em" (Mt 7,3-5).
Nhưng sửa lỗi là một hành động yêu thương, giống như cha mẹ vì thương con nên mới sửa dạy: "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Thấy một người đang đi vào con đường nguy hiểm mà cứ im lặng không cảnh báo để họ biết đường đề phòng hay kịp thời quay trở lại, thì đó là một hành vi lỗi đức bác ái nghiêm trọng. Thấy một người làm sai có thể gây thiệt hại cho bản thân và người khác mà không kịp thời ngăn chặn thì đó chính là một tội ác !
NGHỆ THUẬT SỬA LỖI THA NHÂN:
Tuy nhiên, sửa lỗi tha nhân cũng giống như bác sĩ giải phẫu một khối u ác tính. Nếu thiếu kinh nghiệm hay làm không khéo thì không những không hiệu quả mà còn gây thiệt hại cho những bộ phận khác trong thân thể. Cũng vậy, sửa lỗi cho anh em chính là một nghệ thuật, đòi người ta phải tuân theo một số kỹ thuật. Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su dạy phải sửa lỗi cho anh em cách tế nhị, kín đáo và kiên nhẫn.
+ Tế nhị tức là phải đặt mình vào hoàn cảnh của người bị sửa lỗi, để làm cho họ khỏi bị bẽ mặt xấu hổ.
+ Kín đáo là phải góp ý riêng tư không để người thứ ba được biết.
+ Kiên nhẫn là không nóng vội khi thấy người kia cố chấp bướng bỉnh, không chịu nhận lỗi. 9ức Giê-su dạy ba bước phải làm khi sửa lỗi anh em: Bước thứ nhất là gặp riêng giữa ta và người có lỗi. Nếu họ không nghe thì sang bước thứ hai là mang theo một hoặc hai nhân chứng, không phải để làm áp lực , nhưng là để công việc được sáng tỏ và khách quan hơn, nhờ lời của một hợac hai nhân chứng, gọi là "Ba mặt một lời". Nếu họ vẫn cố chấp không nghe, thì mới sang bước thứ ba là đưa ra cộng đoàn. Không phải để xét xử, nhưng để lấy thế giá của cộng đoàn luôn có Chúa hiện diện mà khuyên bảo họ (x Mt 18,20). Nếu họ vẫn cố chấp không nghe cộng đoàn, thì bấy giờ họ đã tự loại mình ra khỏi Hội Thánh, từ đây không còn được mang danh nghĩa là "anh em" và không còn là thành viên của Hội Thánh. Cũng giống như một chi thể bị hoại tử, nếu giữ lại sẽ hại lây sang các chi thể khác, nên cần được cắt bỏ càng sớm càng tốt. Bấy giờ họ được kể vào thành phần "dân ngoại và thu thuế", nghĩa là họ không còn ở trong Hội Thánh. Từ đây Hội Thánh không chịu trách nhiêm trực tiếp đối với họ nữa, và chỉ còn biết phó thác số phận của họ cho lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa.
THẤY NGƯỜI LẠI NGHĨ ĐẾN TA:
Góp ý sửa lỗi anh em là một bổn phận do tình yêu thương thôi thúc. Nhưng bản thân mỗi người chúng ta cũng cần được người khác góp ý sửa lỗi. Một cộng đoàn trưởng thành là một cộng đoàn có khả năng ngồi lại để góp ý cho nhau. Trong mỗi cộng đoàn tu sĩ, mỗi hội đoàn hay mỗi giáo xứ rất cần có những lúc ngồi lại để phê bình góp ý xây dựng nhau trong tình yêu thương. Cần làm sao cho lời góp ý của chúng ta phát xuất từ tình thương, chứ không do ghen ghét đố kỵ hay ác cảm cá nhân. Cần có đủ sự khiêm tốn để sẳn sàng lắng nghe những lời phê bình góp ý của anh em, và ngay cả phê bình mạt sát của những kẻ thù ghét ta. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng: Hãy chịu đựng nhau cho xong, hãy sống "dĩ hòa vi quý". Nhưng nếu như vậy sẽ xảy ra tình trạng trì trệ và không thể tiến bộ được. Bấy giờ người ta sẽ đối xử với nhau "bằng mặt chứ không bằng lòng". Bầu khí cộng đoàn trở nên ô nhiễm do sự lạnh nhạt và thủ thế giữ kẽ với nhau. Chính việc dám đối diện với thực tế nhiều khi phủ phàng, dám chấp nhận sự mổ xẻ đau đớn, sẽ làm cho đời sống chúng ta ngày một tốt lành thánh thiện hơn, cộng đoàn sẽ có được bầu khí vui tươi thật sự, phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa và sự hiện diện thực sự của Đức Ki-tô như Người đã nói: "Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ" (Mt 18,20).
4. THẢO LUẬN:
1.- Bạn đã bị ai khác phê bình góp ý chưa ? bạn cảm thấy thế nào khi bị người khác nói về sai lỗi khuyết điểm của mình ?
2.- Góp ý sửa lỗi cho người khác có phải là một việc làm cần thiết hay không ? Tại sao ?
3.- Khi thấy người trên có một lỗi nghiêm trọng, ta nên góp ý sửa lỗi thế nào để vừa kết quả tốt, vừa tránh được quan hệ căng thẳng giữa người đó với ta sau này ?
4.- Khi làm việc trong một công sở hay một công ty mà cả tập thể từ trên xuống dưới đều đồng lòng thâm lạm công quỹ để chia nhau . Vậy ta phải khôn ngoan cư xử thế nào để tránh khỏi bị đào thải và giữ được sự công bình cần thiết ?
III. HIỆP SỐNG CẦU NGUYỆN
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xưa Chúa cũng đã từng có những người bạn thân là ba chị em mác-ta, Ma-ri-a và La-da-rô ở làng Bê-ta-ni-a (x Ga 11,5.11). Chúa không còn coi các môn đệ là tôi tớ, nhưng là bạn hữu nghĩa thiết, để chia sẻ mọi sự của Chúa có cho các ông (x Ga 15,15). Hôm nay chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con những người bạn thân, để nâng đở chúng con trên đường đời.
LẠY CHÚA, dù giữa chúng con còn có nhiều khác biệt, nhưng xin Chúa hãy hiệp nhất chúng con nên một, trong tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con biết thật tình yêu thương nhau, biết chia sẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn, biết nâng đỡ an ủi nhau khi bị vấp ngã thất bại, biết động viên khen ngợi nhau trong những lúc thành công, luôn khích lệ nhau cố gắng vươn lên, và nhất là thẳng thắn góp ý xây dựng cho nhau để cùng thăng tiến. Xin cho chúng con trở nên bạn hữu nghĩa thiết của Chúa, nhờ năng học hỏi suy niệm lời Chúa, để từ đó, chúng con có thể trở thành bạn thân của mọi người thiện chí.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
2) LẠY MẸ MA-RI-A. Xin cho chúng con biết mở rộng vòng tay để tiếp nhận những người bạn mới, xin cho chúng con đừng chỉ muốn làm bạn với những ai giống mình, nhưng sẵn sàng tiếp xúc với hết mọi người, kể cả những kẻ đã từng chỉ trích nói xấu con. Xin cho chúng con biết quảng đại cho đi và cũng biết khiêm nhường nhận lãnh.
LẠY MẸ. Mỗi lần đến với tha nhân, xin cho chúng con biết đem Chúa là niềm vui và hạnh phúc đến với họ, như Mẹ đã làm khi đến thăm gia đình Gia-ca-ri-a. Xin cho chúng con mỗi khi nói chuyện với kẻ khác, không phải chỉ dành nói về mình, mà còn biết kiên nhẫn lắng nghe để hiểu nhu cầu và tâm tư của người khác. Xin cho chúng con mỗi lần nói chuyên , không chỉ biết khoe khoang thành tích của mình, nhưng còn biết khiêm nhường học hỏi những ý tưởng tốt đẹp của người khác. Nhờ đó tâm hồn chúng con sẽ ngày một phong phú hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Lm Đan Vinh
------------------------------
Đức Giêsu nói về sửa lỗi: "Nếu người có lỗi không chịu nghe, hãy đem theo một hay hai người: TN 23-A10
Bài đọc 1: Êd. 33,7- 9= Ta đặt ngươi làm người Canh gác / I have appointed watchman.
Bài đọc 2: Rôm. 13,8- 10=Yêu thương là chu toàn lề luật / Love is fullfilment of the law.
Tin Mừng: Mat.18,15- 20=Sửa lỗi nhau và Cầu nguyện / Communal Correction&Prayer.
A. Gợi ý Cảm nghiệm Sống và Chia sẻ ba bài đọc trên: ( Reflections, live out and share )
1/ Đức Giêsu nói về sửa lỗi: "Nếu người có lỗi không chịu nghe, hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết,..." Thường khi muốn một người có tội trở về, thường ai cũng chê trách, la rầy... Vì đức thương yêu và tình huynh đệ, tôi cần làm gì khi anh em phạm lỗi lầm?
If he does not listen...so that every case may stand...two or three witnesses. (Mat. 18, 16 )
2/ Việc Cầu nguyện chung rất cần thiết, Chúa nói: "Ở đâu có hai ba người nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ." Ngày nay có rất nhiều đoàn thể, nhiều nhóm nhỏ hoặc hai ba người họ nghe Lời Chúa và cầu nguyện với nhau. Bạn đã làm gì cho nhóm và sau giờ cơm tối gia đình?
Where two or three are gathered in My name, there I am in their midst. ( Mat. 18, 20 )
3/ Thánh Phaolô khuyên nhủ: "Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái, vì ai yêu người thì đã chu toàn lề luật." Vì Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại, nên người Tín hữu có món nợ lớn nhất phải trả cho anh em. Tôi đã thực hành Đức Ái được bao nhiêu?
Owe no debt to anyone except the debt that binds us to love one another... ( Rôm. 13, 8 )
4/ Chúa nói với bạn quaTiên tri Edêkien: "Ta đã đặt ngươi làm người canh gác..ngươi sẽ nghe Lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết." Bạn đã được nghe nhiều người VN. liều mất địa vị và mạng sống để cảnh cáo kẻ gian ác. Bạn dám nói gì cho kẻ lưu manh trở về?
I have appointed watchman ...when you hear Me say anything, you shall warn them for Me. (Êd. 33, 7 )
B. Câu Kinh Thánh đánh động tôi nhiều nhất tuần này: ( The Best Gods Words of this Week )
"... NẾU NÓ KHÔNG NGHE HỌ, THÌ HÃY ĐI THƯA HỘI THÁNH"... ( Mat.18,17 )
"...Ngươi sẽ nghe Lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết". ( Êd. 33, 7 )
C. Bây giờ tôi phải Sửa lỗi và Cầu nguyện chung thế nào: ( So what am I doing/ For Action )
a/ Tôi có thể chọn 1 trong 4 Gợi ý Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ở phần A để thực hành.
b/ Bạn có thể hy sinh địa vị và thời giờ vì đức yêu thương để sửa chũa một người bạn muốn.
D. Tôi hợp nhau Cầu nguyện và Sống thực hành Lời Cầu nguyện: ( I pray together in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Ở đâu có hai ba người họp nhau nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ. Xin cho con biết cùng ngồi lại nghe Lời Chúa và cầu nguyện cho anh em.
Tiên tri Êdêkien viết: Ngươi sẽ nghe Lời từ miệng ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Xin Cha dạy cho con biết sửa mình và can đảm nói cho kẻ gian ác biết lối trở về.
Lời hay ý đẹp: TÌNH TÔI YÊU CHÚA KITÔ CHỈ CÓ THẬT KHI TÔI YÊU NGƯỜI LÂN CẬN
My love for Christ is only as real as my love for neighbor
Huyền Đồng
----------------------------------
Mọi tín hữu đều được tham dự vào thiên chức Ngôn Sứ, Vương Giả và Tư Tế của Chúa Kitô qua: TN 23-A11
Thiên Chức Ngôn Sứ
Mt 16,13-20
Mọi tín hữu đều được tham dự vào thiên chức Ngôn Sứ, Vương Giả và Tư Tế của Chúa Kitô qua bí tích Thanh Tẩy. Như thế các tín hữu phải trở nên những phần tử sống động, trưởng thành, tích cực và trách nhiệm. Để có thể ung dung tự tại ban phát và chia sẻ, mỗi tín hữu phải gia công học tập, trau dồi đức hạnh và được hướng dẫn đầy đủ về những sứ vụ của Chúa Kitô.
“Nuôi con chẳng dậy chẳng rằng,
Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng”
là lời dạy được truyền tụng trong nhân gian và văn chương Việt Nam. Nó nhấn mạnh đến thiên chức ngôn sứ của cha mẹ. Một thiên chức nặng nề, trường kỳ và đòi nhiều kiên nhẫn. Cha mẹ từ từ giới thiệu một hình ảnh tuyệt đẹp về Thiên Chúa. Cha mẹ in sâu hình ảnh ấy vào tâm trí mạ non, đơn thành và trong trắng của con cái. Cha mẹ khuyên dậy chúng sống cao thượng, bác ái, yêu thương, vâng phục, chia sẻ và độ lượng. Cha mẹ làm gương sáng cho chúng bằng đời sống, qua những buổi kinh gia đình và nhất là trong bầu khí gia đình hoà hợp, ấm êm và hạnh phúc. Trong bối cảnh nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa và ngút ngàn yêu thương ấy, những đứa con sẽ được lớn lên và trưởng thành trong ơn thánh trong tâm tình kính Chúa, yêu người và trong nhiệt huyết dấn thân phục vụ.
Làm sao chúng ta tìm ra được một gia đình lý tưởng: Một người cha gương mẫu, kính sợ Chúa và một người mẹ hiền thục, nhân đức? Những đứa con trời đánh, ngang bướng, phá làng xóm, băng đảng và bụi đời là bằng chứng hùng hồn cho thấy cộng đồng chúng ta đang thiếu những thánh gia. Một bà mẹ biết con mình nhặt bậy đồ hay bánh kẹo trong tiệm đã phản ứng ra sao? Bắt trả lại theo thiên chức ngôn sứ, hay làm ngơ khen “con tôi giỏi quá!” Một người cha biết con mình ăn hàng với đám lâu la, đem tiền về phụng gia đình, đã phản ứng thế nào? chấp nhận cánh ăn xổ ở thì hay chê bai của bất lương theo ơn ngôn sứ.
Gia đình thầy Mạnh Tử sống gần nhà tang, Mạnh Tử vì thế học được cách khóc than và thuộc những bài ca sầu buồn tiễn biệt. Thân mẫu thầy nghĩ “chỗ này không là môi trường tốt cho con tôi lớn lên.” Bà dọn nhà đến khu thị tứ. Mạnh tử học được cách rao bán và quảng cáo các món hàng. Thân mẫu thầy nghĩ “đây cũng chưa là chỗ lý tưởng.” Bà dọn đến khi học xá. Mạnh tử ê a những câu thánh hiền và ham thú đèn sách. Thân mẫu hài lòng, vì học đường chính là môi trường tuyệt vời cho con bà trưởng thành. Thiên chức ngôn sứ vì thế bao gồm việc giáo dục, môi trường sống, khuyên dạy và sửa sai. Thiên chức ngôn sứ không bị giới hạn trong phạm vi gia đình, nhưng lan rộng đến các phạm vi liên hệ như văn hoá, xã hội, thương mại và chính trị.
Sáu vị hồng y tại Hoa kỳ trong tháng 3 năm 1996 đã nghiêm chỉnh viết thơ trách cứ và lên án tổng thống Clinton, khi ông phủ quyết luật phá thai bán phần, nại cớ bảo vệ sức khoẻ và sinh mạng người mẹ. Các vị hồng y đã thực thi thiên chức ngôn sứ khi lên tiếng yêu cầu quốc hội phủ nhận đạo luật vô luân này và kêu gọi tín hữu lên tiếng qua lá phiếu. Vatican nhiệt tình ủng hộ và khích lệ hành động quả cảm và đáng khen này của các hồng y Hoa kỳ.
Thực tế thật khó khăn. Vật chất đang làm bại hoại tinh thần và giết đời sống thiêng liêng. Có bà mẹ dặn con uống thuốc ngừa thai trước khi hẹn hò. Có người cha vì lợi lộc nín thinh khi con dẫn bồ về nhà sống công khai. Có cha mẹ, không chịu nổi sự ương ngạnh và ngang tàng, đã nhẫn tâm đẩy con ra sống bụi đời. Ngược lại có những cha mẹ sợ con dỗi hờn, bỏ nhà đi hoang, đành lấy thở dài thay lời dậy dỗ. Có những chủ chăn cầu cho chuyến buôn á phiên của con chiên thành công, nhờ đó tân thánh đường sớm hoàn thành. Có những tín hữu chu chắm tham dự nghi lễ bẻ bánh, chia sẻ lời Chúa, nhưng lại chèn ép, biển thủ, bất công, chỉ trích, chống đối và mạ lị. Tất cả đã lỗi phạm và phản bội thiên chức ngôn sứ của mình. Tất cả đã quên họ “là ánh sáng thế gian, và là muối ướp” (Mt 5,13-16). Đức thánh Cha Gioan Phaolô II trong đại hội giới trẻ năm 1993 tại Denver, CO. đã để lại một hình ảnh dễ thương và đáng nhớ khi Ngài tâm sự với ông Clinton: “Tôi với ông đại diện cho hai thái cực. Tôi bảo vệ văn hoá sự sống, còn ông cỗ võ văn hóa sự chết.” Ngài đã quả cảm lên tiếng, Thiên Chúa hài lòng và thế giới cảm phục Ngài. Trách nhiệm và tội vạ sẽ đổ trên bản thân ông Cliton vì ông đã không lãnh nhận lời cảnh cáo của ngôn sứ.
Lm Nguyễn Bình An
----------------------------------
Mt 18,15-20
Cộng đồng được xây dựng trên sự liên đới của nhiều cá nhân. Các cá nhân sẽ ảnh hưởng trên cộng: TN 23-A12
Cộng đồng được xây dựng trên sự liên đới của nhiều cá nhân. Các cá nhân sẽ ảnh hưởng trên cộng đồng, để rồi cộng đồng lại ảnh hưởng trên từng cá nhân. Đó là một liên đới có tính cách hỗ tương. Như vậy, trước cộng đồng, mọi cá nhân đều có trách nhiệm liên đới đối với nhau. Tôi làm xấu là xấu cho chính tôi, và cũng xấu cho cộng đoàn. Bạn làm tốt là tốt cho chính bạn, và cũng là tốt cho cộng đoàn.
Một xứ đạo, một đoàn thể Công Giáo hay một tu viện cũng vậy - và còn hơn thế nữa, vì chúng ta được kêu gọi trở nên một thân thể, một cây nho; do đó, trách nhiệm liên đới càng quan trọng hơn. Bài đọc 1, và nhất là bài Phúc âm hôm nay nhấn mạnh đến trách nhiệm này. Chúa Giêsu nói: "Nếu anh chị em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó..." Thực ra, không ai hoàn hảo, cũng không ai nhìn rõ tất cả những điều mình làm, nhất là những điều xấu; đó, tôi cần đến bạn, bạn cần đến tôi. Chúng ta cần đến nhau để sửa lỗi cho nhau, cùng xây dựng cho nhau, giúp nhau trở nên tốt hơn. Khi mỗi cá nhân không chấp nhận và thi hành trách nhiệm liên đới nầy, vì những lý do như: quá nể nang, quá sợ sệt, sợ bị liên lụy, sợ bị thiệt thòi, hay vì nhu nhược, tất nhiên nhiều điều đáng tiếc sẽ xảy ra cho cộng đồng và cá nhân. Trái lại, nếu các phần tử biết quan tâm đến nhau và đến ích lợi của cộng đồng, qua các sáng kiến tích cực và xây dựng, trong việc nhắc nhở anh chị em mình khi họ sai lỗi, thì chắc chắn cộng đồng và cá nhân trong cộng đồng sẽ mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để công việc mang lại ích lợi, chúng ta cần lưu ý:
- Người sửa lỗi: luôn thực tâm muốn cho tha nhân trở nên tốt, đồng thời phải khiêm nhượng và khôn ngoan trong cách thức sửa lỗi, như Chúa Giêsu đã chỉ dạy.
- Người sửa lỗi: luôn khiêm nhượng, nhận ra những sai trái của mình, chấp nhận sự nhắc nhở của tha nhân và cố gắng sửa đổi.
Sách Samuel 1 kể rằng: vì ghen tương, vua Saolo quyết tâm giết Davit, nhưng hoàng từ Gionathan đã lợi dụng cơ hội thuận tiện, khôn khéo và chân thành trình bày với vua cha: "Thưa Cha, con trộm nghĩ: Davit không làm gì chống lại Cha. Tất cả những điều anh ta làm đều tốt đẹp và hữu ích cho Cha cũng như cho dân Israel... Chính Cha đã thấy những việc anh ấy làm và Cha đã vui mừng..." Những lời nói chân thành và hợp tình hợp lý của Gionathan, khiến nhà vua suy nghĩ. Sau đó, nhà vua trả lời: "Vậy, nhân danh Thiên Chúa hằng sống, cha hứa sẽ không tìm giết Davit nữa."
Được Chúa Kitô quy tụ qua bí tích Rửa Tội, thành một dân thánh, một đoàn chiên, một gia đình, chúng ta phải chân thành và tích cực giúp đỡ nhau, bằng việc sửa sai cho nhau. Biết rằng đây là công việc khó khăn và là một thứ thuốc đắng, nhưng rất cần thiết và hiệu nghiệm, nên chúng ta phải nhẫn nại, khôn khéo và can đảm. Ngoài ra, còn cần sự trợ lực của Thiên Chúa, qua lời cầu nguyện và hy sinh. Chính khi chúng ta cầu nguyện và hy sinh, Chúa sẽ biến đổi chúng ta thành những dụng cụ tốt, để biến đổi con tim của tha nhân.
NS Trái Tim Đức Mẹ
Lm Bùi Mạnh Tín
----------------------------------
Mt 18,15-20
Cái khó nhất của cuộc sống con người là hiểu biết, cảm thông và giúp đỡ nhau thật tình. Xem: TN 23-A13
Cái khó nhất của cuộc sống con người là hiểu biết, cảm thông và giúp đỡ nhau thật tình. Xem ra, con người thường có khuynh hướng gièm pha, nói hành, chỉ trích, nói xấu nhau. Chúa Giêsu đã từng nói: "Sao ngươi thấy cái dằm trong mắt anh em mà lại không thấy được cái xà to tướng đang chình ình trong mắt ngươi ". Câu nói của Chúa Giêsu quả thực chí lý . Con người thấy lỗi người khác thì dễ,còn lỗi của mình khó lòng mình nhận ra được. Tin Mừng Mt 18,15-20 làm nổi bật hai khía cạnh tích cực: Sự hiệp thông giữa cộng đoàn và sửa lỗi anh em trong cộng đoàn.
CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG
Chúa Giêsu đã từng nói: " Ở đâu có hai ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ ". Chúa Giêsu quả quyết chính Ngài làm cho lời cầu của cộng đoàn được Thiên Chúa Cha chấp nhận. Thái độ hiệp thông trong cộng đoàn phải là thái độ chính yếu của người môn đệ Chúa Giêsu. Đó là giáo lý căn bản về Giáo Hội , vì Hội Thánh được xem như sự hiệp thông, một cộng đoàn, một thân thể của Chúa Kitô. Sự hiệp thông, chia sẻ trong lòng mến sẽ làm cho con người gần gũi nhau và làm cho Đức Kitô hiện diện giữa mọi người trong cộng đoàn. Và như thế, cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện chắc chắn sẽ được Chúa nhậm lời .
SỬA LỖI ANH EM
Lời Chúa hôm nay còn nhấn mạnh về thái độ người môn đệ phải có đối với những người tội lỗi trong cộng đoàn. Trong một thế giới văn minh, trong một xã hội tiến bộ, lời khuyên ấy xem ra đã lỗi thời rồi. Vì khi con người mất lòng đạo đức,mất cảm thức về tôn giáo, việc sửa lỗi nhau không còn phù hợp và chẳng ai muốn chấp nhận nữa. Con người có lý do để biện hộ: Tin Mừng nói: "Đừng xét đoán anh em"(Mt 7,1 ). "Đấng xét xử tôi, chính là Chúa"( Co. 4,4).Tuy nhiên, nếu con người có cảm thức về đạo, họ sẽ hiểu rõ rằng:Chúa hiện diện giữa hai hay ba người tụ họp nhân danh Người và như thế bổn phận của môn đệ hay bất cứ người nào tin vào Chúa đều có bổn phận cứu giúp anh em. Chúa đã đến trần gian để cứu vãn những gì đã hư mất. Đành rằng cộng đoàn hay Giáo Hội do Chúa thiết lập, nhưng luôn bao gồm người tốt người xấu. Tội lỗi là một thực tại,không thể chối từ . Sống trong Chúa, người môn đệ phải hiểu rõ vai trò, sứ mạng và bổn phận của mình là phải giúp đỡ anh em lỗi phạm để họ nhận ra lỗi của mình và qua đó, họ có thái độ sám hối, ăn năn, cải tà qui chánh. Sửa lỗi anh em đòi hỏi người môn đệ phải cẩn trọng, tế nhị và khiêm tốn vì ai cũng yếu hèn, ai cũng có tội. Tế nhị và bảo trọng vì tình yêu Chúa Kitô thúc bách, người môn đệ phải biết phỏng đoán cái gì nên nói, cái gì không được nói, nói gì có ích. Đồng thời người có lỗi cũng phải khiêm tốn nhận ra tiếng Chúa đang nói với mình qua người anh em.
Chúa luôn nhắc nhở ta: người phạm lỗi là anh em ta,chứ không phải là kẻ thù. Vì thế, sửa lỗi riêng, tế nhị, yêu thương nhắc nhở người phạm lỗi là bước đầu, người môn đệ Chúa phải thực hiện, thứ đến là việc sửa lỗi chung nhờ cộng đoàn anh em hỗ trợ, rồi đến phán quyết cuối cùng của người đại diện cộng đoàn nếu người phạm lỗi cứ ngoan cố, cứ khăng khăng không chịu nghe người khác và cộng đoàn yêu thương nhắc nhở.
THÁI ĐỘ CỦA TA
Con người vừa là thánh vừa yếu hèn. Đã mang trong người kiếp sống, con người không tránh được lỗi lầm do mình gây ra hoặc vô tình, hoặc hữu ý . Chúa luôn nhắc nhở con người: "Hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con". "Cứ dấu này, người ta sẽ nhận ra các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu mến nhau “. Lời Chúa hạch hỏi ta về thái độ sống đạo, về thái độ cảm thông, yêu thương và tha thứ .
Bài đọc 2 cho ta thấy nét nổi bật phải có trong cộng đoàn, đó là nợ tình thương. Bài đọc 1 nhắc nhở ta cần sửa lỗi anh em,tiên tri Edêkiên nói: “nếu kẻ phạm lỗi chịu nghe, tức là đã chinh phục được nó rồi “. Ba bài đọc hôm nay trong Chúa nhật này mời gọi mọi người kiểm điểm lại thái độ sống đạo: ta đã làm gì để duy trì sự hiệp nhất, cảm thông trong Giáo Hội, Giáo Xứ và Cộng đoàn ? Thái độ của ta đối với con người yếu hèn của mình và của anh em trước tình thương vô biên của Thiên Chúa.
GỢI Ý CHIA SẺ
1.Thái độ của ta thế nào trước lỗi phạm được coi là nặng nề của anh em ?
2.Ta có cầu nguyện xin Chúa giúp ta khi phải giải quyết những vấn đề mà tự sức riêng ta không thể nào làm được không ?
3.Giáo xứ của anh của chị có sự hiệp nhất hay không ?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
----------------------------------
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THẦN NHÃN
Nhân loại qua bao thời đều tìm cách khai mở huyệt thần nhãn. Người Ấn thường chấm một điểm: TN 23-A14
Nhân loại qua bao thời đều tìm cách khai mở huyệt thần nhãn. Người Ấn thường chấm một điểm vào vị trí trên để diễn tả con mắt thứ ba là thần nhãn, nhìn thấu qua cả bóng đen, nhìn thấy được những gì mắt thịt không thấy được. Nhiều nhà khảo cứu nói tới hạch tuyến Pituitary và Pineal nằm ở khoảng giữa hai con mắt. Nhiều giả thuyết được trình bày, nhiều bí mật được nói tới. Nhưng điều bí mật nhất trong các điều bí mật lại thật đơn sơ và thật ngược đời.
CON CÁ MẬP và NHÀ GIẢNG THUYẾT
Truyện kể về một nhà giảng thuyết nổi tiếng, có giọng nói thu hút. Nhưng một ngày kia ông ta bị bệnh cảm nặng không làm sao nói được nữa trong một thời gian dài. Ông phải về tĩnh dưỡng tại gia đình, và đã thử nhiều cách thông thường như ngậm chanh hấp đường phèn, xông hơi nước nóng, nhưng đờm vẫn vít cổ không nói ra tiếng được.
Bà mẹ thấy con bị như vậy thì tội nghiệp. Bà liền bảo con làm theo lời dặn do bà ngoại nói lại, là hễ ai bị bệnh nặng cỡ như vậy thì cứ ra vụng nước sâu gần nhà mà lặn xuống thế nào cũng tìm được phương cách.
Nhà giảng thuyết bán tín bán nghi, nhưng vì chẳng còn cách nào khác nên cũng đành nghe theo lời mẹ. Ông ra vũng nước và lặn xuống thật sâu thì bỗng gặp một con cá mập bị mắc vào một cái lưới đang giẫy giụa kêu cứu: “Ông bà cô bác ơi, làm ơn được ơn, làm phúc được phúc, cứu tôi khỏi cảnh khốn khổ này, tôi sẽ đền ơn xứng đáng."
Nhà giảng thuyết thấy cảnh như vậy cũng thương, nhưng đâu dám mon men tới gần, vì nó là loài cá mập ăn thịt người: nó bị nạn thì kêu cứu, chứ nó mà thoát ra được thì làm sao mà tin nổi nó. Nghĩ vậy, nhưng nhà giảng thuyết cũng động lòng trắc ẩn. Ông bèn đi kiếm dao xuống cắt lưới cứu con cá mập. Nhưng vừa cắt lưới xong thì con cá mập lập tức rượt đuổi nhà giảng thuyết. Ông ta chạy vắt hai chân lên cổ, vừa chạy vừa chửi con cá mập đểu cáng lừa đảo. Con cá mập cứ miết đuổi theo, nhà giảng thuyết càng hét to hơn cầu cứu. Khi ông đã quá mệt muốn ngã quị thì thấy con cá mập không đuổi nữa mà đứng cười rũ rượi: “Ta đâu có đểu cáng. Ta đang trả ơn nhà ngươi đó."
Nhà giảng thuyết bỗng được mở mắt nhìn thấy một điều: khi mình bị đuổi cùng đường phải cố sức mà la hét, thì cũng chính là lúc cổ họng mình bật hết đờm ra để có thể nói được. Con cá mập đã không đểu cáng, nó đã đền ơn mình bằng một lối chữa bệnh thật khác lạ
THỜI ĐIỂM CHIM CÚ LUYỆN MẮT SÁNG
Những nghịch cảnh trong cuộc sống thật khó nuốt nhiều khi lại là những cơ may ơn phúc mở ra một nhãn quan mới mà thường không dễ tự thay đổi được. Điều này được chứng nghiệm qua phương pháp huấn luyện bí truyền của các sư phụ "Sufi" bên Trung Đông, gọi là phương pháp Chín Số (Enneagram) rất phổ thông trong ngành tu tập tâm linh ngày nay, giúp thay đổi được tính tình rất kiến hiệu từ những động lực đun đẩy bên trong. Tính tình con người được chia ra thành chín loại khác nhau, với những khuynh hướng cứ đà mà đi theo mũi tên thì sẽ càng ngày càng sa lầy tệ hại. Vì mỗi số, tức mỗi tính, qua mọi hành vi cử chỉ, do ý thức hay vô thức, đều đang nhằm tìm một điều gì và sợ tránh một điều gì.
Chẳng hạn điều hãnh diện của tính số 5 là được coi là khôn ngoan. Họ thường khá thông minh, biết nhìn rộng về cuộc sống, có nhiều ý kiến khách quan, suy tư chín chắn trước khi quyết định. Họ thích được coi là người hiểu biết rộng, nắm được bí quyết cuộc đời, nên luôn tìm cách vơ vét thêm kiến thức. Vì thế sợ nhất là bị coi là ngu dốt hay mập mờ tối tăm không nắm bắt được vấn đề. Người số 5 ít muốn dấn thân xắn tay vào việc, mà thường thu mình lại ngồi ở cửa sổ để nhìn xuống cuộc đời để tìm tòi thêm ngóc ngách. Biết nhiều mà chẳng đạt được bao nhiêu. Cứ đà theo mũi tên thì người số 5 càng tìm cách vuốt ve nếp sống thoải mái của mình theo như người tính số 7, càng làm cho tình trạng tồi tệ thêm, giống như hình ảnh một con chó len lỏi săn đuổi mọi hang cùng ngõ hẻm rồi cuối cùng cũng chỉ ngoạm được một miếng thịt thiu.
Muốn giúp người tính số 5 thay đổi tính tình thì phải vẽ cho họ mũi tên ngược. Số 5 rất kỵ số 8, vì số 8 rất táo bạo, lấy tiêu chuẩn uy lực thắng thua làm đầu. Nhưng đâu ngờ số 5 lại rất cần hướng tới nét ưu điểm của người tính số 8, là phải biết liều, dám buông rời chỗ an toàn hay pháo đài kiến thức để nhập cuộc bắt tay vào việc thì tư duy mới chạy vào thực tế được. Phương pháp Enneagram vẽ lên mũi tên ngược số 5 cần hướng tới là hình ảnh con chim cú. Cái mâu thuẫn ngược đời nhất của chim cú là càng đi vào đêm tối thì mắt càng sáng lên, cánh càng đầy hoạt lực tung bay thênh thang được. Người Mỹ gọi mắt cú là con mắt của trí khôn ngoan (eyes of wisdom).
TIN VUI GỬI NGƯỜI CAY CÚ
Chẳng phải người tính số 5 mới sợ đêm đen. Mỗi người đều mang khuynh hướng tìm điều gì thoải mái, vun quén thêm cho an toàn sung túc cậy vào sức của mình, nên rất sợ rỗng trống tầm thường. Cứ theo đà như vậy tưởng rằng nắm bắt được mọi ngóc ngách bí mật hạnh phúc trên đời, nhưng đâu ngờ cuối cùng rồi cũng chỉ vớ được một miếng thịt thiu.
Cú thì vốn hôi, ban ngày thì lim dim như chả biết gì. Có lẽ vì vậy mà có chữ "cay cú" chăng? Vậy mà khi đêm đen ập tới thì ai sợ chứ cú ta lại tung hoành dụng võ đúng mức. Từ ngày theo mấy khóa Enneagram về mũi tên ngược khai mở con mắt, tôi đâm mê hình ảnh cú. Mỗi lần đi xa là y kỳ thế nào cũng mua được hình cú đưa về trưng bày trong phòng. Không ngờ mà hình ảnh cú lại chính là hình ảnh thập giá: qua thập giá tới ánh sáng (per crucem ad lucem), như khẩu hiệu của dòng Mến Thánh Giá, dám chấp nhận đi vào bóng đen thì mắt mới sáng lên được. Đây là phương pháp luyện thần nhãn.
Vì vậy mà mỗi tính đều cần mũi tên ngược là những con cú chẳng mấy ưa thích, là những nghịch cảnh xẩy đến ngoài tầm tay. Mình chẳng mấy khi tự mình thay đổi được cuộc sống, thì "may hết sức" đã có sẵn những cây thập giá là những "ỷ thiên kiếm" tựa vào sức Trời, là những "đồ long đao" mạnh như rồng mà cắt bỏ được những ràng buộc vốn trói ghì mình lại. Phương pháp ngược đời này chính Chúa Giêsu đã thực hiện bằng chính mạng sống của mình:
"Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại." (Mt 16: 21)
Rồi Ngài bí truyền cho các đệ tử họa đồ những mũi tên ngược này, cũng chính là bửu bối ngược đời mở ra nhãn quan mới về cuộc đời:
"Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?" (Mt 16:24-26)
PHÚT LUYỆN THẦN NHÃN
Chim cú đã phát triển được mắt sáng nhờ "bị" đẩy vào bóng đen. Đâu có ngờ được rằng bí quyết khai mở huyệt thần nhãn lại là khám phá ra nét công hiệu của những mũi tên ngược, của những thập giá, của những chén đắng, là những nghịch cảnh thường xẩy đến trong cuộc sống, là những lúc bị cá mập đuổi, là những lúc xem ra bị vùi giập tước đoạt đẩy vào đêm tối như chim cú. May hết sức, nhờ những thập giá và chén đắng này mà con mắt thứ ba được khai mở vào một nhãn quan mới.
Đâu là hòn đá xù xì con đang đạp phải lúc này, hòn đá đang hành hạ con khiến con trở nên cay cú? Xin cho con được nhìn ra giá trị của những hòn đá đã chạm đến đời con, thay vì đè bẹp con xuống thì lại trở thành nấc đá cho con bước lên, luyện được con mắt sáng, như tâm tình thánh vịnh 118:
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ,
Lại trở nên đá tảng góc tường.
Lm. Trần Cao Tường
----------------------------------
CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
Giữa lầm lỗi của mình và của người khác, giữa việc sửa sai lỗi của mình và sửa sai lỗi người khác: TN 23-A15
1. Giữa lầm lỗi của mình và của người khác, giữa việc sửa sai lỗi của mình và sửa sai lỗi người khác, cái nào quan trọng hơn? Có cần phải sửa lỗi cho anh em mình không? Tại sao?
2. Cộng đoàn, xã hội hay Giáo Hội trong đó mình đang sống có thể có những sai lỗi không? Mình có trách nhiệm sửa sai tập thể không?
Suy tư gợi ý:
1. Trên đời, ai cũng có lỗi. Bản thân ta cũng có lỗi
Trên đời này, ngoại trừ Đức Giê-su mà ta tin tưởng là hoàn toàn vô tội và không hề lầm lỗi, thì chẳng ai là người hoàn hảo: «nhân vô thập toàn». Ai cũng có lầm lỗi, và ai cũng đều được mời gọi «nên hoàn thiện, như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện» (Mt 5,48). Vì thế, ai cũng cần được sửa lỗi.
Tự nhận ra lầm lỗi hay sai trái của mình, rồi tự sửa đổi, là điều tốt nhất, lý tưởng nhất, nhưng quả rất khó. Tâm lý chung của mọi người là «thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới» (Mt 7,3). Vì thế, mình dễ thấy lỗi của người khác hơn lỗi của mình; ngược lại, người khác dễ thấy lỗi của mình hơn thấy lỗi của họ. Vì thế, để trở nên hoàn thiện, chúng ta hãy giúp nhau nhìn thấy lỗi của mình, bằng cách người này chỉ lỗi cho người kia. Chẳng hạn trong gia đình thì vợ chồng chỉ lỗi cho nhau, cha mẹ con cái chỉ lỗi cho nhau. Trong các cộng đoàn, trong giáo xứ hay trong Giáo Hội cũng vậy.
Điều ấy nói thì dễ, nhưng trong thực tế, không ai thích người khác chỉ lỗi cho mình. Khi có ai chỉ lỗi cho ta, dù có nhận ra người ấy nói đúng, ta vẫn cảm thấy bị xúc phạm khiến ta nóng mặt, nổi quạu, huống gì trường hợp người ấy nói không đúng, hoặc ta không nhận ra người ấy nói đúng. Vì ai cũng coi «cái tôi» của mình quá lớn! Người chỉ lỗi cho ta, dù thiện chí, nhiều khi cũng phải hứng chịu những «trận lôi đình», sự giận hờn, ác cảm, thậm chí sự trả đũa của ta. Nhưng nếu ta ý thức mình chỉ là con người bất toàn, có những lầm lỗi mà mình không hề biết, và nếu ta thật sự mong muốn mình trở nên hoàn thiện, ta sẽ cảm thấy vui mừng và biết ơn khi có người cho ta biết sự sai trái hay thiếu sót của ta. Sự vui mừng và biết ơn khi được sửa lỗi là một điểm thực tế để biết mình có thật sự khiêm nhường và thánh thiện không.
2. Ai cũng phải sửa lỗi. Bản thân ta cũng phải sửa lỗi
Một khi đã nhận ra lỗi của mình, vấn đề kế tiếp là quyết tâm sửa lỗi. Điều này cũng không luôn luôn dễ dàng, vì những sai lỗi nhiều khi là những thói quen cố hữu, lâu năm, hoặc phát xuất từ một quan niệm hay một thành kiến. Bỏ đi một quan niệm hay thành kiến quả rất khó khăn. Ngoài ra, những sai lỗi có thể gắn liền với một quyền lợi hay một thú vui nào đó " đôi khi rất lớn" của ta. Từ bỏ sai lỗi nhiều khi đồng nghĩa với từ bỏ một quyền lợi, một thú vui, một chứng ghiền. Nhưng dẫu thế nào, hễ là điều xấu, là sai trái, thì ta phải sửa sai, nhất là khi nó tai hại cho tha nhân, xã hội, hoặc cho chính bản thân ta. Có chịu sửa lỗi, ta mới trở nên hoàn thiện hơn.
3. Sửa lỗi cho người khác là một việc bác ái
Tự sửa lỗi mình là điều quan trọng nhất trước khi sửa lỗi người khác. Nhiều người chỉ quan tâm sửa lỗi người khác, còn mình thì
chẳng bao giờ chịu sửa:
«Chân mình những lấm mê mê,
lại cầm bó đuốc mà rê chân người» (Ca dao).
Điều đó thật đáng mỉa mai! Tuy nhiên, nếu chỉ sửa lỗi mình mà không hề quan tâm giúp tha nhân sửa lỗi, thì một cách nào đó ta chưa đủ tình thương chân thành đối với họ. Chính Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay cũng khuyên ta phải sửa lỗi cho anh em.
Nhưng hãy xét xem động lực nào thúc đẩy ta sửa lỗi cho anh em? Động lực vị kỷ hay vị tha? Ta muốn sửa lỗi anh em vì yêu thương họ và muốn họ nên hoàn thiện hơn? Hay ta muốn lên mặt chứng tỏ họ kém ta và ta hơn họ? Hay ta chỉ muốn giải quyết ổn thỏa sự thiệt thòi khó chịu họ gây ra cho ta? Cùng là việc sửa lỗi anh em, nhưng một đằng có giá trị yêu thương, được Thiên Chúa chúc phúc, và người được sửa lỗi đón nhận vui vẻ; một đằng chỉ là một hành vi ích kỷ, chẳng mấy giá trị trước mặt Thiên Chúa, và thường gây bực tức nơi người bị sửa lỗi.
4. Phương cách sửa lỗi người khác
Tình thương, tính vị tha là điều hết sức cần thiết khi ta muốn sửa lỗi anh em. Nhưng không đủ, cần khéo léo, có nghệ thuật, nhất là thể hiện được tình thương hay đức ái. Đức Giê-su có đưa ra một tiến trình sửa lỗi anh em.
a) Một mình mình với người anh em có lỗi: «Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi». Khi ta có lỗi, ta không muốn lỗi của ta được quảng cáo để ai cũng biết ta có lỗi. Nếu có ai muốn sửa lỗi cho ta, ta muốn người ấy kín đáo nói với ta, và chỉ nói với ta thôi, để sau khi sửa lỗi xong, ta như người không hề phạm lỗi ấy. Tại sao ta không làm như thế khi sửa lỗi người khác? Làm như thế, ta chứng tỏ mình tôn trọng danh dự và uy tín của người kia, đó là điều tối thiểu của lòng bác ái.
Nếu lầm lỗi ấy chỉ mang tính cá nhân, không gây tại hại hay tổn thất cho người khác hoặc cộng đoàn, thì ta nên dừng lại ở đây. Bổn phận bác ái của ta tới đây kể như xong. Hãy để cho đương sự quyền tự do, sửa lỗi hay không là tùy họ. Ta phải công nhận điều này: ai cũng có một số tật xấu, sai lỗi, và ai cũng có quyền có một số tật xấu hay sai lỗi nào đó, miễn là không làm hại đến người khác hay xã hội. Nếu con người trong xã hội không có quyền này thì xã hội ấy rõ ràng là thiếu tự do, thiếu nhân quyền. Ta cần tôn trọng tự do của người khác. Chỉ trừ trong gia đình hay trong tu viện: khi con cái hay tu sinh cần được giáo dục, thì tất cả mọi tật xấu đều cần được sửa sai cho dù không đến nỗi có hại cho tha nhân hay xã hội.
b) Dùng biện pháp mạnh hơn: «Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân». Để sửa lỗi, không phải lúc nào nhỏ nhẹ riêng tư cũng thành công, nhất là khi người được sửa lỗi không đủ thiện chí, hoặc người sửa lỗi chưa đủ uy tín hay tiếng nói chưa đủ mạnh. Nếu lầm lỗi này có hại cho nhiều người hoặc cho xã hội, thì người sửa lỗi có bổn phận phải áp dụng một phương pháp mạnh hơn, nhưng cần tiệm tiến, không nên đốt giai đoạn.
- Trước hết nên tìm một hai người khác có uy tín và tình thương đối với người sai lỗi để cùng họ sửa lỗi cho người ấy. Như thế sẽ có một tiếng nói mạnh hơn khiến người kia phải suy nghĩ và sửa lỗi.
- Nếu vẫn không được thì sao? Đức Giê-su nói: «Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh», nghĩa là nên báo cho những người có trách nhiệm đối với người ấy. Chẳng hạn trong gia đình thì có cha mẹ, trong giáo xứ thì có cha sở, trong tu viện thì có cha bề trên, trong giáo phận thì có giám mục, ngoài xã hội thì có chính quyền hay tòa án các cấp
Nếu là người trong Giáo Hội thì nên xử lý nội bộ trước, chừng nào không được thì mới nên đưa ra ngoài đời. Nói chung, sửa lỗi cần phải theo một tiến trình tiệm tiến, từ riêng tư đến công khai, từ nội bộ ra ngoại bộ, từ nhỏ thành lớn, từ đề nghị thành ép buộc
Không nên đốt giai đoạn.
c) Biện pháp cuối cùng khi tất cả mọi biện pháp đều thất bại: Đức Giê-su nói: «Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế». Nếu đã tìm đủ mọi cách để sửa lỗi mà đương sự không nghe, vẫn tiếp tục con đường sai lầm có hại cho tha nhân và cộng đoàn, thì phải dùng một biện pháp thật mạnh, là loại trừ họ khỏi cộng đoàn, coi họ như người ngoại hoặc người thiếu thiện chí. Nên nhớ, cho dù có dùng đến biện pháp này, thì biện pháp này vẫn chỉ là một phương tiện bất đắc dĩ của tình thương, nghĩa là vẫn phải duy trì họ trong tình thương của mình.
5. Can đảm sửa lỗi cho Giáo Hội và xã hội
Không chỉ trên bình diện cá nhân mà một tập thể, một cộng đoàn, một xã hội hay một Giáo Hội cũng có thể sai lỗi và cũng cần được sửa lỗi.
Nếu cộng đoàn của mình có những khiếm khuyết phương hại tới trật tự hay sự phát triển chung của chính cộng đoàn, của xã hội hoặc Giáo Hội, thì các thành viên, nhất là những người lãnh đạo trong cộng đoàn ấy, có nhiệm vụ tìm cách sửa sai. Sống trong một xã hội có cơ chế bất công, đàn áp, chỉ phục vụ cho một đảng phái hay một thiểu số, bất chấp quyền lợi của đa số dân chúng, thì người trong xã hội ấy, nhất là Ki-tô hữu, có nhiệm vụ tìm cách cải thiện, đem lại sự công bằng, hợp lý và ổn định cho xã hội.
Nếu trong Giáo Hội mình đang sống có những sai trái, thì tất cả các thành viên, nhất là hàng giáo phẩm và giáo sĩ, có nhiệm vụ tìm cách sửa sai để Giáo Hội nên hoàn chỉnh hơn. Chẳng hạn hiện nay Giáo Hội đang quá quan tâm tới những lễ nghi, hình thức bên ngoài, mà thiếu chiều kích sống đạo nội tâm: rất cần điều chỉnh lại. Hoặc trong ba chức năng quan trọng ngang nhau của người Ki-tô hữu, Giáo Hội đang có chiều hướng chỉ quan trọng hóa chức năng tư tế (thờ phượng) mà coi nhẹ hoặc bỏ lửng chức năng vương đế (làm chủ bản thân, gia đình, xã hội, ngoại cảnh) và ngôn sứ (làm chứng cho Thiên Chúa, cho chân lý, công lý và tình thương). Vì thế, trong một xã hội đầy bất công và đàn áp, lối sống đạo què quặt như thế có thể trở thành một thứ thuốc phiện tinh thần làm tê liệt sức đấu tranh cần phải có của quần chúng để chống lại những bất công hay tệ nạn của xã hội.
Thiết tưởng Giáo Hội cần có những nỗ lực sửa sai hơn tất cả mọi tổ chức hay thế lực khác, để Giáo Hội trở nên hoàn thiện, vì chính Giáo Hội luôn luôn rao giảng và cổ võ sự thánh thiện, hoàn hảo như một lệnh truyền của Đức Ki-tô. Giáo Hội cần phải làm gương trong lãnh vực này.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, xin giúp con ý thức bổn phận trước tiên và trọng đại nhất của con là trở nên hoàn thiện. Nhưng con không thể nên hoàn thiện một mình, con cũng có bổn phận giúp người khác, trong đó có những người chung quanh con, và hơn nữa, cộng đoàn của con, xã hội và Giáo Hội con đang sống. Tất cả đều được Cha mời gọi nên hoàn thiện. Xin cho con biết khéo léo trong việc làm cho tha nhân nên hoàn thiện. Amen.
JKN
----------------------------------
Ez 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt 18, 15-20
Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu dạy các môn đệ và cũng là dạy chúng ta hai điều: phải sửa: TN 23-A16
Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu dạy các môn đệ và cũng là dạy chúng ta hai điều: phải sửa lỗi nhau thế nào và phải cùng nhau cầu nguyện.
1.Phải sửa lỗi nhau thế nào? Trước hết, phải nhận trách nhiệm đi sửa lỗi và phải làm cách kín đáo: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó: riêng ngươi và nó thôi" (Mt 18,15). "Nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình... thì Ta đòi máu nó bởi tay ngươi" (Ez 33,8). Đi sửa lỗi mà nếu nó không nghe thì cũng không nên nói xấu nó tùm lum, nhưng vẫn phải kín đáo "mang thêm một hay hai người nữa để mọi việc được giải quyết (êm đẹp) (Mt 18,16). Tiếp đến, phải yêu thương hiền hòa. Như thế "Nếu nó nghe ngươi thì ngươi đã lợi được người anh em" (Mt 16,15). Ngay trong Cựu Ước, Chúa đã dạy: "Ngươi không thù ghét anh em ngươi trong lòng,, khi ngươi sửa dạy người đồng tông với ngươi" (Lv 19,17). Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh tới điều Chúa dạy ấy, khi viết cho giáo hữu Galata: "Hỡi anh em, ví thử có ai sa cơ phạm tội thì anh em, những người thần thiêng, anh em hãy theo thần khí hiền từ mà sửa bảo người ấy" (Gl 6,1). Sau hết, phải kín đáo, yêu thương nhưng không hùa theo mà phải vững lập trường đừng để mình bị thuyết phục đầu độc: "Hiền từ sửa bảo anh em, nhưng coi chừng về mình, kẻo ngươi cũng bị cám dỗ" (Gl 6,1). Nếu cần thì cũng phải cứng rắn dứt khoát để bảo vệ Cộng đoàn và Hội thánh: "Nếu nó không nghe họ thì hãy trình với Cộng đoàn (Hội Thánh) và nếu nó cũng không nghe Cộng đoàn thì hãy kể nó như người ngoại giáo" (Mt 16,17). Ý tưởng đó được của Chúa được Thánh Phaolô lặp lại: "Anh em hãy coi chừng những kẻ gây chia rẽ nghịch với đạo lý. Hãy tránh xa họ vì hạng người như thế không làm tôi Chúa, nhưng làm tôi cái bụng của họ" (Rm 16,17). Chính vì lý do này mà Chúa Giêsu cho các tông đồ, những kẻ cầm đầu Hội thánh , không những có quyền tháo gỡ mà còn quyền cầm buộc nữa (Mt 18,16 và v6,19). Tiếp theo sau vấn đề sửa lỗi nhau là vấn đề phải cùng nhau cầu nguyện.
2. Về vấn đề cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy rõ trong các đoạn Mt 6,5-15; 7,7-11. Ở đây Người nhấn mạnh thêm 2 điều: Trước hết, khi cầu nguyện thì phải yêu thương nhất trí và đồng thanh với nhau: "Nếu trong các con 2 người dưới đất đồng thanh xin bất cứ điều gì thì Cha sẽ cho" (Mt 18,19). Vì thế: "Nếu khi tới dâng của lễ trên bàn thờ mà sực nhớ anh em có điều bất bình với con thì con hãy đễ của lễ đó và đi làm hòa trước đã" (Mt 5,23). Sau nữa là phải sạch tội để kết hợp với Chúa như cành và thân cây nho trong yêu mến thực hiện Lời Chúa: "Nếu các con lưu lại trong Ta và các Lời Ta lưu lại trong các con, thì muốn xin gì các con sẽ được" (Ga 15,7). Đã yêu mến thì cũng phải tin cậy Người: "Mọi điều các con cầu nguyện kêu xin, các con hãy tin là đã đuợc, thì các con sẽ được" (Mc 11,24).
Khi bị giam, Cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự có gặp một người đã bỏ đạo tên là Tôn. Anh ta chửi rủa đánh đập Ngài và Ngài vẫn ôn tồn sửa lỗi cho anh. Nhưng khi thấy anh không biết nhận lỗi còn hỗn xược phỉ báng Đạo Chúa thì Ngài nghiêm nghị thẳng thắn loại trừ anh: "Anh không có đạo nghĩa gì cả, nhưng anh chỉ xu thời và tình cảm thôi" (Dòng Máu Anh Hùng). Cha Thánh Tự đã làm đúng lời Chúa dạy trong bài Phúc Âm hôm nay.
Lạy Chúa, con quyết chu toàn bổn phận sửa dạy con cái, nhưng trong yêu thương nhẫn nại và tôn trọng nhân vị của con cái con.
Lm Bênađô Nguyễn Tiến Huân
----------------------------------
Mt 18,15-20
Chúng ta đã nghe nhiều lần về câu chuyện người đàn bà ngoại tình trong Phúc âm. Chúa Giêsu đã đối: TN 23-A17
Chúng ta đã nghe nhiều lần về câu chuyện người đàn bà ngoại tình trong Phúc âm. Chúa Giêsu đã đối xử với bà như thế nào? Chúa đã không xét đoán hành động của bà; Ngài đã nói: Ta cũng không lên án bà, về đi và đừng phạm tội nữa (Gn 8,11).
Qua bài Phúc Âm hôm nay, một lần nữa Chúa muốn dạy chúng ta đừng xét đoán kẻ khác, nhưng hãy giúp đỡ, sửa dạy người anh em.
Việc sửa dạy người anh em không phải là chuyện dễ dàng, vì mình không thể lường được phản ứng của người kia như thế nào, không biết họ có chấp nhận thiện chí của mình hay lại cho là mình nhiều chuyện, vì đèn nhà ai người ấy sáng, mắc mớ gì tới mình. Hơn nữa mình cũng chưa hoàn hảo thì làm sao dám sửa chữa người khác, mình cần sửa mình trước đã.
Thái độ của người sửa dạy: Người sửa dạy hãy dùng tình yêu để chia sẻ những nhận định, ý kiến của mình, lời nói thành thật, khiêm nhường, nêu lên những cái lợi, cái hại của sự việc hơn là nói những lời ép buộc bắt người khác nghe theo ý mình. Sửa dạy khác với xét đoán, vì khi xét đoán, có thể vì ác cảm hoặc chỉ biết có một khía cạnh mà xét đoán sai lầm. Còn sửa dạy là muốn cho người đó được trở nên tốt đẹp, trở nên hoàn hảo hơn, hoặc giúp sửa lại một việc vì vô tình đã có những hành vi sai lầm.
Thái độ của người được sửa dạy: Khi có người sửa dạy mình thì hãy bình tĩnh, mỡ rộng tâm hồn để lắng nghe, sáng suốt nhận ra sai lầm, khiêm nhường nhận những lời khuyên và cố gắng sửa chữa càng sớm càng tốt. Không nên cố chấp, cứng đầu, thiếu tinh thần cảnh giác.
Những ai có thể sửa chữa người khác? Tất cả mọi người đều có thể dùng lời lẽ tốt đẹp để sửa chữa người khác. Vì tình thương sẽ hoán đổi được con người. Cha mẹ sửa chữa cho con cái, ngược lại con cái cũng giúp cho cha mẹ sửa chữa các lỗi lầm. Thầy sửa chữa trò, vợ chồng sửa chữa cho nhau để tình yêu thêm đằm thắm hơn. Bề trên sửa chữa cho người dưới, hoặc ngược lại người dưới giúp bề trên sửa lỗi mình.
Ngoài ra những vị có quyền rao giảng Lời Chúa cần phải nói thằng, nói thật để người khác sửa chữa lối sống cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm. Nếu ta nuôi con chó giữ nhà, khi có người lạ hoặc kẻ gian đến mà chó không biết sủa thì nào có ích gì? Cũng vậy, người có nhiệm vụ giảng dạy mà vì lý do nào đó không dám nói sự thật thì cũng chẳng có ích gì, thà rằng không có còn hơn.
Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con sống tốt lành như Chúa, và Chúa cũng muốn chúng con giúp những anh em khác sống tốt lành. Xin cho con lòng yêu mến Chúa hết lòng, yêu mến tha nhân, vì yêu thương là chu toàn lề luật. Xin cho chúng con biết kết hợp với nhau trong việc cầu nguyện, để Chúa ở giữa chúng con nơi trần gian này và ngày sau vô cùng.
Rev Vincent Trần Văn Luận
----------------------------------
Mt 18, 15-20
Rõ ràng Chúa Giêsu sau khi tỏ vinh quang của Người cho ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan trên núi: TN 23-A18
Rõ ràng Chúa Giêsu sau khi tỏ vinh quang của Người cho ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan trên núi Taborê, Người đi tới Capharnaum, tại đây, Người đã loan báo diễn từ thứ tư theo cách diễn tả của thánh sử Matthêu:” diễn từ về đời sống Hội Thánh”. Chúa Giêsu đã hướng dẫn cộng đoàn do Người thiết lập họa lại, phản chiếu hình ảnh của Thiên Chúa Cha.
CHÚA GIÊSU LOAN BÁO ĐỀ TÀI CỘNG ĐOÀN: Thánh Matthêu đã thu tập nhiều diễn từ và tập họp nhiều lời nói khác nhau của Chúa Giêsu nói về cộng đoàn. Chúa Giêsu đã tâm sự, đã nói với các môn đệ rất nhiều điều thật thân tình, nhất là những ngày Người bỏ Galilêa chuẩn bị đi Giêrusalem. Chúa Giêsu quả thực đã chuẩn bị cho các môn đệ của Người hiểu được tình thương mến nhau. Người nói:” Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con “ hoặc “ Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra các con là môn đệ của Thầy là các con yêu mến nhau”. Chúa chuẩn bị tinh thần cho các môn đệ để các môn đệ chìm sâu trong tình thương, trong sự hiệp nhất, đón nhận cơn thử thách lớn lao là phải lìa xa nhau sau cuộc thống khổ của Người. Chúa chuẩn bị trước như thế để các môn đệ luôn biết sống quảng đại, luôn biết gắn bó với nhau, luôn quan tâm tới những kẻ bé mọn, luôn tha thứ cảm thông cho nhau bất chấp cuộc đời có ra sao đi nữa. Tinh thần này Chúa ước muốn phải tràn lan trong cộng đoàn. Những lời của Matthêu viết ra luôn có hiệu nghiệm, luôn có giá trị vì rằng cộng đoàn mà Chúa Giêsu nhắn nhủ gồm những người Kitô hữu gốc Do Thái, lẫn gốc dân ngoại, thuộc mọi giai cấp khác nhau. Cộng đoàn này có lúc cũng gặp khó khăn, thử thách. Chính vì thế, cộng đoàn nhóm 12 vẫn có những vấn đề của nó và những lời của Chúa vẫn luôn có hiệu nghiệm, thực tế. Cộng đoàn các môn đệ được miêu tả như một cộng đoàn luôn quan tâm tới những kẻ bé mọn, những Kitô hữu mà đức tin còn rất yếu, mỏng manh và lo lắng cho những con chiên lạc, những con chiên xa ràn. Chúa Giêsu trình bầy, loan truyền một cộng đoàn sống động, thực hành sự nâng đỡ và tha thứ lẫn cho nhau. Người gợi lên thái độ của anh em cộng đoàn phải có đối với người lỗi phạm. Thái độ này là thái độ phải có khi anh em có sự bất hòa, xung khắc lẫn nhau.
THỰC HÀNH SỰ NÂNG ĐỠ VÀ THA THỨ LẪN CHO NHAU: Chúa Giêsu vạch ra việc sửa lỗi anh em. Đây là một việc làm có tính Tin mừng. Chúa không cho biết tội đó là tội gì nhưng chúng ta cũng hiểu lời của Chúa cho hay tội đó là sự xúc phạm đến Thiên Chúa, và cũng là tội xúc phạm đến một người anh em trong cộng đoàn. Đó cũng là tội liên quan đến Giáo Hội và cộng đoàn Kitô hữu. Thay vì kết tội vội vã, có khi phạm phải sai lầm. Thánh Matthêu nhấn mạnh đến sự đòi hỏi của Tin Mừng: sự nâng đỡ, lòng thương xót và sự tha thứ lẫn cho nhau. Do đó, việc sửa lỗi người anh em phải đi qua ba giai đoạn. Bước thứ nhất là gặp riêng người phạm lỗi, giúp họ nhận ra lỗi lầm của họ để họ sửa đổi. Nếu bước một không thành công thì gặp gỡ người lầm lỗi cùng với hai hay ba nhân chứng. Sự hiện của các nhân chứng bảo đảm cho tính khách quan, đồng thời cách kín đáo đem vào đó yếu tố cộng đoàn. Bước thứ ba: nếu họ không nghe, không sửa, ta đưa họ ra trước cộng đoàn Giáo Hội. Nếu trước cộng đoàn Giáo Hội họ cũng không nghe nữa, Tin Mừng trong trích đoạn Mt 18,15-20 cho thấy:” ta hãy coi họ như người ngoại và người thu thuế”. Ở đây, ta cũng hiểu rằng tự họ muốn tách lìa ra khỏi cộng đoàn, ra khỏi Giáo Hội. Nhưng Chúa đầy lòng tha thứ, đầy lòng thương xót vẫn chờ đón họ quay trở về nhờ ơn thánh biến đổi họ. Sửa lỗi anh em lỗi phạm đòi hỏi từ đầu tới cuối một sự nhẫn nại không ngừng và bằng lời cầu nguyện thiết tha của cộng đoàn. Điều này minh chứng lời Chúa phán:” Ở đâu có 2, 3 người tụ họp nhân danh Ta, có Ta ở giữa họ “. Chính Đức Kitô sẽ liên kết mọi người lại trong việc sửa lỗi lẫn nhau và việc sửa lỗi này chỉ có kết quả khi cộng đoàn tha thiết cầu nguyện nhân danh Đức Kitô.
Xin Chúa cho mỗi người chúng con hiểu được sự yếu hèn của chúng con để chúng con dễ dàng cảm thông cho anh em chúng con.
----------------------------------
Mt 18, 15-20
Con người ai cũng có lầm lỗi. Vậy mà thái độ ứng xử trước lầm lỗi của người khác lại không giản đơn: TN 23-A19
Con người ai cũng có lầm lỗi. Vậy mà thái độ ứng xử trước lầm lỗi của người khác lại không giản đơn. Đối với lỗi lầm của người khác, ta thường có hai thái độ, hoặc quá khắc nghiệt loại trừ, hoặc quá thờ ơ lãnh đạm. Cả hai thái độ đó đều thiếu xây dựng. Quá khắc nghiệt loại trừ sẽ khiến ta can thiệp thô bạo vào đời tư, sẽ gây ra bất mãn, đổ vỡ. Quá thờ ơ lãnh đạm sẽ buông thả mặc cho sự xấu tràn lan, sẽ làm cho xã hội suy thoái.
Giáo hội là một cộng đoàn những con người. Lầm lỗi là không thể tránh khỏi. Vì thế muốn cộng đoàn phát triển, việc sửa lỗi là cần thiết, nhất là đối với những lầm lỗi công khai ảnh hưởng đến đời sống cộng đoàn.
Tuy nhiên sửa lỗi là việc khó. Không khéo thì lợi bất cập hại. Lời Chúa hôm nay đưa ra những hướng dẫn cần thiết giúp việc sửa lỗi có kết quả.
Muốn sửa lỗi phải quan tâm. Chúa nói: Khi anh em ngươi sai lỗi. Vâng, người sai lỗi đó không phải ai xa lạ. Đó là anh em tôi, là người nhà của tôi, là một thành phần của đời tôi. Nếu lầm lỗi giống như một cơn bệnh, làm sao tôi không lo lắng chạy chữa cho người thân, nhất là cho chính bản thân khi bị mắc bệnh ? Nếu lầm lỗi giống như mất mát người thân, làm sao tôi không đau xót lên đường đi tìm ngay tức khắc ?
Muốn sửa lỗi cần can đảm. Càng ngày người ta càng muốn tránh đụng chạm, mích lòng. Dại gì nói những chuyện không vui để mua thù chuốc oán vào thân. Vì thế, để sửa lỗi, cần phải can đảm. Can đảm đến với người lầm lỗi. Can đảm nói sự thật về lỗi lầm của họ. Can đảm chấp nhận những rủi ro do việc sửa lỗi đưa đến như sự giận ghét, sự công kích, chấp nhận bị phê bình ngược lại.
Muốn sửa lỗi phải trân trọng. Trân trọng vì người lầm lỗi đó là người anh em tôi, là đáng quí trọng đối với tôi. Trân trọng vì người anh em tuy có lầm lỗi, vẫn có khả năng sửa đổi. Sửa lỗi là tin vào thiện chí, vào mầm mống tốt đẹp Chúa gieo vào lương tâm mỗi người. Sự khinh miệt, lên mặt kẻ cả sẽ chỉ chuốc lấy thất bại.
Muốn sửa lỗi phải rất tế nhị. Tâm hồn người lầm lỗi rất mong manh. Vừa đầy tự ái vừa đầy mặc cảm. Một lời nói không khéo sẽ dẫn đến đổ vỡ. Một thái độ vô tình sẽ càng khơi thêm hố ngăn cách. Vì thế Chúa dạy tôi phải rất tế nhị khi sửa lỗi. Thoạt tiên chỉ gặp riêng một mình. Gặp riêng là một thái độ tế nhị. Sự tế nhị tạo nên cảm giác an toàn, kính trọng và yêu thương. Sự tế nhị tạo ra một bầu khí tín nhiệm thuận lợi cho việc cởi mở tâm tình, khai thông bế tắc. Sự tế nhị sẽ trở thành chiếc cầu đưa người lầm lỗi trở về cộng đoàn.
Sau cùng, muốn sửa lỗi phải kiên trì. Việc sửa lỗi không giản đơn. Không phải làm một lần là thành công ngay. Vì thế phải rất kiên trì và có nhiều phương án. Kiên trì để vẫn tiếp tục dù đã một lần thất bại. Có nhiều phương án để cương quyết đi đến thành công. Hôm nay Chúa đưa ra cho ta ba phương án để chinh phục người anh em: Gặp riêng, gặp có người làm chứng và sau cùng mới đưa ra cộng đoàn.
Như thế, việc sửa lỗi hoàn toàn là một việc làm được thúc đẩy do tình yêu. Chính bầu khí tin yêu đó sẽ khiến cộng đoàn phát triển. Ai cũng mong được sống trong một cộng đoàn yêu thương như thế. Vì khi lầm lỡ ta biết mình không bị loại trừ nhưng sẽ được quan tâm giúp đỡ, một sự giúp đỡ chân thành, tế nhị và đầy yêu thương.
Lạy Chúa, xin ban cho con tâm hồn bác ái đầy tế nhị của Chúa.
GỢI Ý CHIA SẺ
1-Sửa lỗi anh em, góp ý phê bình, dễ hay khó ?
2- Khi biết anh em lầm lỗi, bạn làm gì ? Vạch mặt chỉ tên hay giả điếc làm ngơ ?
3- Trong gia đình, trong xứ đạo bạn, đã có sự góp ý tốt đẹp chưa ?
------------------------------
VietCatholic News (01/02/2005)
Chúa nhật 23 thường niên, Chúa Giêsu dạy Hãy đi sửa lỗi cho nhau. Chúa nhật tuần này, Chúa nhật: TN 23-A20
Chúa nhật 23 thường niên, Chúa Giêsu dạy Hãy đi sửa lỗi cho nhau. Chúa nhật tuần này, Chúa nhật 24 thường niên Chúa dạy Hãy tha thứ cho nhau. Nếu việc sửa lỗi là một khía cạnh, một khuôn mặt của tình yêu, thì tha thứ những lỗi lầm của nhau lại là một khuôn mặt khác của tình yêu. Tình yêu tha thứ theo Chúa Kitô, phải là một tình yêu không giới hạn. Thánh Phêrô, trong câu hỏi của mình, đã vô tình để lộ ra cái ý muốn giới hạn tình yêu của mình. Ngài đưa ra con số 7 mà hỏi Chúa: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần, có phải đến bảy lần không?" Có lẽ thánh Phêrô nghĩ rằng mình đã tha thứ đến 7 lần như vậy, đã là nhiều lắm rồi, đã là không thể tưởng rồi. Nhưng thánh Phêrô lầm. Đối với Thiên Chúa, đối với Chúa Kitô, giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn.
Câu trả lời của thánh Phêrô: "Thầy không bảo các con hãy tha 7 lần, nhưng 70 lần 7", trở thành điểm qui chiếu cho tình yêu tha thứ của chúng ta. Tha thứ đến 70 lần 7 nghĩa là tha thứ không giới hạn, tha thứ vô cùng, tha không tính toán, không đếm bằng những con số. Vì khi đếm là đã giới hạn lòng yêu thương của mình.
Trong cuộc sống đời thường, chắc ai cũng từng nghe những kiểu nói: Nó với tôi không đội chung trời, hoặc sống để bụng, chết đem theo, có khi những kiểu nói đó còn xuất hiện trên chính môi miệng của mình. Là người Công giáo, bạn và tôi đã có ai ý thức những kiểu nói đó đi ngược Tin Mừng, đi ngược Lời Chúa dạy không?
Thầy không bảo các con hãy tha 7 lần, nhưng 70 lần 7. Hãy nghe Lời Chúa dạy để đừng đặt giới hạn của lòng tha thứ, mà hãy tha thứ không giới hạn. Có những chuyện ta tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong cuộc sống, lại sinh ra oán thù lớn. Ví dụ: hai đứa bé đánh nhau, thì vì chỉ bảo chúng, hai người hàng xóm, vì bênh vực con, lại mắn chửi nhau, rồi không thèm nhìn nhau.
Có khi chỉ là một câu nói lỡ lời, chạm tự ái, dẫn đến chuyện trách móc, phàn nàn nhau. Tệ hại hơn, không thể tha thứ cho nhau, nên dẫn tới chỗ hạ nhục nhau, chửi bới hoặc tìm cách trả thù nhau, chí ít thì cũng nói xấu nhau. Những điều đó đã là xấu đối với những người không có quan hệ họ hàng. Vậy mà những điều xấu đó lắm lúc lại xảy ra trong dòng tộc, trong gia đình: vợ chồng, cha mẹ, anh chị em. Những người thân của nhau mà còn không thể tha thứ cho nhau, thì huống hồ là người dưng.
Hàng ngày chúng ta đọc kinh Lạy Cha. Ngay trong từng thánh lễ, bạn và tôi cũng sẽ đọc kinh Lạy Cha: Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho những người có nợ chúng con. Hãy ý thức hơn nữa mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, để lời cầu nguyện ấy trở nên sự thật trong cuộc đời mình. Hãy nhớ rằng, Cha tha nợ cho ta khi ta hết lòng tha cho anh em mình. Bởi thế mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, ta xin Chúa ban cho ta và cho từng người khả năng tha thứ. Tha thứ không phải bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy. Nghĩa là tha thứ liên tục, tha thứ không giới hạn.
------------------------------
Mt 18,15-20
A. Hạt giống...
Chúa Giêsu dạy hai điều về nếp sống cộng đoàn: 1. Khi có người trong cộng đoàn lỗi phạm: TN 23-A21
Chúa Giêsu dạy hai điều về nếp sống cộng đoàn:
1. Khi có người trong cộng đoàn lỗi phạm, hãy sửa dạy cách kiên nhẫn qua nhiều giai đoạn: gặp riêng, nhờ một ít người nữa cùng mình đi thuyết phục, trình kẻ có thẩm quyền. Khi tất cả mọi cố gắng đều vô ích thì mới kể người đó không là thành phần của cộng đoàn nữa.
2. Cộng đoàn cần tụ họp cầu nguyện chung với nhau, “vì đâu có hai ba người tụ họp nhân danh Thầy thì Thầy ở giữa những người ấy”.
B.... nẩy mầm.
1. Để mất một phần tử của cộng đoàn là một nỗi đau rất lớn. Bởi đó Chúa Giêsu dạy chúng ta phải kiên nhẫn giúp những phần tử lỗi lầm hoán cải. Nhiều khi cách giải quyết của chúng ta không theo đủ những bước Chúa dạy nên mới đánh mất những người anh chị em.
2. Chúa dạy những người trong cộng đoàn phải “hiệp lời cầu xin”. Hiệp lời cầu xin là cầu xin chung với nhau, cầu xin những điều chung của cộng đoàn. Chúa nói khi chúng ta hiệp lời cầu xin thì có Chúa ở giữa. Như thế những lúc cầu nguyện chung là những giây phút rất êm đềm hạnh phúc.
3. Tôi rất vui khi một anh sinh viên đến kể: “Chúa nhựt vừa rồi khi giảng Cha đã bảo thỉnh thoảng nên đọc kinh lần chuỗi chung với nhau. Xưa nay mỗi tối con đọc kinh riêng một mình. Thằng em con thì rất nguội lạnh ít khi đọc. Tối Chúa nhựt ấy con rủ nó cùng con lần chuỗi. Hai anh em chỉ lần có hai chục thôi. Nhưng chúng con thấy rất sốt sắng. Hôm sau chúng con rủ thêm mấy thằng bạn nhà bên cạnh nữa.” Tôi không ngờ một lời khuyên nhỏ như thế mà lại sinh một kết quả to lớn như thế. Nhưng không phải, không phải nhờ lời khuyên của tôi, mà nhờ Thiên Chúa ở giữa những bạn trẻ ấy: “vì đâu có hai ba người tụ họp nhân danh Thầy thì Thầy ở giữa những người ấy”.
4. Ngày kia một vị Giám mục đến thăm mục vụ một làng nọ. Dân chúng bày tỏ sự bất mãn của họ đối với một vị ẩn sĩ trên núi vì ông hiện đang chung sống với một phụ nữ. Sau khi nghe những lời kết án, vị Giám mục quyết định cùng dân làng leo lên núi. Thấy đám đông đến nơi mình ở, vị ẩn sĩ hoảng sợ bảo người phụ nữ trốn vào một chiếc thùng rỗng. Vị Giám mục là người thứ nhất bước vào trong lều. Ngài đưa mắt nhìn quanh và hiểu ngay sự kiện. Ngài bình thản đến ngồi trên chiếc thùng gỗ ấy và bảo dân làng vào lục soát. Nhưng không tìm thấy ai, dân làng đành ra về. Chờ cho mọi người đi hết, vị Giám mục nhìn sâu vào đôi mắt nhà ẩn sĩ và nói “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ linh hồn mình” ("Mỗi ngày một tin vui")
5. Đã có bao nhiêu cuộc họp mặt, bao nhiêu khối óc họp lại nhân danh công lý hòa bình, nhân danh quyền lợi tập thể, thậm chí nhân danh Đấng Tạo Hóa, để làm những điều đồi bại.
Nhân danh – đó là mỹ từ vẫn thường bị lạm dụng để che đậy, biện hộ cho các tôi ích kỷ, những ý đồ xấu xa, những mục đích đen tối.
Tôi cũng từng nhân danh Chúa để chỉ trích, lên án người này người kia. Nhân danh công tác nhà thờ để trốn tránh bổn phận và trách nhiệm bản thân.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhân danh Chúa để sống trong sự thật, trong yêu thương. Xin cho tất cả những thao tác, nỗ lực và công việc của con chỉ nhằm vinh danh Chúa. (Hosanna)
6. “Thầy bảo thật anh em: Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho.” (Mt 18,19)
Tôi không thể ngờ được, người bạn thân nhất của tôi lại có thể hiểu lầm tôi. Thật khó có thể trở lại làm bạn như cũ ! Và tôi cùng nó đến nhà thờ... Vị chủ tế nói: “Chúng ta hãy hiệp lời cầu nguyện cho hai người luôn gắn bó bên nhau...”
Quay qua nó tôi nói:
- Bạn hãy cùng tôi cầu nguyện cho chúng ta và cho mọi người !
Bây giờ tôi và nó càng thắm thiết hơn xưa.
Lạy Cha, xin cho chúng con biết đồng tâm nhất trí với nhau trong kinh nguyện, để Cha chúc phúc và nâng đỡ chúng con hôm nay và mãi mãi. (Hosanna)
7. “Khi nào hai ba người họp nhau nhân danh Thầy thì có Thầy ở đấy với họ” (Mt 18,20)
George Anderson là tuyên uý trại giam New York’s Riker’s Island. Một đêm, ông đang cầu nguyện với một nhóm tù nhân theo câu chuyện “Người Samaria nhân hậu” thì có một tù nhân bị bệnh thần kinh tên là Richard lần đầu tiên đến tham dự. Căn phòng rất lạnh. Richard quấn 2 chiếc mền. Người bạn tù trước mặt Richard thì run lập cập. Tới lúc mọi người im lặng cầu nguyện thì đột ngột Richard đứng lên bước về phía người đang run, và lấy chiếc mền quấn cho anh ta.
Hành động trong im lặng này của Richard đã làm chứng không chỉ cho những lời Chúa Giêsu dạy chùng ta yêu thương nhau, mà còn cho sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta khi chúng ta họp nhau lại trong danh Ngài. (Mark Link, Vision 2000).
8. Mầm khác:
----------------------------------
“Hãy đi sửa dạy nó…”
Chúa Giêsu đã muốn thiết lập Giáo Hội của Ngài như một cộng đồng Tình yêu, trong đó luật bác: TN 23-A22
Chúa Giêsu đã muốn thiết lập Giáo Hội của Ngài như một cộng đồng Tình yêu, trong đó luật bác ái yêu thương là một giới răn mới, một dấu chỉ để biết ai là môn đệ Chúa.
Nhưng Chúa cũng biết rằng đâu đau cũng có những yếu đuối con người, đâu đâu cũng có những vấn đề giữa con người. Trong cộng đoàn bé nhỏ 12 môn đệ sống với Ngài, Chúa đã nghiệm thấy như vậy.
Giáo Hội là một cộng đoàn anh em, nhưng là một cộng đồng Giám mục người tội lỗi bên cạnh người lành.
Chúa phán: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”. Nhưng sửa dạy làm sao? Theo tinh thần Phúc Âm, việc sửa lỗi anh em là việc rất tế nhị và gồm 3 công tác sau đây:
“Hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu không kết quả thì hãy nhờ đến hai ba người làm chân chứng. Và sau cùng mới trình với cộng đoàn”. Đây la một thủ tục tình thương và bác ái dạy làm hết mọi sự để giữ một người anh em đang muốn xa lìa cộng đoàn. Vì thế, việc sửa lỗi anh em là một việc tế nhị, đòi hỏi vừa sự can đảm vừa sự thanh nhã, đồng thời phải có sự khiêm nhường và thông cảm với anh em. Đừng khơi thêm hố chia rẽ, nhưng hãy cầu nguyện để thành công, để đưa người anh em về đường công chính.
Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, chung sống trong một tu viện với một chị bạn tên là Marthe. Chị này có một tật xấu là quá quyến luyến Bà Mẹ bề trên. Têrêsa, sau nhìu tháng chờ đợi và cầu nguyện, chị quyết định nói. Trước khi nói, chị đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy đúng sự thật”, Chị đã nói với người bạn “với tất cả tâm hồn và tất cả kinh nghiệm đã có”. Chị Marthe như được giải tỏa tâm hồn và cũng nhìn nhận rằng: “Vị chăn chiên đừng nghe theo những lời dua nịnh dối trá, vì không gì tai hại cho bằng những lời ca tụng đầy nọc độc”.
Giáo Hội theo lối quảng diễn của Matthêô còn là một cộng đồng tha thứ và liên đới, trong đó mỗi người có trách nhiệm về đức Tin của anh em mình. Nếu sau nhiều cố gắng để đưa người anh em lầm lỗi trở về mà không có kết quả thì hãy trông cậy vào tình thương xót của Đấng chăn chiên tối thượng.
Cái quyền “tuyệt thông” đối với người anh em làm cho ta nhớ lại một lời khác của Chúa về quyền năng của Giáo Hội: “Sự gì các con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc và sự gì các con tháo gỡ dưới đất thì trên trời cũng tháo gỡ”. Quyền năng tha thứ đó, Chúa đã hứa cho Phêrô thì nay Chúa cũng ban cho các môn đệ. Đó là tập đoàn 12 Tông đồ Chúa tuyển chọn và sai đi, trong đó Phêrô giữ một vai trò trọng yếu. Chúa trao cho họ sứ mạng hòa giải và cứu rỗi. Như vậy dần dần Chúa đã htiết lập các cơ cấu của Giáo Hội.
Sau cùng, Giáo Hội là một cộng đồng cầu nguyện. Nếu tội lỗi làm chia rẽ thì sự cầu nguyện nối kết chúng ta lại với nhau. Vì thế, cả những lúc có sự bất bình không đồng ý kiến néu có “hai hay ba người tụ họp với nhau nhân danh Thầy, thì thầy ở giữa những người ấy”. Chúa ở đó như gạch nối niềm tin. Tám ngày sau Phục sinh, một bầu khí chia rẽ cũng bao trùm các môn đệ. Tôma nằng nặc không muốn tin rằng Thầy đã sống lại. Chúa xuất hiện, sự hiện diện của Chúa đánh tan mối nghi ngờ, chia rẽ, đem lại sự hiệp nhất.
Khi viết đoạn Phúc Âm này, hẳn là Matthêô muốn nhắc nhở cho Giáo Hội, đã lan rộng ra ngoài biên cương Do Thái, đến Cận đông, đến cả La Mã rằng Chúa là sự hiệp nhất. Muốn có sự hiệp nhất, muốn tránh sự chia rẽ vì mầu sắc chủng tộc, văn hóa, thì Giáo Hội phải cầu nguyện, phải tập họp “nhân danh Thầy” vì có Thầy ở giữa. “Thầy là trung tâm hội tụ mọi động lực” (Kinh của Teilhard de Chardin).
Lạy Chúa, xin dạy con biết khiêm tốn hòa nhã khi phải sửa lỗi anh em, xin dạy con biết cầu nguyện khi phải đương đầu với chia sẻ hiểu lầm, vì chỉ có Chúa là rường mối sự hiệp nhất.
----------------------------------
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa: “Nếu hai trong các con ở dưới đất, mà hạip lời cầu nguyện bất cư: TN 23-A23
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa:
“Nếu hai trong các con ở dưới đất, mà hạip lời cầu nguyện bất cứ điều gì, thì Cha Thầy đấng ngự trên trời, sẽ ban cho điều đó. Vì ở đâu có hai hoặ ba người tụ họp, nhân dnh Thầy, thì Thầy ở giữa người ấy.”
Cầu nguyện nguyện chung là hình thức cổ võ, duy trì bác ái và hiệp nhất trong cộng đoàn, và theo Lời Chúa, thì hai điểm cần thiết:
a) Tâm đầu ý hợp với nhau trong cộng đoàn
b) Nhân danh Chúa Giêsu mà cầu nguyện.
Việc chúng ta tham dự hoặc thi hành những nghi thức phụng vụ của Giáo Hội, cũng như việc chúng ta cùng nhau cầu nguyện trong Thánh đường, hoặc cầu nguyện chung với nhau trong gia đình là những công việc cần thiết và ích lợi cho ta. Khi chúng ta cầu nguyện chung với nhau thì chính sự sốt sắng của người nọ bù đắp cho sự thiếu sót của người kia. trong một cuộc trình diễn, nếu ta độc tấu hoặc đơn ca thì những khuyết điểm của ta, mọi người dễ dàng nhận thất, còn nếu ta tham dự vào một băng nhạc hoặc ban hợp ca thì danh dự của ban nhạc cũng như của mỗi đồng ca, cũng chính là danh dự của mỗi phần tử đó choi hay hoặc chơi dở.
Một số các vị tử đạo của chúng ta, khi bị giam giữ cũng đã cầu nguyện chung với nhau, khi ra pháp trường, các ngài cũng cầu nguyện chung, và cả khi thiêu đốt trong một cái cũi, người ta cũng vẫn còn nghe thấy lời cầu nguyện chung của các ngài.
Tại công đường, quan tòa tra vấn Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa (tử đạo ngày 24-11-1838, 48 tuổi) khuyên Thánh nhân bỏ đạo và khai báo chỗ ở của Cha Kim. Quan ra lệnh đánh 76 roi để uy hiếp tinh thần, nhưng Thánh nhân vẫn một mực trung thành, không bỏ Chúa, và không tiết lộ gì.
Tại đề lao Đồng Hới, Cha Phêrô Khoa đã gặp Đức Cha Cao và Cha vinh Sơn Điểm.
Trong nhà giam, hàng ngày 3 ngài cùng đọc kinh Mân Côi, hát vang bài ca: “Ave Maris Stella” (Lạy Mẹ là ngôi sao sáng). Biết không thể lay chuyển được ý chí ba nhà truyền giáo, quan nghị án gởi vào kinh đô. Ngày 24-11-1838 quan tới trại giam tuyên đọc bản án: Đức Cha Borie Cao phải xử trảm, hai Cha Vinhsơn Điểm và Phêrô Khoa xử giảo. Cũng ngày ấy ba vị được dẫn đến pháp trường ngoại thành Đồng Hới. Sau mấy phút cầu nguyện hai Cha Điểm và Khoa bị trói chân tay vào cột, lý hình tròng dây vào cổ. Nghe hiệu lệnh, lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi hai vị nghẹt thở và lịm dần, còn Đức Cha Cao bị chém đầu.
Thánh Đaminh Thành (tử đạo ngày 28-4-1840, 44 tuổi) Thánh Nguyễn Văn Hiếu và Cha phạm Khắc Khoan cùng bị xử trảm một ngày.
Dù bị hành hạ dã man đến đâu hai thầy vẫn thản nhiên nhẫn nhục, không bao giờ có lời than trách, chỉ lập đi lập lại một điều: “Dù sống, dù chết, không bao giờ chúng tôi bỏ đức tin.” Niềm tin an ủi lớn nhất của hai thầy là được ở gần Cha Khoan, sớm hôm tâm sự và thỉnh thoảng lãnh Bí tích hòa giải. Các thầy coi những ngày ở tù như thời gian tẩy luyện và lập công, đền bù những lỗi lầm từ thơ ấu.
Tại pháp trường ngày 28-4-1840, lính đẩy ba vị vào khu vực riêng, xa tầm mắt dân chúng. Ba vị giơ tay lên trời, hai thầy hiệp ý cầu nguyện với vị Linh mục: “Vinh Danh Chúc Tụng ngợi khen Thiên Chúa, Chúa trời đất. Chúng con hiến dâng mạng sống cho Ngài. Xin chúc phúc cho đức vua được cai trị lâu dài và thái bình thịnh vượng. Xin biến đổi trái tim đức vua, để đức vua và đình thần tin theo đạo thật, đạo duy nhất đem lại cho quốc gia hạnh phúc đích thực.” Ba chứng nhân lại cầu nguyện bằng Thánh ca. Như trong đêm Phục sinh, Cha Khoan hát lên ba lần Alleluia, Alleluia, Alleluia, mỗi lần với cung giọng cao hơn. Đối đáp lại, hai thầy hát theo cung độ của vị chủ tế.
Ba cái đầu cùng một lúc rơi xuống. Thi thể ba đấng an táng được an táng tại Phúc Nhạc.
Thánh Đaminh Huyên (tử đạo ngày 5-6-1862, 45 tuổi) và Thánh Đaminh Toại (tử đạo ngày 5-6-1862, 50 tuổi) cùng bị thiêu sinh với nhau.
Đang khi bị giam, Thánh Toại thường nói vớicác đồng bạn:
“Nào anh em, hãy can đảm lên. Chúng ta chịu khổ hình vì Đức Kitô, nên chúng ta phải đón nhận đau khổ cách nhẫn nại. Chúng ta phải bề chí đến cùng, và nếu cần, sẵn sàng ky sinh mạng sống mình vì Danh Chúa.”
Thánh Toại và Thánh Huyên cùng bị thiêu sinh ngày 5-6-1862.
Tại huyện đường Quỳnh Côi, sau khi khẳng định lập trường đức tin của mình, hai ông Toại, Huyên bị tống giam vào ngục Tăng già. Suốt thời gian chín tháng ở đây,mọi người thấy rõ lòng quả cảm kiên cường của hai ông. Nào đói khát, nào đòn vọt và ngay cả án tử hình cũng không làm nhạt chí khí anh hùng của các ôngg. Ngược lại, hai ông còn động viên các đồng bạn kiên trì giữ vững đức tin. Cả hai đã bị kết án thiêu sinh.
Đến ngày án xử, sáng ngày 5-6-1862, trước sự chứng liến của rất đông người, hai ông bước vào cũi tre và chờ đợi. Những người hiện diện đều xúc động khi ngh rõ các ông cất tiếng nguyện cầu thật lớn trong khi ngọn lửa hồng phừng phực bốc cao, thiêu đốt hai ông.
----------------------------------
Ở một góc phố nhộn nhịp của thành phố New York, một chú cảnh sát viên gốc Ailen lực lưỡng đầy: TN 23-A24
Ở một góc phố nhộn nhịp của thành phố New York, một chú cảnh sát viên gốc Ailen lực lưỡng đầy khả năng đang chỉ huy sự giao thông. Những xe vận tải, xe ô tô và dân chúng xoay quanh chú. Bất thình lình chú phát hiện ra một người đi bộ cứ đi khi còn đèn đỏ, chú liền thổi còi, giơ tay ngăn chặn tất cả và bước qua chỗ người vi phạm và khám phá ra đó là người đồng hương Ailen, chú cảnh sát bình tĩnh nhưng kiên quyết giải thích: “Bạn hãy đợi một phút, bạn hãy đợi một phút, đèn đỏ cấm đi qua, khi đèn xanh mới đi được. Bạn hãy chờ đèn xanh rồi đi qua”. Với nụ cười ngượng ngập, người vi phạm bước trở lại lề đường, nhìn đèn đỏ đổi sang đèn vàng, và rồi bước chân đi khi đèn xanh sáng lên. Tuy nhiên, thay vì đi thẳng qua, thì người bộ hành Ailen lại đi nhún nhảy tới gần người cảnh sát gốc Ailen và thì thầm khi đi qua mặt: “Chú hãy ý tứ, đừng cho những người “da cam” này đi qua nhiều lần.
Câu chuyện này có thể giúp chúng ta áp dụng vào điều Chúa nói với chúng ta trong Tin Mừng hôm nay: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi”. Lỗi phạm ở đây không có nghĩa quá nhiều là một xúc phạm của cá nhân đối với bạn, nhưng là hành vi nghịch đạo có thể đưa đến gương mù hay tổn hại.
Sửa lỗi người khác là bổn phận của một số người như chú cảnh sát trong câu chuyện, cha mẹ, một vị mục tử, một thầy dạy, một huấn luyện viên. Nhưng vấn đề là làm thế nào thi hành điều đó. Câu chuyện trên đây cho chúng ta một vào gợi ý. Bạn hãy lưu ý tính cách tích cực. Chú cảnh sát gốc Ailen không nhấn mạnh nhiều đến lầm lỗi qua đường khi đèn đỏ, nhưng nhấn mạnh điều cần thiết là chỉ đi qua đường khi đèn xanh. Chú không la hét cho người khác nghe được, nhưng chỉ nói nhỏ nhẹ mà kiên quyết với người vi phạm. Chú bảo người ấy điều phải làm cũng như không được làm.
Lời nói đúng lúc, nói khéo, hoà hợp lối diễn đạt xoa dịu - tất cả giúp ích cho việc sửa lỗi anh em. Tốt nhất là ghi nhớ khuôn vàng thước ngọc: bạn hãy sửa lỗi vợ hay chồng bạn, một trong các con bạn, một người bạn công nhân, một người bạn tình cờ quen biết, hay người bạn quen lâu, chỉ khi nào bạn muốn họ sửa lỗi cho bạn.
Bạn muốn chỉ ra lầm lỗi của người khác thì phải lưu ý rằng: lỗi lầm đó không xúc phạm quá nhiều đến bạn đâu, nhưng là lỗi phạm nghịch với tình yêu Thiên Chúa và tình yêu cận thân. Lầm lỗi của họ có thể làm mất lòng bạn, nhưng quan trọng hơn, đó là làm mất lòng Thiên Chúa.
Như Chúa Giêsu đã nhắc, bạn có thể đem một hay hai người khác để sửa sai. Chúa chúng ta nói đến tình trạng cùng cực mà người phạm lỗi không muốn nghe ai cả, thì bấy giờ hãy trình với Giáo hội hay vị có thẩm quyền. Nếu người lỗi phạm từ chối nghe theo cấp trên nữa, thì bảo cho họ đi thôi. Điều này có thể phải được thi hành trên căn bản gia đình để bảo vệ những phần tử còn lại.
Nếu có những người có bổn phận phải sửa sai, thì cũng có những người có bổn phận phải chấp nhận sự sửa sai. Hãy khiêm nhường và thành thật chấp nhận sự sửa sai. Sửa sai và chấp nhận sửa sai cần được sự giúp đỡ của Thiên Chúa mà thánh lễ này đem lại quá dồi dào.
Hãy chờ đợi đèn xanh của Thiên Chúa, rồi bạn hãy bước đi mà sửa sai – với tình yêu, và chấp nhận sửa sai – với tình yêu.
Xin Chúa chúc lành cho các bạn.
----------------------------------
(Mt 18,15-20)
Trong quyển sách về truyền thống của các vị ẩn tu có thuật lại câu chuyện sau đây: Một hôm, khi: TN 23-A25
Trong quyển sách về truyền thống của các vị ẩn tu có thuật lại câu chuyện sau đây: Một hôm, khi đức giám mục A-mô-la đến thăm mục vụ một làng nọ, dân chúng đã bày tỏ với ngài lòng bất mãn tột độ của họ đối với một vị ẩn tu trên núi, vì ông ta đem theo một phụ nữ để chung sống. Vị ẩn tu này đã không ngớt là đối tượng để dân làng đàm tiếu, chỉ trích và lên án: “Hôm nay ngài đã đến đây thì ngài phải giải quyết dứt khoác tình trạng bê bối gây nhiều gương mù gương xấu của vị ẩn tu trên núi kia”. Sau khi nghe những lời kết án gay gắt của dân làng, đức giám mục quyết định leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt nối gót theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến túp lều của mình thì hoảng sợ và bảo người phụ nữ chui vào trốn trong một chiếc thùng rỗng.
Đức giám mục là người đầu tiên đến trước túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản ra hiệu gọi dân làng vào và bảo: “Vào đây, anh chị em hãy vào mà lục soát túp lều để tìm người phụ nữ”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, đức giám mục mới nói: “Bây giờ anh chị em phải quỳ xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”. Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, đức giám mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rãi nói: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.
Hai thái độ khác nhau đối với một người lầm lỗi giữa dân làng và đức giám mục A-mô-la có thể giúp chúng ta hiểu giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay về việc sửa chữa lỗi lầm của nhau. Chúng ta thấy, ngược với phản ứng của dân làng, đức giám mục A-mô-la đã cố gắng áp dụng lời khuyên của Chúa Giêsu. Trong một tình trạng khó xử, chúng ta thấy, trước hết, ngài đã tìm cách đem vấn đề đã được mọi người bàn tán trở thành một vấn đề cá nhân, để có dịp thuận tiện nói chuyện diện đối diện với vị ẩn tu. Tiếp đến, ngài đã không sửa lỗi ông như một người có thẩm quyền, trái lại, ngài đã dùng thẩm quyền của mình bảo vệ cho vị ẩn tu, để sau đó có thể khuyên nhủ ông như một người anh em. Sau cùng, dầu không cấu kết với đám đông để khinh thường và lên án vị ẩn tu đang vấp phạm, nhưng cũng không im lặng làm ngơ, ngài đã nêu bật mối nguy hiểm của lỗi lầm này đối với phần rỗi của đương sự, qua một lời khuyên nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn”.
Sửa chữa anh em là một điều rất hợp thánh ý Chúa. Ngài không muốn cho tội nhân phải hư mất mà được hối cải và được sống. Sửa chữa nhau là điều luật của bác ái: yêu tha nhân như Chúa yêu thương chúng ta. Mà yêu người là muốn sự lành cho người, là lo lắng kéo người ta ra khỏi tình trạng tội lỗi, đưa đến chỗ thánh thiện.
Nhưng để việc sửa chữa anh em đem lại kết quả mong muốn, thì ngoài sự cầu nguyện là việc rất cần thiết cho mọi cuộc trở lại, chúng ta phải thực hiện theo phương pháp và thứ tự như Chúa Giêsu dạy. Trước hết là gặp gỡ riêng giữa hai người, chỉ hai người thôi, ta và người sai lỗi, nếu chưa kết quả, nhờ một hay hai người khác cùng góp ý, nếu không kết quả mới đưa ra cộng đoàn hay trình lên những vị có thẩm quyền để giải quyết, hoặc tiếp tục cầu nguyện. Nếu làm hết cách theo khả năng mà chưa kết quả, hãy nhận sự giới hạn của mình và phó dâng người anh em cho lòng nhân từ của Chúa.
Như vậy, giúp nhau sửa chữa lỗi lầm, thiếu sót là một việc rất tốt và rất cần, nhưng khi làm việc này chúng ta phải nhớ là chỉ nên gặp gỡ trực tiếp cá nhân mà thôi, cùng lắm chúng ta mới nên nói qua trung gian, vì như vậy tránh được một người khác biết lỗi lầm đó, và càng tránh được nhiều bao nhiêu càng tốt. Đồng thời chúng ta hãy tự hỏi: “Nếu tôi là người được sửa sai đó, tôi sẽ phản ứng thế nào?”. Tự hỏi mình như thế chúng ta sẽ biết mình phải nói gì và phải cư xử ra sao, bởi vì mỗi người đều có lòng tự ái.
Tóm lại, cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện với nhau và sửa chữa lẫn nhau, đó là ba đặc tính của các cộng đoàn Ki-tô hữu hoặc trong các đoàn thể, các gia đình, các giáo xứ. Cầu nguyện cho nhau thì dễ, cầu nguyện với nhau khó hơn một chút, vì phải đồng tâm nhất trí, nhưng sửa chữa nhau là điều khó hơn cả. Việc sửa chữa nhau đòi hỏi một tình yêu thương cao độ, thứ tình yêu mà thánh Phaolô nói là chu toàn được tất cả mọi điều luật, nghĩa là gồm tất cả các đức tính khác, thứ tình yêu thành thật, thiết tha, thông cảm, cởi mở, đến nỗi người sửa lỗi có thể nói được tất cả và người được sửa lỗi có thể đón nhận tất cả. Tình yêu nơi người sửa lỗi nhiệt thành, muốn cho anh em nên tốt thật, và sẵn sàng hy sinh thời giờ, sức khỏe, nhẫn nại, chịu đựng, cũng như đem tất cả tài năng để tìm ra những biện pháp cần thiết, không kém tế nhị, để đưa người anh em tới chỗ tốt lành thánh thiện. Tình yêu nơi người được sửa lỗi phải thiết tha với sự trọn lành, tỏ ra biết ơn người sửa chữa mình, khiêm tốn và vui vẻ đón nhận, cũng như cương quyết thi hành những điều sửa bảo để nên tốt.
Trích Chia Sẻ Tin Mừng Chúa Nhật Năm A
Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP
----------------------------------
Bài đọc 1: Ez 33, 7-9
Bài đọc 2: Rm 13, 8-10
Tin mừng: Mt 18, 15-20
Đoạn Tin mừng mà chúng ta vừa nghe được trích từ Tin mừng theo thánh Matthêu 18, 15-20. Theo: TN 23-A26
Đoạn Tin mừng mà chúng ta vừa nghe được trích từ Tin mừng theo thánh Matthêu 18, 15-20. Theo bố cục của thánh Matthêu, thì đoạn này nói về: “Sinh hoạt trong Hội Thánh”. Một Hội Thánh vừa được thành lập sau lời tuyên tín của Phêrô. Mọi sinh hoạt của Hội Thánh này được đặt trên nền tảng của tình yêu.
Mở đầu đoạn 18, Đức Giêsu cho biết “muốn vào Nước Trời, phải trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18, 1-5). Vì đời sống của Giáo Hội được xây dựng trên tình yêu nên Ngài nhắc nhở chúng ta đừng làm cớ vấp phạm cho bất cứ người nào, cho dù là một người bé mọn nhất ở giữa chúng ta (x. Mt 18, 6-11). Tình yêu đó còn được thể hiện qua hình ảnh người Mục Tử đi tìm con chiên lạc
(x. Mt 18, 12-14). Và cũng trong tình yêu đó, hôm nay, Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta cách sửa lỗi huynh đệ.
Có lẽ một trong những điều khó khăn nhất của chúng ta khi cư xử với người khác đó là việc sửa lỗi nhau. Đây quả là một việc làm rất tế nhị. Vì ranh giới giữa việc sửa lỗi huynh đệ và chỉ trích, phê bình chỉ là một sợi chỉ nhỏ.
1. SỬA LỖI, MỘT BỔN PHẬN CỦA NGƯỞI KITÔ HỮU:
Sửa lỗi anh em không là một việc làm tuỳ ý muốn của chúng ta, nhưng là một lệnh truyền của Thiên Chúa: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”. Trong lệnh truyền này của Thiên Chúa, chúng ta nghe Chúa nói: “nếu anh em ngươi”, nghĩa là trong Giáo Hội của Đức Kitô, mọi người đều là anh em với nhau. Tình huynh đệ này của chúng ta không chỉ dựa trên tình máu mủ, nhưng là do việc chúng ta cùng được tái sinh nhờ một phép Rửa và cùng nhận một Thiên Chúa là Cha. Do đó, ngay từ đầu, danh từ “anh em” đã trở thành một danh xưng thông thường để chỉ các kitô hữu. Và nếu là anh em, chúng ta có nhu cầu tự nhiên muốn cho anh em mình được trở nên tốt hơn. Do đó, với tư cách là một kitô hữu, việc sửa lỗi, hay nói cách khác, việc giúp cho anh em được hoàn thiện là một việc làm tự nhiên.
Hơn nữa, việc sửa lỗi này còn là một bổn phận như lời ngôn sứ Ezékiel: “Nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình: thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi.”, nghĩa là chúng ta cũng có trách nhiệm liên đới với những lỗi lầm của anh chị em mình. Chúng ta không có quyền thờ ơ, hay vì muốn yên thân, hoặc vị nể mà không dám nói tới những điều sai trái của người anh em. Chúng ta có thể không sửa sai ngay, nhưng điều quan trọng, chúng ta phải nhớ là chúng ta có bổn phận xây dựng cho anh em cũng như anh em có bổn phận xây dựng cho chúng ta. Hay nói theo cách nói của thánh Phaolô trong bài đọc hai, mỗi người chúng ta đang mắc nợ anh chị em mình, một món nợ tình yêu: “Anh em chớ mắc nợ ai, ngoài việc phải yêu mến nhau”. Mà yêu nhau thì luôn muốn cho nhau nên tốt, mà muốn cho được tốt thì phải uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của nhau, nếu có.
Tuy nhiên, để việc sửa lỗi này không phải là dễ dàng, muốn có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người, Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta các bước tiến hành thật cụ thể như sau:
2. SỬA LỖI THEO TINH THẦN TIN MỪNG:
Trước hết, “Nếu anh em người lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi”. “Riêng ngươi với nói thôi”. Vâng điều này thật chí lý và cụ thể. Cha ông chúng ta vẫn thường khuyên dạy: “đóng cửa bảo nhau”. Trong cuộc sống đời thường, với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn quý ông bà anh chị em cũng nhận ra rằng: có những chuyện nói riêng sẽ dễ giải quyết và mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với khi đưa ra tập thể. Chính nhờ gặp gỡ riêng tư cách tâm tình, chúng ta dễ cởi mở với nhau hơn. Nhờ đó, chúng ta biết rõ sự việc, hiểu rõ hoàn cảnh của tha nhân, dễ dàng thông cảm với nhau, tránh được những chỉ trích phê bình phiến diện.
Đồng thời, khi gặp riêng, chúng ta cũng giữ được sự kín đáo, bảo vệ được danh dự của người sai lỗi. Nhờ đó, việc sửa lỗi sẽ dễ dàng hơn.
Kế đến, Đức Giêsu dạy chúng ta: “Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hay ba nhân chứng”. Mời thêm người không phải để làm áp lực, nhưng là để sự việc khách quan hơn. Đồng thời, cũng giúp cho người sai lỗi nhận ra tầm quan trọng của họ ở giữa cộng đoàn. Họ đang được sự quan tâm của rất nhiều người.
Bước thứ ba là đưa ra cộng đoàn để cùng nhau xây dựng. Và cuối cùng: “Nếu nó cũng không nghe họ, hãy kể nó như người ngoại giáo và người thu thuế”. Khi nói điều này, Chúa không dạy chúng ta loại trừ người anh em, nhưng Ngài muốn chúng ta cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa để Ngài hoán cải họ. Vì Đức Giêsu cũng đã nhiều lần đến đồng bàn với những người ngoại giáo, thu thuế và đĩ điếm, những người tội lỗi bị mọi người khinh bỉ. Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy thật ý nghĩa, khi phần sau của bài Tin mừng nói về việc hiệp nhất cầu nguyện trong cộng đoàn.
Tóm lại, khi sửa lỗi đòi hỏi người sửa lỗi phải dẹp đi tính tự ái kiêu căng, cho rằng mình là người đạo đức, tài giỏi hơn đi dạy dỗ người khác. Người sửa lỗi cần có cái gọi là “tâm thành” hay nói một cách khác cần có một tình yêu thương thật sự với anh chị em mình. Góp ý với anh em là để anh em trở nên tốt hơn và nên ghi nhớ: những gì mình góp ý với anh em, cũng là những điều mình cần sửa sai, vì chúng ta dễ dàng nhận ra nơi anh em những sai lỗi mà mình thường hay lỗi phạm nhất.
Còn phần người được sửa lỗi, chúng ta cần có thái độ khiêm nhường, lắng nghe với thiện chí như lời mời gọi của tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca: “Ngày hôm nay nghe tiếng Chúa, các ngươi đừng cứng lòng” (Tv 94).
Cuối cùng, trong mọi việc, kể cả việc sửa lỗi, chúng ta cũng hãy nhớ tới “Luật vàng” của Đức Kitô: “Điều anh em muốn người ta làm cho mình, thì hãy làm cho người ta như thế” (Mt 7, 12).
Sống Tin mừng hôm nay trong đời sống gia đình, vợ chồng cần khiêm tốn lắng nghe và giúp đỡ nhau sửa sai những khuyết điểm. Khi có những ý kiến bất đồng, chúng ta cần “đóng cửa bảo nhau” như kinh nghiệm cha ông chúng ta đã dạy và cũng là điều Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta: “riêng ngươi với nó”. Trong khu xóm, xứ đạo khi có những xích mích, chúng ta cũng cần lắng nghe và khiêm tốn sửa sai với nhau. Mỗi người đều có những yếu đuối, lỡ lầm, điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe và sửa lỗi. Và một trong những điều chứng tỏ lòng quyết tâm sửa sai là chúng ta hãy mau chóng đến với bí tích Giao Hoà mỗi khi lầm lỡ.
Giờ đây, ý thức thân phận yếu đuối của mình, chúng ta cùng dọn mình sốt sắng lãnh nhận Thánh Thể, để nhờ sức mạnh Thần lương nâng đỡ, chúng ta đủ can đảm chỗi dậy sau mỗi lần sa ngã. Nhờ đó, chúng ta ngày càng sống xứng đáng là một thành viên trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Amen.
Lm Trần Thanh Sơn
----------------------------------
Như nhiều lần chúng ta đã xác quyết: chúng ta không sống cô độc lẻ loi như một hòn đảo giữa: TN 23-A27
Như nhiều lần chúng ta đã xác quyết: chúng ta không sống cô độc lẻ loi như một hòn đảo giữa biển khơi hay như một pháo đài biệt lập. Trái lại, chúng ta sống là sống với người khác, trong một cộng đồng, trong một xã hội. Và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải nương tựa vào nhau rất nhiều.
Chẳng hạn: về phương diện xã hội, chúng ta lao động sản xuất ra lúa gạo hầu người khác có cơm ăn, thì đồng thời người khác cũng có bổn phận lao động đem lại cho chúng ta vải vóc và những vật dụng cần thiết khác.
Về phương diện con người. Mỗi lời nói, mỗi hành động của chúng ta, đều tạo nên một ảnh hưởng trên người khác, đồng thời, mỗi lời nói mỗi hành động của người khác cũng ảnh hưởng trên chúng ta. Bởi vậy, chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.
Một trong bổn phận về mặt tinh thần đó là hãy nhắc bảo những lầm lỗi cho nhau, để nhờ đó mà uốn nắn, sửa đổi hầu thăng tiến bản thân, vì nhân vô thập toàn, ai cũng có những lầm lỗi khuyết điểm của mình. Đây cũng là điều mà Chúa Giêsu nhấn mạnh đến qua bài Tin Mừng sáng hôm nay.
Thực vậy, Chúa Giêsu không bao giờ khuyến khích chúng ta dò xét kẻ khác, nhất là những người ở trong cùng một xứ đạo với mình. Tất cả những lời khuyên của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa nghe chỉ có thể được hiểu như là một biểu lộ của tình bác ái. Vì chính Chúa đã nói: Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời không muốn cho một người nào bị hư đi.
Như thế, ở đây Chúa Giêsu muốn nhắc lại cho chúng ta bổn phận phải ân cần chăm sóc đến anh em về mặt tinh thần và thiêng liêng. Giúp người anh em đang gặp khó khăn, đưa tay nâng đỡ người anh em đang trong vòng tội lỗi, là một đòi hỏi của tình yêu.
Nếu có một vài Kitô hữu chuyên môn xía vào chuyện thiên hạ, theo kiểu bới bèo ra bọ, vạch áo cho người xem lưng thì ngược lại, có một số giáo dân khác lại kém dấn thân, chỉ biết có mình với Chúa, theo kiểu an phận, mũ ni che tai.
Thế nhưng, ở đây Chúa Giêsu đưa ra một quan điểm khác, Ngài dạy rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với nhau. Tôi không thể hờ hững trước tình trạng thiêng liêng của anh em tôi. Hơn nữa, chẳng ai thoát khỏi lầm lỡ, hay yếu đuối, nên rất có thể một ngày kia người khác cũng có dịp thi hành cái bổn phận nâng đỡ thiêng liêng ấy đối với tôi. Có lẽ họ sẽ sẵn sàng làm việc này, nếu họ thay chính tôi thi hành với tất cả sự tế nhị và nhân ái cần thiết.
Nói tóm lại, trước những sai lỗi của kẻ khác, chúng ta hãy có can đảm nói cho họ biết trong tình thương và tế nhị. Đồng thời, khi được người khác nhắc bảo, chúng ta hãy có can đảm lắng nghe. Nếu sai thì chúng ta sẵn sàng bỏ qua, còn nếu đúng, thì chúng ta hãy coi đó như một tiếng chuông báo động Chúa gửi đến để cảnh tỉnh chúng ta. Vì như tục ngữ Tây phương đã bảo: Ai khen ta mà khen phải, ấy là bạn ta còn ai chê ta mà chê phải ấy là thầy ta.
----------------------------------
Một vị linh mục chánh xứ nọ nghe tin có một giáo dân sắp bỏ nhà thờ, không chịu tham dự thánh: TN 23-A28
Một vị linh mục chánh xứ nọ nghe tin có một giáo dân sắp bỏ nhà thờ, không chịu tham dự thánh lễ nữa. Người giáo dân phản kháng này trước đây đã thường lập luận rằng ông có thể liên hệ trực tiếp với Thiên Chúa một cách dễ dàng giống như đi ra ngoài cánh đồng tiếp xúc với thiên nhiên. Vào một tối mùa đông, linh mục chánh xứ đã đến thăm người con miễn cưỡng này trong tình thân hữu. Hai người ngồi nói chuyện hàn thuyên với nhau trước lò sưởi, cố ý tránh né đề cập đến vấn đề đi nhà thờ. Sau một lúc, vị linh mục chánh xứ cầm lấy cái kẹp than trên kệ kế bên lò sưởi, lôi kéo một cục than lớn ra khỏi ngọn lửa. Ngài đặt cục than hồng đang cháy giở ra ngoài lò sưởi. Cả hai đều chăm chú nhìn cục than trong im lặng. Cục than bị rút ra khỏi ngọn lửa liền ngưng cháy thật nhanh, và biến thành màu xám tro, trong khi các cục than khác trong lò cứ tiếp tục cháy sáng. Lời nhắn nhủ lặng lẽ của linh mục chánh xứ đối với người giáo dân ương ngạnh đã được đón nhận. Sau một hồi lâu thinh lặng, ông quay sang cha xứ và nói: “Chúa nhật tới con sẽ đi lễ”.
Bài Phúc âm hôm nay có ba phần: phần thứ nhất nói về việc sửa sai lỗi lầm của người anh chị em, phần thứ hai nói về sự tha thứ, và phần thứ ba là hiệu quả của lời cầu nguyện. Yếu tố chung nối kết tất cả các phần lại với nhau chính là cộng đoàn, hay Giáo Hội. Đức tin, cậy, mến của chúng ta không thể bị cô lập, nhưng phải sống trong sự liên hệ với những người khác. Không có cộng đoàn, đời sống tinh thần của chúng ta sẽ chết giống như cục than hồng đưa ra khỏi ngọn lửa.
Cộng đoàn của Matthêu đa số là người gốc Do Thái, nhưng cũng pha trộn những tín hữu ngoại kiều. Vì thế, nên có những bất hoà, đụng chạm, tranh chấp. Để phân giải những chia rẽ xảy ra trong cộng đoàn, thánh sử nhìn vào lời Chúa khuyên dạy, dựa trên uy tín và sức mạnh của thần khí hiện diện trong cộng đoàn hay Giáo Hội để sửa dạy những sai lầm, kêu gọi sự hoà giải, tha thứ và cùng đồng tâm nhất trí với nhau trong lời cầu nguyện.
Phúc âm hôm nay cũng được công bố trong bối cảnh phân rẽ hiện tại của thế giới và đặc biệt của nước Hoa Kỳ tưởng niệm những nạn nhân của vụ khủng bố xảy ra ngày 11.9.2001 ở thành phố New York, Washington D.C., và Pennsylvania. Biến cố đã qua đi, nhưng điều làm tôi lưu ý nhất là những thánh lễ Chúa nhật sau ngày khủng bố 11.9, nhà thờ đầy nghẹt giáo dân tham dự. Tại sao thế ? Tôi tin rằng vì tất cả mọi người đang cố gắng đi tìm cho mình một ý nghĩa giữa những thảm kịch giết người tàn bạo vô nghĩa. Chúng ta cần đến sức mạnh, sự nâng đỡ và hướng dẫn của cộng đoàn và Giáo Hội. Chúng ta cần đến nhau để tìm về với Thiên Chúa.
----------------------------------
Theo bản tính yếu đuối của con người, sự tha thứ không phải là việc dễ làm, và không phải ai: TN 23-A29
Theo bản tính yếu đuối của con người, sự tha thứ không phải là việc dễ làm, và không phải ai cũng có thể dễ dàng tha thứ được. Nhất là tha thứ cho kẻ thù giết hại chính mạng sống của mình. Phải là những người có tâm hồn cao cả, noi gương Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã làm khi Ngài chết trên cây Thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.
Tám mươi chín người thân thuộc họ hàng của Simon Wiesenthal đã bị giết chết bởi những người lính Đức quốc xã. Sau chiến tranh, Simon đã trở thành một con người đi săn bọn Đức Quốc xã để trả thù. Ông bắt đầu cuốn sách bằng một kinh nghiệm của chính ông, một tù nhân trong trại tập trung. Một ngày nọ ông bị lôi kéo ra khỏi hàng lao động và được đưa lên cầu thang phía sau đi tới một căn phòng tối om trong bệnh viện. Một người y tá dẫn ông vào phòng, rồi bỏ ông ở đó một mình với một khuôn mặt được băng bó trắng xoá đang nằm trên giường. Một người lính Đức đã bị thương rất nặng, toàn thể khuôn mặt được băng kín. Với một giọng nói run rẩy, người lính Đức đã tự thú tất cả tội lỗi với Wiesenthal. Anh nói về những phương pháp tàn bạo mà đơn vị của anh đã sử dụng để giết người Do Thái. Rồi anh tự thú nhận những tội ác do chính anh đã làm.
Một vài lần Wiesenthal đã cố gắng rời bỏ căn phòng, nhưng mỗi lần như thế cái hình hài giống như bóng ma đã vươn tới và van xin anh ở lại. Cuối cùng, sau 2 giờ đồng hồ, người lính đã nói với Wiesenthal lý do tại sao anh được mời đến đây. Anh nói: “Tôi biết rằng điều tôi đang xin hầu như quá lớn đối với anh. Nhưng không có câu trả lời của anh, tôi không thể chết bình an được”. Anh van xin sự tha thứ vì tất cả những người Do Thái anh đã giết. Wiesenthal ngồi im lặng một lúc. Ông nhìn vào khuôn mặt băng bó của người lính Đức. Sau cùng, ông đứng dậy bỏ căn phòng ra đi không nói lời nào. Ông đã bỏ lại người lính trong nỗi thống khổ không được tha thứ !
Đây là câu chuyện thật về Wiesenthal. Nó được coi như một trường hợp cực đoan, tuy nhiên, tôi tin rằng trường hợp như vậy không phải là không thường xảy ra đối với chúng ta. Tha thứ cho một người đã gây ra đau khổ cho chúng ta là một trong những điều khó khăn nhất mà một người Kitô hữu được kêu gọi để làm.
Vào ngày 11.9.2001. Alfred Braca là một trong số hàng ngàn người đã chết trong những cuộc tấn công vào toà nhà Thương Mại Thế Giới. Bà quả phụ Jean, và bốn người con đã mất đi một người chồng, người cha trong buồn sầu. Một tháng sau, Jean Braca đã nhận được một cú điện thoại từ tổng đài điện thoại hãng MCI. Người tổng đài đã chuyển cho bà một tin quan trọng: những lời cuối cùng của Alfred Braca, chồng bà.
Trước khi toà nhà tháp đôi sụp đổ, Alfred Braca đã gọi điện thoại cho nhân viên tổng đài của hãng điện thoại MCI và yêu cầu bà chuyển lời cuối cùng của ông cho gia đình. Ông đã nói với họ rằng ông rất yêu thương mọi người trong gia đình. Ông biết rằng ông đang ở trong một tình thế rất nghiêm trọng. Và muốn cho gia đình biết ông và 50 người khác đã quy tụ lại với nhau để cầu nguyện trong giây phút nguy kịch này. Và đây là hành động cuối cùng của họ trước khi chết.
Căn nguyên của khủng bố có thể là sự hiểu lầm, hận thù và bạo động. Sức mạnh quân sự không thể bứng rễ được nó. Bom đạn và tên lửa không thể bay tới phá huỷ sự hận thù trong lòng con người được. Trái lại, sự hận thù càng gia tăng hơn nữa. Nó chỉ có thể được cải hoá bằng sự cảm thông, lòng yêu thương và cầu nguyện.
Đây chính là lời kêu gọi tha thứ, hoà giải, yêu thương và cùng nhau cầu nguyện của Chúa Giêsu trong bài Phúc âm hôm nay: “Ở đâu có hai hay ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy”.
----------------------------------
Trong cộng đoàn Hội Thánh, các Kitô hữu là anh chị em của nhau (Mt 23,8) và là anh chị em: TN 23-A30
Trong cộng đoàn Hội Thánh, các Kitô hữu là anh chị em của nhau (Mt 23,8) và là anh chị em với Đức Kitô nhờ biết thi hành ý Cha trên trời (Mt 12, 48-50).
Thế nhưng Hội Thánh vẫn có người lỗi phạm. Đời sống của họ nghịch với đòi hỏi của đức tin.
Chúng ta không thể lạnh lùng khi thấy anh em mình sa ngã, bởi lẽ tất cả chúng ta làm nên một thân thể. Chúng ta mang vết thương của nhau.
Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho thấy thái độ ta phải có trước một người lầm lỗi.
Trước hết, phải mạnh dạn góp ý. Chỉ ai yêu thực sự mới dám góp ý thẳng thắn. Nhiều khi chúng ta chỉ dám nói sau lưng. Nhiều khi chúng ta không đủ can đảm góp ý. Vì sợ người khác giận mình, vì sợ mất một số quyền lợi hay vì sợ chính mình bị góp ý. Góp ý xây dựng là một dấu chỉ yêu thương, chứ không phải là đi tìm cọng rơm trong mắt người. Nhưng phải biết cách góp ý. Cần giữ sự kín đáo và tôn trọng nhau.
Nếu người sai lỗi cứ bướng bỉnh, cố chấp, thì nên đem theo vài người nữa, không phải để gây áp lực, nhưng để cho thấy tính khách quan hơn.
Nếu họ vẫn không chịu nghe, thì phải đưa ra cộng đoàn.
Nếu họ cũng không chịu nghe cộng đoàn, thì phải chấp nhận thái độ tự cô lập của họ.
Như thế góp ý có nhiều giai đoạn.
Cần tế nhị, kiên nhẫn, yêu thương, vì Thiên Chúa không muốn một ai phải hư mất, tuy Ngài cũng không muốn có gương xấu xảy ra.
Góp ý là một bổn phận của yêu thương, nhưng bản thân tôi cũng cần được góp ý.
Một cộng đoàn trưởng thành là cộng đoàn có khả năng ngồi lại để góp ý cho nhau, trong giáo xứ, trong gia đình và từng nhóm nhỏ.
Chúng ta đang sống trong tinh thần Sám Hối - Canh Tân.
Chúng ta cần yêu thương để dám góp ý, cần khiêm tốn để được góp ý.
Có khi chúng ta quen sống trong bầu khí chịu đựng nhau, giữ kẽ, dĩ hoà vi quý. Như thế là duy trì một sự trì trệ kéo dài.
Mong sao mau đến ngày các Kitô hữu trên thế giới ngồi lại với nhau để dàn xếp những bất đồng và trở nên hiệp nhất như ý Chúa muốn.
Gợi Ý Chia Sẻ
Góy ý và được góp ý đều là những điều khó làm và khó chịu. Có khi nào bạn thành công về chuyện này chưa? Xin bạn chia sẻ kinh nghiệm nếu có?
Có thể vào năm Hai Ngàn Lẻ ?, một Công Đồng Chung sẽ được tổ chức, quy tụ mọi Kitô hữu thuộc Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành ? Bạn hy vọng gì nơi một Công Đồng như vậy?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa có người bạn thân là La-da-rô.
Chúa cũng coi các môn đệ là bạn hữu.
Tạ ơn Chúa đã cho con những người bạn để nâng đỡ con trên đường đời.
Dù chúng con có nhiều điểm khác biệt, nhưng xin hiệp nhất chúng con trong tình yêu.
Xin cho chúng con biết yêu thương nhau thật tình, chia sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, nâng nhau dậy khi vấp ngã, phấn khởi trước những thành công, khích lệ trước một cố gắng nhỏ, và nhất là thẳng thắn góp ý cho nhau, để cùng nhau tiến bộ.
Lạy Chúa, xin mở rộng vòng tay con, để có thể đón nhận những người bạn mới.
Xin cho con đừng trở nên nghèo nàn vì chỉ muốn làm bạn với ai giống con.
Xin dạy con biết thế nào là gặp gỡ.
Gặp gỡ không phải chỉ là quảng đại cho đi, mà còn là khiêm nhưởng nhận lãnh.
Gặp gỡ không phải chỉ là tâm sự về mình, mà còn là lắng nghe người khác.
Gặp gỡ không phải chỉ là phân phát sự giàu có của mình, mà còn là nhìn nhận và đón nhận sự phong phú của tha nhân.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con trở nên bạn của Ngài, nhờ đó, chúng con mãi mãi là bạn thân của nhau. Amen.
----------------------------------
Lời Chúa hôm nay dạy các môn đệ của Ngài, dạy cho dân chúng cũng như dạy cho tất cả chúng: TN 23-A31
Lời Chúa hôm nay dạy các môn đệ của Ngài, dạy cho dân chúng cũng như dạy cho tất cả chúng ta một việc rất quan trọng trong đời sống hằng ngày, đó là tinh thần bác ái trong việc xét đoán, phê bình người khác. Chúng ta cùng nhau chia sẻ một vài ý tưởng qua bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu (x. Mt 18,15-20).
Khi đọc lại đoạn Tin Mừng trên, hẳn mỗi người chúng ta đều bật cười và lẩm bẩm rằng: Chúa Giêsu dạy thật có lý, vì rõ ràng đức bác ái dạy rất phù hợp với đạo tự nhiên của con người, bằng chứng là lúc chưa được may mắn nghe Tin Mừng của Chúa, mọi người chúng ta đã từng dạy con cháu trong đạo xử thế: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lặp lại cùng một tư tưởng đó nhưng với kiểu văn châm biếm: "Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước đã thì ngươi sẽ thấy rõ để lấy hạt bụi ra khỏi mắt anh em ngươi". Qua đó chúng ta nhận thấy rằng, trong cái triết lý đời sống nơi trần gian này cũng như của đời sống vĩnh cửu, chúng ta phải tôn trọng vì theo nguyên tắc: "Muốn cho đi thì phải có trước đã, vì không ai có thể cho cái mình không có bao giờ". Cũng như muốn làm việc gì, chúng ta phải biết mình có khả năng hay không. Và trong lời dạy của Chúa Giêsu bao giờ cũng tiềm tàng đức bác ái và tinh thần khiêm nhượng trong đó. Trong việc giúp đỡ người khác là anh em thì tôi phải kính trọng họ, tôi phải nhận thấy rõ chính tôi cũng là người tội lỗi yếu đuối như bao người khác trước mặt Thiên Chúa chí tôn chí thánh.
Trong đời sống thực hành hằng ngày, cụ thể qua việc sửa sai cho nhau, phải thực sự là một việc giúp đỡ chứ không phải là cuộc xét xử, chỉ trích, lên án nhau. Để được như thế, mỗi người chúng ta phải hiểu rằng, con người được Chúa dựng nên không phải để xét xử, chỉ trích, lên án anh chị em mình, nhưng để sống đời sống làm con Thiên Chúa và để giúp đỡ anh chị em khác trở thành con Chúa và cùng chung sống đời sống gia đình mà có Thiên Chúa là Cha. Đó chính là đức bác ái Công Giáo mà Chúa Giêsu đã dạy trong Tin Mừng.
Hôm nay trong tinh thần bác ái của Chúa dạy, chúng ta hãy xin lỗi Chúa vì những lời phê bình, kết án, xét đoán, chỉ trích, thiếu bác ái. Xin Chúa giúp chúng con biết sống tinh thần tha thứ cho anh em trong cùng một Cha trên trời là Đấng luôn ban cho người công chính cũng như cho những kẻ lầm đường lạc lối. Chính vì thế mà trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi tất cả con cái của Giáo Hội hãy làm một cuộc tự vấn lương tâm và sám hối về những lầm lỗi của mình trong quá khứ. Giáo Hội đã nhận ra rằng, trong quá khứ con cái của mình đã có những hành động thiếu khoan nhượng trong khi loan báo Tin Mừng. Chúng ta không thể quên được những cuộc thập tự viễn chinh để triệt hạ người Hồi Giáo, các tòa điều tra để thiêu sống những người bị xem là lạc giáo trong thời Trung Cổ, những cuộc chiến tranh giữa Công Giáo và Tin Lành hồi thế kỷ XVII. Chúng ta cũng khó quên được những hoạt động truyền giáo, vì nhiệt tình loan báo Chúa Kitô, các tín hữu đã không ngần ngại dùng võ lực và nhiều sức ép khác để bóp nghẹt niềm tin và tư tưởng của người khác.
Lịch sử đã sang trang, ngày nay Giáo Hội thấy cần phải sám hối và quay trở lại gần với Tin Mừng của Chúa hơn. Tin Mừng của Chúa thiết yếu là chính con người của Chúa Giêsu, Đấng đã đồng bàn ngồi với những người bị xã hội gạt ra bên lề, cảm thông tha thứ không ngừng cho những người tội lỗi. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy cư xử như Ngài. Từ sáng chói nhất mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe trong Tin Mừng hôm nay phải là hai chữ "Anh Em". Khi người anh em lỗi phạm thì ngươi hãy đến với nó, chuyện vãn với nó, khuyến dụ nó, dù tội lỗi đốn mạt xấu xa đến đâu thì tha nhân vẫn là người anh em của chúng ta. Chúa dạy ta hãy đến với người anh em không phải với thái độ miệt thị, loại trừ, mà bằng sự cảm thông tha thứ.
Tựu trung đi bước trước để gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại, cảm thông tha thứ, đó là cách cư xử giữa những người anh em con cùng một Cha trên trời. Mỗi ngày Chúa Nhật chúng ta đến gặp gỡ trong tình anh em ấy, Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Nếu ngươi đến dâng của lễ nơi Bàn Thờ mà chợt nhớ có điều bất bình với người anh em, hãy bỏ của lễ mà đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi hãy đến dâng của lễ" (Mt 5,23-24).
Nguyện xin Chúa tha thứ và ban ơn giúp sức cho chúng ta, để mỗi ngày Chúa Nhật, sau khi ra khỏi nhà thờ chúng ta cảm thấy được bổ sức hơn, hầu sống và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa một cách tốt đẹp hơn.
----------------------------------
Có một câu chuyện kể với tựa đề ‘Chiếc thùng bị thủng’ như sau: Một người kia có hai chiếc: TN 23-A32
Có một câu chuyện kể với tựa đề ‘Chiếc thùng bị thủng’ như sau: Một người kia có hai chiếc thùng lớn để gánh nước. Một trong hai chiếc thùng ấy bị thủng. Vì thế, khi gánh từ giếng về, nước trong thùng chỉ còn một nửa. Chiếc thùng còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc thùng bị thủng cứ luôn áy náy vì đã không chu toàn nhiệm vụ.
Một ngày kia, chiếc thùng bị thủng mới thưa với ông chủ: - Tôi thật sự xấu hổ về mình, tôi muốn xin lỗi ông!
Ông chủ ngạc nhiên hỏi lại:
- Nhưng ngươi xấu hổ về chuyện gì?
Chiếc thùng buồn bã trả lời:
- Chỉ vì cái lỗ thủng trên thân tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!
Đến đây thì ông chủ ôn tồn bảo:
- Không đâu, ngươi cứ yên tâm. Mỗi khi đi từ giếng về nhà, ngươi hãy chú ý nhìn xem những luống hoa bên vệ đường. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ.
Chiếc thùng bị thủng cảm thấy vui vẻ hơn được một lúc, nhưng rồi về đến nhà, nó vẫn chỉ còn được một nửa thùng nước. Chiếc thùng lại thấy ân hận:
- Tôi xin lỗi ông!
Ông chủ lại hỏi:
- Ơ hay, thế ngươi không nhận ra rằng hoa chỉ mọc ở bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được cái lỗ thủng của ngươi và ta đã tận dụng nó. Ta đã gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi, và trong những năm qua, chính ngươi không ngờ mình đã tưới cho chúng được tốt tươi. Ta đã hái những đóa hoa để trang hoàng cho căn nhà. Nếu không có ngươi, căn nhà của ta đâu có được tươi mát và duyên dáng như thế này!
Ông chủ đã sửa chữa khuyết điểm của chiếc thùng bị thủng rất là tế nhị và tài tình. Thay vì đem hàn lại lỗ thủng hoặc bỏ hẳn chiếc thùng đi, ông lại sử dụng nó vào hai nhiệm vụ, vừa gánh nước vừa tưới hoa. Điều này đã khiến nó không còn áy náy, mà trái lại, càng thêm hãnh diện vì đã đem lại lợi ích cho chủ nó.
Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng dạy chúng ta hãy khéo léo sửa lỗi cho nhau như thế: “Nếu người anh em của ngươi trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó”. Như vậy, đây là một bổn phận, một trách nhiệm trong cộng đoàn. Bổn phận này rất khó làm vì nó gây khó chịu cho người lỗi phạm.
Đức Giêsu đề nghị chúng ta theo tiến trình ba bước. Trước hết hãy sửa lỗi anh em trong chốn riêng tư, kín đáo, để có sự tin trọng họ. Nếu anh em còn cố chấp thì đem theo một hai người có uy tín giúp họ nhận thức rõ về tội của mình. Nếu họ cũng không nghe thì phải trình với vị có trách nhiệm trong Hội thánh để giúp họ có thái độ dứt khoát nhận lỗi sửa mình.
Như thế, tội lỗi nào cũng liên hệ với cộng đoàn, lỗi lầm nào cũng xúc phạm đến Chúa và thiệt hại cho anh em. Nhưng tội lỗi là điều không sao tránh khỏi trong các cộng đoàn, cho dù cộng đoàn ấy là do chính Chúa thiết lập. Giáo hội thánh thiện, nhưng cũng bao gồm những tội nhân. Vậy việc sửa lỗi trong cộng đoàn là điều phải có, cho dẫu là một việc rất ái ngại, vì nó đụng đến cái thành trì kiên cố nhất của con người, đó là cái tôi đầy kiêu hãnh. Henry Ford có nói: “Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị”. Vậy phải chữa trị cách nào? Hay nói cách khác, thái độ nào cần phải có khi sửa lỗi cho anh em?
Trước hết, hãy bày tỏ một tâm tình yêu thương họ. Hãy nghĩ rằng đây là công việc giúp đỡ anh em nên tốt hơn: Đừng lên án, chỉ trích gay gắt, nhưng luôn tế nhị dịu dàng. Tán dương ưu điểm của họ, và cho họ thấy việc sửa đổi lỗi lầm cũng dễ dàng thôi.
Thứ đến, hãy kính trọng họ cách chân tình, luôn giữ thể diện cho họ đừng chà đạp lòng tự ái của họ. Vì chính chúng ta cũng không hoàn hảo, cũng tội lỗi yếu đuối như bao người, nên khiêm tốn nhận mình cũng lầm lỗi. Hãy đặt câu hỏi cho họ thấy lỗi của họ, và kiên nhẫn lắng nghe, khích lệ họ sửa đổi.
Cuối cùng, hãy kiên trì cầu nguyện cho họ, nhất là cầu nguyện cùng với cộng đoàn, vì “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho”.
----------------------------------
- Nguyễn Chính Kết
Sửa lỗi anh em là bổn phận của tình thương
Toàn bộ giáo huấn của Kinh Thánh – cả Cựu lẫn Tân Ước – đều tóm gọn trong hai chữ yêu: TN 23-A33
Toàn bộ giáo huấn của Kinh Thánh – cả Cựu lẫn Tân Ước – đều tóm gọn trong hai chữ yêu thương. Yêu thương có hai đối tượng chính là Thiên Chúa và tha nhân. Nhưng theo giáo huấn của Đức Giêsu, tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa tất yếu phải được thể hiện thành tình yêu đối với tha nhân. Nghĩa là đã yêu Thiên Chúa thì tất nhiên phải thương tha nhân. Thánh Gioan viết: «Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại không yêu thương anh em mình, người ấy là kẻ nói dối» (1Ga 4,20). Vì tha nhân chính là hiện thân cụ thể và thấy được của Thiên Chúa bên cạnh chúng ta, bất kể tha nhân đó là ai: người yêu ta hay người ghét ta, kẻ ta yêu hay kẻ ta ghét, người làm lợi cho ta hay kẻ thường làm hại ta, người thánh thiện hay người tội lỗi. Kẻ thù, kẻ xấu xa, kẻ tội lỗi mà ta còn phải yêu thương và mong muốn những điều tốt lành cho họ, huống gì người anh em cùng trong một cộng đoàn với ta, cùng chung một lý tưởng với ta, cùng theo Chúa như ta, phạm phải một số lầm lỗi nào đó. Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu dạy ta cách đối xử với những anh em có những lầm lỗi đó.
Khi anh em mình có lầm lỗi, Ngài không dạy ta cứ mặc kệ họ, mà đề nghị ta sửa lỗi cho họ: «Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi người ấy» (Mt 18,15a). Ngôn sứ Êdêkien còn cho việc sửa lỗi ấy là một bổn phận hay trách nhiệm: «Chúa phán: Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết”, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó» (Ed 33,8).
Sửa lỗi cho họ chính là cách thể hiện tình thương của ta đối với họ. Vì yêu thương ai thì phải tìm cách làm cho người ấy nên tốt, nên hoàn thiện hơn. Thấy anh em ta lầm lỗi, mà vì nể nang họ, sợ họ bị chạm tự ái, sợ họ buồn nên ta không đả động gì đến lỗi của họ, cứ để mặc họ tiếp tục lầm lỗi, thì đó không phải là yêu thương họ. Tình thương phải thúc giục ta đưa họ ra khỏi sai lầm, khỏi tội lỗi và điều xấu ác, vì nếu họ cứ tiếp tục lầm lỗi, thì hậu quả đến với họ sẽ là đau khổ (đau khổ tinh thần, tâm lý hoặc thể chất), và có thể nguy hại cho linh hồn họ.
Việc sửa lỗi không quan trọng bằng cách sửa lỗi
Sửa lỗi anh em khi họ lầm lỗi là bổn phận của yêu thương. Nhưng bản thân việc sửa lỗi không quan trọng và không biểu lộ tình thương bằng cách thức sửa lỗi cho họ. Phải sửa lỗi cách nào để người được sửa lỗi cảm nhận được ta yêu thương họ thật sự, chỉ mong họ nên tốt đẹp hoàn thiện hơn, và chính vì yêu thương họ mà ta sửa lỗi cho họ. Tâm lý thông thường của người lầm lỗi là họ chỉ sửa lỗi theo đề nghị của ta khi họ thấy ta thật lòng yêu thương họ. Có nhiều trường hợp ta sửa lỗi người khác chỉ để chứng tỏ rằng ta vô tội còn họ thì có tội, ta tốt lành còn họ thì xấu xa, ta hữu lý còn họ thì phi lý. Sửa lỗi kiểu ấy chỉ là một hình thức tự đề cao, tự đưa mình lên và hạ thấp người anh em xuống. Sửa lỗi kiểu ấy chỉ chứng tỏ ta tự yêu mình chứ không phải ta yêu thương gì họ, và hậu quả là chỉ gây nên oán thù, chia rẽ, đúng như câu «giáo đa thành oán!»
Cách sửa lỗi theo tinh thần yêu thương
Cách sửa lỗi anh em vì yêu thương thì khác hẳn với cách sửa lỗi vì muốn tự đề cao mình và muốn hạ người anh em xuống. Người bị sửa lỗi rất nhạy cảm để nhận ra được ta sửa lỗi họ theo cách nào. Vì thế, chính việc sửa lỗi không quan trọng bằng cách thức sửa lỗi. Nếu ta thật sự yêu thương người có lỗi, thì khi sửa lỗi họ, ta sẽ tỏ ra tôn trọng họ, tránh xúc phạm đến họ, nghĩa là tránh tất cả những câu nói nào có thể khiến họ đau khổ, buồn phiền, tức giận. Hãy xem trong cách giáo dục con cái, người ta vẫn nói: «dạy dỗ», nghĩa là «dạy thì phải dỗ», «dạy» phải luôn luôn đi với «dỗ» mới thành công. «Dỗ» là dùng những lời lẽ êm ái, ngon ngọt, dịu dàng, thấm nhuần tình thương để đề nghị với con cái mình hãy làm việc này hoặc đừng làm việc kia. Khi sửa lỗi người anh em mình, ta cũng cần dùng một phương pháp tương tự như vậy thì mới dễ có kết quả.
Sửa lỗi anh em theo tinh thần của Đức Giêsu
Đức Giêsu đưa ra một tiến trình gồm nhiều giai đoạn để sửa lỗi người anh em trong tinh thần tôn trọng và yêu thương họ.
1) Trước hết là «một mình anh với người ấy mà thôi…». Nghĩa là khi ta nhận ra lầm lỗi của người anh em, thì ban đầu phải tôn trọng sự kín đáo, riêng tư: chỉ một mình họ với ta biết cái lầm lỗi ấy thôi. Và trong sự thân mật riêng tư, ta tế nhị chỉ cho họ thấy rõ lầm lỗi của họ, đề nghị họ sửa lỗi bằng những lời lẽ yêu thương nhưng đầy tính thuyết phục. Hãy tự đặt mình vào vị thế của họ để thông cảm với hoàn cảnh và sự yếu đuối của họ khiến họ lầm lỗi. Đừng chỉ biết dựa trên nguyên tắc đạo lý hay luật lệ để trách móc họ như một người ngoại cuộc. Hãy nghĩ rằng rất có thể khi ở trong hoàn cảnh của họ, mình cũng sẽ cư xử chẳng khác gì họ, thậm chí có thể tệ hơn họ.
2) Chỉ khi giai đoạn 1 không thành công thì mới nên sử dụng tiếp giai đoạn 2: «nếu người ấy không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa…». Trong giai đoạn này, lầm lỗi của người anh em bị công khai hóa hơn, nhưng chỉ công khai trong một giới hạn nhỏ bé. Điều này cũng gây một áp lực nhẹ nhàng đòi buộc người ấy phải sửa lỗi. Song song với áp lực ấy, sự tham gia thêm của một vài anh em thân cận cũng tạo tính thuyết phục hơn.
3) Giai đoạn 2 mà vẫn không thành công thì đành phải đi đến giai đoạn 3: «Nếu người ấy không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh». Giai đoạn này mức độ công khai, sự thuyết phục và áp lực tạo ra từ đó trở nên nhiều và mạnh hơn nữa. Nhưng tính công khai vẫn còn phải giới hạn trong phạm vi nội bộ của tập thể (hội đoàn, giáo xứ, giáo phận, hay giáo hội địa phương…) chưa nên để lộ cho người ngoài Giáo Hội biết.
4) Giai đoạn 4: «Nếu Hội Thánh mà người ấy cũng chẳng nghe, thì hãy kể người ấy như một người ngoại hay một người thu thuế». Có những trường hợp người sai lỗi vẫn cứ ngoan cố với lỗi lầm của mình, thì phải tạo áp lực mạnh hơn nữa là coi người ấy như một người ngoài cộng đoàn hay ngoài Hội Thánh. Đây là giai đoạn bất đắc dĩ chỉ nên sử dụng sau khi đã dùng những biện pháp nêu trên nhiều lần mà vẫn không thành công. Nếu người ấy sửa lỗi, thì ta lại tiếp tục coi họ như người trong cộng đoàn hay trong Giáo Hội.
Tất cả những giai đoạn trên chỉ là những biện pháp để đưa người anh em sai lỗi của ta về đường ngay nẻo chính. Tất cả đều phải được thực hiện trong tâm tình yêu thương. Không nên bêu xấu, hạ nhục người anh em của mình. Nếu tất cả những biện pháp trên đều thất bại, thì ta đành phải chấp nhận giới hạn khả năng sửa lỗi của mình. Điều này không có nghĩa là loại trừ họ, coi họ không còn là anh em của mình, hoặc mình không còn phải yêu thương hay không còn trách nhiệm gì đối với họ nữa. Chỉ nên dùng những biện pháp thật mạnh như nhờ luật pháp ngoài đời can thiệp, hay công bố cho mọi người biết khi lỗi lầm ấy thật sự có hại cho Giáo Hội hay xã hội, và mình đã dùng tất cả những cách khác mà người có lỗi vẫn cố chấp không chịu thay đổi.
Thử suy nghĩ một người cha hay mẹ khi thấy con cái hư đốn thì sửa dạy chúng ra sao. Khi đã làm nhiều cách mà chúng không sửa đổi, thì phải kiên nhẫn tìm cách khác nữa. Khi đã tìm hết cách mà con không sửa đổi, thì cha mẹ chỉ biết khóc thầm, chịu đựng đau khổ, chứ không thể từ bỏ con hay ruồng rẫy con được. Không cha mẹ nào thật sự yêu thương con mà lại chấp nhận từ bỏ con, giết con hay không quan tâm tới chúng nữa, cho dẫu lầm lỗi của chúng nặng nề tới đâu. Vì nếu đã làm hết cách, thì dù có từ bỏ chúng cũng không làm chúng sửa lỗi, trái lại, còn đẩy chúng đến những lầm lỗi nặng nề và tai hại hơn. Nếu chúng ta thật sự yêu thương những anh em lỗi lầm của mình, chúng ta cũng sẽ xử sự như vậy.
***
Kẻ thù, kẻ tội lỗi mà ta còn phải yêu thương huống gì những người anh em của ta còn vướng có chút ít khuyết điểm lầm lỗi! Thiên Chúa muốn ta yêu thương họ thật sự qua cách đối xử của ta với họ khi họ lầm lỗi, nhất là qua cách ta sửa lỗi cho họ. Cách ta sửa lỗi cho họ chính là dấu chỉ rõ ràng nhất chứng tỏ con có thật lòng yêu mến họ hay không.
----------------------------------
(Mt 18, 15-20)
Thưa quý vị,
Vấn đề sửa lỗi là hoạt động tối quan trọng trong các cộng đoàn. Chúng ta thường nói nhân vô thập: TN 23-A34
Vấn đề sửa lỗi là hoạt động tối quan trọng trong các cộng đoàn. Chúng ta thường nói nhân vô thập toàn ! Vậy tại sao không biết lợi dụng cơ hội để sửa chữa những cái “vô”, ngõ hầu cộng đoàn được thăng tiến ? Tích luỹ cái “vô” là điều không hợp lý. Thực tế, nếu không có sửa chữa thì chẳng cộng đoàn nào có khả năng tiến bộ. Phúc âm Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói về tiến trình “sửa lỗi” để xây dựng Giáo hội. Từ chương 14, sau khi kêu gọi các tông đồ Chúa Giêsu giáo huấn các ông. Toàn bộ chương 18, sự dạy dỗ của Chúa tâp trung và nhấn mạnh đến việc sửa chữa sai lỗi trong cộng đoàn, ngày nay gọi là Hội thánh.
Vào thời điểm thánh Matthêo viết Tin Mừng. Hội thánh đã độc lập khỏi đạo do thái, không còn phụ thuộc vào lễ nghi phụng vụ, lề luật của đạo đó nữa. Giáo hội mới cần những chỉ dẫn để sống với nhau. Chương 18 phản ánh nhu cầu đó. Thánh nhân đưa ra những điểm quan trọng để hướng dẫn tín hữu. Trước hết là đức tin vào Chúa Giêsu. Giáo huấn của Ngài là những điểm nền tảng của cộng đoàn mới mẻ này. Họ phải sống chứng nhân để biểu lộ căn tính của Chúa Giêsu cho tha nhân và thế giới. Bởi lẽ khi còn sống Ngài đã mặc khải Thiên Chúa thương xót và tha thứ, thì đời sống cộng đoàn cũng hành xử tương tự. Nếu họ muốn chứng tỏ cho đồng bào Chúa đã sống lại và đang sống giữa họ, thì phải đưa ra bằng chứng cho lòng tin ấy, đó là sửa chữa và tha thứ cho nhau. Tuần tới Phêrô hỏi Chúa phải tha thứ bao nhiêu lần. Chúa trả lời là vô hạn định, tức đừng hận thù, ghen ghét, đúng hơn đừng bao giờ để bụng loại trừ ai.
Ngày nay khi có ai xúc phạm đến chúng ta, phản ứng lại chúng ta nói: “Thế giới này rộng lớn, việc gì tôi phải quan tâm đến hắn” và chúng ta đi đường lối riêng của mình. Nhưng vào thời thánh Matthêo không như vậy được. Hội thánh chỉ là nhóm nhỏ bé chung quanh toàn người khác lý tưởng, giáo lý hay đơn giản là dân ngoại. Người ta dễ dàng nhận ra các môn đệ của Chúa do lối sống, niềm tin, phụng vụ của họ, phong cách họ đối xử với nhau cũng khác. Họ nổi bật là tín hữu của một tôn giáo mới, chưa đựơc phổ thông. Chúng ta có thể so sánh với gia đình di dân trong một ngôi làng nhỏ bé. Một xích mích nhỏ trong gia đình ấy cũng rất dễ nhận ra. Những chia rẽ, cãi cọ trong Hội thánh tiên khởi chẳng dấu được ai. Người trong cộng đoàn cũng như người ngoài cộng đoàn nhanh chóng biết được. Các phần tử gây rắc rối chẳng thể nào ương ngạch đi theo đường lối riêng mãi mãi. Toàn thể cộng đoàn sớm muộn rồi cũng biết, họ phải chịu đựng hậu quả, có khi khốc liệt. Nhưng cộng đoàn phải rất không khéo trong vấn đề sửa lỗi và khi đã đựơc giải quyết, mọi người đều hưởng lợi ích. Người ngoại cuộc sẽ bị thu hút vào cộng đoàn và thường khi họ xin gia nhập vì nếp sống tốt đẹp của mỗi thành viên. Ngày nay trong những xã hội rộng lớn, việc giải quyết các bất đồng rất khó thực hiện, các sai lỗi thường bị bỏ qua hoặc quên lãng. Nếu có can đảm sửa chữa thì việc gây to truyện rất lớn và nguy hiểm. Dầu sao vết thương vẫn là vết thương dẫu xem thấy hay không. Cho nên việc sửa lỗi vẫn là căn bản, kẻo tính đoàn kết và đời sống tín hữu bị ảnh hưởng bởi những phần tử bất hảo.
Lời chỉ bảo của Chúa Giêsu hôm nay khá công phu. Nó bao gồm tiến trình đặc biệt về hòa giải và tha thứ:
- Trước hết, chỉ có hai người liên hệ: kẻ phạm lỗi và người có trách nhiệm sửa lỗi: “Nếu người anh em của ngươi lỗi phạm thì trong khi sửa lỗi cho nó. Một mình ngươi với nó mà thôi.” Nghĩa là có sự trao đổi giữa hai nhân vật, người bị xúc phạm và kẻ có lỗi. Như vậy giữ được tính chất bí mật của tội lỗi. Nhưng không có nghĩa công thức và hướng giải quyết không được tuân theo. Hy vọng là bên có lỗi nhận ra sai trái một cách hợp lý và các thành viên khác đựơc khuyên bảo đối xử tử tế với họ. Tuy nhiên, thực tế đa phần không được tốt đep như vậy.
- Phải cần đến bước thứ hai. Bước này có nhiều người và chúng ta có thể liên tưởng tới câu kinh thánh phía dưới: “Thày bảo thật anh em, ở đâu có hai ba người tụ họp lại nhân danh Thày, thì Thầy ở đấy, giữa họ.” Thường chúng ta áp dụng câu này cho việc cầu nguyện. Đúng thế. Nhưng tôi lại thích áp dụng nó cho việc sửa dạy hay là hòa giải giữa cộng đồng. Thực vậy, khi hai hoặc ba người họp lại để giải quyết việc tranh cãi, hay nói rộng hơn, cả cộng đoàn họp lại, thì chắc chắn Chúa Giêsu hiện diện để làm việc với họ. Đây là điều làm cho nội dung dạy dỗ của Chúa Giêsu trở nên thực tiễn, bằng không thiên hạ sẽ chê nó là không tưởng, nghĩa là chỉ trong lý thuyết, không áp dụng cụ thể được. Nói cách khác, hàm hồ tưởng tượng. Vậy chúng ta sẽ tìm thấy Chúa hiện diện nơi đâu cụ thể nhất ? Cứ như câu truyện hôm nay thì Ngài ở giữa cộng đồng, làm việc với các thành viên để xây dựng điều tốt và loại trừ sai trái. Cho nên công lý và thứ tha là đặc tính cốt yếu của Giáo hội tiên khởi, cũng như ngày nay. Chúng ta nên bảo vệ chúng trong đời sống riêng tư, cũng như cộng đoàn, đừng để chúng vắng mặt. Công lý và tha thứ vắng mặt, tức khắc cộng đồng trở nên thối nát, giả hình. Chúa Giêsu không còn hiện diện nữa. Xưa nay đã từng xảy ra tình trạng này, nhưng người ta cố tình giấu diếm hoặc không công nhận. Nếu cộng đoàn sở hữu đầy đủ những đức tính ấy, thánh Phaolô gọi là mặc lấy ánh sáng, thì thế gian nhanh chóng nhận ra Giáo hội là duy nhất tốt đẹp. Có thể họ còn thấy Chúa Giêsu có mặt, sống động giữa chúng ta, bởi Ngài thực hiện những điều chúng ta không thể làm được, nếu không có Ngài. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta suy nghĩ về những chia rẽ thường xảy ra tại Giáo hội địa phương hoặc toàn cầu hay giữa các Giáo hội với nhau vì hiểu lầm, tranh chấp, xúc phạm từ nhiều thế kỷ, chúng ta nên mời Chúa Giêsu đến ngự giữa, ngõ hầu Ngài hòa giải những bất đồng đó, để danh Thiên Chúa được tỏa sáng. Nếu mọi người ý thức được nội dung này và đem ra thực hành, thì quả thật, lời chỉ bảo của Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục.
- Trường hợp thứ ba buồn thảm hơn. Đó là việc xúc phạm trở nên ương ngạnh, cố chấp, thì cần đến biện pháp cứng rắn: “Nếu nó không nghe họ, thì đi thưa Hội thánh. Nếu Hội thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” Ở đây, Chúa Giêsu ban quyền cho cộng đồng “tháo, cởi”. Quyền này bất đắc dĩ mới phải dùng tới. Nó đón nhận những người hối lỗi, đồng thời loại trừ những kẻ cứng cổ. Quả là một điều bất hạnh, nhưng cần thiết, để giáo dục cộng đoàn. Thực ra thì không phải Hội thánh loại trừ, mà chính đương sự tự rút lui để bảo thủ ý kiến của mình. Bởi lẽ họ cố chấp trong tội lỗi, họ tự kết án. Nếu họ không hàn gắn các đổ vỡ gây nên, thì việc cộng đoàn tuyên bố loại trừ là hiển nhiên, tức tuyên bố điều đã minh bạch tồn tại. Kẻ xúc phạm lúc này được coi là “dân ngoại hay người thu thuế (publicano)”, từ ngữ chung chung dân do thái dùng để ám chỉ những ai không thanh sạch và ở ngoài tôn giáo. Tuy nhiên nếu ta nhớ lại Chúa Giêsu tiếp đón dân ngoại và người tội lỗi vào cộng đoàn của Ngài, ban cho ơn tha thứ của Thiên Chúa, thì câu nói trên không rõ nghĩa. Đoạn phúc âm này và toàn bộ chương 18 cho chúng ta ý niệm: đối với thánh Matthêo tính đoàn kết và gắn bó với giáo huấn của Chúa Giêsu là quan trọng hơn cả. Các tín hữu không được sống riêng lẻ mà phải hợp nhất với nhau thành cộng đoàn, làm chứng và nâng đỡ nó. Nếu thành viên nào bị xúc phạm thì mọi người phải giúp sức để loại trừ sự dữ, trả lại danh dự và an bình cho người đó. Phải chăng đây là bác ái đích thật của Chúa Giêsu ? Thực tế người ta có khuynh hướng vào phe với kẻ mạnh, kẻ quyền thế để hà hiếp bất chấp sự thật và lẽ phải. Cho nên tinh thần của Tin mừng hôn nay là: Có đúng Chúa Giêsu chỉ nói đến các xúc phạm cá nhân và sửa chữa cục bộ thôi Thưa không phải chỉ có như vậy, mà còn gồm cả tính xã hội nữa: Chúng ta phải làm gì khi một quốc gia nhỏ bé hay sắc dân thiểu số bị hà hiếp ? Chúng ta hành xử ra sao khi các xóm nghèo bị xua đuổi, cướp bóc, chà đạp quyền lợi ? Chúng ta giữ thái độ nào khi trong giáo xứ có chia phe, kéo đảng ? Những kẻ quyền thế, những người thấp cổ bé miệng ? Còn rất nhiều vấn đề trong xã hội, trong cộng đoàn cần đưa ra ánh sáng để sửa chữa như, nữ quyền, trẻ em khổ sai, người già cả bị bỏ quên, buôn gian bán lận, công ty ma quái…Liệu các nhà giảng thuyết dám đề cập tới không?
Bài đọc một hôm nay, Chúa dùng miệng lưỡi tiên tri Ezechiel cảnh cáo chúng ta: “Phần ngươi, hỡi con người. Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa thì chính kẻ gian ác ấy phải chết vì tội của nó, nhưng ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó.” Chúng ta thường coi nhẹ những lời kinh thánh, nuôi dưỡng tính mê, nết xấu, hậu quả là tinh thần đạo đức sa sút, dẫn đến băng hoại thiêng liêng. Nhiều vị bề trên từng phàn nàn: Tu viện thời nay chẳng khác nào nhà trọ miễn phí. Chúng ta có bổn phận vun xới và làm phát triển bác ái, nhưng không có nghĩa bằng mọi giá, mà bằng cái giá của con đường hẹp. Chính Chúa Giêsu phán trong đoạn cuối phúc âm tuần trước: “ Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Nhiều tín hữu không hiểu trọn vẹn câu này, họ theo Chúa với nhiều mục tiêu khác nhau. Thí dụ các tông đồ trước khi Chúa sống lại, ông thì thích chỗ nhất, ông lại chọn ngồi hai bên tả hữu, ông mong Chúa khôi phục Israel huy hoàng. Thời nay còn tệ hơn, họ theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ mình và loại trừ bất cứ thập giá nào ra khỏi cuộc sống: “Xin Chúa thương đừng để Thầy gặp phải truyện ấy.” Câu nói của Phêrô còn vang vọng ở nhiều lời cầu nguyện của chúng ta. Cho nên nhiệm vụ sửa chữa lỗi lầm lúc nào cũng cần thiết trong Giáo hội, không phải chỉ cần trong quá khứ, mà hiện tại, tương lai cũng vẫn cần. Bởi nó là điều kiện thăng tiến thiêng liêng. Tuy nhiên phải làm điều này trong Thần Khí, sự thật và lẽ phải. Tha thứ để được Chúa thứ tha nhưng phải mang lại hoa trái. Chúa Giêsu đã nguyền rủa cây vả chết khô vì không mang lại hoa quả như Ngài mong muốn. Đây là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với những linh hồn bừa bãi, đòi hỏi thiên hạ “bác ái” với mình trong khi sống sa đoạ. Tiên tri Ezechiel cũng khai triển tư tưởng này trong phần hai của bài đọc. Vậy chúng ta phải sửa lỗi cho nhau trong tình bác ái, nhưng tôn trọng lẽ phải và sự thật. Yêu mến Chúa là tuân giữ các giới răn của Ngài chứ không phải sống phóng túng, rồi gọi đó là bác ái tông đồ. Một tác giả người Pháp đã viết: Đời tin kính nẩy nở trong bác ái và nuôi dưỡng trong hy vọng. Chúng ta chỉ có thể đạt tới nó bằng sống khắc khổ và nghiêm túc.
Trong thế giới đầy dẫy bạo lực và trả thù mà người ta gán cho là thời đại “triệt tiêu khoan dung” hoặc “ba cú đấm làm quị ngã” (ám chỉ ba máy bay phá tung tòa tháp đôi và lầu năm góc) thì câu truyện xảy ra ở Long Island làm chúng tôi hy vọng. Cậu Ryan Cushing, 19 tuổi ném một con ngỗng chết qua cửa xe hơi, trúng bà Victoria Ruvolo, 44 tuổi, bà bị nát mặt, phải vào bệnh viện giải phẫu. Sau nhiều ngày chữa chạy, bà bình phục. Toà án phạt cậu Cushing và bạn bè 25 năm tù giam. Cushing nhận tội, ra khỏi tòa và đi gặp nạn nhân của mình, bà Ruvolo. Cậu gục đầu vào lòng bà tỏ vẻ hối hận và xin lỗi. Bà ôm đầu cậu, vỗ vỗ vào lưng nói: “không sao, không sao, Ta muốn con từ nay sống thật tốt”. Theo lời yêu cầu của bà Ruvolo, Cushing chỉ phải chịu phạt 6 tháng tù giam và 5 năm thử thách. Công tố viên Spota giận dữ muốn phạt bị cáo nặng hơn. Ông nói nó không còn là con nít 8, 9 tuổi nữa, đây là tội vô tâm và tàn nhẫn, không phải là hành động ngu xuẩn suông. Đúng vậy, nhưng lòng cảm thương của bà Ruvolo đã thuyết phục được công tố viên. Người ta bảo động lực của bà là tôn giáo. Người khác lại cho là tấm lòng rộng rãi của bà. Người khác nữa chủ trương tha thứ để chữa bệnh tâm lý. Phần tôi, khó mà mường tượng chữa bệnh bằng tòa án. Cho nên trường hợp này, bà Ruvolo đã cho một điều tốt đẹp hơn: Đó là giải tỏa hận thù và phục hồi hy vọng, với cử chỉ thanh tẩy, khi nước mắt chảy xuống bộ mặt tan nát của bà và của đứa con trai khốn nạn, ngu xuẩn mà đời sống hắn chỉ một mình bà vực dậy nổi. Liệu đây có phải là bài học sửa lỗi và tha thứ của mọi tín hữu, môn đệ Chúa Giêsu không ? Amen.
Lm Jude Siciliano, OP
----------------------------------
Tin mừng: Mt 18, 15-20.
Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng muốn có nhiều bạn hơn kẻ thù, ai cũng muốn người khác có đời sống tốt đẹp hơn, ai: TN 23-A35
Sống ở đời ai cũng muốn có nhiều bạn hơn kẻ thù, ai cũng muốn người khác có đời sống tốt đẹp hơn, ai cũng cũng mong muốn mọi người sống hòa thuận và biết giúp đỡ nhau hơn, đó là ứơc muốn của những người có lương tâm chân chính.
Phê phán trách móc người khác thì dễ hơn là tự kiểm điểm mình.
Chúng ta thường phê phán và trách móc người này không tham dự những sinh hoạt của cộng đoàn, chúng ta có thái độ gay gắt với những người không nghe lời khuyên bảo của mình để trở về sinh hoạt trong giáo xứ, nhưng có lần nào chúng ta tự kiểm điểm lại thái độ khuyên bảo người anh em của mình chưa ?
Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc việc làm của chúng ta không như lòng chúng ta mong muốn: chúng ta muốn anh chị em sửa đổi tính nết, nhưng thay vì nhẹ nhàng khuyên bảo thì chúng ta la mắng có khi thóa mạ; chúng ta muốn người khác sống tốt đẹp hơn, nhưng chúng ta lại hay trách móc phê bình họ, làm cho họ vì tự ái mà xa dần cộng đoàn, xa dần giáo xứ và dần dần như người xa lạ với những công việc của cộng đoàn giáo xứ.
Chúng ta khuyên bảo với thái độ kiêu căng, chúng ta khuyên bảo với lời nói nặng nệ, chúng ta nhắc nhở anh chị em với thái độ ta đây thánh thiện hơn họ.v.v...thì thử hỏi họ có nghe lời chúng ta không ? Biết đâu rằng trong số những người có cuộc sống không như người Kitô hữu ấy, có những người mà -vô tình hay cố ý- chúng ta làm tổn thương họ bằng lời nói của chúng ta, hoặc bằng những thái độ không mấy thân thiện khiêm tốn của chúng ta !
Nói lời khuyên bảo thì dễ hơn là tự răn đe mình.
Có những người thích đi khuyên bảo người khác làm điều lành lánh điều dữ, nhưng lời khuyên bảo của họ không có ai nghe vì họ khuyên người khác làm điều tốt, còn họ thì lại làm những điều ngược lại lời họ khuyên bảo người khác; có người được Thiên Chúa ban cho cái giọng nói ngọt ngào với người khác, ai nghe cũng thấy mát lòng, nhưng sau đó họ lấy làm khó chịu vì đó chỉ là lời ngọt ngào trên môi miệng chứ không từ trong tâm hồn mà ra.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta phương pháp để dẫn dắt và sửa đổi anh em chị em trở lại với cộng đoàn khi họ làm điều không đúng (Mt 15, 15-17), tức là Ngài đặt chúng ta trong tư thế một người có bản lãnh, nghĩa là một người luôn tự vấn lương tâm mình trước khi khuyên bảo người anh em, và đồng thời Ngài cũng gián tiếp cho chúng ta hay: đừng phê bình trách móc người anh em chị em khi bản thân mình cũng nhiều khuyết điểm như họ…
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống là một lý tưởng và đời sống mỗi người Kitô hữu là một mầu nhiệm gắn liền với Chúa Giêsu qua bí tích Rửa Tội, do đó mà chúng ta luôn muốn mình được hoàn hảo và cũng mong ước cho người khác cũng hoàn hảo như mình, nên chúng ta -có những lúc- tỏ vẻ khó chịu khi người khác sống không như chúng ta muốn, cho nên chúng ta thường để mất người anh em chị em hơn là được lại họ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Bài giảng chủ nhật 23 thường niên tại nhà thờ Thánh Tâm-Taiwan.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------------------------------
Ed 33:7-9; Rm 13:8-10; Mt 18:15-20
Muốn tìm điểm nổi bật nơi cộng đồng đức tin Kitô giáo, người ta phải tìm những giá trị tinh thần và: TN 23-A36
Muốn tìm điểm nổi bật nơi cộng đồng đức tin Kitô giáo, người ta phải tìm những giá trị tinh thần và thiêng liêng. Cộng đồng đức tin không cổ võ phe phái cũng không nhắm đến việc tranh chấp hay thắng bại. Cộng đồng đức tin chú tâm đến việc chữa trị cá nhân đã lỗi phạm cũng như chữa trị cộng đồng bị sứt mẻ vì lỗi phạm của cá nhân. Người Do Thái cổ xưa coi việc sửa trị như là phương thế giáo dục luân lý. Họ tin việc cha mẹ đưa con cái vào kỷ luật là cần thiết. Vì thế trong Sách Êdêkien, Thiên Chúa truyền cho vị ngôn sứ cảnh giác và sửa dạy dân chúng. Còn lời Chúa trong Phúc âm hôm nay dạy ta đi theo ba giai đoạn trong việc sửa lỗi khi người anh em phạm tội. Giai đoạn một là sửa riêng người súc phạm nhằm tránh làm mất mặt đương sự. Giai đoạn hai là gọi hai người làm chứng để thuyết phục phạm nhân. Giai đoạn ba là đưa vấn đề ra trình bày trước cộng đồng tín hữu để bảo toàn sức khoẻ tâm thần của cá nhân cũng như cộng đoàn (Mt 18:15-16).
Ðộng lực khiến người tín hữu sửa bảo người khác như Chúa dạy trong Phúc âm là động lực yêu thương. Có yêu thương và quan tâm, người ta mới sửa bảo. Sửa bảo người khác là bổn phận và trách nhiệm của người dân được chọn trong đạo cũ như sách ngôn sứ Êdêkien dạy: Nếu. .. ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết, vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó (Ed 33:8). Lời Thánh kinh đây có nghĩa là người ta phải chịu trách nhiệm một phần vì đã làm thinh. Tình yêu Kitô giáo đòi người ta nhắc nhở cho người khác nhất là những người duới quyền giáo huấn của mình như con cái, học sinh nếu chúng đi vào đường lầm lỗi.
Nếu thời đại mà người ta đang sống là thời đại buông thả thì người ta coi nhẹ việc sửa bảo. Sống trong một văn hoá đề cao chủ nghĩa cá nhân, thì người ta thường không muốn sửa bào, để mặc kệ người khác, ai có thân nấy lo. Sống trong một xã hội mà văn hoá của xã hội đó nhậy cảm, hoặc sống vào thời đại mà văn hoá của thời đại đó trở nên nhậy cảm, thì việc sửa bảo khó được chấp nhận. Gặp người có tự ái cao, thì người muốn sửa bảo, phải dè dặt khi nói động đến chân lông kẽ tóc của họ, vì sợ họ nổi da gà hay rợn tóc gáy. Và nếu như vậy thì xét về phương diện thiêng liêng và luân lý sẽ không mang lại lợi ích thiêng liêng cho người phạm lỗi vì đương sự không được ai nhắc bảo. Người phạm lỗi không có cơ hội trở nên hoàn thiện như Chúa muốn người môn đệ trở nên hoàn thiện (Mt 5:48). Việc sửa sai là cần thiết nên người tín hữu không thể đợi tới khi mình trở nên hoàn thiện mới sửa người khác. Người được sửa lỗi phải hiểu rằng người sửa lỗi cũng có những khuyết điểm của họ, nhưng về phương diện nào đó, họ cũng có bổn phận nhắc nhở người làm lỗi. Chỉ khi người ta chịu để cho người khác sát sà bông thì mới tẩy rửa đươc những ghét gúa ra khỏi thân mình.
Một trong những điều khó khăn mà người ta gặp trong việc giao tế hàng ngày là khi phải nói ra cho ai điều mà họ không muốn nghe. Nếu trong gia đình mà từ nhỏ lúc nào cha mẹ cũng bênh con, thì sau này con cái thường có khuynh hướng không muốn chấp nhận lỗi lầm, nhưng tìm cách biện hộ. Nếu còn nhỏ mà đứa con hay được khen thay vì khuyên răn không nên làm, chẳng hạn như lấy của người khác đem về nhà dùng, thì sau này đứa con có thể mắc vào tật xấu đó. Theo lối suy nghĩ thông thường của loài người thì người hay biện hộ lỗi lầm được coi là khôn. Tuy nhiên xét trên bình diện giữa người với người thì người hay biện hộ thường là người ít có bạn thân. Người hay biện hộ cho mình trước mặt người khác cũng thường hay biện hộ cho mình trước mặt Chúa. Và khi người ta biện hộ cho mình trước mặt Chúa thì ơn Chúa khó thấm nhập vào tâm hồn được. Ðó là trường hợp của người Pharisêu đã biện hộ cho mình khi cầu nguyện trước mặt Chúa. Chúa bảo người này về nhà không được nên công chính (Lc 8:14).
Ta thường nghe nói yên lặng là vàng. Tuy nhiên có những trường hợp mà không nói ra có nghĩa là dung thứ việc làm sai trái. Sửa bảo không phải là chuyện dễ làm vì có thể làm cho người được sửa bảo phải mất mặt và làm mất tình bạn hữu. Vì thế mà người làm việc sửa bảo cần làm trong tinh thần tế nhị và bác ái. Người làm việc sửa bảo cần cầu nguyện để xin ơn khôn ngoan trong việc sửa bảo.
Trong Phúc Âm hôm nay Chúa dạy, để có thể nhận ra lỗi lầm, người ta cần phải biết lắng nghe. Khi mà người ta không muốn nghe hay không muốn hiểu thì người khác có cố gắng cắt nghĩa, giải thích thế nào đi nữa cũng vô hiệu. Vậy ước gì hôm nay ta biết lắng nghe và suy gẫm lời Ðáp Ca trong thánh lễ: Ước chi hôm nay anh em nghe tiếng Chúa! anh em đừng cứng lòng (Tv 94:8).
Lời cầu nguyện xin được chấp nhận sửa sai:
Lạy Chúa là Ðấng hoàn thiện hoàn hảo.
Con xin cảm tạ Chúa đã dạy bảo con
về đường lối thiện hảo của Chúa.
Chúa còn dạy loài người phải sửa lỗi cho nhau.
Xin ban cho con một tâm hồn khiêm tốn,
biết chấp nhận những yếu hèn và tội lỗi của mình
để con biết mở rộng tâm hồn khi được sửa lỗi.
Cũng xin cho con dược nhận thức rằng
việc trở nên hoàn thiện là lệnh truyền của Chúa. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
----------------------------------
Anh em bốn bể là nhà” ( tứ hải giai huynh đệ ): câu nói nghe thật hào sảng, cho thấy con người: TN 23-A37
“Anh em bốn bể là nhà” ( tứ hải giai huynh đệ ): câu nói nghe thật hào sảng, cho thấy con người luôn cần đến nhau, luôn có thể kết thân với nhau, cùng hướng về một mục đích hay chí ít, có thể cảm thông, chấp nhận, sống chung hòa bình và khi cần, là sự tương thân tương trợ. Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng hát: “Kẻ thù ta đâu có phải là người; giết người đi, thì ta ở với ai ?” Trong một tinh thần đại đồng như thế, cái gì đã làm cho tín hữu cùng một Giáo Phận, một Giáo Xứ, một cộng đoàn lại nghi kỵ, hiềm khích nhau ? Điều gì đã làm cho người tín hữu nhìn nhau như kẻ xa lạ, thậm chí còn như cả kẻ thù ? Cha ông ta vẫn dạy khuyên: ”Khôn ngoan đối đáp người ngoài; gà cùng một mẹ, chớ hòai đá nhau”. Hôm nay, Chúa Giê-su không chỉ rõ các nguyên nhân, mà đưa ra một cách ứng xử cho mọi cộng đoàn lớn nhỏ.
Trước hết, bài học “bó đũa” vẫn có giá-trị đối với bất cứ gia đình, cộng đoàn, xã hội nào: khi liên kết với nhau, càng chặt chẽ bao nhiêu, thì các cá thể gộp lại càng vững chắc bấy nhiêu. Nhưng nếu để bất đồng len lỏi vào, gây chia rẽ, tách lìa, thì sự bền vững, mạnh mẽ sẽ bị đe dọa và cá thể tách rời, dù là tự ý hay vì một nguyên cớ nào đó bị tách khỏi tập thể, sẽ trở nên mồi cho mọi hiểm nguy, hủy diệt. Trong Giáo Hội, điều đó lại càng đúng. Nhiều người vì nông cạn, kiêu căng, mà hợm mình, đặt mình lên cao và quay lại phê phán, chỉ trích không chừa một ai, vây bè kết đảng để đề cao mình. Họ làm cho Giáo Hội bị thương tích và để cho ma qủy lợi dụng, song chính họ – ngay khi nuôi trong lòng những suy nghĩ và mưu toan ấy – đã bán mình cho ma qủy và là kẻ đầu tiên bị hủy diệt, hư mất. Hơn lúc nào hết, kẻ thù tấn công Giáo Hội ngày càng quyết liệt và tinh vi: chúng lợi dụng ngay những con cái của Giáo Hội – có khi là những thành phần ưu tú – để quay lại chống đối và phá hoại Giáo Hội.
Và chúng ta ở đâu, làm gì, làm thế nào khi chứng kiến Giáo Hội là Mẹ chúng ta, ngày càng có vẻ như đơn độc trong cuộc chiến một mất một còn vì Chân Lý ? Hay là chúng ta cứ tự lừa dối mình, bằng việc nêu lên câu nói của Chúa Giê-su, Đấng sáng lập và Đầu Giáo Hội: “...và cửa hỏa ngục sẽ không làm gì được” hoặc: “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” ? Hẳn nhiên lời Chúa không thể sai lầm và không ai nghi ngờ sự chiến thắng tối hậu của Chân Lý, của Giáo Hội, nhưng Chúa Giê-su không hề ban một cách đương nhiên Chiến Thắng ấy, mà bắt chúng ta phải đổi bằng đời sống thực hành bác ái, cầu nguyện, hy sinh, và sẵn sàng đổ máu ra để làm chứng.
Giáo Hội Công Giáo lớn mạnh, kiên trung bền vững và toàn thắng không phải nhờ sự khôn ngoan, tài năng, phép lạ, uy tín, mà chính là bằng máu hàng triệu tín hữu ngã xuống để làm chứng cho đức tin. Có thể nói: dòng máu tử vì đạo thấm tới đâu, thấm vào mãnh đất nào, thì sẽ nở hoa kết trái và lớn mạnh mãi mãi. Và sứ mệnh truyền giáo Chúa Giê-su trao cho mỗi Ki-tô hữu, chính là rao truyền Thập Giá Tình Yêu, thập tự giá được hình thành từ yêu thương, vị tha, hy sinh và chấp nhận đổ máu đào, chứ không phải chất chứ hận thù, kiêu căng, cố chấp, ích kỷ.
Từ góc độ ấy, chúng ta sẽ có được ứng xử thích hợp cho mọi tình huống. Bởi vậy, chúng ta thấy Chúa Giê-su đã không đưa ra một tình huống giả định hay chỉ rõ những nguyên nhân nào. Khi chúng ta coi anh em khác thật sự như chính bản thân, thì ta sẽ cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát to lớn, nếu để mất đi một người anh em nào cho sự ác, cho hỏa ngục. Chúng ta sẽ không đứng trên cương vị người có lẽ phải, có số đông để cư xử lạnh lùng, nghiêm khắc hoặc kết án anh em, mà đến với anh em với duy nhất một ý nghĩ: được – hay là: không mất – một người anh em.
Chỉ khi nào mọi nỗ lực của chúng ta với nhiều lời cầu nguyện và tìm hiểu, giải khuyên, vẫn vô ích, thì khi ấy chúng ta vẫn không có quyền lên án anh em, mà giao phó cho Giáo Hội là Người Nắm Giữ quyền trói buộc hay tháo cởi do Chúa Giê-su truyền lại. Không có bất cứ nơi nào trong Tin Mừng cho phép một ai phán xét và lên án anh em, bởi đơn giản vì trước mặt Chúa, mọi người đều là tội nhân bất xứng. Do đó, nếu có đến với anh em để khuyên giải, để sữa lỗi, thì cũng nhân danh Chúa và Đức Bác Ai, nhân danh Giáo Hội, vì sự lành và mưu ích của người anh em ấy mà thôi. Nếu để “cái tôi” vào, thì chúng ta đã làm sai.
Một lý do để chúng ta hành động như lời Chúa Giê-su, ấy là lời cha ông chúng ta vẫn dạy: “Bầu ơi, thương lấy bí cùng; tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn”: cùng bám vào “giàn” Giáo Hội để lớn mạnh và đơm hoa kết trái, cùng hưởng chung ân lộc và cả những thử thách thiên nhiên hoặc do con người, có khi hết sức khắc nghiệt, đau đớn, làm sao có thể khinh thị, hất hủi hay bỏ rơi nhau ? Suy nghĩ như thế, ắt sẽ cho mỗi Ki-tô hữu cách ứng xử thích hợp và đúng ngắn !
CVK NGUYỄN THẾ BÀI, Đi Tìm Đáp Số Tình Yêu 116
----------------------------------
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong 30 năm qua có một hiện tượng rất đáng tiếc thường xảy ra trong nội bộ, nhất là trong giới: TN 23-A38
Trong 30 năm qua có một hiện tượng rất đáng tiếc thường xảy ra trong nội bộ, nhất là trong giới nòng cốt và lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Đó là chuyện có những tin đồn hay dự luận về vị Giám Mục, Linh Mục này hay người Giáo Dân nọ mà nhiều người dễ dàng tin ngay và xem đó là chuyện thật, dù chỉ “nghe người ta nói...” Thực hư thế nào thì ít ai chịu tìm hiểu đến nơi đến chốn để giúp người có lỗi sửa mình và thanh minh cho những người vô tội. Tại sao vậy ?
Có lẽ chuyện đáng tiếc ấy có bốn lý do chính:
Do hoàn cảnh thiếu thông tin chính thức và chính xác.
Do kẻ thù phá hoại – một cách tinh vi nên nhiều người không đủ tỉnh thức và cảnh giác – bằng cách gây nghi kỵ và thành kiến giữa người này với người kia
Do Đức Bác ái và Tình Huynh đệ Ki-tô Giáo chưa ăn sâu vào tâm thức và thực hành của những người Ki-tô hữu nòng cốt và lãnh đạo
Do bài học “sửa lỗi anh em” của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay chưa được xem trọng và áp dụng triệt để.
Còn tại Hoa Kỳ, nếu như trong những thập niên vừa qua, giới lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Mỹ thực hiện nghiêm chỉnh việc “sửa lỗi anh em” theo hướng dẫn của Chúa Giê-su thì chắc chắn nạn Child Abuse ( lạm dụng tình dục trẻ em ) đã được ngăn ngừa và hạn chế, tránh tình trạng tai tiếng làm mất uy tín và tốn kém tiền bạc như đã xảy ra.
Vậy xin đề nghị: hôm nay chúng ta tập trung suy nghĩ vào việc “sửa lỗi anh em trong cộng đoàn” để việc cử hành Lời Chúa và Thánh Thể được tròn đầy ý nghĩa và đổi mới chúng ta !
II. TÌM HIỂU LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM
1. Trong đoạn Tin Mừng Mt 18, 15 – 20 trên, chúng ta khám phá Chúa Giê-su là AI ?
Dù bài Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu hôm nay là một bản văn diễn từ, nhưng cũng cho ta thấy Chúa Giê-su là Ai và muốn dạy chúng ta điều gì.
Trước hết, bài Tin Mừng Mát-thêu hôm nay cho chúng ta thấy Đức Giê-su rất quan tâm đến đời sống cộng đoàn và sự thăng tiến của những người muốn sống theo Tin Mừng. Vì cộng đoàn bao gồm những con người giới hạn và yếu đuối ( nhân vô thập toàn ) nên không thể tránh khỏi những sai lỗi của người này hay của người nọ. Làm thế nào để giúp những người trót sai lỗi kia biết sửa mình mà trở nên tốt hơn ? Đó là điều Chúa Giê-su muốn hướng dẫn chúng ta. Phương cách Người đưa ra rất phù hợp với tâm lý con người và đáp ứng trọn vẹn đòi hỏi của đức bác ái và tình huynh đệ Ki-tô Giáo đích thực ( câu 15 – 17 ). Lý do khiến mọi người trong cộng đoàn phải giúp nhau nên tốt lành, thánh thiện hơn là vì Thiên Chúa muốn cộng đoàn các tín hữu phải là cộng đoàn tốt lành, thánh thiện. Trong cộng đoàn ấy mỗi người có tình liên đới ( solidarity ) chặt chẽ với những người khác: sự thánh thiện hay tội lỗi của một người ảnh hưởng đến mọi người trong cộng đoàn.
Kế tiếp, bài Tin Mừng Mát-thêu hôm nay cho chúng ta thấy Đức Giê-su là Đấng khẳng định có mối liên hệ mật thiết giữa “dưới đất” và “trên Trời” tức giữa trần gian và Thiên Quốc. Nói nôm na thì là “dưới đất” làm sao ( cầm buộc hay tháo cởi ) thì “trên Trời” sẽ làm vậy ( cũng cầm buộc hay tháo cởi ). Nhưng không hề có nghĩa là “dưới đất” muốn làm sao theo ý mình cũng được, mà “dưới đất” phải làm theo tinh thần và sự hướng dẫn của “trên Trời”. Điều này rất quan trọng đối với những người được giao quyền lãnh đạo, cai quản các cộng đồng Giáo Xứ, Giáo Phận, Dòng Tu và cộng đồng xã hội. Vì tiêu chuẩn mà mọi người phải theo, kể cả người nắm quyền, là Ý Chúa chứ không phải là ý riêng của người nắm quyền cộng đồng ấy.
Sau cùng, bài Tin Mừng Mát-thêu hôm nay cho chúng ta thấy Đức Giê-su là Đấng xác định sức mạnh hay hiệu năng của lời cầu nguyện tập thể, tức lời cầu nguyện của một nhóm người đồng tâm nhất trí với nhau vì và nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô. Nguyên lý sâu xa của sự hiệu năng ấy là vì Chúa Giê-su Ki-tô luôn có mặt giữa hai ba người họp lại nhân danh Người.
2. Lời Chúa trong đoạn Tin Mừng Mt 18, 15 – 20 dạy chúng ta điều gì ?
Lời Chúa hôm nay dậy chúng ta biết một phương pháp sửa lỗi anh em để giúp cộng đoàn mỗi ngày mỗi hoàn hảo thánh thiện hơn theo Ý của Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô. Lời Chúa hôm nay còn dạy chúng ta biết có mối liên hệ mật thiết giữa Giáo Hội ( dưới đất ) và Thiên Chúa ( trên Trời ) và đâu là tiêu chuẩn cuối cùng phải theo. Lời Chúa hôm nay cũng dạy chúng ta biết ý nghĩa thâm sâu và sức mạnh khôn lường của việc nhiều người biết qui tụ và cầu nguyện với nhau vì và nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô.
III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY
Xin đề nghị mỗi người hãy chọn một trong ba thực hành được gợi ý dưới đây làm quyết tâm trong tuần. Và xin dành ưu tiên chọn thực hành 1 vì là điểm yếu của các cộng đoàn Đức Tin Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại:
Thực hành 1: Trong tuần này, nếu tôi nghe người này người kia nói về lỗi phạm của một người nào đó trong cộng đoàn thì tôi không được vội tin lời nói đó ( bản tính con người rất thích nghe và rất dễ tin lời nói xấu ) mà phải khôn ngoan và kín đáo tìm hiểu sự thật và tôn trọng phẩm giá và danh dự của mọi người. Còn nếu tôi biết rõ một anh chị em trong cộng đoàn lỗi phạm điều gì nghiêm trọng thì tôi sẽ cầu nguyện cách đặc biệt cho người ấy trước khi tôi thực hiện việc sửa lỗi theo hướng dẫn của Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, để giúp người ấy nên tốt hơn. Trong mọi trường hợp tôi quyết tâm vun trồng sự hiểu biết, lòng kính trọng và tình hiệp thông cộng đoàn thực sự giữa những người tôi quen biết ( họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, đồng đạo ), chứ không chịu dừng lại ở mức xã giao, lịch sự, hình thức bề ngoài trong đối xử giữa những người con cùng một Cha, anh em cùng một Nhà.
Thực hành 2: Trong tuần này tôi sẽ đóng góp vào việc xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa ‘dưới đất’ và ‘trên trời’ trong những môi trường tôi đang sống và làm việc, để ‘dưới đất’ sống theo những tiêu chuẩn của ‘trên Trời’ bằng cách lắng nghe, tìm kiếm Thánh Ý Chúa trong mọi sự vàđem ra thöc hành.
Thực hành 3: Trong tuần này, tôi sẽ quan tâm để việc tụ họp và cầu nguyện giữa một nhóm người được thực hiện thật sự vì danh Chúa Giê-su Ki-tô, ngõ hầu việc tụ họp ấy được Thiên Chúa chúc phúc và lời cầu nguyện kia được Thiên Chúa nhận lời.
IV. CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng con, Chúa đã dạy chúng con: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau.” Vâng lạy Chúa, một tình yêu thương huynh đệ đích thực sẽ là bằng chứng là chúng con thuộc về Chúa và sẽ là gương sáng lôi cuốn người ta tìm đến với Chúa, nhận ra Chúa. Thế mà chúng con lại bằng lòng với một tình huynh đệ mờ nhạt, hình thức, xã giao, bề ngoài. Xin Chúa ban ơn giúp sức cho chúng con biết cách yêu thương nhau thực sự, yêu thương nhau đến độ mong muốn cho mọi người nên tốt lành, thánh thiện và không nể nang, thỏa hiệp với cái tầm thường, cái xấu, cái ác, cái tội của chúng con và nơi những người anh em thuộc cộng đoàn.
Giêrônimô NGUYỄN VĂN NỘI
----------------------------------
Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu xoay quanh vấn đề Nước Trời. Đoạn Tin Mừng hôm nay nói: TN 23-A39
Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu xoay quanh vấn đề Nước Trời. Đoạn Tin Mừng hôm nay nói về các nghĩa vụ trong Nước Trời sau khi Chúa Giê-su đã thiết lập và đào tạo các thành phần lãnh đạo thuộc Nhóm Mười Hai. Nước Trời ở đây chính là Giáo Hội. Do vậy, Thánh Mát-thêu ghi lại những giáo huấn của Chúa Giê-su về cách sống trong cộng đoàn Giáo Hội, đặc biệt là việc sửa lỗi anh em và việc cầu nguyện chung với nhau. Trong chiều hướng ấy, xin được chia sẻ với cộng đoàn hai ý tưởng sau đây:
Ý 1: VIỆC SỬA LỖI ANH EM
Đã là người, ai cũng có những giây phút lầm lỗi. Giáo Hội là một cộng đoàn gồm những con người với nhiều yếu đuối, do vậy, lầm lỗi là không thể tránh khỏi và không gì đáng phải ngạc nhiên.Vì thế muốn Giáo Hội phát triển, muốn những con người sống trong cộng đoàn Giáo Hội ngày một hoàn hảo thì việc sửa lỗi cho nhau là điều cần thiết, nhất là đối với những lầm lỗi công khai ảnh hưởng đến đời sống cộng đoàn, đời sống Giáo Hội.
Đọc kỹ từ câu 15 đến câu 17, ta thấy Chúa Giê-su dạy chúng ta khi sửa lỗi anh em thì phải tuần tự tiến hành bốn bước sau đây:
Bước 1: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi.” ( Mt 18, 15 )
Người anh em ở đây là anh em thiêng thiêng cùng trong một cộng đoàn đức tin ( x Mt 23, 8; 28, 10 ). Việc phạm tội của người anh em không nhất thiết là tội xúc phạm đến người sửa lỗi, nhưng là những lỗi nặng nề, công khai, gây gương mù gương xấu làm tổn thương đến đời sống cộng đoàn, đời sống Giáo Hội. Chúng ta cũng cần biết, Giáo Hội không chỉ bao gồm những người hoàn thiện mà còn có cả những tội nhân nữa. Và việc sửa lỗi anh em phải được đặt nền trên đức bác ái nhằm cứu vãn, xây dựng hơn là áp dụng kỷ luật vì mỗi thành viên trong cộng đoàn Giáo Hội đều có trách nhiệm liên đới với đời sống đạo đức của anh em mình.
Như vậy, việc sửa lỗi anh em không phải là sự khiển trách, la mắng hay miệt thị anh em mà là do tình yêu thương nâng đỡ nhau trên con đường tiến đức. Do đó, phải làm thế nào để tạo điều kiện cho tội nhân nhận ra tội của họ đã phạm và thành tâm sám hối. Việc sửa lỗi anh em ở bước thứ nhất này là sửa lỗi cá nhân, chỉ một mình người có lỗi và người sửa lỗi thôi, nhằm tôn trọng và giữ thể diện cho kẻ có tội. Nếu cách này không hiệu quả thì hãy sử dụng cách khác.
Bước 2: “Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng.” ( Mt 18, 16)
Đối với những tội nhân bướng bỉnh, cố chấp thì đòi hỏi người sửa lỗi phải kiên nhẫn hơn. Việc đem theo một hoặc hai người nữa – ba mặt một lời – là để tội nhân ý thức hơn về tội của mình, như luật Mô-sê đã dạy: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ một tội một lỗi nào; về bất cứ lỗi nào người ấy phạm, phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét.” ( Đnl 19, 15 ). Tuy nhiên lời dạy của Chúa Giê-su ở đây không phải là dùng nhân chứng để tố cáo, buộc tội theo pháp lý nhưng để những người này góp phần khuyên nhủ theo tình huynh đệ, hầu giúp người mắc tội được cảm thông và can đảm sám hối trở về.
Bước 3: “Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh.” ( Mt 18, 17a )
Hội Thánh ở đây là Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội địa phương. Câu 18 nhắc lại việc Chúa Giê-su trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho Nhóm Mười Hai, đặc biệt là cho Thánh Phê-rô và những ai kế vị Ngài. Việc đưa ra Hội Thánh – nghĩa là đưa ra công khai trước cộng đoàn – ở đây phải hiểu là trước những người có trách nhiệm chính thức thì cũng không phải để bị xét xử, nhưng để các vị này dùng mọi biện pháp theo tiêu chuẩn đức ái để chinh phục đương sự hầu cho tội nhân thêm một cơ hội nữa tỏ lòng sám hối và sẽ được ân xá.
Bước 4 – Bước cuối cùng: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” ( Mt 18, 17b )
Nếu kẻ có tội cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh thì sẽ được kể là dân ngoại hay người thu thuế, nghĩa là ở ngoài Hội Thánh, ngoài Giáo Hội, là người đang sống trong sự lầm lạc về đức tin và luân lý. Từ nay cộng đoàn Hội Thánh, cộng đoàn Giáo Hội không còn trách nhiệm trực tiếp phải lo cho họ nữa, nhưng chỉ còn biết phó thác họ cho lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa.
Ý 2: VIỆC HIỆP LỜI CẦU NGUYỆN
Chúng ta nghe lại câu 19 và 20: “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lại cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” ( Mt 18, 19 – 20 )
Lời cầu nguyện của mỗi người ở trong phòng kín là cách cầu nguyện khiêm tốn làm đẹp lòng Chúa ( x. Mt 6, 6 ). Nhưng lời cầu nguyện chung của hai ba người họp lại với nhau lại càng đẹp lòng Chúa hơn và dễ được Chúa chấp nhận hơn. Cầu nguyện chung là một phương thức cổ võ và duy trì Đức Bác Ái cùng sự hiệp nhất trong cộng đoàn. Khi hội họp với nhau, người tín hữu cần lưu ý hai điều quan trọng phải được thể hiện cùng một lúc: Một là tâm đầu ý hợp với nhau trong cộng đoàn. Hai là phải nhân danh Chúa Giê-su. Cầu nguyện là nơi thực hiện hai điều đó tốt nhất. Chúa Giê-su khẳng định sự hiện diện của Người để bảo đảm cho hiệu năng của lời cầu nguyện trước mặt Thiên Chúa Cha, và thành công cho công cuộc chung.
Lạy Chúa Giê-su, dù giữa chúng con còn có nhiều khác biệt, nhưng xin Chúa hãy hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con thật tình biết yêu thương nhau, biết chia sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn, biết nâng đỡ, an ủi nhau khi bị vấp ngã thất bại, biết động viên khen ngợi nhau trong những lúc thành công để cùng thăng tiến. Xin cho chúng con trở nên bạn hữu nghĩa thiết của Chúa, nhờ siêng năng học hỏi, suy niệm Lời Chúa, trò chuyện với Chúa, để từ đó, chúng con có thể trở thành bạn thân của mọi người thiện chí. Amen.
Gio-a-kim PHẠM VĂN LƯỢNG
----------------------------------
LỄ GIỚI TRẺ: CN XXIII A
( Ed. 33, 7 – 9; Rm 13, 8 – 10; Mt 18, 15 – 20 )
Các bạn trẻ thân mến,
Mọi người sinh ra ở đời, ngoài cơm bánh gạo tiền và một số thú vui, còn cần những điều cao hơn như: TN 23-A40
Mọi người sinh ra ở đời, ngoài cơm bánh gạo tiền và một số thú vui, còn cần những điều cao hơn như là tình thương và chân lý. Ai cũng cần tình thương, không ai có thể hạnh phúc khi thiếu tình thương. Chính vì thế mà thánh Phaolô dạy rằng mọi người chúng ta đều nợ nhau tình thương mến. Chúng ta cần tình thương của nhau, nên hãy yêu thương nhau. Tình thương là một món nợ không bao giờ trả hết được; chúng ta yêu thương nhau mãi cho tới chết. Món nợ tình thương làm cho chúng ta liên đới với nhau và sống hạnh phúc bên nhau.
Một điều cao cả khác mà chúng ta cần, đó là chân lý, là sự thật về con người, về cuộc đời. Chúng ta không thể sống trong sự dối trá; chúng ta không thích bị đánh lừa. Nhưng không phải mọi người đều có thái độ như nhau đối với sự thật. Có người thì yêu mến sự thật, muốn biết sự thật, muốn sống theo lẽ phải. Những người đó là những người biết lắng nghe, biết đối thoại với người khác, biết khiêm nhường tìm hiểu sự thật, dù sự thật đó làm cho họ không vui. Có người sợ sự thật, không muốn biết sự thật, vì biết sự thật sẽ làm cho họ đau khổ, hay đòi buộc họ phải sửa đổi, phải từ bỏ điều họ đang ưa thích.
Có người can đảm nói sự thật, nhưng có người không dám nói sự thật. Theo bài đọc sách Eâdêkien, Chúa dạy chúng ta phải can đảm nói sự thật với người khác, nhất là khi người đó làm điều ác trầm trọng có thể đưa tới cái chết vĩnh viễn của bản thân, hoặc làm thiệt hại nặng nề cho tha nhân. Vì tình thương mà chúng ta phải can ngăn người khác làm điều xấu, và đôi khi phải sửa lỗi cho họ. Tất cả chúng ta đều liên đới trách nhiệm với nhau trong cuộc sống làm người.
Ngăn cản nhau làm điều xấu là một việc rất khó, nên chúng ta ngại ngùng. Đôi khi thấy điều ác rành rành trước mặt, thấy chung quanh đầy dẫy những điều xấu, mà chúng ta cứ nhắm mát làm ngơ, vì sợ nói sự thật, chẳng những không được gì, không làm cho người xấu thay đổi mà còn bị hại đến bản thân. Nhưng Thiên Chúa không cho phép ta trốn trách nhiệm; ta cứ phải chu toàn trách nhiệm ngôn sứ của người kitô hữu, dù có kết quả hay không. Dĩ nhiên ta phải nói sự thật một cách tế nhị, không làm cho người khác bị xúc phạm. Sự thật đi đôi với tình thương mến, chân lý trong tình bác ái mới có sức cải hoá con người.
Sửa lỗi cho nhau còn là một điều khó hơn; nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy ta cách làm điều đó. Ngài dạy ta phải hiền lành và tế nhị, chỉ nói riêng với người đã phạm lỗi trong âm thầm và kín đáo. Ta phải cố gắng chinh phục người anh em bằng tình thương, bằng những lý lẽ hay nhận định được trình bày cách khiêm tốn. Nếu không chinh phục được người ấy dù đã cố gắng hết mình, bấy giờ ta mới nhờ thêm một hai người khác, cùng với ta thuyết phục người anh em. Không được nữa thì ta mới đưa ra cộng đoàn. Bất đắc dĩ cộng đoàn Hội Thánh mới dùng biện pháp khai trừ.
Khi dùng bất cứ biện pháp nào để sửa lỗi cho nhau, ta đều phải cầu nguyện. Cầu nguyện là khí giới hữu hiệu nhất, là phương dược linh nghiệm nhất. Nhân danh Chúa Giêsu, chúng ta cầu nguyện cho người anh em, và ta tin chắc Thiên Chúa sẽ nhận lời. Khi cùng nhau cầu nguyện thì có Chúa ở giữa chúng ta. So với người lớn, những người trẻ của thời đại hôm nay cởi mở hơn, dễ lắng nghe, dễ chấp nhận nhau hơn, dễ sinh hoạt chung, làm việc chung với nhau hơn.
Các con hãy tập cầu nguyện chung với nhau, như lời Chúa khuyên dạy trong bài tin mừng. Các con cứ thử làm đi, chắc chắn Chúa Giêsu sẽ đến ở giữa các con. Hãy xin Chúa cho mình dám nói sự thật, dám nghe sự thật, dám nhìn nhận sự thật, dám đối diện với sự thật. Và như Chúa đã nói, Sự Thật sẽ giải thoát chúng con
Đức Cha Phaolô BÙI VĂN ĐỌC
+ĐGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
------------------------------
Dẫn nhập đầu lễ:
Kính thưa ông bà anh chị em:
Nếu những Chúa Nhật vừa qua, sứ điệp phụng vụ hầu hết nhấn mạnh những nguyên tắc hướng dẫn đời: TN 23-A41
Nếu những Chúa Nhật vừa qua, sứ điệp phụng vụ hầu hết nhấn mạnh những nguyên tắc hướng dẫn đời sống đức tin của mỗi người chúng ta trong tương quan cá vị với Thiên Chúa như thái độ khiêm nhu của người đàn bà Canan hay như lời tuyên xưng đức tin của tông đồ Phêrô “Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống”, hoặc như chính Lời dạy của Chúa Giêsu trong CN vừa rồi; “Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Thì Chúa Nhật hôm nay, Lời Chúa lại tập chú huấn luyện niềm tin cho chúng ta ngang qua nhịp sống cộng đoàn, qua cách ứng xử cần có giữa anh chị em trong Hội Thánh, nhất là cách giúp nhau thăng tiến, sửa dạy lỗi lầm. Nếu Chúa Kitô chính là sự “thể hiện tình yêu trọn vẹn nhất của Thiên Chúa”, thì Hội Thánh, Hiền Thê của Chúa Giêsu, Nhiệm Thể của Chúa Giêsu, cũng phải là một “cộng đoàn hiệp thông huynh đệ”, một cộng đoàn đang lữ hành trong tình yêu, một cộng đoàn thực hiện những lời dạy tình yêu của Đức Kitô cách cụ thể.
Giờ đây, để xứng đáng cử hành thánh lễ và liên kết với nhau trong tình hiệp thông huynh đệ ở giữa một Bàn Tiệc Tình Yêu duy nhất, Bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta cùng thú nhận tội lỗi.
Giảng Lời Chúa:
Để xác nhận cái tính “bất khoan dung”, tranh đoạt, thù oán giữa người với người, tiếng La-tinh có một câu ngạn ngữ: homo lupus homini (Người là sói cho nhau). Là sói với nhau không chỉ để tranh dành miếng cơm manh áo, nhưng còn để tranh đoạt với nhau từng chút địa vị xã hội: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Là sói với nhau khi người ta tranh cướp tình yêu, tranh giành quyền lợi. Là sói với nhau cả khi là cha-con, vợ-chồng, bà con cật ruột chỉ vì muốn chiếm đoạt cái lợi cho riêng mình…Mặt trái của xã hội loài người nói được là một trường bi kịch nối dài qua suốt mọi chặng đường lịch sử mà nội dung chính là: con người là sói cho nhau. Hậu quả tất yếu của cung cách ứng xử “là sói với nhau” đó chính là chà đạp sự sống, hủy diệt sự sống, là đẩy con người vào bóng tối của sự chết. Thế giới mới vừa kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc đệ nhị thế chiến, mới vừa gợi lại kỷ niệm đau thương về hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki….Vâng đó là những ấn chứng cụ thể cho cái định luật quái quỷ do chính con người sáng tạo nên: homo lupus homini.
1. Cung cách ứng xử của Thiên Chúa dành cho con người: “Chậm bất bình và rất mực khoan dung”
Còn Thiên Chúa thì sao ? Trong lịch sử cứu rỗi, cung cách ứng xử xưa nay của Ngài với nhân loại có như thế chăng ?
Chúng ta có thể xác tin mà thưa rằng: Không ! Toàn bộ lịch sử thánh, nếu nhìn trong “lăng kính tình yêu”, có thể được định nghĩa: đó chính là “bức thư tình của Thiên Chúa”. Một bức thư tình mà nội dung chủ yếu đó chính là những hứa hẹn và ước giao, những thề nguyền và tâm sự, những bức xúc khổ tâm khi bị phản bội chối từ hay những lúc nguôi ngoai khi mở lòng khoan dung tha thứ…Và điều mà Thiên Chúa muốn bộc bạch như một mặc khải tối hậu đó chính là: “Thiên Chúa mãi mãi trung thành với Giao ước yêu thương mà Ngài đã ký với “người tình nhân loại”, là Đấng Giàu lòng xót thương, là Đấng chậm bất bình nhưng đầy tình bao dung tha thứ…
- Ngài đã từng chịu đựng hết mình sự cứng đầu cứng cổ của đám dân ô hợp mà Ngài đã yêu thương giải thoát khỏi đời nô lệ Ai Cập và ân cần dẫn về đất hứa.
- Ngài đã không ngừng sai các sứ ngôn liên tục đến dạy cho dân về lượng khoan dung và lòng từ ái, chậm bất bình và rất mực yêu thương. Nội dung của trích đoạn sách sứ ngôn Ê-dê-ki-en hôm nay cũng là nhằm mục đích đó: sứ mệnh ngôn sứ chính là loan báo lời kêu gọi của Thiên Chúa để hoán cải người tội lỗi quay đầu trở lại (BĐ 1). Bởi vì, Thiên Chúa đã tuyên bố chắc rằng: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ez 18,32). Ta đừng quên câu chuyện dí dỏm trong sách Gio-na: Chuyện kể rằng: tiên tri Giona, khi được sai đến cảnh báo cho dân thành Ninivê, thì vị Ngôn sứ ưa càm ràm nầy, chỉ mong một điều là Chúa sẽ thực hiện y như lời Ngài dạy ông loan báo: tiêu diệt cả thành vì tội lỗi của họ. Thế nhưng không như mong muốn của Giona, Chúa đã thương đoái nhận tấm lòng thống hối của dân và Ngài đã khoan dung tha thứ… (Gn 4,1-11).
Bước sang thời Tân ước. Cung cách ứng xử của Thiên Chúa lại được làm rõ nét qua chính hành vi và thái độ, lời nói và cả cuộc đời của Chúa Giêsu.
Ngay từ thời các Tông Đồ, chỉ vì một chút kỳ thị nhỏ, khi dân Samari đóng cửa thành không cho Chúa Giêsu đi ngang qua lãnh địa của họ, mà hai Tông Đồ Gioan và Giacôbê đã xin Chúa cho họ khiến lửa từ trời xuống thiêu rụi cái thành bướng bỉnh nầy. Chúa đã khiển trách thái độ hiếu chiến vô tâm nầy của hai anh em con nhà Giêbêđê và đã không đồng thuận với cách ứng xử “rừng rú” trên (Lc 9,53-55). Trong khi đó Phêrô đã rút gươm chém đứt tai của người đầy tớ vị thượng tế trong đêm Chúa bị bắt tại vườn Giết-sê-ma-ni vì tên nầy đã có hành vi mạo phạm đến Chúa. Chúa đã bảo Phêrô xỏ gươm vào bao và chữa lành nạn nhân nầy… (Ga 18, 10-11). Và có lẽ ấn tượng nhất chính là hành vi và thái độ ứng xử của Chúa Giêsu dành cho người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang mà theo giáo luật Do thái hiện hành, có nguy cơ bị ném đá chết: “tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ đi về, và từ nay đừng phạm tội nữa”…(Ga 8,2-11). Phải chăng đó chính là cách ứng xử mà bài thư Phaolô gởi giáo đoàn Rôma trích đọc hôm nay đã khẳng quyết: “Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại, yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy “ (BĐ 2)
Qua một vài chỉ dẫn của Lời Chúa đó, chúng ta có thể nhận thấy: con người thì ưa “ném đá lẫn nhau” để xô nhau tới cửa chết; còn Thiên Chúa lại chuyên môn “đỡ đòn” để mở đường cho nhân loại bước vào niềm hy vọng và sự sống. Tiêu đích của cung cách ứng xử “trong tình yêu” chính là sự sống và sự sống viên mãn. Đó chính là mục tiêu của cuộc giáng trần nhập thể như chính Đức Kitô đã xác quyết: “Ta đến để chiên được sống và được sống dồi dào” (Ga 10, 10). Như vậy bài học đầu tiên của sứ điệp Lời Chúa hôm nay phải chăng đó là: học “hiền lành và khiêm nhường như Đức Kitô” để chính mình được sống phong phú và biến mọi mối tương quan liên vị thành bác ái yêu thương, khoan dung tha thứ.
2. Hội thánh hôm nay: hãy luôn mở rộng cánh cửa yêu thương
Đã hai ngàn năm qua, Hội Thánh lữ hành giữa trần gian đã không mệt mõi vừa rao giảng tình thương và lòng khoan dung của Thiên Chúa vừa làm chứng bằng chính cuộc sống của chính mình. Một trong những thành công vang dội của đại hội giới trẻ thế giới vừa qua đó là cuộc lãnh bí tích Hòa Giải rất đông và rất sốt sắng của các bạn trẻ thế giới trong những ngày đại hội. Giáo Hội luôn là mái nhà ấm cúng và thân thương mà mọi người đều có thể trở về để tìm lại “một thiên đàng đã mất”, để tìm lại tình huynh đệ mặn nồng, để tìm lại chiếc áo mới của ngày chịu phép rửa tội, để tìm lại những mối tương quan tưởng đâu sẽ nghìn trùng xa cách…Cho dầu cũng đã có thời, Giáo Hội đã tự biến mình thành một pháo đài kiên cố để chống đỡ với những rạn nứt bên trong cũng như những đe dọa bên ngoài. Và sự cứng cỏi mang tính cơ cấu đó đã dẫn tới những cách hành xử nhẫn tâm và đã gây không ít gương mù gương xấu làm hoen ố gương mặt diệu hiền của Mẹ Giáo Hội. Cũng may, thời suy thoái ấy đã qua lâu rồi. và hôm nay, Giáo Hội đang tiến bước như một “kẻ lữ hành của tình yêu” để tiếp tục cao rao tình thương và lòng khoan dung của Thiên Chúa. Ngôi Nhà Hội Thánh phải luôn là “biệt thự mở toang mọi cánh cửa để mọi người có thể tìm về mà không bao giờ cảm thấy mặc cảm hay hổ thẹn, lo sợ hay chán nản…Bởi vì đó là căn nhà của tình yêu.
Dĩ nhiên, rao giảng tình thương tha thứ không bao giờ là sự thỏa hiệp hay đầu hàng sự dữ. Đây chính là cuộc chiến đấu cho nền văn minh sự sống, một cuộc chiến đấu đầy thách thức và khó khăn trong một thế giới mà sự hận thù, ghen ghét, đố kỵ tôn giáo, khủng bố chính trị, đấu tranh giai cấp…luôn được các thế lực thù nghịch với thập giá Đức Kitô nhen lên ở khắp cùng thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta không nản lòng. Vì Đức Kitô vẫn còn hiện diện ở giữa lòng Giáo Hội, ở trong Nhiệm tích Thánh Thể như Ngài đã tuyên bố: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài đang hiện diện ở đây, ngay giây phút nầy để dành cho ta lòng khoan dung tha thứ, và để động viên mọi người chúng ta cất bước lên đường tiếp tục ra đi rao giảng và làm chứng tình thương tha thứ của Thiên Chúa, để những ai đã một lần đi hoang lại quay bước trở về hầu Ngôi Nhà Hội Thánh luôn linh đình yến tiệc hoan vui mừng ngày anh em đoàn tụ, để thế giới mỗi ngày huynh đệ hơn, liên đới hơn và để Nước Thiên Chúa mau hiển trị như lời kinh chúng ta vẫn cầu nguyện mỗi ngày: “Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện…”
LM. Giuse Trương Đình Hiền
------------------------------
1. Phải tha thứ mãi, tha thứ hoài, tha thứ vô giới hạn
Luật Cựu ước chủ trương «mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết: TN 23-A42
Luật Cựu ước chủ trương «mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm» (Xh 21,24-25; x. Lv 24,20; Đnl 19,21). Các rabbi Do Thái dạy rằng phải tha thứ cho những người xúc phạm mình, nhưng chỉ ba lần thôi. Phêrô nghĩ rằng Đức Giêsu chủ trương rộng lượng hơn, nghĩa là số lần tha thứ phải đạt tới con số trọn vẹn hay hoàn hảo là 7 (người Do Thái quan niệm số 7 là con số trọn hảo). Nhưng ông không ngờ Ngài đòi hỏi ông tha thứ không giới hạn: «Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy» (Mt 18,22).
Lý do Ngài đưa ra – qua dụ ngôn người đầy tớ mắc nợ mà không biết thương xót – là vì: ta đã từng mắc nợ Thiên Chúa những món nợ lớn lao vô cùng, và Ngài đã tha cho ta. Thế mà tha nhân bên cạnh ta – là hiện thân của Ngài ở bên ta – nợ ta chẳng bao nhiêu, chẳng lẽ ta lại không sẵn sàng tha cho họ? Nếu con của ông chủ ta nợ ta một món tiền nhỏ mà ta cứ nằng nặc đòi trả cho bằng được, trong khi chính ta đã nợ ông chủ gấp triệu lần món tiền ấy và đã được ông tha cho ta tất cả, thì hành động như ta có phải là bất trung bất nghĩa và dại dột vô cùng không? Ta hành động như thế, làm sao ông chủ có thể tiếp tục tha nợ cho ta được? Cũng vậy, nếu ta không tha thứ lỗi lầm cho những người sống chung quanh ta, là những người mà Đức Giêsu đã tự đồng hóa với chính ngài (x. Mt 25,40.45;10,40;18,5; Lc 10,16), thì Thiên Chúa cũng sẽ không tha tội cho chúng ta.
Trong kinh Lạy Cha ta thường đọc nhiều lần mỗi ngày, ta xin Thiên Chúa cứ dựa theo cách ta tha tội cho tha nhân mà tha tội cho ta. Lời kinh này không khéo sẽ trở thành rất bất lợi cho ta, vì nếu ta không quảng đại tha thứ cho tha nhân thì Ngài cũng căn cứ theo cách ấy mà đối xử với ta, vì ta đã cầu xin Ngài như vậy. Ngược lại, nếu lúc nào ta cũng tha thứ cho anh em mình vô điều kiện, không đòi họ phải xin lỗi mới tha, thì Thiên Chúa cũng sẽ tha thứ cho ta cách vô điều kiện như vậy, vì Ngài không thể kém quảng đại hơn ta. Vì thế, sẵn sàng tha thứ cho tha nhân vô điều kiện là một thái độ hết sức khôn ngoan. Khi ta tha thứ cho anh em thật nhiều lần, ta sẽ có thói quen tha thứ, nhân đức tha thứ, nhất là bản tính hay tha thứ, rất ích lợi cho sự phát triển tâm linh, sự bình an và hạnh phúc của ta trong cuộc đời.
2. Tại sao ta nên tha thứ cho tha nhân?
Nếu ta nhận ra mọi sự ta có được đều là hồng ân Chúa ban cho ta, ta sẽ thông cảm với những người nhận được ít ơn Chúa hơn ta. Được ít ơn Chúa hơn ta, đương nhiên họ dễ phạm lầm lỗi hơn ta. Xét lại bản thân, chính ta cũng đã từng phạm lỗi tương tự như vậy với họ hoặc với một ai đó, khi đó ta mong họ thông cảm, tha thứ cho ta. Thử nghĩ xem, nếu ta ở trong tình trạng y như họ: hoàn cảnh éo le ít nhiều buộc họ phải xử tệ với người khác, thêm vào đó là trình độ tâm linh, văn hóa hay khả năng suy nghĩ của họ còn kém, tâm hồn còn yếu đuối, còn nhiều tính ích kỷ chưa vượt thắng được… thì chắc hẳn ta cũng sẽ hành động không khác gì họ.
Người thánh thiện thường rất dễ thông cảm với những người yếu đuối, tội lỗi hơn mình, và chính vì thế họ mới là người thánh thiện. Họ thường nghĩ như Phaolô: «Xưa kia ta cũng ngu xuẩn, không vâng lời, lầm lạc, làm nô lệ cho đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và ganh tị, đáng ghét và ghen ghét lẫn nhau» (Tt 3,3), nên bây giờ họ rất thông cảm với những ai yếu đuối giống như họ xưa kia. – Người cảm thấy mình còn yếu đuối, còn hay lầm lỗi lại càng có lý do mạnh hơn để thông cảm với những người cùng yếu đuối và hay lầm lỗi như mình. Nếu ta hay lầm lỗi mà lại không thể thông cảm được với những người hay lầm lỗi như ta thì ta thật quá ích kỷ và đáng bị trừng phạt biết bao!
3. Tai hại của giận hờn, thù hận
Một lý do rất nhân bản và tự nhiên để ta dễ dàng tha thứ cho tha nhân, đó là khi ta để lòng giận hờn, phiền trách ai, thì tâm hồn ta sẽ nặng trĩu u buồn, bực bội, tức giận. Cảm xúc tiêu cực này khiến ta không thoải mái, máu ta sinh ra nhiều chất độc, lục phủ ngũ tạng của ta cũng bị thương tổn. Nếu ta thường xuyên ở trong tình trạng u uất này, ta dễ sinh ra những bệnh nan y, khó chữa, như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư… Khi tha nhân xúc phạm hay làm hại ta, nếu ta buồn giận họ và không tha thứ cho họ, thì chẳng những ta bị thiệt hại hay mất mát vì những gì họ trực tiếp gây ra, mà ta còn tự làm cho chính ta bị thiệt và mất mát nhiều hơn thế bội phần. Do đó cứ nuôi giận hờn mà không chịu tha thứ quả là thiếu khôn ngoan. Nếu ta không tiêu diệt giận hờn thù oán, thì hờn oán sẽ tiêu diệt ta.
Nếu ta tìm cách trả thù người hại ta bằng cách gây đau khổ lại cho họ, thì ta càng tự làm thiệt hại ta bội phần hơn nữa. Khi ta thù hận, ta dễ lâm vào tình trạng mất sáng suốt. Tục ngữ có câu: «cả giận mất khôn». Trong tình trạng mất sáng suốt ấy mà lại muốn gây đau khổ cho người khác, ta rất dễ lâm vào tình trạng phạm pháp, và hậu quả tai hại nhiều khi không lường được. Nhiều người tức giận quá đã đi đến chỗ đả thương hay giết người, để sau đó bị tù tội hay phải sạt nghiệp vì đền mạng. Người bị ta trả thù gây khổ thường là sẽ trả thù lại ta khiến ta còn phải chịu khổ nhiều hơn nữa. Và nếu cứ thế tiếp tục – người trả thù qua, người trả thù lại – thì oán thù sẽ chồng chất, thậm chí đời này sang đời khác. Đức Phật nói: «Lấy oán báo thù, oán thù chồng chất. Lấy đức báo oán, oán tự tiêu tan». Không thể dùng oán thù mà giải quyết được oán thù. Chỉ có tình thương mới tiêu diệt được oán thù mà thôi. Cũng như không thể lấy một cái sai để giải quyết một cái sai khác, vì hai cái sai cộng lại không thể thành cái đúng mà thành cái sai lớn gấp bội. Cái sai chỉ có thể hóa giải bằng những cái thật đúng mà thôi.
Cách trả thù tốt nhất là làm những điều tốt lành nhất cho người hại mình, và chỉ mong cho họ toàn những điều tốt lành, để biến họ thành người tốt hay thành bạn mình. Biến họ thành bạn mình chính là một cách diệt được kẻ thù cách khôn ngoan nhất, trong đó không có ai bị hại, mà ta lại còn có thêm bạn. Đó là cách mà thánh Phaolô đề nghị: «Kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác» (Rm 12,20-21). Đó cũng là thực hành điều Đức Giêsu dạy: «Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em» (Lc 6,27).
***
Đức Giêsu đã dạy ta phải yêu thương cả kẻ thù huống gì những người anh em có lỗi với ta. Vì tình yêu đích thực đòi hỏi ta phải sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho người đã xúc phạm đến ta. Chính ta cũng đã biết bao lần lầm lỗi, xúc phạm đến tha nhân và đã từng được họ quảng đại tha thứ. Ta cần thật sự nhận ra những giới hạn, yếu đuối và lầm lỗi của chính mình, để dễ dàng thông cảm và tha thứ cho giới hạn, yếu đuối và lầm lỗi của người khác.
------------------------------
Mt 18, 15-20
Lm Đa minh Đỗ Văn Thiêm Long Xuyên
Trong tháng bảy vừa qua, Tòa Thánh đã ra vạ tuyệt thông cha Phaolô Lôi Thế Ngân và bảy vị giám: TN 23-A43
Trong tháng bảy vừa qua, Tòa Thánh đã ra vạ tuyệt thông cha Phaolô Lôi Thế Ngân và bảy vị giám mục khác. Lý do, bởi ông Ngân đã được nhà nước đề nghị cho phong chức giám mục, mà không có ý kiến của Tòa Thánh. Còn bảy vị giám mục kia, đã cố tình có mặt trong lễ phong chức giám mục cho ông Ngân, dù rằng đã bị Tòa Thành cảnh báo, là không được phép đi. Lý do Tòa Thánh đưa ra, khi thông báo là không bằng lòng cho ông Ngân chịu chức vì “có những lý do rất nghiêm trọng, nơi bản thân ông”.
Giáo hội đã thi hành điều này, trong một trạng thái hết sức buồn và đau đớn, nhưng dù sao Tòa Thánh vẫn đi đúng bước, mà Chúa Giêsu Thầy Chí Thánh đã dạy: “Khi anh em ngươi có lỗi, hãy đi sửa lỗi một mình anh với nó. Nếu nó không nghe thì đem theo một hoặc hai người nữa. Rồi nó cũng vẫn không nghe, thì hãy đưa ra với Hội Thánh. Nếu Hội Thánh nó cũng không nghe; thì hãy kể nó như người ngoại giáo.”
Nhà nước có luật pháp của nhà nước. Giáo hội cũng có luật pháp của mình. Tất cả mọi bước đối với ông Ngân, Tòa Thánh đã rất trân trọng, kín đáo thi hành. Nhưng ông Ngân vẫn cứ cố chấp, dùng mọi cách để có thể lãnh chức giám mục, trong giáo hội tự trị ở Trung Quốc.
Nhìn tự góc độ tự nhiên. Thì việc ra vạ tuyệt thông của Hội Thánh, đối với ông Ngân là vô nghĩa, vì ông vẫn cứ phây phây, với mũ gậy oai phong chững chạc. Cái vạ ấy, chẳng ảnh hưởng gì đến thế đứng và quyền lực mà ông mới có. Nhìn ở bên ngoài, thì cái vạ của Tòa Thánh với ông là vô duyên. Chỉ tổ làm cho ông thêm nổi tiếng mà thôi. Nhưng sự thật, hẳn chỉ có vậy?
Không! Hẳn ông Ngân, là một người cũng đã từng học Thánh Kinh; ông không thể nào quên đươc sự thực này: “Phêrô con là đá. Ta sẽ trao cho con chìa khoá Nước trời. Những gì cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc. Những gì con tháo cởi dưới đất, trên trời cũng tháo cởi ”. Đức Giáo Hoàng là Đấng kế vị Thánh Phêrô. Và ngài đã khóa cửa lại trước mặt ông Ngân. Cho nên, bề ngoài thì thế, sẽ cố nghĩ ra vô vàn lý do để biện minh cho mình, nhưng trong lương tâm ông, có lẽ cũng bối rối vô vàn. Mỗi khi ông đối diện với Chúa, có lẽ ông sẽ thấy mình là một kẻ lạc đường; ông sẽ thấy mình là một kẻ ngoại giáo đối với Giáo Hội mà Chúa Giêsu thiết lập. Đối diện với lời Chúa hằng ngày, có lẽ ông khó có những giấc ngủ bình an. Ta hãy chung lời cầu nguyện cho ông.
Gợi ý suy niệm:
1- Chúa trao lại cho ai quyền đóng, mở Nước trời?
2- Thái độ nào sẽ đẩy ta ra khỏi Nước trời?
------------------------------
Qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay tôi muốn chia sẻ về bổn phận nhắc bảo lẫn nhau.Trước hết: TN 23-A44
Qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay tôi muốn chia sẻ về bổn phận nhắc bảo lẫn nhau.
Trước hết, điều chúng ta nhắc bảo phải là những sai lỗi. Không phải chỉ những sai lỗi đến chúng ta hoặc gây thiệt hại cho chúng ta, mà còn là những sai lỗi nói chung, những tội phạm bề ngoài, gây nên gương mù gương xấu. Mục đích chúng ta nhằm tới không phải là để phê bình chỉ trích, mà là để cứu thoát người anh em, trình bày cho họ biết những sai lỗi để uốn nắn sửa đổi mà thăng tiến bản thân như lời Chúa phán:
- Nếu nó nghe con thì con sẽ cứu được nó… và con được lợi thêm một người anh em.
Thực vậy, tội lỗi là sự ác to lớn và nặng nề nhất, là sự lầm lạc tai hại nhất, vì thế nhắc bảo người anh em cũng là một công việc bác ái cao thượng nhất. Hơn thế nữa, nếu không nhắc bảo, nhiều khi còn có hại cho chúng ta và chính chúng ta cũng phải liên đới phần nào trách nhiệm đối với linh hồn người khác mà một ngày kia chúng ta sẽ phải trả lẽ trước tôn nhan Chúa.
Thế nhưng phải nhắc bảo như thế nào? Chúa Giêsu đã phân chia thành ba giai đoạn. Trước hết là phải nhắc bảo riêng tư giữa họ và ta. Nếu giải pháp đó không xong, thì dùng giải pháp thứ hai, đó là hãy giải quyết với hai hay ba nhân chứng, chứ không phải là tố cáo và đưa nhau ra tòa. Nếu giải pháp thứ hai cũng không xong, thì phải đem đến cho Giáo Hội. Giáo Hội ở đây có thể là Giáo Hội địa phương hay Giáo Hội nói chung. Cụ thể là nhờ đến quyền bính phần đạo, chứ không phải là quyền bính phần đời, vì đây không phải là trường hợp để trừng phạt, mà là trường hợp để cải hóa. Đến lúc đó, mà họ còn không nghe nữa thì phải coi như người ngoại giáo và bị loại ra khỏi Giáo Hội.
Để xác quyết cho quyền bính của Giáo Hội, Chúa Giêsu đã nói thêm:
- Sự gì các con cầm buộc, thì trên trời cũng cầm buộc và sự gì các con tháo cởi thì trên trời cũng tháo cởi.
Như chúng ta cũng vừa nói: Nhắc bảo anh em là một nghĩa vụ bác ái đòi buộc chúng ta phải thực hành, nhưng phải thực hành với tinh thần siêu nhiên, và với cách thức phù hợp với tâm lý.
Trong việc phân rẽ đông tây của gia đình Kitô giáo, những người con của Giáo Hội đã có những lầm lẫn đáng tiếc trải dài nhiều thế kỷ chưa thể hàn gắn. Về lý, Giáo Hội có đủ lý nhưng về cách thức thi hành thì đã xảy ra nhiều điều đáng tiếc, chính vì thế mà Đức Phaolô VI đã xin lỗi anh em Chính Thống cũng như Tin lành về những điều đáng tiếc ấy. Đây là một hành động đáng chúng ta suy nghĩ.
Trong việc nhắc bảo cũng vậy, nếu không khéo léo và tế nhị thì có thể đi đến chỗ đổ vỡ. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã bảo chúng ta tiên vàn hãy nhắc bảo riêng tư để tìm lấy một sự cảm thông chân tình.
Với chúng ta ngày hôm nay chúng ta thường nghe nói nhiều đến từ ngữ đối thoại, tuy nhiên người ta đã lạm dụng hành động này. Bởi vậy trong bức thông điệp “Ecclesiam Suam” Giáo Hội của Ngài. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã định nghĩa đối thoại là một nghệ thuật thông cảm siêu nhiên. Sự đối thoại đòi cả hai bên những điều kiện sau đây:
Đó là phải rõ ràng và minh bạch, không úp mở, không dấu diếm cũng như không thủ đoạn.Tiếp đến là phải hiền dịu, xuất phát từ tình yêu và lòng kính trọng lẫn nhau và sau cùng là tín nhiệm, tin ở lời mình nói và thiện chí chấp nhận của người nghe.
Hãy áp dụng những điều kiện ấy trong việc nhắc bảo lẫn nhau, để chúng ta thực hiện được một hành vi bác ái cao thượng, đẹp lòng Chúa.
------------------------------
Ba đoạn trong bài Tin Mừng mà Giáo Hội đem ra làm bài học có vẻ khác nhau xa, như thể: TN 23-A45
Ba đoạn trong bài Tin Mừng mà Giáo Hội đem ra làm bài học có vẻ khác nhau xa, như thể Chúa đã lần lượt nói về những vấn đề riêng biệt. Cứ sự thực thì những lời nói của Chúa Giêsu đều gặp nhau trong cái thực tại là cộng đoàn Kitô giáo. Trong cộng đoàn thường có những luật lệ sống chung, và hơn nữa, giáo quyền có phép ban hành những luật sống đó và cuối cùng tất cả đều được thực hiện nhân danh Đức Kitô và chính vì thế mà có Chúa Kitô hiện diện trong đó.
1) Những luật sống chung trong Giáo Hội
Trong cộng đoàn Kitô giáo đều nhắm đến đối tượng chính là làm cho Đức Ái được mọi người tôn trọng. Chúa chỉ dẫn cho chúng ta cách thức phải giữ trong trường hợp có tranh chấp. Công việc đầu tiên phải làm là tạo sự gặp gỡ, giữa cá nhân và cá nhân trong ước muốn tìm hiểu nhau hơn. Có hai trường hợp có thể xảy ra, dựa trên ý nghĩa của câu nói: “Nếu người anh em của con phạm tội”. Theo nghĩa đầu tiên thì hễ người nào phạm đến Thiên Chúa cách tỏ tường, trong trường hợp này, phải bắt đầu bằng cách giữ kín điều lầm lỗi mà mình biết được, rồi với thái độ thông cảm, tìm cách đưa người anh em ra khỏi chỗ lầm lạc. Theo nghĩa thứ hai, hễ người nào đó có lỗi với chúng ta, tức là làm hại đến chúng ta, lúc đó phải tìm cách giúp người anh em có lỗi hiểu rõ sự thiệt hại đã gây ra cho chúng ta, rồi không làm nữa. Nếu công việc đầu tiên ấy tỏ ra không có kết quả, lúc đó người ta mới chạy tới cộng đoàn để xin sửa trị kẻ lầm lỗi. Và nếu lúc đó kẻ ấy cũng không sửa mình, ta vẫn không có quyền khai trừ, không cầu nguyện và không tha thứ cho kẻ ấy, nhưng ta có cớ để cắt đứt ít nhiều mối tương quan thuộc phạm vi xã hội.
2) Điều mà chúng con ràng buộc ở dưới đất…
Ta vừa thấy Chúa ban cho “Giáo Hội”, cho cộng đoàn Kitô giáo, quyền xét xử cách ăn ở của một trong các thành phần của Giáo Hội. Giáo Hội chỉ có thể làm được điều này nhờ những kẻ cứng đầu, những người có trách nhiệm. Người ta có quyền đi từ Giáo Hội, quan niệm dưới khía cạnh quyền bính, đến con người của các vị thủ lãnh. Trong Giáo Hội toàn thể các tín hữu sống Đức tin, nhưng do ý muốn của Chúa Kitô, cũng có những người mang trách nhiệm giáo dục đức tin và giúp kẻ khác thực hành đức tin cách trung thành. Đó là các tông đồ với vị thủ lãnh là Phêrô. Ngày nay ta có các giám mục và vị thủ lãnh là Đức Giáo Hoàng. Ở điểm này, một đoạn khác trong Tin Mừng Matthêu có nói rõ về vai trò nổi bật của Phêrô và qua đó vai trò của Đức Giáo Hoàng (Mt 16, 19). Xin xác định điểm này là Phêrô xưa vốn là Giám mục của Giáo phận La Mã. Đức Giám mục của La Mã đích thân là người kế vị của Phêrô. Người tiếp tục giữ quyền hành và chức vụ của Phêrô. Các vị tông đồ khác lập thành Giám mục đoàn đầu tiên, mặc dầu không được cơ cấu hóa nhưng là có thực. Ngày nay các vị Giám mục là những người kế vị tập thể các tông đồ với các quyền hạn và chức vụ của các ngài. Do ý muốn của Chúa Kitô, Phêrô có quyền trên toàn thể các tông đồ. Cũng thế, Đức Giáo Hoàng ngày nay cũng có quyền trên đoàn thể các Giám mục. Cái quyền ấy nằm trong địa vị nổi bật đối với cá nhân Người và cũng là quyền quyết định trong việc chia sẽ một công việc chính yếu là cai quản Cộng đoàn của Giáo Hội.
3) Cộng đoàn sống trung thành với đức tin và đức ái lôi kéo sự hiện diện của Chúa Kitô.
Khi các Kitô hữu, dầu là ít ỏi và nếu chỉ có hai người đi nữa, mà tụ họp với nhau nhân danh Đức Giêsu thì Người ở giữa họ. Điều ấy có nghĩa là, khi chỉ có hai người công giáo với nhau, và nếu họ biết thông cảm trong đức tin và đức ái, họ làm thành một tế bào của Giáo Hội. Không biết người ta có thấy được tầm quan trọng của điều này trong đời sống gia đình, lúc hội họp anh chị em trong khu phố hay trong những hoạt động chung để mở rộng Nước Chúa? Một nhận xét quan trọng: lẽ dĩ nhiên là một tế bào của Giáo Hội chỉ có giá trị khi giữ được liên lạc và đoàn kết với Giáo Hội phổ quát cách mật thiết.
------------------------------
Bộ phận dự báo thời tiết bị buộc phải báo trước những cảnh báo cho mọi người về những hoàn: TN 23-A46
Bộ phận dự báo thời tiết bị buộc phải báo trước những cảnh báo cho mọi người về những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy ra, ví dụ như bão tố, lụt lội. Những nhân viên trong bộ phận dự báo thời tiết không bị tố cáo bởi bổn phận của họ phải đưa ra những giả định mà dân chúng lại không muốn nghe cảnh báo theo cách đó, hoặc cảnh báo áp đặt trên họ và làm cho họ giận dữ hay mang các tin tức xấu đến làm làm cho dân chúng cảm thấy bất an.
Phụng vụ trong Chúa Nhật này làm cho chúng ta ý thức rằng, chúng ta có trách nhiệm đối với những người khác. Những cơn bão đã nổi lên trong đời sống của nhiều người, những người mà các bạn quen biết và yêu thương. Bộ phận dự báo thời tiết không thể ngăn cản được lũ lụt hay bão tố, nó chỉ có thể đưa ra những lời cảnh báo sớm bao nhiêu có thể, để cho mọi người chuẩn bị đón nhận hay tránh xa tai hoạ. Không giống như những nhân viên dự báo thời tiết, chúng ta có thể thật sự xoay chuyển được những cơn bão cá nhân ra chỗ khác, đặc biệt là khi chúng ta cảnh báo kịp lúc.
Chúng ta phải chấp nhận sự kiện là Thiên Chúa chỉ định chúng ta là người canh chừng người khác như Người đã chỉ định tiên tri Êzêkiel. Chúng ta phải nhận ra rằng món nợ trói buộc chúng ta với tình yêu tha nhân, bao gồm trong việc can đảm cảnh báo cho người khác những nguy hiểm hoặc những tai hoạ sắp xảy ra.
Nhiều thiếu niên đã bực tức với vha mẹ và thầy cô giáo của chúng vì các ngài đã cảnh báo chúng về những điếu thuốc, những chai rượu, say xỉn và chuyện phái tính. Bọn chúng nghĩ rằng mình đã đủ lớn “để thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa”, rằng bọn chúng không còn “khờ” đâu. Bọn chúng ước ao được đối xử giống như những người trưởng thành và nói về những chuyện khác. Áp lực trên những người có trách nhệm với lũ trẻ thật lớn lao, nhưng chúng ta chỉ hối tiếc khi chuyện đã xảy ra mà chúng ta không cảnh báo trước.
Những người trưởng thành biết rõ hơn những bạn trẻ, nhưng họ vẫn mắc sai lầm. Thường thường chuyện đó xảy ra khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, một người bạn nói: “Tôi chẳng ngạc nhiên chút nào, tôi thấy trước chuyện này sẽ đến thôi”.
Một số người sẽ lắc vai người bạn và hỏi: “Vì sao anh không báo hay nói trước với tôi về chuyện ấy?”
Một người đàn ông hay một phụ nữ mất việc vì ông hay bà ấy quá say xỉn do uống nhiều bia rượu. Đó là điều xảy ra mà không hề bất ngờ, thường thường người ta không chú ý đến vị hôn phu, bạn bè hoặc người cộng tác. Thật là xấu hổ nếu không có người can đảm đứng lên và nói: “Bạn cần sự giúp đỡ. Hãy đến với tôi trong một buổi họp mặt của nhóm AA”.
Dân chúng của những thời đại khác nhau có thể dần dần lạc xa khỏi Giáo Hội. Họ trở nên bất thường trong việc đi tham dự thánh lễ. Chẳng mấy lúc, họ chỉ còn đi hai lễ là Giáng sinh và Phục sinh, rồi sau đó là chẳng đi một lễ nào hết. Họ mất đi cảm thức về sự định hướng và mục đích của đời sống. Có thể là bởi không có người nào nồng nhiệt mời họ lưu lại Giáo Hội, hoặc khẩn nài họ trở lại với việc thực hành đức tin công giáo của họ?
Thật không dễ dàng chút nào khi phải cảnh báo người khác. Họ có thể ra đi và mất luôn. Nhưng giống như tiên tri Êzekiel, chúng ta phải làm một người canh chừng những người khác. Món nợ mà chúng ta nợ trói buộc chúng ta vào tình yêu dành cho người khác, bao gồm việc buộc phải cảnh báo người khác về những nguy hiểm thiêng liêng trong đời sống của họ, hay tha lỗi cho những người không tin chúng ta hay bổn phận của chúng ta. Chúng ta không thể lạm dụng khi cho rằng người hay thắc mắc sẽ không muốn lắng nghe chúng ta, hoặc ông (bà) ấy sẽ bỏ đi và giận dữ, hoặc là vì chúng ta không thích hợp với loại công việc như vậy.
Trong Thánh lễ chúng ta hợp giọng cùng mọi người để cầu nguyện cho tha nhân. Sự cầu nguyện này sẽ dẫn chúng ta tới lẽ phải. Chúng ta biết rằng lẽ phải là chấp nhận trách nhiệm đối với những người khác.
------------------------------
Tôi biết có ít người có thể thành công làm điều mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta: “Nếu anh: TN 23-A47
Tôi biết có ít người có thể thành công làm điều mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa bảo anh em và chỉ ra lỗi lầm của người đó khi chỉ có mình ngươi với người đó mà thôi”.
Chúng ta có nói, phải, chúng ta có nói nhưng nói sau lưng người khác. “Cô bé tóc nâu ấy, bạn có biết không? Nó chẳng đáng thương chút nào cả!” Hoặc chúng ta xem họ có sạn trong đầu, chúng ta la lên, hung dữ, vụng về, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta khéo léo và đầy yêu thương: “Bạn hãy chỉ cho người đó biết lỗi lầm của họ, nhẹ nhàng khuyên bảo họ khi chỉ có hai người mà thôi. Nếu người đó lắng nghe bạn thì bạn đã chinh phục được người đó rồi”.
Chinh phục họ. Để hiểu rõ thiếng này, cần phải nghĩ đến tiếng la lên của người cha có đứa con hoang đàng: “Con ta đã mất và nay đã tìm lại được!”. Khi nói về một tội phạm với những tình cảm này, chúng ta có cơ may chinh phục họ. Chinh phục họ! Chứ không phải giao chiến với họ. Chúng ta thường khiển trách, nhưng có lẽ chúng ta không tin rằng đó là một hành vi Tin Mừng, do đó điều này đòi buộc có một con tim của Tin Mừng.
Cái gì nổi lên trong tim tôi lúc tôi sắp sửa chửi mắng? Người bị chất vấn sẽ nhanh chóng phát hiện ra ý thích dễ sợ đó là làm nhục mà ít người sửa phạt tránh được. Hoặc nêú chúng ta đặt mệnh lệnh và danh dự lên trên tất cả, thì chúng ta khó mà chủ được cơn giận của chúng ta: “Bạn có biết bạn đặt chúng tôi vào hoàn cảnh nào hay không?” Nói chung, họ bất cần: “Đây là vấn đề của tôi!”
Chúng ta có tìm ra được giọng nói để bảo họ: “Đây cũng là vấn đề của tôi!”. Tôi không thể tỏ ra dửng dưng. Bạn hãy bỏ qua những vụng về của tôi, có điều bạn hãy nghe tôi nói điều tôi âu lo về bạn, tôi yêu thương bạn”.
Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta luôn yêu thương ngay cả khi đó là điều rất khó, nếu không thì “yêu thương” có nghĩa là gì? Chúng ta có lẽ sẽ phải đóng khung những điều rất khó khăn gay go. Tất cả các bậc cha mẹ và những người có trách nhiệm đều nói điều đó. Giờ đây, khi chúng có nguy cơ bị lưu ý, chúng ta băát đầu tấn công: “Bạn rao giảng, nhưng bạn có thực hành đạo đức của bạn hay không?” Hãy thử nói vui (nếu có thể được!): “Bạn có lý, tôi thấy cọng rơm của bạn chứ không phải cái xà nhà của tôi. Nhưng dầu sao thì chúng ta cũng hãy nói về cọng rơm của bạn”.
Những lời khiển trách thì khó mà được tiếp nhận và chúng ta cần đến an bình đến nỗi chúng ta sẽ cố gắng tránh né bổn phận khó nhọc này. Ít ra chúng ta không phải là một kẻ hay la rầy bẳm sinh, và thế là ở đây phải xem xét kỹ vấn đề! Thường thì chúng ta cho qua, nhưng ý muốn yên lành bằng bất cứ giá nào chắc chắn không phải theo tinh thần Tin Mừng. Biết bao lần một lơì nói thông minh, yên lành và yêu thương đã cứu được một kẻ nào đó? Có chung quanh họ những người bạn là những người thấy rõ ràng và than vãn mà không dám tiến bước: “Phải nói với họ...”
Thế thì bạn hãy nói đi. Bạn hãy để cho Chúa Giêsu thúc đẩy. Đấng đã nói với bạn: “Hãy cố gắng chinh phục”.
------------------------------
1) Giáo huấn của Giáo Hội
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp cá nhân, người Công giáo không nại đến quyền bính ngay: TN 23-A48
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp cá nhân, người Công giáo không nại đến quyền bính ngay, nhưng hãy cùng nhau giải quyết công việc, ở đây phải tuyệt đối dè dặt. Tuy nhiên, nếu thấy thực hiện như thế không ích gì, bởi vì vấn đề khá quan trọng, phải tìm đến nhân chứng; nhờ đó, cuộc tranh luận tuy còn tính cách cá nhân, những mỗi bên sẽ có nhiều lý do thuận lợi hơn để xác định lập trường. Tuy vậy, nếu bên nào cố chấp làm cho cuộc tranh luận bế tắc, phải cần đến quyền bính Giáo Hội phân xử. Quyền bính Giáo Hội là toà án luân lý và tôn giáo tối cao, không chịu một kháng án nào nữa: Phán quyết do quyền bính Giáo Hội cũng có giá trị ở dưới thế như ở trên trời. nhưng ngày nay, ta còn có thể chấp nhận giá trị bất khả kháng của phán quyết Giáo Hội nữa không?
Giáo Hội vẫn có chức vụ chính thức và quyền bính đích thực. Giáo Hội có quyền xử án và tuyên án. Ai bất tuân Giáo Hội, không còn là chi thể của Giáo Hội, họ bị coi như lương dân hay một tội nhân công khai. Quả thực, trước hết, Giáo Hội chuyên lo về lãnh vực thiêng liêng, nhưng điều đó không có nghĩa là Giáo Hội chỉ chú trọng đến nội giới, linh ứng, ơn sủng. Giáo Hội còn là một cộng đoàn có quyền lợi, nhiệm vụ và thẩm quyền. Giáo Hội vô thể chế, vô quyền bính, không phải là Giáo Hội Chúa Kitô. Đức Kitô vô cùng sáng suốt đã lưu ý đến những yếu đuối khốn nạn của nhân loại để giúp chúng ta vượt qua, nhờ tinh thần nội tâm biết hoan hỉ dễ dàng tuân phục quyền bính. Khi tình yêu càng mãnh liệt, việc tuân phục càng dễ dàng, và lúc đó, có quyền bính cũng không mấy cần thiết. Nhưng hiện nay, tình yêu chưa ngự trị mọi nơi, nên còn phải lo củng cố quyền bính và công lý. Vậy nên Giáo Hội Đức Kitô mới vừa quan tâm đến tinh thần bên trong và phận vụ bên ngoài.
2) Cộng đồng cầu nguyện
Giáo Hội không phải chỉ là một tổ chức do quyền bính và những người nắm giữ quyền bính tạo thành, nhưng mỗi lần các tín hữu họp nhau nhân danh Đức Kitô, là một Giáo Hội nhỏ bé hiện hình. Kinh nguyện liên kết nhân loại với nhau và với Đức Kitô, để làm thành một cộng đoàn của Đức Kitô. Ngoài lối cầu nguyện riêng tư trong phòng kín, còn có loại kinh nguyện cộng đoàn có tầm quan trọng và hiệu quả đặc biệt, vì loại kinh nguyện này không những chỉ liên hệ đến các cá nhân, nhưng đến cả cộng đoàn. Đức Kitô ngự giữa các tín hữu đang tụ họp. Đó là Đức Kitô mầu nhiệm, cầu nguyện để bảo đảm lời xin sẽ được chấp nhận. Vậy ngoài yếu tố chế định pháp lý và yếu tố thiêng liêng nội tâm, Giáo Hội còn ẩn chứa yếu tố mầu nhiệm của Đức Kitô. Mầu nhiệm kỳ diệu là chính sự hiện diện huyền nhiệm của Đức Kitô giữa chúng ta. Đó là dữ kiện tiên quyết giúp ta nhìn nhận quyền bính chế định và tuân theo đòi hỏi luân lý siêu nhiên, đồng thời tin tưởng vào lời hứa nhận lời ta cầu nguyện. Giáo Hội không có Đức Kitô chỉ là một tập hợp nhân loại. Đức Kitô không có Giáo Hội chỉ là một cá nhân đơn độc. Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội đó là chân lý thấy trong Tin Mừng. Cũng như cành nho kết hợp với đâù mình, người tín hữu phải kết hợp với Đức Kitô. Chỉ khi nào hiểu biết như thế ta mới nắm trọn chân lý.
------------------------------
I. GIẢI THÍCH BẢN VĂN
Câu 15: + "Anh em": Bài diễn từ về nếp sống cộng đoàn (chương 18) đặt cơ sở trên sự kiện là: TN 23-A49
Câu 15: + "Anh em": Bài diễn từ về nếp sống cộng đoàn (chương 18) đặt cơ sở trên sự kiện là các Kitô hữu phải coi nhau là "anh em". Thật vậy "anh em" không phải chỉ là những người cùng cha cùng mẹ với nhau, mà còn là những người cùng thuộc một cộng đoàn tín ngưỡng với nhau. Đức Giêsu sẽ nói về sau rằng "tất cả chúng con là anh em nhau" (23,8). Bởi đó trong Giáo hội khởi thủy, các Kitô hữu quen gọi nhau là "anh em" (x. Cv 9,17; 15,23; 16,40; Rm 14,10; 1Cr 15,6; Cl 1,2).
+ Lỗi phạm: Chi tiết này chứng tỏ Đức Giêsu không ảo tưởng về nếp sống cộng đoàn của Giáo hội Ngài: không phải là luôn hoàn hảo đâu, vẫn còn có lỗi phạm. Vấn đề là: bản chất của lỗi phạm ấy thế nào: lỗi kín hay lỗi công khai? lỗi trực tiếp đến ta hay lỗi không trực tiếp hại ta? TOB cho rằng đây là lỗi công khai và lỗi nặng, lỗi này không nhất thiết phải đụng chạm trực tiếp tới ta (nếu Kitô hữu chỉ can thiệp khi người khác lỗi phạm trực tiếp tới mình thì không có tinh thần cộng đoàn. Ở đây đang bàn về tinh thần cộng đoàn). Bởi vậy lối dịch "Phạm đến con" là không đúng.
+ Hãy đi sửa bảo: Không nên hiểu là "đi xét đoán" vì ở Mt 7,1-5 Chúa Giêsu đã khuyên môn đệ đừng xét đoán ai. Động từ ở đây là "sửa bảo" elegcho có nghĩa là cố gắng sữa chữa trong tình bác ái để thu phục một người có lỗi. Nói cách khác, mục đích không phải để kết án mà là để thu phục.
+ "Được lợi" (tiếng Pháp:gagner): Không có nghĩa là đã thắng được một kẻ thù, cũng không có nghĩa là giữ được một người bạn cho ta, mà có nghĩa Giáo Hội: giữ được một phần tử Giáo Hội khỏi tách rời xa Giáo Hội.
Câu 16: Đnl 19,15 "Theo miệng hai hay ba nhân chứng thì việc mới vững". Đức Giêsu trích dẫn câu này nhằm dạy ta kiên nhẫn và khôn ngoan: chớ vội một mình kết luận về lỗi người khác; nhờ có hai hay ba người nữa thì cũng tránh được ý kiến chủ quan nhiều khi độc đoán.
Câu 17: "Trình với Giáo Hội": Không phải cho Giáo Hội lên án, mà cho Giáo Hội long trọng khuyên bảo một lần nữa kẻ có lỗi hãy hối lỗi.
+ "Kẻ ngoại hay người thu thuế": Đức Giêsu không hề khinh chê hai hạng người này. Ngài đã từng khen đức tin của một người ngoại (Mt 8,10; 15,28), đã từng ăn chung với những người thu thuế (9,11). Vậy những chữ "kẻ ngoại và thu thuế" Đức Giêsu dùng ở đây chỉ có nghĩa là những người mà Kitô hữu bất lực không hoán cải được, không còn trách nhiệm đối với họ nữa. Một người phạm lỗi mà ngoan cố không nghe lời thân tình của một người bạn, của một nhóm bạn, và của cả tập thể Giáo Hội, thì không phải Giáo Hội khai trừ người đó, nhưng chính người đó do tội và do sự ngoan cố của mình, đã tự lìa khỏi Giáo Hội.
Câu 18: Lý do Giáo Hội có tiếng nói sau cùng mang tính quyết định là vì Giáo Hội đã được Đức Giêsu ban quyền "chìa khóa". Vấn đề là quyền này được ban cho ai? Có người hiểu chữ "chúng con" ở đây là từng người trong Giáo Hội. Lối giải thích này đã bị Công đồng Triđentinô lên án. Ở Mt 16,19 quyền chìa khóa được trao cho một mình Phêrô với tư cách thủ lãnh Giáo Hội. Ở đây không phải Đức Giêsu lấy lại quyền ấy từ tay Phêrô để trao cho từng phần tử Giáo Hội, nhưng là trao cho tập thể Giáo Hội trong tinh thần liên kết với vị thủ lãnh là người duy nhất nắm quyền chìa khóa.
+ Những câu 19, 20 xem ra bàn về một chuyện khác không ăn nhập gì với chuyện ở những câu trên. Nhưng thực ra có liên quan vì đều cùng chung tinh thần cộng đoàn: sửa lỗi nhau cùng trong tinh thần cộng đoàn, cầu nguyện cũng phải trong tinh thần cộng đoàn. Vì thế không nên hiểu chữ "hai người" theo nghĩa một nhóm nhỏ tách ra khỏi nhóm lớn mà được Chúa chúc lành.
II. NHẬN ĐỊNH
Đoạn này soi sáng ý nghĩa của tội: tội không chỉ là một việc cá nhân ai làm nấy chịu, mà là việc của cộng đoàn: mọi phần tử trong cộng đoàn đều có trách nhiệm về tội của một người trong cộng đoàn, do đó đều phải cố gắng hoán cải để người có tội không vì tội đó mà bị xa cách khỏi cộng đoàn.
Đoạn này cũng cho ta một hình ảnh đẹp về Giáo Hội: Giáo Hội là một cộng đoàn "anh em" trong đó mọi phần tử đều liên kết nhau trong việc sửa lỗi nhau và trong lời cầu nguyện.
------------------------------------------
- Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
Nếu anh em ngươi trót phạm tội”: Câu giả thiết này từ môi miệng Chúa Giêsu thốt ra trước tiên: TN 23-A50
“Nếu anh em ngươi trót phạm tội”: Câu giả thiết này từ môi miệng Chúa Giêsu thốt ra trước tiên cho thấy rõ ràng là Giáo Hội không bao gồm những kẻ hoàn thiện, song là những tội nhân. Sáng kiến Chúa Giêsu khuyên kẻ chứng kiến lỗi anh em nên làm, xem ra mâu thuẫn với lời Người nói trong Diễn Từ Trên Núi về "cọng rác và cái xà" (7, 1-5). Nhưng động từ được dùng ở đây olegohô, (sửa lỗi, trách cứ) - cũng là động từ trong Ga 16,8 xác định hành động của Chúa Thánh Thần “sẽ bắt lỗi thế gian" - cho thấy rõ một công việc như thế phải được thực hiện trong tình bác ái và phải diễn tả, không phải một sự khiển trách đầy khinh miệt hay quát mắng kiêu căng, nhưng là niềm hy vọng rằng một nỗ lực vì sự thật như thế sẽ tạo dịp cho hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng duy nhất minh xác được tội trạng và dẫn tội nhân ăn năn thống hối. Nếu người đáng khiển trách chịu nghe lời sửa lỗi, đó sẽ là một chiến thắng của Chúa Thánh Thần? "Ngươi đã lợi được anh em ngươi". Không phải “lợi được" một người bạn hay một nạn nhân trong một cuộc chiến đấu, nhưng là lợi được một phần tử của Giáo Hội mà người đó sắp lìa bỏ đi.
"Hãy kèm theo ngươi một, hai người nữa": Chỉ thị này nhấn mạnh đến sự kiên nhẫn phải có đối với tội nhân bướng bỉnh: bản văn Đnl 19,15 mà chỉ thị này tham chiếu, đã đưa ra một lô biện pháp nhằm bảo vệ tội nhân khỏi sự độc đoán và việc vội vã áp dụng các biện pháp trừng giới. Đây không phải là những chứng nhân buộc tội mà người ta đã kiếm lấy từ trước vì như vậy thì thật là ghê tởm, song là những người trợ lực những kẻ có nhiều cơ may thành công nhất trong việc sửa lỗi tội nhân, trước khi phải nại đến thẩm quyền cao hơn hết.
"Hãy thưa với cộng đoàn” (Thật là đáng tiếc khi BJ và Nguyễn Thế Thuấn dịch như thế, vì bản Hy ngữ nói rõ ràng "Giáo Hội". Câu này, với 16, 18, là hai nơi duy nhất trong bốn Tin Mừng dùng chữ ekklêsia): Việc đưa tội nhân ta trước Giáo Hội không phải là một sự xét xử, song là một việc long trọng khuyên dụ hoán cải nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Trong trường hợp này, Giáo Hội chẳng còn làm gì khác hơn là công bố chính sứ điệp của mình: lời ân xá và tha thứ; nhưng lời này sẽ trở thành lời xét xử đối với những ai bác bỏ, khước từ. Chính vì công bố sứ điệp đó mà cộng đoàn nhận được quyền cầm buộc và tháo cởi (c.18). Quyền bính của cộng đoàn không phải là quyền bính của một tòa án hay một cơ quan tài phán nhân loại đâu, vì nó hệ tại ở việc đặt lương tâm con người đối điện với Thiên Chúa công bình và nhân ái. Kết quả là kẻ "chẳng màng nghe Giáo Hội", nghĩa là từ chối nghe lời mời gọi ăn năn, thì đương nhiên tự loại trừ khỏi cộng đoàn được xây dựng trên ân sủng trong Chúa Kitô đó; đương sự không còn là "anh em" nữa. Điều y đã làm khi phạm tội (cách riêng tư), giờ đây cộng đoàn chỉ còn công khai xác nhận và đòi y phải trả lẽ. Y đã tự tách khỏi cộng đoàn vì tội của y, nên cộng đoàn mới chứng thực sự kiện bằng cách ghi nhận y đã từ chối nắm bàn tay đưa ra để lôi y vào.
"Mọi điều dưới đất các ngươi cầm buộc": Việc chuyển đột ngột từ số ít sang số nhiều nầy đặt ra vấn đề ý nghĩa của chữ "các ngươi". Chúa Giêsu ngỏ lời với ai đây? Có kẻ nghĩ là các sứ đồ những người chấp chưởng và là yếu nhân trong phẩm trật Giáo Hội, hay một cách thái quá, là mỗi cá nhân Kitô hữu, cái nghĩa đã bị công đồng Trentô lên án nhưng không đưa ra một lời giải thích đích xác tích cực nào. Văn mạch bảo ta xem chữ ‘các ngươi’ ấy là toàn thể các môn đồ có một trách nhiệm mục vụ trong cộng đoàn địa phương (xem cc.2. 10. 12. 13, nơi có cùng một chữ các ngươi như thế); nghĩa này đã được thánh Tôma bênh vực. Lời đây cũng song song với lời đã được nói dưới dạng thức một lời hứa cho Phêrô (16, 19). Chắc chắn Chúa Giêsu không có ý truất bãi quyền đã ban cho Phêrô như cho viên quản gia của mình, nhưng đúng hơn Người muốn liên kết các môn đồ với kẻ nắm giữ chìa khóa ấy.
"Nếu hai người trong các ngươi": Thoạt nhìn, giây liên lạc giữa các câu 19-20 với những gì đi trước không rõ ràng cho lắm. Kỳ thực có sự liên tục và khai triển cùng một chủ đề: mọi phán định chính thức của Giáo Hội sẽ được phê chuẩn ở trên trời và ngay cả mọi lời cầu xin của một số người hiệp nhau trong đức tin cũng sẽ được trên trời đoái nhận. Khi hai người họp nhau trong đức tin trước nhan Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô là họ đứng với nhau trên cùng mảnh đất vững chắc của ân sủng, là họ nhận biết mình được hiệp nhất bởi cùng một lòng nhân ái, cùng một lòng tha thứ khiến họ thành anh em, thành con cái của Cha trên trời. Nơi đâu người ta hiệp nhau “nhân danh Chúa Giêsu”, nghĩa là không phải trong niềm kiêu hãnh thiêng liêng và đức công chính riêng biệt, nhưng là trong việc cung xưng mình là “bé nhỏ", trong việc nhìn nhận mình là tội nhân, thì chỉ nơi ấy mới có sự đợi chờ trong đức tin và vì thế sẽ được nhận lời; Chúa Kitô ở đâu, Giáo Hội ở đó vậy.
"Ta ở giữa họ": Trong sách "Tuyển tập danh ngôn tiên tổ”, một phần khả kính của truyền thống giáo sĩ Do thái, có một lời diễn tả cùng ý tưởng về lệ luật của dân Thiên Chúa: “Khi hai người cùng ngồi bàn luận về những lời của sách Torah, thì Shékinah ở giữa họ" (Pirqé Abot 3,2). Thế mà Shékinah (tiếng Hy bá có nghĩa ‘nơi ở’) thoạt tiên chỉ ‘Đám mây sáng chói’ (Xh 40, 34-38; Cv 16,2) bay lượn giữa hai thần Kérubin trên nắp hòm bia. Đám mây sáng chói này được xem như là vật biểu lộ cách hữu hình việc cư ngụ thường xuyên của Giavê ở giữa dân Ngài. Bây giờ chính Chúa Giêsu hiển vinh đang ở giữa môn đồ Người, một cách gần gũi hơn bất cứ ai ở giữa những người khác.
KẾT LUẬN
Đoạn văn này cho ta thấy rõ mối giây liên kết mật thiết giữa tội lỗi của một cá nhân với đời sống của cả cộng đoàn. Tội ấy chẳng những liên can lời Giáo Hội chính thức, tới cái mà ngày nay ta gọi là bí tích cáo giải, song còn liên hệ chặt chẽ với trách nhiệm của mọi phần tử trong cộng đoàn. Đây là một trách nhiệm được san sẻ và được diễn tả cách rõ ràng phân minh. Trước tiên mỗi người có bổn phận khuyên bảo anh em mình, rồi phải có nhiều người đến tiếp tay giúp đỡ, cuối cùng nại đến thẩm cấp tối cao, đến toàn thể cộng đoàn. Bình diện tích được nối kết với bình diện ngoại bí tích, và cả hai trực tiếp liên hệ đến việc cứu rỗi kẻ đã phạm tội.
Ngoài ra đoạn này còn cống hiến một hình ảnh rất sâu xa và rất đẹp về Giáo Hội. Giáo Hội hiện hữu khi người ta cùng tuyên xưa niềm tin vào danh Chúa Giêsu, cái danh mà nhờ đấy ta được cứu rỗi (Cv 4,12). Và trong việc tuyên xưng đó. Chúa Giêsu trở nên hiện diện. Thiên Chúa ở giữa loài người như vậy đó. Ngài là Emmanuen, Thiên-Chúa-ở-cùng- chúng-ta. Chính sự hiện diện của Ngài qui hướng lời cầu nguyện chung và đảm bảo chắc chắn lời đó sẽ được chấp nhận. Chính nhờ sự hiện diện của Ngài mà lời phán quyết của cộng đoàn mới có sức mạnh thần linh. Sau cùng chính sự đảm bảo đó là lý do khiến Giáo Hội vững lòng cậy trông và không ngừng hân hoan trên cõi thế.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Không thể có vấn đề chú giải phần đầu của bài Tin Mừng hôm nay (việc anh em sửa lỗi nhau) như là lời khuyến khích dò xét các người cùng xứ đạo với mình và nhận định họ theo giá trị luân lý của họ. Tất cả mọi lời khuyên dậy của Chúa Giêsu chỉ có thể được hiểu như một biểu thức của tình bác ái.
Vì ta thấy chúng đi tiếp sau câu: "Nơi Cha các ngươi Đấng ngự trên trời không hề có ý để mặc hư đi một người nào trong những kẻ nhỏ này". Và thật thế, ở đây Chúa Giêsu muốn nhắc lại cho ta việc ân cần săn sóc anh em ta về mặt tinh thần, thiêng liêng. Giúp một người anh em đang gặp khó khăn, đưa tay đỡ nâng một người anh em đang trong vòng tội lỗi, là một yêu sách của tình yêu, một lòng trung tín với công việc của Chúa.
2. Nếu có một vài Kitô hữu chuyên xía vào chuyện thiên hạ, thì ngược lại có một số Kitô hữu khác lại kém dấn thân, chỉ biết mình với Chúa. Thế mà ở đây Chúa Giêsu dạy rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với nhau. Tôi không thể hững hờ trước tình cảm thiêng liêng của anh em tôi. Và vì chẳng ai thoát khỏi lầm lỡ hay yếu đuối nên rất có thể một ngày kia người khác cũng sẽ có dịp thi hành đối với tôi cái bổn phận nâng đỡ thiêng liêng ấy. Có lẽ họ sẽ sẵn sàng làm việc này, nếu họ đã thấy chính tôi thi hành với tất cả sự tế nhị và nhân ái cần thiết. Trong cộng đoàn môn đồ của Chúa Giêsu. "Không ai là một hòn đảo"... .
3. Sở dĩ ta đến nhà thờ cầu nguyện, chính là để thờ lạy Chúa Giêsu đang hiện diện cách thể lý ở đó, dưới hình bánh hình rượu. Nhưng cũng là để gặp lại anh em ta và hiệp nhất với họ trong kinh nguyện. Và khi, trong một lời nguyện cầu đầy sốt sắng và khiêm tốn, ta đồng tâm nhất với trí kết hợp với anh em trong Giáo xứ, thì ta không chỉ ở trước Mình Thánh Chúa Kitô đang hiện hiện trong nhà tạm mà thôi, mà còn ở trong Mình thánh Người, và làm thành Nhiệm thể Người, vì Chúa Giêsu đã nói: “Người sẽ hiện diện giữa ta”. Và bấy giờ Chính Chúa Giêsu cầu nguyện ở trong ta. Làm sao chúng ta lại không được nhận lời vì Người đã long trọng tuyên bố: "Lạy Cha, con biết Cha hằng nhận lời con" (Ga 11, 42)?
------------------------------------------